Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hồi ký Phạm Duy (Quyển 1 - 2) - Quyển 2 - Chương 35 - 36 (Hết)
Chương Ba Mươi Lăm
Nhà Thờ Phát Diệm
Mùng 1 tháng 5 năm 1951, đại gia đình họ Phạm chia ra ba nhóm để dinh tê. Chúng tôi chọn ngày Lễ Lao Động để ra đi, tin rằng Công An hay cán bộ trong chính quyền ở nơi này cũng như ở những nơi khác đều lơ là trong việc canh gác, vì họ rất bận bịu trong công việc tổ chức ngày lễ quan trọng của họ. Ba người đàn ông là tôi và Phạm Đình Viêm, Phạm Đình Chương đi một đàng. Đàn bà, con gái, ông già, trẻ con là ông bà Thăng Long, Thái Hằng, Băng Thanh và bé Quang đi một nẻo khác. Đứa bé được bỏ vào trong một cái thúng để gánh đi. Gia Đình Phạm Đình Sĩ, Kiều Hạnh đi riêng một nẻo khác. Đúng như dự đoán của chúng tôi, cuộc ra đi của ba toán đã chẳng gặp một trở lực nào cả.
Tôi, Phạm Đình Viêm và Phạm Đình Chương đã đi qua Đò Lèn để tới vùng Phát Diệm. Chỉ mất một ngày đường là tới vùng tề. Cảnh đồng quê vẫn êm đềm, óng ả như tự bao giờ, chẳng cần biết đến chuyến đi vô cùng quan trọng của chúng tôi. Vừa đi tôi vừa mở rộng đôi mắt, vừa dỏng đôi tai để thu vào tâm trí hình ảnh và âm thanh của một miền đất nước mà không bao giờ - phải, không bao giờ - tôi còn nhìn, còn nghe thấy nữa. Tôi thở mạnh, không biết có phải tôi đang thở dài hay tôi đang cố hít một lần cuối cùng cái không khí đồng quê bát ngát nằm trong một bài hát của tôi đây?
Còn khoảng vài cây số nữa là sẽ tới cái đồn đầu tiên của vùng bên kia chiến tuyến. Chúng tôi gặp một cái quán nhỏ và vào quán để nghỉ ngơi. Lần đầu tiên, sau năm năm đi kháng chiến, bây giờ chúng tôi mới nhìn thấy những chai rượu bia. Dù tôi không uống rượu bao giờ, cùng với hai anh em vợ, tôi cũng gọi mua một chai bia và một bát phở. Đã từng thiếu chất ngọt trong người từ lâu, cả ba chúng tôi pha đường vào bia để uống. Không ngờ bị say rượu, đỏ mặt tía tai lên. Đó là một kinh nghiệm đầu tiên trong cuộc đổi đời này. Ăn uống xong, chúng tôi hồi hộp ra đi trên con đường đưa chúng tôi tới thị xã Phát Diệm.
Khi tôi cùng với hai anh em vợ tới một con sông nhỏ thì nhìn thấy một cái đồn ở bên kia sông. Đột nhiên tôi thấy lá cờ tam tài cắm trên nóc đồn. Tôi bảo hai người anh em vợ hãy cùng tôi đứng lại ở bên này chiếc cầu. Ngước mắt nhìn lá cờ Pháp, tôi không làm sao ngăn được hai dòng nước mắt đang từ từ chảy trên đôi má...
... Nước mắt tiếc thương cho những năm đem hết tâm trí ra để cống hiến cho Cách Mạng và Kháng Chiến... Trong đó có giọt nước mắt rơi khi tưởng rằng gặp được tình yêu nước qua hình ảnh một lãnh tụ, trộn vào nước mắt vui trên chuyến xe lửa xuất quân... nước mắt rơm rớm khi nhìn thấy xác bạn đồng đội trong chiến khu Đất Đỏ... nước mắt cảm động khi nghe bà mẹ quê hát bài dân ca của mình mà ngỡ rẵng đó là một bài hát cổ truyền... nước mắt ào ào vì chuyện bi hùng của một bà mẹ ở huyện Gio Linh... nước mắt chảy vào trong ruột khi được tin mẹ mình đã mất... Và lúc này là nước mắt nhục nhã...
Tôi giật mình, vội lấy tay lau khô nước mắt khi nghe tiếng quát ở bên kia sông:
- Ê, mấy thằng kia. Đi đâu?
Nghe thấy tiếng súng lên đạn lóc cóc, chúng tôi vội vàng giơ cao lá cờ trắng đã làm sẵn với chiếc mù-xoa. Rồi chúng tôi bước qua cầu để tới đồn canh. Ở đây lính giữ đồn là lính commando, mặc binh phục mầu đen. Một Quản Binh Pháp tên là Vandenberghe đã tạo ra những toán lính Việt-Pháp này, ăn mặc và trang bị nhẹ giống như Việt Minh để hoạt động ở những vùng tề. Chúng tôi khai là thường dân đi tản cư ở vùng Việt Minh, nay đã kiệt quệ về kinh tế cho nên muốn trở về với gia đình và khai ra tên người anh ruột của Viêm là Phạm Đình Chung hiện đang phục vụ trong Bảo An Đoàn. Sau khi quay tê-lê-phôn hỏi ai đó không biết, trưởng toán lính commando kí giấy cho chúng tôi ra đi.
