• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (2 Viewers)

  • Chap-374

Chương 344: Vi hữu nguyên đầu hoạt thủy lai (3






- Nói không sai.

Triệu Trinh gật đầu, nhưng có chút khó xử nói:

- Nhưng lai lịch của những người này... Chỉ nghe Trần Khác nói một mặt như vậy, thực khiến lòng người khó có thể yên tâm. Nếu triều đình tùy tiện đồng ý, chỉ sợ tương lai sẽ rước lấy họa.

- Điều bệ hạ lo lắng cũng đúng.

Vương Khuê nói:

- Nhưng chúng ta cũng không cần ban cho bọn họ chức quan, chỉ cần cho bọn họ cầu kiến, thăm hỏi họ, xem bọn họ có đúng là học giả hay không. Nếu là đúng, đừng ngại thưởng cho bọn họ một ít sách vở, để bọn họ cố gắng học tập văn tự Đại Tống, tương lai nếu có thể dịch sách của phiên bang sang tiếng Hán thì chẳng phải là chuyện tốt sao?

- Nói cũng đúng.

Vương Khuê làm người từ trước đến này đều đặt an toàn lên hàng đầu, cho nên đưa ra chủ ý cũng an toàn vô cùng. Triệu Trinh gật gù nói:

- Vậy cứ làm như thế đi. Ái khanh sai người làm tốt chuyện này, lại đến phục chỉ.

- Vâng.

Vương Khuê cúi người nhận lệnh.

Rất nhanh, các quan viên Hoài viễn dịch (tên chức quan) của Hồng Lư Tự phụ trách chuyện tiến cống của các nước khác đều phụng mệnh dò hỏi các tin tức liên quan tới học giả Ả Rập, đồng thời mang theo than, củi, gạo, rượu, tơ lụa tới ban thưởng.

Tuy ngôn ngữ song phương không thong, nhưng khí chất nho nhã của các bậc uyên bác này vẫn có thể nhìn ra được. Còn có vị A Tề Tư tính cách khôn khéo bên cạnh liên tục nịnh nọt, khiến các quan viên Hồng Lưu Tự rất vừa lòng mà về. Bọn họ trở về liền đưa ra báo cáo, khen những người Ả Rập này. Nói rằng tuy bọn họ có tướng mạo bất đồng, lời nói bất đồng, nhưng cử chỉ văn nhã, có lễ phép, không phải hạng người thô lỗ dã man.

Đồng thời, A Tề Tư còn chuẩn bị các lễ vật quý báu, như thảm Ba Tư, kiếm Đại Mã Sĩ (Damascus – thủ đô Syria), các bảo thạch, hàng mỹ nghệ mang đậm văn hóa Ả Rập tới cống hiến cho quan gia Đại Tống.

Triệu Trinh nghe xong hồi báo, nhìn đến những lễ vật này thì long nhan cực kỳ vui mừng. Ông tự tay viết bức mệnh chỉ “Đường xa mà đến”, “Nhất thị đồng nhân” (đối xử bình đẳng) đưa cho người Ả Rập, mặt khác còn ban thưởng giấy mực bút, thư tịch, các lễ vật Hoàng thượng ban thưởng nhiều gấp mười lần lễ vật của Ả Rập khiến cho A Tề Tử không khỏi mở rộng tầm mắt.

Về sau Trần Khác nói, ông ta mới biết Đại Tống thường ban thưởng lớn như vậy để thể hiện sự rộng rãi của mình. Hiện tại quan gia đã thừa nhận các ngươi là con dân rồi, nhận những lễ vật hiếu kính này của các ngươi, cũng coi như là đương nhiên.

Thêm nữa, có bốn chữ vàng “Nhất thị đồng nhân” do đích thân quan gia ban thưởng, bọn họ có thể sống an ổn ở Đại tống, thoải mái mà nghiên cứu học vấn, lấy vợ sinh con, thậm chí có thể tham gia khoa cử kiếm chức quan.

A Tề Tư đành phải nuốt uỷ khuất vào trong bụng, quay sang nói dõng dạc với những người Ả Rập kia. Y nói rằng nhờ ta đưa ra đủ vốn gốc, giúp các ngươi chuẩn bị quan hệ, ngày sau có thể ‘An ổn sống ở Đại Tống, nghiên cứu học vấn, lấy vợ sinh con, thậm chí có thể tham gia khoa cử kiếm chức quan...’

Dàn xếp xong đám học giả Ả Rập chỉ có thể coi là hoạt động bên ngoài của Trần Khác, chứ việc chính của hắn là ở học viện võ thuật hoàng gia.

Mà học viện võ thuật hiện tại đã không còn bết bát như lúc trước, nhờ được quan gia và các vị tướng công coi trọng, nên các nha môn không dám bằng mặt không bằng mặt.

Khi Bao tướng công đưa ra đề nghị, triều đình một lần nữa gửi xuống số lương thực và lương bổng vẫn còn nợ. Tiết xuân gần kề, nhóm học viên của học viện có thể qua một năm mới thư thái rồi.
Càng làm cho bọn họ mừng rỡ như điên chính là, triều đình tuyên bố bắt đầu mở cuộc thi đấu võ. Ban đầu có hai quan viên cao cấp đưa ra hai điều luật mới, một là các học viên tốt nghiệp có thể dự thi, hai là tăng thêm số lượng người dự thi. Đương nhiên, đầu vào của học viện cũng được đề cao, mọi người phải trải qua một cuộc thi nghiêm khắc mới có thể tiến vào cánh cửa của học viện.

Riêng có Trương Chấn, Mạc Vấn cùng mười bảy người kia vì có thành tích, nên không cần phải tham gia cuộc thi...

Nhiều năm kiên trì, rốt cuộc chờ đến thời khắc tươi sáng, bảo sao các nhóm học viên không cảm động đến rơi nước mắt? Hình ảnh của Trần Khác cũng càng khắc sâu vào trong lòng của mỗi người... Hóa ra viện phán đại nhân luôn luôn suy nghĩ tới tương lai của học viện võ thuật mà chạy đôn chạy đáo, chỉ có điều ngài ấy không bao giờ nói ra mà thôi.

Bây giờ ngồi nhớ lại các bài học ngược đãi của Trần Khác, mọi người đều rõ hắn đang muốn tôi luyện ý chí của bọn họ, giúp cho bọn họ có thể sẵn sàng vượt qua mọi mưa to gió lớn. Nói tóm lại một câu, lúc trước bọn họ hận hắn bao nhiêu, thì hiện tại bọn họ càng thương hắn bấy nhiêu.

Trước khi chiêu sinh vào đầu năm, học viên trong học viện chỉ có mười bảy người, quan viên và giáo viên cộng lại thì hơn năm mươi người. Trần Khác không vì học sinh ít mà cho phép các giáo viên dễ dãi, hắn yêu cầu bọn họ làm đúng chức trách của mình, nếu có sai lầm phải tự gánh chịu.

Vì thế, vào mùa đông, học viện võ thuật chia làm sáu phân viện. Tuy mỗi phân viện chia đều ra không đến ba học viên, nhưng khóa học mỗi ngày bao gồm luyện tập, học văn hóa, huấn luyện, học tối đều chưa từng buông thả.

Đối với các giáo chức nhàn rỗi, Trần Khác tổ chức các giáo viên biên soạn chương trình dạy học, đại cương dạy học, chỉnh sửa giáo án, chuẩn bị cho năm sau chiêu sinh. Cho nên, học viện luôn bao trùm trong không khí khẩn trương, không có phút nào thừa thải.


http://truyenc
uatui.net/
Trần Khác và hai người đồng phán khác cũng phân công công việc rõ ràng. Hắn phụ trách dạy học, Tả đồng phán là Tây Thượng Các Môn Sử Lý Duy Hiền phụ trách nhân sự, Hữu đồng phán là Diên Phúc cung Sử Vương Trung Chính phụ trách giáo vụ.

Hai vị đồng phán này đều có lai lịch lớn. Lý Duy Hiền, tự Bảo Thần, là con của Lý Chiêu Lượng, cháu của Lý Kế Thiên, là điển hình của hậu nhân danh môn. Nhờ ân ấm của phụ than mà y làm Tam ban phụng chức (quan võ), về sau làm Chi hậu các môn, Thông Sự Xá Nhân, đến hiện tại đã là Tây Thượng Các Môn Sử. Y là người ít xuất hiện trước công chúng, nhưng ai cũng không dám hoài nghi khả năng của Lý Duy Hiền.

Vương Trung Chính, tự Hi Liệt, là người Khai Phong. Vì cha được bổ nhiệm vào Hoàng Môn nên đến cung Diên Phúc học thi thư, tính toán. Nhờ tài trí thông minh cùng tính cách nhanh nhẹn, y rất được quan gia yêu mến, luôn đi theo quan gia làm việc. Khi xảy ra biến cố Khánh Lịch, y cầm cung tên ra lệnh cho thị vệ bắn trả, khiến bọn tặc phải đầu hàng chịu trói. Lúc đó y mới mười tám tuổi, thanh danh đã truyền khắp thiên hạ.

Sau khi bình loạn, y liền một bước lên mây, rất nhanh được thăng làm Đông Đầu Cung Phụng Quan, sau đó được ra ngoài. Triều Tống vì phòng ngừa hoạn quan chuyên quyền, chẳng những xếp đặt các cấp bậc của hoạn quan một cách chuyên biệt, còn quy định nội thị thăng tới Đông Cung Phụng Quan thì dừng thăng chức. Nếu muốn thăng lên thì nhất định phải xuất cung quay về Lại bộ, trở thành một thành viên của hệ thống quan văn.

Mấy năm trước, y làm việc công ở ở huyện Phu Diên, Hoàn Khánh lộ, phân trị Hà Đông sự vụ biên phòng. Lần này được quan gia triệu hồi làm Hữu phán, chứng tỏ quan gia rất coi trọng học viện võ thuật.

Tính cách của hai người này hoàn toàn bất đồng. Lý Duy Hiền là hậu nhân của danh môn, tính tình phong lưu phóng khoáng, vẻ mặt luôn mỉm cười, khiến người khác nhìn vào như tắm gió xuân. Vương Trung Chính thì trầm mặc ít lời, khuôn mặt cứng đờ như khúc gỗ, đôi mắt híp lại, người khác nhìn vào cảm giác không rét mà run.

Trên danh nghĩa, hai vị đồng phán là cấp dưới của Trần Khác, nhưng Trần Khác không có quyền ra lệnh cho bọn họ làm việc. Hơn nữa, có bất kỳ công văn gì, nếu không được hai người bọn họ đồng ý thì coi như không có hiệu lực. Cho nên trên thực tế, hai vị này tuy là đồng phán, nhưng không lệ thuộc bất kỳ quan viên nào.

Đương nhiên, nếu bàn về chức quan, kinh nghiệm thì Trần Khác vượt xa bọn họ, hoàn toàn có thể trấn áp bọn họ mà một mình định đoạt. Nhưng Lý Duy Hiền cũng tốt, Vương Trung Chính cũng thế, đều là những người tài được chọn lựa tỉ mỉ, đủ để chống lại hắn. Không khoa trương mà nói, rất nhiều người đều kiễng chân ngẩng cổ nhìn ba người nội chiến, bọn họ căn bản không tin tưởng ba người này có thể đoàn kết.

Tuy nhiên, làm cho bọn họ mở rộng tầm mắt chính là, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi chia rẽ, về sau bọn họ lại chung sống vô cùng hài hòa, cho tới bây giờ đều là đồng tình nhất trí, không có dấu hiệu nào là nội chiến.

Nhưng mà ‘Chỉ người uống nước, mới biết nước nóng lạnh’, ba người đều là hạng người tâm kế thâm sâu. Ở mặt ngoài thì tỏ vẻ hòa hợp không phải là vấn đề lớn, nhưng còn xa mới tới một bước thổ lộ nỗi lòng.

Vương Trung Chính kia còn dễ nói, chắc là được quan gia bày mưu đặt kế, ra lệnh cho y phải tận lực phối hợp Trần Khác, cho nên y vẫn không có bất kỳ một cử chỉ nào quá đáng.

Nhưng Lý Duy Hiền lại khác, cho dù y muốn sống hòa hợp với Trần Khác, nhưng bởi thân phận của y, phía trên có trưởng bối, ở dưới lại có các huynh đệ chơi với nhau từ nhỏ, muốn thông qua y để vào học viện mà không cần thi cử, cho nên Lý Duy Hiền căn bản khó mà cự tuyệt. Thực sự không có biện pháp, y bèn kiên trì cùng Trần Khác thương lượng một số quy tắc, xem có thể dàn xếp một chút được không.

Trần Khác dĩ nhiên sẽ không lập tức cự tuyệt, hắn nói kỳ thực chính mình cũng có không ít người nhờ vả, rất nhiều đại thần đề cử khiến hắn khó mà cự tuyệt.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom