• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (1 Viewer)

  • Chap-410

Chương 355: Quốc sắc thiên hương (2)






- Không sai.

Thiệu Ung nghiêm nét mặt nói

- Tiên thiên mệnh số của ngươi cực

Kỳ bình thường, nhưng tướng mạo ngươi lại có thể phong vương đấy!

Trần Khác bất động nói:

- Không biết là phong vương khi

Còn sống hay là phong vương khi đã chết?

- Khi còn sống.

Thiệu Ung thản nhiên đáp lại:

- Cho nên ta mới nói, ngươi là kẻ

Loạn thiên mệnh.

- Phong vương khi còn sống?

Trần Khác cười lớn nói:

- Đây chẳng phải là nói, ta có thể

Thu phục mười sáu châu Yến Vân?

Vương tước triều Tống không có quyền thế giống như thời Hán, chỉ là dựa vào một số trọng thần sau khi chết mới có thể được truy phong làm vương, nhưng được phong vương khi còn đang sống ngoài Sài Tông Huấn và Tiền Thục ra thì không có ai.

Hai vị kia một là người đứng đầu Hậu Chu, một là vua Ngô Việt, cho nên có thể nói phong vương khác họ cho tới giờ vẫn không có. Tuy nhiên, tổ huấn Hoàng Tống viết “Phục mười sáu châu Yến Vân sẽ được phong Vương” – đây là mức thưởng tối cao Triệu gia ban ra để thu phục U Yến, cho nên Trần Khác mới nói vậy.

- Có thể sau này xuất hiện phần

Thưởng đó cũng không biết chừng.

Thiệu Ung lại cười ha ha.

- A...

Nhất thời Trần Khác không nói được gì. Tuy nhiên nghĩ lại, cho dù được thưởng đi nữa, Vương cũng là tước vị tối cao. Đương Kim Hoàng thượng thánh thọ không còn lâu, khẳng định mình không thể được phong vương ở bản triều, tương lai nếu Triệu Tông Thực lên làm Hoàng đế, mình lại càng không trông chờ gì rồi, cho nên chỉ có thể... Nghĩ vậy, hắn thở dài một tiếng, hỏi:

- Người làm loạn thiên mệnh là tốt

Hay xấu?

- Ha ha...

Thiệu Ung chậm rãi đứng dậy, đi ra ngoài mép đình, đổi đề tài:

- Đứng từ đây nhìn ra có thể

Nhìn thấy một cây cầu.

Trần Khác đứng dậy ra theo, quả nhiên nhìn thấy một cây cầu nối liền hai bờ nam bắc Lạc Thủy, giống như một con rồng đang nằm. Lúc này trăng sáng treo cao, ánh trăng chiếu trên mặt sông Lạc Thủy, trên sông sóng sánh ánh nước, mông lung mơ màng, khiến người say mê, liền hạ giọng nói:

- Tiên sinh có thơ viết rằng: “Xuân khán

Lạc thành hoa, hạ thưởng thiên tân nguyệt” (Xuân ngắm hoa Lạc thành, Hạ ngắm trăng Thiên Tân), lẽ nào chính là cầu Thiên Tân?

- Đúng.

Thiệu Ung gật đầu nói:

- Ta thường cùng bạn bè tản bộ

Trên cầu Thiên Tân, ngắm trăng thưởng đào, thảnh thơi đắc ý.

- Tiên sinh thật có nhã hứng.

- Có một ngày không lâu trước đó.

Sắc mặt Thiệu Ung nghiêm lại nói

- Ta cùng với vài người bạn thân

Ngắm trăng trên cầu Thiên Tân, đang khi say sưa ngắm trăng, bỗng nhiên âm phong nổi lên bốn phía, nhìn lên trời, chỉ thấy mây đen che mặt trăng, chốc lát sau từ trong đám mây vang lên tiếng chim quyên.

Nói rồi nhìn Trần Khác, nói tiếp:

- Ngươi đã nghe tiếng chim quyên kêu chưa?

- Ở phương Nam cũng từng nghe

Qua.

Trần Khác gật đầu nói:

- Chim quyên kêu không êm tai

Như sơn ca. Cái gọi là “Tiếng than đỗ quyên” là có ý chỉ chim quyên kêu to, tiếng nghe thê thảm, kêu tới mức chảy máu trong miệng.

- Đúng vậy, ngày đó nghe được,

Quả thực khiến cho người ta xé ruột xé gan, đau khổ không thôi, ngay cả tiếng nước chảy của sông Lạc Hà cũng như đang nức nở.

Thiệu Ung cau mày, lo lắng nói:

- Đúng như lời ngươi nói, chim

Quyên là loài chim ở phương nam, Lạc Dương trước nay chưa từng có, nhưng bây giờ bay tới Lạc Dương, chính là dấu hiệu thiên hạ đại loạn!

- Giải thích thế nào?

Trần Khác thắt tim lại, thấp giọng

Hỏi.

- “Xuân Thu” có giảng “Lục ích điểu thối phi, cù cù lai sào, khí sử chi dã” ý tức là chim trời là loài có tiên thiên khí, nay chim quyên bay tới phương Bắc, địa khí phương Nam sắp tràn lên phương Bắc.

Thiệu Ung chậm rãi giải thích:

- Đây là dấu hiệu cho thấy người

Phương Nam sắp đắc thế. Không tin ngươi xem, không tới vài năm sau, tất có người phương Nam làm tướng!

Một câu nói bình thản này, đặt trong thời kỳ triều Tống này ngược lại giống như trời long đất lở. Bởi vì Tống Thái tổ có tổ huấn “Người phương Nam không được làm tướng”. Mặc dù tổ huấn này chưa bao giờ công khai với chúng nhân, nhưng khai quốc trăm năm, không biết bao nhiêu người phương Nam vẫn bị ngăn cách với tướng vị, tổ huấn này không cần nói cũng biết.

Một ngoại lệ duy nhất là Vương Khâm Nhược của triều Chân Tông. Lúc ấy Tể tướng Vương Đán dứt khoát nói:

- Thần thấy từ triều tổ tông chưa

Hề có người phương nam làm quốc giả, tuy cổ có nói lập hiền vô phương (dùng người hiền không luận thân phận, quê quán), chỉ cần là hiền sĩ là có thể. Thần làm Tể tướng, không dám tự mình quyết, đành phải tự xem công luận.

Coi như đã công khai công bố quy

Tắc ngầm này cho chúng nhân.
- Tuy rằng về sau Vương Khâm

Nhược vẫn ngồi đó, dưới sự ủng hộ của Chân Tông mà trở thành Tể tướng, nhưng lão được xem như là một trong số ít gian thần của triều Tống trong trăm năm qua, cho nên lần ngoại lệ này chẳng những không đạp đổ cấm kỵ, ngược lại còn khiến cho các sĩ phu phương Bắc càng thêm mâu thuẫn với người phương Nam... Không tới ba năm năm, nếu không có Tể tướng người phương Nam nào thì chức vị quan trọng của triều đình cũng sắp bị người phương Nam chiếm.

Sắc mặt Thiệu Ung đầy ưu tư nói:

- Đây đúng là kết quả của việc địa

Khí phương Nam tràn lên phương Bắc.

- Địa khí phương Nam sắp tràn lên

Phương Bắc, thiên hạ sẽ đại loạn sao?

Trần Khác hỏi.

- Căn cứ theo kinh nghiệm xưa này, thiên hạ tướng trị, địa khí từ bắc tới nam, nay địa khí loạn từ nam lên bắc...

Thiệu Ung xoa xoa cằm nói:

- Nay địa khí phương Nam tràn lên phương Bắc, nếu không bổ cứu, thiên hạ sẽ đại loạn!

- Phải bổ cứu thế nào?

Trần Khác hỏi, giọng hơi đanh lại.

- Hôm trước Thiệu mỗ có gieo được một quẻ, khó khăn lần này phải do người Thục đến giải.

Hai mắt Thiệu Ung sáng ngời nhìn Trần Khác nói:

- Lúc ấy ta liền nghĩ đến ngươi! Kẻ loạn số trời ngươi!

- Tôi?

Trần Khác cười khổ nói:

- Bản thân tôi còn khó bảo toàn.

- Thật sao?

Thiệu Ung cười ngẫm nghĩ

- Lời này của ngươi có được mấy phần thật tâm?

- Vô cùng thật tâm.

Trần Khác đáp.

- Ha ha ha...

Thiệu Ung cười lớn, dọa cho chim trời bay loạn, cười xong, lão ép giọng nói xuống thật thấp, nhỏ giọng nhấn mạnh từng tiếng:

- Vương – Tuấn – Dân – làm - Trạng – Nguyên...

Trần Khác nhất thời như bị sét đánh, hai tay giấu trong tay áo không tự chủ được run lên.

Thấy cuối cùng hắn cũng thay đổi sắc mặt, Thiệu Ung khá đắc ý, ngồi xuống bàn trà, chỉ vào ghế dựa, thản nhiên cười nói:

- Lần này học sĩ rời kinh, ngược lại đã tự loại bỏ mình ra.

Trần Khác chậm rãi ngồi xuống, khôi phục lại sự điềm tĩnh:

- Lời này của tiên sinh có ý gì?

- “Thử trung hữu chân ý, dục biện dĩ vãng ngôn”. (Trong cảnh có chân ý, muốn tả nhưng đã quên lời) (*)

Thiệu Ung cười ha hả:

- Học sĩ không cần lo lắng, nếu Thiệu mỗ có ý xấu, cần gì phải mời ngươi lại đây, nói thẳng hết với ngươi thế này?

(*) Một câu trích từ bài thơ “Ẩm tửu” của Đào Nguyên Minh, ý nói thi nhân đã xa rời tục thế, trở về sống an nhàn thảnh thơi ở chốn quê yên bình.

- Tại hạ không có chuyện gì không thể nói với người khác.

Trần Khác cười lạnh nói

- Tiên sinh có thể nghỉ rồi!

Thiệu Ung nghe vậy lại mỉm cười, vỗ tay nói:

- Người như học sĩ có thể ủy thác đại sự.

Trần Khác không lên tiếng trả lời, cầm chén trà lên nhấp một ngụm, mới nhận ra trà đã nguội rồi.

- Vương Nguyên Trạch, chỉ có thể làm đầy tớ, không thể lập mưu...

Thiệu Ung thản nhiên nói:

- Học sĩ muốn dựa vào y mà dựng nghiệp lớn cho vị đó của ngươi, chỉ sợ đã tính sai rồi.

Trần Khác thầm thở dài, đối phương nói đến nước này rồi, hiển nhiên chyện xảy ra ở Đông Kinh đã nắm rõ như trong lòng bàn tay.

Nhưng theo như lời Thiệu Ung nói, nếu lão thật sự muốn hại mình, cần gì phải mời mình đến đây nói nhiều như vậy?

Tất cả những mơ hồ trước đó tới lúc này đã sáng tỏ, đối phương muốn gia nhập trận tranh đoạt này rồi.

Cho dù Thiệu Ung là đại sư tướng số ngàn năm khó gặp, Trần Khác vẫn không tin lão có thể biết được bí mật được giấu sâu như vậy. Rất hiển nhiên, lão không phải một người có thể chiến đấu. Lúc này, tập đoàn sĩ phu không cầm quyền ở thành Lạc Dương cùng với vị đại lão không chịu cô đơn kia đều mơ hồ có hình ảnh vị đại sư này đằng sau.

Chẳng trách, chẳng trách không ai hỏi han gì mình, hóa ra người ta đã sớm có tổ chức, lập mưu tính trước rồi!

Mà Thiệu Ung này chính là quân tiên phong của bọn họ.

Nên ngừng thì ngừng, không ngừng sẽ loạn, tâm niệm Trần Khác thay đổi rất nhanh, chớp mắt đã quyết định – làm gì có đạo lý đến Lạc Dương vào Bảo Sơn mà tay không trở về? Huống chi nếu lảng tránh, tất nhiên bọn họ sẽ chuyển sang đối thủ, bán luôn mình với giá cao, cho nên căn bản không còn lựa chọn nào khác! Chỉ có thể đánh cuộc một lần.

Thấy sắc mặt Trần Khác âm tình bất định, Thiệu Ung khẽ mỉm cười, nhấc chén trà thưởng thức chút trà thơm, một chút cũng không vội giục. Nếu đối phương thể hiện ra tố chất không đủ tư cách, sẽ không đặt cược toàn bộ tập đoàn không cầm quyền Tây Kinh lên trên người bọn họ.

Nhưng ngay sau đó, Trần Khác đã khôi phục điềm tĩnh, cười vang:

- Chẳng có gì có thể gạt được tiên sinh thần cơ diệu toán.

- Chút tài mọn thôi.

Thiệu Ung được tâng bốc tán tụng, liền ngậm miệng lại. Cái gì nên nói lão đã nói rồi, nói thêm nữa thì sẽ mất hết giá trị, hiện giờ là lúc nghe Trần Khác nói.

- Tiên sinh cảm thấy chiêu này của Vương Nguyên Trạch, phần thắng sẽ như thế nào?

Trần Khác hỏi.

- Coi như không tệ, nhưng ngọn lửa này có thể cháy thành thế nào còn phải xem bó củi ra sao.

Thiệu Ung thản nhiên trả lời.

- Không sai!

Trần Khác gật đầu nói:

- Kỳ thật Thánh ý như thế nào chỉ là một phía, chúng ta cũng hiểu rõ, quan gia không thể nào giao vị trí hoàng đế này cho một Hoàng tử không được đại thần ủng hộ.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom