• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (2 Viewers)

  • Chap-408

Chương 354: Xuân phong đắc ý (4)






Trong suốt hành trình các võ sĩ vô cùng tức giận. Lúc đi trong lòng bọn họ lo lắng cho tiền đồ, đi đường không quản ngày đêm, không hề gặp được quan huyện châu ven đường. Lúc trở về, bọn họ trong lòng tràn đầy niềm tự hào đánh đuổi được quân địch, nên nghĩ rằng khi trở về sẽ được chứng kiến cảnh tượng chào đón náo nhiệt.

Thế mà tưởng tượng phong phú bao nhiêu thì hiện thực lại phũ phàng bấy nhiêu, trên đường không thấy một bóng người nào ra chào đón, cũng không có quan viên nào mở tiệc khoản đãi. Bọn họ cảm thấy thật nhạt nhẽo... Một số viên quan địa phương các châu huyện dọc đường, ngoại trừ vài người là đồng niên của Trần Khác, thì người tốt nhất cũng chỉ phái người tới khao thưởng, nhưng lại không muốn xuất đầu lộ diện nói một tiếng “vất vả rồi”.

Theo cách nói “chớ có hỏi” thì chẳng khác nào “tránh thần ôn dịch” vậy.

Trần Khác đương nhiên biết chuyện tiếp đón trong quan trường dù sao cũng chỉ là nắng mưa thất thường, hay lúc đắc thế và thất thế mà thôi. Nghe nói hoàng thượng bổ nhiệm Triệu Tông Thực làm quan chủ khảo trong cuộc thi đình năm nay, điều này đã tấu lên khúc dạo đầu trên con đường chọn ai làm thái tử, cho nên mọi người tránh xa tên xui xẻo là hắn.

- Đại cục đã định?

Trần Khác miệng khẽ nhếch lên, đây không phải gượng cười, mà là điệu cười khẩy đầy ý tứ.

Đương nhiên trong mắt các võ sinh, điều này chính xác là sự căm tức và khinh thường trong lòng sư phụ.

Từ xa vừa nhìn thấy thành Lạc Dương, các võ sinh liền đề nghị chúng ta cứ xuyên thẳng qua thành, không thèm để ý đến lũ quan lại ở Tây Kinh này nữa.

- Lạc Dương Tây Kinh từ xưa đều là nơi ở của bậc đế vương.

Trần Khác lòng lại tĩnh lặng như cũ, điềm nhiên chỉ bảo cho các đệ tử:

- Đất đai màu mỡ, mưa thuận gió hòa, núi sông hùng vĩ, Thái Tổ năm đó đã từng có ý chuyển kinh đô đến đây, song lại bị Thái Tông ngăn cảnr. Nhưng gần một trăm năm trở lại đây, Lạc Dương Khai Phong liên tục xảy ra nhiều tranh cãi về mặt tốt và mặt xấu, các trò nói Tây Kinh Đông Kinh rốt cục nơi nào thích hợp để đóng đô?

Các môn sinh đã quen với phương pháp dạy của hắn, huống chi bản thân vấn đề này có nhiều điều để mà nói, vì thế bọn họ thi nhau nói, bày tỏ ý kiến của mình.

- Trong bài giảng về chiến lược, sư phụ từng nói đóng đô phải có ba điều kiện, đó là bảo đảm cho việc điều hành quốc gia, tiếp tế tiếp viện vật tư phương tiện, thuận lợi cho phòng ngự quân sự.

- Theo điều kiện thứ nhất, Đông kinh là trái tim của Đại Tống, giao thông thông suốt, dễ nhận thấy có lợi cho sự kiểm soát bốn phương tám hướng xung quanh.

- Điểm thứ hai Đông Kinh cũng chiếm ưu thế, đường thủy và đường bộ tiện lợi, đây là điều mà Lạc Dương không thể sánh kịp. Lạc Dương trong lịch sử xa xưa đã từng một thời huy hoàng, nhưng sau khi loạn chiến An Sử, Lạc Dương liên tiếp hứng chịu cảnh binh đao lửa đạn, từ từ trượt dốc. Từ đó đến nay, vật tư của triều đình, bổng lộc của quan viên, lương thực của quốc gia đều phải vận chuyển thông qua đường thủy từ Giang Nam tới. Điều kiện giao thông của Lạc Dương không tiện lợi bằng Khai Phong, cho dù vận tải thuận lợi thì lộ trình cũng xa hơn so với Khai Phong, vì vậy một khi nó trở thành thủ đô của quốc gia thì trách nhiệm cung ứng vật tư sẽ trở nên nặng nề hơn.

- Từ góc độ quân sự nhìn vào thì Khai Phong kém hơn rất nhiều. Lạc Dương, Mang Sơn gần phía bắc, Lạc Thủy phía nam đều có núi vờn quanh, phía đông có Hổ Lao quan, phía tây có Hàm Cốc quan, vẫn là nơi có “sông núi bao quanh”, hình thế thuận lợi như thế tất nhiên có lợi cho phòng thủ nhưng khó tấn công, so với Khai Phong mạnh hơn gấp vạn lần.

- Nói tóm lại, điều kiện để Lạc Dương làm thành đô chỉ đạt một trên ba điều kiện, còn Khai Phong được hai trên ba điều kiện, rõ ràng Khai Phong có ưu thế hơn Lạc Dương.

- Không đúng không đúng, ngươi nói xạo, Lạc Dương là trung tâm kênh đào của Tùy Đường, cách Khai Phong không đến ba trăm dặm. Cho dù thời Ngũ Đại cuối Đường bị ứ tắc, nhưng trải qua mấy năm nay đã không ngừng được lưu thông, có thể tiếp tục đảm nhiệm vận tải. Nếu triều đình phải dời đô, chắc chắn phải tập trung mười mấy vạn dân phu để sức vận chuyển tăng gấp mấy lần. Cho nên nói vận chuyển không thuận tiện chỉ là một cái cớ mà thôi, mọi yếu kém đều có thể khắc phục được!

- Vả lại nếu Lạc Dương là thủ đô của cả nước, số lượng cấm quân cần thiết có thể giảm đi một nửa, số lính này có thể trở về gia đình phải tới bảy tám mươi vạn người. Vật tư cần thiết cho Lạc Dương đương nhiên sẽ giảm một nửa, tính gộp lại thì có thể bù đắp được vài cái gọi là ba trăm dặm đó rồi?

- Đúng đấy, trở thành thủ đô của đất nước, an toàn phải chiếm vị trí thứ nhất, vị trí địa lý của Khai Phong chắc chắn không phù hợp để trở thành thủ đô của quốc gia. Khai Phong bốn bề đều là đồng cỏ bao la, địa hình bằng phẳng, không có được sự che chắn bao bọc của thiên nhiên, chỉ cần kẻ thù vượt qua được sông Hoàng Hà thì nó sẽ lộ mồn một trước mặt quân địch. Thời chiến quốc Tôn Tẫn vây Ngụy cứu Triệu, sở dĩ có thể thành công là bởi vì Khai Phong vô nguy có thể phòng thủ, nếu công ắt sẽ thành công. Còn Lạc Dương phía tây có các Hàm Cốc, phía đông lại có Hổ Lao, đều là những cửa ải hiểm hóc của thiên hạ, năm đó nước Tần nhờ một số quan ải này mà chống đỡ được sự tấn công của sáu nước, nên đất nước được bình yên vô sự.
Cứ thế bọn họ chẳng khác nào đang tranh luận về quá khứ, người thì ủng hộ Lạc Dương, kẻ thì ủng hộ Khai Phong, mỗi bên chiếm một nửa, nước bọt văng tứ tung, thắng bại khó phân. Cuối cùng các môn sinh đều nhìn về phía Trần Khác nói:

- Sư phụ, người nói Lạc Dương hay Khai Phong tốt?

- Về vấn đề này...

Trần Khác thản nhiên trả lời:

- Phạm Văn Chính đã sớm đưa ra câu trả lời rồi.

- Nói như thế nào vậy ạ?

- Vô sự thì là Biện Lương, có chuyện ắt phải đóng ở Lạc Dương.

Nói xong hắn cười ha ha, phóng ngựa đi vào thành.

- Sư phụ thật là xảo quyệt.

Bọn học sinh nhìn nhau ngơ ngác, rồi chẳng ai bảo ai cười rộ lên, nhanh chóng theo sau... Lạc Dương thật sự là một nơi tốt, bên trong vững vàng, không khí tươi vui, nếu so với Khai Phong cũng có tư thái của một đô thành... Đương nhiên, Khai Phong vốn dĩ là một đô thành phát triển hiếm thấy từ một châu thành bình thường, bất cứ địa thế thuận lợi nào khác cũng có thể vượt qua Khai Phong, cho nên cũng không có gì hay ho để phô trương.

Xuất phát từ những ưu tư lo lắng về sự nguy hiểm to lớn trong chính trị, người thống trị Đại Tống cuối cùng vẫn không muốn dời đô, bỏ qua tình cảm ưu ái của các sĩ phu đối với Lạc Dương. Một số đại thần đã quen với cuộc sống ở các đô thành lớn, sau khi chấm dứt con đường làm quan cũng không muốn trở lại quê hương, lại không muốn ở lại Biện Kinh chứng kiến thói đời thay đổi. Không ai bảo ai, ai cũng có thú vui vườn tược, xây dựng nhà cửa, trồng cây ở Lạc Dương. Họ đều nghĩ đã đến lúc nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già, bởi vậy đã sớm có câu nói “Biện Lương thượng triều, Lạc Dương hạ dã”. (Thượng triều ở Biện Lương, làm vườn ở Lạc Dương)

Tại các lâm viên trong thành Lạc Dương của các sĩ phu đều nhìn thấy cây cối hoa lá thi nhau đâm chồi nảy lộc, đâu đâu cũng thấy cảnh phồn vinh. Nhưng đối với những người hiểu biết mà nói, đây rõ ràng là một lực lượng nằm ngoài chính phủ, âm thầm kiểm soát triều đình của Đông Kinh. Các vị lão quan đang ở ẩn ở đây có các môn sinh cố sử khắp thiên hạ, đều có sức ảnh hưởng phi thường. Hơn nữa ai cũng không dám nói, một vị nào đó trong triều sau khi rớt đài liệu có thể tái sinh, chớp mắt thao túng được triều chính.

Bọn họ chính là mục đích mà Trần Khác đến Lạc Dương.

Nếu là người bình thường, sau khi ăn no canh từ chối thì sẽ không còn dũng khí để tiếp tục xông vào long đàm hổ huyệt ở Lạc Dương này nữa. Tuy nhiên Trần Khác vẫn tin sẽ có chuyển biến lớn. Vì những quan viên cấp bậc thấp ở các châu huyện ven đường này lên voi xuống chó đều là ý kiến của các nhân vật lớn trong triều đình, cho nên họ chỉ có thể cậy nhờ vào người khác.

Mà những bậc tiền bối về vườn này cũng không xem sắc mặt của người trong triều, câu nói “Phái ngoài chính phủ là phe đối lập bẩm sinh” có thể áp dụng trong Đại Tống. Hễ là những người được phe trong triều ủng hộ thì các lão gia này nhất định sẽ phản đối, chỉ cần họ thật sự có dã tâm.

Trần Khác tin, chỉ cần bọn họ có dã tâm thì nhất định sẽ chủ động ra tiếp hắn. Hơn nữa hắn đại diện cho Triệu Tông Tích, mà ngoài Triệu Tông Thực ra thì Triệu Tông Tích là người có hi vọng nhất. Bọn họ ủng hộ cho Triệu Tông Thực cũng chẳng thu được lợi ích gì, chỉ có Triệu Tông Tích lên triều thì bọn họ mới có có hội vươn lên.

Đến dịch quán đã thu xếp ổn thỏa, Trần Khác bảo mọi người nghỉ ngơi thu xếp rồi sẽ hai ngày nữa sẽ lên đường trở về Biện Kinh. Mùa này là mùa hoa mẫu đơn, các võ sinh nhân cơ hội này có thể đi thăm thú cảnh quan nơi đây một chút, dĩ nhiên không có ai phản đối cả.

Các môn sinh đều ra ngoài du ngoạn, chỉ có Trần Khác ngồi đọc sách trong dịch quán, dường như muốn có một chút yên tĩnh để tĩnh tâm, nhưng thực chất mong đợi “con cá” mà Khương thái công mong mắc câu.

Nhưng hắn ngồi chờ lâu lắm rồi mà không thấy tăm hơi gì. Điều này khiến hắn cảm thấy mệt mỏi chán chường, lẽ nào ngay cả những phe đối lập vững chắc này đều cho rằng Triệu Tông Thực thắng chắc rồi, lo lắng không đánh nổi con cáo già mà còn rước họa vào thân?
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom