Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1146 - Chương 1146KẾT THÚC (13)
Không cần tốn nhiều sức đã giải quyết xong vấn đề giặc cướp ở phía Bắc. Không chỉ thể hiện được phong thái của thiên triều Nam Yến mà còn thành toàn cho đôi uyên ương số khổ Cáp Tát Nhĩ và Lý Mạc, Triệu Tôn bắn một mũi tên trúng ba con chim, hành động cực kì tuyệt vời. Không, phải nói là một mũi tên trúng bốn con chim mới đúng, đây là “chuyện quan trọng của quốc gia” đầu tiên được hắn xử lý trọn vẹn và đẹp mắt như thế, càng khẳng định thêm việc hắn là người biết co biết duỗi.
Hai tháng sau, Bắc Địch gửi quốc thư, muốn vĩnh viễn biến chiến tranh thành hòa bình với Nam Yến, cùng nhau chung sống hòa bình suốt đời. Đồng thời, để tỏ thành ý, thái tử Cáp Tát Nhĩ của Bắc Địch sẽ đích thân tới Nam Yến để cưới Thanh Huệ quận chúa Lý Mạc.
Một mối lương duyên, hai người hai nơi, chờ đợi suốt ba năm trời, ba phen bốn bận chịu khổ, cuối cùng cũng tu thành chính quả, thật sự là một câu chuyện tuyệt đẹp.
Những chuyện thần tiên quyến luyến gì đó đều là về sau, tạm thời không cần nhắc tới.
Lại nói, sau khi Trần Cảnh lĩnh chỉ liền tới đại doanh ngoại thành phía Nam kinh đô để điểm binh điểm tướng ngay chiều hôm đó, chuẩn bị cho việc xuôi Nam dẹp phản loạn.
Ngày hai mươi lăm tháng mười một, quân Nam chinh khởi hành.
Triệu Tôn mặc áo giáp vàng đen, cưỡi trên thân con ngựa cao lớn, ra ngoại thành phía Nam tế trời tiễn quân Nam chinh. Trần Cảnh thề trước ba quân: “Không dẹp được phản loạn phía Nam thì tuyệt đối không trở về”. Đại quân Nam chinh đi xa dần, thanh thế vô cùng to lớn, thực tế ba mươi vạn nhưng lại kêu gọi năm mươi vạn, nhìn thì có thể thấy quyết tâm dẹp loạn dư đảng Triệu Miên Trạch chỉ trong một lần. Nhưng chỉ có một số ít người biết Trần Cảnh còn nhận nhiệm vụ bí mật đó là tìm kiếm Triệu Miên Trạch.
Đáng để nhắc tới là cho dù Trần Cảnh phản đối nhưng Tinh Lam vẫn cứ xuôi Nam cùng.
Hai phu thê đã cùng nhau trải qua bốn năm chiến tranh gió sương, đã thành một thể, khó mà chia lìa.
Có điều, hành động này của Tinh Lam lại được hai cụ Trần gia ủng hộ.
Con mình đi xa, có con dâu ở bên chăm sóc, đương nhiên là chuyện tốt rồi.
Nhưng làm gì có chuyện tướng quân xuất chinh, người nhà được đi theo chứ? Vì để tránh cho tướng sĩ trong quân dị nghị, Tinh Lam bắt chước Hạ Sơ Thất, hóa trang thành tham tướng của Trần Cảnh, đi lại trong quân, ngoài người đã quen biết ra thì chẳng ai biết nàng chính là phu nhân của Quảng Vũ hầu.
Sau khoảng nửa tháng hành quân đường bộ và đường thủy, đoàn người Trần Cảnh tới được sông Hán, ba ngày sau, gửi thư báo đầu tiên về triều đình, báo rằng Trần Cảnh dẫn binh mã lặng lẽ áp sát và bắt sống toàn bộ quân Nam phản loạn, gần như không tạo ra bất kì thương vong nào. Sau khi Triệu Tôn xưng đế, đám quân Nam này vốn đã chẳng có tâm tình chiến đấu rồi, nay người từ trên triều đình tới, không đánh được mấy hiệp đã lập tức tan rã như chim vỡ tổ.
Thư báo rất ngắn, nhìn có vẻ rất thoải mái. Cái giá của việc hành quân gian khổ và thu phục quân Nam là trở thành lịch sử huy hoàng của một đời người.
Mọi người nghĩ Trần Cảnh có thể đánh dọc theo sông Kim Sa tới nơi Cảnh Tam Hữu đóng quân, nhưng không ai ngờ được rằng, một tháng sau, một lá thư báo tang được gửi khẩn cấp từ quân Nam chinh tới kinh sư: Trần Cảnh dẫn theo quân Nam chinh tiến vào Xuyên Dụ, đánh hạ phủ Thuận Khánh mà quân Nam bảo vệ rất nghiêm mật, sau khi phá nhiều thành trấn, tiến thẳng vào Mi Châu, Nhã Châu, tiếp tục tới tận Ninh Phiên Vệ. Lúc này, quân Nam chinh đã có vài trận đánh giáp lá cà với Cảnh Tam Hữu, nhưng thuộc hạ của Cảnh Tam Hữu đều là những binh sĩ tinh nhuệ cuối cùng của Triệu Miên Trạch, sức chiến đấu rất mạnh, hơn nữa y có kinh nghiệm chiến đấu bốn năm liền với quân Tấn, sớm đã là chiến tướng sa trường, y tổ chức tập hợp quân Nam và quan viên nổi lên rải rác ở các nơi vùng Tây Nam, cùng với tàn binh chạy ra từ kinh đô, hơn nữa vô cùng nghiêm túc, phất cao lá cờ thương xót, tuyên truyền Tấn vương làm phản, nghịch thiên cướp ngôi, tiến hành tẩy não trên quy mô lớn, thậm chí còn nhận được sự ủng hộ và đồng tình của dân chúng địa phương. Có câu “Rồng mạnh cũng không đè được rắn địa phương”, Cảnh Tam Hữu ở vùng này như cá gặp nước, lúc chiến lúc lùi, lúc trốn lúc đánh, qua nhiều bận đã trở nên bất phân thắng bại với quân Nam chinh. Đánh đánh rút rút, quân Nam chinh đuổi thẳng tới Ninh Phiên Vệ, Trần Cảnh bài binh bố trận, đang chuẩn bị đánh một trận sống mái với Cảnh Tam Hữu thì đột nhiên xảy ra một chuyện ngoài ý muốn.
Có trinh sát báo tin rằng, phát hiện thấy Quý nhân Cố thị của Triệu Miên Trạch xuất hiện ở vùng Trường Hà Tây Ngư Thông Ninh Viễn, nàng ta đi cùng một nha đầu, tạm thời chưa phát hiện có tiếp xúc gì với Cảnh Tam Hữu, nhưng không ngoại trừ khả năng Triệu Miên Trạch ở ngay tại vùng Thông Ninh Viễn. Trần Cảnh dẫn binh tới nơi tận đây mà chưa gặp được sự phản kháng kịch liệt của Cảnh Tam Hữu thì vốn cũng cảm thấy quái lạ rồi, giờ nghĩ lại thì trong lòng run lên. Y cho người cầm theo bức họa của Cố thị tới Thông Ninh Viễn hỏi thăm, nhận được kết luận y như thế, theo dân chúng địa phương nói, quả thật đã từng thấy nàng ta xuất hiện ở đây. WebTru yenOn linez . com
Thế cục chiến tranh đơn giản đột nhiên trở nên phức tạp và khó hiểu.
Nhưng phát hiện được tung tích Cố A Kiều cũng coi như là chuyện tốt, nói không chừng có thể tìm được tung tích Triệu Miên Trạch.
Trần Cảnh vô cùng vui mừng, dặn phó tướng ở Ninh Phiên Vệ đối phó với Cảnh Tam Hữu, còn mình thì dẫn theo ba vạn quân nửa đêm tới Thông Ninh Viễn ngay đêm đó.
Nhưng không ngờ, đây lại là cái bẫy là Cảnh Tam Hữu bày ra chờ y.
Chờ đến khi y nhận thấy sự tình không ổn thì đã bị đại quân của Cảnh Tam Hữu vây chặt, không còn đường lui nữa.
Trần Cảnh và ba vạn quân dẫn theo bị vây trong thành, trong tình hình không có nước và lương thực mà vẫn chiến đấu kịch liệt với đại quân của Cảnh Tam Hữu suốt ba ngày ba đêm, nhưng không chờ được tới lúc viện quân tới. Trần Cảnh và thuộc hạ chiến đấu tới giờ khắc cuối cùng, bị tên bắn trúng bụng, từ trên thành lầu ngã xuống, bỏ mạng tại chỗ.
Danh tướng một đời lại ôm hận chết đi ở Xuyên Thục như thế.