Chúng tôi vào tới thành phố Phát Diệm thì trời đã về chiều. Rồi đêm tối sập xuống. Chúng tôi đang đi lang thang ở trong đường phố tối om để tìm chỗ ngủ thì gặp một người quen tên là Diễn. Anh Diễn niềm nở cho chúng tôi về tạm trú tại nhà anh. Trong đêm đầu tiên ở một vùng cũng là phần đất quê hương nhưng vẫn còn cảm như xa lạ, tôi thức thâu đêm suốt sáng.
Hôm sau chúng tôi ra Ty Công An Phát Diệm để làm giấy tờ cần thiết. Chụp ảnh, lăn tay và được cấp một cái thẻ tùy thân to như một tấm passeport. Tôi cũng là nhân vật nổi tiếng ở trong vùng thành phố rồi cho nên tôi được đối xử rất là tử tế. Tôi không còn mang mặc cảm đầu hàng nữa khi nhận ra rằng vùng Phát Diệm này là một vùng rất độc lập. Ông Bảo Đại, sau khi từ Hồng Kông về nước với địa vị một Quốc Trưởng, đã giành được ở Pháp những gì mà ông Hồ đòi hỏi. Đã có một Chính Phủ Việt Nam mà Thủ Tướng là Trần Văn Hữu, Thủ Hiến Bắc Việt là Đặng Hữu Chí, nhưng người Công Giáo ở Khu Phát Diệm-Bùi Chu này, dưới sự lãnh đạo của Đức Giám Mục Lê Hữu Từ, vẫn tuyên bố vùng này là vùng tự trị, không thuộc quyền Phủ Thủ Hiến Bắc Việt. Không theo Pháp, không theo Việt Minh, không chịu sự chỉ huy của Phủ Thủ Hiến, họ có quân đội riêng, có tổ chức hành chính riêng. Đó là một thứ mầm mống của chính thể quốc gia sau này. Đặt bước chân đầu tiên vào vùng Bùi Chu-Phát Diệm này, tôi xác định là tôi về với quốc gia, không phải về với Pháp.
Chỉ ở lại Phát Diệm thêm một ngày nữa, rồi chúng tôi đi bộ qua Nam Định để từ đó mua vé máy bay đi Hà Nội. Tiền mua vé máy bay là tiền bán chiếc nhẫn cưới tôi mang theo phòng hờ. Lần đầu tiên ngồi trên máy bay, chúng tôi lại có thêm một kinh nghiệm nữa của cuộc đổi đời. Nhưng khi nhìn qua lỗ kính của máy bay để thấy cảnh đồng quê đang trôi lờ lững ở dưới kia, tôi cũng không cầm được dòng nước mắt.
Về tới Hà Nội, tôi được tiếp đón rất nồng hậu bởi những bạn bè cũ của tôi, phần nhiều là đảng viên của Đảng Đại Việt, hiện nay đã nắm những chức vụ quan trọng của chính quyền. Ông Thị Trưởng Hà Nội Thẩm Hoàng Tín cũng là người quen biết. Ông có họ hàng với nhạc sĩ Thẩm Oánh. Có cuộc thẩm vấn người từ vùng Việt Minh trở về. Tôi cũng được anh bạn phụ trách việc phỏng vấn coi như một nghệ sĩ độc lập không làm chính trị cho nên buổi gặp gỡ đã diễn ra trong không khí thân hữu, nhẹ nhàng và nhanh như chớp nhoáng. Nhờ có hai người bạn là Đặng Trần Vận và lị “Móm” - lúc đó đang làm việc trong hai tổ chức của Bộ Thông Tin và Bộ Nội Vụ - Sở Công An Hà Nội không làm phiền gì tôi nữa sau buổi phỏng vấn lúc ban đầu.
Chỉ sau này, khi tôi vào sinh sống ở Saigon tôi mới bị Công An dưới quyền của Mai Hữu Xuân bắt nhốt vào khám Catinat trong một trăm hai mươi ngày. Bắt nhốt mà không có xét xử gì cả, với mục đích là dằn mặt tôi, một người mà họ ngờ là hãy còn dính líu với Việt Minh. Hồ sơ về vụ bắt tôi vào năm 1952 này đã được giải mật sau thời gian ba mươi năm. Tài liệu đó hiện đang nằm trong Thư Viện Quốc Gia Pháp.
Hai ngày sau khi tôi về tới Hà Nội thì hai toán dinh tê kia cũng đã từ Chợ Neo đi qua Đò Lèn vào tới Phát Diệm, rồi từ đó đáp Tàu thủy, ngược con sông Đáy đi lên Hà Nội. Chúng tôi chia nhau ra tạm trú ở nhà bà con vài ngày rồi sau khi thuê được một cái garage ở phố Hàm Long thì tất cả chúng dọn về đó ở chung với nhau, tám mạng người trong một gian phòng không đầy 70 thước vuông mà chúng tôi gọi là cái hộp diêm.
Gia Đình Phạm Đình Sĩ tách rời ra khỏi đại gia đình này, đi ở chỗ khác. Người anh Cả Phạm Đình Chung mặc quân phục oai nghiêm tới cái hộp diêm để gặp mọi người trong gia đình và kể cho nghe những chiến dịch trong đó có sự tham dự của Bảo An Đoàn... Hà Nội bây giờ đã có khá nhiều người trở về sau năm năm đi tản cư. Thành đô rất náo nhiệt vì mang một bộ mặt chiến tranh khẩn cấp. Kịch chiến xẩy ra giữa Pháp và Việt Minh ở khắp mặt trung du. Tại Vĩnh Yên. quân chính quy của Việt Minh đã xuất trận nghênh chiến với Quân Đội Pháp dưới quyền chỉ huy mới mẻ và quyết liệt của tướng De Lattre. Tại mặt trận Ninh Bình, con trai độc nhất của De Lattre là trung úy Bernard bị tử thương. Đã có lính của Quân Đội Quốc Gia - được thành lập từ cuối năm 1950 - tham dự vào các chiến dịch bên cạnh Quân Đội Pháp. Khi còn ở vùng quê, trong một thời gian dài năm năm trời, tôi không biết một tí gì về tình hình ở trên thế giới cả.
Về Hà Nội đọc báo thì mới thấy chiến tranh Cao Ly đang đi vào hồi quyết liệt. Sau Hội Nghị ở Yalta là nơi các cường quốc chia nhau những vùng ảnh hưởng, với chiến tranh Cao Ly này, tôi thấy thế giới đã chia ra hai phe rõ rệt. Bất cứ một cuộc nội chiến ở một nước nhỏ nào - ngay từ bây giờ hay là về sau - theo tôi cũng chỉ là phản ảnh của cuộc chiến giữa hai phe Tư Bản và Cộng Sản. Tuy đã sống hơn năm năm xa cách và thương nhớ Hà Nội nhưng bây giờ thì tôi không còn một phút rảnh rang nào để sống với thành đô yêu dấu của tôi cả. Ngoài sự lo liệu nơi ăn chốn ở và sự mưu sinh cho cả gia đình bố mẹ vợ lẫn gia đình của mình, tôi còn luôn luôn bị cái dĩ vãng gần gũi ám ảnh. Tâm trạng của tôi lúc đó còn là của một người hoảng hốt, vừa bị mất đi một tình yêu quá lớn và chưa có một mối tình tự quê hương nào tới để thay thế. Mối tình này rồi cũng sẽ tới, nhưng hiện nay còn quá sớm để nói tới nó...
Một cậu em tên là Phạm Viết, người phố Hàng Tre - mà tôi yêu mến vô ngần kể từ ngày hai anh em còn chia nhau miếng bánh mì chấm dấm ở trường Tiểu học phố Hàng Thùng - đang là cán bộ Việt Minh hoạt động ở trong nội thành, bí mật tới gặp tôi ở trên căn gác nhỏ trong ngôi nhà lớn ở đường Carreau ngay khi tôi mới chân ướt chân ráo về tới Hà Nội và đang tạm trú tại nhà người anh rể. Phạm Viết cũng hoảng hốt như tôi. Hai anh em nhìn nhau rất lâu. Rồi chúng tôi mở lời tâm sự với nhau. Phạm Viết không có đủ thẩm quyền để trả lời những câu hỏi hoài nghi của tôi. Rồi cậu em mở cửa ra đi. Không bao giờ tôi gặp lại Phạm Viết thân yêu của tôi nữa.
Cùng với mấy người anh em vợ, chúng tôi đi coi phim chiếu bóng là môn giải trí mà chúng tôi đã thiếu thốn trong nhiều năm qua. Lúc đó có một rạp chiếu bóng mới là rạp Studio, rất khang trang, ở gần rạp Majestic trên đường Hai Bà Trưng chiếu những phim tân tả thực của Ý Đại Lợi trong đó có những tài tử như Vittorio De Sica, Sophia Loren đóng vai chính. Tôi rất thích những chuyện phim như Kẻ Cắp Xe Đạp (Le Voleur De Bicyclette) Lũ Trẻ Đánh Giầy (Siiùca) nói lên thảm trạng của người dân Ý trong Thế Chiến II. Nhưng ngoài thời gian đi rong chơi hay đi coi phim chiếu bóng như vậy, chúng tôi không biết phải làm cái gì cả. Gia đình ca nhạc sĩ của chúng tôi ngồi nhìn nhau suốt ngày.
Thế là sau hai tuần sống ở thành đô này, tôi có ngay ý nghĩ là chúng tôi khó có thể sinh sống ở Hà Nội được. Phải đi tìm đất sống. Đi tìm một nơi nào có thể bán được tiếng đàn, tiếng hát của mình. Tôi lập tức đáp máy bay vào Saigon là nơi tôi đã có kinh nghiệm sống, nơi chắc chắn có Đài Phát Thanh, có hãng sản xuất đĩa hát, có gánh hát rong... địa bàn hoạt động của mình là đó.
