Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1125 - Chương 1125ĐAN DƯỢC (6)
Triệu Tôn vừa tiếp nhận triều chính, vẫn chưa chính thức làm đại điển đăng cơ nhưng vẫn có rất nhiều việc cần phải làm, không những phải xử lý việc triều cương mà còn phải lo liệu tang sự cho Hồng Thái Đế, Cống phi và Triệu Miên Trạch, bận bù đầu bù cổ. Trong những ngày Hạ Sơ Thất nằm trong quan tài băng “ngủ say”, những người thân quen bên cạnh hắn, từ Trịnh Nhị Bảo, Bính Nhất, Triệu Tử Nguyệt, Triệu Như Na, đến Nguyên Hữu và Đại Ngưu... không ai không lo lắng cầu phúc cho nàng, nhưng Triệu Tôn lại rất bình tĩnh.
Người ngoài nhìn vào, thấy ngoại trừ chuyện hắn càng nghiêm nghị và trầm mặc ít nói hơn trước đây, ngoài chuyện cắm đầu làm việc tiêu hao sức lực, điên cuồng xây dựng trường học y quán, cấp tốc cải cách chế độ theo tư tưởng của Hạ Sơ Thất từng đưa ra lúc trước thì dường như không có gì thay đổi.
Không ai có thể bước vào cung Trường Thọ.
Cũng tức là ngoại trừ Triệu Tôn và một vài thái y, không ai biết được tình hình thực tế của Hạ Sơ Thất. Căn phòng băng và cỗ quan tài băng trong truyền thuyết kia, đối với họ mà nói thật ra cũng chỉ là truyền thuyết, không ai chính mắt nhìn thấy.
Ngày mười bảy tháng chín năm Kiến Chương thứ tư, di thể của Cống phi và Hồng Thái Đế nhập quan, còn về điện Nhu Nghi đã bị cháy thành đống hoang tàn, Triệu Tôn không hạ chỉ tu sửa mà để mặc cho nó tiếp tục hoang phế. Chinh chiến nhiều năm liên tiếp, quốc khố trống rỗng, hắn không thể nào tổ chức xây dựng quá rầm rộ vào thời điểm hiện tại, quốc gia cũng cần phải nghỉ ngơi lấy lại sức. Có điều, tuy Triệu Cấu đã nói hắn là con trai của Hiếu thánh hoàng thái hậu, nhưng hắn lại hạ mật chỉ dời Hiếu thánh hoàng thái hậu ra khỏi mộ Hồng Thái Đế, xây dựng một ngôi mội khác nằm cách một ngọn núi, rồi an táng bà ta tại đó. Sau đó, tổ chức đại táng thân sinh phụ mẫu của hắn một cách long trọng.
Lúc còn sinh thời, Cống phi và Hồng Thái Gia không thể làm phu thê, nhưng sau khi qua đời lại có thể yên nghỉ dưới lòng đất.
Là con trai, Triệu Tôn đã làm chuyện hắn có thể làm được.
Dưới cửu tuyền, chắc họ sẽ không đau khổ nữa, mà chỉ còn lại niềm vui.
Sau khi tiếp quản nội chính Đại Yến, Triệu Tôn còn làm một chuyện nữa: hạ chỉ giải tán hậu cung của Triệu Miên Trạch. Các phi tần không có con cũng không cần phải tuẫn táng theo Kiến Chương Đế như quy chế xưa của tổ tiên mà sẽ được đưa về nhà mẹ. Những cung tần thái giám có liên quan đến sự kiện kinh sư, sau khi được thẩm tra, cũng có một bộ phận được đưa ra khỏi cung, những cung nữ thái giám này sống cuộc đời tạm bợ trong cung, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ có ngày được bước ra khỏi bức tường đỏ kia nên họ ba quỳ chín lạy cảm tạ ân đức của Triệu Tôn.
Vì đã được nhận ân đức nên có một tiểu thái giám đã tiết lộ một tin. Một tin mà trước đây dù có đánh chết cậu ta cũng sẽ không dám nói lung tung.
Cậu ta nói, trong lúc Kim Xuyên Môn binh biến, cậu ta từng nhìn thấy một nhóm người đi vào Thái Miếu, người đi đầu được những người khác bảo vệ xung quanh, tuy người đó mặc đồ của Cấm Vệ Quân nhưng lại giống hệt Kiến Chương Đế. Tiểu thái giám đó từng hầu hạ ngoài điện Chính Tâm, tuy không hầu hạ sát bên hoàng đế như Trương Tứ Cáp nhưng cũng nhìn thấy hắn ta khá nhiều lần, nên tất nhiên sẽ không thể nào nhận nhầm.
“Với lại, làm gì có Cấm Quân nào tuấn tú như vậy, nô tài chưa từng thấy bao giờ.”
Tiểu thái giám đó đã nói như vậy.
Với lý do này, Bính Nhất cảm thấy dở khóc dở cười.
“Chẳng lẽ tiểu gia ta không tuấn tú ư?”
Quở trách tiểu thái giám xong, Bính Nhất xin ý chỉ của Triệu Tôn, lấy việc tu sửa Thái Miếu làm lý do, tiến hành lục soát kĩ càng bên trong. Cuối cùng, phát hiện một mật đạo cực kì kín đáo bên dưới linh vị tổ tông Triệu thị.
Mật đạo thông ra bên ngoài, trên những bậc thang bị bụi bám lâu ngày có những dấu chân lộn xộn. Bạn đang đọc truyện tại WebTru yen Onlinez . com
Có thể nhìn thấy được, đúng là Triệu Miên Trạch đã chạy thoát từ chỗ này. Trong vài ngày kế tiếp, Cấm Vệ Quân gần như lục tung thành kinh sư, tìm kiếm từng nhà từng hộ, nhưng vẫn không tìm thấy tung tích của Triệu Miên Trạch.
Ngoài ra, trong số các phi tần hậu cung, người mất tích còn có Cố quý nhân Cố A Kiều.
Tin Kiến Chương Đế bỏ mạng tại Kim Xuyên Môn đã lan truyền rộng rãi, tất nhiên là Triệu Tôn sẽ không đính chính lại. Hắn âm thầm phái người tìm kiếm Triệu Miên Trạch, đồng thời cũng phái người diệt trừ một loạt trợ tá và gian thần dưới thời Triệu Miên Trạch, phủ Ứng Thiên có quan viên không chịu chế độ quản lý của triều đình cũng bị bắt giam.
Chuyện cung biến gây náo động rất lâu kia, cuối cùng cũng hạ màn.
Còn về việc Kiến Chương Đế đã chết hay chưa không còn ai dám truy vấn nữa.
Vua mới thần cũng thay, kinh sư nghênh đón một khung cảnh mới.
Ổn định lòng dân, truy bắt bè cánh còn sót lại của Triệu Miên Trạch, những chuyện này, Triệu Tôn đều làm rất nhanh gọn lẹ. Nếu không phải mỗi đêm khi tỉnh mộng đều nhìn thấy ngọn đèn chẳng thấy tắt bao giờ trong cung Trường Thọ thì e rằng sẽ không ai biết hắn gần như không thể chợp mắt. Đêm dài ngọn đèn đơn côi, bi thương biết bao nhiêu.
Ngày mười tám tháng mười một năm Kiến Chương thứ tư là ngày thích hợp lập đàn cầu khấu, nhậm chức, cải táng, xả tang, mua gia súc, tế bái.
Khâm Thiên Giám nói rằng đây là một ngày đại cát không có bất cứ điều kỳ kiêng kỵ.
Giờ Dần, trời còn chưa sáng, Triệu Tôn đã mặc mũ miện dành cho đế vương, tiến hành tế trời ở ngoại ô phía Nam, sau đó dẫn theo đội ngũ đến Thái Miếu, dâng sách bảo, tôn Hồng Thái Đế là “Nguyên Thánh Duệ Văn Hiếu Võ Đoan Nghị Khâm An Hiển Công Cao Hoàng Đế”, truy hiệu Cống phi là Hiếu Từ Hoàng thái hậu, thông cáo thiên hạ. Sau đó hắn mặc long bào lên điện Phụng Thiên, tiến hành nghi lễ đăng cơ, chính thức lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu thành Vĩnh Lộc, đại xá thiên hạ.
Ngày hôm sau, Vĩnh Lộc Đế lên điện Phụng Thiên, ban bố nhiều đạo thánh chỉ.
Thứ nhất, cất nhắc nhiều công thần, các tướng lĩnh quân Tấn mà dẫn đầu là Nguyên Hữu và Trần Cảnh đều được phong thưởng, Trần Cảnh được phong là Quảng Võ Hầu, nhậm chức Tuyên võ tướng quân nhất phẩm, bổng lộc hai ngàn năm trăm thạch. Nguyên Hữu vốn đã có sẵn tước vị, tuy không gia phong nhưng lại được thưởng mười mấy sủng cơ, nghe nói suýt chút nữa hắn ta đã ói máu tại chỗ. Trần Đại Ngưu và Yến Nhị Quỷ thân ở kinh kỳ, tổ chức quân lực chuẩn bị sẵn sàng, mở cổng Kim Xuyên Môn, đón quân Tấn vào cũng là đại công, hai người đều được phong thưởng khá nhiều. Ngoài ra, vì để trấn an phiên vương, ổn định thế cuộc, Triệu Tôn đã ban lại quan tước và đất phong cũ cho những thân vương từng bị Triệu Miên Trạch triệt phiên.
Thứ hai, rửa oan cho Ngụy quốc công và Hàn quốc công. Ngoại trừ hai nhà bọn họ, hễ những ai có liên quan đến vụ án Ngụy quốc công đều được giải oan, bồi thường cho gia quyến và con cháu của họ. Còn về Ngụy quốc công Hạ Đình Cán, trong trận chiến xuôi về Nam đã từng chiêu hàng Lan Tử An, giúp quân Tấn vượt sông Hoài, thuận lợi tiến vào kinh sư, công lao không thể phủ nhận, nay ban chức Sử bộ thượng thư, thái phó chuyên dạy thái tử.
Thứ ba, sắc phong Tấn vương phi Hạ thị làm hoàng hậu.
Thánh chỉ viết: “Trẫm nghe theo mệnh trời, cúi mình dưới xã tắc, an ngoại định ban, cũng tuân theo đạo càn khôn… Hạ thị Sơ Thất, thứ nữ của Ngụy quốc công Hạ Đình Cán, có dung mạo thanh nhã thoát tục, hiền thục tài đức hơn người, cứu trẫm lúc nghèo túng, giúp trẫm lúc khó khăn, bầu bạn suốt bảy năm trời, ân ái mặn nồng. Nay trẫm kế thừa đại nghiệp, lập Hạ thị làm hoàng hậu, chủ trì tế miếu, mẫu nghi thiên hạ...”
Ai cũng biết trong nhà Ngụy quốc công Hạ Đình Cán chỉ có một cô con gái, tên là Hạ Sở.
Người ngoài nhìn vào, thấy ngoại trừ chuyện hắn càng nghiêm nghị và trầm mặc ít nói hơn trước đây, ngoài chuyện cắm đầu làm việc tiêu hao sức lực, điên cuồng xây dựng trường học y quán, cấp tốc cải cách chế độ theo tư tưởng của Hạ Sơ Thất từng đưa ra lúc trước thì dường như không có gì thay đổi.
Không ai có thể bước vào cung Trường Thọ.
Cũng tức là ngoại trừ Triệu Tôn và một vài thái y, không ai biết được tình hình thực tế của Hạ Sơ Thất. Căn phòng băng và cỗ quan tài băng trong truyền thuyết kia, đối với họ mà nói thật ra cũng chỉ là truyền thuyết, không ai chính mắt nhìn thấy.
Ngày mười bảy tháng chín năm Kiến Chương thứ tư, di thể của Cống phi và Hồng Thái Đế nhập quan, còn về điện Nhu Nghi đã bị cháy thành đống hoang tàn, Triệu Tôn không hạ chỉ tu sửa mà để mặc cho nó tiếp tục hoang phế. Chinh chiến nhiều năm liên tiếp, quốc khố trống rỗng, hắn không thể nào tổ chức xây dựng quá rầm rộ vào thời điểm hiện tại, quốc gia cũng cần phải nghỉ ngơi lấy lại sức. Có điều, tuy Triệu Cấu đã nói hắn là con trai của Hiếu thánh hoàng thái hậu, nhưng hắn lại hạ mật chỉ dời Hiếu thánh hoàng thái hậu ra khỏi mộ Hồng Thái Đế, xây dựng một ngôi mội khác nằm cách một ngọn núi, rồi an táng bà ta tại đó. Sau đó, tổ chức đại táng thân sinh phụ mẫu của hắn một cách long trọng.
Lúc còn sinh thời, Cống phi và Hồng Thái Gia không thể làm phu thê, nhưng sau khi qua đời lại có thể yên nghỉ dưới lòng đất.
Là con trai, Triệu Tôn đã làm chuyện hắn có thể làm được.
Dưới cửu tuyền, chắc họ sẽ không đau khổ nữa, mà chỉ còn lại niềm vui.
Sau khi tiếp quản nội chính Đại Yến, Triệu Tôn còn làm một chuyện nữa: hạ chỉ giải tán hậu cung của Triệu Miên Trạch. Các phi tần không có con cũng không cần phải tuẫn táng theo Kiến Chương Đế như quy chế xưa của tổ tiên mà sẽ được đưa về nhà mẹ. Những cung tần thái giám có liên quan đến sự kiện kinh sư, sau khi được thẩm tra, cũng có một bộ phận được đưa ra khỏi cung, những cung nữ thái giám này sống cuộc đời tạm bợ trong cung, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ có ngày được bước ra khỏi bức tường đỏ kia nên họ ba quỳ chín lạy cảm tạ ân đức của Triệu Tôn.
Vì đã được nhận ân đức nên có một tiểu thái giám đã tiết lộ một tin. Một tin mà trước đây dù có đánh chết cậu ta cũng sẽ không dám nói lung tung.
Cậu ta nói, trong lúc Kim Xuyên Môn binh biến, cậu ta từng nhìn thấy một nhóm người đi vào Thái Miếu, người đi đầu được những người khác bảo vệ xung quanh, tuy người đó mặc đồ của Cấm Vệ Quân nhưng lại giống hệt Kiến Chương Đế. Tiểu thái giám đó từng hầu hạ ngoài điện Chính Tâm, tuy không hầu hạ sát bên hoàng đế như Trương Tứ Cáp nhưng cũng nhìn thấy hắn ta khá nhiều lần, nên tất nhiên sẽ không thể nào nhận nhầm.
“Với lại, làm gì có Cấm Quân nào tuấn tú như vậy, nô tài chưa từng thấy bao giờ.”
Tiểu thái giám đó đã nói như vậy.
Với lý do này, Bính Nhất cảm thấy dở khóc dở cười.
“Chẳng lẽ tiểu gia ta không tuấn tú ư?”
Quở trách tiểu thái giám xong, Bính Nhất xin ý chỉ của Triệu Tôn, lấy việc tu sửa Thái Miếu làm lý do, tiến hành lục soát kĩ càng bên trong. Cuối cùng, phát hiện một mật đạo cực kì kín đáo bên dưới linh vị tổ tông Triệu thị.
Mật đạo thông ra bên ngoài, trên những bậc thang bị bụi bám lâu ngày có những dấu chân lộn xộn. Bạn đang đọc truyện tại WebTru yen Onlinez . com
Có thể nhìn thấy được, đúng là Triệu Miên Trạch đã chạy thoát từ chỗ này. Trong vài ngày kế tiếp, Cấm Vệ Quân gần như lục tung thành kinh sư, tìm kiếm từng nhà từng hộ, nhưng vẫn không tìm thấy tung tích của Triệu Miên Trạch.
Ngoài ra, trong số các phi tần hậu cung, người mất tích còn có Cố quý nhân Cố A Kiều.
Tin Kiến Chương Đế bỏ mạng tại Kim Xuyên Môn đã lan truyền rộng rãi, tất nhiên là Triệu Tôn sẽ không đính chính lại. Hắn âm thầm phái người tìm kiếm Triệu Miên Trạch, đồng thời cũng phái người diệt trừ một loạt trợ tá và gian thần dưới thời Triệu Miên Trạch, phủ Ứng Thiên có quan viên không chịu chế độ quản lý của triều đình cũng bị bắt giam.
Chuyện cung biến gây náo động rất lâu kia, cuối cùng cũng hạ màn.
Còn về việc Kiến Chương Đế đã chết hay chưa không còn ai dám truy vấn nữa.
Vua mới thần cũng thay, kinh sư nghênh đón một khung cảnh mới.
Ổn định lòng dân, truy bắt bè cánh còn sót lại của Triệu Miên Trạch, những chuyện này, Triệu Tôn đều làm rất nhanh gọn lẹ. Nếu không phải mỗi đêm khi tỉnh mộng đều nhìn thấy ngọn đèn chẳng thấy tắt bao giờ trong cung Trường Thọ thì e rằng sẽ không ai biết hắn gần như không thể chợp mắt. Đêm dài ngọn đèn đơn côi, bi thương biết bao nhiêu.
Ngày mười tám tháng mười một năm Kiến Chương thứ tư là ngày thích hợp lập đàn cầu khấu, nhậm chức, cải táng, xả tang, mua gia súc, tế bái.
Khâm Thiên Giám nói rằng đây là một ngày đại cát không có bất cứ điều kỳ kiêng kỵ.
Giờ Dần, trời còn chưa sáng, Triệu Tôn đã mặc mũ miện dành cho đế vương, tiến hành tế trời ở ngoại ô phía Nam, sau đó dẫn theo đội ngũ đến Thái Miếu, dâng sách bảo, tôn Hồng Thái Đế là “Nguyên Thánh Duệ Văn Hiếu Võ Đoan Nghị Khâm An Hiển Công Cao Hoàng Đế”, truy hiệu Cống phi là Hiếu Từ Hoàng thái hậu, thông cáo thiên hạ. Sau đó hắn mặc long bào lên điện Phụng Thiên, tiến hành nghi lễ đăng cơ, chính thức lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu thành Vĩnh Lộc, đại xá thiên hạ.
Ngày hôm sau, Vĩnh Lộc Đế lên điện Phụng Thiên, ban bố nhiều đạo thánh chỉ.
Thứ nhất, cất nhắc nhiều công thần, các tướng lĩnh quân Tấn mà dẫn đầu là Nguyên Hữu và Trần Cảnh đều được phong thưởng, Trần Cảnh được phong là Quảng Võ Hầu, nhậm chức Tuyên võ tướng quân nhất phẩm, bổng lộc hai ngàn năm trăm thạch. Nguyên Hữu vốn đã có sẵn tước vị, tuy không gia phong nhưng lại được thưởng mười mấy sủng cơ, nghe nói suýt chút nữa hắn ta đã ói máu tại chỗ. Trần Đại Ngưu và Yến Nhị Quỷ thân ở kinh kỳ, tổ chức quân lực chuẩn bị sẵn sàng, mở cổng Kim Xuyên Môn, đón quân Tấn vào cũng là đại công, hai người đều được phong thưởng khá nhiều. Ngoài ra, vì để trấn an phiên vương, ổn định thế cuộc, Triệu Tôn đã ban lại quan tước và đất phong cũ cho những thân vương từng bị Triệu Miên Trạch triệt phiên.
Thứ hai, rửa oan cho Ngụy quốc công và Hàn quốc công. Ngoại trừ hai nhà bọn họ, hễ những ai có liên quan đến vụ án Ngụy quốc công đều được giải oan, bồi thường cho gia quyến và con cháu của họ. Còn về Ngụy quốc công Hạ Đình Cán, trong trận chiến xuôi về Nam đã từng chiêu hàng Lan Tử An, giúp quân Tấn vượt sông Hoài, thuận lợi tiến vào kinh sư, công lao không thể phủ nhận, nay ban chức Sử bộ thượng thư, thái phó chuyên dạy thái tử.
Thứ ba, sắc phong Tấn vương phi Hạ thị làm hoàng hậu.
Thánh chỉ viết: “Trẫm nghe theo mệnh trời, cúi mình dưới xã tắc, an ngoại định ban, cũng tuân theo đạo càn khôn… Hạ thị Sơ Thất, thứ nữ của Ngụy quốc công Hạ Đình Cán, có dung mạo thanh nhã thoát tục, hiền thục tài đức hơn người, cứu trẫm lúc nghèo túng, giúp trẫm lúc khó khăn, bầu bạn suốt bảy năm trời, ân ái mặn nồng. Nay trẫm kế thừa đại nghiệp, lập Hạ thị làm hoàng hậu, chủ trì tế miếu, mẫu nghi thiên hạ...”
Ai cũng biết trong nhà Ngụy quốc công Hạ Đình Cán chỉ có một cô con gái, tên là Hạ Sở.