Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Lá nằm trong lá - Chương 06
Tôi có thích con gái không? Nói trắng ra, tôi có thích Thỏ Con không?
Nhiều lúc tôi vẫn tự đặt cho tôi câu hỏi này. Và trong phần lớn các trường hợp, sau khi xoay chuyển ý nghĩ theo đủ các hướng, tôi kết luận là tôi có thích nó.
Đơn giản, nếu không thích Thỏ Con, tôi chẳng việc gì phải è lưng ra chở nó chạy vòng vèo hết đồi tới suối, gần cả năm trời.
Tôi thích nó không chỉ vì sự gán ghép của thi sĩ Lãng Nguyệt Hàn, mặc dù phải thừa nhận nếu không có thằng Thọ, nếu không có sự lạm quyền của nó trong vai trò thưởng ban báo chí nhà trường, tôi đã không có cơ hội cặp kè với Thỏ Con một cách danh chính ngôn thu
Tôi thích Thỏ Con vì nó hiền, trong bốn nàng thơ nó là đứa hiền nhất. Dĩ nhiên đứa hiền nhất không phải là đứa lúc nào cũng hiền, thỉnh thoảng nó cũng nổi cộc, đặc biệt là khi bênh vực bạn bè hoặc lòng tự trọng bị người khác xúc phạm. Vì vậy mà tôi không giận Thỏ Con mặc dù mấy hôm nay nó đang giận tôi.
Tôi thích Thỏ Con còn vì một đứa con trai cứ cặp kè với một đứa con gái ngày này sang ngày khác thì thế nào cũng đến lúc đứa con trái đó thích đứa con gái đó: ánh mắt của đứa con gái bỗng trở nên ấm áp, giọng nói của đứa con gái bỗng trở nên du dương và mọi cử chỉ của đứa con gái bỗng trở nên duyên dáng một cách kỳ lạ, mặc dù cũng ánh mắt đó, giọng nói đó, cử chỉ đó trước khi trở nên thân thuộc thì đứa con trai cảm thấy chẳng có gì đặc biệt.
Cuối cùng, tôi thích Thỏ Con bởi vì tất cả bạn bè đều nghĩ tôi thích nó. Khi cả thế gian đều nhất trí bảo rằng con mèo là con chó thì đôi khi bạn cũng bắt gặp mình lẩn thẩn: Có khi nào chó với mèo là một chăng?
Dù sao tôi cũng đủ tỉnh táo để biết rằng thích không phải là yêu, mặc dù tôi làm cả đống thơ tình cho Thỏ Con dưới sức ép của thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn
Thơ tình của tôi hẳn nhiên là thứ thơ tình chung chung, có thể tặng bất cứ đứa con gái nào trên trái đất này, đại loại như: “Em ạ, ta chờ nhau kiếp sau/ Trăng theo ngày tháng cũng phai màu”.Những câu thơ mang hỏi hướm “Đường vào tình sử” của Đinh Hùng đó được thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn khen nức nở và sau đó nó không ngớt lời ca tụng chuyện tình giữa hai đứa tôi, thậm chí còn so sánh với mối tình Tristan và Iseult nào đó bên Tây nhưng tôi biết nếu tôi có gặp lại Thỏ Con ở kiếp sau thật thì tình cảm tôi dành cho nó chắc cũng nằm ở mức tôi lấy trộm xe của ba tôi chở nó đi loăng quăng ngoài phố là cùng.
Dĩ nhiên sau cái ngày cả bọn rầu rĩ thú nhận với nhau những chuyện tình đó chỉ toàn là hư ảo, rằng thực ra chẳng đứa nào có tình ý gì với nàng thơ của mình (và ngược lại, các nàng thơ chắc cũng chẳng có tình ý gì với đứa nào trong bọn), thằng Thọ không còn tưới nước đường vào chuyện tình tưởng tượng của hai đứa tôi nữa nhưng nó vẫn không quên vỗ vai tôi bồm bộp:
- Yêu hay không yêu mặc xác mày, nhưng thơ tình thì vẫn phải làm đấy nhé!
*
**
Thi sĩ Trầm Mặc Tử có thích nàng thơ Cúc Tần không?
Chắc là thích, căn cứ vào những gì tôi suy luận từ chuyện giữa tôi và Thỏ Con.
Thi sĩ Trầm Mặc Tử có yêu nàng thơ Cúc Tần không?
Chắc là không, căn cứ vào những gì tôi suy luận từ chuyện giữa Thỏ Con và tôi.
Hơn nữa, thằng Hòa từng nói với bọn tôi là nó cũng như bọn tôi, nghĩa là không yêu iếc gì hết.
Tôi tin ngay lời thú nhận của nó, vì những lẽ trên kia. Và vì một lẽ khác quan trọng hơn: tôi nghĩ một đứa đêm ngủ vấn đái dầm thì không thể nào mơ mộng đến chuyện yêu đương. Một bên cao quý, một bên tầm thường, một bên lãng mạn vô bờ bến, một bên phàm tục hết chỗ chê, tình yêu và tật đái dầm không thể tồn tại trong một con người được.
Khi nghĩ như vậy về Hòa, tôi quên rằng nó chỉ đái dầm trong khi ngủ và trước khi ngủ thì nó không đái dầm.
Trước khi đi ngủ, nghĩa là trước khi rơi vào chỗ tầm thường phàm tục nó vẫn có thể cao quý, vẫn có thể lãng mạn. Bằng chứng là một tối nọ, nó rủ tôi đi dạo và kêu tôi cầm theo cây đèn pin.
- Tự dưng giở chứng vậy? – Tôi há hốc miệng – Cầm theo đèn pin làm chi?
- Mày cứ nghe lời tao đi!
Hòa úp mở và sau khi thấy tôi chạy vào nhà lấy cây đèn pin cầm tay, nó lầm lũi tuôn ra cổng không nói tiếng nào.
Tôi lẽo đẽo đi theo nó, tưởng nó rủ đi uống cà phê hoặc kéo tới nhà thằng Sơn chơi, một lát ngạc nhiên thấy hai đứa đang cuốc bộ dọc con đường dẫn xuống mé ruộng sau lưng chợ.
- Xuống cầu Hà Kiều hả mày?
Hòa ỡm ờ:
- Lát nữa mày sẽ biết!
Vài phút sau, tôi nhận ra con đường hai đứa tôi đang rảo bước đúng là con đường nhỏ bọn tôi từng dẫn cô Hiền và cô Mười đi dạo những đêm trăng trước đây. Bên trái là rặng tre xanh nghiêng cành nhánh xuống mặt đường, suốt ngày đêm không ngừng tấu lên khúc nhạc đồng quê bằng những tiếng rì rào không bao giờ kết thúc, bên phải là những thửa ruộng tiếp nhau chạy từ cuối chợ cho đến tận bàu sen, xanh ngan ngát cả một vùng. Đi hết rặng tre, gặp một con đường lớn xe ô tô đi lọt, rẽ trái là ra trường huyện, quẹo phải là đến cầu Hà Kiều.
Chỉ khác là đêm nay trời không trăng, có lẽ vì vậy Hòa kêu tôi cầm theo cây đèn pin.
Tôi rọi đèn xuống mặt đường, nghịch ngợm vẽ thành vòng tròn cho đỡ sốt ruột.
Tôi vẽ đến vòng thứ mười thì Hòa giật phắt cây đèn trên tay tôi quét ra phía trước, chớp tắt vài lần như thể đánh “moọc” rồi quay sang tôi, thấp giọng:
- Mày đứng đây đợi tao!
Tôi ngẩng lên, tự dưng muốn đưa tay cốc đầu mình một cái khi cây bông gòn cao ngất nhô lên từ góc rào nhà con Cúc Tần đập vào mắt tôi trong thứ ánh sáng đứt nối bắn ra từ tay Hòa.
Nhà Cúc Tần nằm cuối rặng tre, ngay ngã ba, tôi chạy xe lượn qua nhà nó nhiều lần nhưng chưa ghé vô bao giờ. Tôi cũng không nghĩ rằng thằng Hòa dám mò đến nhà nàng thơ của nó vào lúc tối mịt thế này nên đã không đoán ra nó rủ tôi đi đâu.
Tôi lo lắng nhìn dãy rào in bóng đen ngòm lên bầu trời đùng đục, níu tay Hòa:
- Mày định làm gì vậy?
- Tao ghé thăm nàng thơ của tao. – Hòa đáp, tôi không nhìn rõ mặt nó trong bóng đêm nhưng vẫn hình dung được vẻ vênh váo của nó qua cách nó đáp lời tôi.
- Thế sao mày không đi nữa? Ngõ vào nhà nó đằng kia mà.
- Tao không vào nhà. Vào nhà thì xoàng quá. Tao hẹn nó ở đống rơm sau hè.
Nó huých khuỷu tay vào hông tôi:
- Vì vậy tao mới bảo mày đứng đây.
Tôi như bơi trong sự
- Trò mới à?
- Tao bắt chước Romeo và Juliet.
*
**
Romeo khoái chí khoe tôi nó dã hò hẹn với Juliet theo kiểu này một lần rồi.
Lần đó xảy ra cách đây bốn ngày. Đúng tám giờ tối nàng Juliet bước ra sau hè, đợi Romeo nhá đèn pin thì lui cui vạch rào cho Romeo chui vô. Hòa kể tôi thế. Nó bảo Cúc Tần là đứa ưa đọc truyện phiêu lưu trình thám, nghe thi sĩ Trầm Mặc Tử bày trò ú tim thì hưởng ứng ngay tắp lự.
- Thế sau đó tụi mày chui vô đống rơm thật à? – Tôi liếm môi, ghen tị hỏi, đầu vẫn nhớ rõ buổi tối thằng Hòa tự nhiên biến mát khiến tôi đi tìm gần chết.
- Ờ, đống rơm sau hè nhà nó là nơi ẩn nấp an toàn nhất. Lại kế hàng rào, có biến là tao chuồn được ngay.
Tôi nói, bắt gặp mình đang nuốt nước bọt:
- Thế chui vô đống rơm thì tụi mày làm gì?
- Tụi tao có làm gì đâu! Vẫn ngồi trò chuyện như trên lớp thôi!
Hòa trả lời chán ngắt. Tôi nhìn nó như nhìn một đứa vừa va đầu phải gốc cây:
- Thế việc gì phải chui vô đống rơm?
- Sao mày ngu thế? – Tới lượt Hòa nhìn lại tôi như nhìn một thằng người bằng gỗ, và có vẻ nó bắt đầu tưởng mình là thằng Thọ khi hùng hồn mắng tôi ngu. – Hò hẹn thế mới lãng mạn chứ!
- Nhưng tụi mày đâu có yêu nhau? – Tôi cãi.
- Cần gì yêu!
Lần này nói xong, Hòa đập lên tay tôi, tí tởn:
- Tao chui vô đây. Chắc Cúc Tần đợi tao nãy giờ.
Vừa dợm bước, Hòa ngoảnh lại, đập lên tay tôi một cái nữa, nghiêm giọng:
- Đứng đây chờ tao! Mày không được bỏ về đấy!
Tôi cầm cây đèn pin Hòa trao, sợ rắn trong rặng tre um tùm bò ra nên đứng nhích sát mép ruộng, tâm trí nghĩ ngợi vẩn vơ. Thoạt đầu, tôi không biết thằng Hòa rủ tôi đi theo làm gì. Nó từng một mình hò hẹn với Cúc Tần kiểu này trót lọt. Nó đâu cần đến sự giúp đỡ của tôi. Có hay không có tôi đứng ngoài hàng rào đợi nó, mọi chuyện vẫn chẳng có gì khác.
Nghĩ miên man một hồi, tôi chợt “à” lên một tiếng khi chợt hiểu ra thâm ý của Hòa. Nó rủ tôi đi theo chắc là để khoe mẽ. Để tôi chứng kiến cuộc hò hẹn theo phong cách lãng mạn hồi hộp của nó với Cúc Tần. Tóm lại, để cho tôi lé mắt.
Tự dưng tôi bật cười khẽ và trong khi tôi cố tưởng tượng thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng thơ của nó đang làm gì trong đống rơm (và có đúng là “chỉ trò chuyện như ở trên lớp” hay không!) thì tôi bỗng tròn xoe mắt khi thấy Hòa thình lình hiện ra trước mặt tôi.
- Về! – Hòa gọn lỏn, giọng kém vui.
- Sao mày chui ra sớm thế? – Tôi chớp mắt, ngẩn ngơ. – Hai đứa mày gây gổ chuyện gì à?
- Tao có gặp được nó đâu! – Giọng Hòa vẫn quàu quạu.
Tôi ngớ ra một lát, rồi như chợt hiểu liền gật gù chia xẻ:
- Bọn con gái là thế! Thỉnh thoảng hứng lên lại cho mình leo cây! Nó bắt mình chui vô chui ra như…
Tôi kịp tốp lại chữ “chó” đúng phút chót, nhưng tôi biết ngay cả khi tôi dán miệng kịp thời, một đứa kém thông minh đến mấy cũng biết tỏng tôi sắp sửa phun ra chữ gì. Tôi khẽ liếc Hòa, nơm nớp chờ nó phồng mang lên. Nhưng Hòa dường như đang để trọn đầu óc vào chuyện buồn bực vừa xảy ra nên không để ý đến lối so sánh bất nhã của tôi.
- Tao có chui vô được đâu. – Hòa khụt khịt mũi.
- Ủa! Thế…
Hòa nhún vai, như hiểu tôi định hỏi g
- Tao vừa vạch rào đã đụng ngay ông già nó.
- Ối! – Tôi đưa tay bụm mặt, như không dám nhìn thẳng vào những gì xảy ra sau đó mà tôi nghĩ chắc là rất tồi tệ.
- Tình cờ thôi! – Hòa tặc lưỡi – Ổng ra chỗ hàng rào đi tiểu.
Bây giờ thì tôi mới phát giác ra người thằng Hòa có mùi gì thoang thoảng.
- Ổng tiểu trúng đầu mày à? – Tôi hỏi và bước vội ra xa, đề phòng một cú đấm của nó.
- Bậy! Trúng chân thôi!
Hòa nói “trúng chân” nhưng tôi nghe giọng nó đột ngột méo đi. Tôi đã định trêu “chân” mày mọc trên cổ mày chứ gì nhưng cuối cùng tôi ép mình ngậm miệng lại, khi nhớ ra rằng cười cợt trên nỗi đau của người khác là điều vô lương tâm hết sức.
Tuy nhiên tôi không thể cấm tôi cười thầm trong bụng khi nhớ đến tật đái dầm của Hòa, bởi vì ngay sau đó tôi lập tức ngạc nhiên rằng tại sao cuộc đời của thi sĩ Trầm Mặc Tử chuyện gì cũng liên quan đến… nước tiểu
*
**
Thi sĩ Trầm Mặc Tử hôm đó “trầm mặc” suốt dọc đường về. Tất nhiên tôi cũng nín thinh vì nói bất cứ câu gì trong lúc này cũng thanh không tử tế, cũng ra vẻ châm chọc, dù thực lòng tôi chỉ muốn an ủi nó.
Tôi lặng lẽ đi bên cạnh Hòa, tất nhiên là cách nó một khoảng cách an toàn, không phải sợ nó bực mình manh động mà vì không chịu nổi cái mùi đang tỏa ra từ người nó. Tuy không tận mắt chứng kiến, tôi vẫn có thể hình dung cảnh nó ngồi im chịu trận như thế nào khi cơn mưa ngoài ý muốn đột ngột trút xuống đầu. Hẳn nhiên lúc đó Hòa không dám nhúc nhích vì sợ ba con Cúc Tần phát hiện, nếu vậy còn tệ hơn vì rất có thể tiếp theo sau đó lại thêm một cơn mưa gậy gộc.
Đêm đó, tất nhiên thi sĩ Trầm Mặc Tử tắm rửa sạch sẽ, thậm chí kỳ cọ đến tróc cả da trước khi leo lên ghế xếp để tiếp tục tắm mình trong một cơn mưa khác, lần này ít tồi tệ hơn vì chính nó là người làm ra mưa.
Như đã nói, bữa đó Hòa câm nín đến tận nhà, chỉ khi sắp trèo lên ghế xếp, nó mới kéo tôi ra trước hiên, rít khẽ:
- Cấm mày kể chuyện này với ai đấy nhé!
Tuy Hòa chỉ dặn dò đơn giản như vậy nhưng qua vẻ mặt lẫn quai hàm đang nghiến chặt của nó, tôi hiểu thông điệp giấu đằng sau có ý nghĩa là “Nếu không tao sẽ giết mày!”.
Dĩ nhiên tôi đâu có ngu. Tôi kể chuyện xấu của Hòa ra làm chi. Hơn nữa, tình bạn giữa tôi và nó không cho phép tôi làm chuyện ngốc nghếch đó.
Người xì ra chuyện là Cúc Tần. Nó nói với tụi Hạt Dưa, Xí Muội, Thỏ Con là ngay lần hò hẹn đầu tiên giữa nó và thằng Hòa chỗ đống rơm, ba nó đã hay biết.
Ba nó biết chỉ do tình cờ. Tối đó, ba nó đứng trước ngõ nói chuyện với hàng xóm, đột nhiên thấy ánh đèn pin chớp lóe bên ngoài hàng rào. Tưởng ai đi ngoài đường nhá đèn, ba nó không để ý nhưng ngay sau đó thấy Cúc Tần trong nhà rón rén đi ra, ông bắt đầu sinh nghi.
Ông sè sẹ bước lại gần đống rơm, dĩ nhiên hai đứa đại ngu là thằng Hòa và con Cúc Tần không hay biết gì. Bữa đó thấy hai đứa nó chỉ ngồi trò truyện suông nên ông không ra tay, nếu tụi nó lỡ dại ôm nhau một cái chắc thằng Hòa chỉ có bò về nhà.
Tất nhiên, con Cúc Tần chỉ biết được chuyện đó vào tối hôm qua, khi thi sĩ Trầm Mặc Tử lại đánh tín hiệu lần nữa. Được Hòa thông báo trước trên lớp, tầm tám giờ Cúc Tần bắt đầu lảng vảng trước sân, không biết kể từ hôm bắt quả tang nó hẹn hò với thằng này tối nào ba nó cũng vờ ra đầu ngõ ngồi hóng mát với mục đích không nói thì ai cũng biết là phục kích hai đứa nó.
Lần này, khi tín hiệu hắc ám của thằng Hòa vừa lọt vào mắt, ông liền đứng bật lên khỏi chiếc đòn kê chạy lại nắm tay con gái kéo sềnh sệch vào nhà trước khi nó kịp mon men lại chỗ hàng rào. Hẳn nhiên, lúc đó hồn vía con Cúc Tần đã đi ăn giỗ tận đâu, mặt nó thoắt đổi sang màu lông chuột, tay chân đột nhiên yếu ớt và không còn chút hơi sức: ba nó lôi nó như lôi một bao gạo nhưng nó tuyệt không có phản ứng gì, cả bằng hành động lẫn lời nói.
Sau khi quát đứa con, bắt nó ngồi yên trong nhà, ba nó hùng hổ vòng ra sau hè truy bắt tội phạm. Con Cúc Tần kể với tụi bạn là lúc đó trái tim nó hoàn toàn ngừng đập, nó ngồi trên ghế có cảm tưởng đang ngồi trên bếp lò, có thể cháy thành than bất cứ lúc nào.
Tất nhiên trong hàng chục kịch bản mà sự sợ hãi có thể nghĩ ra, Cúc Tần không bắt gặp hình ảnh nào giống với sự trừng phạt mà ba nó đã dành cho thằng Hòa vào tối hôm đó.
Tất nhiên ba nó không hề hé môi với con gái về hành động quỷ quái của mình, có lẽ vì ông sợ nhỡ con gái ông đem lòng yêu thương sâu đậm đứa con trai thì tình cha con rất có thể sẽ rạn nứt thê thảm nếu Cúc Tần biết được người đẻ ra mình đã làm gì với người sẽ đẻ ra những đứa con của mình.
Sự cẩn thận lo xa của ba con Cúc Tần cũng là điều may mắn của thằng Hòa.
Bốn nàng thơ xúm lại vây quanh nó, mỗi đứa hỏi một câu:
- Tối qua ba tôi nói gì với bạn vậy?
- Ổng nó bằng “đả hổ cước” hay “giáng long chưởng”?
- Nói thiệt đi! Xương sườn ông giờ còn mấy cái?
- Ông thử đi mấy bước cho tụi này coi chân ông có bị cà nhắc không?
Thằng Hòa khẽ liếc tôi, gượng cười:
- Có gặp mặt đâu! Tôi đứng ngoài hàng rào, chưa kịp nhúc nhích, thấy có bóng người lêu nghêu đi tới là tôi bỏ chạy liền!
Nhiều lúc tôi vẫn tự đặt cho tôi câu hỏi này. Và trong phần lớn các trường hợp, sau khi xoay chuyển ý nghĩ theo đủ các hướng, tôi kết luận là tôi có thích nó.
Đơn giản, nếu không thích Thỏ Con, tôi chẳng việc gì phải è lưng ra chở nó chạy vòng vèo hết đồi tới suối, gần cả năm trời.
Tôi thích nó không chỉ vì sự gán ghép của thi sĩ Lãng Nguyệt Hàn, mặc dù phải thừa nhận nếu không có thằng Thọ, nếu không có sự lạm quyền của nó trong vai trò thưởng ban báo chí nhà trường, tôi đã không có cơ hội cặp kè với Thỏ Con một cách danh chính ngôn thu
Tôi thích Thỏ Con vì nó hiền, trong bốn nàng thơ nó là đứa hiền nhất. Dĩ nhiên đứa hiền nhất không phải là đứa lúc nào cũng hiền, thỉnh thoảng nó cũng nổi cộc, đặc biệt là khi bênh vực bạn bè hoặc lòng tự trọng bị người khác xúc phạm. Vì vậy mà tôi không giận Thỏ Con mặc dù mấy hôm nay nó đang giận tôi.
Tôi thích Thỏ Con còn vì một đứa con trai cứ cặp kè với một đứa con gái ngày này sang ngày khác thì thế nào cũng đến lúc đứa con trái đó thích đứa con gái đó: ánh mắt của đứa con gái bỗng trở nên ấm áp, giọng nói của đứa con gái bỗng trở nên du dương và mọi cử chỉ của đứa con gái bỗng trở nên duyên dáng một cách kỳ lạ, mặc dù cũng ánh mắt đó, giọng nói đó, cử chỉ đó trước khi trở nên thân thuộc thì đứa con trai cảm thấy chẳng có gì đặc biệt.
Cuối cùng, tôi thích Thỏ Con bởi vì tất cả bạn bè đều nghĩ tôi thích nó. Khi cả thế gian đều nhất trí bảo rằng con mèo là con chó thì đôi khi bạn cũng bắt gặp mình lẩn thẩn: Có khi nào chó với mèo là một chăng?
Dù sao tôi cũng đủ tỉnh táo để biết rằng thích không phải là yêu, mặc dù tôi làm cả đống thơ tình cho Thỏ Con dưới sức ép của thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn
Thơ tình của tôi hẳn nhiên là thứ thơ tình chung chung, có thể tặng bất cứ đứa con gái nào trên trái đất này, đại loại như: “Em ạ, ta chờ nhau kiếp sau/ Trăng theo ngày tháng cũng phai màu”.Những câu thơ mang hỏi hướm “Đường vào tình sử” của Đinh Hùng đó được thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn khen nức nở và sau đó nó không ngớt lời ca tụng chuyện tình giữa hai đứa tôi, thậm chí còn so sánh với mối tình Tristan và Iseult nào đó bên Tây nhưng tôi biết nếu tôi có gặp lại Thỏ Con ở kiếp sau thật thì tình cảm tôi dành cho nó chắc cũng nằm ở mức tôi lấy trộm xe của ba tôi chở nó đi loăng quăng ngoài phố là cùng.
Dĩ nhiên sau cái ngày cả bọn rầu rĩ thú nhận với nhau những chuyện tình đó chỉ toàn là hư ảo, rằng thực ra chẳng đứa nào có tình ý gì với nàng thơ của mình (và ngược lại, các nàng thơ chắc cũng chẳng có tình ý gì với đứa nào trong bọn), thằng Thọ không còn tưới nước đường vào chuyện tình tưởng tượng của hai đứa tôi nữa nhưng nó vẫn không quên vỗ vai tôi bồm bộp:
- Yêu hay không yêu mặc xác mày, nhưng thơ tình thì vẫn phải làm đấy nhé!
*
**
Thi sĩ Trầm Mặc Tử có thích nàng thơ Cúc Tần không?
Chắc là thích, căn cứ vào những gì tôi suy luận từ chuyện giữa tôi và Thỏ Con.
Thi sĩ Trầm Mặc Tử có yêu nàng thơ Cúc Tần không?
Chắc là không, căn cứ vào những gì tôi suy luận từ chuyện giữa Thỏ Con và tôi.
Hơn nữa, thằng Hòa từng nói với bọn tôi là nó cũng như bọn tôi, nghĩa là không yêu iếc gì hết.
Tôi tin ngay lời thú nhận của nó, vì những lẽ trên kia. Và vì một lẽ khác quan trọng hơn: tôi nghĩ một đứa đêm ngủ vấn đái dầm thì không thể nào mơ mộng đến chuyện yêu đương. Một bên cao quý, một bên tầm thường, một bên lãng mạn vô bờ bến, một bên phàm tục hết chỗ chê, tình yêu và tật đái dầm không thể tồn tại trong một con người được.
Khi nghĩ như vậy về Hòa, tôi quên rằng nó chỉ đái dầm trong khi ngủ và trước khi ngủ thì nó không đái dầm.
Trước khi đi ngủ, nghĩa là trước khi rơi vào chỗ tầm thường phàm tục nó vẫn có thể cao quý, vẫn có thể lãng mạn. Bằng chứng là một tối nọ, nó rủ tôi đi dạo và kêu tôi cầm theo cây đèn pin.
- Tự dưng giở chứng vậy? – Tôi há hốc miệng – Cầm theo đèn pin làm chi?
- Mày cứ nghe lời tao đi!
Hòa úp mở và sau khi thấy tôi chạy vào nhà lấy cây đèn pin cầm tay, nó lầm lũi tuôn ra cổng không nói tiếng nào.
Tôi lẽo đẽo đi theo nó, tưởng nó rủ đi uống cà phê hoặc kéo tới nhà thằng Sơn chơi, một lát ngạc nhiên thấy hai đứa đang cuốc bộ dọc con đường dẫn xuống mé ruộng sau lưng chợ.
- Xuống cầu Hà Kiều hả mày?
Hòa ỡm ờ:
- Lát nữa mày sẽ biết!
Vài phút sau, tôi nhận ra con đường hai đứa tôi đang rảo bước đúng là con đường nhỏ bọn tôi từng dẫn cô Hiền và cô Mười đi dạo những đêm trăng trước đây. Bên trái là rặng tre xanh nghiêng cành nhánh xuống mặt đường, suốt ngày đêm không ngừng tấu lên khúc nhạc đồng quê bằng những tiếng rì rào không bao giờ kết thúc, bên phải là những thửa ruộng tiếp nhau chạy từ cuối chợ cho đến tận bàu sen, xanh ngan ngát cả một vùng. Đi hết rặng tre, gặp một con đường lớn xe ô tô đi lọt, rẽ trái là ra trường huyện, quẹo phải là đến cầu Hà Kiều.
Chỉ khác là đêm nay trời không trăng, có lẽ vì vậy Hòa kêu tôi cầm theo cây đèn pin.
Tôi rọi đèn xuống mặt đường, nghịch ngợm vẽ thành vòng tròn cho đỡ sốt ruột.
Tôi vẽ đến vòng thứ mười thì Hòa giật phắt cây đèn trên tay tôi quét ra phía trước, chớp tắt vài lần như thể đánh “moọc” rồi quay sang tôi, thấp giọng:
- Mày đứng đây đợi tao!
Tôi ngẩng lên, tự dưng muốn đưa tay cốc đầu mình một cái khi cây bông gòn cao ngất nhô lên từ góc rào nhà con Cúc Tần đập vào mắt tôi trong thứ ánh sáng đứt nối bắn ra từ tay Hòa.
Nhà Cúc Tần nằm cuối rặng tre, ngay ngã ba, tôi chạy xe lượn qua nhà nó nhiều lần nhưng chưa ghé vô bao giờ. Tôi cũng không nghĩ rằng thằng Hòa dám mò đến nhà nàng thơ của nó vào lúc tối mịt thế này nên đã không đoán ra nó rủ tôi đi đâu.
Tôi lo lắng nhìn dãy rào in bóng đen ngòm lên bầu trời đùng đục, níu tay Hòa:
- Mày định làm gì vậy?
- Tao ghé thăm nàng thơ của tao. – Hòa đáp, tôi không nhìn rõ mặt nó trong bóng đêm nhưng vẫn hình dung được vẻ vênh váo của nó qua cách nó đáp lời tôi.
- Thế sao mày không đi nữa? Ngõ vào nhà nó đằng kia mà.
- Tao không vào nhà. Vào nhà thì xoàng quá. Tao hẹn nó ở đống rơm sau hè.
Nó huých khuỷu tay vào hông tôi:
- Vì vậy tao mới bảo mày đứng đây.
Tôi như bơi trong sự
- Trò mới à?
- Tao bắt chước Romeo và Juliet.
*
**
Romeo khoái chí khoe tôi nó dã hò hẹn với Juliet theo kiểu này một lần rồi.
Lần đó xảy ra cách đây bốn ngày. Đúng tám giờ tối nàng Juliet bước ra sau hè, đợi Romeo nhá đèn pin thì lui cui vạch rào cho Romeo chui vô. Hòa kể tôi thế. Nó bảo Cúc Tần là đứa ưa đọc truyện phiêu lưu trình thám, nghe thi sĩ Trầm Mặc Tử bày trò ú tim thì hưởng ứng ngay tắp lự.
- Thế sau đó tụi mày chui vô đống rơm thật à? – Tôi liếm môi, ghen tị hỏi, đầu vẫn nhớ rõ buổi tối thằng Hòa tự nhiên biến mát khiến tôi đi tìm gần chết.
- Ờ, đống rơm sau hè nhà nó là nơi ẩn nấp an toàn nhất. Lại kế hàng rào, có biến là tao chuồn được ngay.
Tôi nói, bắt gặp mình đang nuốt nước bọt:
- Thế chui vô đống rơm thì tụi mày làm gì?
- Tụi tao có làm gì đâu! Vẫn ngồi trò chuyện như trên lớp thôi!
Hòa trả lời chán ngắt. Tôi nhìn nó như nhìn một đứa vừa va đầu phải gốc cây:
- Thế việc gì phải chui vô đống rơm?
- Sao mày ngu thế? – Tới lượt Hòa nhìn lại tôi như nhìn một thằng người bằng gỗ, và có vẻ nó bắt đầu tưởng mình là thằng Thọ khi hùng hồn mắng tôi ngu. – Hò hẹn thế mới lãng mạn chứ!
- Nhưng tụi mày đâu có yêu nhau? – Tôi cãi.
- Cần gì yêu!
Lần này nói xong, Hòa đập lên tay tôi, tí tởn:
- Tao chui vô đây. Chắc Cúc Tần đợi tao nãy giờ.
Vừa dợm bước, Hòa ngoảnh lại, đập lên tay tôi một cái nữa, nghiêm giọng:
- Đứng đây chờ tao! Mày không được bỏ về đấy!
Tôi cầm cây đèn pin Hòa trao, sợ rắn trong rặng tre um tùm bò ra nên đứng nhích sát mép ruộng, tâm trí nghĩ ngợi vẩn vơ. Thoạt đầu, tôi không biết thằng Hòa rủ tôi đi theo làm gì. Nó từng một mình hò hẹn với Cúc Tần kiểu này trót lọt. Nó đâu cần đến sự giúp đỡ của tôi. Có hay không có tôi đứng ngoài hàng rào đợi nó, mọi chuyện vẫn chẳng có gì khác.
Nghĩ miên man một hồi, tôi chợt “à” lên một tiếng khi chợt hiểu ra thâm ý của Hòa. Nó rủ tôi đi theo chắc là để khoe mẽ. Để tôi chứng kiến cuộc hò hẹn theo phong cách lãng mạn hồi hộp của nó với Cúc Tần. Tóm lại, để cho tôi lé mắt.
Tự dưng tôi bật cười khẽ và trong khi tôi cố tưởng tượng thi sĩ Trầm Mặc Tử và nàng thơ của nó đang làm gì trong đống rơm (và có đúng là “chỉ trò chuyện như ở trên lớp” hay không!) thì tôi bỗng tròn xoe mắt khi thấy Hòa thình lình hiện ra trước mặt tôi.
- Về! – Hòa gọn lỏn, giọng kém vui.
- Sao mày chui ra sớm thế? – Tôi chớp mắt, ngẩn ngơ. – Hai đứa mày gây gổ chuyện gì à?
- Tao có gặp được nó đâu! – Giọng Hòa vẫn quàu quạu.
Tôi ngớ ra một lát, rồi như chợt hiểu liền gật gù chia xẻ:
- Bọn con gái là thế! Thỉnh thoảng hứng lên lại cho mình leo cây! Nó bắt mình chui vô chui ra như…
Tôi kịp tốp lại chữ “chó” đúng phút chót, nhưng tôi biết ngay cả khi tôi dán miệng kịp thời, một đứa kém thông minh đến mấy cũng biết tỏng tôi sắp sửa phun ra chữ gì. Tôi khẽ liếc Hòa, nơm nớp chờ nó phồng mang lên. Nhưng Hòa dường như đang để trọn đầu óc vào chuyện buồn bực vừa xảy ra nên không để ý đến lối so sánh bất nhã của tôi.
- Tao có chui vô được đâu. – Hòa khụt khịt mũi.
- Ủa! Thế…
Hòa nhún vai, như hiểu tôi định hỏi g
- Tao vừa vạch rào đã đụng ngay ông già nó.
- Ối! – Tôi đưa tay bụm mặt, như không dám nhìn thẳng vào những gì xảy ra sau đó mà tôi nghĩ chắc là rất tồi tệ.
- Tình cờ thôi! – Hòa tặc lưỡi – Ổng ra chỗ hàng rào đi tiểu.
Bây giờ thì tôi mới phát giác ra người thằng Hòa có mùi gì thoang thoảng.
- Ổng tiểu trúng đầu mày à? – Tôi hỏi và bước vội ra xa, đề phòng một cú đấm của nó.
- Bậy! Trúng chân thôi!
Hòa nói “trúng chân” nhưng tôi nghe giọng nó đột ngột méo đi. Tôi đã định trêu “chân” mày mọc trên cổ mày chứ gì nhưng cuối cùng tôi ép mình ngậm miệng lại, khi nhớ ra rằng cười cợt trên nỗi đau của người khác là điều vô lương tâm hết sức.
Tuy nhiên tôi không thể cấm tôi cười thầm trong bụng khi nhớ đến tật đái dầm của Hòa, bởi vì ngay sau đó tôi lập tức ngạc nhiên rằng tại sao cuộc đời của thi sĩ Trầm Mặc Tử chuyện gì cũng liên quan đến… nước tiểu
*
**
Thi sĩ Trầm Mặc Tử hôm đó “trầm mặc” suốt dọc đường về. Tất nhiên tôi cũng nín thinh vì nói bất cứ câu gì trong lúc này cũng thanh không tử tế, cũng ra vẻ châm chọc, dù thực lòng tôi chỉ muốn an ủi nó.
Tôi lặng lẽ đi bên cạnh Hòa, tất nhiên là cách nó một khoảng cách an toàn, không phải sợ nó bực mình manh động mà vì không chịu nổi cái mùi đang tỏa ra từ người nó. Tuy không tận mắt chứng kiến, tôi vẫn có thể hình dung cảnh nó ngồi im chịu trận như thế nào khi cơn mưa ngoài ý muốn đột ngột trút xuống đầu. Hẳn nhiên lúc đó Hòa không dám nhúc nhích vì sợ ba con Cúc Tần phát hiện, nếu vậy còn tệ hơn vì rất có thể tiếp theo sau đó lại thêm một cơn mưa gậy gộc.
Đêm đó, tất nhiên thi sĩ Trầm Mặc Tử tắm rửa sạch sẽ, thậm chí kỳ cọ đến tróc cả da trước khi leo lên ghế xếp để tiếp tục tắm mình trong một cơn mưa khác, lần này ít tồi tệ hơn vì chính nó là người làm ra mưa.
Như đã nói, bữa đó Hòa câm nín đến tận nhà, chỉ khi sắp trèo lên ghế xếp, nó mới kéo tôi ra trước hiên, rít khẽ:
- Cấm mày kể chuyện này với ai đấy nhé!
Tuy Hòa chỉ dặn dò đơn giản như vậy nhưng qua vẻ mặt lẫn quai hàm đang nghiến chặt của nó, tôi hiểu thông điệp giấu đằng sau có ý nghĩa là “Nếu không tao sẽ giết mày!”.
Dĩ nhiên tôi đâu có ngu. Tôi kể chuyện xấu của Hòa ra làm chi. Hơn nữa, tình bạn giữa tôi và nó không cho phép tôi làm chuyện ngốc nghếch đó.
Người xì ra chuyện là Cúc Tần. Nó nói với tụi Hạt Dưa, Xí Muội, Thỏ Con là ngay lần hò hẹn đầu tiên giữa nó và thằng Hòa chỗ đống rơm, ba nó đã hay biết.
Ba nó biết chỉ do tình cờ. Tối đó, ba nó đứng trước ngõ nói chuyện với hàng xóm, đột nhiên thấy ánh đèn pin chớp lóe bên ngoài hàng rào. Tưởng ai đi ngoài đường nhá đèn, ba nó không để ý nhưng ngay sau đó thấy Cúc Tần trong nhà rón rén đi ra, ông bắt đầu sinh nghi.
Ông sè sẹ bước lại gần đống rơm, dĩ nhiên hai đứa đại ngu là thằng Hòa và con Cúc Tần không hay biết gì. Bữa đó thấy hai đứa nó chỉ ngồi trò truyện suông nên ông không ra tay, nếu tụi nó lỡ dại ôm nhau một cái chắc thằng Hòa chỉ có bò về nhà.
Tất nhiên, con Cúc Tần chỉ biết được chuyện đó vào tối hôm qua, khi thi sĩ Trầm Mặc Tử lại đánh tín hiệu lần nữa. Được Hòa thông báo trước trên lớp, tầm tám giờ Cúc Tần bắt đầu lảng vảng trước sân, không biết kể từ hôm bắt quả tang nó hẹn hò với thằng này tối nào ba nó cũng vờ ra đầu ngõ ngồi hóng mát với mục đích không nói thì ai cũng biết là phục kích hai đứa nó.
Lần này, khi tín hiệu hắc ám của thằng Hòa vừa lọt vào mắt, ông liền đứng bật lên khỏi chiếc đòn kê chạy lại nắm tay con gái kéo sềnh sệch vào nhà trước khi nó kịp mon men lại chỗ hàng rào. Hẳn nhiên, lúc đó hồn vía con Cúc Tần đã đi ăn giỗ tận đâu, mặt nó thoắt đổi sang màu lông chuột, tay chân đột nhiên yếu ớt và không còn chút hơi sức: ba nó lôi nó như lôi một bao gạo nhưng nó tuyệt không có phản ứng gì, cả bằng hành động lẫn lời nói.
Sau khi quát đứa con, bắt nó ngồi yên trong nhà, ba nó hùng hổ vòng ra sau hè truy bắt tội phạm. Con Cúc Tần kể với tụi bạn là lúc đó trái tim nó hoàn toàn ngừng đập, nó ngồi trên ghế có cảm tưởng đang ngồi trên bếp lò, có thể cháy thành than bất cứ lúc nào.
Tất nhiên trong hàng chục kịch bản mà sự sợ hãi có thể nghĩ ra, Cúc Tần không bắt gặp hình ảnh nào giống với sự trừng phạt mà ba nó đã dành cho thằng Hòa vào tối hôm đó.
Tất nhiên ba nó không hề hé môi với con gái về hành động quỷ quái của mình, có lẽ vì ông sợ nhỡ con gái ông đem lòng yêu thương sâu đậm đứa con trai thì tình cha con rất có thể sẽ rạn nứt thê thảm nếu Cúc Tần biết được người đẻ ra mình đã làm gì với người sẽ đẻ ra những đứa con của mình.
Sự cẩn thận lo xa của ba con Cúc Tần cũng là điều may mắn của thằng Hòa.
Bốn nàng thơ xúm lại vây quanh nó, mỗi đứa hỏi một câu:
- Tối qua ba tôi nói gì với bạn vậy?
- Ổng nó bằng “đả hổ cước” hay “giáng long chưởng”?
- Nói thiệt đi! Xương sườn ông giờ còn mấy cái?
- Ông thử đi mấy bước cho tụi này coi chân ông có bị cà nhắc không?
Thằng Hòa khẽ liếc tôi, gượng cười:
- Có gặp mặt đâu! Tôi đứng ngoài hàng rào, chưa kịp nhúc nhích, thấy có bóng người lêu nghêu đi tới là tôi bỏ chạy liền!
Bình luận facebook