- Ảnh bìa
- Tác giả
- Lục Thu Trà
- Số chương
- 5 Phần (18C+Lời cuối)
- Lượt đọc
- 8,245
- Cập nhật
"Lễ tế mùa xuân" có tên gốc là Nguyên Niên Xuân Chi Tế, tác giả đã giải thích lý do tại sao cô ấy đặt tên tác phẩm là Nguyên Niên Xuân Chi Tế (Lễ tế mùa xuân) như sau:
"Thực ra thì năm chữ ấy là sự kết hợp giữa ba chữ “Nguyên niên xuân ” bắt nguồn từ Kinh Xuân Thu và tên vở ballet Xuân chi tế (tức vở Le Sacre du printemps) của Igor Stravinsky .
Tôi chọn ba chữ trong Kinh Xuân Thu bởi vì bộ tiểu thuyết này là mở đầu của toàn bộ series về Vu Lăng Quỳ, mà nàng ấy lại sống ở thời Hán Vũ đế, cũng chính là thời kỳ hưng khởi của Xuân Thu học. Cho dù Đổng Trọng Thư không thể sống tới năm mà tiểu thuyết bắt đầu, nhưng những kiến thức mà ông để lại vẫn tồn tại, tinh hoa tuyệt mỹ, nữ chính dưới ngòi bút của tôi cũng phần nào hướng về điều ấy."
Chú thích: Đổng Trọng Thư là một nhà triết học duy tâm thời Tây Hán.
Nguyên niên xuân chi tế: Lễ tế mùa xuân vào năm thứ nhất.
Giải thích về bìa sách:
Tên của các nhân vật chính trong truyện đều là tên những loài hoa và hương thảo được nhắc đến trong "Sở Từ" của Khuất Nguyên, hơn nữa truyện lấy nhân vật nữ làm trung tâm, nên bìa sách vẽ về những loài hoa với nét nữ tính cổ điển, pha lẫn nét kì bí mông lung của huyền học và trinh thám, với lại câu chuyện diễn ra vào mùa xuân, mùa hoa cỏ thắm sắc khoe hương...
###########
Giới thiệu
Năm Thiên Hán thứ nhất, Vu Lăng Quỳ - một thiếu nữ quý tộc ở thành Trường An lần đầu tới thăm Vân Mộng Trạch, thế rồi những quan điểm mà nàng đưa ra đã khiến gia tộc họ Quan từng chấp chưởng việc tế bái quốc gia của nước Sở - phải chấn động. Vì nối tiếp quy củ đời đời, là một trưởng nữ - Vu Lăng Quỳ phải trở thành “Vu nhi” chủ trì việc tế bái trong gia tộc, cả đời không được lấy chồng. Trong chuyến đi lần này, quan hệ giữa nàng và ái nữ Quan Lộ Thân của gia tộc họ Quan luôn căng thẳng bất hòa. Trong khi đó, những vụ án mạng đột ngột xảy ra liên tiếp khiến Quan Lộ Thân càng thêm nghi ngờ - phải chăng kẻ ngoại tộc Vu Lăng Quỳ chính là ngọn nguồn của mọi cơn ác mộng.
Rốt cuộc ai mới là hung thủ thực sự đứng sau tất cả? Rốt cuộc động cơ của hung thủ là gì? Liệu động cơ ấy có liên quan tới việc tế bái thờ phụng, hay có liên hệ với vụ huyết án của gia tộc họ Quan bốn năm về trước? Đánh cược bằng danh dự của cả gia tộc mình, Vu Lăng Quỳ quyết tâm tìm ra kẻ thủ ác…
---------------------
Lục Thu Trà
Tác giả Lục Thu Trà, sinh năm 1988 ở Bắc Kinh, là thạc sĩ chuyên ngành Văn hiến học cổ điển của Đại học Phúc Đán. Thời đi học cô từng là thành viên của Hiệp Hội trinh thám Đại học Phúc Đán. Hiện đang sống tại Kanazawa, Nhật Bản. Cô từng giành được giải thưởng tác giả mới xuất sắc nhất của “Cuộc thi viết trinh thám Trung Quốc” lần hai nhờ tác phẩm “Khúc dạo đầu”, cũng đăng tải series trinh thám cùng tên trên tạp chí “Trinh thám - Tuế Nguyệt”. Lục Thu Trà thích đọc tiểu thuyết trinh thám Nhật Bản, chịu ảnh hưởng lớn của các tác giả như Shinzo Mitsuda, Yutaka Maya, Rintaro Norizuki, Honobu Yonezawa, Tomoko Kano…
"Thực ra thì năm chữ ấy là sự kết hợp giữa ba chữ “Nguyên niên xuân ” bắt nguồn từ Kinh Xuân Thu và tên vở ballet Xuân chi tế (tức vở Le Sacre du printemps) của Igor Stravinsky .
Tôi chọn ba chữ trong Kinh Xuân Thu bởi vì bộ tiểu thuyết này là mở đầu của toàn bộ series về Vu Lăng Quỳ, mà nàng ấy lại sống ở thời Hán Vũ đế, cũng chính là thời kỳ hưng khởi của Xuân Thu học. Cho dù Đổng Trọng Thư không thể sống tới năm mà tiểu thuyết bắt đầu, nhưng những kiến thức mà ông để lại vẫn tồn tại, tinh hoa tuyệt mỹ, nữ chính dưới ngòi bút của tôi cũng phần nào hướng về điều ấy."
Chú thích: Đổng Trọng Thư là một nhà triết học duy tâm thời Tây Hán.
Nguyên niên xuân chi tế: Lễ tế mùa xuân vào năm thứ nhất.
Giải thích về bìa sách:
Tên của các nhân vật chính trong truyện đều là tên những loài hoa và hương thảo được nhắc đến trong "Sở Từ" của Khuất Nguyên, hơn nữa truyện lấy nhân vật nữ làm trung tâm, nên bìa sách vẽ về những loài hoa với nét nữ tính cổ điển, pha lẫn nét kì bí mông lung của huyền học và trinh thám, với lại câu chuyện diễn ra vào mùa xuân, mùa hoa cỏ thắm sắc khoe hương...
###########
Giới thiệu
Năm Thiên Hán thứ nhất, Vu Lăng Quỳ - một thiếu nữ quý tộc ở thành Trường An lần đầu tới thăm Vân Mộng Trạch, thế rồi những quan điểm mà nàng đưa ra đã khiến gia tộc họ Quan từng chấp chưởng việc tế bái quốc gia của nước Sở - phải chấn động. Vì nối tiếp quy củ đời đời, là một trưởng nữ - Vu Lăng Quỳ phải trở thành “Vu nhi” chủ trì việc tế bái trong gia tộc, cả đời không được lấy chồng. Trong chuyến đi lần này, quan hệ giữa nàng và ái nữ Quan Lộ Thân của gia tộc họ Quan luôn căng thẳng bất hòa. Trong khi đó, những vụ án mạng đột ngột xảy ra liên tiếp khiến Quan Lộ Thân càng thêm nghi ngờ - phải chăng kẻ ngoại tộc Vu Lăng Quỳ chính là ngọn nguồn của mọi cơn ác mộng.
Rốt cuộc ai mới là hung thủ thực sự đứng sau tất cả? Rốt cuộc động cơ của hung thủ là gì? Liệu động cơ ấy có liên quan tới việc tế bái thờ phụng, hay có liên hệ với vụ huyết án của gia tộc họ Quan bốn năm về trước? Đánh cược bằng danh dự của cả gia tộc mình, Vu Lăng Quỳ quyết tâm tìm ra kẻ thủ ác…
---------------------
Lục Thu Trà
Tác giả Lục Thu Trà, sinh năm 1988 ở Bắc Kinh, là thạc sĩ chuyên ngành Văn hiến học cổ điển của Đại học Phúc Đán. Thời đi học cô từng là thành viên của Hiệp Hội trinh thám Đại học Phúc Đán. Hiện đang sống tại Kanazawa, Nhật Bản. Cô từng giành được giải thưởng tác giả mới xuất sắc nhất của “Cuộc thi viết trinh thám Trung Quốc” lần hai nhờ tác phẩm “Khúc dạo đầu”, cũng đăng tải series trinh thám cùng tên trên tạp chí “Trinh thám - Tuế Nguyệt”. Lục Thu Trà thích đọc tiểu thuyết trinh thám Nhật Bản, chịu ảnh hưởng lớn của các tác giả như Shinzo Mitsuda, Yutaka Maya, Rintaro Norizuki, Honobu Yonezawa, Tomoko Kano…
Bình luận facebook