Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1147 - Chương 1147KẾT THÚC (14)
Hắn nhớ rõ khi ấy mình chỉ hỏi một câu: “Tại sao?”
Trần Cảnh nói: “Ngài là đàn ông chân chính. Là anh hùng đỉnh thiên lập địa.”
Y còn nói: “Chuyện về điện hạ, ta đã nghe rất nhiều, trong lòng luôn vô cùng ngưỡng mộ ngài. Nhưng trước khi trở thành Võ Trạng nguyên, ta biết mình không có tư cách theo ngài... Xin điện hạ hãy thu nhận ta.”
Triệu Tôn không biết mình có phải anh hùng hay không. Trước kia, Hồng Thái Đế bảo hắn luyện võ là vì muốn ngầm ngăn chặn hắn học văn, hắn biết, phụ hoàng muốn bồi dưỡng một vị tướng lĩnh có thể ra chiến trường, chứ không muốn nuôi lớn một vị vương gia có dã tâm tranh ngôi đoạt vị. Mười mấy tuổi hắn đã ra trận giết giặc, hắn cũng chẳng hề nghĩ mình phải làm anh hùng gì cả, chỉ muốn dốc toàn tâm toàn ý làm tốt chuyện của mình chỉ vì muốn người cha ruột đang ngồi trên long ỷ nhìn hắn thêm một chút... Có thể được một nhân vật như Trần Cảnh tôn sùng là anh hùng, Triệu Tôn cảm thấy giống như là “anh hùng kính trọng anh hùng”.
Tính toán một chút, Trần Cảnh đã theo hắn gần mười năm rồi. Y là thị vệ trưởng của Triệu Tôn, cũng là một người mà hắn có thể yên tâm giao phía lưng mình cho y.
Nhiều năm tháng sống chung như thế, từng trải qua mưa gió, từng chung hoạn nạn, từng có vô số lần cùng tìm đường sống trong chỗ chết, nay hắn có được giang sơn, hứa cho y tước vị, phong hào cho vợ con y, giá như y chờ thêm một chút, chờ một chút thôi, ít nhất tới khi có được một đứa con trai kế thừa công lao của mình thôi cũng được.
Thao trường rộng lớn, gió Bắc phần phật thổi tung tay áo của Triệu Tôn, hắn nắm tay chặt tới mức gân xanh bắt đầu nổi lên.
Trên mặt vẫn lạnh lùng như sắt thép, nhưng trong tim hắn lại đang rỉ máu.
Một hồi lâu, trong gió lạnh, hắn hỏi: “Có tin tức gì của Quảng Vũ hầu phu nhân không?”
Bính Nhất theo hắn tới đây không dám nhìn mặt hắn, còn chưa nói thành lời thì đã tự khóc lên rồi.
Ngày đó, Trần Cảnh đi tới Thông Ninh Viễn, Tinh Lam cũng đi theo. Khi Ngụy tướng quân nghe tin, dẫn binh tới cứu viện thì Thông Ninh Viễn đã trở thành một vùng hỗn độn, không tìm thấy người. Có tướng sĩ may mắn thoát chết nói rằng, sau khi Quảng Vũ hầu trúng tên, có một cô gái tóc tai rối loạn cũng nhảy xuống tường thành theo y. Chết, chết theo chồng! Cảnh Tam Hữu cảm động trước tình cảm phu thê sâu đậm của hai người họ, sau khi tìm được xác họ từ trong đống di thể đã cho họ được hợp táng ở Thông Ninh Viễn.
Trần Cảnh chết. Tinh Lam cũng chết rồi.
Triệu Tôn khép hờ mắt, cơ thể khẽ run lên, hồi lâu vẫn không nói gì.
Nhất tướng công thành vạn cốt khô*, cơ nghiệp của một hoàng triều cần phải trả giá đến mức nào chứ?
(*) Mỗi vị tướng thành công phải trả giá với hàng vạn mạng người.
Bính Nhất không nghe thấy hắn nói gì thì muốn an ủi.
“Bệ hạ, xin nén đau buồn...”
Triệu Tôn vẫn không mở mắt ra, trên gương mặt lạnh như băng dường như chẳng có cảm xúc dư thừa nào. Hắn nâng tay lên, móng vuốt kim long thêu trên long bào giương nanh múa vuốt trong gió đầy dữ tợn, hắn thản nhiên nói: “Ngươi cũng lui xuống đi, trẫm muốn yên tĩnh một mình.”
Ngày hôm đó, một mình hoàng đế đứng ở thao trường diễn võ đến tận khi mặt trời lặn mới quay về.
Đêm hôm đó, có thánh chỉ được ban ra. Nội chung trong đó được tổng kết trong một chữ - Giết.
Cái chết của Trần Cảnh và Tinh Lam giống như một đòn kích thích lớn với Triệu Tôn chỉ sau việc Hạ Sơ Thất gặp chuyện không may, cũng dường như làm sụp đổ sự kiên nhẫn cuối cùng của hắn với đám dư đảng của Triệu Miên Trạch. Ngày tiếp theo, Triệu Tôn triệu tập hơn mười vạn đại quân kinh đô, do Định An hầu lĩnh binh, mang theo lòng căm hờn băng qua núi non, vượt qua bình nguyên, tới sông Kim Sa, dùng phương thức tàn sát, gặp người là giết, gặp thành là giết, không hề quan tâm tới chuyện quân Nam xin đầu hàng hay xin tha. Suốt ba ngày liền, khắp vùng Thông Ninh Viễn và Ninh Phiên Vệ đầy xác chết, máu chảy thành sông. Trận này cũng trở thành trận tàn sát lớn nhất trong lịch sử triều Vĩnh Lộc, vô số kẻ vô tội chết oan. Bởi thế, ác danh “tàn khốc, hung bạo, thích giết người” của Triệu Tôn trở thành chuyện ván đã đóng thuyền trong những trang lịch sử truyền tới đời sau, cũng trở thành nguyên nhân của nỗi sợ hãi và những lời nguyền rủa mà dân chúng dành cho hắn.
Có dã sử viết rằng, lúc đó quân lính của Trần Đại Ngưu giết người tới mức tay đau nhức, tê rần, còn không cầm nổi đao.
Mười ngày sau khi tàn sát khắp Thông Ninh Viễn, rốt cuộc Trần Đại Ngưu cũng đụng độ Cảnh Tam Hữu.
Đây là lần đầu tiên hai người gặp lại sau nhiều năm.
Bọn họ quen nhau trên chiến trường, cũng chấm dứt trên chiến trường.
Trần Đại Ngưu là một người chấp hành nhiệm vụ vô cùng cứng nhắc, sẽ không vì tâm tư riêng hay tình cảm với thuộc hạ cũ mà ra tay nhẹ nhàng với đối phương. Mà Cảnh Tam Hữu không sợ Trần Cảnh, thậm chí không sợ Triệu Tôn, nhưng gã lại rất sợ Trần Đại Ngưu. Trong lòng mỗi người đều có một tử huyệt. Trần Đại Ngưu chính là kiếp nạn trong lòng Cảnh Tam Hữu. Từ nhiều năm trước, y là một cái còi do Hồng Thái Đế bồi dưỡng ra, y vâng lệnh Triệu Miên Trạch, cũng trung thành với Triệu Miên Trạch, đó là tín ngưỡng của y. Nhưng đối với Trần Đại Ngưu - người từng toàn tâm toàn ý đối xử với y như huynh đệ trong nhà, cho dù trái tim của y đã luyện được cứng rắn như đá thì cũng không thể không mềm đi.
Trận này, Trần Đại Ngưu đơn thương độc mã xông vào trong trận của Cảnh Tam Hữu, ra chiêu nào cũng tàn nhẫn, chiêu nào cũng áp bách. Cảnh Tam Hữu không thể tránh, lại không đánh được, phải dẫn theo tàn quân liên tục lùi về sau. Trần Đại Ngưu vừa đuổi vừa chém giết, đại quân y đi đến đâu, nơi đó trở thành đất phẳng, lửa giận “báo thù cho Trần Cảnh” không chỉ thiêu đốt trái tim Trần Đại Ngưu mà cũng thiêu đốt trái tim của tướng sĩ quân Nam chinh. Máu tươi nhuộm đỏ nhật nguyệt, giết chóc bao phủ thành trì, chiến dịch khủng bố kéo dài nửa tháng, Cảnh Tam Hữu bị ép tới bên bờ sông Kim Sa, không thể lui tiếp được nữa.
Đứng trong gió đông lạnh lẽo, y nhìn Trần Đại Ngưu, tự vẫn bên bờ sông.
Đao cứa qua cổ họng, chỉ để lại một câu nói.
“Đại Ngưu, cả đời tận trung vì nước, ta chết không uổng. Kiếp sau, ta muốn làm huynh đệ với huynh.”
Xác Cảnh Tam Hữu đổ xuống, máu tươi chảy xuống sông Kim Sa, nhuộm đỏ một vùng nước sông.
Tàn quân tinh nhuệ của Triệu Miên Trạch để tránh bị giết hại nên cũng nhảy xuống sông tự vẫn. Khúc ca bi tráng đó văng vẳng trên sông Kim Sa mãi không tan.
Từ xưa tới nay, thắng làm vua, thua làm giặc, đối với Cảnh Tam Hữu, Trần Đại Ngưu mà nói, ai theo chủ nấy, chết cũng không oán thán.
Lựa chọn khác nhau, lập trường khác nhau, kết quả cũng sẽ khác nhau, chỉ có còn hoặc mất, không có đúng hay sai.
W.e.b.T.r.u.y.e.n.O.n.l.i.n.e.z.c.o.m
Bên bờ sông Kim Sa, Trần Đại Ngưu chậm rãi xuống ngựa, nâng thi thể Cảnh Tam Hữu lên, chôn ngay tại chỗ. Cả người y đẫm máu, dù có cửu tử nhất sinh cũng chưa từng khóc, vậy mà lại khóc rống lên trước mộ Cảnh Tam Hữu. Tiếng gào thét xông thẳng lên trời cao, tiếng hò hét bi thương, không biết là đang khóc cho vợ chồng Trần Cảnh đã chết ở Thông Ninh Viễn, hay là bài khóc phúng điếu cuối cùng cho Cảnh Tam Hữu.
Lúc thu dọn tàn cục, Trần Đại Ngưu kiểm kê di vật của Cảnh Tam Hữu, thật không ngờ lại phát hiện một phong thư do chính Triệu Miên Trạch viết. Ý đại khái là bảo Cảnh Tam Hữu tập hợp các bộ ở Tây Nam, chuẩn bị phản công phủ Ứng Thiên.
Để bày tỏ sự tin tưởng và ân sủng của mình, Triệu Miên Trạch còn đồng ý chờ sau khi đại chiến giành thắng lợi sẽ cho Cảnh Tam Hữu là Thượng thư Bộ Binh và vị trí Đô đốc năm quân. Ngoài ra, hắn ta còn đặc biệt ban cho Cảnh Tam Hữu một giai nhân tuyệt thế, được người hầu đưa từ kinh sư tới, đó là Cố A Kiều. Tuy nói Cố thị xinh đẹp động lòng người nhưng đang yên đang lành, sao Triệu Miên Trạch có thể dễ dàng tặng nữ nhân trong hậu cung của mình cho người khác được? Trong này thật sự có nguyên do. Nhiều năm trước, Cảnh Tam Hữu từng gặp được Cố thị khi ấy còn làm tiếp rượu ở Trùng Dịch Lâu, có thiện cảm từ ngày đó, nhưng y còn chưa kịp ra tay thì Cố A Kiều đã xảy ra chuyện.
Trần Cảnh nói: “Ngài là đàn ông chân chính. Là anh hùng đỉnh thiên lập địa.”
Y còn nói: “Chuyện về điện hạ, ta đã nghe rất nhiều, trong lòng luôn vô cùng ngưỡng mộ ngài. Nhưng trước khi trở thành Võ Trạng nguyên, ta biết mình không có tư cách theo ngài... Xin điện hạ hãy thu nhận ta.”
Triệu Tôn không biết mình có phải anh hùng hay không. Trước kia, Hồng Thái Đế bảo hắn luyện võ là vì muốn ngầm ngăn chặn hắn học văn, hắn biết, phụ hoàng muốn bồi dưỡng một vị tướng lĩnh có thể ra chiến trường, chứ không muốn nuôi lớn một vị vương gia có dã tâm tranh ngôi đoạt vị. Mười mấy tuổi hắn đã ra trận giết giặc, hắn cũng chẳng hề nghĩ mình phải làm anh hùng gì cả, chỉ muốn dốc toàn tâm toàn ý làm tốt chuyện của mình chỉ vì muốn người cha ruột đang ngồi trên long ỷ nhìn hắn thêm một chút... Có thể được một nhân vật như Trần Cảnh tôn sùng là anh hùng, Triệu Tôn cảm thấy giống như là “anh hùng kính trọng anh hùng”.
Tính toán một chút, Trần Cảnh đã theo hắn gần mười năm rồi. Y là thị vệ trưởng của Triệu Tôn, cũng là một người mà hắn có thể yên tâm giao phía lưng mình cho y.
Nhiều năm tháng sống chung như thế, từng trải qua mưa gió, từng chung hoạn nạn, từng có vô số lần cùng tìm đường sống trong chỗ chết, nay hắn có được giang sơn, hứa cho y tước vị, phong hào cho vợ con y, giá như y chờ thêm một chút, chờ một chút thôi, ít nhất tới khi có được một đứa con trai kế thừa công lao của mình thôi cũng được.
Thao trường rộng lớn, gió Bắc phần phật thổi tung tay áo của Triệu Tôn, hắn nắm tay chặt tới mức gân xanh bắt đầu nổi lên.
Trên mặt vẫn lạnh lùng như sắt thép, nhưng trong tim hắn lại đang rỉ máu.
Một hồi lâu, trong gió lạnh, hắn hỏi: “Có tin tức gì của Quảng Vũ hầu phu nhân không?”
Bính Nhất theo hắn tới đây không dám nhìn mặt hắn, còn chưa nói thành lời thì đã tự khóc lên rồi.
Ngày đó, Trần Cảnh đi tới Thông Ninh Viễn, Tinh Lam cũng đi theo. Khi Ngụy tướng quân nghe tin, dẫn binh tới cứu viện thì Thông Ninh Viễn đã trở thành một vùng hỗn độn, không tìm thấy người. Có tướng sĩ may mắn thoát chết nói rằng, sau khi Quảng Vũ hầu trúng tên, có một cô gái tóc tai rối loạn cũng nhảy xuống tường thành theo y. Chết, chết theo chồng! Cảnh Tam Hữu cảm động trước tình cảm phu thê sâu đậm của hai người họ, sau khi tìm được xác họ từ trong đống di thể đã cho họ được hợp táng ở Thông Ninh Viễn.
Trần Cảnh chết. Tinh Lam cũng chết rồi.
Triệu Tôn khép hờ mắt, cơ thể khẽ run lên, hồi lâu vẫn không nói gì.
Nhất tướng công thành vạn cốt khô*, cơ nghiệp của một hoàng triều cần phải trả giá đến mức nào chứ?
(*) Mỗi vị tướng thành công phải trả giá với hàng vạn mạng người.
Bính Nhất không nghe thấy hắn nói gì thì muốn an ủi.
“Bệ hạ, xin nén đau buồn...”
Triệu Tôn vẫn không mở mắt ra, trên gương mặt lạnh như băng dường như chẳng có cảm xúc dư thừa nào. Hắn nâng tay lên, móng vuốt kim long thêu trên long bào giương nanh múa vuốt trong gió đầy dữ tợn, hắn thản nhiên nói: “Ngươi cũng lui xuống đi, trẫm muốn yên tĩnh một mình.”
Ngày hôm đó, một mình hoàng đế đứng ở thao trường diễn võ đến tận khi mặt trời lặn mới quay về.
Đêm hôm đó, có thánh chỉ được ban ra. Nội chung trong đó được tổng kết trong một chữ - Giết.
Cái chết của Trần Cảnh và Tinh Lam giống như một đòn kích thích lớn với Triệu Tôn chỉ sau việc Hạ Sơ Thất gặp chuyện không may, cũng dường như làm sụp đổ sự kiên nhẫn cuối cùng của hắn với đám dư đảng của Triệu Miên Trạch. Ngày tiếp theo, Triệu Tôn triệu tập hơn mười vạn đại quân kinh đô, do Định An hầu lĩnh binh, mang theo lòng căm hờn băng qua núi non, vượt qua bình nguyên, tới sông Kim Sa, dùng phương thức tàn sát, gặp người là giết, gặp thành là giết, không hề quan tâm tới chuyện quân Nam xin đầu hàng hay xin tha. Suốt ba ngày liền, khắp vùng Thông Ninh Viễn và Ninh Phiên Vệ đầy xác chết, máu chảy thành sông. Trận này cũng trở thành trận tàn sát lớn nhất trong lịch sử triều Vĩnh Lộc, vô số kẻ vô tội chết oan. Bởi thế, ác danh “tàn khốc, hung bạo, thích giết người” của Triệu Tôn trở thành chuyện ván đã đóng thuyền trong những trang lịch sử truyền tới đời sau, cũng trở thành nguyên nhân của nỗi sợ hãi và những lời nguyền rủa mà dân chúng dành cho hắn.
Có dã sử viết rằng, lúc đó quân lính của Trần Đại Ngưu giết người tới mức tay đau nhức, tê rần, còn không cầm nổi đao.
Mười ngày sau khi tàn sát khắp Thông Ninh Viễn, rốt cuộc Trần Đại Ngưu cũng đụng độ Cảnh Tam Hữu.
Đây là lần đầu tiên hai người gặp lại sau nhiều năm.
Bọn họ quen nhau trên chiến trường, cũng chấm dứt trên chiến trường.
Trần Đại Ngưu là một người chấp hành nhiệm vụ vô cùng cứng nhắc, sẽ không vì tâm tư riêng hay tình cảm với thuộc hạ cũ mà ra tay nhẹ nhàng với đối phương. Mà Cảnh Tam Hữu không sợ Trần Cảnh, thậm chí không sợ Triệu Tôn, nhưng gã lại rất sợ Trần Đại Ngưu. Trong lòng mỗi người đều có một tử huyệt. Trần Đại Ngưu chính là kiếp nạn trong lòng Cảnh Tam Hữu. Từ nhiều năm trước, y là một cái còi do Hồng Thái Đế bồi dưỡng ra, y vâng lệnh Triệu Miên Trạch, cũng trung thành với Triệu Miên Trạch, đó là tín ngưỡng của y. Nhưng đối với Trần Đại Ngưu - người từng toàn tâm toàn ý đối xử với y như huynh đệ trong nhà, cho dù trái tim của y đã luyện được cứng rắn như đá thì cũng không thể không mềm đi.
Trận này, Trần Đại Ngưu đơn thương độc mã xông vào trong trận của Cảnh Tam Hữu, ra chiêu nào cũng tàn nhẫn, chiêu nào cũng áp bách. Cảnh Tam Hữu không thể tránh, lại không đánh được, phải dẫn theo tàn quân liên tục lùi về sau. Trần Đại Ngưu vừa đuổi vừa chém giết, đại quân y đi đến đâu, nơi đó trở thành đất phẳng, lửa giận “báo thù cho Trần Cảnh” không chỉ thiêu đốt trái tim Trần Đại Ngưu mà cũng thiêu đốt trái tim của tướng sĩ quân Nam chinh. Máu tươi nhuộm đỏ nhật nguyệt, giết chóc bao phủ thành trì, chiến dịch khủng bố kéo dài nửa tháng, Cảnh Tam Hữu bị ép tới bên bờ sông Kim Sa, không thể lui tiếp được nữa.
Đứng trong gió đông lạnh lẽo, y nhìn Trần Đại Ngưu, tự vẫn bên bờ sông.
Đao cứa qua cổ họng, chỉ để lại một câu nói.
“Đại Ngưu, cả đời tận trung vì nước, ta chết không uổng. Kiếp sau, ta muốn làm huynh đệ với huynh.”
Xác Cảnh Tam Hữu đổ xuống, máu tươi chảy xuống sông Kim Sa, nhuộm đỏ một vùng nước sông.
Tàn quân tinh nhuệ của Triệu Miên Trạch để tránh bị giết hại nên cũng nhảy xuống sông tự vẫn. Khúc ca bi tráng đó văng vẳng trên sông Kim Sa mãi không tan.
Từ xưa tới nay, thắng làm vua, thua làm giặc, đối với Cảnh Tam Hữu, Trần Đại Ngưu mà nói, ai theo chủ nấy, chết cũng không oán thán.
Lựa chọn khác nhau, lập trường khác nhau, kết quả cũng sẽ khác nhau, chỉ có còn hoặc mất, không có đúng hay sai.
W.e.b.T.r.u.y.e.n.O.n.l.i.n.e.z.c.o.m
Bên bờ sông Kim Sa, Trần Đại Ngưu chậm rãi xuống ngựa, nâng thi thể Cảnh Tam Hữu lên, chôn ngay tại chỗ. Cả người y đẫm máu, dù có cửu tử nhất sinh cũng chưa từng khóc, vậy mà lại khóc rống lên trước mộ Cảnh Tam Hữu. Tiếng gào thét xông thẳng lên trời cao, tiếng hò hét bi thương, không biết là đang khóc cho vợ chồng Trần Cảnh đã chết ở Thông Ninh Viễn, hay là bài khóc phúng điếu cuối cùng cho Cảnh Tam Hữu.
Lúc thu dọn tàn cục, Trần Đại Ngưu kiểm kê di vật của Cảnh Tam Hữu, thật không ngờ lại phát hiện một phong thư do chính Triệu Miên Trạch viết. Ý đại khái là bảo Cảnh Tam Hữu tập hợp các bộ ở Tây Nam, chuẩn bị phản công phủ Ứng Thiên.
Để bày tỏ sự tin tưởng và ân sủng của mình, Triệu Miên Trạch còn đồng ý chờ sau khi đại chiến giành thắng lợi sẽ cho Cảnh Tam Hữu là Thượng thư Bộ Binh và vị trí Đô đốc năm quân. Ngoài ra, hắn ta còn đặc biệt ban cho Cảnh Tam Hữu một giai nhân tuyệt thế, được người hầu đưa từ kinh sư tới, đó là Cố A Kiều. Tuy nói Cố thị xinh đẹp động lòng người nhưng đang yên đang lành, sao Triệu Miên Trạch có thể dễ dàng tặng nữ nhân trong hậu cung của mình cho người khác được? Trong này thật sự có nguyên do. Nhiều năm trước, Cảnh Tam Hữu từng gặp được Cố thị khi ấy còn làm tiếp rượu ở Trùng Dịch Lâu, có thiện cảm từ ngày đó, nhưng y còn chưa kịp ra tay thì Cố A Kiều đã xảy ra chuyện.
Bình luận facebook