Gặp lại Saigon, tôi không thấy ở đây có không khí chiến tranh như ở Hà Nội. Trái lại, thành phố có vẻ thanh bình và sầm uất hơn thời tôi đi theo gánh hát Cải Lương và thời tôi hoạt động cách mạng (!). Pháp có ưu thế quân sự hơn Việt Minh ở miền Nam cho nên Saigon rất an ninh dù thỉnh thoảng cũng có một, hai vụ ám sát viên thanh tra mật thám người Pháp hay người công chức cao cấp người Việt. Còn đang trong tâm trạng của một người vừa ở bên kia chiến tuyến trở về và đang lo tìm cách sống, tôi không dám nghĩ tới chuyện rong chơi tại nơi được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông này. Tôi đang chạy đi chạy lại trong thành phố đã được mở rộng hơn trước để tìm việc thì tôi gặp được Hoàng Cao Tăng, chủ sự Phòng Chương Trình của Đài Pháp Á, là người tôi đã quen biết từ trước.
Hoàng Cao Tăng đảm bảo là gia đình chúng tôi sẽ được mời tới hát tại đài phát thanh này với số tiền thù lao đủ cho mỗi người có một đời sống tương đối không khó khăn lắm. Gặp Phạm Xuân Thái và thấy anh bạn này vẫn sống một cách ung dung nhàn nhã và sẵn sàng cho đại gia đình chúng tôi tạm trú tại nhà anh. Rồi khi tôi tới gặp chủ nhân một hãng sản xuất đĩa hát Việt Nam là Lê Văn Tài thì tôi được lĩnh trước một số tiền tác quyền khá lớn. Tân Nhạc ở Saigon lúc này đã có đất sống. Trước kia, các hãng sản xuất đĩa hát chỉ thu thanh cổ nhạc, nay đã khởi sự thu thanh tân nhạc. Với kinh nghiệm đi hát với gánh Đức Huy, tôi thấy rằng nếu vào Nam sinh sống, tôi còn có thể tổ chức cho gia đình đi hát ở mọi nơi, nếu chúng tôi thành lập được một ban hợp ca và phối hợp với một ban kịch nhỏ. Chúng tôi sẽ có thể sống bằng nghề âm nhạc, một nghề rất độc lập, không cần phải dính líu tới chính trị.
Trở ra Hà Nội, tôi đã dùng số tiền lĩnh trước của Lê Văn Tài để mua vé máy bay cho tất cả mọi người đi vào miền Nam. Tính ra thì từ ngày bỏ Chợ Neo, Thanh Hóa để dinh tê vào thành, chúng tôi chỉ ở lại Hà Nội trong đúng có một tháng trời.
Hà Nội ơi...
Nhớ về thành phố thân yêu...
HOÀNG DƯƠNG
Chương Ba Mươi Sáu
Saigon thời 1950
Thế là sau khi bỏ nhà ra đi từ năm 17 tuổi để làm một cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ với mục đích tầm thường là tự nuôi thân, nhưng không ngờ lại có đầy lí thú. Đó là cuộc phiêu lưu vào cuộc sống Việt Nam dưới thời bị trị. Cuộc phiêu lưu dắt tôi đi về các tỉnh nhỏ, dắt tôi tới làng mạc, dắt tôi vào những vui buồn của dân tộc tôi mà nếu tôi chỉ là một bạch diện thư sinh ở Hà Nội thì chẳng bao giờ tôi biết đến.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]
Rồi vào tuổi hai ba, cái tuổi muốn đội đá vá trời thì tôi gặp cơ hội trăm năm một thuở là cuộc kháng chiến để tôi có thể làm thêm một cuộc phiêu lưu khác trong bảy năm trời, cuộc phiêu lưu này vĩ đại biết bao, hào hứng biết bao. Cuộc phiêu lưu của riêng mình nằm gọn trong cuộc phiêu lưu của cả nước. Cuộc phiêu lưu của một dân tộc đang thay thịt đổi da, đang xuống đường, lên đường trong tất cả ý nghĩa tuyệt vời của những danh từ đó.
Bây giờ thì với tuổi ba mươi tròn trĩnh này, tôi đang đứng ở ngưỡng cửa của một cuộc phiêu lưu mới. Lần này và vào lúc khởi đầu của nó, đó là một cuộc phiêu lưu trong nghệ thuật, với sự ra đời của một ban hợp ca đầu tiên của nền Tân Nhạc, có khả năng bồi đắp cho nền nhạc mới này càng ngày càng phong phú, càng vững chắc. Cuộc phiêu lưu mà trong đó, tài hèn của tôi càng ngày càng được tự do phát triển, dần dà cung cấp cho nhạc mục của Tân Nhạc Việt Nam những soạn phẩm phản ánh được phần nào lịch sử của nước tôi trong gần một nửa thế kỉ.
Nhưng mà... Còn quá sớm để viết về quãng đời hai mươi năm sinh sống ở miền Nam của tôi, phải không, bạn đọc thân mến? Bây giờ, tôi xin phép tạm biệt bạn đọc để đi ra sân bay Gia Lâm nhé. Kẻo lỡ chuyến bay vào ngày mùng 9 tháng 6 năm 1951 này, chuyến bay sẽ đưa chúng tôi vào Saigon, vào một quãng đời mới chắc chắn cũng không kém phần vinh nhục của những quãng đời đã qua.