Ngày tấu chương tới, mây đen trên bầu trời kinh sư vần vũ mãi không tan.
Không ai tin là Trần Cảnh đã thật sự mất mạng ở Thông Ninh Viễn, chết dưới quỷ kế của Cảnh Tam Hữu. Y là một hổ tướng anh dũng như thế, đã vượt qua khảo nghiệm sa trường mười năm mà chưa từng gặp chuyện không may gì, sao có thể lật thuyền ở một vùng Thông Ninh Viễn nho nhỏ kia chứ? Không chỉ mọi người không tin mà chính Triệu Tôn cũng không tin. Từ sau ngày Trần Cảnh giành chức Võ Trạng nguyên, y vẫn luôn đi theo bên cạnh Triệu Tôn, mấy năm như một ngày, cùng hắn Nam chinh Bắc chiến, nay hắn đăng cơ ngôi vua, đáng lẽ là lúc Trần Cảnh phải được hưởng vinh hoa phú quý thì lại chết trận sa trường, làm sao hắn chịu nổi chứ?
Trở về cùng tin báo tang còn có một phong thư tuyệt mệnh do Trần Cảnh viết trước đại chiến.
“Đao chưa mòn, cung chưa gãy, người chưa chết, thần quyết chiến đến lúc cuối cùng, dùng máu của mình để thắp sáng càn khôn Đại Yến. Bại trận ở Thông Ninh Viễn, ba vạn tướng sĩ ôm nỗi hận mà đi, tội thần lớn vô cùng. Thần Trần Cảnh, quỳ từ xa với bệ hạ, cầu xin trách phạt... Nhưng, thê tử thần là Tinh Lam bị thương nặng, con gái thần Niếp Niếp còn nhỏ dại, phụ mẫu thần tuổi tác đã cao, xin bảo vệ họ giúp thần.”
Triệu Tôn xem thư báo tang xong, không nói một câu nào, lẳng lặng đi tới trường diễn võ lúc trước.
Đó cũng là nơi đầu tiên hắn và Trần Cảnh gặp nhau, Võ Trạng nguyên ngày đó thân thủ mạnh mẽ, võ nghệ cao cường, áp đảo quần hùng, anh dũng vô cùng... Mà sau đó, sự bình tĩnh, trung hậu của Trần Cảnh, còn có sự trấn định khi đối đầu với kẻ mạnh mới là cái khiến Triệu Tôn thật sự coi trọng y. Chỉ là, coi trọng thì coi trọng, là tán thưởng trong lòng, hắn không ngờ được sau trận thi võ, Trần Cảnh lại tìm tới cửa, chủ động xin đi theo hắn.
Hai tháng sau, Bắc Địch gửi quốc thư, muốn vĩnh viễn biến chiến tranh thành hòa bình với Nam Yến, cùng nhau chung sống hòa bình suốt đời. Đồng thời, để tỏ thành ý, thái tử Cáp Tát Nhĩ của Bắc Địch sẽ đích thân tới Nam Yến để cưới Thanh Huệ quận chúa Lý Mạc.
Một mối lương duyên, hai người hai nơi, chờ đợi suốt ba năm trời, ba phen bốn bận chịu khổ, cuối cùng cũng tu thành chính quả, thật sự là một câu chuyện tuyệt đẹp.
Những chuyện thần tiên quyến luyến gì đó đều là về sau, tạm thời không cần nhắc tới.
Lại nói, sau khi Trần Cảnh lĩnh chỉ liền tới đại doanh ngoại thành phía Nam kinh đô để điểm binh điểm tướng ngay chiều hôm đó, chuẩn bị cho việc xuôi Nam dẹp phản loạn.
Ngày hai mươi lăm tháng mười một, quân Nam chinh khởi hành.
Triệu Tôn mặc áo giáp vàng đen, cưỡi trên thân con ngựa cao lớn, ra ngoại thành phía Nam tế trời tiễn quân Nam chinh. Trần Cảnh thề trước ba quân: “Không dẹp được phản loạn phía Nam thì tuyệt đối không trở về”. Đại quân Nam chinh đi xa dần, thanh thế vô cùng to lớn, thực tế ba mươi vạn nhưng lại kêu gọi năm mươi vạn, nhìn thì có thể thấy quyết tâm dẹp loạn dư đảng Triệu Miên Trạch chỉ trong một lần. Nhưng chỉ có một số ít người biết Trần Cảnh còn nhận nhiệm vụ bí mật đó là tìm kiếm Triệu Miên Trạch.
Đáng để nhắc tới là cho dù Trần Cảnh phản đối nhưng Tinh Lam vẫn cứ xuôi Nam cùng.
Hai phu thê đã cùng nhau trải qua bốn năm chiến tranh gió sương, đã thành một thể, khó mà chia lìa.
Có điều, hành động này của Tinh Lam lại được hai cụ Trần gia ủng hộ.
Con mình đi xa, có con dâu ở bên chăm sóc, đương nhiên là chuyện tốt rồi.
Nhưng làm gì có chuyện tướng quân xuất chinh, người nhà được đi theo chứ? Vì để tránh cho tướng sĩ trong quân dị nghị, Tinh Lam bắt chước Hạ Sơ Thất, hóa trang thành tham tướng của Trần Cảnh, đi lại trong quân, ngoài người đã quen biết ra thì chẳng ai biết nàng chính là phu nhân của Quảng Vũ hầu.
Sau khoảng nửa tháng hành quân đường bộ và đường thủy, đoàn người Trần Cảnh tới được sông Hán, ba ngày sau, gửi thư báo đầu tiên về triều đình, báo rằng Trần Cảnh dẫn binh mã lặng lẽ áp sát và bắt sống toàn bộ quân Nam phản loạn, gần như không tạo ra bất kì thương vong nào. Sau khi Triệu Tôn xưng đế, đám quân Nam này vốn đã chẳng có tâm tình chiến đấu rồi, nay người từ trên triều đình tới, không đánh được mấy hiệp đã lập tức tan rã như chim vỡ tổ.
Thư báo rất ngắn, nhìn có vẻ rất thoải mái. Cái giá của việc hành quân gian khổ và thu phục quân Nam là trở thành lịch sử huy hoàng của một đời người.
Mọi người nghĩ Trần Cảnh có thể đánh dọc theo sông Kim Sa tới nơi Cảnh Tam Hữu đóng quân, nhưng không ai ngờ được rằng, một tháng sau, một lá thư báo tang được gửi khẩn cấp từ quân Nam chinh tới kinh sư: Trần Cảnh dẫn theo quân Nam chinh tiến vào Xuyên Dụ, đánh hạ phủ Thuận Khánh mà quân Nam bảo vệ rất nghiêm mật, sau khi phá nhiều thành trấn, tiến thẳng vào Mi Châu, Nhã Châu, tiếp tục tới tận Ninh Phiên Vệ. Lúc này, quân Nam chinh đã có vài trận đánh giáp lá cà với Cảnh Tam Hữu, nhưng thuộc hạ của Cảnh Tam Hữu đều là những binh sĩ tinh nhuệ cuối cùng của Triệu Miên Trạch, sức chiến đấu rất mạnh, hơn nữa y có kinh nghiệm chiến đấu bốn năm liền với quân Tấn, sớm đã là chiến tướng sa trường, y tổ chức tập hợp quân Nam và quan viên nổi lên rải rác ở các nơi vùng Tây Nam, cùng với tàn binh chạy ra từ kinh đô, hơn nữa vô cùng nghiêm túc, phất cao lá cờ thương xót, tuyên truyền Tấn vương làm phản, nghịch thiên cướp ngôi, tiến hành tẩy não trên quy mô lớn, thậm chí còn nhận được sự ủng hộ và đồng tình của dân chúng địa phương. Có câu “Rồng mạnh cũng không đè được rắn địa phương”, Cảnh Tam Hữu ở vùng này như cá gặp nước, lúc chiến lúc lùi, lúc trốn lúc đánh, qua nhiều bận đã trở nên bất phân thắng bại với quân Nam chinh. Đánh đánh rút rút, quân Nam chinh đuổi thẳng tới Ninh Phiên Vệ, Trần Cảnh bài binh bố trận, đang chuẩn bị đánh một trận sống mái với Cảnh Tam Hữu thì đột nhiên xảy ra một chuyện ngoài ý muốn.
Có trinh sát báo tin rằng, phát hiện thấy Quý nhân Cố thị của Triệu Miên Trạch xuất hiện ở vùng Trường Hà Tây Ngư Thông Ninh Viễn, nàng ta đi cùng một nha đầu, tạm thời chưa phát hiện có tiếp xúc gì với Cảnh Tam Hữu, nhưng không ngoại trừ khả năng Triệu Miên Trạch ở ngay tại vùng Thông Ninh Viễn. Trần Cảnh dẫn binh tới nơi tận đây mà chưa gặp được sự phản kháng kịch liệt của Cảnh Tam Hữu thì vốn cũng cảm thấy quái lạ rồi, giờ nghĩ lại thì trong lòng run lên. Y cho người cầm theo bức họa của Cố thị tới Thông Ninh Viễn hỏi thăm, nhận được kết luận y như thế, theo dân chúng địa phương nói, quả thật đã từng thấy nàng ta xuất hiện ở đây. WebTru yenOn linez . com
Thế cục chiến tranh đơn giản đột nhiên trở nên phức tạp và khó hiểu.
Nhưng phát hiện được tung tích Cố A Kiều cũng coi như là chuyện tốt, nói không chừng có thể tìm được tung tích Triệu Miên Trạch.
Trần Cảnh vô cùng vui mừng, dặn phó tướng ở Ninh Phiên Vệ đối phó với Cảnh Tam Hữu, còn mình thì dẫn theo ba vạn quân nửa đêm tới Thông Ninh Viễn ngay đêm đó.
Nhưng không ngờ, đây lại là cái bẫy là Cảnh Tam Hữu bày ra chờ y.
Chờ đến khi y nhận thấy sự tình không ổn thì đã bị đại quân của Cảnh Tam Hữu vây chặt, không còn đường lui nữa.
Trần Cảnh và ba vạn quân dẫn theo bị vây trong thành, trong tình hình không có nước và lương thực mà vẫn chiến đấu kịch liệt với đại quân của Cảnh Tam Hữu suốt ba ngày ba đêm, nhưng không chờ được tới lúc viện quân tới. Trần Cảnh và thuộc hạ chiến đấu tới giờ khắc cuối cùng, bị tên bắn trúng bụng, từ trên thành lầu ngã xuống, bỏ mạng tại chỗ.
Danh tướng một đời lại ôm hận chết đi ở Xuyên Thục như thế.
Ngày tấu chương tới, mây đen trên bầu trời kinh sư vần vũ mãi không tan.
Không ai tin là Trần Cảnh đã thật sự mất mạng ở Thông Ninh Viễn, chết dưới quỷ kế của Cảnh Tam Hữu. Y là một hổ tướng anh dũng như thế, đã vượt qua khảo nghiệm sa trường mười năm mà chưa từng gặp chuyện không may gì, sao có thể lật thuyền ở một vùng Thông Ninh Viễn nho nhỏ kia chứ? Không chỉ mọi người không tin mà chính Triệu Tôn cũng không tin. Từ sau ngày Trần Cảnh giành chức Võ Trạng nguyên, y vẫn luôn đi theo bên cạnh Triệu Tôn, mấy năm như một ngày, cùng hắn Nam chinh Bắc chiến, nay hắn đăng cơ ngôi vua, đáng lẽ là lúc Trần Cảnh phải được hưởng vinh hoa phú quý thì lại chết trận sa trường, làm sao hắn chịu nổi chứ?
Trở về cùng tin báo tang còn có một phong thư tuyệt mệnh do Trần Cảnh viết trước đại chiến.
“Đao chưa mòn, cung chưa gãy, người chưa chết, thần quyết chiến đến lúc cuối cùng, dùng máu của mình để thắp sáng càn khôn Đại Yến. Bại trận ở Thông Ninh Viễn, ba vạn tướng sĩ ôm nỗi hận mà đi, tội thần lớn vô cùng. Thần Trần Cảnh, quỳ từ xa với bệ hạ, cầu xin trách phạt... Nhưng, thê tử thần là Tinh Lam bị thương nặng, con gái thần Niếp Niếp còn nhỏ dại, phụ mẫu thần tuổi tác đã cao, xin bảo vệ họ giúp thần.”
Triệu Tôn xem thư báo tang xong, không nói một câu nào, lẳng lặng đi tới trường diễn võ lúc trước.
Đó cũng là nơi đầu tiên hắn và Trần Cảnh gặp nhau, Võ Trạng nguyên ngày đó thân thủ mạnh mẽ, võ nghệ cao cường, áp đảo quần hùng, anh dũng vô cùng... Mà sau đó, sự bình tĩnh, trung hậu của Trần Cảnh, còn có sự trấn định khi đối đầu với kẻ mạnh mới là cái khiến Triệu Tôn thật sự coi trọng y. Chỉ là, coi trọng thì coi trọng, là tán thưởng trong lòng, hắn không ngờ được sau trận thi võ, Trần Cảnh lại tìm tới cửa, chủ động xin đi theo hắn.