Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Lá nằm trong lá - Chương 08
Đó là kết quả.
Còn sau đây là hậu quả: Ngôi nhà vắng vẻ, tĩnh mịch của con nhỏ Xí Muội ở tuốt trên miệt Vinh Huy xa xôi hẻo lánh bây giờ không một cuối tuần nào yên.
Tụi học trò cấp ba về thăm nhà sáng chủ nhật nào cũng lũ lượt kéo nhau lên Vinh Huy để xem mặt nhà văn Mã Phú (chủ yếu là bọn con trai). Tụi này ngưỡng mộ Mã Phú một phần, phần khác (quan trọng hơn) là nghe đồn văn sĩ tuổi trẻ tài cao này là một cô gái xinh đẹp nghiêng thành đổ nước.
Nhìn xe cộ ra vô nườm nượp, Xí Muội không biết mình nên cười hay nên khóc.
Em nó bàng hoàng:
- Chị tài ghê! Bây giờ em mới biết chị là tác giả truyện này!
Mẹ nó thất kinh:
- Con không lo học, viết vẽ thứ gì mà người ta kéo tới chật nhà thế con?
Tất nhiên, người bất bình với hiện tượng này nhất là thi sĩ Hận Thế Nhân.
Nó từng tuyên bố nó không có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội, nhưng tới nhà Xí Muội chứng kiến cảnh bọn con trai cấp ba xúm xít quanh con nhỏ này, và sau những lời lẽ lịch sự ban đầu là những trêu ghẹo hay tán tỉnh ỡm ờ (như cuộc đời xưa nay vẫn lộn xộn như thế), đầu nó nóng ran như vùi trong bếp trấu.
Dĩ nhiên tôi rất thông cảm với tâm trạng của Sơn, tôi biết rõ nó đang nghĩ gì và trải qua cảm giác như thế nào vì tôi đã từng trải qua cảnh huống y hệt nó lúc bắt gặp đám con trai cấp ba ở nhà Thỏ Con hôm nọ.
Hoàn cảnh tôi và nó giống nhau đến mức phản ứng và những gì xảy ra sau đó cũng y như đúc ra từ một khuôn.
Không thèm ngồi nghe bọn con trai vớ vẩn tán những câu vớ vẩn, thằng Sơn kéo tôi, Hòa và Thọ ra ao cá sau hè ngồi chơi cho đỗ xốn mắt.
Một lát, Xí Muội chạy ra, nó hỏi y hệt Thỏ Con từng hỏi tôi:
- Sao mấy bạn ngồi đây?
Sơn cáu, cũng y hệt tôi hôm trước:
- Muốn đuổi tụi này hả?
- Ơ…
- Ơ gì? – Sơn cay đắng – Hay bạn muốn tụi này ở lại nghe mấy tay lẻo mép kia?
- Người ta có miệng người ta nói gì kệ người ta chứ! – Xí Muội chu miệng như thể minh họa cho câu nói. – Mình không nghe là được rồi!
- Không nghe mà ngồi vểnh tai cả buổi!
- Lịch sự mà!
- Hừ, lịch sự! Thích nghe thì có!
Xí Muội có vẻ muốn tháo ngòi nổ trong đầu Sơn. Nó ngồi lì ở ngoài ao, bỏ mặc các độc giả trung thành và lẳng lơ đang nhốn nháo tìm nó ở trong
Thái độ căng thẳng và những mẩu đối thoại có gắn cốt mìn giữa thi sĩ Hận Thế Nhân và nàng thơ của nó về cơ bản giống như bản sao những gì đã xảy ra giữa tôi và Thỏ Con, cứ như thể bốn đứa tôi chỉ nghĩ bằng hai cái đầu và nói bằng hai cái miệng.
Chỉ khác tôi một chút là vừa nói tới đó, Sơn đã thô bạo cắt ngang cuộc đối thoại bằng cách kéo tay mấy đứa tôi, mặt đằng đằng sát khí:
- Về tụi bay!
Bút danh của nó là Hận Thế Nhân mà!
*
**
Hôm sau đến lớp, Xí Muội chẳng thèm nhìn mặt Sơn khiến thi sĩ Hận Thế Nhân càng “hận thế nhân” hơn nữa.
Giờ ra chơi, Thọ chưa kịp rủ, Sơn đã băng băng kéo cả bọn ra quán cà phê.
Nó nóng tiết đến mức không đợi cà phê bưng ra đã hầm hầm:
- Tụi mày thấy sao?
Cái cách Sơn bắt đầu buổi cà phê giống như bắt đầu một phiên tòa khiến bầu không khí lập tức căng như dây đàn.
Tất nhiên ba đứa tôi đều biết Sơn muốn nói về chuyện gì.
- Tao thấy có gì nghiêm trọng đâu! – Thọ mở đầu bằng giọng như thể nó chưa từng nhìn thấy gì trong buổi sáng chủ nhật vừa rồi.