Cho tôi gửi lời chào vĩnh biệt Hà Nội...
HẾT CUỐN HAI
Nhà Thờ Phát Diệm
Mùng 1 tháng 5 năm 1951, đại gia đình họ Phạm chia ra ba nhóm để dinh tê. Chúng tôi chọn ngày Lễ Lao Động để ra đi, tin rằng Công An hay cán bộ trong chính quyền ở nơi này cũng như ở những nơi khác đều lơ là trong việc canh gác, vì họ rất bận bịu trong công việc tổ chức ngày lễ quan trọng của họ. Ba người đàn ông là tôi và Phạm Đình Viêm, Phạm Đình Chương đi một đàng. Đàn bà, con gái, ông già, trẻ con là ông bà Thăng Long, Thái Hằng, Băng Thanh và bé Quang đi một nẻo khác. Đứa bé được bỏ vào trong một cái thúng để gánh đi. Gia Đình Phạm Đình Sĩ, Kiều Hạnh đi riêng một nẻo khác. Đúng như dự đoán của chúng tôi, cuộc ra đi của ba toán đã chẳng gặp một trở lực nào cả.
Tôi, Phạm Đình Viêm và Phạm Đình Chương đã đi qua Đò Lèn để tới vùng Phát Diệm. Chỉ mất một ngày đường là tới vùng tề. Cảnh đồng quê vẫn êm đềm, óng ả như tự bao giờ, chẳng cần biết đến chuyến đi vô cùng quan trọng của chúng tôi. Vừa đi tôi vừa mở rộng đôi mắt, vừa dỏng đôi tai để thu vào tâm trí hình ảnh và âm thanh của một miền đất nước mà không bao giờ - phải, không bao giờ - tôi còn nhìn, còn nghe thấy nữa. Tôi thở mạnh, không biết có phải tôi đang thở dài hay tôi đang cố hít một lần cuối cùng cái không khí đồng quê bát ngát nằm trong một bài hát của tôi đây?
Còn khoảng vài cây số nữa là sẽ tới cái đồn đầu tiên của vùng bên kia chiến tuyến. Chúng tôi gặp một cái quán nhỏ và vào quán để nghỉ ngơi. Lần đầu tiên, sau năm năm đi kháng chiến, bây giờ chúng tôi mới nhìn thấy những chai rượu bia. Dù tôi không uống rượu bao giờ, cùng với hai anh em vợ, tôi cũng gọi mua một chai bia và một bát phở. Đã từng thiếu chất ngọt trong người từ lâu, cả ba chúng tôi pha đường vào bia để uống. Không ngờ bị say rượu, đỏ mặt tía tai lên. Đó là một kinh nghiệm đầu tiên trong cuộc đổi đời này. Ăn uống xong, chúng tôi hồi hộp ra đi trên con đường đưa chúng tôi tới thị xã Phát Diệm.
Khi tôi cùng với hai anh em vợ tới một con sông nhỏ thì nhìn thấy một cái đồn ở bên kia sông. Đột nhiên tôi thấy lá cờ tam tài cắm trên nóc đồn. Tôi bảo hai người anh em vợ hãy cùng tôi đứng lại ở bên này chiếc cầu. Ngước mắt nhìn lá cờ Pháp, tôi không làm sao ngăn được hai dòng nước mắt đang từ từ chảy trên đôi má...
... Nước mắt tiếc thương cho những năm đem hết tâm trí ra để cống hiến cho Cách Mạng và Kháng Chiến... Trong đó có giọt nước mắt rơi khi tưởng rằng gặp được tình yêu nước qua hình ảnh một lãnh tụ, trộn vào nước mắt vui trên chuyến xe lửa xuất quân... nước mắt rơm rớm khi nhìn thấy xác bạn đồng đội trong chiến khu Đất Đỏ... nước mắt cảm động khi nghe bà mẹ quê hát bài dân ca của mình mà ngỡ rẵng đó là một bài hát cổ truyền... nước mắt ào ào vì chuyện bi hùng của một bà mẹ ở huyện Gio Linh... nước mắt chảy vào trong ruột khi được tin mẹ mình đã mất... Và lúc này là nước mắt nhục nhã...
Tôi giật mình, vội lấy tay lau khô nước mắt khi nghe tiếng quát ở bên kia sông:
- Ê, mấy thằng kia. Đi đâu?
Nghe thấy tiếng súng lên đạn lóc cóc, chúng tôi vội vàng giơ cao lá cờ trắng đã làm sẵn với chiếc mù-xoa. Rồi chúng tôi bước qua cầu để tới đồn canh. Ở đây lính giữ đồn là lính commando, mặc binh phục mầu đen. Một Quản Binh Pháp tên là Vandenberghe đã tạo ra những toán lính Việt-Pháp này, ăn mặc và trang bị nhẹ giống như Việt Minh để hoạt động ở những vùng tề. Chúng tôi khai là thường dân đi tản cư ở vùng Việt Minh, nay đã kiệt quệ về kinh tế cho nên muốn trở về với gia đình và khai ra tên người anh ruột của Viêm là Phạm Đình Chung hiện đang phục vụ trong Bảo An Đoàn. Sau khi quay tê-lê-phôn hỏi ai đó không biết, trưởng toán lính commando kí giấy cho chúng tôi ra đi.
Chúng tôi vào tới thành phố Phát Diệm thì trời đã về chiều. Rồi đêm tối sập xuống. Chúng tôi đang đi lang thang ở trong đường phố tối om để tìm chỗ ngủ thì gặp một người quen tên là Diễn. Anh Diễn niềm nở cho chúng tôi về tạm trú tại nhà anh. Trong đêm đầu tiên ở một vùng cũng là phần đất quê hương nhưng vẫn còn cảm như xa lạ, tôi thức thâu đêm suốt sáng.
Hôm sau chúng tôi ra Ty Công An Phát Diệm để làm giấy tờ cần thiết. Chụp ảnh, lăn tay và được cấp một cái thẻ tùy thân to như một tấm passeport. Tôi cũng là nhân vật nổi tiếng ở trong vùng thành phố rồi cho nên tôi được đối xử rất là tử tế. Tôi không còn mang mặc cảm đầu hàng nữa khi nhận ra rằng vùng Phát Diệm này là một vùng rất độc lập. Ông Bảo Đại, sau khi từ Hồng Kông về nước với địa vị một Quốc Trưởng, đã giành được ở Pháp những gì mà ông Hồ đòi hỏi. Đã có một Chính Phủ Việt Nam mà Thủ Tướng là Trần Văn Hữu, Thủ Hiến Bắc Việt là Đặng Hữu Chí, nhưng người Công Giáo ở Khu Phát Diệm-Bùi Chu này, dưới sự lãnh đạo của Đức Giám Mục Lê Hữu Từ, vẫn tuyên bố vùng này là vùng tự trị, không thuộc quyền Phủ Thủ Hiến Bắc Việt. Không theo Pháp, không theo Việt Minh, không chịu sự chỉ huy của Phủ Thủ Hiến, họ có quân đội riêng, có tổ chức hành chính riêng. Đó là một thứ mầm mống của chính thể quốc gia sau này. Đặt bước chân đầu tiên vào vùng Bùi Chu-Phát Diệm này, tôi xác định là tôi về với quốc gia, không phải về với Pháp.
Chỉ ở lại Phát Diệm thêm một ngày nữa, rồi chúng tôi đi bộ qua Nam Định để từ đó mua vé máy bay đi Hà Nội. Tiền mua vé máy bay là tiền bán chiếc nhẫn cưới tôi mang theo phòng hờ. Lần đầu tiên ngồi trên máy bay, chúng tôi lại có thêm một kinh nghiệm nữa của cuộc đổi đời. Nhưng khi nhìn qua lỗ kính của máy bay để thấy cảnh đồng quê đang trôi lờ lững ở dưới kia, tôi cũng không cầm được dòng nước mắt.
Về tới Hà Nội, tôi được tiếp đón rất nồng hậu bởi những bạn bè cũ của tôi, phần nhiều là đảng viên của Đảng Đại Việt, hiện nay đã nắm những chức vụ quan trọng của chính quyền. Ông Thị Trưởng Hà Nội Thẩm Hoàng Tín cũng là người quen biết. Ông có họ hàng với nhạc sĩ Thẩm Oánh. Có cuộc thẩm vấn người từ vùng Việt Minh trở về. Tôi cũng được anh bạn phụ trách việc phỏng vấn coi như một nghệ sĩ độc lập không làm chính trị cho nên buổi gặp gỡ đã diễn ra trong không khí thân hữu, nhẹ nhàng và nhanh như chớp nhoáng. Nhờ có hai người bạn là Đặng Trần Vận và lị “Móm” - lúc đó đang làm việc trong hai tổ chức của Bộ Thông Tin và Bộ Nội Vụ - Sở Công An Hà Nội không làm phiền gì tôi nữa sau buổi phỏng vấn lúc ban đầu.
Chỉ sau này, khi tôi vào sinh sống ở Saigon tôi mới bị Công An dưới quyền của Mai Hữu Xuân bắt nhốt vào khám Catinat trong một trăm hai mươi ngày. Bắt nhốt mà không có xét xử gì cả, với mục đích là dằn mặt tôi, một người mà họ ngờ là hãy còn dính líu với Việt Minh. Hồ sơ về vụ bắt tôi vào năm 1952 này đã được giải mật sau thời gian ba mươi năm. Tài liệu đó hiện đang nằm trong Thư Viện Quốc Gia Pháp.
Hai ngày sau khi tôi về tới Hà Nội thì hai toán dinh tê kia cũng đã từ Chợ Neo đi qua Đò Lèn vào tới Phát Diệm, rồi từ đó đáp Tàu thủy, ngược con sông Đáy đi lên Hà Nội. Chúng tôi chia nhau ra tạm trú ở nhà bà con vài ngày rồi sau khi thuê được một cái garage ở phố Hàm Long thì tất cả chúng dọn về đó ở chung với nhau, tám mạng người trong một gian phòng không đầy 70 thước vuông mà chúng tôi gọi là cái hộp diêm.
