Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất - Chương 22
Chương 22
Thứ Tư 25 tháng Năm 2005 - Thứ Năm 26 tháng Năm 2005
Gã thủy thủ Ai Cập đã thả thi thể bốc mùi của ‘Thùng Gỗ’ Bylund Bengt vào miệng cá Biển Đỏ cuối cùng cũng đến Djibouti để nghỉ phép ba ngày.
Trong túi quần sau của gã có cái ví của Ốc Vít với 800 crown Thụy Điển tiền mặt. Gã chẳng biết nó giá trị bao nhiêu nhưng vẫn hi vọng, và kiếm một nơi nào đó để đổi tiền.
Thủ đô của Djibouti, thật khó tin, lại trùng tên với nước này, và là một chỗ rất trẻ trung, sống động. Sống động vì Djibouti có vị trí chiến lược ở mũi Châu Phi, ngay chỗ Biển Đỏ đổ ra đại dương. Và trẻ trung vì người sống ở Djibouti không thọ. Sinh nhật năm mươi đã là một cái gì ngoại lệ.
Gã thủy thủ Ai Cập dừng lại ở chợ cá của thành phố, có lẽ định ăn một món gì chiên trước khi tiếp tục tìm nơi để đổi tiền. Ngay chỗ gã đứng có một người đàn ông địa phương, đẫm mồ hôi, đứng nhấp nhổm đổi chân liên tục, mắt bồn chồn, dáo dác. Gã thủy thủ không lạ khi thấy anh ta đẫm mồ hôi, vì trời ít nhất phải 35 độ C trong bóng râm, thêm nữa, người đàn ông đang mặc hai chiếc sarong, hai áo sơ mi dưới cái mũ kiểu Thổ kéo sụp xuống.
Người đàn ông đẫm mồ hôi trạc hai mươi tư đến hai mươi lăm tuổi, và chẳng hề muốn sống lâu hơn. Tâm trí anh ta đang hướng về cuộc cách mạng. Không phải vì thực tế rằng một nửa dân số của đất nước bị thất nghiệp, vì cứ năm người dân thì có một người bị HIV hoặc AIDS, không vì tình trạng thiếu nước uống đến vô vọng, cũng không vì sa mạc đang lan rộng trên toàn quốc nuốt chửng số đất canh tác nhỏ đến thảm hại mà họ từng có. Không, người đàn ông tức giận vì Mỹ đã thành lập một căn cứ quân sự ở nước này.
Mà tất nhiên không chỉ có một mình Mỹ. Lính Lê dương Pháp đã ở đấy. Có một liên hệ chặt chẽ giữa Pháp và Djibouti. Nước này từng được gọi (tất nhiên bằng tiếng Pháp) là Somaliland thuộc Pháp cho đến khi họ được phép tách ra độc lập vào những năm 1970.
Nhưng ngay cạnh căn cứ lính Lê dương, Mỹ đã thương lượng quyền thành lập căn cứ riêng của mình ở một khoảng cách thuận tiện từ vùng Vịnh và Afghanistan, và quả thực một chuỗi bi kịch Trung Phi chỉ chờ dịp bùng nổ. Người Mỹ thấy thế là hay, trong khi hầu hết dân Djibouti không quan tâm. Họ còn đang bận bịu để sinh tồn ngày qua ngày.
Nhưng có một trong số họ rõ ràng có thời gian để nghĩ đến sự hiện diện của Mỹ. Hoặc có thể anh ta chỉ hơi cuồng tín với tôn giáo tốt nhất thế gian của mình.
Dù lý do thì anh ta giờ đang lang thang ở trung tâm thủ đô, tìm kiếm một nhóm lính Mỹ sắp nghỉ phép. Vừa đi, anh ta vừa căng thẳng lần tay vào sợi dây mà mình sắp kéo - vào đúng thời điểm - để thổi bay bọn Mỹ xuống địa ngục còn anh ta sẽ bay theo hướng ngược lại.
Tuy nhiên, như ta đã biết, trời nóng vã mồ hôi (nó thường thế ở Djibouti). Quả bom gắn vào bụng và lưng anh ta còn được bọc bởi hai lớp quần áo. Kẻ đánh bom tự sát gần như sôi lên trong nắng mặt trời và cuối cùng anh ta vô tình kéo sợi dây hơi quá tay.
Thế là anh ta biến mình và những người không may đứng gần anh ta thành món thịt bằm. Hai người Djibouti nữa chết còn chừng mười người bị thương nặng.
Không ai trong số các nạn nhân là người Mỹ. Tuy nhiên, người đứng gần kẻ ôm bom tự sát nhất hình như là người châu Âu. Cảnh sát tìm thấy ví của anh ta, lạ thay vẫn còn khá nguyên vẹn, bên cạnh phần thi thể sót lại của người sở hữu nó. Ngoài 800 crown Thụy Điển tiền mặt, chiếc ví còn chứa hộ chiếu và giấy phép lái xe.
Ngày hôm sau, lãnh sự Thụy Điển ở Djibouti đã được thị trưởng thành phố thông báo rằng các bằng chứng cho thấy công dân Thụy Điển Erik Bengt Bylund đã là nạn nhân vụ đánh bom điên rồ ở chợ cá của thành phố.
Thành phố tiếc rằng không thể giao phần còn lại của Bylund vì cơ thể anh ta bị tàn phá nặng nề. Nhưng những mảnh tử thi ngay lập tức đã được hỏa táng, với nghi thức trang trọng.
Tuy nhiên, lãnh sự Thụy Điển vẫn nhận được ví của Bylund, trong đó có hộ chiếu và giấy phép lái xe (còn số tiền dường như đã bốc hơi dọc đường). Thị trưởng bày tỏ hối tiếc rằng thành phố đã không thể bảo vệ công dân Thụy Điển, nhưng ông cảm thấy có nghĩa vụ phải chỉ ra một điều, nếu Ngài Lãnh sự cho phép.
Vấn đề thực tế là Bylund đã ở Djibouti mà không có thị thực hợp lệ. Thị trưởng không biết ông đã nêu ra vấn đề này bao nhiêu lần với người Pháp và cả Tổng thống Guelleh. Nếu người Pháp muốn đưa lính Lê dương trực tiếp đến căn cứ của mình thì đó là việc của họ. Tuy nhiên, cùng lúc đó, một người lính Lê dương rời căn cứ để đi vào thành phố Djibouti (‘thành phố của tôi’ như thị trưởng gọi) với tư cách dân sự thì trước hết anh ta phải có giấy tờ hợp lệ. Thị trưởng không nghi ngờ rằng Bylund là lính Lê dương nước ngoài, ông quá biết kiểu đó. Người Mỹ giữ nghiêm luật lệ không sơ sẩy, nhưng người Pháp cư xử như thời họ vẫn còn ở Somaliland.
Lãnh sự cảm ơn thị trưởng về lời chia buồn, nói dối và hứa hẹn sẽ thảo luận về vấn đề thị thực với các đại diện của Pháp vào một dịp thích hợp.
*
Đó là một khám phá thực sự khủng khiếp với Arnis Ikstens, người chẳng may điều khiển chiếc máy nghiền ở bãi xe hơi phế thải ở ngoại ô phía nam của Riga, thủ đô Latvia. Khi chiếc xe cuối cùng trong hàng đã bị đè bẹp dí, đột nhiên ông thấy một cánh tay người thò ra khỏi tấm kim loại hình vuông mà mới đây còn là một chiếc xe hơi.
Tất nhiên Arnis gọi điện ngay cho cảnh sát rồi bỏ về nhà mặc dù mới giữa ngày. Hình ảnh cánh tay chết còn ám ảnh anh ta một thời gian dài. Anh ta cầu Chúa rằng người này đã chết trước khi mình đè bẹp chiếc xe trong máy nghiền.
Cảnh sát trưởng ở Riga đích thân thông báo cho đại sứ Thụy Điển rằng công dân của họ, Henrik Mikael Hultén được tìm thấy đã chết trong chiếc Ford Mustang ở bãi xe hơi phế thải vùng ngoại ô phía nam Riga.
Họ chưa thể xác nhận đó chính là anh ta, nhưng các thứ trong chiếc ví mà người chết mang theo cho giả định là danh tính của anh ta như thế.
*
Vào lúc 11 giờ 15 sáng ngày 26 tháng Năm, Bộ Ngoại giao Thụy Điển ở Stockholm nhận được một telefax từ lãnh sự quán tại Djibouti, gồm các thông tin và tài liệu liên quan đến một công dân Thụy Điển đã chết. Tám phút sau, một bản fax thứ hai đến, về cùng một chủ đề, nhưng lần này được gửi từ Đại sứ quán ở Latvia.
Nhân viên trực ở Bộ ngoại giao nhận ra ngay tên và hình ảnh những người chết - cách đây không lâu, ông đã đọc về họ trên báo lá cải. Ông lấy làm lạ rằng họ đã chết quá xa Thụy Điển, vì các bài báo chẳng hề đưa ra gợi ý nào như thế. Nhưng đấy là việc của cảnh sát và công tố viên. Nhân viên của Bộ scan lại hai bức telefax rồi viết một e-mail chứa tất cả các thông tin liên quan đến hai nạn nhân, gửi cho phòng cảnh sát huyện ở Eskilstuna. Ở đó, một nhân viên khác đọc email, nhướng mày, và chuyển nó đến công tố viên Ranelid.
Công tố viên Ranelid thấy đời mình vỡ vụn. Vụ án ông già trăm tuổi giết ba người là bước đột phá nghề nghiệp mà Ranelid đã chờ đợi một thời gian dài, và ông thực sự xứng đáng với nó.
Nhưng bây giờ té ra nạn nhân thứ nhất đã chết ở Sörmland, ba tuần sau lại chết một lần nữa ở Djibouti. Và nạn nhân hai, đã qua đời ở Småland, rồi lại chết nữa ở Riga, Latvia.
Sau mười lần thở sâu qua cửa sổ văn phòng để mở, não công tố viên Ranelid bắt đầu làm việc trở lại. Phải điện thoại cho Aronsson, Ranelid kết luận.
Và Aronsson phải tìm thấy nạn nhân số ba. Và phải có liên hệ về ADN giữa ông già trăm tuổi và số ba. Phải là như thế.
Nếu không Ranelid đã xử sự như một thằng ngốc.
*
Khi Chánh Thanh tra Aronsson nghe giọng Ranelid qua điện thoại, ông lập tức bắt đầu kể với Ranelid mình đã tìm thấy Allan Karlsson và Karlsson giờ đã bị bắt (mặc dù kẻ bị bắt đang đứng trong bếp pha cà phê cho Aronsson ).
- Về những người khác, tôi ngờ rằng họ đang ở quanh đây, nhưng tôi nghĩ tốt nhất tôi nên gọi người đến tăng cường đã...
Công tố viên Ranelid cắt ngang báo cáo của thanh tra và tuyệt vọng nói với ông rằng nạn nhân số một được tìm thấy đã chết ở Djibouti, và nạn nhân thứ hai thì ở Riga, và chuỗi bằng chứng gián tiếp đã hoàn toàn vỡ vụn.
- Djibouti? - Chánh Thanh tra Aronsson hỏi. - Nó ở đâu?
- Tôi chẳng biết, - công tố viên Ranelid nói, - nhưng nếu nó cách làng đúc Aker hơn 20 km thì lập luận của tôi bị suy yếu kinh khủng. Bây giờ, ông phải tìm thấy nạn nhân số ba, ông có nghe tôi nói không Göran? Ông phải tìm thấy anh ta.
Đúng lúc đó, Per-Gunnar Gerdin vừa tỉnh giấc, bước ra hiên. Hắn ta gật đầu một cách lịch sự nhưng có phần thận trọng với Chánh Thanh tra Aronsson đang nhìn hắn đầy kích động.
- Tôi tin chắc rằng nạn nhân số ba vừa tìm thấy tôi, ông nói.
*
Thứ Tư 25 tháng Năm 2005 - Thứ Năm 26 tháng Năm 2005
Gã thủy thủ Ai Cập đã thả thi thể bốc mùi của ‘Thùng Gỗ’ Bylund Bengt vào miệng cá Biển Đỏ cuối cùng cũng đến Djibouti để nghỉ phép ba ngày.
Trong túi quần sau của gã có cái ví của Ốc Vít với 800 crown Thụy Điển tiền mặt. Gã chẳng biết nó giá trị bao nhiêu nhưng vẫn hi vọng, và kiếm một nơi nào đó để đổi tiền.
Thủ đô của Djibouti, thật khó tin, lại trùng tên với nước này, và là một chỗ rất trẻ trung, sống động. Sống động vì Djibouti có vị trí chiến lược ở mũi Châu Phi, ngay chỗ Biển Đỏ đổ ra đại dương. Và trẻ trung vì người sống ở Djibouti không thọ. Sinh nhật năm mươi đã là một cái gì ngoại lệ.
Gã thủy thủ Ai Cập dừng lại ở chợ cá của thành phố, có lẽ định ăn một món gì chiên trước khi tiếp tục tìm nơi để đổi tiền. Ngay chỗ gã đứng có một người đàn ông địa phương, đẫm mồ hôi, đứng nhấp nhổm đổi chân liên tục, mắt bồn chồn, dáo dác. Gã thủy thủ không lạ khi thấy anh ta đẫm mồ hôi, vì trời ít nhất phải 35 độ C trong bóng râm, thêm nữa, người đàn ông đang mặc hai chiếc sarong, hai áo sơ mi dưới cái mũ kiểu Thổ kéo sụp xuống.
Người đàn ông đẫm mồ hôi trạc hai mươi tư đến hai mươi lăm tuổi, và chẳng hề muốn sống lâu hơn. Tâm trí anh ta đang hướng về cuộc cách mạng. Không phải vì thực tế rằng một nửa dân số của đất nước bị thất nghiệp, vì cứ năm người dân thì có một người bị HIV hoặc AIDS, không vì tình trạng thiếu nước uống đến vô vọng, cũng không vì sa mạc đang lan rộng trên toàn quốc nuốt chửng số đất canh tác nhỏ đến thảm hại mà họ từng có. Không, người đàn ông tức giận vì Mỹ đã thành lập một căn cứ quân sự ở nước này.
Mà tất nhiên không chỉ có một mình Mỹ. Lính Lê dương Pháp đã ở đấy. Có một liên hệ chặt chẽ giữa Pháp và Djibouti. Nước này từng được gọi (tất nhiên bằng tiếng Pháp) là Somaliland thuộc Pháp cho đến khi họ được phép tách ra độc lập vào những năm 1970.
Nhưng ngay cạnh căn cứ lính Lê dương, Mỹ đã thương lượng quyền thành lập căn cứ riêng của mình ở một khoảng cách thuận tiện từ vùng Vịnh và Afghanistan, và quả thực một chuỗi bi kịch Trung Phi chỉ chờ dịp bùng nổ. Người Mỹ thấy thế là hay, trong khi hầu hết dân Djibouti không quan tâm. Họ còn đang bận bịu để sinh tồn ngày qua ngày.
Nhưng có một trong số họ rõ ràng có thời gian để nghĩ đến sự hiện diện của Mỹ. Hoặc có thể anh ta chỉ hơi cuồng tín với tôn giáo tốt nhất thế gian của mình.
Dù lý do thì anh ta giờ đang lang thang ở trung tâm thủ đô, tìm kiếm một nhóm lính Mỹ sắp nghỉ phép. Vừa đi, anh ta vừa căng thẳng lần tay vào sợi dây mà mình sắp kéo - vào đúng thời điểm - để thổi bay bọn Mỹ xuống địa ngục còn anh ta sẽ bay theo hướng ngược lại.
Tuy nhiên, như ta đã biết, trời nóng vã mồ hôi (nó thường thế ở Djibouti). Quả bom gắn vào bụng và lưng anh ta còn được bọc bởi hai lớp quần áo. Kẻ đánh bom tự sát gần như sôi lên trong nắng mặt trời và cuối cùng anh ta vô tình kéo sợi dây hơi quá tay.
Thế là anh ta biến mình và những người không may đứng gần anh ta thành món thịt bằm. Hai người Djibouti nữa chết còn chừng mười người bị thương nặng.
Không ai trong số các nạn nhân là người Mỹ. Tuy nhiên, người đứng gần kẻ ôm bom tự sát nhất hình như là người châu Âu. Cảnh sát tìm thấy ví của anh ta, lạ thay vẫn còn khá nguyên vẹn, bên cạnh phần thi thể sót lại của người sở hữu nó. Ngoài 800 crown Thụy Điển tiền mặt, chiếc ví còn chứa hộ chiếu và giấy phép lái xe.
Ngày hôm sau, lãnh sự Thụy Điển ở Djibouti đã được thị trưởng thành phố thông báo rằng các bằng chứng cho thấy công dân Thụy Điển Erik Bengt Bylund đã là nạn nhân vụ đánh bom điên rồ ở chợ cá của thành phố.
Thành phố tiếc rằng không thể giao phần còn lại của Bylund vì cơ thể anh ta bị tàn phá nặng nề. Nhưng những mảnh tử thi ngay lập tức đã được hỏa táng, với nghi thức trang trọng.
Tuy nhiên, lãnh sự Thụy Điển vẫn nhận được ví của Bylund, trong đó có hộ chiếu và giấy phép lái xe (còn số tiền dường như đã bốc hơi dọc đường). Thị trưởng bày tỏ hối tiếc rằng thành phố đã không thể bảo vệ công dân Thụy Điển, nhưng ông cảm thấy có nghĩa vụ phải chỉ ra một điều, nếu Ngài Lãnh sự cho phép.
Vấn đề thực tế là Bylund đã ở Djibouti mà không có thị thực hợp lệ. Thị trưởng không biết ông đã nêu ra vấn đề này bao nhiêu lần với người Pháp và cả Tổng thống Guelleh. Nếu người Pháp muốn đưa lính Lê dương trực tiếp đến căn cứ của mình thì đó là việc của họ. Tuy nhiên, cùng lúc đó, một người lính Lê dương rời căn cứ để đi vào thành phố Djibouti (‘thành phố của tôi’ như thị trưởng gọi) với tư cách dân sự thì trước hết anh ta phải có giấy tờ hợp lệ. Thị trưởng không nghi ngờ rằng Bylund là lính Lê dương nước ngoài, ông quá biết kiểu đó. Người Mỹ giữ nghiêm luật lệ không sơ sẩy, nhưng người Pháp cư xử như thời họ vẫn còn ở Somaliland.
Lãnh sự cảm ơn thị trưởng về lời chia buồn, nói dối và hứa hẹn sẽ thảo luận về vấn đề thị thực với các đại diện của Pháp vào một dịp thích hợp.
*
Đó là một khám phá thực sự khủng khiếp với Arnis Ikstens, người chẳng may điều khiển chiếc máy nghiền ở bãi xe hơi phế thải ở ngoại ô phía nam của Riga, thủ đô Latvia. Khi chiếc xe cuối cùng trong hàng đã bị đè bẹp dí, đột nhiên ông thấy một cánh tay người thò ra khỏi tấm kim loại hình vuông mà mới đây còn là một chiếc xe hơi.
Tất nhiên Arnis gọi điện ngay cho cảnh sát rồi bỏ về nhà mặc dù mới giữa ngày. Hình ảnh cánh tay chết còn ám ảnh anh ta một thời gian dài. Anh ta cầu Chúa rằng người này đã chết trước khi mình đè bẹp chiếc xe trong máy nghiền.
Cảnh sát trưởng ở Riga đích thân thông báo cho đại sứ Thụy Điển rằng công dân của họ, Henrik Mikael Hultén được tìm thấy đã chết trong chiếc Ford Mustang ở bãi xe hơi phế thải vùng ngoại ô phía nam Riga.
Họ chưa thể xác nhận đó chính là anh ta, nhưng các thứ trong chiếc ví mà người chết mang theo cho giả định là danh tính của anh ta như thế.
*
Vào lúc 11 giờ 15 sáng ngày 26 tháng Năm, Bộ Ngoại giao Thụy Điển ở Stockholm nhận được một telefax từ lãnh sự quán tại Djibouti, gồm các thông tin và tài liệu liên quan đến một công dân Thụy Điển đã chết. Tám phút sau, một bản fax thứ hai đến, về cùng một chủ đề, nhưng lần này được gửi từ Đại sứ quán ở Latvia.
Nhân viên trực ở Bộ ngoại giao nhận ra ngay tên và hình ảnh những người chết - cách đây không lâu, ông đã đọc về họ trên báo lá cải. Ông lấy làm lạ rằng họ đã chết quá xa Thụy Điển, vì các bài báo chẳng hề đưa ra gợi ý nào như thế. Nhưng đấy là việc của cảnh sát và công tố viên. Nhân viên của Bộ scan lại hai bức telefax rồi viết một e-mail chứa tất cả các thông tin liên quan đến hai nạn nhân, gửi cho phòng cảnh sát huyện ở Eskilstuna. Ở đó, một nhân viên khác đọc email, nhướng mày, và chuyển nó đến công tố viên Ranelid.
Công tố viên Ranelid thấy đời mình vỡ vụn. Vụ án ông già trăm tuổi giết ba người là bước đột phá nghề nghiệp mà Ranelid đã chờ đợi một thời gian dài, và ông thực sự xứng đáng với nó.
Nhưng bây giờ té ra nạn nhân thứ nhất đã chết ở Sörmland, ba tuần sau lại chết một lần nữa ở Djibouti. Và nạn nhân hai, đã qua đời ở Småland, rồi lại chết nữa ở Riga, Latvia.
Sau mười lần thở sâu qua cửa sổ văn phòng để mở, não công tố viên Ranelid bắt đầu làm việc trở lại. Phải điện thoại cho Aronsson, Ranelid kết luận.
Và Aronsson phải tìm thấy nạn nhân số ba. Và phải có liên hệ về ADN giữa ông già trăm tuổi và số ba. Phải là như thế.
Nếu không Ranelid đã xử sự như một thằng ngốc.
*
Khi Chánh Thanh tra Aronsson nghe giọng Ranelid qua điện thoại, ông lập tức bắt đầu kể với Ranelid mình đã tìm thấy Allan Karlsson và Karlsson giờ đã bị bắt (mặc dù kẻ bị bắt đang đứng trong bếp pha cà phê cho Aronsson ).
- Về những người khác, tôi ngờ rằng họ đang ở quanh đây, nhưng tôi nghĩ tốt nhất tôi nên gọi người đến tăng cường đã...
Công tố viên Ranelid cắt ngang báo cáo của thanh tra và tuyệt vọng nói với ông rằng nạn nhân số một được tìm thấy đã chết ở Djibouti, và nạn nhân thứ hai thì ở Riga, và chuỗi bằng chứng gián tiếp đã hoàn toàn vỡ vụn.
- Djibouti? - Chánh Thanh tra Aronsson hỏi. - Nó ở đâu?
- Tôi chẳng biết, - công tố viên Ranelid nói, - nhưng nếu nó cách làng đúc Aker hơn 20 km thì lập luận của tôi bị suy yếu kinh khủng. Bây giờ, ông phải tìm thấy nạn nhân số ba, ông có nghe tôi nói không Göran? Ông phải tìm thấy anh ta.
Đúng lúc đó, Per-Gunnar Gerdin vừa tỉnh giấc, bước ra hiên. Hắn ta gật đầu một cách lịch sự nhưng có phần thận trọng với Chánh Thanh tra Aronsson đang nhìn hắn đầy kích động.
- Tôi tin chắc rằng nạn nhân số ba vừa tìm thấy tôi, ông nói.
*
Bình luận facebook