Rõ ràng Thọ muốn tưới nước lạnh lên cái đầu đang phừng phừng của Sơn. Thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn không muốn thi sĩ Hận Thế Nhân đẩy cơn giận đi quá xa, rồi thình lình phát nổ trong quán. Nhưng phản ứng của Sơn cho thấy cái mà Thọ tưởng là nước lạnh hóa ra là dầu hỏa.
Sơn giãy đùng đùng trên ghế và khạc đạn ào ào như một khẩu đại liên đang phát khùng:
- Mày nghĩ sao vậy Thọ? Mày coi lại cái đầu mày đi! Chuyện to đùng vậy mà mày bảo không có gì nghiêm trọng?
Tôi đỡ lời Thọ:
- Tao cũng nghĩ như thằng Thọ…
Sơn quay phắt sang tôi:
- Tức là cái đầu của mày cũng có vấn đề?
Trong bọn, Sơn là đứa hiền lành nhất, lại ít mồm mép. Nhưng bữa nay có vẻ như cơn nóng giận đã chiếm lấy cái miệng nó và giành quyền phát ngôn. Nó nói câu nào câu nấy chua như giấm, đanh đá chẳng kém gì thằng Thọ.
Hòa từng ở bên cạnh tôi khi tôi đụng độ với đám học trò cấp ba tại nhà Thỏ Con, từng chứng kiến tôi vùng vằng bỏ về, nhưng nó cũng từng nhìn thấy tôi hối hận vì sự giận dỗi vô cớ của mình.
Thằng Sơn chẳng có gì giống như vậy. Bữa nay Sơn làm Hòa phát hoảng. Thi sĩ Hận Thế Nhân vì một phút ghen tuông (ủa, có yêu đâu mà ghen?) mà tự biến mình thành một quả bom đi lạc, tự mình bấm nút tự mình nổ, miểng văng tùm lum, sát thương bạn bè không thương tiếc.
Hòa nhích ghế ra xa (như tránh miểng), cố lấy giọng ôn tồn:
- Xí Muội cũng như Thỏ Con, đâu có tình ý gì với mấy đứa kia…
Thấy thi sĩ Hận Thế Nhân nhìn bạn bè bằng cặp mắt đen ngòm như hai họng súng, Hòa định làm thinh cho yên thân nhưng tôi và Thọ đã phát biểu, nó biết nó không thể ngậm miệng uống cà phê nên lên tiếng xoa dịu, vừa ngập ngừng nói vừa lấm lét nhìn Sơn.
Đúng như tôi lo lắng, những đứa hiền là những đứa cộc. Thằng Sơn hằng ngày hiền như Bụt, nhưng khi nó phát rồ nó chứng minh là bọn tôi hiểu sai bét về nó.
Nó quay sang thằng Hòa, nói như quát vào mặt thằng này:
- Sao mày biết nó không có tình ý?
Nó lia mắt một vòng quanh bàn, giọng ấm ức:
- Tụi mày toàn là bạn xấu! Không đứa nào đứng về phe tao, chỉ nhăm nhăm bênh vực kẻ phản bội…
- Tao thấy mày câm miệng được rồi đó! – Thọ dường như đã tiêu hết gam kiên nhẫn cuối cùng, gầm gừ cắt ngang lời kết án của Hận Thế Nhân. – Mày nói thối không chịu được!
Không để Sơn kịp phản đối, Thọ làm một tràng:
- Hôm trước mày khăng khăng mày không có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội, mày bảo mày chỉ coi nó là bạn bè bình thường. Mày còn trách tao gán ghép cho mày. Vậy mà bây giờ mày lên án Xí Muội phản bội! Phản bội cái mốc xì!
Y như bị đánh mạnh vào đầu, Sơn ngẩn ra. Nó lắp bắp:
- Nhưng dù sao…
Thọ hừ mũi:
- Không “trăng sao” gì hết á! Nếu nói phản bội thì mày mới là đứa phản bội! Mày quên vụ tấm hình nhỏ Nguyệt rồi sao?
Thằng Sơn như con cá bị bủa lưới ở hai đầu. Mắc kẹt giữa những lập luận và chứng cứ của Thọ, nó ngúc ngoắc mãi mà không chui ra được.
Cuối cùng, như kẻ bị dồn vào chân tường, nó đổ liều:
- Gì thì gì, Xí Muội cũng không thể đóng vai Mã Phú mãi được! Chính tại chuyện này mà tụi kia mới ầm ầm kéo lên Vinh Huy.
Sơn thu nắm đấm, cất cao giọng:
- Thằng Lợi phải đứng ra nói rõ nó là Mã Phú.
*
**
Thi sĩ Hận Thế Nhân chỉ hung hăng thế thôi. Sau khi nghe thằng Thọ, cả tôi và Hòa, xúm vào phân tích lợi hại, nó bắt đầu bùi tai, lặng lẽ rút lại yêu sách của mình.
Lợi không nhận mình là Mã Phú, hẳn nó rất khổ tâm. Chỉ vì không muốn cậu nó biết nó học đòi văn chương thi phú trong khi thân phận nó là kẻ ăn nhờ ở đậu, Lợi đành phải từ chối vinh quang của một nhà văn nổi tiếng. Nếu nó nhận mình là Mã Phú, biết đâu tụi con gái trong thị trấn (và cả thành phố nữa) lũ lượt kéo đến tìm nó để bày tỏ lòng ngưỡng mộ (và tỏ tình nữa, biết đâu!)
Nhưng bắt nó làm Mã Phú trong lúc này, chẳng khác nào giết nó, bét ra cũng khiến nó bị cậu nó đuổi ra đường. Hôm trước, lúc thuyết phục nhỏ Xí Muội đóng vai văn sĩ Mã Phú, Thọ đã họp mặt ban báo để trình bày hoàn cảnh éo le của Lợi bằng giọng bùi ngùi và ủy mị như thể đọc điếu văn, chính thằng Sơn cũng có mặt trong cuộc họp và nếu tôi nhớ không lầm hình như lúc đó mắt nó cũng hoe hoe đỏ trước màn trình diễn sụt sùi của Thọ.
Vì vậy, bữa nay ba đứa tôi chẳng cần tốn nhiều nước bọt lắm để lay động trái tim Sơn.
Thi sĩ Hận Thế Nhân sau khi nghe lời hay lẽ phải của ba chàng thi sĩ còn lại đã nguôi bớt hận thù, cảm thấy mình quá may mắn so với cuộc đời của văn sĩ Mã Phú, thậm chí nó xúc động đến mức bất ngờ đòi trả tiền cà phê cho cả bọn, một chuyện mà lúc bình thường dù bị gí súng vô lưng cũng đừng hòng nó làm.
*
**
Lợi không biết tai họa suýt giáng trúng đầu mình, vẫn cặm cụi sáng tác để Lê Lai Xí Muội không bị bạn bè làm khó.
Tôi chẳng biết truyện chàng chăn ngựa của nó sẽ kéo dài đến đâu, nhưng có vẻ như đã tới lúc nàng công chúa không còn muốn coi chàng chăn ngựa là bạn bè bình thường như các nàng thơ vẫn đối xử với bọn thi sĩ chúng tôi.
Một hôm, nàng công chúa và chàng chăn ngựa gặp nhau bên giếng đá. Đó là cái giếng đá cũ xanh mướt rêu nằm giữa tàu ngựa và đồng cỏ, nơi chàng trai vẫn lấy nước cho bầy ngựa của mình vào mỗi buổi chiều.
“Công chúa soi bóng xuống mặt nước và thích thú nhìn ngắm khuôn mặt xinh đẹp của mình. Cô thấy cả bầu trời xanh thăm thẳm trong đáy giếng, cô còn nhìn thấy những đám mây trắng bồng bềnh trôi ngang. Có lúc cô mỉm cười với chùm hoa bông tai đính trên mái tóc đẹp của cô, rồi không kềm được sự tinh nghịch cô bứt một cọng cỏ thả xuống lòng giếng để thấy hình ảnh trước mắt nhè đi, vỡ thành nhiều mảnh và lan ra theo từng vòng sóng để chốc sau lại nhập vào và sáng rõ trở lại như một phép màu.
- Ngươi lại đây mà xem này!
Công chúa gọi chàng chăn ngựa lúc này đang loay hoay cỏ đằng tàu ngựa.
- Ngươi nhìn xuống giếng xem ta làm phép nhé!
Cô nói khi chàng trai bước lại gần, hai tay vẫn không ngừng phủi vào quần để làm sạch cỏ bám trên tay.
Công chúa mở những ngón tay cho cọng cỏ rơi xuống khi chàng trai cúi nhìn vào lòng giếng, vui vẻ nói:
- Ngươi chờ một chút!
Mặt nước dập dềnh, lay động, bầu trời và mây và mặt người rung rinh, tan ra, gờn gợn, nhập nhòe, chập choạng rồi chầm chậm lắng dần.
- Ngươi thấy chưa?
Công chúa reo lên khi mặt nước trở lại phẳng phiu và trong lòng giếng yên bình đó, tất cả – trời xanh, mây trắng, chùm hoa đỏ và vàng trên suối tóc mượt đen lại bỗng chốc vẹn nguyên như được một bàn tay vô hình cắt dán, sắp xếp một cách hoàn hảo.
Chàng chăn ngựa chưa kịp trả lời, công chúa bỗng “ơ” lên một tiếng ngân dài. Đấy là vì trong một thoáng cô chợt nhận ra kế bên gương mặt của cô là gương mặt tuấn tú của một chàng trai lạ. Dĩ nhiên cô biết đó là gương mặt của chàng chăn ngựa – bây giờ đã là bạn thân của cô, nhưng khi cô nhìn qua tấm gương lung linh dưới kia cô thấy chàng lạ hẳn như thể cô mới nhìn thấy chàng lần đầu. Cảm giác ngờ ngợ bỗng chốc lấp đầy cô, cũng bởi vì lần đầu cô thấy hai người ở gần nhau đến vậy, hình ảnh mà cô tưởng tượng cô chỉ có thể bắt gặp trong những giấc mơ nửa đêm về sáng.
Như một phản xạ tự nhiên, nàng công chúa bé bỏng ngoảnh mặt sang bên cạnh như muốn kiểm tra xem hình ảnh dưới kia có thật không và vì chàng chăn ngựa đứng quá gần cô nên đôi môi cô vô tình chạm vào má chàng trai… ”.
Chàng chăn ngựa và nàng công chúa trong câu chuyện của văn sĩ Mã Phú càng xích lại gần nhau bao nhiêu thì bọn thi sĩ chúng tôi và các nàng thơ gặp lắm trục trặc bấy nhiêu.
Sau Thỏ Con, Xí Muội đến Cúc Tần.
Trước nay, các bậc phụ huynh đáng kính của tám đứa tôi vẫn nghe đồn (có khi nhìn thấy) bốn đứa con trai chở bốn đứa con gi đi diễu ngoài đường nhưng khi được bọn tôi giải thích bọn tôi đi công việc cho nhà trường vì tất cả đều là thành viên của ban báo chí, các bậc phụ huynh chẳng có ý kiến gì, thậm chí còn có vẻ hãnh diện về trọng trách của bọn tôi.
Đôi lúc các ông bố phát hiện các ông quý tử lấy trộm chìa khóa honda chuồn đi chơi, bọn thi sĩ chúng tôi cũng nhờ lý do cao đẹp này mà thoát nạn.
Nhưng kể từ khi thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng Cúc Tần rủ nhau chơi trò Romeo và Juliet, đểnh đoảng để ba của Juliet phát hiện thì mọi chuyện không còn suôn sẻ với chàng Romeo nữa.
Một hôm, Cúc Tần gặp Thọ, méo xệch miệng:
- Ông gạch tên tôi khỏi ban báo chí đi!
Y như có một phát đạn sượt qua tai, thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn nhảy bắn lên, ú ớ:
- Ê, ê… không có giỡn chơi à! Có giận gì thằng Hòa thì…
- Chuyện này chẳng liên quan gì đến ai hết! – Cúc Tần thở dài và cụp mắt xuống – Đây là mệnh lệnh của ba tôi.
Nghe vậy, mặt Thọ lập tức chảy dài. Nó không hỏi lại, cũng không năm nỉ. Nó nhớ ngay đến chuyện hôm trước, biết “làm con không thể chống lại ba mẹ”, nhất là khi ba mẹ đó đã bắt quả tang đứa con đó từng chọn đống rơm sau hè vào lúc tối trời để “bàn chuyện làm báo” với một thằng con trai hết sức khả nghi.
Kể từ hôm đó, thi sĩ Trầm Mặc Tử đành xách xe không chạy theo bọn tôi.
Có lần tôi nhìn Hòa, thương tình đề nghị:
- Hay mày bổ sung một đứa con gái khác vô ban báo chí cho thằng Hòa có bạn đi, Thọ!
- Dẹp! – Thọ gạt phắt – Ban báo chí không phải là cái chợ!
Nó quay sang Hòa, vừa nói vừa nhe nanh như muốn cắn thằng này:
- Nó muốn làm Romeo thì nó ráng chịu! Hừ!
Như chưa nguôi bực tức, Thọ quét mắt sang tôi và Sơn, ợ ra một tràng chửi rủa:
- Hai đứa mày cũng cùng một giuộc với thằng Hòa. Tao phải lo chuyện đại sự, có rỗi hơi đâu mà suốt ngày đi thu xếp chuyện giận hờn của tụi mày.
Thọ càng nói càng cao giọng, lần này nó đấm tay lên ngực thay vì đấm lên mặt bàn như mọi lần:
- Tụi mày thấy tao với Hạt Dưa không! Có bao giờ xảy ra chuyện gì đâu! Đó là mối quan hệ mẫu mực giữa thi sĩ và nàng thơ! Êm thắm! Chan hòa! Thân thiện!
Ba câu cuối, cứ nói một câu Thọ đấm ngực một cái như nhạc công đệm trống cho ca sĩ. Êm thắm – binh! Chan hòa – binh! Thân thiện – binh!
Ba đứa tôi cũng có cảm giác đó là ba tiếng trống thật, nghe ù cả tai. Và chẳng đứa nào hó hé một tiếng. Chẳng phải tụi tôi sợ gì Thọ. Đơn giản vì nó nói đúng quá! Quả thật, so với ba cặp còn lại, cặp Lãnh Nguyệt Hàn – Hạt Dưa chưa từng để xảy ra bất cứ một xích mích gì.
Đúng là mẫu mực!
Còn sau đây là hậu quả: Ngôi nhà vắng vẻ, tĩnh mịch của con nhỏ Xí Muội ở tuốt trên miệt Vinh Huy xa xôi hẻo lánh bây giờ không một cuối tuần nào yên.
Tụi học trò cấp ba về thăm nhà sáng chủ nhật nào cũng lũ lượt kéo nhau lên Vinh Huy để xem mặt nhà văn Mã Phú (chủ yếu là bọn con trai). Tụi này ngưỡng mộ Mã Phú một phần, phần khác (quan trọng hơn) là nghe đồn văn sĩ tuổi trẻ tài cao này là một cô gái xinh đẹp nghiêng thành đổ nước.
Nhìn xe cộ ra vô nườm nượp, Xí Muội không biết mình nên cười hay nên khóc.
Em nó bàng hoàng:
- Chị tài ghê! Bây giờ em mới biết chị là tác giả truyện này!
Mẹ nó thất kinh:
- Con không lo học, viết vẽ thứ gì mà người ta kéo tới chật nhà thế con?
Tất nhiên, người bất bình với hiện tượng này nhất là thi sĩ Hận Thế Nhân.
Nó từng tuyên bố nó không có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội, nhưng tới nhà Xí Muội chứng kiến cảnh bọn con trai cấp ba xúm xít quanh con nhỏ này, và sau những lời lẽ lịch sự ban đầu là những trêu ghẹo hay tán tỉnh ỡm ờ (như cuộc đời xưa nay vẫn lộn xộn như thế), đầu nó nóng ran như vùi trong bếp trấu.
Dĩ nhiên tôi rất thông cảm với tâm trạng của Sơn, tôi biết rõ nó đang nghĩ gì và trải qua cảm giác như thế nào vì tôi đã từng trải qua cảnh huống y hệt nó lúc bắt gặp đám con trai cấp ba ở nhà Thỏ Con hôm nọ.
Hoàn cảnh tôi và nó giống nhau đến mức phản ứng và những gì xảy ra sau đó cũng y như đúc ra từ một khuôn.
Không thèm ngồi nghe bọn con trai vớ vẩn tán những câu vớ vẩn, thằng Sơn kéo tôi, Hòa và Thọ ra ao cá sau hè ngồi chơi cho đỗ xốn mắt.
Một lát, Xí Muội chạy ra, nó hỏi y hệt Thỏ Con từng hỏi tôi:
- Sao mấy bạn ngồi đây?
Sơn cáu, cũng y hệt tôi hôm trước:
- Muốn đuổi tụi này hả?
- Ơ…
- Ơ gì? – Sơn cay đắng – Hay bạn muốn tụi này ở lại nghe mấy tay lẻo mép kia?
- Người ta có miệng người ta nói gì kệ người ta chứ! – Xí Muội chu miệng như thể minh họa cho câu nói. – Mình không nghe là được rồi!
- Không nghe mà ngồi vểnh tai cả buổi!
- Lịch sự mà!
- Hừ, lịch sự! Thích nghe thì có!
Xí Muội có vẻ muốn tháo ngòi nổ trong đầu Sơn. Nó ngồi lì ở ngoài ao, bỏ mặc các độc giả trung thành và lẳng lơ đang nhốn nháo tìm nó ở trong
Thái độ căng thẳng và những mẩu đối thoại có gắn cốt mìn giữa thi sĩ Hận Thế Nhân và nàng thơ của nó về cơ bản giống như bản sao những gì đã xảy ra giữa tôi và Thỏ Con, cứ như thể bốn đứa tôi chỉ nghĩ bằng hai cái đầu và nói bằng hai cái miệng.
Chỉ khác tôi một chút là vừa nói tới đó, Sơn đã thô bạo cắt ngang cuộc đối thoại bằng cách kéo tay mấy đứa tôi, mặt đằng đằng sát khí:
- Về tụi bay!
Bút danh của nó là Hận Thế Nhân mà!
*
**
Hôm sau đến lớp, Xí Muội chẳng thèm nhìn mặt Sơn khiến thi sĩ Hận Thế Nhân càng “hận thế nhân” hơn nữa.
Giờ ra chơi, Thọ chưa kịp rủ, Sơn đã băng băng kéo cả bọn ra quán cà phê.
Nó nóng tiết đến mức không đợi cà phê bưng ra đã hầm hầm:
- Tụi mày thấy sao?
Cái cách Sơn bắt đầu buổi cà phê giống như bắt đầu một phiên tòa khiến bầu không khí lập tức căng như dây đàn.
Tất nhiên ba đứa tôi đều biết Sơn muốn nói về chuyện gì.
- Tao thấy có gì nghiêm trọng đâu! – Thọ mở đầu bằng giọng như thể nó chưa từng nhìn thấy gì trong buổi sáng chủ nhật vừa rồi.
Rõ ràng Thọ muốn tưới nước lạnh lên cái đầu đang phừng phừng của Sơn. Thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn không muốn thi sĩ Hận Thế Nhân đẩy cơn giận đi quá xa, rồi thình lình phát nổ trong quán. Nhưng phản ứng của Sơn cho thấy cái mà Thọ tưởng là nước lạnh hóa ra là dầu hỏa.
Sơn giãy đùng đùng trên ghế và khạc đạn ào ào như một khẩu đại liên đang phát khùng:
- Mày nghĩ sao vậy Thọ? Mày coi lại cái đầu mày đi! Chuyện to đùng vậy mà mày bảo không có gì nghiêm trọng?
Tôi đỡ lời Thọ:
- Tao cũng nghĩ như thằng Thọ…
Sơn quay phắt sang tôi:
- Tức là cái đầu của mày cũng có vấn đề?
Trong bọn, Sơn là đứa hiền lành nhất, lại ít mồm mép. Nhưng bữa nay có vẻ như cơn nóng giận đã chiếm lấy cái miệng nó và giành quyền phát ngôn. Nó nói câu nào câu nấy chua như giấm, đanh đá chẳng kém gì thằng Thọ.
Hòa từng ở bên cạnh tôi khi tôi đụng độ với đám học trò cấp ba tại nhà Thỏ Con, từng chứng kiến tôi vùng vằng bỏ về, nhưng nó cũng từng nhìn thấy tôi hối hận vì sự giận dỗi vô cớ của mình.
Thằng Sơn chẳng có gì giống như vậy. Bữa nay Sơn làm Hòa phát hoảng. Thi sĩ Hận Thế Nhân vì một phút ghen tuông (ủa, có yêu đâu mà ghen?) mà tự biến mình thành một quả bom đi lạc, tự mình bấm nút tự mình nổ, miểng văng tùm lum, sát thương bạn bè không thương tiếc.
Hòa nhích ghế ra xa (như tránh miểng), cố lấy giọng ôn tồn:
- Xí Muội cũng như Thỏ Con, đâu có tình ý gì với mấy đứa kia…
Thấy thi sĩ Hận Thế Nhân nhìn bạn bè bằng cặp mắt đen ngòm như hai họng súng, Hòa định làm thinh cho yên thân nhưng tôi và Thọ đã phát biểu, nó biết nó không thể ngậm miệng uống cà phê nên lên tiếng xoa dịu, vừa ngập ngừng nói vừa lấm lét nhìn Sơn.
Đúng như tôi lo lắng, những đứa hiền là những đứa cộc. Thằng Sơn hằng ngày hiền như Bụt, nhưng khi nó phát rồ nó chứng minh là bọn tôi hiểu sai bét về nó.
Nó quay sang thằng Hòa, nói như quát vào mặt thằng này:
- Sao mày biết nó không có tình ý?
Nó lia mắt một vòng quanh bàn, giọng ấm ức:
- Tụi mày toàn là bạn xấu! Không đứa nào đứng về phe tao, chỉ nhăm nhăm bênh vực kẻ phản bội…
- Tao thấy mày câm miệng được rồi đó! – Thọ dường như đã tiêu hết gam kiên nhẫn cuối cùng, gầm gừ cắt ngang lời kết án của Hận Thế Nhân. – Mày nói thối không chịu được!
Không để Sơn kịp phản đối, Thọ làm một tràng:
- Hôm trước mày khăng khăng mày không có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội, mày bảo mày chỉ coi nó là bạn bè bình thường. Mày còn trách tao gán ghép cho mày. Vậy mà bây giờ mày lên án Xí Muội phản bội! Phản bội cái mốc xì!
Y như bị đánh mạnh vào đầu, Sơn ngẩn ra. Nó lắp bắp:
- Nhưng dù sao…
Thọ hừ mũi:
- Không “trăng sao” gì hết á! Nếu nói phản bội thì mày mới là đứa phản bội! Mày quên vụ tấm hình nhỏ Nguyệt rồi sao?
Thằng Sơn như con cá bị bủa lưới ở hai đầu. Mắc kẹt giữa những lập luận và chứng cứ của Thọ, nó ngúc ngoắc mãi mà không chui ra được.
Cuối cùng, như kẻ bị dồn vào chân tường, nó đổ liều:
- Gì thì gì, Xí Muội cũng không thể đóng vai Mã Phú mãi được! Chính tại chuyện này mà tụi kia mới ầm ầm kéo lên Vinh Huy.
Sơn thu nắm đấm, cất cao giọng:
- Thằng Lợi phải đứng ra nói rõ nó là Mã Phú.
*
**
Thi sĩ Hận Thế Nhân chỉ hung hăng thế thôi. Sau khi nghe thằng Thọ, cả tôi và Hòa, xúm vào phân tích lợi hại, nó bắt đầu bùi tai, lặng lẽ rút lại yêu sách của mình.
Lợi không nhận mình là Mã Phú, hẳn nó rất khổ tâm. Chỉ vì không muốn cậu nó biết nó học đòi văn chương thi phú trong khi thân phận nó là kẻ ăn nhờ ở đậu, Lợi đành phải từ chối vinh quang của một nhà văn nổi tiếng. Nếu nó nhận mình là Mã Phú, biết đâu tụi con gái trong thị trấn (và cả thành phố nữa) lũ lượt kéo đến tìm nó để bày tỏ lòng ngưỡng mộ (và tỏ tình nữa, biết đâu!)
Nhưng bắt nó làm Mã Phú trong lúc này, chẳng khác nào giết nó, bét ra cũng khiến nó bị cậu nó đuổi ra đường. Hôm trước, lúc thuyết phục nhỏ Xí Muội đóng vai văn sĩ Mã Phú, Thọ đã họp mặt ban báo để trình bày hoàn cảnh éo le của Lợi bằng giọng bùi ngùi và ủy mị như thể đọc điếu văn, chính thằng Sơn cũng có mặt trong cuộc họp và nếu tôi nhớ không lầm hình như lúc đó mắt nó cũng hoe hoe đỏ trước màn trình diễn sụt sùi của Thọ.
Vì vậy, bữa nay ba đứa tôi chẳng cần tốn nhiều nước bọt lắm để lay động trái tim Sơn.
Thi sĩ Hận Thế Nhân sau khi nghe lời hay lẽ phải của ba chàng thi sĩ còn lại đã nguôi bớt hận thù, cảm thấy mình quá may mắn so với cuộc đời của văn sĩ Mã Phú, thậm chí nó xúc động đến mức bất ngờ đòi trả tiền cà phê cho cả bọn, một chuyện mà lúc bình thường dù bị gí súng vô lưng cũng đừng hòng nó làm.
*
**
Lợi không biết tai họa suýt giáng trúng đầu mình, vẫn cặm cụi sáng tác để Lê Lai Xí Muội không bị bạn bè làm khó.
Tôi chẳng biết truyện chàng chăn ngựa của nó sẽ kéo dài đến đâu, nhưng có vẻ như đã tới lúc nàng công chúa không còn muốn coi chàng chăn ngựa là bạn bè bình thường như các nàng thơ vẫn đối xử với bọn thi sĩ chúng tôi.
Một hôm, nàng công chúa và chàng chăn ngựa gặp nhau bên giếng đá. Đó là cái giếng đá cũ xanh mướt rêu nằm giữa tàu ngựa và đồng cỏ, nơi chàng trai vẫn lấy nước cho bầy ngựa của mình vào mỗi buổi chiều.
“Công chúa soi bóng xuống mặt nước và thích thú nhìn ngắm khuôn mặt xinh đẹp của mình. Cô thấy cả bầu trời xanh thăm thẳm trong đáy giếng, cô còn nhìn thấy những đám mây trắng bồng bềnh trôi ngang. Có lúc cô mỉm cười với chùm hoa bông tai đính trên mái tóc đẹp của cô, rồi không kềm được sự tinh nghịch cô bứt một cọng cỏ thả xuống lòng giếng để thấy hình ảnh trước mắt nhè đi, vỡ thành nhiều mảnh và lan ra theo từng vòng sóng để chốc sau lại nhập vào và sáng rõ trở lại như một phép màu.
- Ngươi lại đây mà xem này!
Công chúa gọi chàng chăn ngựa lúc này đang loay hoay cỏ đằng tàu ngựa.
- Ngươi nhìn xuống giếng xem ta làm phép nhé!
Cô nói khi chàng trai bước lại gần, hai tay vẫn không ngừng phủi vào quần để làm sạch cỏ bám trên tay.
Công chúa mở những ngón tay cho cọng cỏ rơi xuống khi chàng trai cúi nhìn vào lòng giếng, vui vẻ nói:
- Ngươi chờ một chút!
Mặt nước dập dềnh, lay động, bầu trời và mây và mặt người rung rinh, tan ra, gờn gợn, nhập nhòe, chập choạng rồi chầm chậm lắng dần.
- Ngươi thấy chưa?
Công chúa reo lên khi mặt nước trở lại phẳng phiu và trong lòng giếng yên bình đó, tất cả – trời xanh, mây trắng, chùm hoa đỏ và vàng trên suối tóc mượt đen lại bỗng chốc vẹn nguyên như được một bàn tay vô hình cắt dán, sắp xếp một cách hoàn hảo.
Chàng chăn ngựa chưa kịp trả lời, công chúa bỗng “ơ” lên một tiếng ngân dài. Đấy là vì trong một thoáng cô chợt nhận ra kế bên gương mặt của cô là gương mặt tuấn tú của một chàng trai lạ. Dĩ nhiên cô biết đó là gương mặt của chàng chăn ngựa – bây giờ đã là bạn thân của cô, nhưng khi cô nhìn qua tấm gương lung linh dưới kia cô thấy chàng lạ hẳn như thể cô mới nhìn thấy chàng lần đầu. Cảm giác ngờ ngợ bỗng chốc lấp đầy cô, cũng bởi vì lần đầu cô thấy hai người ở gần nhau đến vậy, hình ảnh mà cô tưởng tượng cô chỉ có thể bắt gặp trong những giấc mơ nửa đêm về sáng.
Như một phản xạ tự nhiên, nàng công chúa bé bỏng ngoảnh mặt sang bên cạnh như muốn kiểm tra xem hình ảnh dưới kia có thật không và vì chàng chăn ngựa đứng quá gần cô nên đôi môi cô vô tình chạm vào má chàng trai… ”.
Chàng chăn ngựa và nàng công chúa trong câu chuyện của văn sĩ Mã Phú càng xích lại gần nhau bao nhiêu thì bọn thi sĩ chúng tôi và các nàng thơ gặp lắm trục trặc bấy nhiêu.
Sau Thỏ Con, Xí Muội đến Cúc Tần.
Trước nay, các bậc phụ huynh đáng kính của tám đứa tôi vẫn nghe đồn (có khi nhìn thấy) bốn đứa con trai chở bốn đứa con gi đi diễu ngoài đường nhưng khi được bọn tôi giải thích bọn tôi đi công việc cho nhà trường vì tất cả đều là thành viên của ban báo chí, các bậc phụ huynh chẳng có ý kiến gì, thậm chí còn có vẻ hãnh diện về trọng trách của bọn tôi.
Đôi lúc các ông bố phát hiện các ông quý tử lấy trộm chìa khóa honda chuồn đi chơi, bọn thi sĩ chúng tôi cũng nhờ lý do cao đẹp này mà thoát nạn.
Nhưng kể từ khi thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng Cúc Tần rủ nhau chơi trò Romeo và Juliet, đểnh đoảng để ba của Juliet phát hiện thì mọi chuyện không còn suôn sẻ với chàng Romeo nữa.
Một hôm, Cúc Tần gặp Thọ, méo xệch miệng:
- Ông gạch tên tôi khỏi ban báo chí đi!
Y như có một phát đạn sượt qua tai, thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn nhảy bắn lên, ú ớ:
- Ê, ê… không có giỡn chơi à! Có giận gì thằng Hòa thì…
- Chuyện này chẳng liên quan gì đến ai hết! – Cúc Tần thở dài và cụp mắt xuống – Đây là mệnh lệnh của ba tôi.
Nghe vậy, mặt Thọ lập tức chảy dài. Nó không hỏi lại, cũng không năm nỉ. Nó nhớ ngay đến chuyện hôm trước, biết “làm con không thể chống lại ba mẹ”, nhất là khi ba mẹ đó đã bắt quả tang đứa con đó từng chọn đống rơm sau hè vào lúc tối trời để “bàn chuyện làm báo” với một thằng con trai hết sức khả nghi.
Kể từ hôm đó, thi sĩ Trầm Mặc Tử đành xách xe không chạy theo bọn tôi.
Có lần tôi nhìn Hòa, thương tình đề nghị:
- Hay mày bổ sung một đứa con gái khác vô ban báo chí cho thằng Hòa có bạn đi, Thọ!
- Dẹp! – Thọ gạt phắt – Ban báo chí không phải là cái chợ!
Nó quay sang Hòa, vừa nói vừa nhe nanh như muốn cắn thằng này:
- Nó muốn làm Romeo thì nó ráng chịu! Hừ!
Như chưa nguôi bực tức, Thọ quét mắt sang tôi và Sơn, ợ ra một tràng chửi rủa:
- Hai đứa mày cũng cùng một giuộc với thằng Hòa. Tao phải lo chuyện đại sự, có rỗi hơi đâu mà suốt ngày đi thu xếp chuyện giận hờn của tụi mày.
Thọ càng nói càng cao giọng, lần này nó đấm tay lên ngực thay vì đấm lên mặt bàn như mọi lần:
- Tụi mày thấy tao với Hạt Dưa không! Có bao giờ xảy ra chuyện gì đâu! Đó là mối quan hệ mẫu mực giữa thi sĩ và nàng thơ! Êm thắm! Chan hòa! Thân thiện!
Ba câu cuối, cứ nói một câu Thọ đấm ngực một cái như nhạc công đệm trống cho ca sĩ. Êm thắm – binh! Chan hòa – binh! Thân thiện – binh!
Ba đứa tôi cũng có cảm giác đó là ba tiếng trống thật, nghe ù cả tai. Và chẳng đứa nào hó hé một tiếng. Chẳng phải tụi tôi sợ gì Thọ. Đơn giản vì nó nói đúng quá! Quả thật, so với ba cặp còn lại, cặp Lãnh Nguyệt Hàn – Hạt Dưa chưa từng để xảy ra bất cứ một xích mích gì.
Đúng là mẫu mực!
Bình luận facebook