Gia Đình Phạm Đình Sĩ tách rời ra khỏi đại gia đình này, đi ở chỗ khác. Người anh Cả Phạm Đình Chung mặc quân phục oai nghiêm tới cái hộp diêm để gặp mọi người trong gia đình và kể cho nghe những chiến dịch trong đó có sự tham dự của Bảo An Đoàn... Hà Nội bây giờ đã có khá nhiều người trở về sau năm năm đi tản cư. Thành đô rất náo nhiệt vì mang một bộ mặt chiến tranh khẩn cấp. Kịch chiến xẩy ra giữa Pháp và Việt Minh ở khắp mặt trung du. Tại Vĩnh Yên. quân chính quy của Việt Minh đã xuất trận nghênh chiến với Quân Đội Pháp dưới quyền chỉ huy mới mẻ và quyết liệt của tướng De Lattre. Tại mặt trận Ninh Bình, con trai độc nhất của De Lattre là trung úy Bernard bị tử thương. Đã có lính của Quân Đội Quốc Gia - được thành lập từ cuối năm 1950 - tham dự vào các chiến dịch bên cạnh Quân Đội Pháp. Khi còn ở vùng quê, trong một thời gian dài năm năm trời, tôi không biết một tí gì về tình hình ở trên thế giới cả.
Về Hà Nội đọc báo thì mới thấy chiến tranh Cao Ly đang đi vào hồi quyết liệt. Sau Hội Nghị ở Yalta là nơi các cường quốc chia nhau những vùng ảnh hưởng, với chiến tranh Cao Ly này, tôi thấy thế giới đã chia ra hai phe rõ rệt. Bất cứ một cuộc nội chiến ở một nước nhỏ nào - ngay từ bây giờ hay là về sau - theo tôi cũng chỉ là phản ảnh của cuộc chiến giữa hai phe Tư Bản và Cộng Sản. Tuy đã sống hơn năm năm xa cách và thương nhớ Hà Nội nhưng bây giờ thì tôi không còn một phút rảnh rang nào để sống với thành đô yêu dấu của tôi cả. Ngoài sự lo liệu nơi ăn chốn ở và sự mưu sinh cho cả gia đình bố mẹ vợ lẫn gia đình của mình, tôi còn luôn luôn bị cái dĩ vãng gần gũi ám ảnh. Tâm trạng của tôi lúc đó còn là của một người hoảng hốt, vừa bị mất đi một tình yêu quá lớn và chưa có một mối tình tự quê hương nào tới để thay thế. Mối tình này rồi cũng sẽ tới, nhưng hiện nay còn quá sớm để nói tới nó...
Một cậu em tên là Phạm Viết, người phố Hàng Tre - mà tôi yêu mến vô ngần kể từ ngày hai anh em còn chia nhau miếng bánh mì chấm dấm ở trường Tiểu học phố Hàng Thùng - đang là cán bộ Việt Minh hoạt động ở trong nội thành, bí mật tới gặp tôi ở trên căn gác nhỏ trong ngôi nhà lớn ở đường Carreau ngay khi tôi mới chân ướt chân ráo về tới Hà Nội và đang tạm trú tại nhà người anh rể. Phạm Viết cũng hoảng hốt như tôi. Hai anh em nhìn nhau rất lâu. Rồi chúng tôi mở lời tâm sự với nhau. Phạm Viết không có đủ thẩm quyền để trả lời những câu hỏi hoài nghi của tôi. Rồi cậu em mở cửa ra đi. Không bao giờ tôi gặp lại Phạm Viết thân yêu của tôi nữa.
Cùng với mấy người anh em vợ, chúng tôi đi coi phim chiếu bóng là môn giải trí mà chúng tôi đã thiếu thốn trong nhiều năm qua. Lúc đó có một rạp chiếu bóng mới là rạp Studio, rất khang trang, ở gần rạp Majestic trên đường Hai Bà Trưng chiếu những phim tân tả thực của Ý Đại Lợi trong đó có những tài tử như Vittorio De Sica, Sophia Loren đóng vai chính. Tôi rất thích những chuyện phim như Kẻ Cắp Xe Đạp (Le Voleur De Bicyclette) Lũ Trẻ Đánh Giầy (Siiùca) nói lên thảm trạng của người dân Ý trong Thế Chiến II. Nhưng ngoài thời gian đi rong chơi hay đi coi phim chiếu bóng như vậy, chúng tôi không biết phải làm cái gì cả. Gia đình ca nhạc sĩ của chúng tôi ngồi nhìn nhau suốt ngày.
Thế là sau hai tuần sống ở thành đô này, tôi có ngay ý nghĩ là chúng tôi khó có thể sinh sống ở Hà Nội được. Phải đi tìm đất sống. Đi tìm một nơi nào có thể bán được tiếng đàn, tiếng hát của mình. Tôi lập tức đáp máy bay vào Saigon là nơi tôi đã có kinh nghiệm sống, nơi chắc chắn có Đài Phát Thanh, có hãng sản xuất đĩa hát, có gánh hát rong... địa bàn hoạt động của mình là đó.
Gặp lại Saigon, tôi không thấy ở đây có không khí chiến tranh như ở Hà Nội. Trái lại, thành phố có vẻ thanh bình và sầm uất hơn thời tôi đi theo gánh hát Cải Lương và thời tôi hoạt động cách mạng (!). Pháp có ưu thế quân sự hơn Việt Minh ở miền Nam cho nên Saigon rất an ninh dù thỉnh thoảng cũng có một, hai vụ ám sát viên thanh tra mật thám người Pháp hay người công chức cao cấp người Việt. Còn đang trong tâm trạng của một người vừa ở bên kia chiến tuyến trở về và đang lo tìm cách sống, tôi không dám nghĩ tới chuyện rong chơi tại nơi được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông này. Tôi đang chạy đi chạy lại trong thành phố đã được mở rộng hơn trước để tìm việc thì tôi gặp được Hoàng Cao Tăng, chủ sự Phòng Chương Trình của Đài Pháp Á, là người tôi đã quen biết từ trước.
Hoàng Cao Tăng đảm bảo là gia đình chúng tôi sẽ được mời tới hát tại đài phát thanh này với số tiền thù lao đủ cho mỗi người có một đời sống tương đối không khó khăn lắm. Gặp Phạm Xuân Thái và thấy anh bạn này vẫn sống một cách ung dung nhàn nhã và sẵn sàng cho đại gia đình chúng tôi tạm trú tại nhà anh. Rồi khi tôi tới gặp chủ nhân một hãng sản xuất đĩa hát Việt Nam là Lê Văn Tài thì tôi được lĩnh trước một số tiền tác quyền khá lớn. Tân Nhạc ở Saigon lúc này đã có đất sống. Trước kia, các hãng sản xuất đĩa hát chỉ thu thanh cổ nhạc, nay đã khởi sự thu thanh tân nhạc. Với kinh nghiệm đi hát với gánh Đức Huy, tôi thấy rằng nếu vào Nam sinh sống, tôi còn có thể tổ chức cho gia đình đi hát ở mọi nơi, nếu chúng tôi thành lập được một ban hợp ca và phối hợp với một ban kịch nhỏ. Chúng tôi sẽ có thể sống bằng nghề âm nhạc, một nghề rất độc lập, không cần phải dính líu tới chính trị.
Trở ra Hà Nội, tôi đã dùng số tiền lĩnh trước của Lê Văn Tài để mua vé máy bay cho tất cả mọi người đi vào miền Nam. Tính ra thì từ ngày bỏ Chợ Neo, Thanh Hóa để dinh tê vào thành, chúng tôi chỉ ở lại Hà Nội trong đúng có một tháng trời.
Hà Nội ơi...
Nhớ về thành phố thân yêu...
HOÀNG DƯƠNG
Chương Ba Mươi Sáu
Saigon thời 1950
Thế là sau khi bỏ nhà ra đi từ năm 17 tuổi để làm một cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ với mục đích tầm thường là tự nuôi thân, nhưng không ngờ lại có đầy lí thú. Đó là cuộc phiêu lưu vào cuộc sống Việt Nam dưới thời bị trị. Cuộc phiêu lưu dắt tôi đi về các tỉnh nhỏ, dắt tôi tới làng mạc, dắt tôi vào những vui buồn của dân tộc tôi mà nếu tôi chỉ là một bạch diện thư sinh ở Hà Nội thì chẳng bao giờ tôi biết đến.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]
Rồi vào tuổi hai ba, cái tuổi muốn đội đá vá trời thì tôi gặp cơ hội trăm năm một thuở là cuộc kháng chiến để tôi có thể làm thêm một cuộc phiêu lưu khác trong bảy năm trời, cuộc phiêu lưu này vĩ đại biết bao, hào hứng biết bao. Cuộc phiêu lưu của riêng mình nằm gọn trong cuộc phiêu lưu của cả nước. Cuộc phiêu lưu của một dân tộc đang thay thịt đổi da, đang xuống đường, lên đường trong tất cả ý nghĩa tuyệt vời của những danh từ đó.
Bây giờ thì với tuổi ba mươi tròn trĩnh này, tôi đang đứng ở ngưỡng cửa của một cuộc phiêu lưu mới. Lần này và vào lúc khởi đầu của nó, đó là một cuộc phiêu lưu trong nghệ thuật, với sự ra đời của một ban hợp ca đầu tiên của nền Tân Nhạc, có khả năng bồi đắp cho nền nhạc mới này càng ngày càng phong phú, càng vững chắc. Cuộc phiêu lưu mà trong đó, tài hèn của tôi càng ngày càng được tự do phát triển, dần dà cung cấp cho nhạc mục của Tân Nhạc Việt Nam những soạn phẩm phản ánh được phần nào lịch sử của nước tôi trong gần một nửa thế kỉ.
Nhưng mà... Còn quá sớm để viết về quãng đời hai mươi năm sinh sống ở miền Nam của tôi, phải không, bạn đọc thân mến? Bây giờ, tôi xin phép tạm biệt bạn đọc để đi ra sân bay Gia Lâm nhé. Kẻo lỡ chuyến bay vào ngày mùng 9 tháng 6 năm 1951 này, chuyến bay sẽ đưa chúng tôi vào Saigon, vào một quãng đời mới chắc chắn cũng không kém phần vinh nhục của những quãng đời đã qua.
Cho tôi gửi lời chào vĩnh biệt Hà Nội...
HẾT CUỐN HAI
Bình luận facebook