• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (2 Viewers)

  • Chap-417

Chương 357: Cuộc chiến ngầm (1)






Trước cuộc thi một ngày, sáu người giám khảo mỗi người ra một đề. Trần Khác tuy cũng là giám khảo, nhưng với cuộc thi ở cấp độ này, đội hình giám khảo cũng đủ doạ chết người rồi, thế nên không tới lượt hắn ra đề.

Tham Tri Chính Sự Âu Dương Tu ra luận đề “Vương giả không trị di địch”, lấy từ bản ghi “Xuân Thu Công Dương truyện” của Hà Hưu.

Tham Tri Chính Sự Vương Khuê ra luận đề “Ký túy bị vạn phúc”, lấy từ chú giải “Kinh Thi, Đại Nhã, Sinh Dân” của Trịnh Huyền.

Xu Mật phó sứ Ngô Khuê ra luận đề “Lễ Nghĩa Tín đủ là Đạo Đức”, lấy từ bản ghi “Luận Ngữ, Tử Lộ Thiên” của Bao Hàm.

Long Đồ Các Trực Học Sĩ Dương Điền ra luận đề “Hình thế không bằng phẩm hạnh”, lấy từ “Sử ký, Ngô Khởi liệt truyện”.

Quyền Ngự Sử Trung Thừa Vương Trù ra luận đề “Dạy người lấy lễ làm gốc”, lấy từ “Hán Thư, Lễ Nhạc Chí”.

Tri Chế Cáo Vương An Thạch ra luận đề “Lưu Khải Đinh Hồng ai có tài”, lấy từ “Hậu Hán Thư, Đinh Hồng truyện” và “Hậu Hán thư, Lưu Khải truyện”.

Trong sáu đề gồm ba kinh ba sử, ba chính văn ba chú giải, yêu cầu cực kỳ nghiêm khắc. Người dự thi phải chỉ rõ từng luận đề được lấy từ đâu, sau đó trích dẫn toàn bộ văn tự trong luận đề, hoàn thành hết mới được gọi là ‘thông’. Người không biết nguồn gốc của luận đề không được chấm ‘thông’ ; Người biết rõ nguồn gốc mà không trích dẫn được toàn bộ luận đề cũng không được chấm thông, chỉ được để ‘thô’. Người dự thi làm sáu luận, mỗi phần phải hơn ba ngàn chữ, cho nên ghi ít nhất phải một vạn tám ngàn chữ, yêu cầu hoàn thành trong một ngày một đêm.

Năm mươi người dự thi, tuy tất cả đều có thể hoàn thành, nhưng có không ít người vì nhanh mà làm qua loa.

Bài thi được thu lấy, Thư sử dán tên rồi ghi chép lại, sau đó chuyển đến Trần Khác... Vì quan sơ khảo chỉ có một mình hắn cho nên tất cả bài thi đều phải qua tay của hắn, hắn chỉ việc tuyển những người làm được bốn thông trở lên đưa cho sáu vị giám khảo mà thôi. Sau đó sáu vị giám khảo sẽ phân chia cấp bậc, chia những người bốn thông trở lên làm năm bậc, đến bậc bốn lại chia trên dưới, theo như lệ cũ, bậc một, bậc hai không cần xét, bậc ba xét tốt, bậc bốn trở lên mới có tư cách tham gia thi Ngự.

Nói chung, Trần Khác không có quyền hạn gì trong này, bởi vì ‘thông’, ‘thô’ hay ‘không thông’ đều rất rõ ràng. Nếu hắn làm sai, bị Ngự Sử vạch tội thì còn nhẹ, khó khăn tạo dựng hình tượng đại nho cũng sẽ bị sụp đổ trong chốc lát, vì vậy hắn không được phép sơ suất chút nào.

Nhưng điều này không có nghĩa rằng hắn không thể tác động lên kết quả. Trên thực tế, Trần Khác sử dụng một biện pháp khá khéo léo, khiến tất cả những người hắn muốn bảo vệ đều thuận lợi thông qua.

Người Trần Khác muốn bảo vệ, tất nhiên là bạn học cùng khoá với hắn ở Gia Hữu Học Xã, hắn rất quen thuộc văn phong của những người này, vì vậy không cần thông đồng với người khác, hắn vẫn có thể nhận ra bài thi cũng những vị bạn học này.

Trong đó, hắn không lo lắng Nhị Tô và Tằng Củng, bài viết của tám Đại Gia Đường Tống không qua được Các, đây mới là việc đáng cười nhất trong thiên hạ.

Người hắn muốn bảo vệ là Tứ Lang, Lâm Hi và Lã Huệ Khanh.

Hắn sử dụng chiến thuật quanh co, trước hết lấy bài thi của Nhị Tô và Tằng Củng đặt ở dưới cùng, đem tất cả ‘bài thi qua loa’ đặt ở trên cùng, bỏ bài thi của Tứ Lang vào giữa, phía dưới lại để vài bài thi ‘qua loa’. Như thế, sáu vị giám khảo sau khi loại bỏ kha khá các bài thi ‘qua loa’ phía trước, nhìn thấy bài thi cũng khá cẩn thận của Tứ Lang liền cảm thấy không tệ, vì đã loại hơi nhiều, chưa kể mấy bài thi kế tiếp cũng quá khó coi, tỷ lệ Tứ Lang được chọn tự nhiên tăng cao.

Lâm Hi và Lã Huệ Khanh cũng tương tự, bởi vì những bài thi ưu tú như Nhị Tô với Tằng Củng đều đặt ở cuối cùng, cho nên ba người được Trần Khác làm nổi bật lên được ‘qua Các’ không có gì lạ. Đến khi thấy mấy bài thi cuối cùng, cho dù mấy vị giám khảo biết trình độ của những người này cao, cũng sẽ không thay đổi kết quả phía trước.

Bởi vì sáu người cùng nhau chấm bài, cho nên người nào muốn thay đổi kết quả phía trước, chẳng khác nào không đồng ý với quyết định của năm người còn lại. Không đâu đi đắc tội với người khác, ngay cả Vương An Thạch cũng không điên đến mức này.

Kết quả được công bố, tổng cộng mười lăm người qua Các, trong đó có Tứ Lang, Lâm Hi và Lã Huệ Khanh, tất nhiên Nhị Tô với Tằng Củng cũng không bị vùi dập. Trừ sáu người bọn họ, Đặng Oản cũng qua được. Trong tất cả những người qua Các, có tới một nửa thuộc Gia Hữu Học Xã, ngay lập tức danh tiếng của Gia Hữu Học Xã một lần nữa được triều đình và dân chúng biết đến... Cuộc thi Ngự điện Sùng Chính bắt đầu một ngày sau, sáng sớm, quan gia tự mình chủ trì ra một đề sách. Lần ra đề này, có vẻ Triệu Trinh rất muốn nói điều gì đó, nên trong phần đề sách dùng tới mấy trăm chữ, mà đa số ý đều là cái nhìn của lão đối với các loại tệ nạn trong nước:

“Từ khi Trẫm lên ngôi đến nay... Đức có chỗ chưa đủ, giáo dục có chỗ chưa tốt, quản lý còn thiếu sót, hòa khí cũng ít. Dù ban ruộng đất, dân chúng cũng buồn chán. Biên cảnh dù yên ổn, binh lính không được rút lui. Lợi nhập vào quá sâu, chi phí di chuyển cũng càng lớn. Quân đội lộn xộn không có kinh nghiệm, quan cũng rối ren không rõ ràng. Trường học mở nhiều, lễ nghĩa chưa đủ; Ít nhà được phong quan, kẻ sĩ bị bỏ qua... Người tại vị không cảm hoá dân tâm, người trị dân lấy pháp luật bắt bớ. Lệnh cấm nhiều, dân không biết tránh. Lợi dụng pháp luật, quan không sợ. Dân chúng mệt mỏi, người than thở nhiều. Đến tận năm này, đại nạn cũng dần thấy được...”

Tệ nạn Đại Tống được nhắc mấy lần, nếu viết ở trường hợp khác, đây chính là một chiếu thư tự kể tội.

Sau đó mới yêu cầu “đại phu ai cũng biết, sau nạn không cần thương tiếc”.

Đây là tự làm khổ.

Quan Tường Định Tư Mã Quang chép đề sách, đầu đầy mồ hôi, sau khi chép xong cũng không dám nhận lệnh, nói:

- Bệ hạ nghĩ lại, nếu đề sách này phát ra, chắc chắn khiến thiên hạ đại náo!

- Có gì liên quan?

Triệu Trinh nửa cười nửa không hỏi.
- Vâng, là có liên quan.

Tư Mã Quang tự nhiên hơn rất nhiều so với những người khác khi ở cạnh hoàng đế, trầm giọng nói:

- Thánh nhân nói, thiên hạ không ai không phải cha mẹ, suy ra rộng khắp, cũng không ai không phải quân vương. Ngàn sai vạn sai, đều là thần sai. Bệ hạ chính là vua Đại Tống, người làm vua không thể sai, nếu không lòng dân không yên, ý xấu sẽ trỗi dậy!

- Quân Thực, ngươi đọc sách quá nhiều.

Quan hệ giữa Triệu Trinh và Tư Mã Quang rõ ràng càng lúc càng thân, dùng từ tương xứng nói:

- Tệ nạn trong thiên hạ đề ở đề sách này, cho dù ngươi không cho ta nói, ta làm hoàng đế bốn mươi năm, chẳng lẽ không có liên quan? Nếu không mượn cơ hội này nói ra, lại khiến cho người trong thiên hạ nghĩ Triệu Trinh ta tự gạt mình không gạt được người, lẩm cẩm như thế...

Nói xong cười nhạt một tiếng tiếp:

- Ngươi không nghe tục ngữ nói “gió mạnh mới biết cỏ cứng, hỗn loạn mới ra anh hùng” sao? Quả nhân muốn là gió mạnh, thổi tung khoang thuyền, để cho Đại Tống ta tìm được mấy cọng cỏ cứng, mấy vị anh hùng!

- Bệ hạ, ngài đã biết như thế, tại sao không đại chấn thiên uy, ra sức chấn chỉnh?

Bây giờ Tư Mã Quang đã nhận thức được, vị hoàng đế thoạt nhìn có chút yếu ớt vô lực này là người có đại trí tuệ.

Triệu Trinh sững sờ một lúc, hơi gục đầu xuống, thở dài nói:

- Quả nhân suýt chết hai lần, thân thể đã không còn được như lúc trước, khi vào triều nghe đại thần tấu, chỉ cần thời gian hơi dài thì tay chân liền run rẩy, đầu óc choáng váng, mặt mũi nhăn nhó. Nếu quả nhân tự thân chỉnh đốn... Giả như trên đường thân thể có biến, vị vua tương lai khó có thể thừa kế. Điều quả nhân có thể làm là chuẩn bị tốt nền móng cho vị vua tương lai, dọn dẹp chướng ngại. Ngươi rõ chưa Quân Thực?

Những lời giải bày tâm can thật đau khổ. Tư Mã Quang rơi lệ, khóc nức nở, nói:

- Thần rõ rồi, rất rõ...

- Cho nên quả nhân muốn cho những anh hùng này nổi lên, nếu bọn họ ẩn mình, làm sao ta có thể ra tay?

Hai mắt Triệu Trinh luôn lộ vẻ ôn hoà, ngay lúc này lộ ra lạnh lùng:

- Ngươi chờ xem sau Ngự thí này, có bao nhiêu trò hay sẽ trình diễn!

Tuy bây giờ là tháng tư, nhưng Tư Mã Quang vẫn cảm thấy một hồi lạnh lẽo...

‘Thi Ngự sách Chế Khoa’ yêu cầu hơn ba ngàn chữ, hoàn thành trước khi trời tối.

Nội dung đề sách rộng rãi như thế, khó trả lời hơn luận đề rất nhiều, cũng may chỉ có một đề, kiểu gì cũng có thể trả lời xong.

Trời tối liền thu bài, tuy chỉ có mười lăm bài nhưng vẫn niêm phong ống quyển, sao chép lại. Sau đó do quan sơ khảo, Quan Tường Định xét duyệt thứ tự hai lần rồi trình lên cho quan gia ngự lãm.

- Khoa này có hiền tài được xếp bậc ba không?

Triệu Trinh mỉm cười hỏi. Không phải lão xem thường sĩ phu nước mình, do bậc một bậc hai vốn không được phong quan, bậc ba là cấp cao nhất. Hơn nữa triều đình quy định ‘bậc ba Chế Khoa cũng như đứng đầu Tiến sĩ, trừ việc chọn hai chức quan Bình sự và Thiêm thư của Đại Lý Tự’, có nghĩa là đứng bậc ba Chế Khoa tương đương với Trạng Nguyên khoa Tiến Sĩ. Chưa kể từ khi dựng nước đến nay chỉ có Ngô Dục được bậc ba, ngoài ra không còn ai khác, còn hiếm hơn ba năm một Trạng Nguyên.

- Chúc mừng bệ hạ.

Tư Mã Quang cung kính nói:

- Kết quả khoa này rất khá, có sáu người đứng trên bậc bốn, nhất là bài của ‘Thần’, ‘Chiên’, lý lẽ diễn đạt đều tốt, tuyệt đối ngang nhau, dự tính đều được bậc ba.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom