Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-418
Chương 357: Cuộc chiến ngầm (2)
‘Thần’, ‘Chiên’ là tên ký hiệu bài thi sau khi chép lại.
- Thế à.
Nghe có tới hai người đạt bậc ba, Triệu Trinh liền cảm thấy hứng thú, nói:
- Đưa quả nhân xem.
- Vâng.
Tư Mã Quang mang hai bài thi “dự tính bậc ba” trình lên.
Triệu Trinh cầm lên một bài, nheo mắt nhìn qua:
“Thần trịnh trọng trả lời: Thần nghe thiên hạ không có việc gì, thì các bậc quyền quý nói nhẹ như lông hồng; Thiên hạ xảy ra chuyện, thì người bình thường nói nặng như Thái Sơn. Không có trí tuệ tức không có năng lực, nơi bộc lộ công khai lại không quan sát kỹ, tình thế khó khăn lại càng đặc biệt vậy...”
Triệu Trinh cảm giác được câu từ bài này hoàn toàn tự nhiên, nhiều màu sắc phong phú. Giữa những hàng chữ ẩn chứa sức sống và tài văn chương vô tận, đáng quý ở chỗ, tác giả thể hiện một trái tim chân thành, không hề có chút khoe khoang trước mặt mình.
“Bởi vì ngày trôi qua, nên khoẻ mạnh, năm tháng đi tới, nên rõ ràng; Dòng nước chảy hàng ngày, nên vô tận; Tay chân con người hoạt động, nên không tật; Bộ máy dùng hàng ngày, nên không mọt; Thiên hạ, là đại vật (vật ở đây ý chỉ các loài trong trời đất). Để lâu không dùng, thì là đồ vô dụng, như thế chỉ càng tệ hơn mà thôi.’
Triệu Trinh vừa lớn tiếng đọc vừa khen:
- Văn chương của người này có thể sánh bằng Hàn Liễu.
Khi đọc đến ‘Thiên hạ, không vua sẽ hoang. Sứ quân thiên hạ đều ở bên vua’, người bên cạnh đều biến sắc, Triệu Trinh cất tiếng cười to nói:
- Dám nói thẳng!
Đọc xong, cuốn lại bài thở dài:
- Đại Tống thật may mắn khi có người này, chấm bậc hai!
- Xin bệ hạ nghĩ lại, từ trước tới nay bậc hai không hề có tác dụng gì, dù là kỳ tài ngút trời cũng không nên phá lệ.
Tư Mã Quang nói khẽ:
- Đừng quên tấm gương Trần Trọng Phương, người này có thể có năng lực như Trần Trọng Phương...
Những năm này, đã bao nhiêu lần Trần Khác chịu cảnh đối xử không công bằng? Ngân đài ti thu các tấu chương buộc tội hắn có thể xếp đầy một căn phòng. Tuy được quan gia che chở, nhưng nếu không phải hắn lập đại công nhiều lần, lại luôn cảnh giác, chỉ sợ mười Trần Khác cũng bị xé thành từng mảnh.
Triệu Trinh suy nghĩ một lát, cũng thấy không thể đỡ lên rồi đạp xuống nhân tài, nên không kiên trì nữa:
- Vậy thì chấm bậc ba.
Nói xong lấy bài tiếp theo.
- Xin bệ hạ tha thứ.
Trán Tư Mã Quang đổ chút mồ hôi, nói:
- Từ ngữ bài thứ hai này có chút thẳng thắn, bệ hạ cần phải chuẩn bị...
- Ha ha...
Triệu Trinh không quá để ý cười nói:
- Quả nhân mở khoa này gọi là “khoa Cực ngôn trực gián” (can gián thẳng thắn), không thẳng thắn làm sao can gián?
Nói rồi chỉ vào bài còn lại tiếp:
- Quả nhân ngay cả lời nói “thiên hạ, không vua sẽ hoang. Sứ quân thiên hạ đều ở bên vua” nghe rồi, còn điều gì không thể tiếp thu chứ?
- Vâng.
Lúc này Tư Mã Quang mới tạm thấy an tâm một chút.
Triệu Trinh từ từ mở bài thi lấy tên hiệu ‘Chiên’ ra, liền thấy một kỳ văn kinh tâm động phách hiện ra trước mắt:
“Thần trịnh trọng trả lời... Tính thần vốn cuồng ngu, không biết kiêng kị... Bệ hạ viết đề sách: ‘Trẫm thừa kế ngôi vị tổ tông, tiên đế để lại, hết sức mờ mịt, chỉnh lý không rõ ràng.’ Thoạt nhìn có vẻ bệ hạ đang lo sợ nên nói như vậy. Nhưng thần cho rằng bệ hạ không có việc gì để lo sợ.”
“Nếu bệ hạ muốn thần nói thẳng can gián, những lời như thế thật không dễ nghe, có chỗ nào phạm huý, mong bệ hạ thứ cho. Bệ hạ nói bệ hạ lo lắng quốc sự, thần cảm thấy bệ hạ không thật sự lo lắng!”
“Từ năm Bảo Nguyên đến Khánh Lịch, Tây Khương làm khó, ban ngày bệ hạ toạ bất an, ban đêm nghỉ bất an. Lúc này, khắp thiên hạ đều kêu bệ hạ lo lắng như Chu Văn Vương. Nhưng mà khi phía tây giải binh, bệ hạ bỏ sự lo lắng qua một bên, không trả thù, giờ đã hai mươi năm.”
“Năm đó, khi Lý Nguyên Hạo làm loạn, bệ hạ sợ tới mức ban ngày ngồi không yên, buổi tối ngủ không được. Lúc đó bệ hạ mới thật sự lo lắng. Nhưng sau khi nghị hoà Khánh Lịch, ngừng chiến tranh với Tây Hạ, vết sẹo của bệ hạ liền hết đau, thoáng cái trôi qua hai mươi năm.”
“Nay bệ hạ không có chuyện thì không lo, có chuyện thì rất sợ. Thần cho rằng bệ hạ sống không yên ổn. Không có chuyện gì thì tỏ ra vô tâm, có chuyện liền lo âu thấp thỏm, cho nên thần mới nói, căn bản bệ hạ không thật sự lo lắng.”
Tiếp đến, tác giả lại chỉ trích hoàng đế sa vào nữ sắc, cũng kể ra sáu vị vua gây hoạ trong lịch sử cảnh cáo, nói: “Sáu vị vua này, không lo lắng trị an thiên hạ, luôn không cảnh giác, đắm chìm trong rượu, hoang đắm trong sắc, lên triều muộn bãi triều sớm, ngủ sớm dậy muộn, đại thần không thể nói, tiểu thần không cố can. Trước sau trái phải, lúc nào cũng bị bao quanh bởi các phu nhân, người nói lời ngay thẳng không nghe, chỉ nghe vợ.”
- Người này nói ta thích làm gì thì làm, giống như những vị vua gây hoạ.
“Bệ hạ đến tuổi này, quý cơ trong cung dùng ngàn mà tính, ca múa uống rượu, sung sướng thất tiết, lên triều không nghe báo cáo, biệt điện không hề chú ý. Ngài là một gã dâm lạc không biết kiềm chế tửu sắc, lên triều vô tình, tâm không yên chính sự!”
“Lão đại ngài đừng tưởng chỉ làm mấy vị phụ nhân sẽ không ảnh hưởng đại sự quốc gia, hiện tại ‘trong nước khốn cùng, dân sinh than khổ’, nếu ngài làm bừa... Chỉ sợ ngài sẽ khiến ‘dân tâm không còn hướng về’!”
Ngoài việc chỉ trích hoàng đế trầm mê nữ sắc hưởng lạc, người này còn chỉ trích hoàng đế: “Bệ hạ chọn quan không tốt, khiến dân chúng ở dưới chịu hại, không biết tố ai; Bệ hạ thu thuế nặng nề, dân chúng ngày thêm nghèo khó, quần áo không đủ che thân. Quan lại vô tâm, còn có thể đổi người; Thu thuế vô tâm thì trách tội ai?”
Trách tội ai? Đương nhiên là ngài!
Người này còn chỉ trích hoàng đế lãng phí, đặt sưu cao thế nặng, dân sinh khốn khổ.
Lại chỉ trích hoàng đế ‘vì hư danh mà không biết làm chính sự’, nói: “Thần xem ý bệ hạ, có lẽ muốn Sử Quan lưu lại danh tiếng đẹp cho người đời sau, vậy thần cho rằng bệ hạ quá chú ý hư danh...”
Đọc thầm đoạn này, Triệu Trinh chảy mồ hôi đầm đìa, mặt mo đỏ bừng. Người này thật sự không biết kiêng nể gì cả, thà nói chuyện giật gân còn được, có vài chỗ chỉ trích như ngấm sâu vào trong xương tuỷ, vạch trần chút tâm tư bí ẩn của Triệu Trinh, phê phán vô cùng tinh tế!
Tuy Triệu Trinh cố gắng làm cho phẩm chất của mình thật tốt, nhưng ngày xưa đám đại thần chỉ trích không đến nơi đến chốn, có ai dám vạch trần lão thanh tĩnh không làm gì, đeo mặt nạ đi can gián, mang một bụng truy cầu danh tiếng, qua loa hưởng nhàn lộ rõ ra giữa thiên hạ?
Người này có thể nói là người đầu tiên trong trăm năm qua!
Một lúc lâu, Triệu Trinh mới lấy lại tinh thần, nhưng không dám nhìn bài thi này nữa, hỏi Tư Mã Quang:
- Ngươi cho rằng bài này đáng chấm bậc ba?
Trước đó Tư Mã Quang có chút hiểu ý nghĩ của vua mới lựa bài thi này ra, nhưng bây giờ thấy mặt hoàng đế đỏ như đít khỉ, trong lòng lại không chắc chắn, liền nói khẽ:
- Vi thần cho rằng, bên trong cái ngôn từ đạm mạc mênh mông của bài thi này có chứa một tác phong chính trực, tuy người này nói có hơi bất công, nhưng là thí sinh duy nhất thể hiện ‘hết sức nói thẳng can gián’, một trái tim khẩn thiết can gián bệ hạ, cho nên thần nghĩ đáng chấm bậc ba, biểu thị tấm lòng cầu người can gián của bệ hạ!
Dừng một lát nói:
- Nhưng Đường Trung Thừa không tán thành, cho rằng người này đang nói xấu vua, thẳng thừng gạt sang không chọn.
Tuy nhìn qua là để cho hoàng đế chọn, nhưng Triệu Trinh có thể nói “Không thể lấy tên này, gã mắng ta quá thảm” sao? Đem mặt mũi hoàng đế đặt đâu?
Nhưng nếu chọn bài thi này, tức phải phát ra thiên hạ, mấy chục năm mình cố gắng tạo dựng thanh danh chẳng phải liền huỷ trong chốc lát?
Nghĩ vậy, Triệu Trinh không khỏi tự giễu, ta quả đúng là người mua danh cầu lợi...
- Vi thần muốn chúc mừng bệ hạ.
Tư Mã Quang thấy hoàng đế chậm chạp không chịu mở miệng, liền chắp tay trầm giọng nói:
- Năm xưa Đường Thái Tông có Nguỵ Chinh mới thành Trinh Quán (niên hiệu vua Đường Thái Tông), bây giờ bệ hạ vì con cháu, tìm được Nguỵ Chinh của Đại Tống!
Được Tư Mã Quang nhắc nhở, Triệu Trinh mới nhớ tói nguyện vọng của mình, sắc mặt có chút dịu đi nói:
- Đúng vậy, quả nhân mở khoa thi này, không phải hi vọng có người hết sức nói thẳng can gián sao? Bây giờ đã có người như thế, quả nhân không phải tìm được “rồng Diệp Công thích” rồi!
Nói xong khoát tay:
- Nhưng ngươi cùng Đường Giới tính lại, xem xem phù hợp bậc mấy?
- Vâng.
Tư Mã Quang cầm lấy bài thi lui ra, không khỏi âm thầm cảm thán, bệ hạ thật sự rất có hàm dưỡng, nếu đổi một vị hoàng đế khác, chắc Tô Triệt cũng đã bị tống vào ngục... Vị hoàng đế này thật tốt, không hề tức giận.
Có đại sư chào hàng Tô Tuân, tất nhiên Tư Mã Quang không xa lạ gì văn phong của anh em Tô gia, so với ngôn từ bừa bãi, khách quan, không quá câu nệ của Đại Tô, y lại thích cái ngôn từ hơi kém một chút nhưng có phong thái quân tử của Tiểu Tô, hơn nữa cách làm người của Tiểu Tô cũng giống như y. Tư Mã Quang thầm nghĩ, nếu như chính mình tham gia cuộc thi lần này..., cũng sẽ trả lời như thế.
Trở lại Điện Sùng Chính, Tư Mã Quang bàn bạc với Đường Giới, hai người đều lùi một bước, vì vậy đổi thành bậc bốn.
Đã sắp xếp được thứ tự, khoa này lấy sáu người. Nhưng khi ghi bảng vàng, quan sơ khảo Hồ Túc không làm. Y kiên trì cho rằng Tô Triệt trả lời không đúng đề, đến nỗi làm loạn cả thời thịnh của hoàng thượng, tận lực yêu cầu huỷ bỏ kết quả!
‘Thần’, ‘Chiên’ là tên ký hiệu bài thi sau khi chép lại.
- Thế à.
Nghe có tới hai người đạt bậc ba, Triệu Trinh liền cảm thấy hứng thú, nói:
- Đưa quả nhân xem.
- Vâng.
Tư Mã Quang mang hai bài thi “dự tính bậc ba” trình lên.
Triệu Trinh cầm lên một bài, nheo mắt nhìn qua:
“Thần trịnh trọng trả lời: Thần nghe thiên hạ không có việc gì, thì các bậc quyền quý nói nhẹ như lông hồng; Thiên hạ xảy ra chuyện, thì người bình thường nói nặng như Thái Sơn. Không có trí tuệ tức không có năng lực, nơi bộc lộ công khai lại không quan sát kỹ, tình thế khó khăn lại càng đặc biệt vậy...”
Triệu Trinh cảm giác được câu từ bài này hoàn toàn tự nhiên, nhiều màu sắc phong phú. Giữa những hàng chữ ẩn chứa sức sống và tài văn chương vô tận, đáng quý ở chỗ, tác giả thể hiện một trái tim chân thành, không hề có chút khoe khoang trước mặt mình.
“Bởi vì ngày trôi qua, nên khoẻ mạnh, năm tháng đi tới, nên rõ ràng; Dòng nước chảy hàng ngày, nên vô tận; Tay chân con người hoạt động, nên không tật; Bộ máy dùng hàng ngày, nên không mọt; Thiên hạ, là đại vật (vật ở đây ý chỉ các loài trong trời đất). Để lâu không dùng, thì là đồ vô dụng, như thế chỉ càng tệ hơn mà thôi.’
Triệu Trinh vừa lớn tiếng đọc vừa khen:
- Văn chương của người này có thể sánh bằng Hàn Liễu.
Khi đọc đến ‘Thiên hạ, không vua sẽ hoang. Sứ quân thiên hạ đều ở bên vua’, người bên cạnh đều biến sắc, Triệu Trinh cất tiếng cười to nói:
- Dám nói thẳng!
Đọc xong, cuốn lại bài thở dài:
- Đại Tống thật may mắn khi có người này, chấm bậc hai!
- Xin bệ hạ nghĩ lại, từ trước tới nay bậc hai không hề có tác dụng gì, dù là kỳ tài ngút trời cũng không nên phá lệ.
Tư Mã Quang nói khẽ:
- Đừng quên tấm gương Trần Trọng Phương, người này có thể có năng lực như Trần Trọng Phương...
Những năm này, đã bao nhiêu lần Trần Khác chịu cảnh đối xử không công bằng? Ngân đài ti thu các tấu chương buộc tội hắn có thể xếp đầy một căn phòng. Tuy được quan gia che chở, nhưng nếu không phải hắn lập đại công nhiều lần, lại luôn cảnh giác, chỉ sợ mười Trần Khác cũng bị xé thành từng mảnh.
Triệu Trinh suy nghĩ một lát, cũng thấy không thể đỡ lên rồi đạp xuống nhân tài, nên không kiên trì nữa:
- Vậy thì chấm bậc ba.
Nói xong lấy bài tiếp theo.
- Xin bệ hạ tha thứ.
Trán Tư Mã Quang đổ chút mồ hôi, nói:
- Từ ngữ bài thứ hai này có chút thẳng thắn, bệ hạ cần phải chuẩn bị...
- Ha ha...
Triệu Trinh không quá để ý cười nói:
- Quả nhân mở khoa này gọi là “khoa Cực ngôn trực gián” (can gián thẳng thắn), không thẳng thắn làm sao can gián?
Nói rồi chỉ vào bài còn lại tiếp:
- Quả nhân ngay cả lời nói “thiên hạ, không vua sẽ hoang. Sứ quân thiên hạ đều ở bên vua” nghe rồi, còn điều gì không thể tiếp thu chứ?
- Vâng.
Lúc này Tư Mã Quang mới tạm thấy an tâm một chút.
Triệu Trinh từ từ mở bài thi lấy tên hiệu ‘Chiên’ ra, liền thấy một kỳ văn kinh tâm động phách hiện ra trước mắt:
“Thần trịnh trọng trả lời... Tính thần vốn cuồng ngu, không biết kiêng kị... Bệ hạ viết đề sách: ‘Trẫm thừa kế ngôi vị tổ tông, tiên đế để lại, hết sức mờ mịt, chỉnh lý không rõ ràng.’ Thoạt nhìn có vẻ bệ hạ đang lo sợ nên nói như vậy. Nhưng thần cho rằng bệ hạ không có việc gì để lo sợ.”
“Nếu bệ hạ muốn thần nói thẳng can gián, những lời như thế thật không dễ nghe, có chỗ nào phạm huý, mong bệ hạ thứ cho. Bệ hạ nói bệ hạ lo lắng quốc sự, thần cảm thấy bệ hạ không thật sự lo lắng!”
“Từ năm Bảo Nguyên đến Khánh Lịch, Tây Khương làm khó, ban ngày bệ hạ toạ bất an, ban đêm nghỉ bất an. Lúc này, khắp thiên hạ đều kêu bệ hạ lo lắng như Chu Văn Vương. Nhưng mà khi phía tây giải binh, bệ hạ bỏ sự lo lắng qua một bên, không trả thù, giờ đã hai mươi năm.”
“Năm đó, khi Lý Nguyên Hạo làm loạn, bệ hạ sợ tới mức ban ngày ngồi không yên, buổi tối ngủ không được. Lúc đó bệ hạ mới thật sự lo lắng. Nhưng sau khi nghị hoà Khánh Lịch, ngừng chiến tranh với Tây Hạ, vết sẹo của bệ hạ liền hết đau, thoáng cái trôi qua hai mươi năm.”
“Nay bệ hạ không có chuyện thì không lo, có chuyện thì rất sợ. Thần cho rằng bệ hạ sống không yên ổn. Không có chuyện gì thì tỏ ra vô tâm, có chuyện liền lo âu thấp thỏm, cho nên thần mới nói, căn bản bệ hạ không thật sự lo lắng.”
Tiếp đến, tác giả lại chỉ trích hoàng đế sa vào nữ sắc, cũng kể ra sáu vị vua gây hoạ trong lịch sử cảnh cáo, nói: “Sáu vị vua này, không lo lắng trị an thiên hạ, luôn không cảnh giác, đắm chìm trong rượu, hoang đắm trong sắc, lên triều muộn bãi triều sớm, ngủ sớm dậy muộn, đại thần không thể nói, tiểu thần không cố can. Trước sau trái phải, lúc nào cũng bị bao quanh bởi các phu nhân, người nói lời ngay thẳng không nghe, chỉ nghe vợ.”
- Người này nói ta thích làm gì thì làm, giống như những vị vua gây hoạ.
“Bệ hạ đến tuổi này, quý cơ trong cung dùng ngàn mà tính, ca múa uống rượu, sung sướng thất tiết, lên triều không nghe báo cáo, biệt điện không hề chú ý. Ngài là một gã dâm lạc không biết kiềm chế tửu sắc, lên triều vô tình, tâm không yên chính sự!”
“Lão đại ngài đừng tưởng chỉ làm mấy vị phụ nhân sẽ không ảnh hưởng đại sự quốc gia, hiện tại ‘trong nước khốn cùng, dân sinh than khổ’, nếu ngài làm bừa... Chỉ sợ ngài sẽ khiến ‘dân tâm không còn hướng về’!”
Ngoài việc chỉ trích hoàng đế trầm mê nữ sắc hưởng lạc, người này còn chỉ trích hoàng đế: “Bệ hạ chọn quan không tốt, khiến dân chúng ở dưới chịu hại, không biết tố ai; Bệ hạ thu thuế nặng nề, dân chúng ngày thêm nghèo khó, quần áo không đủ che thân. Quan lại vô tâm, còn có thể đổi người; Thu thuế vô tâm thì trách tội ai?”
Trách tội ai? Đương nhiên là ngài!
Người này còn chỉ trích hoàng đế lãng phí, đặt sưu cao thế nặng, dân sinh khốn khổ.
Lại chỉ trích hoàng đế ‘vì hư danh mà không biết làm chính sự’, nói: “Thần xem ý bệ hạ, có lẽ muốn Sử Quan lưu lại danh tiếng đẹp cho người đời sau, vậy thần cho rằng bệ hạ quá chú ý hư danh...”
Đọc thầm đoạn này, Triệu Trinh chảy mồ hôi đầm đìa, mặt mo đỏ bừng. Người này thật sự không biết kiêng nể gì cả, thà nói chuyện giật gân còn được, có vài chỗ chỉ trích như ngấm sâu vào trong xương tuỷ, vạch trần chút tâm tư bí ẩn của Triệu Trinh, phê phán vô cùng tinh tế!
Tuy Triệu Trinh cố gắng làm cho phẩm chất của mình thật tốt, nhưng ngày xưa đám đại thần chỉ trích không đến nơi đến chốn, có ai dám vạch trần lão thanh tĩnh không làm gì, đeo mặt nạ đi can gián, mang một bụng truy cầu danh tiếng, qua loa hưởng nhàn lộ rõ ra giữa thiên hạ?
Người này có thể nói là người đầu tiên trong trăm năm qua!
Một lúc lâu, Triệu Trinh mới lấy lại tinh thần, nhưng không dám nhìn bài thi này nữa, hỏi Tư Mã Quang:
- Ngươi cho rằng bài này đáng chấm bậc ba?
Trước đó Tư Mã Quang có chút hiểu ý nghĩ của vua mới lựa bài thi này ra, nhưng bây giờ thấy mặt hoàng đế đỏ như đít khỉ, trong lòng lại không chắc chắn, liền nói khẽ:
- Vi thần cho rằng, bên trong cái ngôn từ đạm mạc mênh mông của bài thi này có chứa một tác phong chính trực, tuy người này nói có hơi bất công, nhưng là thí sinh duy nhất thể hiện ‘hết sức nói thẳng can gián’, một trái tim khẩn thiết can gián bệ hạ, cho nên thần nghĩ đáng chấm bậc ba, biểu thị tấm lòng cầu người can gián của bệ hạ!
Dừng một lát nói:
- Nhưng Đường Trung Thừa không tán thành, cho rằng người này đang nói xấu vua, thẳng thừng gạt sang không chọn.
Tuy nhìn qua là để cho hoàng đế chọn, nhưng Triệu Trinh có thể nói “Không thể lấy tên này, gã mắng ta quá thảm” sao? Đem mặt mũi hoàng đế đặt đâu?
Nhưng nếu chọn bài thi này, tức phải phát ra thiên hạ, mấy chục năm mình cố gắng tạo dựng thanh danh chẳng phải liền huỷ trong chốc lát?
Nghĩ vậy, Triệu Trinh không khỏi tự giễu, ta quả đúng là người mua danh cầu lợi...
- Vi thần muốn chúc mừng bệ hạ.
Tư Mã Quang thấy hoàng đế chậm chạp không chịu mở miệng, liền chắp tay trầm giọng nói:
- Năm xưa Đường Thái Tông có Nguỵ Chinh mới thành Trinh Quán (niên hiệu vua Đường Thái Tông), bây giờ bệ hạ vì con cháu, tìm được Nguỵ Chinh của Đại Tống!
Được Tư Mã Quang nhắc nhở, Triệu Trinh mới nhớ tói nguyện vọng của mình, sắc mặt có chút dịu đi nói:
- Đúng vậy, quả nhân mở khoa thi này, không phải hi vọng có người hết sức nói thẳng can gián sao? Bây giờ đã có người như thế, quả nhân không phải tìm được “rồng Diệp Công thích” rồi!
Nói xong khoát tay:
- Nhưng ngươi cùng Đường Giới tính lại, xem xem phù hợp bậc mấy?
- Vâng.
Tư Mã Quang cầm lấy bài thi lui ra, không khỏi âm thầm cảm thán, bệ hạ thật sự rất có hàm dưỡng, nếu đổi một vị hoàng đế khác, chắc Tô Triệt cũng đã bị tống vào ngục... Vị hoàng đế này thật tốt, không hề tức giận.
Có đại sư chào hàng Tô Tuân, tất nhiên Tư Mã Quang không xa lạ gì văn phong của anh em Tô gia, so với ngôn từ bừa bãi, khách quan, không quá câu nệ của Đại Tô, y lại thích cái ngôn từ hơi kém một chút nhưng có phong thái quân tử của Tiểu Tô, hơn nữa cách làm người của Tiểu Tô cũng giống như y. Tư Mã Quang thầm nghĩ, nếu như chính mình tham gia cuộc thi lần này..., cũng sẽ trả lời như thế.
Trở lại Điện Sùng Chính, Tư Mã Quang bàn bạc với Đường Giới, hai người đều lùi một bước, vì vậy đổi thành bậc bốn.
Đã sắp xếp được thứ tự, khoa này lấy sáu người. Nhưng khi ghi bảng vàng, quan sơ khảo Hồ Túc không làm. Y kiên trì cho rằng Tô Triệt trả lời không đúng đề, đến nỗi làm loạn cả thời thịnh của hoàng thượng, tận lực yêu cầu huỷ bỏ kết quả!
Bình luận facebook