-
P2-Chương 1+2
[1]
Gia tộc tề tựu khách chung vui
Sơn hào hải vị trăm ngàn món*
* Trích trong bài Chiêu hồn của Khuất Nguyên, cũng có người cho rằng của Tống Ngọc.
***
[1]
Ban đêm Quỳ thay một bộ y phục mỏng bằng lụa rồi cùng Lộ Thân tới sảnh chính. Còn Tiểu Hưu thì ở nhà bếp phía Đông giúp người hầu nhà họ Quan chuẩn bị cơm canh.
Nóc nhà sảnh chính có dựng bốn trụ gỗ, nhìn như mũ quan cắm lông chim trĩ, trước sảnh đặt bốn bức bình phong. Một bức rèm che màu đỏ tươi có thêu hình phượng bằng kim tuyến, đính vòng vàng khảm ngọc thạch và tua rua được giăng giữa các cột nhà. Trong sảnh, mỗi bên bày hai cây đèn bảy ngọn, mỗi ngọn treo một chiếc đèn lồng để đi lại. Giữa hai cây đèn lại có một đỉnh hương bằng đồng có đế. Đèn và đỉnh hương đều mạ vàng. Xem hình dáng bề ngoài thì dường như là đồ cổ thời Lục quốc. Xưa kia gia tộc họ Quan chủ trì việc tế bái của nước Sở, đất được phong đều là nơi màu mỡ, đồ đạc do vương thất ban tặng cũng toàn là báu vật thế gian. Nhưng sau chiến loạn khói lửa, nước mất nhà tan, vinh hoa ngày cũ nay đã tiêu điều hoang hoải, kể cả những thứ đồ mạ vàng này cũng phai dần màu sắc năm xưa.
Khói hương lãng đãng, càng trở nên mịt mờ dưới đèn đuốc rực rỡ.
Khi ở Trường An, Quỳ rất thích sưu tập những mùi hương lạ tới từ Tây Vực, trong đó nàng thích nhất hương “Khước Tử” do sứ giả nước Nguyệt Chi mang tới Trường An. Tương truyền rằng loại hương này đến từ hải đảo, muốn lấy được rất khó khăn mà hình dạng cũng rất xấu xí, song hương thơm lại hiếm có trên đời, đốt một chút là hương vấn vít mấy ngày không tan. Bởi vậy tuy giá gần như đắt bằng bạch ngọc, nhưng Quỳ đã sai Tiểu Hưu âm thầm đến Cảo Nhai* mua rất nhiều lần.
* Một con phố thời Hán, ở trong cửa Nam thành Trường An, là nơi đặt sứ quán của các nước.
So với nó thì hương xông của nhà họ Quan hôm nay chỉ là hương cỏ thơm* tầm thường nhất mà thôi. Có điều trong đỉnh lại thêm gừng cao lương và mộc lan nên mới tạo ra một mùi hương mà Quỳ chưa ngửi bao giờ.
* Cỏ thơm là từ chỉ chung các loại hoa, cỏ, thảo dược được dùng để xông tỏa hương thơm của người Trung Quốc thời xưa, giúp an thần, tâm trạng thư thái, hoặc trị ngạt mũi, ngạt thở… tùy vào loại hoa, cỏ hoặc thảo dược.
Chủ nhân Quan Vô Dật đã ở trong sảnh, ông mời Quỳ ngồi xuống ghế trên phía Tây quay mặt về phía Đông.
Trước chỗ ngồi có bàn ăn, mặt bàn sơn màu, còn chân thì bọc đồng mạ vàng.
Thường ngày Quỳ dùng cơm không dùng bàn ăn có chân như vậy, mà dùng loại mâm không chân, trên mâm dọn đủ chén bát, trong chén đựng rượu. Trong khi nàng dùng cơm, Tiểu Hưu nhất định phải ngồi đối diện với nàng, hai tay nâng mâm lên ngang mày. Dùng cơm xong, Quỳ sẽ nhấp một ngụm rượu súc miệng. Khi dùng cơm, nếu Quỳ vui vẻ hoặc cảm thấy cơm nước ngon miệng thì sẽ lệnh cho Tiểu Hưu ngẩng đầu lên, dùng đũa trong tay mình bón đồ ăn cho Tiểu Hưu. Tuy điều này sẽ khiến việc giữ mâm của Tiểu Hưu khó khăn hơn song Tiểu Hưu sẽ thấy vui vẻ, dù sao đây cũng là sự tán thưởng của chủ nhân dành cho công việc của mình. Nhưng nếu Quỳ muốn trút giận lên đầu Tiểu Hưu, hoặc cơm nước khiến Quỳ bất mãn, vậy Tiểu Hưu sẽ bị đối xử một cách tàn nhẫn. Quỳ sẽ đổ hết cơm nước còn thừa lên đầu Tiểu Hưu, rồi bắt nàng phải nâng mâm cho tới khi mình hết giận mới thôi.
Trên bàn ăn có một chiếc “nhiễm khí” bằng đồng, đây là thứ dùng khi ăn thịt. Thứ gọi là “nhiễm khí” này có hai bộ phận trên và dưới. Dưới là một bếp lò nho nhỏ, trên là một cái âu bằng đồng. Khi dùng thì cho nước tương đã nêm nếm vào trong âu, nhóm lò sau đó bỏ thịt đã luộc với nước vào trong âu để nấu. Làm vậy vừa có thể giữ cho thịt nóng hổi, vừa giúp thịt ngấm được hương vị của nước tương. Đương nhiên, chỉ có ba chiếc “nhiễm khí” như vậy được bày trên bàn tiệc. Một chiếc đặt trên bàn của Quỳ, một chiếc dành cho vị khách đến muộn, chiếc còn lại do chủ nhân Quan Vô Dật sử dụng.
Bên trái “nhiễm khí” bày một cái cốc có quai hai bên, trong cốc không có nước. Bên cạnh cốc lại là một chiếc muôi sơn mài dùng để múc rượu.
Quỳ lại để ý đến hi tôn* đặt trên đất ở gần bàn ăn của mình. Thứ này làm bằng đồng, hình trâu, trên lưng có nắp, trong bụng chứa rượu. Từ khi bảy, tám tuổi, Quỳ đã đọc được câu “Hi tôn tương tương**” trong Kinh Thi***. Có điều ở thành Trường An thứ đồ đựng rượu này đã tuyệt tích từ lâu nên nàng chưa bao giờ thấy tận mắt. Hi tôn nhà họ Quan sử dụng hẳn cũng là đồ lưu truyền từ xa xưa. Quỳ không khỏi cảm khái trong lòng, con trâu bị người ta mở nắp trên lưng này vẻ mặt vô cùng ngoan ngoãn hiền lành, cũng thật là nhẫn nhục, quả là có mấy phần giống tỳ nữ của mình.
* Đồ đựng rượu hình trâu, thường xuất hiện ở thời Xuân Thu Chiến Quốc hoặc thời Thương Chu.
** Trích trong bài thơ Lỗ Tụng - Bí Cung của Kinh Thi. Câu này có nghĩa là “Chén chạm chén kêu vang lanh lảnh”.
*** Bộ tuyển tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo.
Người nhà họ Quan và Quỳ đều đã ngồi vào chỗ. Phu nhân của trưởng tộc Quan Vô Dật - Điếu thị và con gái Giang Ly, Lộ Thân cũng có mặt. Bên cạnh Lộ Thân là đường tỷ của nàng - Quan Nhã Anh, Quan Khoa - muội muội của Quan Vô Dật cũng đã ngồi vào chỗ, bà từ Trường An lặn lội về đây, đã tới trước Quỳ mấy ngày. Con trai và con gái của bà cũng tới, ngồi kế bên bà, lần lượt tên là Triển Thi và Hội Vũ. Muội muội bằng tuổi Tiểu Hưu, còn ca ca thì hơn nàng năm tuổi. Quan Khoa và phu quân Chung Tuyên Công còn có một cậu con trai nữa, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chưa thể đi xa. Do công việc quá bận rộn nên Chung Tuyên Công không thể tới dự. Năm nay vì sức khỏe của Quan Vô Dật không tốt nên ông không định chủ trì lễ tế mà giao công việc trù bị cho muội muội Quan Khoa lo liệu, còn việc múa tế thần thì do con gái Giang Ly phụ trách.
Khách mời còn chưa tới đủ, chủ nhà và khách mời nhìn nhau cũng tẻ nhạt, bèn bắt đầu trò chuyện tán gẫu. Vì hôm nay Quỳ mới đến, buổi chiều lại ra ngoài săn bắn nên có rất nhiều người chưa gặp nàng bao giờ, nàng bèn giới thiệu bản thân với bọn họ.
Đúng lúc ấy Tiểu Hưu làm xong việc ở trong bếp, đi vào sảnh chính, cúi người ngồi quỳ gối phía sau Quỳ, để lát nữa có thể hầu chủ nhân uống rượu dùng cơm. Quỳ tiện thể giới thiệu cả Tiểu Hưu. Những người từng đọc Kinh Thi ở đây đều cảm thấy cái tên “Tiểu Hưu” này rất hay. Sau đó Quan Vô Dật giới thiệu người thân trong tộc của mình với Quỳ.
Vị khách mời đến muộn nọ tên là Bạch Chỉ Thủy, người Vân Mộng, năm nay đã bốn mươi tuổi. Thời trẻ ông từng du học ở Trường An, theo Hạ Hầu Thủy Xương* học Kinh Thi, học cao hiểu rộng, nhưng cuối cùng không nhận được một chức quan nào.
* Một nhà Nho nổi tiếng thời Hán.
Thời đó “Thi học” được chia thành bốn phái, nhưng chỉ có ba phái Tề, Lỗ, Hàn là được chính thức thừa nhận mà thôi. Khi Bạch Chỉ Thủy ở Trường An, phái “Thơ Hàn” mà tiêu biểu là Hàn Anh đang đắc thế. Khi đương kim hoàng thượng đăng cơ, thầy giáo của Hạ Hầu Thủy Xương là Viên Cố Sinh đã gần chín mươi tuổi, không thể mưu cầu địa vị cho học thuyết của mình trước mặt Hoàng đế, mà khi đó Hạ Hầu Thủy Xương hãy còn trẻ, cũng không được Hoàng đế tín nhiệm. Kết quả là phái “Thơ Tề” do bọn họ đại diện từ từ suy bại.
Mấy năm sau, Bạch Chỉ Thủy về quê, ở nhà dạy học, cuối cùng vẫn chẳng được như nguyện. Trong học thuật, ông không đồng ý với các học thuyết bảo thủ cũ kỹ, luôn muốn lập một phái tư tưởng mới, tuy nhiên vì xuất thân từ đất Sở nên không khỏi viện dẫn rất nhiều chuyện quỷ quái để giải thích Kinh Thi. Cuối cùng bị đồng môn coi là kẻ mê tín dị đoan, sức ảnh hưởng không thể vượt ra khỏi Vân Mộng.
Mấy năm nay nhờ sự nỗ lực của Hạ Hầu Thủy Xương mà phái “Thơ Tề” lại trở nên hưng thịnh, có điều Bạch Chỉ Thủy bị đồng môn xa lánh nên chẳng nhận được lợi ích gì. Khi ở Trường An, Quỳ từng nghe về học thuyết của Bạch Chỉ Thủy. Là một Vu nữ, nàng mau chóng bị học thuyết ấy thu hút.
Kiến giải nổi tiếng nhất của Bạch Chỉ Thủy chính là lời giải thích của ông về sáu phần cuối của bài Nam sơn thuộc Tề phong trong Kinh Thi. Ông cho rằng những văn thơ này đều miêu tả Vu nữ nước Tề - vì là trưởng nữ nên không được lấy chồng. Tuy Quỳ không đồng tình với học thuyết của ông song cảm thấy ông có thể hiểu được nỗi bi ai của mình.
Một tràng tiếng ngựa hí cắt ngang hồi ức của Quỳ, chẳng bao lâu sau Bạch Chỉ Thủy đã đi vào sảnh chính.
Bạch Chỉ Thủy cao tám thước, mặc lễ phục màu đỏ tím, dùng khăn vấn tóc, cao lớn mà uy nghi. Bấy giờ tuy ông đang cười nhưng nếp nhăn giữa hai lông mày sin sít, hẳn là thường ngày luôn sống trong u uất, những buồn phiền cứ thế in hằn trên trán.
Tới khi Bạch Chỉ Thủy ngồi vào chỗ thì bữa tiệc liền chính thức bắt đầu.
Quan Vô Dật lệnh cho người hầu của mình rót đầy một cốc rượu rồi mời Bạch Chỉ Thủy, lại rót một cốc mời Quỳ. Hai người uống xong, Tiểu Hưu đã rót thêm hai cốc, đặt trên bàn của Quỳ, hai người nâng cốc kính chủ nhà. Sau khi chủ khách đối ẩm, những người khác cũng uống một cốc. Khi ấy, Quan Khoa phái người hầu nhà họ Quan đi lấy cổ cầm, Quỳ cũng bảo Tiểu Hưu chuẩn bị đàn sắt. Tới khi nhạc cụ được mang tới, Chung Triển Thi bèn gảy đàn góp vui, Hội Vũ hát bài Thanh Dương* hòa theo điệu nhạc.
* Thanh Dương chỉ mùa xuân. Thời Hán, khi tiến hành đại điển tế trời cũng tế bái cả các vị thần của bốn mùa. Khúc Thanh Dương này được sáng tác dành riêng cho việc tế bái thần mùa xuân. Khung cảnh hân hoan phơi phới khắp nơi khi xuân về trong bài hát thể hiện ước nguyện cầu mong bình an và hạnh phúc với thần linh.
Mùa xuân ấm áp đã tới, cỏ cây nảy lộc đâm chồi. Mưa xuân gieo rắc khắp chốn, muôn loài vươn mình sinh sôi. Sấm xuân rền vang từng trận, muông thú tỉnh giấc đùa chơi, kết thúc kỳ ngủ đông dài, bắt đầu một mùa xuân mới. Cỏ cây khôi phục xanh tươi, sinh linh lớn lên như thổi. Xuân sang vạn vật đón mừng, mang ơn huệ đến mọi nơi. Tất thảy dạt dào sức sống, phúc xuân chan chứa đất trời.
Trong lòng Quỳ cũng biết đây là nhạc khúc được hát trong lễ tế vương triều, dân thường không được phép hát trong yến tiệc. Nhưng lúc ở nhà nàng thường gặp chuyện vượt quyền dạng này nên cũng chẳng hề bận tâm. Chung Hội Vũ hát xong, Quỳ bèn gảy đàn sắt hát bài Quy biện*, phần cuối viết rằng:
* Một bài thơ thuộc Tiểu Nhã, Kinh Thi.
Mũ lễ da hươu tuyệt đẹp, ngay ngắn đội trên đỉnh đầu. Rượu nồng của ngươi rất ngọt, món nhắm của ngươi thật ngon. Đến đây nào có người ngoài? Đều là anh em chú bác. Như hoa tuyết bay trước mắt, như hạt băng sa khắp trời. Chẳng đoán được ngày tạ thế, chẳng hay khi nào lại gặp. Tối nay thỏa thích chè chén, quân tử mở tiệc chung vui.
Đây là một trong những bài mà Quỳ thích nhất trong Kinh Thi. Nhất là câu “Chẳng đoán được ngày tạ thế, chẳng hay khi nào lại gặp”, mỗi lần hát lên đều khiến nàng xúc động khôn nguôi. Đời người dù sao cũng ngắn ngủi, “Từ xưa ai cũng đều phải chết”*, mọi cuộc tụ họp, mọi cuộc vui đều có hồi kết. Bữa tiệc hôm nay hẳn là không đủ để đánh đồng với cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ này. Còn người làm thơ giờ ở nơi đâu? Từ đó đến nay, những người từng hát vang nhạc khúc này hẳn cũng không ít, song giờ đây còn lại được mấy người?
* Một câu trong Luận ngữ.
Sau khi uống rượu hát ca, người nhà họ Quan mang một cái nồi đồng tỏa hơi nóng vào trong phòng, chia thịt trong nồi cho từng người. Tiểu Hưu ngồi một bên châm lửa “nhiễm khí” của Quỳ rồi nhúng thịt vào trong âu. Thực ra lưỡi của Quỳ không thể chịu nổi đồ ăn quá nóng, nhưng nàng vẫn ăn nhân lúc nó còn nóng.Từ mùi vị có thể đoán được đây là thịt lợn sữa, hơn nữa còn là ở phần vai thơm ngon nhất, Quỳ thầm cảm kích thịnh tình của chủ nhà, tuy rằng loại đồ ăn bình thường này chẳng thể khiến nàng thỏa mãn.
Lát sau, người nhà họ Quan bưng nồi đồng đi, lại mang vào một cái vạc đồng, bên trong chứa thịt chim đã được luộc với nước trắng. Đó chính là chim trĩ mà Quỳ săn hôm nay. Người hầu xé thịt ức thành sợi nhỏ rồi chia cho Quỳ, chuẩn bị cho nàng một khay nước giấm. Quỳ chấm thịt vào giấm rồi ăn, nàng thấy rất ngon miệng.
Sau đó, một âu đồng chứa cơm trắng được mang vào tiệc, ngoài ra còn có vài hũ dưa muối, bên trong chứa các loại dưa muối khác nhau. Lần này Lộ Thân tự tay lấy dưa muối trong hũ ra, đặt lên đĩa rồi đưa tới trước mặt Quỳ, Quỳ còn chưa kịp cảm ơn thì Lộ Thân đã lên tiếng trước:
“Xin hãy ăn nhiều một chút, đây là rau quỳ* muối đấy. Vào tháng Chín hằng năm, chúng ta cắt từng gốc quỳ non ra khỏi đất rồi bỏ chúng vào hũ ướp muối. Đổ thêm nước bên trên, quỳ không thể thở được, sang năm liền biến thành từng miếng từng miếng quỳ muối như vậy. Ta thích nhất là quỳ thế này, ăn vào thanh thanh giòn giòn ngon miệng, Tiểu Quỳ có muốn nếm thử hay không?”
* Rau quỳ: Còn có tên khác là đậu bắp, mướp tây, gôm… Chữ Quỳ này giống với tên của Quỳ.
Thời đó, “quỳ” là món rau dưa thường thấy nhất trên bàn cơm, từ nhỏ tới lớn, Quỳ luôn bị những người tẻ nhạt đùa giỡn một cách tẻ nhạt như thế, đã sớm quen rồi, bởi vậy cũng chẳng để trong lòng.
“Ta bảo này.” Quỳ than thở, “Ngươi và ta đều là thực vật*, không nên trêu chọc nhau mới phải.”
* Lộ Thân còn gọi là Lộ giáp, chính là cây thụy hương. Quỳ nói vậy ý là tên của mình và Lộ Thân đều chỉ cây cỏ thực vật.
Lộ Thân ngẫm lại thấy cũng có lý, bèn tự thấy xấu hổ, không nói thêm gì nữa. Nhưng khi nàng đang định về chỗ mình thì Quỳ kéo tay áo nàng lại.
“Ngồi lại đi, từ nhỏ ta đã không ăn ‘đồng loại’, ngươi phải chịu trách nhiệm ăn hết mớ ‘Tiểu Quỳ’ này mới được.”
“Đồng loại là sao?” Lộ Thân tiện thể nhào tới bên người Quỳ, chỉ vào nàng hỏi, “Thế ta có được ăn ‘Tiểu Quỳ’ này không?”
“Cái này thì không được. Ngươi thực sự hận ta, hận tới mức hận không thể ăn thịt uống máu ta ư?”
Tuy ngoài miệng Quỳ dùng hẳn ba chữ “hận” liền, nhưng trong mắt toàn là ý cười.
“Ừm, ta không thể thích một người tới mức muốn ăn thịt uống máu người đó sao?” Lộ Thân hỏi ngược lại, “Ngoài ăn ra thì đâu còn cách nào khiến đối phương trở thành một phần của chính mình nữa?”
“Yêu một người thì phải khiến người đó trở thành một phần của chính mình ư? Sở thích của Lộ Thân kỳ lạ thật đấy.”
“Ừ, hoặc là khiến bản thân trở thành một phần của người ấy cũng được.”
“Điều này thì dễ dàng hơn đó.” Quỳ ngà ngà say, khẽ cười nói, “Chỉ cần làm người ấy tổn thương là được. Ý ta không phải là sự tổn thương về gân cốt da thịt mà là tổn thương trong lòng. Làm một vài chuyện mà người ấy không thể chịu nổi, nói ra những lời mà người ấy không thể tiếp thu, khiến trong lòng người ấy luôn có vết thương do ngươi tạo nên suốt quãng đời còn lại. Vậy thì ngươi cũng đã trở thành một phần của người ấy.”
Lộ Thân lẳng lặng nghe lý luận hoang đường của Quỳ.
“Thế nhưng, chỉ vậy vẫn chưa đủ. Dù sao mình vẫn là mình, chưa thể hoàn toàn biến thành một phần của đối phương. Nếu muốn làm tới cùng thì phải khiến bản thân thực sự biến mất mới được.”
“Dùng cái chết của mình để làm người ấy tổn thương?” Lộ Thân tỏ ra không đồng tình, “Lại có người dùng phương thức này để biểu đạt tình yêu của mình thật ư? Nếu vậy mà cũng gọi là yêu thì thực ra thứ tình yêu này chẳng khác gì hận.”
“Ngươi sai rồi, Lộ Thân. Đây mới là tình yêu mãnh liệt nhất. Những danh thần thời xưa, thẳng thắn can gián, hi sinh vì nghĩa chính là như thế - Dùng cái chết của mình để lưu lại thương tổn trong lòng quân vương, dựa vào đó để đạt được mục đích khuyên răn. Ngũ Tử Tư* từng hưng binh diệt Sở đã làm như vậy, mà Khuất Nguyên** một lòng muốn phục hưng nước Sở cũng làm như thế. Việc bọn họ tự sát bắt nguồn từ lòng trung quân ái quốc hết mực: Khiến chính kiến của bản thân trở thành một phần trong sinh mệnh của quân vương.”
* Một nhà quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, ông làm quan Đại phu nước Ngô cuối thời Xuân Thu.
** Một chính trị gia, nhà thơ xuất thân từ hoàng tộc nước Sở thời Chiến Quốc. Ông là nhà thơ yêu nước vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa, người đặt nền móng cho văn học theo chủ nghĩa lãng mạn ở Trung Quốc, được gọi là “ông tổ của thơ ca Trung Hoa”.
“Khuất Nguyên đâu có giống như ngươi nói…”
“Thật không?” Quỳ thở dài, “Ngươi nghĩ như thế chỉ vì ngươi không biết mà thôi. Vậy hãy để ta kể cho ngươi hay rốt cuộc Khuất Nguyên là người thế nào, đã sống một cuộc đời ra sao!”
----------------
[2]
Từ khi bữa tiệc bắt đầu Bạch Chỉ Thủy luôn bận ôn chuyện với Quan Vô Dật, Quỳ vốn không thể chen lời. Tuy nhiên khi nàng cao giọng nói ra câu ấy thì sự chú ý của Bạch Chỉ Thủy liền bị kéo về phía này. Không những vậy bữa tiệc ồn ào náo nhiệt bỗng trở nên im ắng, mọi người rất tò mò về những điều mà Quỳ sắp nói ra.
“Năm mười tuổi, lần đầu ta đọc được Ly tao*, vừa đọc đã mê, ngâm đi tụng lại không biết bao nhiêu lần, ngày đó ta không hề biết thân thế của Khuất Nguyên. Hai năm sau, một Vu nữ người nước Sở sống ở Trường An tới thăm viếng nhà ta, bởi vậy ta đã thỉnh giáo bà ấy rất nhiều chuyện về Khuất Nguyên, mới biết có lẽ cách hiểu cũ của ta có vấn đề. Mấy năm sau, rốt cuộc ta đã đọc hết toàn bộ tác phẩm của Khuất Nguyên, cảm thấy cách hiểu ban đầu của mình là hoàn toàn chính xác. Vì ban đầu ta chưa từng nghe những sự tích lưu truyền trên đời về Khuất Nguyên mà chỉ suy đoán thân phận và những điều tác giả từng gặp phải qua Ly tao, vậy nên cái nhìn của ta không giống với cách hiểu thông thường. Mà suy đoán gây mâu thuẫn nhiều nhất với những tư liệu lưu truyền về Khuất Nguyên, đó là vấn đề giới tính của tác giả. Theo ta thấy thì thân phận của Khuất Nguyên không chỉ là một Sĩ đại phu**, mà còn là một Vu nữ tham dự vào việc thờ phụng tế bái của nước Sở.”
* Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc do Khuất Nguyên sáng tác. Ly tao dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sự oán thán, sự buồn phiền hay nỗi sầu ly biệt. Những câu thơ trích dẫn trong truyện này sử dụng bản dịch của Nhượng Tống.
** Một chức quan lớn thời xưa.
“Vu… nữ?”
Mọi người ở đây đều kinh ngạc hô lên hoặc rì rầm bàn tán, khung cảnh lại trở nên náo nhiệt, còn Quỳ lại bình tĩnh gật đầu.
“Đầu tiên, chúng ta hãy sắp xếp lại xem Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân trong tác phẩm như thế nào.
Trong Ly tao, xuyên suốt tác phẩm Khuất Nguyên đều coi mình như nữ giới, ví dụ như ‘Chúng ghen ta có mày ngài, Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ’. Đồng thời, đọc kỹ từng câu từng chữ thì có thể phát hiện thật ra Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ. Ví dụ như Khuất Nguyên viết: ‘Thì xin theo lối cũng như Bành, Hàm’, còn viết: ‘Bành Hàm đâu đó ta thời đi theo’. ‘Bành Hàm’ ở đây, dựa theo câu ‘Mời Vu Hàm lại ta thì hỏi han’, có thể suy ra chỉ Vu Bành và Vu Hàm được ghi chép trong Thế Bản*. Bọn họ là pháp sư trong truyền thuyết, một người phát minh ra y thuật, người kia phát minh ra bói toán. Trên đây chính là bằng chứng đầu tiên cho thấy Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ.
* Bộ sách sử do Sử quan thời Tiên Tần biên soạn, chủ yếu ghi chép về đế vương, chư hầu và các gia tộc lớn thời Thượng cổ.
Trong Ly tao và những tác phẩm khác, Khuất Nguyên thường xuyên miêu tả bản thân hái hoa cỏ. Thực ra đây chính là công việc của Vu nữ, ví dụ như ‘Mộc lan sớm cắt trên đồi, Đông thanh chiều hái bên ngoài bến sông’, ‘Rút rễ cây ta xe sợi chỉ, Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh’. Trong Cửu biện, Tống Ngọc* cũng đã miêu tả Khuất Nguyên thế này: ‘Tưởng rằng người chỉ thích cài hoa huệ’. Mặc dù trong tác phẩm hay viết rằng: ‘Cắt phù dung may nếp xiêm dài’, ‘Tết lan thu lại làm đai đeo thường’, cũng chính là dùng hoa cỏ làm vật trang sức cho mình, thế nhưng ta vẫn cho rằng bà ấy hái nhiều hoa cỏ như vậy thật ra không phải vì mục đích này. Trong sách lễ của nhà Nho có ghi chép chế độ quan lại thời cổ, trong đó nhắc đến chức trách của một chức quan là ‘Nữ vu’**, có một mục là ‘hấn dục’, nghĩa là dùng hoa cỏ để tắm rửa. Ta nghĩ đây mới là mục đích thực sự mà nhân vật chính trong Ly tao hái hoa cỏ. Trên đây chính là bằng chứng thứ hai cho thấy Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ.
* Người Sở thời Chiến Quốc, đệ tử của Khuất Nguyên, vì thương tiếc người thầy của mình bị hãm hại nên viết Cửu biện để bày tỏ nỗi xót xa.
(2) Nữ pháp sư, nữ phù thủy.
Còn nữa, trong Ly tao có một câu là ‘Mượn chim trấm* mối manh nói hộ, Trấm trả lời: Việc đó không xuôi!’. ‘Không xuôi’ ở đây tức là không may mắn. Vậy vì sao chuyện hôn sự ấy lại không may mắn? Nguyên nhân rất đơn giản, vì nhân vật chính trong tác phẩm bị trói buộc bởi cấm kị không thể kết hôn, nên tình yêu của nàng chắc chắn sẽ kết thúc trong đau khổ bất hạnh. Trên đây chính là bằng chứng thứ ba cho thấy Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ.
* Loài chim có độc theo truyền thuyết cổ.
Theo cách giải thích truyền thống thì người ta luôn nói cách viết này là sự ‘gửi gắm’, tức là so sánh người phụ nữ đẹp với một bề tôi trung thành. Nhưng ta không cho là vậy, bởi vì giả sử đây là sự gửi gắm thì trong tác phẩm từ đầu đến cuối Khuất Nguyên nên viết mình thành một nữ tử bất hạnh mới đúng. Tuy nhiên Khuất Nguyên lại viết: ‘Mũ ta đội xốc cho cao ngất, Đai ta đeo buông thật dịu dàng’. Câu này miêu tả trang phục của mình, rõ ràng đó là nam trang mặc trên người Sĩ đại phu. Chúng ta có thể tham khảo thêm một tác phẩm khác của Khuất Nguyên là Thiệp giang, trong bài thơ này Khuất Nguyên viết: ‘Ta thuở nhỏ ưa mặc đồ lạ hề, Tuổi đã già mà chưa thôi. Đeo gươm dài chi lấp lánh hề, Đội mũ thiết vân chi cao lồi’, song ta cũng không thấy bộ y phục này có gì kì lạ, đây chính là trang phục bình thường nhất của Sĩ đại phu đất Sở mà thôi. Có điều nếu một cô gái ăn mặc như vậy thì quả thực có thể gọi là ‘đồ lạ’. Nói cách khác, nhân vật chính trong tác phẩm của Khuất Nguyên không chỉ là một Vu nữ, mà còn là một Vu nữ mặc nam trang từ thuở nhỏ cho tới khi về già. Nếu dùng lý luận ‘gửi gắm’ để giải thích thì đúng là không hợp lý. Ta không biết ai đoán được ra những câu thơ miêu tả nam trang này là phép ẩn dụ gì đó. Nếu không thể giải thích bằng lý luận ‘gửi gắm’ thì chúng ta đành đổi lối tư duy để lý giải những câu thơ này - E rằng, toàn bộ những điều trên đều là tả thực, Khuất Nguyên chính là một Vu nữ mặc nam trang cả đời mà bước lên hàng ngũ Sĩ đại phu!”
Khi Quỳ nói ra suy đoán của mình, chỉ có một mình Bạch Chỉ Thủy cho rằng “Suy đoán này đáng để xem xét”, còn Lộ Thân thì bảo mình nhất thời chưa thể chấp nhận được. Thấy vậy, Quỳ nói tiếp:
“Chư vị không thể chấp nhận quan điểm này, hẳn là vì theo lẽ thường thì nữ giới không thể làm quan. Mà Khuất Nguyên lại từng làm Tả đồ, Tam Lư đại phu, lại từng đi sứ nước Tề, còn tham gia vào việc biên soạn hiến pháp nước Sở, với lại dường như đây không phải việc Vu nữ nên làm. Nhưng sau khi đọc Tả thị Xuân Thu* và gia phả vương thất nước Sở, ta lại nghĩ chuyện như vậy hoàn toàn có thể xảy ra ở nước Sở thời đó.”
* Tức Tả truyện, tác phẩm sớm nhất viết về lịch sử của Trung Quốc, phản ánh giai đoạn từ năm 722 trước Công Nguyên đến năm 468 trước Công Nguyên.
“Tiểu Quỳ còn hiểu rõ văn hóa lịch sử của nước Sở hơn người Sở chúng ta ư?” Lộ Thân bất mãn nói.
“Đương nhiên ta không tự tin như vậy. Nhưng bộ Tả thị Xuân Thu này được cất giấu rất kỹ, người ngoài khó lòng thấy được. Có người nói, Giả Nghị có thể hiểu thấu bộ sách này, song ta cũng không nghe ai bảo rằng có người tiếp thu được học vấn của bộ sách này từ ông ấy. Cuối cùng ta đành bỏ ra một số tiền lớn để mua chuộc Thái sử lệnh mới có được bản sao của nó. Tuy đôi lúc trong sách có trích dẫn Kinh Xuân Thu*, nhưng phần lớn đều viết về sử cũ. Vì một số chuyện trong đó vẫn có tài liệu lịch sử khác để tra cứu, nên sau khi lần lượt kiểm tra, ta nhận ra toàn bộ những điều Tả thị Xuân Thu ghi lại đều là sự thật. Bởi vậy ta nghĩ những ghi chép về nước Sở thời lập quốc cũng có thể tin được.
* Cũng được gọi là Lân Kinh, là bộ biên niên sử của nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN.
Tả thị Xuân Thu viết rằng, khi Tử Cách phản bác lại Sở Linh vương có nói: ‘Xưa kia tiên vương Hùng Dịch của chúng ta ở Kinh sơn hẻo lánh, đi xe thô sơ mặc áo rách, sống nơi thảo dã, bôn ba núi rừng, phụng sự thiên tử, chỉ có cung làm từ gỗ đào, tên làm từ gỗ táo dùng để cung phụng đại sự của vương thất.’ Đoạn trước là chỉ quá trình dựng nước gian khổ, rất dễ hiểu, còn ‘Cung làm từ gỗ đào, tên làm từ gỗ táo dùng để cung phụng đại sự của vương thất’ có phần khó hiểu. Thực ra thì ở một đoạn khác trong Tả thị Xuân Thu từng viết, ‘Cung từ gỗ đào, tên từ gỗ táo có tác dụng phòng trừ tai họa’. Tức là vào thời kỳ đầu tổ tiên nước Sở - Hùng Dịch cũng không có năng lực khác, mà chuyện duy nhất làm được chỉ là dùng cung gỗ đào, tên gỗ táo để tránh tai họa, cầu khẩn ông Trời phù hộ mà thôi. Hay nói đúng hơn, nền móng lập quốc của nước Sở không phải là vũ lực mà là vu thuật.
Từ đó có thể suy ra, Sở vương thời ấy vừa là một vị quân vương thế tục, vừa là một pháp sư được tôn sùng ở vị trí tối thượng. Mười lăm đời kể từ thời Hùng Dịch, tới thời Sở Võ vương, thể chế quốc gia đã có sự thay đổi. Nước Sở khi ấy, chính trị và tôn giáo đã dần tách biệt, địa vị của pháp sư ngày càng thấp hơn. Bởi vậy tới thời Sở Chiêu vương thì nước Sở không thể không tiến hành cải cách tôn giáo.
Người đề xuất cải cách tôn giáo chính là tổ tiên của các vị - Quan Xạ Phụ, ông ấy cũng là một trong những cổ nhân mà ta khâm phục nhất. Vấn đề Quan Xạ Phụ đưa ra được ghi chép trong Xuân Thu ngoại truyện, ta nghĩ chắc chắn các vị phải hiểu rõ hơn ta, đó chính là ‘Tuyệt địa thiên thông’. Lộ Thân, ngươi có hiểu được hàm nghĩa thực sự của tư tưởng này không?”
Quan Lộ Thân không dám trả lời, Quỳ bèn nói tiếp.
“‘Tuyệt địa thiên thông’, có nghĩa là xây dựng thần đạo của một quốc gia. Từ ‘Thần đạo’ đã xuất hiện trong Chu Dịch*, ta chỉ mượn dùng một chút để giải thích cho rõ mà thôi. Quan Xạ Phụ đã giải thích tư tưởng này trên nghĩa đen như sau: ‘Chuyên Húc chấp nhận, bèn lệnh cho quan Nam chính là Trọng quản lý các sự vụ liên quan đến trời và chư thần, lại lệnh cho quan Hỏa chính là Lê quản lý các sự vụ liên quan đến đất và dân chúng, giúp khôi phục quy củ ngày xưa, không còn xâm phạm lẫn nhau nữa’**, nhưng nghĩa bóng là tách biệt việc tế trời và tế đất cho hai vị pháp sư khác nhau quản lý, bọn họ cùng chịu trách nhiệm trước quân vương, cũng chỉ có quân vương mới có thể cai quản bọn họ. ‘Thiên’ và ‘Địa’ lần lượt ứng với ‘Thần’ và ‘Dân’, quyền tế bái bị lũng đoạn trong tay quân vương. Quan Xạ Phụ đưa ra học thuyết này hẳn là căn cứ vào hiện trạng của nước Sở khi đó. Ta nghĩ thời đó nước Sở cũng có rất nhiều Đại phu, quan lại nuôi pháp sư trong nhà để phục vụ cho chính mình, tự ý tế bái các vị thần trong trời đất, loại tế bái cầu khẩn riêng tư này có thể coi là một loại ‘Tế dâm’. Nếu cứ để vậy thì việc thờ cúng tế bái của quốc gia ắt sẽ bị bỏ bê, những mệnh lệnh không liên quan đến tôn giáo cũng khó có thể truyền đạt được. Bởi vậy ông ấy mới cho rằng việc thực hiện ‘Tuyệt địa thiên thông’ là tất yếu, để dựng nên hệ thống kiểm soát việc tế bái của quốc gia, nhờ đó mà xây lại một quốc gia với chính trị tôn giáo hợp nhất.”
* Kinh Dịch là một quyển trong Ngũ Kinh, nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái… Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch.
** Chuyên Húc tức Huyền Đế là một vị vua Trung Hoa cổ đại, một trong Ngũ Đế. Theo Sử Ký, ông là người kế vị của Hoàng Đế. Nam chính và Hỏa chính là những chức quan thời Thượng cổ.
“Nhưng những điều ngươi vừa nói thì liên quan gì đến thân phận của Khuất Nguyên?” Lộ Thân hỏi.
“Đừng nóng ruột, ta sẽ bàn về vấn đề này ngay đây.” Quỳ nói, “Khi lập luận về vấn đề này Quan Xạ Phụ còn cố ý giải thích khái niệm ‘Vu’: ‘Trong số dân chúng có những người vừa tinh thần dồi dào, chuyên tâm một lòng vừa nghiêm cẩn chính trực - tài trí của họ mang lại ích lợi cho đời, sự sáng suốt của họ soi rọi muôn nơi, ánh mắt họ ngời sáng và nhìn thấu tất thảy, đôi tai họ nhanh nhạy và nghe tỏ bốn phương, thế nên thần linh đã giáng trần thông qua họ, nam gọi là Hích, nữ gọi là Vu’. Ông ấy khẳng định phụ nữ cũng có năng lực giao tiếp với thần linh, đây là một tiền đề để ông ấy xây dựng học thuyết.
Có thể khẳng định rằng tuy Quan Xạ Phụ không nói rõ, song trong hệ thống thần đạo quốc gia mà ông ấy xây dựng chắc chắn không chỉ có hai vị pháp sư phụ trách tế trời và tế đất mà thôi. Để giúp đế vương có thể cai quản toàn bộ sự vụ về tôn giáo và thế tục, bắt buộc phải thành lập một thể chế quản lý với toàn bộ pháp sư trong cả nước, phân chia đẳng cấp, phân công trách nhiệm cho pháp sư.
Bấy giờ Vu nữ và Vu nam đều được xếp vào hệ thống quản lý tôn giáo quốc gia. Hệ thống này vốn tồn tại song song với hệ thống quan lại bình thường, có điều về sau hai hệ thống này lại khó mà tách biệt, cuối cùng kết hợp lại, thế là quan lại và pháp sư có thể chuyển đổi thân phận. Bởi vậy, là một Vu nữ, nhưng Khuất Nguyên hoàn toàn có thể đảm nhiệm các chức quan như Tả đồ, Tam Lư đại phu.”
Quỳ nói xong suy luận của mình, thấy mọi người trong phòng chỉ cúi đầu uống rượu, không để ý tới lời nàng. Bấy giờ Quỳ mới nhớ ra, tổ tiên gia tộc họ Quan không những từng đưa ra kiến nghị “Tuyệt địa thiên thông” với Sở Chiêu vương, mà còn từng cộng sự với Khuất Nguyên. Tuy chuyện năm đó đã lùi vào dĩ vãng, song luôn có một vài chuyện mà người ngoài không biết còn lưu truyền tới ngày nay.
Nói về Khuất Nguyên trước mặt người nhà họ Quan, đúng là không biết lượng sức mình.
Đúng lúc Quỳ nghĩ như vậy thì Quan Nhã Anh luôn im lặng bỗng đưa ra quan điểm của mình.
“Quan điểm của Vu Lăng quân* rất đỗi thú vị, với loại người nông cạn như ta thì quả thực có sức thuyết phục. Hẳn là ngươi cũng khát khao một cuộc sống giống như Khuất Nguyên. Có điều, trong ba bằng chứng mà ngươi đưa ra khi lập luận mệnh đề ‘Khuất Nguyên là Vu nữ’ này, có một bằng chứng không thể thành lập.”
* Cách gọi thể hiện sự tôn trọng đối phương của người thời xưa ở Trung Quốc. Gồm họ hay tên người được gọi thêm “quân” đằng sau.
Khi nói chuyện, khuôn mặt Nhã Anh hờ hững vô cảm, giọng điệu cũng đều đều, nàng nói chậm tới mức khiến người ta muốn giục nàng một phen, khác hẳn với Lộ Thân vui vẻ hoạt bát.
“Ngươi nói, vì nhân vật chính của Ly tao bị trói buộc bởi cấm kị không thể lập gia đình, nên tình yêu của nàng ta chắc chắn sẽ kết thúc trong bất hạnh. Nhưng ở đất Sở không có cấm kị như thế. Không những không có, mà còn… Có vài lời đúng là không nên nói giữa chốn đông người thế này. Bởi vậy nếu tiện thì ngươi hãy lại gần đây một lát, ta có thể nói nhỏ cho ngươi nghe.”
“Ồ? Ta nhất định phải đích thân qua đó ư?” Quỳ lười nhác quay sang nhìn Tiểu Hưu, thì thầm với nàng, “Có vẻ khá rắc rối. Chi bằng thế này đi, em thay ta tới chỗ Nhã Anh tỷ tỷ, rồi chuyển lời tỷ ấy muốn nói cho ta.”
Tiểu Hưu đi bằng gối tới bên Nhã Anh, Quỳ ngồi tại chỗ nhìn Nhã Anh thì thầm với nàng, dường như chỉ nói ra một câu thôi. Mà sau khi nghe xong thì Tiểu Hưu kinh ngạc thốt lên một tiếng rất khẽ, còn lấy tay che miệng theo thói quen. Thực ra mỗi lần nhận ra mình nói sai, nàng đều sẽ làm động tác này.
Khi Tiểu Hưu trở lại bên Quỳ, trông nàng như mất hồn mất vía.
“Quả nhiên là chủ nhân tự đi nghe thì tốt hơn, chuyện Nhã Anh tỷ tỷ nói, em cũng không hiểu lắm…”
Tiểu Hưu ngập ngừng nói. Nàng là một cô bé không giỏi giấu giếm. Quỳ lại là người thông minh, chớp mắt đã hiểu ra nguyên do.
“Tức là Vu nữ đất Sở thực ra rất dâm loạn?”
“Ý của ta chính là vậy.”
Nghe được đối thoại giữa Quỳ và Nhã Anh, mọi người ngồi đó đều giật mình. Lộ Thân ngồi bên Quỳ cũng cảm nhận được ánh mắt của mọi người đang tập trung về phía này. Nàng che mặt, lẩm bẩm: “Ta có nên tránh đi một lát không nhỉ.” Tiểu Hưu cười khổ nhìn Lộ Thân, dùng ánh mắt để nói với nàng: “Xin lỗi, chủ nhân của ta luôn như thế, mong ngài đừng trách.”
“Vậy à? Ta cứ tưởng đất Sở cũng có cấm kị này cơ đấy.” Quỳ nói, “Trong Tả thị Xuân Thu có ghi lại lời của Công chúa nước Sở - Quý Mị, rằng: ‘Đã là nữ tử, trượng phu cũng phải xa cách’, ta còn tưởng với Vu nữ thì chuyện nam nữ càng nghiêm ngặt hơn cơ…”
“Thực ra vị Công chúa Quý Mị mà ngươi nói, về sau gả cho Chung Kiến, người này chính là tổ tiên cô phu* của ta. Bởi vậy chuyện ấy cũng có chỗ bất đồng với những gì Vu Lăng quân đã biết. Bấy giờ Quý Mị nói với Chiêu vương, ‘Đã là nữ tử, trượng phu cũng phải xa cách, Chung Kiến đã cõng ta rồi.’ Bề ngoài nói là vì Chung Kiến từng cõng nàng ấy nên nàng ấy nhất định phải lấy Chung Kiến, thực ra chỉ là kiếm cớ mà thôi. Khi ấy Dĩnh Đô đã bị quân đội nước Ngô đánh chiếm, Quý Mị và Chung Kiến lưu vong tới Vân Mộng, chuyện bọn họ từng làm cùng nhau không chỉ có cõng thôi đâu… Chuyện còn lại, xin ngươi tự ngẫm nghĩ đi.”
* Chồng của cô.
Nhã Anh vừa nói xong, huynh muội Chung thị cười trộm, còn Quan Khoa thì tỏ vẻ không vui.
Nhã Anh đúng là một thiếu nữ phản nghịch, thảo nào lại bị phụ thân trách phạt như thế - Quỳ không khỏi thầm đánh giá Nhã Anh như vậy.
“Xem ra ta đã quá khinh thường người xưa…”
“Vân Mộng không phải là nơi chỉ để săn bắn như rất nhiều người ngoài vẫn tưởng. Thực ra nó cũng được dùng vào nhiều việc khác. Nếu Vu Lăng quân từng đọc Cao Đường phú, Thần nữ phú của Tống Ngọc thì hẳn là có thể tưởng tượng được. Trong Cao Đường phú, Tống Ngọc viết mình và Sở Tương vương cùng du ngoạn trên đỉnh Vân Mộng, thấy quán Cao Đường, còn viết tiên vương từng mơ thấy Thần nữ Vu Sơn giao hợp với mình. Trong Thần nữ phú lại viết Sở Tương vương cũng mơ thấy Thần nữ. Thế nhưng chân tướng câu chuyện rốt cuộc là thế nào đây?”
“Đúng đấy, là thế nào vậy?” Quỳ nghiêng đầu, hỏi với vẻ tò mò.
“Từ thời Tương vương tới nay mới qua chưa đến hai trăm năm, bởi vậy có rất nhiều lời đồn đại về chuyện này. Có kẻ đồn rằng, thực ra Thần nữ mà Tương vương gặp được là Vu nữ trong quán Cao Đường. Mà Tống Ngọc viết ‘Tiên vương từng mơ thấy Thần nữ Vu Sơn giao hợp với mình’, thực ra cũng chỉ là cùng Vu nữ…”
Kể tới đây, tốc độ nói và nhịp thở của Nhã Anh dồn dập hơn mấy phần.
Lẽ nào vị tỷ tỷ này đang hưng phấn - Quỳ nghĩ bụng, nếu đúng là vậy thì nàng ta cũng thật phù hợp với miêu tả về Vu nữ đất Sở của chính mình.
“Vu Lăng quân đã rõ rồi chứ, ngươi đã hiểu sai trầm trọng về Vu nữ đất Sở. Trong chuyện nam nữ, bọn họ không bị cấm kị như ngươi vẫn tưởng, trái lại bọn họ còn phóng túng hơn nữ tử bình thường rất nhiều.”
Giọng của Quan Nhã Anh bắt đầu run lên, nàng đã gần như suy sụp. Thực ra từ khi Quan Ký Y qua đời, Nhã Anh chưa từng nói nhiều như vậy, nên bất kỳ ai ngồi đây cũng không ngăn nàng nói tiếp.
“Có điều nghe ngươi nói như vậy, đúng là đã xóa bỏ một nỗi nghi hoặc trong lòng ta. Bản thân ta đọc Ly tao thì đưa ra được một kết luận là nhân vật chính tuy là Vu nữ nhưng lại ái mộ Sở vương, giờ ngẫm lại suy đoán này cũng không sai, hơn nữa còn có thể tìm ra rất nhiều bằng chứng chứng minh.”
“Trong một số thời khắc, Vu nữ luôn vì nước vì dân để thực hiện lý tưởng ‘Nước giàu mạnh mà quy củ’, phải làm một số việc nhượng bộ và hi sinh… Kể cả ta cũng có sự giác ngộ này!”
Khi nói chuyện với Quỳ, tay trái Quan Nhã Anh vẫn cầm cốc rượu, bên trong chứa đầy rượu, sau đó chiếc cốc lay lay theo cánh tay nàng, rượu bắn ra ngoài thấm ướt ống tay áo. Khi nói tới đây thì rượu trong cốc đã chẳng còn bao nhiêu. Song Quỳ không chú ý tới điều này, nếu không có lẽ nàng đã nói lảng sang chuyện khác rồi.
“Ta rất khâm phục sự giác ngộ này của Nhã Anh tỷ tỷ. Ta nghĩ, quan điểm này chắc chắn không phải bây giờ tỷ mới nghĩ ra mà phải trải qua nhiều năm suy ngẫm mới hình thành. Chỉ e là người bình thường khó mà chấp nhận được ý nghĩ này. Không biết trước đây Nhã Anh tỷ tỷ đã từng nói những điều này với ai chưa…”
“Nói rồi.” Quan Nhã Anh ngắt lời Quỳ, “Nói với cha ta… Nói với người cha quá cố của ta.”
“Ông ấy có hiểu được không?”
“Chắc là không hiểu được.”
Nhã Anh nói, nét mặt vẫn thờ ơ nhưng nước mắt đã tuôn rơi, tí tách nhỏ xuống vạt áo.
Đúng lúc ấy, Quan Giang Ly ngồi kế bên Quan Nhã Anh vội đỡ nàng dậy.
“Nhã Anh say rồi, để ta đưa muội ấy về.”
Giang Ly nói rất thản nhiên, có lẽ nàng đã quen với đủ loại phản ứng của Nhã Anh. Thậm chí có thể nói cả gia tộc đều sớm quen với bệnh trạng của Nhã Anh, mà Nhã Anh cũng sớm quen được mọi người trong tộc bao dung che chở.
“Vu Lăng quân, ta hiểu rồi.” Khi được Giang Ly dìu ra ngoài, Nhã Anh quay lưng nói với Quỳ, “Không lẽ Vu nữ đất Tề các ngươi vẫn phải gánh vác loại cấm kị đó ư?”
Quỳ không trả lời, Nhã Anh cũng không hỏi nữa, nàng đẩy Giang Ly ra rồi bước khỏi tầm mắt của mọi người, biến mất trong bóng đêm. Giang Ly không yên tâm để nàng quay về một mình, bèn đi theo sau.
“Hóa ra Vu Lăng quân là Vu nữ đất Tề.” Bạch Chỉ Thủy cảm thán. Tuy đã được người nhà họ Quan thông báo về tên của một vị khách mời khác song tới giờ ông mới biết thân thế của Quỳ, ông biết là Vu nữ đất Tề thì sẽ có vận mệnh thế nào. “Cho dù vậy, vẫn mong ngươi có thể theo đuổi hạnh phúc của chính mình. Theo nghiên cứu của ta, trong Kinh thi cũng có chương bàn về hôn nhân của Vu nữ, chính là thiên Xa hạt của Tiểu nhã. Hơn nữa theo phân tích của ta thì Vu nữ ấy cũng phải gánh vác cấm kị…”*
* Chú thích của tác giả: Những lý giải của Bạch Chỉ Thủy về Kinh Thi trong tiểu thuyết đều bắt nguồn từ cuốn sách Thế giới của Kinh Thi của học giả Nhật Bản Shizuka Shirakawa.
“Hiện giờ ta rất hạnh phúc.”
Quỳ ngắt lời Bạch Chỉ Thủy, vẫn mỉm cười đầy tịch mịch.
“Tuy rất hâm mộ Vu nữ đất Sở nhưng ta cũng không muốn phản bội gia tộc của mình. Biết đâu sau này ta sẽ gặp được một người có thể khiến ta quên đi trách nhiệm của Vu nữ, hoặc vì người ấy mà chấp nhận gánh vác lời nguyền rủa bởi đã dám khinh nhờn thần linh và tổ tiên, vì người ấy mà thiêu trụi linh hồn, hóa thành tia sáng chập chờn u ám. Bây giờ ta còn chưa gặp được người đó, có lẽ cũng sẽ không bao giờ gặp được. Bởi vậy dù từng có tiền lệ hay không, dù có thể hạnh phúc hay không, ta chỉ cần, chỉ cần…”
Đúng lúc ấy Tiểu Hưu rót đầy một cốc rượu cho chủ nhân, Quỳ uống cạn rồi im lặng. Bạch Chỉ Thủy cũng không nói gì thêm mà chỉ cúi đầu nhìn hoa văn được vẽ trên mâm sơn mài.
* * *
Gia tộc tề tựu khách chung vui
Sơn hào hải vị trăm ngàn món*
* Trích trong bài Chiêu hồn của Khuất Nguyên, cũng có người cho rằng của Tống Ngọc.
***
[1]
Ban đêm Quỳ thay một bộ y phục mỏng bằng lụa rồi cùng Lộ Thân tới sảnh chính. Còn Tiểu Hưu thì ở nhà bếp phía Đông giúp người hầu nhà họ Quan chuẩn bị cơm canh.
Nóc nhà sảnh chính có dựng bốn trụ gỗ, nhìn như mũ quan cắm lông chim trĩ, trước sảnh đặt bốn bức bình phong. Một bức rèm che màu đỏ tươi có thêu hình phượng bằng kim tuyến, đính vòng vàng khảm ngọc thạch và tua rua được giăng giữa các cột nhà. Trong sảnh, mỗi bên bày hai cây đèn bảy ngọn, mỗi ngọn treo một chiếc đèn lồng để đi lại. Giữa hai cây đèn lại có một đỉnh hương bằng đồng có đế. Đèn và đỉnh hương đều mạ vàng. Xem hình dáng bề ngoài thì dường như là đồ cổ thời Lục quốc. Xưa kia gia tộc họ Quan chủ trì việc tế bái của nước Sở, đất được phong đều là nơi màu mỡ, đồ đạc do vương thất ban tặng cũng toàn là báu vật thế gian. Nhưng sau chiến loạn khói lửa, nước mất nhà tan, vinh hoa ngày cũ nay đã tiêu điều hoang hoải, kể cả những thứ đồ mạ vàng này cũng phai dần màu sắc năm xưa.
Khói hương lãng đãng, càng trở nên mịt mờ dưới đèn đuốc rực rỡ.
Khi ở Trường An, Quỳ rất thích sưu tập những mùi hương lạ tới từ Tây Vực, trong đó nàng thích nhất hương “Khước Tử” do sứ giả nước Nguyệt Chi mang tới Trường An. Tương truyền rằng loại hương này đến từ hải đảo, muốn lấy được rất khó khăn mà hình dạng cũng rất xấu xí, song hương thơm lại hiếm có trên đời, đốt một chút là hương vấn vít mấy ngày không tan. Bởi vậy tuy giá gần như đắt bằng bạch ngọc, nhưng Quỳ đã sai Tiểu Hưu âm thầm đến Cảo Nhai* mua rất nhiều lần.
* Một con phố thời Hán, ở trong cửa Nam thành Trường An, là nơi đặt sứ quán của các nước.
So với nó thì hương xông của nhà họ Quan hôm nay chỉ là hương cỏ thơm* tầm thường nhất mà thôi. Có điều trong đỉnh lại thêm gừng cao lương và mộc lan nên mới tạo ra một mùi hương mà Quỳ chưa ngửi bao giờ.
* Cỏ thơm là từ chỉ chung các loại hoa, cỏ, thảo dược được dùng để xông tỏa hương thơm của người Trung Quốc thời xưa, giúp an thần, tâm trạng thư thái, hoặc trị ngạt mũi, ngạt thở… tùy vào loại hoa, cỏ hoặc thảo dược.
Chủ nhân Quan Vô Dật đã ở trong sảnh, ông mời Quỳ ngồi xuống ghế trên phía Tây quay mặt về phía Đông.
Trước chỗ ngồi có bàn ăn, mặt bàn sơn màu, còn chân thì bọc đồng mạ vàng.
Thường ngày Quỳ dùng cơm không dùng bàn ăn có chân như vậy, mà dùng loại mâm không chân, trên mâm dọn đủ chén bát, trong chén đựng rượu. Trong khi nàng dùng cơm, Tiểu Hưu nhất định phải ngồi đối diện với nàng, hai tay nâng mâm lên ngang mày. Dùng cơm xong, Quỳ sẽ nhấp một ngụm rượu súc miệng. Khi dùng cơm, nếu Quỳ vui vẻ hoặc cảm thấy cơm nước ngon miệng thì sẽ lệnh cho Tiểu Hưu ngẩng đầu lên, dùng đũa trong tay mình bón đồ ăn cho Tiểu Hưu. Tuy điều này sẽ khiến việc giữ mâm của Tiểu Hưu khó khăn hơn song Tiểu Hưu sẽ thấy vui vẻ, dù sao đây cũng là sự tán thưởng của chủ nhân dành cho công việc của mình. Nhưng nếu Quỳ muốn trút giận lên đầu Tiểu Hưu, hoặc cơm nước khiến Quỳ bất mãn, vậy Tiểu Hưu sẽ bị đối xử một cách tàn nhẫn. Quỳ sẽ đổ hết cơm nước còn thừa lên đầu Tiểu Hưu, rồi bắt nàng phải nâng mâm cho tới khi mình hết giận mới thôi.
Trên bàn ăn có một chiếc “nhiễm khí” bằng đồng, đây là thứ dùng khi ăn thịt. Thứ gọi là “nhiễm khí” này có hai bộ phận trên và dưới. Dưới là một bếp lò nho nhỏ, trên là một cái âu bằng đồng. Khi dùng thì cho nước tương đã nêm nếm vào trong âu, nhóm lò sau đó bỏ thịt đã luộc với nước vào trong âu để nấu. Làm vậy vừa có thể giữ cho thịt nóng hổi, vừa giúp thịt ngấm được hương vị của nước tương. Đương nhiên, chỉ có ba chiếc “nhiễm khí” như vậy được bày trên bàn tiệc. Một chiếc đặt trên bàn của Quỳ, một chiếc dành cho vị khách đến muộn, chiếc còn lại do chủ nhân Quan Vô Dật sử dụng.
Bên trái “nhiễm khí” bày một cái cốc có quai hai bên, trong cốc không có nước. Bên cạnh cốc lại là một chiếc muôi sơn mài dùng để múc rượu.
Quỳ lại để ý đến hi tôn* đặt trên đất ở gần bàn ăn của mình. Thứ này làm bằng đồng, hình trâu, trên lưng có nắp, trong bụng chứa rượu. Từ khi bảy, tám tuổi, Quỳ đã đọc được câu “Hi tôn tương tương**” trong Kinh Thi***. Có điều ở thành Trường An thứ đồ đựng rượu này đã tuyệt tích từ lâu nên nàng chưa bao giờ thấy tận mắt. Hi tôn nhà họ Quan sử dụng hẳn cũng là đồ lưu truyền từ xa xưa. Quỳ không khỏi cảm khái trong lòng, con trâu bị người ta mở nắp trên lưng này vẻ mặt vô cùng ngoan ngoãn hiền lành, cũng thật là nhẫn nhục, quả là có mấy phần giống tỳ nữ của mình.
* Đồ đựng rượu hình trâu, thường xuất hiện ở thời Xuân Thu Chiến Quốc hoặc thời Thương Chu.
** Trích trong bài thơ Lỗ Tụng - Bí Cung của Kinh Thi. Câu này có nghĩa là “Chén chạm chén kêu vang lanh lảnh”.
*** Bộ tuyển tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo.
Người nhà họ Quan và Quỳ đều đã ngồi vào chỗ. Phu nhân của trưởng tộc Quan Vô Dật - Điếu thị và con gái Giang Ly, Lộ Thân cũng có mặt. Bên cạnh Lộ Thân là đường tỷ của nàng - Quan Nhã Anh, Quan Khoa - muội muội của Quan Vô Dật cũng đã ngồi vào chỗ, bà từ Trường An lặn lội về đây, đã tới trước Quỳ mấy ngày. Con trai và con gái của bà cũng tới, ngồi kế bên bà, lần lượt tên là Triển Thi và Hội Vũ. Muội muội bằng tuổi Tiểu Hưu, còn ca ca thì hơn nàng năm tuổi. Quan Khoa và phu quân Chung Tuyên Công còn có một cậu con trai nữa, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chưa thể đi xa. Do công việc quá bận rộn nên Chung Tuyên Công không thể tới dự. Năm nay vì sức khỏe của Quan Vô Dật không tốt nên ông không định chủ trì lễ tế mà giao công việc trù bị cho muội muội Quan Khoa lo liệu, còn việc múa tế thần thì do con gái Giang Ly phụ trách.
Khách mời còn chưa tới đủ, chủ nhà và khách mời nhìn nhau cũng tẻ nhạt, bèn bắt đầu trò chuyện tán gẫu. Vì hôm nay Quỳ mới đến, buổi chiều lại ra ngoài săn bắn nên có rất nhiều người chưa gặp nàng bao giờ, nàng bèn giới thiệu bản thân với bọn họ.
Đúng lúc ấy Tiểu Hưu làm xong việc ở trong bếp, đi vào sảnh chính, cúi người ngồi quỳ gối phía sau Quỳ, để lát nữa có thể hầu chủ nhân uống rượu dùng cơm. Quỳ tiện thể giới thiệu cả Tiểu Hưu. Những người từng đọc Kinh Thi ở đây đều cảm thấy cái tên “Tiểu Hưu” này rất hay. Sau đó Quan Vô Dật giới thiệu người thân trong tộc của mình với Quỳ.
Vị khách mời đến muộn nọ tên là Bạch Chỉ Thủy, người Vân Mộng, năm nay đã bốn mươi tuổi. Thời trẻ ông từng du học ở Trường An, theo Hạ Hầu Thủy Xương* học Kinh Thi, học cao hiểu rộng, nhưng cuối cùng không nhận được một chức quan nào.
* Một nhà Nho nổi tiếng thời Hán.
Thời đó “Thi học” được chia thành bốn phái, nhưng chỉ có ba phái Tề, Lỗ, Hàn là được chính thức thừa nhận mà thôi. Khi Bạch Chỉ Thủy ở Trường An, phái “Thơ Hàn” mà tiêu biểu là Hàn Anh đang đắc thế. Khi đương kim hoàng thượng đăng cơ, thầy giáo của Hạ Hầu Thủy Xương là Viên Cố Sinh đã gần chín mươi tuổi, không thể mưu cầu địa vị cho học thuyết của mình trước mặt Hoàng đế, mà khi đó Hạ Hầu Thủy Xương hãy còn trẻ, cũng không được Hoàng đế tín nhiệm. Kết quả là phái “Thơ Tề” do bọn họ đại diện từ từ suy bại.
Mấy năm sau, Bạch Chỉ Thủy về quê, ở nhà dạy học, cuối cùng vẫn chẳng được như nguyện. Trong học thuật, ông không đồng ý với các học thuyết bảo thủ cũ kỹ, luôn muốn lập một phái tư tưởng mới, tuy nhiên vì xuất thân từ đất Sở nên không khỏi viện dẫn rất nhiều chuyện quỷ quái để giải thích Kinh Thi. Cuối cùng bị đồng môn coi là kẻ mê tín dị đoan, sức ảnh hưởng không thể vượt ra khỏi Vân Mộng.
Mấy năm nay nhờ sự nỗ lực của Hạ Hầu Thủy Xương mà phái “Thơ Tề” lại trở nên hưng thịnh, có điều Bạch Chỉ Thủy bị đồng môn xa lánh nên chẳng nhận được lợi ích gì. Khi ở Trường An, Quỳ từng nghe về học thuyết của Bạch Chỉ Thủy. Là một Vu nữ, nàng mau chóng bị học thuyết ấy thu hút.
Kiến giải nổi tiếng nhất của Bạch Chỉ Thủy chính là lời giải thích của ông về sáu phần cuối của bài Nam sơn thuộc Tề phong trong Kinh Thi. Ông cho rằng những văn thơ này đều miêu tả Vu nữ nước Tề - vì là trưởng nữ nên không được lấy chồng. Tuy Quỳ không đồng tình với học thuyết của ông song cảm thấy ông có thể hiểu được nỗi bi ai của mình.
Một tràng tiếng ngựa hí cắt ngang hồi ức của Quỳ, chẳng bao lâu sau Bạch Chỉ Thủy đã đi vào sảnh chính.
Bạch Chỉ Thủy cao tám thước, mặc lễ phục màu đỏ tím, dùng khăn vấn tóc, cao lớn mà uy nghi. Bấy giờ tuy ông đang cười nhưng nếp nhăn giữa hai lông mày sin sít, hẳn là thường ngày luôn sống trong u uất, những buồn phiền cứ thế in hằn trên trán.
Tới khi Bạch Chỉ Thủy ngồi vào chỗ thì bữa tiệc liền chính thức bắt đầu.
Quan Vô Dật lệnh cho người hầu của mình rót đầy một cốc rượu rồi mời Bạch Chỉ Thủy, lại rót một cốc mời Quỳ. Hai người uống xong, Tiểu Hưu đã rót thêm hai cốc, đặt trên bàn của Quỳ, hai người nâng cốc kính chủ nhà. Sau khi chủ khách đối ẩm, những người khác cũng uống một cốc. Khi ấy, Quan Khoa phái người hầu nhà họ Quan đi lấy cổ cầm, Quỳ cũng bảo Tiểu Hưu chuẩn bị đàn sắt. Tới khi nhạc cụ được mang tới, Chung Triển Thi bèn gảy đàn góp vui, Hội Vũ hát bài Thanh Dương* hòa theo điệu nhạc.
* Thanh Dương chỉ mùa xuân. Thời Hán, khi tiến hành đại điển tế trời cũng tế bái cả các vị thần của bốn mùa. Khúc Thanh Dương này được sáng tác dành riêng cho việc tế bái thần mùa xuân. Khung cảnh hân hoan phơi phới khắp nơi khi xuân về trong bài hát thể hiện ước nguyện cầu mong bình an và hạnh phúc với thần linh.
Mùa xuân ấm áp đã tới, cỏ cây nảy lộc đâm chồi. Mưa xuân gieo rắc khắp chốn, muôn loài vươn mình sinh sôi. Sấm xuân rền vang từng trận, muông thú tỉnh giấc đùa chơi, kết thúc kỳ ngủ đông dài, bắt đầu một mùa xuân mới. Cỏ cây khôi phục xanh tươi, sinh linh lớn lên như thổi. Xuân sang vạn vật đón mừng, mang ơn huệ đến mọi nơi. Tất thảy dạt dào sức sống, phúc xuân chan chứa đất trời.
Trong lòng Quỳ cũng biết đây là nhạc khúc được hát trong lễ tế vương triều, dân thường không được phép hát trong yến tiệc. Nhưng lúc ở nhà nàng thường gặp chuyện vượt quyền dạng này nên cũng chẳng hề bận tâm. Chung Hội Vũ hát xong, Quỳ bèn gảy đàn sắt hát bài Quy biện*, phần cuối viết rằng:
* Một bài thơ thuộc Tiểu Nhã, Kinh Thi.
Mũ lễ da hươu tuyệt đẹp, ngay ngắn đội trên đỉnh đầu. Rượu nồng của ngươi rất ngọt, món nhắm của ngươi thật ngon. Đến đây nào có người ngoài? Đều là anh em chú bác. Như hoa tuyết bay trước mắt, như hạt băng sa khắp trời. Chẳng đoán được ngày tạ thế, chẳng hay khi nào lại gặp. Tối nay thỏa thích chè chén, quân tử mở tiệc chung vui.
Đây là một trong những bài mà Quỳ thích nhất trong Kinh Thi. Nhất là câu “Chẳng đoán được ngày tạ thế, chẳng hay khi nào lại gặp”, mỗi lần hát lên đều khiến nàng xúc động khôn nguôi. Đời người dù sao cũng ngắn ngủi, “Từ xưa ai cũng đều phải chết”*, mọi cuộc tụ họp, mọi cuộc vui đều có hồi kết. Bữa tiệc hôm nay hẳn là không đủ để đánh đồng với cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ này. Còn người làm thơ giờ ở nơi đâu? Từ đó đến nay, những người từng hát vang nhạc khúc này hẳn cũng không ít, song giờ đây còn lại được mấy người?
* Một câu trong Luận ngữ.
Sau khi uống rượu hát ca, người nhà họ Quan mang một cái nồi đồng tỏa hơi nóng vào trong phòng, chia thịt trong nồi cho từng người. Tiểu Hưu ngồi một bên châm lửa “nhiễm khí” của Quỳ rồi nhúng thịt vào trong âu. Thực ra lưỡi của Quỳ không thể chịu nổi đồ ăn quá nóng, nhưng nàng vẫn ăn nhân lúc nó còn nóng.Từ mùi vị có thể đoán được đây là thịt lợn sữa, hơn nữa còn là ở phần vai thơm ngon nhất, Quỳ thầm cảm kích thịnh tình của chủ nhà, tuy rằng loại đồ ăn bình thường này chẳng thể khiến nàng thỏa mãn.
Lát sau, người nhà họ Quan bưng nồi đồng đi, lại mang vào một cái vạc đồng, bên trong chứa thịt chim đã được luộc với nước trắng. Đó chính là chim trĩ mà Quỳ săn hôm nay. Người hầu xé thịt ức thành sợi nhỏ rồi chia cho Quỳ, chuẩn bị cho nàng một khay nước giấm. Quỳ chấm thịt vào giấm rồi ăn, nàng thấy rất ngon miệng.
Sau đó, một âu đồng chứa cơm trắng được mang vào tiệc, ngoài ra còn có vài hũ dưa muối, bên trong chứa các loại dưa muối khác nhau. Lần này Lộ Thân tự tay lấy dưa muối trong hũ ra, đặt lên đĩa rồi đưa tới trước mặt Quỳ, Quỳ còn chưa kịp cảm ơn thì Lộ Thân đã lên tiếng trước:
“Xin hãy ăn nhiều một chút, đây là rau quỳ* muối đấy. Vào tháng Chín hằng năm, chúng ta cắt từng gốc quỳ non ra khỏi đất rồi bỏ chúng vào hũ ướp muối. Đổ thêm nước bên trên, quỳ không thể thở được, sang năm liền biến thành từng miếng từng miếng quỳ muối như vậy. Ta thích nhất là quỳ thế này, ăn vào thanh thanh giòn giòn ngon miệng, Tiểu Quỳ có muốn nếm thử hay không?”
* Rau quỳ: Còn có tên khác là đậu bắp, mướp tây, gôm… Chữ Quỳ này giống với tên của Quỳ.
Thời đó, “quỳ” là món rau dưa thường thấy nhất trên bàn cơm, từ nhỏ tới lớn, Quỳ luôn bị những người tẻ nhạt đùa giỡn một cách tẻ nhạt như thế, đã sớm quen rồi, bởi vậy cũng chẳng để trong lòng.
“Ta bảo này.” Quỳ than thở, “Ngươi và ta đều là thực vật*, không nên trêu chọc nhau mới phải.”
* Lộ Thân còn gọi là Lộ giáp, chính là cây thụy hương. Quỳ nói vậy ý là tên của mình và Lộ Thân đều chỉ cây cỏ thực vật.
Lộ Thân ngẫm lại thấy cũng có lý, bèn tự thấy xấu hổ, không nói thêm gì nữa. Nhưng khi nàng đang định về chỗ mình thì Quỳ kéo tay áo nàng lại.
“Ngồi lại đi, từ nhỏ ta đã không ăn ‘đồng loại’, ngươi phải chịu trách nhiệm ăn hết mớ ‘Tiểu Quỳ’ này mới được.”
“Đồng loại là sao?” Lộ Thân tiện thể nhào tới bên người Quỳ, chỉ vào nàng hỏi, “Thế ta có được ăn ‘Tiểu Quỳ’ này không?”
“Cái này thì không được. Ngươi thực sự hận ta, hận tới mức hận không thể ăn thịt uống máu ta ư?”
Tuy ngoài miệng Quỳ dùng hẳn ba chữ “hận” liền, nhưng trong mắt toàn là ý cười.
“Ừm, ta không thể thích một người tới mức muốn ăn thịt uống máu người đó sao?” Lộ Thân hỏi ngược lại, “Ngoài ăn ra thì đâu còn cách nào khiến đối phương trở thành một phần của chính mình nữa?”
“Yêu một người thì phải khiến người đó trở thành một phần của chính mình ư? Sở thích của Lộ Thân kỳ lạ thật đấy.”
“Ừ, hoặc là khiến bản thân trở thành một phần của người ấy cũng được.”
“Điều này thì dễ dàng hơn đó.” Quỳ ngà ngà say, khẽ cười nói, “Chỉ cần làm người ấy tổn thương là được. Ý ta không phải là sự tổn thương về gân cốt da thịt mà là tổn thương trong lòng. Làm một vài chuyện mà người ấy không thể chịu nổi, nói ra những lời mà người ấy không thể tiếp thu, khiến trong lòng người ấy luôn có vết thương do ngươi tạo nên suốt quãng đời còn lại. Vậy thì ngươi cũng đã trở thành một phần của người ấy.”
Lộ Thân lẳng lặng nghe lý luận hoang đường của Quỳ.
“Thế nhưng, chỉ vậy vẫn chưa đủ. Dù sao mình vẫn là mình, chưa thể hoàn toàn biến thành một phần của đối phương. Nếu muốn làm tới cùng thì phải khiến bản thân thực sự biến mất mới được.”
“Dùng cái chết của mình để làm người ấy tổn thương?” Lộ Thân tỏ ra không đồng tình, “Lại có người dùng phương thức này để biểu đạt tình yêu của mình thật ư? Nếu vậy mà cũng gọi là yêu thì thực ra thứ tình yêu này chẳng khác gì hận.”
“Ngươi sai rồi, Lộ Thân. Đây mới là tình yêu mãnh liệt nhất. Những danh thần thời xưa, thẳng thắn can gián, hi sinh vì nghĩa chính là như thế - Dùng cái chết của mình để lưu lại thương tổn trong lòng quân vương, dựa vào đó để đạt được mục đích khuyên răn. Ngũ Tử Tư* từng hưng binh diệt Sở đã làm như vậy, mà Khuất Nguyên** một lòng muốn phục hưng nước Sở cũng làm như thế. Việc bọn họ tự sát bắt nguồn từ lòng trung quân ái quốc hết mực: Khiến chính kiến của bản thân trở thành một phần trong sinh mệnh của quân vương.”
* Một nhà quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, ông làm quan Đại phu nước Ngô cuối thời Xuân Thu.
** Một chính trị gia, nhà thơ xuất thân từ hoàng tộc nước Sở thời Chiến Quốc. Ông là nhà thơ yêu nước vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa, người đặt nền móng cho văn học theo chủ nghĩa lãng mạn ở Trung Quốc, được gọi là “ông tổ của thơ ca Trung Hoa”.
“Khuất Nguyên đâu có giống như ngươi nói…”
“Thật không?” Quỳ thở dài, “Ngươi nghĩ như thế chỉ vì ngươi không biết mà thôi. Vậy hãy để ta kể cho ngươi hay rốt cuộc Khuất Nguyên là người thế nào, đã sống một cuộc đời ra sao!”
----------------
[2]
Từ khi bữa tiệc bắt đầu Bạch Chỉ Thủy luôn bận ôn chuyện với Quan Vô Dật, Quỳ vốn không thể chen lời. Tuy nhiên khi nàng cao giọng nói ra câu ấy thì sự chú ý của Bạch Chỉ Thủy liền bị kéo về phía này. Không những vậy bữa tiệc ồn ào náo nhiệt bỗng trở nên im ắng, mọi người rất tò mò về những điều mà Quỳ sắp nói ra.
“Năm mười tuổi, lần đầu ta đọc được Ly tao*, vừa đọc đã mê, ngâm đi tụng lại không biết bao nhiêu lần, ngày đó ta không hề biết thân thế của Khuất Nguyên. Hai năm sau, một Vu nữ người nước Sở sống ở Trường An tới thăm viếng nhà ta, bởi vậy ta đã thỉnh giáo bà ấy rất nhiều chuyện về Khuất Nguyên, mới biết có lẽ cách hiểu cũ của ta có vấn đề. Mấy năm sau, rốt cuộc ta đã đọc hết toàn bộ tác phẩm của Khuất Nguyên, cảm thấy cách hiểu ban đầu của mình là hoàn toàn chính xác. Vì ban đầu ta chưa từng nghe những sự tích lưu truyền trên đời về Khuất Nguyên mà chỉ suy đoán thân phận và những điều tác giả từng gặp phải qua Ly tao, vậy nên cái nhìn của ta không giống với cách hiểu thông thường. Mà suy đoán gây mâu thuẫn nhiều nhất với những tư liệu lưu truyền về Khuất Nguyên, đó là vấn đề giới tính của tác giả. Theo ta thấy thì thân phận của Khuất Nguyên không chỉ là một Sĩ đại phu**, mà còn là một Vu nữ tham dự vào việc thờ phụng tế bái của nước Sở.”
* Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc do Khuất Nguyên sáng tác. Ly tao dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sự oán thán, sự buồn phiền hay nỗi sầu ly biệt. Những câu thơ trích dẫn trong truyện này sử dụng bản dịch của Nhượng Tống.
** Một chức quan lớn thời xưa.
“Vu… nữ?”
Mọi người ở đây đều kinh ngạc hô lên hoặc rì rầm bàn tán, khung cảnh lại trở nên náo nhiệt, còn Quỳ lại bình tĩnh gật đầu.
“Đầu tiên, chúng ta hãy sắp xếp lại xem Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân trong tác phẩm như thế nào.
Trong Ly tao, xuyên suốt tác phẩm Khuất Nguyên đều coi mình như nữ giới, ví dụ như ‘Chúng ghen ta có mày ngài, Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ’. Đồng thời, đọc kỹ từng câu từng chữ thì có thể phát hiện thật ra Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ. Ví dụ như Khuất Nguyên viết: ‘Thì xin theo lối cũng như Bành, Hàm’, còn viết: ‘Bành Hàm đâu đó ta thời đi theo’. ‘Bành Hàm’ ở đây, dựa theo câu ‘Mời Vu Hàm lại ta thì hỏi han’, có thể suy ra chỉ Vu Bành và Vu Hàm được ghi chép trong Thế Bản*. Bọn họ là pháp sư trong truyền thuyết, một người phát minh ra y thuật, người kia phát minh ra bói toán. Trên đây chính là bằng chứng đầu tiên cho thấy Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ.
* Bộ sách sử do Sử quan thời Tiên Tần biên soạn, chủ yếu ghi chép về đế vương, chư hầu và các gia tộc lớn thời Thượng cổ.
Trong Ly tao và những tác phẩm khác, Khuất Nguyên thường xuyên miêu tả bản thân hái hoa cỏ. Thực ra đây chính là công việc của Vu nữ, ví dụ như ‘Mộc lan sớm cắt trên đồi, Đông thanh chiều hái bên ngoài bến sông’, ‘Rút rễ cây ta xe sợi chỉ, Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh’. Trong Cửu biện, Tống Ngọc* cũng đã miêu tả Khuất Nguyên thế này: ‘Tưởng rằng người chỉ thích cài hoa huệ’. Mặc dù trong tác phẩm hay viết rằng: ‘Cắt phù dung may nếp xiêm dài’, ‘Tết lan thu lại làm đai đeo thường’, cũng chính là dùng hoa cỏ làm vật trang sức cho mình, thế nhưng ta vẫn cho rằng bà ấy hái nhiều hoa cỏ như vậy thật ra không phải vì mục đích này. Trong sách lễ của nhà Nho có ghi chép chế độ quan lại thời cổ, trong đó nhắc đến chức trách của một chức quan là ‘Nữ vu’**, có một mục là ‘hấn dục’, nghĩa là dùng hoa cỏ để tắm rửa. Ta nghĩ đây mới là mục đích thực sự mà nhân vật chính trong Ly tao hái hoa cỏ. Trên đây chính là bằng chứng thứ hai cho thấy Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ.
* Người Sở thời Chiến Quốc, đệ tử của Khuất Nguyên, vì thương tiếc người thầy của mình bị hãm hại nên viết Cửu biện để bày tỏ nỗi xót xa.
(2) Nữ pháp sư, nữ phù thủy.
Còn nữa, trong Ly tao có một câu là ‘Mượn chim trấm* mối manh nói hộ, Trấm trả lời: Việc đó không xuôi!’. ‘Không xuôi’ ở đây tức là không may mắn. Vậy vì sao chuyện hôn sự ấy lại không may mắn? Nguyên nhân rất đơn giản, vì nhân vật chính trong tác phẩm bị trói buộc bởi cấm kị không thể kết hôn, nên tình yêu của nàng chắc chắn sẽ kết thúc trong đau khổ bất hạnh. Trên đây chính là bằng chứng thứ ba cho thấy Khuất Nguyên đã miêu tả bản thân thành Vu nữ.
* Loài chim có độc theo truyền thuyết cổ.
Theo cách giải thích truyền thống thì người ta luôn nói cách viết này là sự ‘gửi gắm’, tức là so sánh người phụ nữ đẹp với một bề tôi trung thành. Nhưng ta không cho là vậy, bởi vì giả sử đây là sự gửi gắm thì trong tác phẩm từ đầu đến cuối Khuất Nguyên nên viết mình thành một nữ tử bất hạnh mới đúng. Tuy nhiên Khuất Nguyên lại viết: ‘Mũ ta đội xốc cho cao ngất, Đai ta đeo buông thật dịu dàng’. Câu này miêu tả trang phục của mình, rõ ràng đó là nam trang mặc trên người Sĩ đại phu. Chúng ta có thể tham khảo thêm một tác phẩm khác của Khuất Nguyên là Thiệp giang, trong bài thơ này Khuất Nguyên viết: ‘Ta thuở nhỏ ưa mặc đồ lạ hề, Tuổi đã già mà chưa thôi. Đeo gươm dài chi lấp lánh hề, Đội mũ thiết vân chi cao lồi’, song ta cũng không thấy bộ y phục này có gì kì lạ, đây chính là trang phục bình thường nhất của Sĩ đại phu đất Sở mà thôi. Có điều nếu một cô gái ăn mặc như vậy thì quả thực có thể gọi là ‘đồ lạ’. Nói cách khác, nhân vật chính trong tác phẩm của Khuất Nguyên không chỉ là một Vu nữ, mà còn là một Vu nữ mặc nam trang từ thuở nhỏ cho tới khi về già. Nếu dùng lý luận ‘gửi gắm’ để giải thích thì đúng là không hợp lý. Ta không biết ai đoán được ra những câu thơ miêu tả nam trang này là phép ẩn dụ gì đó. Nếu không thể giải thích bằng lý luận ‘gửi gắm’ thì chúng ta đành đổi lối tư duy để lý giải những câu thơ này - E rằng, toàn bộ những điều trên đều là tả thực, Khuất Nguyên chính là một Vu nữ mặc nam trang cả đời mà bước lên hàng ngũ Sĩ đại phu!”
Khi Quỳ nói ra suy đoán của mình, chỉ có một mình Bạch Chỉ Thủy cho rằng “Suy đoán này đáng để xem xét”, còn Lộ Thân thì bảo mình nhất thời chưa thể chấp nhận được. Thấy vậy, Quỳ nói tiếp:
“Chư vị không thể chấp nhận quan điểm này, hẳn là vì theo lẽ thường thì nữ giới không thể làm quan. Mà Khuất Nguyên lại từng làm Tả đồ, Tam Lư đại phu, lại từng đi sứ nước Tề, còn tham gia vào việc biên soạn hiến pháp nước Sở, với lại dường như đây không phải việc Vu nữ nên làm. Nhưng sau khi đọc Tả thị Xuân Thu* và gia phả vương thất nước Sở, ta lại nghĩ chuyện như vậy hoàn toàn có thể xảy ra ở nước Sở thời đó.”
* Tức Tả truyện, tác phẩm sớm nhất viết về lịch sử của Trung Quốc, phản ánh giai đoạn từ năm 722 trước Công Nguyên đến năm 468 trước Công Nguyên.
“Tiểu Quỳ còn hiểu rõ văn hóa lịch sử của nước Sở hơn người Sở chúng ta ư?” Lộ Thân bất mãn nói.
“Đương nhiên ta không tự tin như vậy. Nhưng bộ Tả thị Xuân Thu này được cất giấu rất kỹ, người ngoài khó lòng thấy được. Có người nói, Giả Nghị có thể hiểu thấu bộ sách này, song ta cũng không nghe ai bảo rằng có người tiếp thu được học vấn của bộ sách này từ ông ấy. Cuối cùng ta đành bỏ ra một số tiền lớn để mua chuộc Thái sử lệnh mới có được bản sao của nó. Tuy đôi lúc trong sách có trích dẫn Kinh Xuân Thu*, nhưng phần lớn đều viết về sử cũ. Vì một số chuyện trong đó vẫn có tài liệu lịch sử khác để tra cứu, nên sau khi lần lượt kiểm tra, ta nhận ra toàn bộ những điều Tả thị Xuân Thu ghi lại đều là sự thật. Bởi vậy ta nghĩ những ghi chép về nước Sở thời lập quốc cũng có thể tin được.
* Cũng được gọi là Lân Kinh, là bộ biên niên sử của nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN.
Tả thị Xuân Thu viết rằng, khi Tử Cách phản bác lại Sở Linh vương có nói: ‘Xưa kia tiên vương Hùng Dịch của chúng ta ở Kinh sơn hẻo lánh, đi xe thô sơ mặc áo rách, sống nơi thảo dã, bôn ba núi rừng, phụng sự thiên tử, chỉ có cung làm từ gỗ đào, tên làm từ gỗ táo dùng để cung phụng đại sự của vương thất.’ Đoạn trước là chỉ quá trình dựng nước gian khổ, rất dễ hiểu, còn ‘Cung làm từ gỗ đào, tên làm từ gỗ táo dùng để cung phụng đại sự của vương thất’ có phần khó hiểu. Thực ra thì ở một đoạn khác trong Tả thị Xuân Thu từng viết, ‘Cung từ gỗ đào, tên từ gỗ táo có tác dụng phòng trừ tai họa’. Tức là vào thời kỳ đầu tổ tiên nước Sở - Hùng Dịch cũng không có năng lực khác, mà chuyện duy nhất làm được chỉ là dùng cung gỗ đào, tên gỗ táo để tránh tai họa, cầu khẩn ông Trời phù hộ mà thôi. Hay nói đúng hơn, nền móng lập quốc của nước Sở không phải là vũ lực mà là vu thuật.
Từ đó có thể suy ra, Sở vương thời ấy vừa là một vị quân vương thế tục, vừa là một pháp sư được tôn sùng ở vị trí tối thượng. Mười lăm đời kể từ thời Hùng Dịch, tới thời Sở Võ vương, thể chế quốc gia đã có sự thay đổi. Nước Sở khi ấy, chính trị và tôn giáo đã dần tách biệt, địa vị của pháp sư ngày càng thấp hơn. Bởi vậy tới thời Sở Chiêu vương thì nước Sở không thể không tiến hành cải cách tôn giáo.
Người đề xuất cải cách tôn giáo chính là tổ tiên của các vị - Quan Xạ Phụ, ông ấy cũng là một trong những cổ nhân mà ta khâm phục nhất. Vấn đề Quan Xạ Phụ đưa ra được ghi chép trong Xuân Thu ngoại truyện, ta nghĩ chắc chắn các vị phải hiểu rõ hơn ta, đó chính là ‘Tuyệt địa thiên thông’. Lộ Thân, ngươi có hiểu được hàm nghĩa thực sự của tư tưởng này không?”
Quan Lộ Thân không dám trả lời, Quỳ bèn nói tiếp.
“‘Tuyệt địa thiên thông’, có nghĩa là xây dựng thần đạo của một quốc gia. Từ ‘Thần đạo’ đã xuất hiện trong Chu Dịch*, ta chỉ mượn dùng một chút để giải thích cho rõ mà thôi. Quan Xạ Phụ đã giải thích tư tưởng này trên nghĩa đen như sau: ‘Chuyên Húc chấp nhận, bèn lệnh cho quan Nam chính là Trọng quản lý các sự vụ liên quan đến trời và chư thần, lại lệnh cho quan Hỏa chính là Lê quản lý các sự vụ liên quan đến đất và dân chúng, giúp khôi phục quy củ ngày xưa, không còn xâm phạm lẫn nhau nữa’**, nhưng nghĩa bóng là tách biệt việc tế trời và tế đất cho hai vị pháp sư khác nhau quản lý, bọn họ cùng chịu trách nhiệm trước quân vương, cũng chỉ có quân vương mới có thể cai quản bọn họ. ‘Thiên’ và ‘Địa’ lần lượt ứng với ‘Thần’ và ‘Dân’, quyền tế bái bị lũng đoạn trong tay quân vương. Quan Xạ Phụ đưa ra học thuyết này hẳn là căn cứ vào hiện trạng của nước Sở khi đó. Ta nghĩ thời đó nước Sở cũng có rất nhiều Đại phu, quan lại nuôi pháp sư trong nhà để phục vụ cho chính mình, tự ý tế bái các vị thần trong trời đất, loại tế bái cầu khẩn riêng tư này có thể coi là một loại ‘Tế dâm’. Nếu cứ để vậy thì việc thờ cúng tế bái của quốc gia ắt sẽ bị bỏ bê, những mệnh lệnh không liên quan đến tôn giáo cũng khó có thể truyền đạt được. Bởi vậy ông ấy mới cho rằng việc thực hiện ‘Tuyệt địa thiên thông’ là tất yếu, để dựng nên hệ thống kiểm soát việc tế bái của quốc gia, nhờ đó mà xây lại một quốc gia với chính trị tôn giáo hợp nhất.”
* Kinh Dịch là một quyển trong Ngũ Kinh, nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái… Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch.
** Chuyên Húc tức Huyền Đế là một vị vua Trung Hoa cổ đại, một trong Ngũ Đế. Theo Sử Ký, ông là người kế vị của Hoàng Đế. Nam chính và Hỏa chính là những chức quan thời Thượng cổ.
“Nhưng những điều ngươi vừa nói thì liên quan gì đến thân phận của Khuất Nguyên?” Lộ Thân hỏi.
“Đừng nóng ruột, ta sẽ bàn về vấn đề này ngay đây.” Quỳ nói, “Khi lập luận về vấn đề này Quan Xạ Phụ còn cố ý giải thích khái niệm ‘Vu’: ‘Trong số dân chúng có những người vừa tinh thần dồi dào, chuyên tâm một lòng vừa nghiêm cẩn chính trực - tài trí của họ mang lại ích lợi cho đời, sự sáng suốt của họ soi rọi muôn nơi, ánh mắt họ ngời sáng và nhìn thấu tất thảy, đôi tai họ nhanh nhạy và nghe tỏ bốn phương, thế nên thần linh đã giáng trần thông qua họ, nam gọi là Hích, nữ gọi là Vu’. Ông ấy khẳng định phụ nữ cũng có năng lực giao tiếp với thần linh, đây là một tiền đề để ông ấy xây dựng học thuyết.
Có thể khẳng định rằng tuy Quan Xạ Phụ không nói rõ, song trong hệ thống thần đạo quốc gia mà ông ấy xây dựng chắc chắn không chỉ có hai vị pháp sư phụ trách tế trời và tế đất mà thôi. Để giúp đế vương có thể cai quản toàn bộ sự vụ về tôn giáo và thế tục, bắt buộc phải thành lập một thể chế quản lý với toàn bộ pháp sư trong cả nước, phân chia đẳng cấp, phân công trách nhiệm cho pháp sư.
Bấy giờ Vu nữ và Vu nam đều được xếp vào hệ thống quản lý tôn giáo quốc gia. Hệ thống này vốn tồn tại song song với hệ thống quan lại bình thường, có điều về sau hai hệ thống này lại khó mà tách biệt, cuối cùng kết hợp lại, thế là quan lại và pháp sư có thể chuyển đổi thân phận. Bởi vậy, là một Vu nữ, nhưng Khuất Nguyên hoàn toàn có thể đảm nhiệm các chức quan như Tả đồ, Tam Lư đại phu.”
Quỳ nói xong suy luận của mình, thấy mọi người trong phòng chỉ cúi đầu uống rượu, không để ý tới lời nàng. Bấy giờ Quỳ mới nhớ ra, tổ tiên gia tộc họ Quan không những từng đưa ra kiến nghị “Tuyệt địa thiên thông” với Sở Chiêu vương, mà còn từng cộng sự với Khuất Nguyên. Tuy chuyện năm đó đã lùi vào dĩ vãng, song luôn có một vài chuyện mà người ngoài không biết còn lưu truyền tới ngày nay.
Nói về Khuất Nguyên trước mặt người nhà họ Quan, đúng là không biết lượng sức mình.
Đúng lúc Quỳ nghĩ như vậy thì Quan Nhã Anh luôn im lặng bỗng đưa ra quan điểm của mình.
“Quan điểm của Vu Lăng quân* rất đỗi thú vị, với loại người nông cạn như ta thì quả thực có sức thuyết phục. Hẳn là ngươi cũng khát khao một cuộc sống giống như Khuất Nguyên. Có điều, trong ba bằng chứng mà ngươi đưa ra khi lập luận mệnh đề ‘Khuất Nguyên là Vu nữ’ này, có một bằng chứng không thể thành lập.”
* Cách gọi thể hiện sự tôn trọng đối phương của người thời xưa ở Trung Quốc. Gồm họ hay tên người được gọi thêm “quân” đằng sau.
Khi nói chuyện, khuôn mặt Nhã Anh hờ hững vô cảm, giọng điệu cũng đều đều, nàng nói chậm tới mức khiến người ta muốn giục nàng một phen, khác hẳn với Lộ Thân vui vẻ hoạt bát.
“Ngươi nói, vì nhân vật chính của Ly tao bị trói buộc bởi cấm kị không thể lập gia đình, nên tình yêu của nàng ta chắc chắn sẽ kết thúc trong bất hạnh. Nhưng ở đất Sở không có cấm kị như thế. Không những không có, mà còn… Có vài lời đúng là không nên nói giữa chốn đông người thế này. Bởi vậy nếu tiện thì ngươi hãy lại gần đây một lát, ta có thể nói nhỏ cho ngươi nghe.”
“Ồ? Ta nhất định phải đích thân qua đó ư?” Quỳ lười nhác quay sang nhìn Tiểu Hưu, thì thầm với nàng, “Có vẻ khá rắc rối. Chi bằng thế này đi, em thay ta tới chỗ Nhã Anh tỷ tỷ, rồi chuyển lời tỷ ấy muốn nói cho ta.”
Tiểu Hưu đi bằng gối tới bên Nhã Anh, Quỳ ngồi tại chỗ nhìn Nhã Anh thì thầm với nàng, dường như chỉ nói ra một câu thôi. Mà sau khi nghe xong thì Tiểu Hưu kinh ngạc thốt lên một tiếng rất khẽ, còn lấy tay che miệng theo thói quen. Thực ra mỗi lần nhận ra mình nói sai, nàng đều sẽ làm động tác này.
Khi Tiểu Hưu trở lại bên Quỳ, trông nàng như mất hồn mất vía.
“Quả nhiên là chủ nhân tự đi nghe thì tốt hơn, chuyện Nhã Anh tỷ tỷ nói, em cũng không hiểu lắm…”
Tiểu Hưu ngập ngừng nói. Nàng là một cô bé không giỏi giấu giếm. Quỳ lại là người thông minh, chớp mắt đã hiểu ra nguyên do.
“Tức là Vu nữ đất Sở thực ra rất dâm loạn?”
“Ý của ta chính là vậy.”
Nghe được đối thoại giữa Quỳ và Nhã Anh, mọi người ngồi đó đều giật mình. Lộ Thân ngồi bên Quỳ cũng cảm nhận được ánh mắt của mọi người đang tập trung về phía này. Nàng che mặt, lẩm bẩm: “Ta có nên tránh đi một lát không nhỉ.” Tiểu Hưu cười khổ nhìn Lộ Thân, dùng ánh mắt để nói với nàng: “Xin lỗi, chủ nhân của ta luôn như thế, mong ngài đừng trách.”
“Vậy à? Ta cứ tưởng đất Sở cũng có cấm kị này cơ đấy.” Quỳ nói, “Trong Tả thị Xuân Thu có ghi lại lời của Công chúa nước Sở - Quý Mị, rằng: ‘Đã là nữ tử, trượng phu cũng phải xa cách’, ta còn tưởng với Vu nữ thì chuyện nam nữ càng nghiêm ngặt hơn cơ…”
“Thực ra vị Công chúa Quý Mị mà ngươi nói, về sau gả cho Chung Kiến, người này chính là tổ tiên cô phu* của ta. Bởi vậy chuyện ấy cũng có chỗ bất đồng với những gì Vu Lăng quân đã biết. Bấy giờ Quý Mị nói với Chiêu vương, ‘Đã là nữ tử, trượng phu cũng phải xa cách, Chung Kiến đã cõng ta rồi.’ Bề ngoài nói là vì Chung Kiến từng cõng nàng ấy nên nàng ấy nhất định phải lấy Chung Kiến, thực ra chỉ là kiếm cớ mà thôi. Khi ấy Dĩnh Đô đã bị quân đội nước Ngô đánh chiếm, Quý Mị và Chung Kiến lưu vong tới Vân Mộng, chuyện bọn họ từng làm cùng nhau không chỉ có cõng thôi đâu… Chuyện còn lại, xin ngươi tự ngẫm nghĩ đi.”
* Chồng của cô.
Nhã Anh vừa nói xong, huynh muội Chung thị cười trộm, còn Quan Khoa thì tỏ vẻ không vui.
Nhã Anh đúng là một thiếu nữ phản nghịch, thảo nào lại bị phụ thân trách phạt như thế - Quỳ không khỏi thầm đánh giá Nhã Anh như vậy.
“Xem ra ta đã quá khinh thường người xưa…”
“Vân Mộng không phải là nơi chỉ để săn bắn như rất nhiều người ngoài vẫn tưởng. Thực ra nó cũng được dùng vào nhiều việc khác. Nếu Vu Lăng quân từng đọc Cao Đường phú, Thần nữ phú của Tống Ngọc thì hẳn là có thể tưởng tượng được. Trong Cao Đường phú, Tống Ngọc viết mình và Sở Tương vương cùng du ngoạn trên đỉnh Vân Mộng, thấy quán Cao Đường, còn viết tiên vương từng mơ thấy Thần nữ Vu Sơn giao hợp với mình. Trong Thần nữ phú lại viết Sở Tương vương cũng mơ thấy Thần nữ. Thế nhưng chân tướng câu chuyện rốt cuộc là thế nào đây?”
“Đúng đấy, là thế nào vậy?” Quỳ nghiêng đầu, hỏi với vẻ tò mò.
“Từ thời Tương vương tới nay mới qua chưa đến hai trăm năm, bởi vậy có rất nhiều lời đồn đại về chuyện này. Có kẻ đồn rằng, thực ra Thần nữ mà Tương vương gặp được là Vu nữ trong quán Cao Đường. Mà Tống Ngọc viết ‘Tiên vương từng mơ thấy Thần nữ Vu Sơn giao hợp với mình’, thực ra cũng chỉ là cùng Vu nữ…”
Kể tới đây, tốc độ nói và nhịp thở của Nhã Anh dồn dập hơn mấy phần.
Lẽ nào vị tỷ tỷ này đang hưng phấn - Quỳ nghĩ bụng, nếu đúng là vậy thì nàng ta cũng thật phù hợp với miêu tả về Vu nữ đất Sở của chính mình.
“Vu Lăng quân đã rõ rồi chứ, ngươi đã hiểu sai trầm trọng về Vu nữ đất Sở. Trong chuyện nam nữ, bọn họ không bị cấm kị như ngươi vẫn tưởng, trái lại bọn họ còn phóng túng hơn nữ tử bình thường rất nhiều.”
Giọng của Quan Nhã Anh bắt đầu run lên, nàng đã gần như suy sụp. Thực ra từ khi Quan Ký Y qua đời, Nhã Anh chưa từng nói nhiều như vậy, nên bất kỳ ai ngồi đây cũng không ngăn nàng nói tiếp.
“Có điều nghe ngươi nói như vậy, đúng là đã xóa bỏ một nỗi nghi hoặc trong lòng ta. Bản thân ta đọc Ly tao thì đưa ra được một kết luận là nhân vật chính tuy là Vu nữ nhưng lại ái mộ Sở vương, giờ ngẫm lại suy đoán này cũng không sai, hơn nữa còn có thể tìm ra rất nhiều bằng chứng chứng minh.”
“Trong một số thời khắc, Vu nữ luôn vì nước vì dân để thực hiện lý tưởng ‘Nước giàu mạnh mà quy củ’, phải làm một số việc nhượng bộ và hi sinh… Kể cả ta cũng có sự giác ngộ này!”
Khi nói chuyện với Quỳ, tay trái Quan Nhã Anh vẫn cầm cốc rượu, bên trong chứa đầy rượu, sau đó chiếc cốc lay lay theo cánh tay nàng, rượu bắn ra ngoài thấm ướt ống tay áo. Khi nói tới đây thì rượu trong cốc đã chẳng còn bao nhiêu. Song Quỳ không chú ý tới điều này, nếu không có lẽ nàng đã nói lảng sang chuyện khác rồi.
“Ta rất khâm phục sự giác ngộ này của Nhã Anh tỷ tỷ. Ta nghĩ, quan điểm này chắc chắn không phải bây giờ tỷ mới nghĩ ra mà phải trải qua nhiều năm suy ngẫm mới hình thành. Chỉ e là người bình thường khó mà chấp nhận được ý nghĩ này. Không biết trước đây Nhã Anh tỷ tỷ đã từng nói những điều này với ai chưa…”
“Nói rồi.” Quan Nhã Anh ngắt lời Quỳ, “Nói với cha ta… Nói với người cha quá cố của ta.”
“Ông ấy có hiểu được không?”
“Chắc là không hiểu được.”
Nhã Anh nói, nét mặt vẫn thờ ơ nhưng nước mắt đã tuôn rơi, tí tách nhỏ xuống vạt áo.
Đúng lúc ấy, Quan Giang Ly ngồi kế bên Quan Nhã Anh vội đỡ nàng dậy.
“Nhã Anh say rồi, để ta đưa muội ấy về.”
Giang Ly nói rất thản nhiên, có lẽ nàng đã quen với đủ loại phản ứng của Nhã Anh. Thậm chí có thể nói cả gia tộc đều sớm quen với bệnh trạng của Nhã Anh, mà Nhã Anh cũng sớm quen được mọi người trong tộc bao dung che chở.
“Vu Lăng quân, ta hiểu rồi.” Khi được Giang Ly dìu ra ngoài, Nhã Anh quay lưng nói với Quỳ, “Không lẽ Vu nữ đất Tề các ngươi vẫn phải gánh vác loại cấm kị đó ư?”
Quỳ không trả lời, Nhã Anh cũng không hỏi nữa, nàng đẩy Giang Ly ra rồi bước khỏi tầm mắt của mọi người, biến mất trong bóng đêm. Giang Ly không yên tâm để nàng quay về một mình, bèn đi theo sau.
“Hóa ra Vu Lăng quân là Vu nữ đất Tề.” Bạch Chỉ Thủy cảm thán. Tuy đã được người nhà họ Quan thông báo về tên của một vị khách mời khác song tới giờ ông mới biết thân thế của Quỳ, ông biết là Vu nữ đất Tề thì sẽ có vận mệnh thế nào. “Cho dù vậy, vẫn mong ngươi có thể theo đuổi hạnh phúc của chính mình. Theo nghiên cứu của ta, trong Kinh thi cũng có chương bàn về hôn nhân của Vu nữ, chính là thiên Xa hạt của Tiểu nhã. Hơn nữa theo phân tích của ta thì Vu nữ ấy cũng phải gánh vác cấm kị…”*
* Chú thích của tác giả: Những lý giải của Bạch Chỉ Thủy về Kinh Thi trong tiểu thuyết đều bắt nguồn từ cuốn sách Thế giới của Kinh Thi của học giả Nhật Bản Shizuka Shirakawa.
“Hiện giờ ta rất hạnh phúc.”
Quỳ ngắt lời Bạch Chỉ Thủy, vẫn mỉm cười đầy tịch mịch.
“Tuy rất hâm mộ Vu nữ đất Sở nhưng ta cũng không muốn phản bội gia tộc của mình. Biết đâu sau này ta sẽ gặp được một người có thể khiến ta quên đi trách nhiệm của Vu nữ, hoặc vì người ấy mà chấp nhận gánh vác lời nguyền rủa bởi đã dám khinh nhờn thần linh và tổ tiên, vì người ấy mà thiêu trụi linh hồn, hóa thành tia sáng chập chờn u ám. Bây giờ ta còn chưa gặp được người đó, có lẽ cũng sẽ không bao giờ gặp được. Bởi vậy dù từng có tiền lệ hay không, dù có thể hạnh phúc hay không, ta chỉ cần, chỉ cần…”
Đúng lúc ấy Tiểu Hưu rót đầy một cốc rượu cho chủ nhân, Quỳ uống cạn rồi im lặng. Bạch Chỉ Thủy cũng không nói gì thêm mà chỉ cúi đầu nhìn hoa văn được vẽ trên mâm sơn mài.
* * *
Bình luận facebook