• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (2 Viewers)

  • Chap-421

Chương 357: Điềm lành (2)






- Đúng vậy. Có tướng công ở đây, chúng ta còn phải lo lắng sao?

Thẩm Cấu cười nói.

- Nhưng cũng không thể khinh thường.

Hàn Kỳ nhìn y nói:

- Nếu Vương An Thạch không chịu viết chiếu, vậy ngươi đến viết thay.

- Mong tướng công chỉ bảo.

Trong phòng của Tể tướng, giấy tờ bút mực đều chuẩn bị đầy đủ, Thẩm Cấu lập tức tiến vào trạng thái công tác.

- Vẫn có câu yêu cho roi cho vọt, tên Tô Triệt này mặc dù có chút cuồng ngạo, nhưng cũng là người yêu nước. Quả nhân tha thứ cho vị cuồng nhân trực tính này, coi như một việc thiện.

Hàn Kỳ suy nghĩ một chút, chậm rãi nói.

Trong căn phòng, Thẩm Cấu dùng chế từ viết theo lời của Hàn Kỳ. Viết xong, y đưa cho Hàn Kỳ duyệt: “Trẫm phụng mệnh tiên thánh, thống trị thiên hạ. Mặc dù ngủ quên trong cảnh thái bình, không dám hưởng lạc, thường lo sợ mình có điều sai quấy làm hỏng cơ nghiệp của tổ tiên.. Việc triều chính không hề bỏ bê, luôn lắng nghe ý kiến của các đại thần. Nay có Tô Triệt thẳng thắn khuyên gian, tuy tài văn chương chưa giỏi lắm, chưa nghiên cứu kỹ, nhưng nể tình y có tấm lòng ái quân. Trẫm viết ra những lời này để tỏ rõ sự khen ngợi y.”

- Không tồi.

Hàn Kỳ hài lòng vuốt cằm nói:

- Chính là ý này.

Quyển chiếu này được viết vô cùng khéo léo. Đầu tiên là nói về lời phê bình của Tô Triệt hướng tới quan gia, nhưng quan gia vẫn tỏ thái độ khoan dung rộng lượng, đồng thời phê bình sách luận của Tô Triệt ‘Tài văn chương chưa được, chưa nghiên cứu kỹ’ nhằm trấn an đám người Hồ Túc phản đối Tô Triệt. Kế đến lại nhằm vào lời của Vương An Thạch là ‘che chở Tể tướng, chuyên chính nhân chủ’, khen ngợi Tô Triệt ‘Biết ái quân’, dĩ nhiên lời nói ‘che chở Tể tướng’ cũng không tồn tại nữa.

Quyển cáo văn này vừa dâng lên, Hàn Kỳ lại nói chuyện với đám phe cánh, khiến cho âm thanh chê trách Tô Triệt mới dần dần lắng xuống.

Nhưng trải qua những lời chê trách nặng nề đến thế, mà Tô Triệt cứ như vậy vui vẻ lĩnh mệnh nhậm chức thì coi như cái danh ‘Chửi chủ cầu tiến’ là xác định rồi. Bởi vậy y lấy cớ phụ thân đang sửa sang lễ thư, huynh trưởng thì đi làm quan ở Phượng Tường, gia tộc không có ai quản lý, liền xin lưu lại kinh dưỡng thân, từ chối nhậm chức.

Triều đình liên tục ba lần hạ chỉ, y đều cự tuyệt, không tiếp nhận bất cứ bổ nhiệm gì. Ai khuyên, Tô Triệt cũng không nghe, vì vậy họ đành mặc kệ y.

Tô Triệt làm vậy là để trốn tránh danh xấu là chửi chủ, làm như vậy cũng có thể nói là cao minh. Ai ngờ lại lại làm cho Tô Lão Tuyền rất hận Vương An Thạch, ông ta cho rằng là do họ Vương ghen tị Tô gia quấy phá nên mới chặt đứt con đường làm quan của con ông ta. Từ ngày đó trở đi, liền nổi lên ý định trả thù, đương nhiên đây là nói sau.

Bất kể như thế nào, trận phong ba Chế khoa này, dưới sự chủ động của Hàn tướng công đã dần dần sắp xếp ổn thỏa...

Đối với việc này, Trần Khác cảm thấy cực kỳ đáng tiếc. Nhưng ngẫm lại, đối thủ là Hàn Kỳ nổi danh đã lâu, xem như hai bên cũng cân sức.

...

Đảo mắt tới tháng năm, sứ giả của Lý Lượng Tộ tới kinh thành, dâng lên một phong thư tỏ vẻ khiêm tốn ăn năn. Lý Lượng Tộ còn thề thốt, nguyện ý không xâm lấn biên giới nhà Tống, từ nay về sau hai nước sống chung hòa thuận.

Triệu Trinh nhận được tin tức này rất là cao hứng, cười nói với Trần Khác:

- Quả nhiên như khanh sở liệu.

Hiện tại Trần Khác xem như là quan cố vấn., có thể cố vấn cho hoàng đế, tham dự việc quân cơ bất cứ lúc nào.

Vì thế Hoàng thượng phái Trần Khác đàm phán về việc biên giới giữa Tây Hạ và Đại Tống, hắn dành toàn bộ mùa hè đều ở biên giới cùng người Đảng Hạng tranh giành từng mẩu đất. Ở trên bàn đàm phán, hắn kiên quyết từ chối các yêu cầu quá đáng của Tây Hạ. Trải qua một thời gian dài đàm phán buồn chán và gian khổ, hai tháng sau song phương rốt cuộc ký kết điều khoản. Một là, song phương dựa vào cột mốc biên giới để phân chia lãnh thổ hai nước, quân dân của hai nước không được đi qua cột mốc này để cày ruộng hay trồng trọt.

Hai là, ở biên cảnh của triều Tống có thiết lập ba mươi ba tòa thành trại không được sửa chữa lại, Tây Hạ không được khai khẩn ở lãnh thổ bờ tây sông của Đại Tống. Đất khong trồng trọt thì cho phép dân chúng song phương tới đây chặt cây, chăn thả, nhưng không được xây nhà. Kẻ nào trái với quy định, sẽ bị quan phủ trị tội.

Ba là, lính tuần tra của song phương không được mang theo vũ khí. Mỗi lần tuần tra, nhân số không được vượt quá ba mươi người. Nếu có người vi phạm thì coi như xúc phạm hiệp ước, chấm dứt giao thương và ban thưởng.

Thoạt nhìn, triều Tống dường như không chiếm được tiện nghi gì, nhưng nhóm quân thần của Biện Kinh cảm thấy như vậy là đủ. Bọn họ hiểu rõ rằng người Tây Hạ thích chiếm tiện nghi, Trần Khác làm được như vậy coi như là rất giỏi rồi.

Quân chủ của song phương đối với hiệp ước này không hề có dị nghị, vì thế hai bên ký tân ước. Cuối cùng hai nước kết thúc chiến tranh biên giới kéo dài liên tục mấy năm, hòa bình trở lại.

Ở thời điểm Trần Khác khua môi múa mép đàm phán với người Tây Hạ, sứ giả của người Ấp La cũng đi tới Biện Kinh, còn mang theo rất nhiều lễ vật quý hiếm.

Lúc trước đã nói qua, Triệu Tông Tích thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất ở châu Tây Bình, khiến cho người Ấp La không thể tiếp tục tùy ý xâm lấn, đành phải hướng Đại Tống cúi đầu xưng thần.

Quốc vương của Ấp La là Lý Nhất Tồn, phái em trai của mình dẫn theo đoàn sứ giả tới kinh thành Biện Lương đệ trình quốc thư, đồng thời mang theo các lễ vật trân quý tới hiến dâng. Ấp La là vùng thâm sơn cùng cốc, tưởng như đồ vật mang tới không đủ cho Thiên triều vừa mắt, nhưng lần này lễ vật mà bọn họ mang tới lại hấp dẫn rất nhiều.

Không ngờ bọn họ mang tới lại là một đôi kỳ lân.

Đây chính là thánh thú kỳ lân, nghe nói chỉ có ở thời thịnh thế có thánh thiên tử tại triều thì mới xuất hiện!

Đây là dấu hiệu trời ban điềm lành, là đại sự của triều Tống. Dân chúng Đại Tống nghe xong tin tức này đều rất là hưng phấn, cả ngày nhìn bức vẽ kỳ lân, hiện tại có thể nhìn thấy kỳ lân bằng xương bằng thịt rồi.
Quan gia cũng có chút hưng phấn. Tâm tình gần đây của lão rất là kém, nếu có điềm lành an ủi y một chút thì đúng là việc tốt.

Đương nhiên làm con của Chân Tông, lão vẫn có rất cảnh giác với cái gọi là điềm lành. E sợ dẫm phải vết xe đổ của cha, Triệu Trinh phái người tới xác nhận trước, xem đồ vật kia thực là kỳ lân hay chỉ là một loại đồ chơi gì đó.

Vì thế, vài vị quan viên nổi tiếng bác học đều được phái Dương Châu, giả trang là quan viên Lễ Bộ tiếp đón sứ đoàn Ấp La, nhân cơ hội này cũng có thể nhìn thấy Kỳ lân trong truyền thuyết.

Chỉ thấy con vật kia có hình dáng như con trâu, trên mình có những điểm lấm tấm như nổi mụn, da rất dày, đầu to, còn có một cái sừng lớn trên đầu.

- Con này...

Bọn quan viên đều ngơ ngẩn cả người, không khỏi ngơ ngác nhìn nhau. Đây là con gì vậy? Trông không giống kỳ lân trong truyền thuyết!

Nhìn đôi mắt nhỏ như hạt đậu, cái đầu lại rất to, trông có vẻ ngu xuẩn, nào có nửa điểm giống thánh thú kỳ lân uy phong?

Nhưng nhóm người Ấp La này đều một mực chắc chắn đây là kỳ lân! Ngươi xem nó có bốn chân, cả thân như mặc giáp, quan trọng nhất còn có một cái sừng! Không phải là kỳ lân thì là con gì?

Kỳ lân tuy là thần thú, thấy đầu không thấy đuôi, nhưng ngay cả đứa trể ba tuổi đều biết rõ các đặc điểm này của nó. Mà con vật này có rất nhiều đặc điểm giống kỳ lân, chẳng lẽ kỳ lần lại có bộ dáng như thế này? Mọi người đều tỏ vẻ không tin tưởng cái điềm lành này lắm, nhưng mấy vị đại nhân cũng tìm không ra lý do phản bác, đành phải ậm ừ cho có lệ rồi trở về đóng cửa bàn bạc lại.

- Chư vị thấy thế nào?

Hồ Túc đứng đầu Hàn Lâm Học Sĩ hỏi.

- Ta chưa từng thấy con vật nào như vậy!

Một người quan viên hạ giọng nói:

- Đến cùng có phải hay không, thực sự nói không rõ ràng.

Mọi người đều nhìn y tỏ vẻ khinh thường. Quan gia phái ngươi tới đây làm gì? Không phải là xác định thật giả hay sao? Nếu không có kết luận, mọi người còn có mặt mũi gì trở về bẩm báo?

Chỉ là những vị quan viên này, tuy rằng đọc sách đã đọc nát, nhưng kiến thức thực tế đều rất là ít ỏi. Ngươi để bọn họ tới tìm hiểu, quả thực là làm khó bọn họ.

- Trong sách cổ miêu tả kỳ lân là như thế nào?

Bất kể thế nào cũng phải đưa ra ý kiến, Hồ Túc hỏi.

- Sách cổ có ghi, Kỳ lân là con vật sinh sống ở Trung Quốc, có một sừng và da cực kỳ cứng rắn, đao thương không thể xuyên thủng.

Có người lập tức đáp.

- Cái này thì con vật kia cũng có.

Hồ Túc vuốt cằm nói:

- Còn gì nữa không?

- Trong ‘Nhĩ Nhã – Thích thú’, ‘Tuyết uyển – Biện vật’, ‘Thuyết văn’ viết là có phần giống hươu, ‘Tả truyện’ có viết kỳ lân có đuôi giống đuôi trâu.

Lập tức có người nói:

- Phần đuôi của dị thú mà hôm nay chúng ta thấy có điểm giống.

- Cổ văn còn nói kỳ lân có móng tròn như ngựa.

Lại có người nói:

- Cái này cũng giống.

- Sách cổ viết kỳ lân có màu vàng, có lân quang quanh thân.

Lại có người bổ sung:

- Điểm này cũng giống.

Lại có người đưa ra ý kiến phản đối:

- Trong “Luận hành – Giảng thụy” có nói: “Hán Vũ Đế lúc đi phía tây tuần thú, nhìn thấy một con kỳ lân màu trắng, có một sừng và năm ngón chân”. Một sừng thì giống, còn năm ngón chân thì lại không giống.

- Vậy con vật kia có móng tròn như ngựa, lại nói như thế nào?

Một người phản bác hỏi.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom