-
P1-Chương 3+4
[3]
“… Đó chính là thảm kịch của gia đình bá phụ xảy ra vào bốn năm trước.”
Khi Quan Lộ Thân kể xong vụ án thì sắc trời vẫn chưa tối hẳn, nhưng ánh tà dương nơi chân trời đã nhuốm màu đen ảm đạm.
“Bốn năm trước ư?”
Quỳ nghiền ngẫm cụm từ này, rồi không khỏi hồi tưởng lại chuyện ngày xưa.
Khi ấy Quỳ vừa tròn mười ba tuổi, mới bắt đầu luyện tập bắn cung. Những nốt chai trên tay nàng bị mài rách hết lần này đến lần khác, chảy mủ rất đáng sợ, rồi khi lành thì lại cọ xát ra nốt chai mới. Vị tướng quân dạy nàng bắn cung đã trải qua hàng trăm trận chiến, cũng có một vết sẹo như rết bò trên mặt. Khi Quỳ bắn trúng bia ở độ xa trên tám mươi bước bằng cây cung hai trăm cân thì vị tướng quân dũng mãnh ấy mới nở nụ cười trước mặt nàng lần đầu tiên. Vì vết sẹo mà nụ cười ấy còn dữ dằn đáng sợ hơn cả khi ông quở mắng. Để ăn mừng, tối hôm ấy ông và nàng ngồi bên vò rượu, dùng gáo bầu múc rượu để uống, cho tới khi nàng say khướt, ông mới đưa nàng về nhà. Kể từ đó, Quỳ vốn cẩn trọng e dè cũng ngày một phóng khoáng hơn.
“Phải rồi, đêm ấy Lộ Thân làm gì?”
“Lúc đó ta đã ngủ rồi, các tỷ tỷ cũng không đánh thức ta.”
“Đây đúng là tác phong của ngươi.” Quỳ trêu chọc song giọng điệu lại rất điềm nhiên. Bầu không khí giữa hai người hơi ngột ngạt. “Tới giờ hung thủ vẫn chưa bị bắt về quy án sao?”
“Đúng thế, tới giờ vẫn chưa.”
“Nếu vậy thì có lẽ ta sẽ giúp được phần nào. Ta từng đi theo Kinh Triệu doãn* đại nhân học cách xử án. Khi ở Trường An, ta cũng từng giúp quan triều đình giải quyết vài vụ án. Tuy không tiện tham dự vào việc điều tra nhưng cũng may ta khá am hiểu tổng kết manh mối, rồi từ đó tìm ra chân tướng.” Có lẽ Quỳ thực sự muốn làm gì đó để giúp Lộ Thân, cũng có thể là chẳng qua nàng không muốn bỏ qua cơ hội phô diễn tài năng. “Những điều ngươi kể khi nãy đều do tỷ tỷ Quan Ký Y của ngươi thuật lại đúng không?”
* Một chức quan ở Kinh thành thời xưa, tương đương với Chủ tịch/ Thị trưởng thủ đô ngày nay.
“Đúng vậy.” Lộ Thân gật đầu, “Tiếc là Ký Y tỷ đã tạ thế nên không thể cho ngươi biết thêm nhiều chi tiết.”
“Vậy đường tỷ Quan Nhã Anh của ngươi thì sao? Hẳn là nàng ta còn nhớ những chuyện trước khi vụ án xảy ra chứ?”
“Có lẽ vậy, tuy nhiên chúng ta đều không dám nhắc lại chuyện năm đó trước mặt tỷ ấy.” Lộ Thân giải thích, “Từ khi chuyện đó xảy ra, tinh thần của Nhã Anh tỷ luôn không ổn định, lúc nào cũng nhốt mình trong phòng, đến sân nhà cũng hiếm khi bước ra. Đầu mùa hạ hai năm trước, khi Ký Y tỷ vẫn còn sống, tỷ ấy từng kéo bằng được Nhã Anh tỷ vào núi hái thảo dược, ai ngờ mới đi chưa được một dặm đường, Nhã Anh tỷ liền nhìn thấy một con rắn hoa* quấn trên cành cây rồi ngã ngồi trên đất. Ký Y tỷ đành ôm lấy tỷ ấy ra sức an ủi, nhưng vẫn bị tỷ ấy đẩy ra. Nhã Anh tỷ cứ ngồi yên như vậy, khuôn mặt đờ đẫn, cũng không nói gì hết, chỉ có tay trái thuận là không ngừng co giật, một lúc lâu sau tỷ ấy mới có thể gượng dậy, rồi được Ký Y tỷ dìu về phòng. Ta không nghĩ những người lạnh lùng vô cảm là kiên cường, mà lại cho rằng những người vô cùng mẫn cảm mới là người kiên cường nhất, vì để sống tiếp họ phải đánh đổi bằng rất nhiều nỗ lực, chấp nhận đối mặt với những nỗi sợ. Huống chi Nhã Anh tỷ tỷ còn cố gắng đến vậy…”
* Rắn hoa: Hay còn gọi là rắn bay, có thể bay từ cây này sang cây khác.
Nói tới đây, Lộ Thân lại òa khóc nức nở.
“Trước đây rõ ràng Nhã Anh tỷ rất dũng cảm, khi chơi trên núi với ta còn bảo vệ ta…”
Quỳ bước lại gần bạn mình, tháo lớp da thuộc quấn quanh ngón tay rồi dùng mu bàn tay để lau nước mắt cho Lộ Thân, bởi hai tay Lộ Thân đều đã bị thi thể của chim trĩ làm dơ.
“Nhà của các ngươi ở rất gần nhau đúng không?”
“Không xa. Cách nhau chưa tới một dặm, mà còn là đường hẻm núi dễ đi. Hai bên vách núi đều dựng đứng cheo leo, cũng không phải sợ thú dữ nhảy từ trên núi xuống. Vậy nên đêm ấy tuy Nhã Anh tỷ không cầm đèn theo nhưng tỷ ấy vẫn có thể chạy tới một mình.”
“Ra là thế. Sau khi Quan Ký Y thuật lại mọi chuyện, cha ngươi lại đích thân tới nhà bá phụ ngươi sao?”
“Đúng, Ký Y tỷ cũng đi theo.”
“Ừm. Ta hiểu rồi. Quan Nhã Anh tới nhà ngươi vào nhập nhoạng tối, tuyết đã ngừng rơi, nhưng trên mặt đất vẫn còn tuyết đọng. Bởi vậy trên đường từ nhà bá phụ ngươi đến nhà ngươi có dấu chân của nàng ta. Nhưng khi tới nàng ta lại không nhắc gì đến vụ huyết án…” Quỳ phân tích, “Phải rồi, nếu Quan Nhã Anh muốn trốn từ nhà kho giam giữ nàng ta để tới nhà ngươi thì nhất định phải đi qua khoảnh sân trước gian chính ư?”
“Nhất định phải đi qua đó.”
“Vậy tức là, nếu không phải nàng ta đang ra sức giấu giếm thì hẳn là hung án xảy ra sau khi nàng ta rời nhà. Có điều lúc nàng ta rời nhà thì tuyết đã ngừng rơi, giả sử sau khi Quan Nhã Anh rời nhà, hung thủ mới tới nhà bá phụ ngươi từ một con đường khác, vậy cũng phải để lại dấu chân trên đường chứ nhỉ? Nhưng lần đầu tiên Quan Ký Y tới hiện trường xảy ra vụ án, trên con đường dẫn từ nhà bá phụ ngươi vào núi không có dấu chân của bất kì ai. Điều này chứng tỏ…”
“Chứng tỏ hung thủ đã tới nhà bá phụ Vô Cữu trước khi tuyết ngừng rơi, rồi ở lại tới khi Nhã Anh rời đi. Vậy thì trong thời gian đó hung thủ phải trốn ở nơi nào đây?”
“Ký Y tỷ đoán rằng, trong khoảng thời gian đó hung thủ ở lại gian chính với thân phận là khách.”
“Nếu vậy thì hung thủ sẽ ra tay sát hại bắt đầu từ gian chính, giết bá mẫu và đường đệ của ngươi trước tiên, sau đó mới giết bá phụ và cuối cùng là đường ca của ngươi.”
“Nếu hung khí đã được lấy từ giá bày vũ khí ở gian chính…”
“Đây chính là tình tiết mà ta băn khoăn nhất.” Quỳ lắc đầu rồi nói tiếp: “Qua lời kể của ngươi, ta vẫn còn một nghi vấn về hung khí. Nếu không tháo gỡ được nghi vấn này thì giả thuyết của tỷ tỷ ngươi không thể nào thành lập. Ta không hiểu tại sao hung thủ không sử dụng thanh kiếm dài trên giá bày vũ khí mà lại chọn con dao găm kia?”
“Có lẽ vì thấy tiện hơn. Dùng kiếm dài trong nhà không thể tiện bằng dùng dao găm được.”
“Ở trong nhà thì có lẽ là vậy, nhưng bá phụ và đường ca của ngươi đều bị sát hại ở bên ngoài cơ mà. Bây giờ chúng ta có thể chia ra ba trường hợp để thảo luận về vụ án này. Thứ nhất, khi vụ án bắt đầu xảy ra, cả hai người họ đều ở trong gian chính. Nếu nghĩ như vậy thì họ cũng quá nhát gan, hung thủ chỉ cầm một con dao găm mà bọn họ đã bỏ mặc phụ nữ trẻ con rồi chỉ chăm chăm thoát thân một mình. Mà khi hung thủ truy kích bọn họ, lẽ ra phải cầm lấy thanh kiếm dài kia mới đúng. Bởi vậy, chúng ta có thể loại trừ trường hợp này. Thứ hai, khi vụ án xảy ra, giữa bá phụ và đường ca của ngươi chỉ có một người ở trong gian chính, người còn lại ở bên ngoài. Dựa theo lý do tương tự, trường hợp này cũng khó mà thành lập. Vậy thì chỉ còn trường hợp thứ ba, khi vụ án xảy ra hai người họ đều ở bên ngoài, bá phụ ngươi nghe thấy tiếng thét kinh hoàng của vợ con mới chạy về phía gian chính và bị sát hại trước cửa…”
“Nói vậy thì hung thủ càng nên lấy thanh kiếm dài kia xuống để sát hại ông ấy chứ, đúng không?”
“Đúng thế.” Nói tới đây, Quỳ im lặng trong giây lát, có lẽ vì muốn cho Lộ Thân thời gian để sắp xếp tư duy. “Hung thủ lựa chọn hung khí một cách rất bất thường, mà suy đoán của Quan Ký Y cũng không thể giải thích được điểm đáng ngờ này, vậy nên e rằng giả thiết của nàng ta không thể thành lập. Vậy là chúng ta chắc chắn phải cân nhắc đến giả thiết khác.”
“Giả thiết khác? Ta không hiểu.”
“Giả sử hung thủ gây án không phải người ngoài…”
“Tiểu Quỳ, ngươi có biết mình đang nói gì không?”
Lộ Thân thoáng sững người, chim trĩ được cầm trong tay cũng rơi xuống đất. Nàng không thể tiếp tục nghĩ theo mạch tư duy của Quỳ, cũng không hy vọng Quỳ nói tiếp. Lộ Thân chợt nhận ra rằng, người bạn trước mặt mình đã xâm nhập vào vùng cấm, nếu để mặc nàng tiếp tục tìm hiểu vụ án thì chỉ khiến tình bạn mới chớm nở của hai người chìm vào bóng tối mà thôi.
“Ta đương nhiên biết mình đang nói gì.” Quỳ không để ý là cả người Lộ Thân đã run lên, răng cũng cắn chặt vào môi. “Nếu trên mặt tuyết chỉ có dấu chân của Quan Nhã Anh, mà nàng ta lại là người sống sót duy nhất của cả nhà bá phụ ngươi, vậy chúng ta cũng phải thảo luận một chút về giả thiết này - Liệu đường tỷ Quan Nhã Anh của ngươi có phải là hung thủ hay không?”
Trước câu hỏi này, Lộ Thân im lặng không đáp.
“Nếu chúng ta giả sử nàng ta là hung thủ, vậy trước khi suy xét đến lý do lựa chọn hung khí, chúng ta còn phải giải quyết một vấn đề khác, đó là làm thế nào mà Quan Nhã Anh lại vào được gian chính để lấy hung khí? Nàng ta vừa bị đánh, lại bị nhốt vào trong kho, lúc đó không thể đường đường chính chính đi vào gian chính đúng không? Thế nhưng, chuyện bị nhốt vào kho chỉ là lời nói một phía của nàng ta, biết đâu sau khi bị đánh nàng ta vẫn ở trong gian chính thì sao. Vậy tức là nàng ta sẽ có cơ hội lấy được hung khí. Bây giờ, chúng ta lại suy xét đến lý do vì sao nàng ta lại chọn dao găm mà không chọn kiếm dài. Có lẽ nguyên nhân cũng rất đơn giản, đó là dao găm dễ cất giấu hơn kiếm. Có thể suy đoán thế này, vì không muốn tiếp tục phải chịu ngược đãi, Nhã Anh đã có ý định sát hại cả nhà. Nhân lúc phụ thân và ca ca không ở trong gian chính, mẫu thân và đệ đệ không chú ý, nàng ta đã lấy con dao găm từ trên giá bày binh khí rồi giấu ra sau người, sau đó lẳng lặng sát hại mẫu thân và đệ đệ. Tiếp đó nàng ta trốn ra cạnh cửa, dự định sẽ phục kích bá phụ ngươi và cũng đã thành công. Sau khi trúng mấy nhát dao vào lưng, bá phụ ngươi bò ra bên ngoài mấy thước rồi ngã trên mặt đất. Khi ấy đường ca ngươi đang đứng cạnh gốc cây lớn ở phía Tây sân nhà, không hề hay biết về thảm kịch vừa xảy ra. Quan Nhã Anh bèn giấu dao găm sau người, tới gần Quan Thượng Nguyên như không có chuyện gì, sau đó… Lộ Thân, ngươi có đang nghe không đấy?”
“Đủ rồi Tiểu Quỳ, không cần nói tiếp nữa. Ta vẫn còn muốn làm bạn với ngươi.”
“Tuy giả thiết này hợp lý hơn giả thiết đầu tiên, nhưng còn có rất nhiều điểm không giải thích được. Ví dụ, sợi dây thừng bị chặt đứt buông thõng từ trên cây xuống có vai trò gì? Lại ví dụ như, vì sao thùng gỗ mà tỷ tỷ ngươi vấp phải lại xuất hiện ở đó? Một đáp án hoàn mỹ phải vừa giải thích được lý do hung thủ lựa chọn hung khí, vừa tháo gỡ được những điểm đáng ngờ kia. Rõ ràng là suy luận khi nãy của ta không làm được điều đó.”
May mà, may mà Tiểu Quỳ không nghi ngờ người thân của mình - Lộ Thân thầm mừng rỡ, bắp thịt căng cứng trên mặt cũng giãn ra. Tuy nhiên những hoài nghi mà Quỳ đã gieo vào lòng nàng thì chẳng thể xua tan, bởi vì giả thiết hung thủ gây án là người ngoài gần như đã bị Quỳ loại trừ. Đến giờ thì Lộ Thân đành đặt hết hy vọng vào trí tuệ của Quỳ, mong nàng có thể đưa ra lời giải thích hợp lý để tháo gỡ mọi điểm đáng ngờ - Giải thích tại sao hung thủ lại chọn dao găm mà không phải kiếm dài, cũng giải thích vai trò của đoạn dây thừng và thùng gỗ kia…
Song cuối cùng Quỳ cũng không bị ảnh hưởng bởi ý muốn của Lộ Thân. Ông Trời đã ban cho nàng trí thông minh đủ để hiểu rõ hết thảy, như thể chỉ vì muốn nàng tiếp tục làm Lộ Thân tổn thương.
Thế rồi Quỳ thong dong mở miệng, nói ra lời giải đáp mà nàng thấy hợp lý nhất:
“Theo ta nghĩ, hung thủ thực sự chính là tỷ tỷ Quan Ký Y của ngươi.”
-------------
[4]
“Sở dĩ chúng ta cho rằng hung thủ lựa chọn dao găm mà không phải kiếm dài là một hành động bất hợp lý, chỉ bởi vì kiếm dài thích hợp dùng để giết người hơn dao găm. Có điều nếu dùng để làm những việc khác thì dao găm lại tiện hơn kiếm dài. Vậy nên giả sử hung thủ lấy dao găm để dùng vào việc khác thì hành động này liền trở nên hoàn toàn hợp lý.” Quỳ giải thích, “Nói cách khác, việc hung thủ ra tay giết người chỉ là ý niệm bất chợt của nàng ta. Sau khi dùng dao găm để làm xong việc gì đó, nàng ta mới có ý định giết cả nhà bá phụ ngươi.”
Lộ Thân phớt lờ Quỳ, nhưng nghe điều này mà rùng mình sợ hãi.
“Vậy là việc gì mà dùng dao găm thì tiện còn dùng kiếm dài lại không tiện đây? Có rất nhiều việc như thế, kết hợp với manh mối để lại ở hiện trường thì đúng là việc này - Trước khi giết người, hung thủ dùng dao găm cắt đứt sợi dây thừng mắc trên cái cây kia.”
“Sợi dây đó…”
Lộ Thân vẫn đang giận dỗi không muốn nói chuyện với Quỳ, lại không kìm lòng được mà lên tiếng.
“Ta nghĩ Lộ Thân cũng đoán ra công dụng của sợi dây kia rồi. Bá phụ ngươi là một người tàn nhẫn, ông ta không có ý định tha thứ cho Nhã Anh. Sau khi phát hiện nàng trốn khỏi nhà kho, bá phụ ngươi bèn muốn phạt Nhã Anh gấp bội. Theo như suy đoán của ta thì có lẽ chuyện ngày hôm ấy đã diễn ra thế này…
Khi Quan Ký Y tới nhà bá phụ ngươi thì cả nhà bọn họ vẫn bình thường. Bá phụ ngươi đang cầm dây thừng buộc lên cái cây lớn trong sân kia, còn đường ca ngươi thì đang mang thùng gỗ đựng nước về phía đó. Bá mẫu và đường đệ ngươi hẳn đang ở trong gian chính sưởi ấm bên lò sưởi. Thấy Quan Ký Y tới chơi, người trong nhà liền chào hỏi rồi mời nàng ta vào nhà sưởi cho ấm người, nàng ta bèn nghe theo. Cũng vào lúc ấy, Quan Ký Y nghe thấy cuộc trò chuyện của bá phụ và đường ca ngươi.
Hóa ra chuyện Nhã Anh trốn khỏi nhà kho đã bị phát hiện, bá phụ ngươi quyết định khi nào Nhã Anh trở lại sẽ treo nàng ta lên cái cây kia, rồi quất nàng ta một trận để trừng phạt vì dám trốn đi. Mà sở dĩ cần thùng nước là vì một khi đánh Nhã Anh đến ngất xỉu thì cần dùng nước lạnh để giội tỉnh. Khi Quan Ký Y biết chuyện này ắt là cực kỳ kinh hãi, vì với tình trạng hiện giờ của Quan Nhã Anh thì e rằng nàng không thể chịu đựng sự trừng phạt nghiêm khắc như thế. Quan Ký Y chỉ muốn ngăn cản bá phụ. Bởi vậy nàng ta rút con dao găm kia từ trên giá bày binh khí, chạy tới chỗ cái cây, cắt đứt sợi dây thừng định dùng để trói Nhã Anh rồi bắt đầu tranh chấp với bá phụ. Cuối cùng cuộc tranh cãi không có kết quả, bá phụ vẫn khăng khăng bắt Nhã Anh phải chịu ‘sự trừng phạt thích đáng’, thế là…”
Trong khoảnh khắc ấy, Lộ Thân cũng đã tin kết luận của Quỳ, nhất thời nàng thấy mặt đất dưới chân như sụt xuống, cây cỏ trôi nổi giữa không trung, vun vút quay tròn quanh người mình.
Nàng khép hai gối lại, hai tay chống lên đùi, hạ thấp trọng tâm của cơ thể, cố gắng để bản thân không ngã xuống đất.
“… Thế là Quan Ký Y dùng con dao găm kia để sát hại cả nhà bá phụ ngươi. Nàng ta làm vậy chỉ vì muốn bảo vệ Quan Nhã Anh. Đồng thời, hiện trường vụ án mà Quan Ký Y miêu tả lại với ngươi không phải tình hình thật ở nhà bá phụ ngươi mà chỉ là hiện trường do nàng ta bịa đặt ra thôi.”
Khi ấy Lộ Thân còn chưa biết rằng, Quỳ thẳng thắn và uyên bác cũng có một mặt tàn khốc, chỉ bộc lộ khi nàng ở bên tỳ nữ Tiểu Hưu của mình.
Suy luận khi nãy cũng chỉ có Quỳ thường xuyên dùng roi sát phạt mới nghĩ ra.
Cái tên Tiểu Hưu này do chính Quỳ chọn, trích từ thiên Dân lao thuộc Đại nhã*. Từ khi được đặt cho cái tên này, thiếu nữ Tiểu Hưu nhỏ hơn Quỳ một tuổi ấy đã bắt đầu hành trình nhân sinh gian khổ không ngừng. Quỳ đi du ngoạn từ Trường An tới đất Sở, Tiểu Hưu luôn cun cút theo sau, những chuyện nhỏ trong sinh hoạt thường ngày đều do một tay nàng lo liệu. Từ đó có thể nhận ra, “Tiểu Hưu**” là bề ngoài, mà “Dân lao***” mới là dụng ý thực sự khi Quỳ chọn cho nàng cái tên này.
* Đại nhã - Dân lao: Một bài thơ trong Kinh Thi.
** Có nghĩa là nghỉ ngơi.
*** Nghĩa là người dân lao động.
Khi Quỳ và Lộ Thân ra ngoài săn bắn, Tiểu Hưu đang quét dọn gian phòng dành cho khách mà nhà họ Quan chuẩn bị cho Quỳ.
Quỳ xuất thân từ thế gia vọng tộc luôn cực kỳ kén chọn trong chuyện ăn ở, Tiểu Hưu hầu hạ nàng vô cùng cẩn thận. Thỉnh thoảng Quỳ cũng trách phạt Tiểu Hưu nhưng không nặng nề, thậm chí chưa bao giờ khiến Tiểu Hưu phải khóc. Đương nhiên, hầu hết thời điểm ấy Tiểu Hưu cũng không làm sai gì cả, chẳng qua là bị chủ nhân nghiêm khắc trút giận lên người mà thôi.
“Nhưng nếu là như vậy, Tiểu Quỳ…”
“Lộ Thân, ngươi muốn nói gì cơ?”
Gió lớn bỗng nổi lên, cuốn lấy bụi đất và hoa lá lướt qua vạt áo của hai người.
Để nghe rõ Lộ Thân nói chuyện, Quỳ bước lên phía trước một bước, nhưng Lộ Thân lại khó chịu quay mặt đi, chăm chú nhìn cảnh hoàng hôn đã mờ đi trong làn nước mắt.
Tịch dương đã tắt, hồng nhan đang hóa thành xương khô, khiến từng đàn quạ đen bay lượn phía chân trời.
Ban đầu, thoạt tiên ở rìa ráng mây nhuốm một chút màu tía nhạt nhòa, sau đó dần lan vào phía trong, tới khi chỉ còn lại một thoáng mây hồng vương trên đỉnh núi xa. Lúc này, tịch dương đã hoàn toàn biến mất. Một vệt ánh sáng chiếu từ sau lưng núi vào trong mây, dát một màu vàng vẩn đục lên rìa đen của tầng mây. Chẳng bao lâu sau, thứ trang sức rẻ tiền này cũng bị bong ra từng mảng tới khi không còn sót lại chút gì.
Đám mây tụ lại phía Tây bầu trời rốt cuộc cũng hóa thành một bộ xương màu đen, chẳng có lấy một miếng thịt thối sót lại trên ấy.
Cuối cùng mây đen cũng tan biến giữa trời đêm. Trước khi vầng trăng hạ huyền mọc lên, chẳng ai chú ý tới sự tồn tại của nó.
“… Tiểu Quỳ, thật không may, có lẽ giả thiết của ngươi không thể thành lập được.” Lộ Thân lạnh lùng nói, “Giả sử Ký Y tỷ đúng là hung thủ, vậy tỷ ấy hoàn toàn không cần cho chúng ta biết chuyện về dấu chân, bởi vì chuyện đó chỉ có một mình tỷ ấy biết mà thôi. Khi Ký Y tỷ về nhà báo với phụ thân, trời lại đổ tuyết lớn, dấu chân được lưu lại đều bị che phủ. Ký Y tỷ hoàn toàn có thể che giấu chuyện đó, chỉ cần không nhắc tới chuyện trên con đường kia không có dấu chân thì bất kỳ ai cũng sẽ cho rằng, trước khi tuyết lớn lại rơi, ở nơi đó còn lưu lại dấu chân của hung thủ đến từ bên ngoài. Nếu tỷ ấy là hung thủ, việc tỷ ấy kể ra chuyện này là cực kỳ bất lợi cho bản thân. Nhưng bởi vì Ký Y tỷ đã kể ra chuyện về dấu chân, nên tỷ ấy không thể là hung thủ được.”
Nghe Lộ Thân nói những lời này, Quỳ gật đầu.
“Có lẽ ngươi nói đúng. Ta không biết tính cách của nàng ta, cũng không thể nào hiểu rõ. Tỷ tỷ của ngươi có phải người cẩn trọng không? Nếu không phải, rất có thể nàng ta đã lỡ miệng nói ra…”
“Tiểu Quỳ, về con người Ký Y tỷ, ngươi hiểu được bao nhiêu cơ chứ?”
“Ta gần như không biết gì về nàng ta. Chỉ biết nàng ta vô cùng yêu thương Nhã Anh tỷ, là một người rất dịu dàng, và đã qua đời vào một năm trước.”
“Rõ ràng ngươi chẳng biết gì cả, vậy mà khi nãy ngươi lại phỏng đoán về tỷ ấy một cách độc địa như vậy. Ta ghét Tiểu Quỳ thế này lắm.”
Quỳ cúi đầu nghe Lộ Thân chỉ trích.
“Cả đời Ký Y tỷ chưa từng ra khỏi Vân Mộng trạch. Ta không biết rốt cuộc điều này là may mắn hay là bất hạnh của tỷ ấy. Ta chỉ biết rằng, Ký Y tỷ vẫn luôn khao khát thế giới rộng lớn bên ngoài Vân Mộng. Cô cô* của ta đã lấy một vị nhạc sư họ Chung, thường ở tại Trường An, vào dịp này hằng năm luôn về Vân Mộng trạch để tham gia lễ tế. Ký Y tỷ nghe cô cô kể rất nhiều chuyện về Trường An, cũng mong mỏi trong lòng. Nghe nói tỷ ấy từng âm thầm nhờ cô cô tìm giúp một vị phu tế ở Trường An. Tuy nhiên phụ thân lại có tính toán khác với tương lai của tỷ ấy. Phụ thân vốn cho rằng, nhà bá phụ đã có con trai trưởng kế nghiệp, con trai út thì để làm con nuôi cho nhà mình. Nhưng vì chuyện xảy ra vào bốn năm trước, phụ thân không thể không cân nhắc lại vấn đề dòng dõi của nhà họ Quan, kết quả là trọng trách này đương nhiên rơi xuống vai của trưởng nữ Ký Y tỷ. Tức là, phụ thân hy vọng tỷ ấy có thể…”
* Em gái của cha.
“Hy vọng nàng ta có thể tuyển một vị chuế tế* đúng không?”
* Người ở rể nhà vợ.
“Đúng thế. Với người một lòng muốn rời khỏi Vân Mộng trạch như Ký Y tỷ, điều này đương nhiên là một cú đả kích nặng nề. Nguyện vọng suốt bao lâu nay của Ký Y tỷ vẫn luôn là lấy chồng ở một nơi khác bên ngoài Vân Mộng trạch, rồi dẫn theo cả Nhã Anh tỷ cùng đi. Trong suy nghĩ của tỷ ấy, chỉ có làm vậy thì mới bảo vệ được Nhã Anh tỷ, tránh để bá phụ quá nghiêm khắc tiếp tục làm Nhã Anh tỷ tổn thương. Dù rằng, sau sự việc xảy ra vào bốn năm trước bá phụ đã qua đời - nói thế này có lẽ không ổn lắm, song sự thực là như vậy - Tóm lại nguyện vọng bảo vệ Nhã Anh tỷ dường như đã thành hiện thực. Có lẽ bấy giờ Ký Y tỷ mới nhận ra nguyện vọng thực sự của mình kỳ thực chỉ là rời khỏi Vân Mộng trạch, rời khỏi chốn hoang vu mà gia tộc họ Quan đời đời ẩn cư. Ký Y tỷ nhạy cảm như vậy, chắc chắn đã tự trách mình một phen, dù sao nhất định tỷ ấy đã nghĩ đây là một ý niệm ích kỷ. Cũng có thể xuất phát từ sự tự trách này mà cuối cùng Ký Y tỷ đã chấp thuận yêu cầu của phụ thân, đồng ý để phụ thân chọn cho tỷ ấy một vị chuế tế. Có điều trong lòng Ký Y tỷ ắt hẳn là cực kỳ, cực kỳ không cam tâm…”
“Vậy thì đúng là khá đáng thương.”
Nghe xong câu chuyện về Ký Y, Quỳ không khỏi thở dài.
Đối với người con gái sinh ra trong một gia tộc phú quý, chuyện ở bên chuế tế đến hết đời là một cái kết vô cùng khủng khiếp.
Trong mắt người thời đó, chuế tế chẳng khác gì nô bộc, chỉ là một công cụ để gia tộc không có con trai nối dõi tông đường mà thôi. Một gia tộc có con gái nhưng không có con trai, nếu muốn kéo dài huyết thống dòng họ thì không thể không tìm chuế tế. Trong phong tục một thời ở Hoài Nam, bán con của mình cho người khác được gọi là “chuế tử”; cũng là chữ “chuế”, từ đó có thể suy ra địa vị thấp kém của chuế tế, mà khởi nguồn của cách gọi “chuế tế” cũng có thể giải thích như vậy.
Quan Ký Y đồng ý để phụ thân tuyển cho mình một chuế tế, đại thể cũng chính là đồng ý để ông ấy gả mình cho một nô bộc.
Sở dĩ phải “tuyển”, bởi vì nhà họ Quan chưa nuôi người hầu nam, cần mua một chuế tử về để làm chuế tế của Quan Ký Y.
Chỉ cần Quan Ký Y và chuế tế sinh ra con trai thì hương khói của gia tộc họ Quan cũng có thể tiếp tục kéo dài.
Nhưng vậy cũng có nghĩa là Quan Ký Y phải sống đến hết đời với một nô bộc, còn phải nhục nhã làm chuyện giường chiếu với nô bộc, rồi còn sinh ra cốt nhục của nô bộc.
Giấc mộng Trường An kéo dài hơn mười năm đành tan nát.
Tương lai chờ đợi Quan Ký Y chỉ còn lại sự tuyệt vọng mà thôi.
“Bởi vậy chẳng bao lâu sau Ký Y tỷ liền đổ bệnh rồi qua đời, e rằng trái tim của tỷ ấy đã sớm rời khỏi nhân thế. Khi ốm nặng, tỷ ấy đã đoán mình không thể vượt qua cửa ải này, bèn nói với mấy tỷ muội bọn ta rằng: ‘Xin lỗi, sợ rằng tỷ vừa mất, các muội sẽ phải gánh chịu nỗi bất hạnh của tỷ.’ Thực ra Giang Ly tỷ vẫn luôn tập luyện diễn tấu nhạc khí, cũng vì muốn rời khỏi nơi này, trở thành một nhạc sư giống như cô phụ*. Còn Nhã Anh tỷ thì phải nỗ lực hoàn thành di nguyện của bá phụ, để bản thân trở thành Vu nữ được tham dự vào lễ tế của vương triều. Nghĩ đi nghĩ lại, e là trọng trách này sẽ phải do ta gánh vác…”
* Chú - chồng của cô.
Nghe tới đây, Quỳ chỉ nhíu mày, đứng lặng im mà không nói gì.
“Lúc lâm chung, Ký Y tỷ đã hát một đoạn trong Cửu chương, có lẽ Tiểu Quỳ cũng đoán được là đoạn nào… Mà thôi, cũng không cần đoán, dù sao câu trả lời chắc chắn rất bi thương. Nếu ngươi đoán sai, ta còn phải nghe thêm vài câu thơ buồn bã. Lúc lâm chung, Ký Y tỷ đã hát rằng:
Thương cái sống của ta chi buồn bực hề,
Một mình ở trong núi sâu.
Ta không hay đổi lòng mà theo tục hề,
Đành ta trọn đời mà ôm sầu.*
* Trích từ tác phẩm Cửu chương - Thiệp giang của Khuất Nguyên, bản dịch của Phan Kế Bính.
Lần này thì Vu Lăng Quỳ cũng phải rơi lệ vì người con gái mà nàng chưa từng gặp ấy.
“Nhưng Lộ Thân à, ngươi có biết không,” Quỳ nức nở nói, “Lấy một chuế tế vốn không phải số mệnh bi thảm nhất. Ta cũng là trưởng nữ, ta cũng có tương lai buộc phải đối mặt. Không, phải nói là, những xiềng xích kia đã sớm quấn quanh người ta. Có lẽ ngươi không biết, thời Xuân Thu, nước Tề có một vị Quốc quân ngu ngốc, thụy hiệu là ‘Tương công’, y từng hạ lệnh: Trưởng nữ trong gia tộc không được lấy chồng. Trưởng nữ bị cấm lấy chồng phải chủ trì chuyện lễ bái thờ cúng trong gia tộc, được gọi là ‘Vu nhi’. Sau đó người Tề đều tin rằng, nếu ‘Vu nhi’ lấy chồng thì gia tộc của nàng sẽ gặp tai ương, bản thân nàng cũng vô cùng bất hạnh. Đến nay đất Tề vẫn còn loại phong tục này. Tuy ta sinh ra và lớn lên ở Trường An nhưng gia tộc Vu Lăng dẫu sao cũng bắt nguồn từ đất Tề, bởi vậy phải tuân theo hủ tục này. Chỉ vì mệnh lệnh của tên hôn quân kia mà số mệnh của ta đã bị định đoạt từ rất lâu rồi. Không sai, ta là trưởng nữ, ngày bé phụ mẫu cũng gọi ta là ‘Vu nhi’…”
Nói tới đây, Quỳ mỉm cười đầy chua xót.
“Hiểu rồi chứ, Lộ Thân, số mệnh nực cười biết bao! Suốt kiếp này, ta cũng không được lấy chồng.”
* * *
“… Đó chính là thảm kịch của gia đình bá phụ xảy ra vào bốn năm trước.”
Khi Quan Lộ Thân kể xong vụ án thì sắc trời vẫn chưa tối hẳn, nhưng ánh tà dương nơi chân trời đã nhuốm màu đen ảm đạm.
“Bốn năm trước ư?”
Quỳ nghiền ngẫm cụm từ này, rồi không khỏi hồi tưởng lại chuyện ngày xưa.
Khi ấy Quỳ vừa tròn mười ba tuổi, mới bắt đầu luyện tập bắn cung. Những nốt chai trên tay nàng bị mài rách hết lần này đến lần khác, chảy mủ rất đáng sợ, rồi khi lành thì lại cọ xát ra nốt chai mới. Vị tướng quân dạy nàng bắn cung đã trải qua hàng trăm trận chiến, cũng có một vết sẹo như rết bò trên mặt. Khi Quỳ bắn trúng bia ở độ xa trên tám mươi bước bằng cây cung hai trăm cân thì vị tướng quân dũng mãnh ấy mới nở nụ cười trước mặt nàng lần đầu tiên. Vì vết sẹo mà nụ cười ấy còn dữ dằn đáng sợ hơn cả khi ông quở mắng. Để ăn mừng, tối hôm ấy ông và nàng ngồi bên vò rượu, dùng gáo bầu múc rượu để uống, cho tới khi nàng say khướt, ông mới đưa nàng về nhà. Kể từ đó, Quỳ vốn cẩn trọng e dè cũng ngày một phóng khoáng hơn.
“Phải rồi, đêm ấy Lộ Thân làm gì?”
“Lúc đó ta đã ngủ rồi, các tỷ tỷ cũng không đánh thức ta.”
“Đây đúng là tác phong của ngươi.” Quỳ trêu chọc song giọng điệu lại rất điềm nhiên. Bầu không khí giữa hai người hơi ngột ngạt. “Tới giờ hung thủ vẫn chưa bị bắt về quy án sao?”
“Đúng thế, tới giờ vẫn chưa.”
“Nếu vậy thì có lẽ ta sẽ giúp được phần nào. Ta từng đi theo Kinh Triệu doãn* đại nhân học cách xử án. Khi ở Trường An, ta cũng từng giúp quan triều đình giải quyết vài vụ án. Tuy không tiện tham dự vào việc điều tra nhưng cũng may ta khá am hiểu tổng kết manh mối, rồi từ đó tìm ra chân tướng.” Có lẽ Quỳ thực sự muốn làm gì đó để giúp Lộ Thân, cũng có thể là chẳng qua nàng không muốn bỏ qua cơ hội phô diễn tài năng. “Những điều ngươi kể khi nãy đều do tỷ tỷ Quan Ký Y của ngươi thuật lại đúng không?”
* Một chức quan ở Kinh thành thời xưa, tương đương với Chủ tịch/ Thị trưởng thủ đô ngày nay.
“Đúng vậy.” Lộ Thân gật đầu, “Tiếc là Ký Y tỷ đã tạ thế nên không thể cho ngươi biết thêm nhiều chi tiết.”
“Vậy đường tỷ Quan Nhã Anh của ngươi thì sao? Hẳn là nàng ta còn nhớ những chuyện trước khi vụ án xảy ra chứ?”
“Có lẽ vậy, tuy nhiên chúng ta đều không dám nhắc lại chuyện năm đó trước mặt tỷ ấy.” Lộ Thân giải thích, “Từ khi chuyện đó xảy ra, tinh thần của Nhã Anh tỷ luôn không ổn định, lúc nào cũng nhốt mình trong phòng, đến sân nhà cũng hiếm khi bước ra. Đầu mùa hạ hai năm trước, khi Ký Y tỷ vẫn còn sống, tỷ ấy từng kéo bằng được Nhã Anh tỷ vào núi hái thảo dược, ai ngờ mới đi chưa được một dặm đường, Nhã Anh tỷ liền nhìn thấy một con rắn hoa* quấn trên cành cây rồi ngã ngồi trên đất. Ký Y tỷ đành ôm lấy tỷ ấy ra sức an ủi, nhưng vẫn bị tỷ ấy đẩy ra. Nhã Anh tỷ cứ ngồi yên như vậy, khuôn mặt đờ đẫn, cũng không nói gì hết, chỉ có tay trái thuận là không ngừng co giật, một lúc lâu sau tỷ ấy mới có thể gượng dậy, rồi được Ký Y tỷ dìu về phòng. Ta không nghĩ những người lạnh lùng vô cảm là kiên cường, mà lại cho rằng những người vô cùng mẫn cảm mới là người kiên cường nhất, vì để sống tiếp họ phải đánh đổi bằng rất nhiều nỗ lực, chấp nhận đối mặt với những nỗi sợ. Huống chi Nhã Anh tỷ tỷ còn cố gắng đến vậy…”
* Rắn hoa: Hay còn gọi là rắn bay, có thể bay từ cây này sang cây khác.
Nói tới đây, Lộ Thân lại òa khóc nức nở.
“Trước đây rõ ràng Nhã Anh tỷ rất dũng cảm, khi chơi trên núi với ta còn bảo vệ ta…”
Quỳ bước lại gần bạn mình, tháo lớp da thuộc quấn quanh ngón tay rồi dùng mu bàn tay để lau nước mắt cho Lộ Thân, bởi hai tay Lộ Thân đều đã bị thi thể của chim trĩ làm dơ.
“Nhà của các ngươi ở rất gần nhau đúng không?”
“Không xa. Cách nhau chưa tới một dặm, mà còn là đường hẻm núi dễ đi. Hai bên vách núi đều dựng đứng cheo leo, cũng không phải sợ thú dữ nhảy từ trên núi xuống. Vậy nên đêm ấy tuy Nhã Anh tỷ không cầm đèn theo nhưng tỷ ấy vẫn có thể chạy tới một mình.”
“Ra là thế. Sau khi Quan Ký Y thuật lại mọi chuyện, cha ngươi lại đích thân tới nhà bá phụ ngươi sao?”
“Đúng, Ký Y tỷ cũng đi theo.”
“Ừm. Ta hiểu rồi. Quan Nhã Anh tới nhà ngươi vào nhập nhoạng tối, tuyết đã ngừng rơi, nhưng trên mặt đất vẫn còn tuyết đọng. Bởi vậy trên đường từ nhà bá phụ ngươi đến nhà ngươi có dấu chân của nàng ta. Nhưng khi tới nàng ta lại không nhắc gì đến vụ huyết án…” Quỳ phân tích, “Phải rồi, nếu Quan Nhã Anh muốn trốn từ nhà kho giam giữ nàng ta để tới nhà ngươi thì nhất định phải đi qua khoảnh sân trước gian chính ư?”
“Nhất định phải đi qua đó.”
“Vậy tức là, nếu không phải nàng ta đang ra sức giấu giếm thì hẳn là hung án xảy ra sau khi nàng ta rời nhà. Có điều lúc nàng ta rời nhà thì tuyết đã ngừng rơi, giả sử sau khi Quan Nhã Anh rời nhà, hung thủ mới tới nhà bá phụ ngươi từ một con đường khác, vậy cũng phải để lại dấu chân trên đường chứ nhỉ? Nhưng lần đầu tiên Quan Ký Y tới hiện trường xảy ra vụ án, trên con đường dẫn từ nhà bá phụ ngươi vào núi không có dấu chân của bất kì ai. Điều này chứng tỏ…”
“Chứng tỏ hung thủ đã tới nhà bá phụ Vô Cữu trước khi tuyết ngừng rơi, rồi ở lại tới khi Nhã Anh rời đi. Vậy thì trong thời gian đó hung thủ phải trốn ở nơi nào đây?”
“Ký Y tỷ đoán rằng, trong khoảng thời gian đó hung thủ ở lại gian chính với thân phận là khách.”
“Nếu vậy thì hung thủ sẽ ra tay sát hại bắt đầu từ gian chính, giết bá mẫu và đường đệ của ngươi trước tiên, sau đó mới giết bá phụ và cuối cùng là đường ca của ngươi.”
“Nếu hung khí đã được lấy từ giá bày vũ khí ở gian chính…”
“Đây chính là tình tiết mà ta băn khoăn nhất.” Quỳ lắc đầu rồi nói tiếp: “Qua lời kể của ngươi, ta vẫn còn một nghi vấn về hung khí. Nếu không tháo gỡ được nghi vấn này thì giả thuyết của tỷ tỷ ngươi không thể nào thành lập. Ta không hiểu tại sao hung thủ không sử dụng thanh kiếm dài trên giá bày vũ khí mà lại chọn con dao găm kia?”
“Có lẽ vì thấy tiện hơn. Dùng kiếm dài trong nhà không thể tiện bằng dùng dao găm được.”
“Ở trong nhà thì có lẽ là vậy, nhưng bá phụ và đường ca của ngươi đều bị sát hại ở bên ngoài cơ mà. Bây giờ chúng ta có thể chia ra ba trường hợp để thảo luận về vụ án này. Thứ nhất, khi vụ án bắt đầu xảy ra, cả hai người họ đều ở trong gian chính. Nếu nghĩ như vậy thì họ cũng quá nhát gan, hung thủ chỉ cầm một con dao găm mà bọn họ đã bỏ mặc phụ nữ trẻ con rồi chỉ chăm chăm thoát thân một mình. Mà khi hung thủ truy kích bọn họ, lẽ ra phải cầm lấy thanh kiếm dài kia mới đúng. Bởi vậy, chúng ta có thể loại trừ trường hợp này. Thứ hai, khi vụ án xảy ra, giữa bá phụ và đường ca của ngươi chỉ có một người ở trong gian chính, người còn lại ở bên ngoài. Dựa theo lý do tương tự, trường hợp này cũng khó mà thành lập. Vậy thì chỉ còn trường hợp thứ ba, khi vụ án xảy ra hai người họ đều ở bên ngoài, bá phụ ngươi nghe thấy tiếng thét kinh hoàng của vợ con mới chạy về phía gian chính và bị sát hại trước cửa…”
“Nói vậy thì hung thủ càng nên lấy thanh kiếm dài kia xuống để sát hại ông ấy chứ, đúng không?”
“Đúng thế.” Nói tới đây, Quỳ im lặng trong giây lát, có lẽ vì muốn cho Lộ Thân thời gian để sắp xếp tư duy. “Hung thủ lựa chọn hung khí một cách rất bất thường, mà suy đoán của Quan Ký Y cũng không thể giải thích được điểm đáng ngờ này, vậy nên e rằng giả thiết của nàng ta không thể thành lập. Vậy là chúng ta chắc chắn phải cân nhắc đến giả thiết khác.”
“Giả thiết khác? Ta không hiểu.”
“Giả sử hung thủ gây án không phải người ngoài…”
“Tiểu Quỳ, ngươi có biết mình đang nói gì không?”
Lộ Thân thoáng sững người, chim trĩ được cầm trong tay cũng rơi xuống đất. Nàng không thể tiếp tục nghĩ theo mạch tư duy của Quỳ, cũng không hy vọng Quỳ nói tiếp. Lộ Thân chợt nhận ra rằng, người bạn trước mặt mình đã xâm nhập vào vùng cấm, nếu để mặc nàng tiếp tục tìm hiểu vụ án thì chỉ khiến tình bạn mới chớm nở của hai người chìm vào bóng tối mà thôi.
“Ta đương nhiên biết mình đang nói gì.” Quỳ không để ý là cả người Lộ Thân đã run lên, răng cũng cắn chặt vào môi. “Nếu trên mặt tuyết chỉ có dấu chân của Quan Nhã Anh, mà nàng ta lại là người sống sót duy nhất của cả nhà bá phụ ngươi, vậy chúng ta cũng phải thảo luận một chút về giả thiết này - Liệu đường tỷ Quan Nhã Anh của ngươi có phải là hung thủ hay không?”
Trước câu hỏi này, Lộ Thân im lặng không đáp.
“Nếu chúng ta giả sử nàng ta là hung thủ, vậy trước khi suy xét đến lý do lựa chọn hung khí, chúng ta còn phải giải quyết một vấn đề khác, đó là làm thế nào mà Quan Nhã Anh lại vào được gian chính để lấy hung khí? Nàng ta vừa bị đánh, lại bị nhốt vào trong kho, lúc đó không thể đường đường chính chính đi vào gian chính đúng không? Thế nhưng, chuyện bị nhốt vào kho chỉ là lời nói một phía của nàng ta, biết đâu sau khi bị đánh nàng ta vẫn ở trong gian chính thì sao. Vậy tức là nàng ta sẽ có cơ hội lấy được hung khí. Bây giờ, chúng ta lại suy xét đến lý do vì sao nàng ta lại chọn dao găm mà không chọn kiếm dài. Có lẽ nguyên nhân cũng rất đơn giản, đó là dao găm dễ cất giấu hơn kiếm. Có thể suy đoán thế này, vì không muốn tiếp tục phải chịu ngược đãi, Nhã Anh đã có ý định sát hại cả nhà. Nhân lúc phụ thân và ca ca không ở trong gian chính, mẫu thân và đệ đệ không chú ý, nàng ta đã lấy con dao găm từ trên giá bày binh khí rồi giấu ra sau người, sau đó lẳng lặng sát hại mẫu thân và đệ đệ. Tiếp đó nàng ta trốn ra cạnh cửa, dự định sẽ phục kích bá phụ ngươi và cũng đã thành công. Sau khi trúng mấy nhát dao vào lưng, bá phụ ngươi bò ra bên ngoài mấy thước rồi ngã trên mặt đất. Khi ấy đường ca ngươi đang đứng cạnh gốc cây lớn ở phía Tây sân nhà, không hề hay biết về thảm kịch vừa xảy ra. Quan Nhã Anh bèn giấu dao găm sau người, tới gần Quan Thượng Nguyên như không có chuyện gì, sau đó… Lộ Thân, ngươi có đang nghe không đấy?”
“Đủ rồi Tiểu Quỳ, không cần nói tiếp nữa. Ta vẫn còn muốn làm bạn với ngươi.”
“Tuy giả thiết này hợp lý hơn giả thiết đầu tiên, nhưng còn có rất nhiều điểm không giải thích được. Ví dụ, sợi dây thừng bị chặt đứt buông thõng từ trên cây xuống có vai trò gì? Lại ví dụ như, vì sao thùng gỗ mà tỷ tỷ ngươi vấp phải lại xuất hiện ở đó? Một đáp án hoàn mỹ phải vừa giải thích được lý do hung thủ lựa chọn hung khí, vừa tháo gỡ được những điểm đáng ngờ kia. Rõ ràng là suy luận khi nãy của ta không làm được điều đó.”
May mà, may mà Tiểu Quỳ không nghi ngờ người thân của mình - Lộ Thân thầm mừng rỡ, bắp thịt căng cứng trên mặt cũng giãn ra. Tuy nhiên những hoài nghi mà Quỳ đã gieo vào lòng nàng thì chẳng thể xua tan, bởi vì giả thiết hung thủ gây án là người ngoài gần như đã bị Quỳ loại trừ. Đến giờ thì Lộ Thân đành đặt hết hy vọng vào trí tuệ của Quỳ, mong nàng có thể đưa ra lời giải thích hợp lý để tháo gỡ mọi điểm đáng ngờ - Giải thích tại sao hung thủ lại chọn dao găm mà không phải kiếm dài, cũng giải thích vai trò của đoạn dây thừng và thùng gỗ kia…
Song cuối cùng Quỳ cũng không bị ảnh hưởng bởi ý muốn của Lộ Thân. Ông Trời đã ban cho nàng trí thông minh đủ để hiểu rõ hết thảy, như thể chỉ vì muốn nàng tiếp tục làm Lộ Thân tổn thương.
Thế rồi Quỳ thong dong mở miệng, nói ra lời giải đáp mà nàng thấy hợp lý nhất:
“Theo ta nghĩ, hung thủ thực sự chính là tỷ tỷ Quan Ký Y của ngươi.”
-------------
[4]
“Sở dĩ chúng ta cho rằng hung thủ lựa chọn dao găm mà không phải kiếm dài là một hành động bất hợp lý, chỉ bởi vì kiếm dài thích hợp dùng để giết người hơn dao găm. Có điều nếu dùng để làm những việc khác thì dao găm lại tiện hơn kiếm dài. Vậy nên giả sử hung thủ lấy dao găm để dùng vào việc khác thì hành động này liền trở nên hoàn toàn hợp lý.” Quỳ giải thích, “Nói cách khác, việc hung thủ ra tay giết người chỉ là ý niệm bất chợt của nàng ta. Sau khi dùng dao găm để làm xong việc gì đó, nàng ta mới có ý định giết cả nhà bá phụ ngươi.”
Lộ Thân phớt lờ Quỳ, nhưng nghe điều này mà rùng mình sợ hãi.
“Vậy là việc gì mà dùng dao găm thì tiện còn dùng kiếm dài lại không tiện đây? Có rất nhiều việc như thế, kết hợp với manh mối để lại ở hiện trường thì đúng là việc này - Trước khi giết người, hung thủ dùng dao găm cắt đứt sợi dây thừng mắc trên cái cây kia.”
“Sợi dây đó…”
Lộ Thân vẫn đang giận dỗi không muốn nói chuyện với Quỳ, lại không kìm lòng được mà lên tiếng.
“Ta nghĩ Lộ Thân cũng đoán ra công dụng của sợi dây kia rồi. Bá phụ ngươi là một người tàn nhẫn, ông ta không có ý định tha thứ cho Nhã Anh. Sau khi phát hiện nàng trốn khỏi nhà kho, bá phụ ngươi bèn muốn phạt Nhã Anh gấp bội. Theo như suy đoán của ta thì có lẽ chuyện ngày hôm ấy đã diễn ra thế này…
Khi Quan Ký Y tới nhà bá phụ ngươi thì cả nhà bọn họ vẫn bình thường. Bá phụ ngươi đang cầm dây thừng buộc lên cái cây lớn trong sân kia, còn đường ca ngươi thì đang mang thùng gỗ đựng nước về phía đó. Bá mẫu và đường đệ ngươi hẳn đang ở trong gian chính sưởi ấm bên lò sưởi. Thấy Quan Ký Y tới chơi, người trong nhà liền chào hỏi rồi mời nàng ta vào nhà sưởi cho ấm người, nàng ta bèn nghe theo. Cũng vào lúc ấy, Quan Ký Y nghe thấy cuộc trò chuyện của bá phụ và đường ca ngươi.
Hóa ra chuyện Nhã Anh trốn khỏi nhà kho đã bị phát hiện, bá phụ ngươi quyết định khi nào Nhã Anh trở lại sẽ treo nàng ta lên cái cây kia, rồi quất nàng ta một trận để trừng phạt vì dám trốn đi. Mà sở dĩ cần thùng nước là vì một khi đánh Nhã Anh đến ngất xỉu thì cần dùng nước lạnh để giội tỉnh. Khi Quan Ký Y biết chuyện này ắt là cực kỳ kinh hãi, vì với tình trạng hiện giờ của Quan Nhã Anh thì e rằng nàng không thể chịu đựng sự trừng phạt nghiêm khắc như thế. Quan Ký Y chỉ muốn ngăn cản bá phụ. Bởi vậy nàng ta rút con dao găm kia từ trên giá bày binh khí, chạy tới chỗ cái cây, cắt đứt sợi dây thừng định dùng để trói Nhã Anh rồi bắt đầu tranh chấp với bá phụ. Cuối cùng cuộc tranh cãi không có kết quả, bá phụ vẫn khăng khăng bắt Nhã Anh phải chịu ‘sự trừng phạt thích đáng’, thế là…”
Trong khoảnh khắc ấy, Lộ Thân cũng đã tin kết luận của Quỳ, nhất thời nàng thấy mặt đất dưới chân như sụt xuống, cây cỏ trôi nổi giữa không trung, vun vút quay tròn quanh người mình.
Nàng khép hai gối lại, hai tay chống lên đùi, hạ thấp trọng tâm của cơ thể, cố gắng để bản thân không ngã xuống đất.
“… Thế là Quan Ký Y dùng con dao găm kia để sát hại cả nhà bá phụ ngươi. Nàng ta làm vậy chỉ vì muốn bảo vệ Quan Nhã Anh. Đồng thời, hiện trường vụ án mà Quan Ký Y miêu tả lại với ngươi không phải tình hình thật ở nhà bá phụ ngươi mà chỉ là hiện trường do nàng ta bịa đặt ra thôi.”
Khi ấy Lộ Thân còn chưa biết rằng, Quỳ thẳng thắn và uyên bác cũng có một mặt tàn khốc, chỉ bộc lộ khi nàng ở bên tỳ nữ Tiểu Hưu của mình.
Suy luận khi nãy cũng chỉ có Quỳ thường xuyên dùng roi sát phạt mới nghĩ ra.
Cái tên Tiểu Hưu này do chính Quỳ chọn, trích từ thiên Dân lao thuộc Đại nhã*. Từ khi được đặt cho cái tên này, thiếu nữ Tiểu Hưu nhỏ hơn Quỳ một tuổi ấy đã bắt đầu hành trình nhân sinh gian khổ không ngừng. Quỳ đi du ngoạn từ Trường An tới đất Sở, Tiểu Hưu luôn cun cút theo sau, những chuyện nhỏ trong sinh hoạt thường ngày đều do một tay nàng lo liệu. Từ đó có thể nhận ra, “Tiểu Hưu**” là bề ngoài, mà “Dân lao***” mới là dụng ý thực sự khi Quỳ chọn cho nàng cái tên này.
* Đại nhã - Dân lao: Một bài thơ trong Kinh Thi.
** Có nghĩa là nghỉ ngơi.
*** Nghĩa là người dân lao động.
Khi Quỳ và Lộ Thân ra ngoài săn bắn, Tiểu Hưu đang quét dọn gian phòng dành cho khách mà nhà họ Quan chuẩn bị cho Quỳ.
Quỳ xuất thân từ thế gia vọng tộc luôn cực kỳ kén chọn trong chuyện ăn ở, Tiểu Hưu hầu hạ nàng vô cùng cẩn thận. Thỉnh thoảng Quỳ cũng trách phạt Tiểu Hưu nhưng không nặng nề, thậm chí chưa bao giờ khiến Tiểu Hưu phải khóc. Đương nhiên, hầu hết thời điểm ấy Tiểu Hưu cũng không làm sai gì cả, chẳng qua là bị chủ nhân nghiêm khắc trút giận lên người mà thôi.
“Nhưng nếu là như vậy, Tiểu Quỳ…”
“Lộ Thân, ngươi muốn nói gì cơ?”
Gió lớn bỗng nổi lên, cuốn lấy bụi đất và hoa lá lướt qua vạt áo của hai người.
Để nghe rõ Lộ Thân nói chuyện, Quỳ bước lên phía trước một bước, nhưng Lộ Thân lại khó chịu quay mặt đi, chăm chú nhìn cảnh hoàng hôn đã mờ đi trong làn nước mắt.
Tịch dương đã tắt, hồng nhan đang hóa thành xương khô, khiến từng đàn quạ đen bay lượn phía chân trời.
Ban đầu, thoạt tiên ở rìa ráng mây nhuốm một chút màu tía nhạt nhòa, sau đó dần lan vào phía trong, tới khi chỉ còn lại một thoáng mây hồng vương trên đỉnh núi xa. Lúc này, tịch dương đã hoàn toàn biến mất. Một vệt ánh sáng chiếu từ sau lưng núi vào trong mây, dát một màu vàng vẩn đục lên rìa đen của tầng mây. Chẳng bao lâu sau, thứ trang sức rẻ tiền này cũng bị bong ra từng mảng tới khi không còn sót lại chút gì.
Đám mây tụ lại phía Tây bầu trời rốt cuộc cũng hóa thành một bộ xương màu đen, chẳng có lấy một miếng thịt thối sót lại trên ấy.
Cuối cùng mây đen cũng tan biến giữa trời đêm. Trước khi vầng trăng hạ huyền mọc lên, chẳng ai chú ý tới sự tồn tại của nó.
“… Tiểu Quỳ, thật không may, có lẽ giả thiết của ngươi không thể thành lập được.” Lộ Thân lạnh lùng nói, “Giả sử Ký Y tỷ đúng là hung thủ, vậy tỷ ấy hoàn toàn không cần cho chúng ta biết chuyện về dấu chân, bởi vì chuyện đó chỉ có một mình tỷ ấy biết mà thôi. Khi Ký Y tỷ về nhà báo với phụ thân, trời lại đổ tuyết lớn, dấu chân được lưu lại đều bị che phủ. Ký Y tỷ hoàn toàn có thể che giấu chuyện đó, chỉ cần không nhắc tới chuyện trên con đường kia không có dấu chân thì bất kỳ ai cũng sẽ cho rằng, trước khi tuyết lớn lại rơi, ở nơi đó còn lưu lại dấu chân của hung thủ đến từ bên ngoài. Nếu tỷ ấy là hung thủ, việc tỷ ấy kể ra chuyện này là cực kỳ bất lợi cho bản thân. Nhưng bởi vì Ký Y tỷ đã kể ra chuyện về dấu chân, nên tỷ ấy không thể là hung thủ được.”
Nghe Lộ Thân nói những lời này, Quỳ gật đầu.
“Có lẽ ngươi nói đúng. Ta không biết tính cách của nàng ta, cũng không thể nào hiểu rõ. Tỷ tỷ của ngươi có phải người cẩn trọng không? Nếu không phải, rất có thể nàng ta đã lỡ miệng nói ra…”
“Tiểu Quỳ, về con người Ký Y tỷ, ngươi hiểu được bao nhiêu cơ chứ?”
“Ta gần như không biết gì về nàng ta. Chỉ biết nàng ta vô cùng yêu thương Nhã Anh tỷ, là một người rất dịu dàng, và đã qua đời vào một năm trước.”
“Rõ ràng ngươi chẳng biết gì cả, vậy mà khi nãy ngươi lại phỏng đoán về tỷ ấy một cách độc địa như vậy. Ta ghét Tiểu Quỳ thế này lắm.”
Quỳ cúi đầu nghe Lộ Thân chỉ trích.
“Cả đời Ký Y tỷ chưa từng ra khỏi Vân Mộng trạch. Ta không biết rốt cuộc điều này là may mắn hay là bất hạnh của tỷ ấy. Ta chỉ biết rằng, Ký Y tỷ vẫn luôn khao khát thế giới rộng lớn bên ngoài Vân Mộng. Cô cô* của ta đã lấy một vị nhạc sư họ Chung, thường ở tại Trường An, vào dịp này hằng năm luôn về Vân Mộng trạch để tham gia lễ tế. Ký Y tỷ nghe cô cô kể rất nhiều chuyện về Trường An, cũng mong mỏi trong lòng. Nghe nói tỷ ấy từng âm thầm nhờ cô cô tìm giúp một vị phu tế ở Trường An. Tuy nhiên phụ thân lại có tính toán khác với tương lai của tỷ ấy. Phụ thân vốn cho rằng, nhà bá phụ đã có con trai trưởng kế nghiệp, con trai út thì để làm con nuôi cho nhà mình. Nhưng vì chuyện xảy ra vào bốn năm trước, phụ thân không thể không cân nhắc lại vấn đề dòng dõi của nhà họ Quan, kết quả là trọng trách này đương nhiên rơi xuống vai của trưởng nữ Ký Y tỷ. Tức là, phụ thân hy vọng tỷ ấy có thể…”
* Em gái của cha.
“Hy vọng nàng ta có thể tuyển một vị chuế tế* đúng không?”
* Người ở rể nhà vợ.
“Đúng thế. Với người một lòng muốn rời khỏi Vân Mộng trạch như Ký Y tỷ, điều này đương nhiên là một cú đả kích nặng nề. Nguyện vọng suốt bao lâu nay của Ký Y tỷ vẫn luôn là lấy chồng ở một nơi khác bên ngoài Vân Mộng trạch, rồi dẫn theo cả Nhã Anh tỷ cùng đi. Trong suy nghĩ của tỷ ấy, chỉ có làm vậy thì mới bảo vệ được Nhã Anh tỷ, tránh để bá phụ quá nghiêm khắc tiếp tục làm Nhã Anh tỷ tổn thương. Dù rằng, sau sự việc xảy ra vào bốn năm trước bá phụ đã qua đời - nói thế này có lẽ không ổn lắm, song sự thực là như vậy - Tóm lại nguyện vọng bảo vệ Nhã Anh tỷ dường như đã thành hiện thực. Có lẽ bấy giờ Ký Y tỷ mới nhận ra nguyện vọng thực sự của mình kỳ thực chỉ là rời khỏi Vân Mộng trạch, rời khỏi chốn hoang vu mà gia tộc họ Quan đời đời ẩn cư. Ký Y tỷ nhạy cảm như vậy, chắc chắn đã tự trách mình một phen, dù sao nhất định tỷ ấy đã nghĩ đây là một ý niệm ích kỷ. Cũng có thể xuất phát từ sự tự trách này mà cuối cùng Ký Y tỷ đã chấp thuận yêu cầu của phụ thân, đồng ý để phụ thân chọn cho tỷ ấy một vị chuế tế. Có điều trong lòng Ký Y tỷ ắt hẳn là cực kỳ, cực kỳ không cam tâm…”
“Vậy thì đúng là khá đáng thương.”
Nghe xong câu chuyện về Ký Y, Quỳ không khỏi thở dài.
Đối với người con gái sinh ra trong một gia tộc phú quý, chuyện ở bên chuế tế đến hết đời là một cái kết vô cùng khủng khiếp.
Trong mắt người thời đó, chuế tế chẳng khác gì nô bộc, chỉ là một công cụ để gia tộc không có con trai nối dõi tông đường mà thôi. Một gia tộc có con gái nhưng không có con trai, nếu muốn kéo dài huyết thống dòng họ thì không thể không tìm chuế tế. Trong phong tục một thời ở Hoài Nam, bán con của mình cho người khác được gọi là “chuế tử”; cũng là chữ “chuế”, từ đó có thể suy ra địa vị thấp kém của chuế tế, mà khởi nguồn của cách gọi “chuế tế” cũng có thể giải thích như vậy.
Quan Ký Y đồng ý để phụ thân tuyển cho mình một chuế tế, đại thể cũng chính là đồng ý để ông ấy gả mình cho một nô bộc.
Sở dĩ phải “tuyển”, bởi vì nhà họ Quan chưa nuôi người hầu nam, cần mua một chuế tử về để làm chuế tế của Quan Ký Y.
Chỉ cần Quan Ký Y và chuế tế sinh ra con trai thì hương khói của gia tộc họ Quan cũng có thể tiếp tục kéo dài.
Nhưng vậy cũng có nghĩa là Quan Ký Y phải sống đến hết đời với một nô bộc, còn phải nhục nhã làm chuyện giường chiếu với nô bộc, rồi còn sinh ra cốt nhục của nô bộc.
Giấc mộng Trường An kéo dài hơn mười năm đành tan nát.
Tương lai chờ đợi Quan Ký Y chỉ còn lại sự tuyệt vọng mà thôi.
“Bởi vậy chẳng bao lâu sau Ký Y tỷ liền đổ bệnh rồi qua đời, e rằng trái tim của tỷ ấy đã sớm rời khỏi nhân thế. Khi ốm nặng, tỷ ấy đã đoán mình không thể vượt qua cửa ải này, bèn nói với mấy tỷ muội bọn ta rằng: ‘Xin lỗi, sợ rằng tỷ vừa mất, các muội sẽ phải gánh chịu nỗi bất hạnh của tỷ.’ Thực ra Giang Ly tỷ vẫn luôn tập luyện diễn tấu nhạc khí, cũng vì muốn rời khỏi nơi này, trở thành một nhạc sư giống như cô phụ*. Còn Nhã Anh tỷ thì phải nỗ lực hoàn thành di nguyện của bá phụ, để bản thân trở thành Vu nữ được tham dự vào lễ tế của vương triều. Nghĩ đi nghĩ lại, e là trọng trách này sẽ phải do ta gánh vác…”
* Chú - chồng của cô.
Nghe tới đây, Quỳ chỉ nhíu mày, đứng lặng im mà không nói gì.
“Lúc lâm chung, Ký Y tỷ đã hát một đoạn trong Cửu chương, có lẽ Tiểu Quỳ cũng đoán được là đoạn nào… Mà thôi, cũng không cần đoán, dù sao câu trả lời chắc chắn rất bi thương. Nếu ngươi đoán sai, ta còn phải nghe thêm vài câu thơ buồn bã. Lúc lâm chung, Ký Y tỷ đã hát rằng:
Thương cái sống của ta chi buồn bực hề,
Một mình ở trong núi sâu.
Ta không hay đổi lòng mà theo tục hề,
Đành ta trọn đời mà ôm sầu.*
* Trích từ tác phẩm Cửu chương - Thiệp giang của Khuất Nguyên, bản dịch của Phan Kế Bính.
Lần này thì Vu Lăng Quỳ cũng phải rơi lệ vì người con gái mà nàng chưa từng gặp ấy.
“Nhưng Lộ Thân à, ngươi có biết không,” Quỳ nức nở nói, “Lấy một chuế tế vốn không phải số mệnh bi thảm nhất. Ta cũng là trưởng nữ, ta cũng có tương lai buộc phải đối mặt. Không, phải nói là, những xiềng xích kia đã sớm quấn quanh người ta. Có lẽ ngươi không biết, thời Xuân Thu, nước Tề có một vị Quốc quân ngu ngốc, thụy hiệu là ‘Tương công’, y từng hạ lệnh: Trưởng nữ trong gia tộc không được lấy chồng. Trưởng nữ bị cấm lấy chồng phải chủ trì chuyện lễ bái thờ cúng trong gia tộc, được gọi là ‘Vu nhi’. Sau đó người Tề đều tin rằng, nếu ‘Vu nhi’ lấy chồng thì gia tộc của nàng sẽ gặp tai ương, bản thân nàng cũng vô cùng bất hạnh. Đến nay đất Tề vẫn còn loại phong tục này. Tuy ta sinh ra và lớn lên ở Trường An nhưng gia tộc Vu Lăng dẫu sao cũng bắt nguồn từ đất Tề, bởi vậy phải tuân theo hủ tục này. Chỉ vì mệnh lệnh của tên hôn quân kia mà số mệnh của ta đã bị định đoạt từ rất lâu rồi. Không sai, ta là trưởng nữ, ngày bé phụ mẫu cũng gọi ta là ‘Vu nhi’…”
Nói tới đây, Quỳ mỉm cười đầy chua xót.
“Hiểu rồi chứ, Lộ Thân, số mệnh nực cười biết bao! Suốt kiếp này, ta cũng không được lấy chồng.”
* * *
Bình luận facebook