Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 39
Mấy ngày nay thời tiết càng lúc càng xấu. Bầu trời mầu chì hạ thấp xuống, mưa liên miên, gió từng cơn xô ngã những bụi tre ven bờ sông. Cây cối trong vườn xơ xác, cành lá tơi tả gãy đổ vì bão dữ. Tin chiến thắng Gia Định về tới Qui Nhơn từ cả tuần trước khiến cả phủ xôn xao mừng rỡ. Người ta chờ đợi đoàn thuyền chiến thắng trở về từng ngày, từng giờ, và cơn bão đến thật không đúng lúc. Đã có những lời đồn đãi bất lợi rằng gió lớn đã thổi dạt hơn hai trăm chiếc ghe bầu chở đầy lương thực vào Bình Khang, và đã xảy ra một trận huyết chiến giữa đoàn quân chiến thắng và quân Tống Phúc Hợp. Có tin lại bảo đoàn thuyền hiện tạm ghé vào Vĩnh Long, trại chủ phải gửi ngay một đạo quân vào Phú Yên để bảo vệ số lương thực thu được. Những lời đồn đại ấy tăng thêm không khí chờ đợi náo nức, và có hậu quả cấp thời là giá gạo ngoài thị trường hạ thấp chưa từng có. An có mang đến tháng thứ bảy nên trong người uể oải khó chịu, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ. Bước đi của chị đến bấy giờ mới thực sự lạch bạch y như con vịt. Đôi vai chị vẫn nhỏ và ốm, khuôn mặt hơi xanh, khiến cái bụng to càng nổi bật thành một gánh nặng quá sức của người tập sự làm mẹ lần đầu. Chị cũng vui mừng và lo lắng theo nỗi vui nỗi lo chung. Hôm nào Lãng ghé thăm An cũng hỏi tin tức đoàn ghe bầu. Thấy chị sốt ruột quá, Lãng ngạc nhiên hỏi:
- Chị lo lắng cho anh Lợi còn hơn cả cho chị nữa. Hóa ra chị thương anh ấy đến độ đó sao?
An giật mình nhìn em, hơi ngỡ ngàng:
- Em hỏi gì lạ vậy? Không lo cho chồng thì lo cho ai nữa?
Lãng biết mình nói hớ, vội chuyển câu chuyện sang hướng khác. Anh bắt đầu thấy thế giới tình cảm có những điều phức tạp hơn anh tưởng. Lãng hơi thất vọng, vì hình dáng ủ ê lẫn tâm trạng lo âu của chị. Anh bực bội cố tìm những tin không vui để báo cho chị, nhưng ngạc nhiên làm sao, An hớn hở đón nhận những tin ấy. Khi Lãng nói:
- Nghe đâu trại chủ không bằng lòng mấy về chuyến tấn công Gia Định này. Ý định của trại chủ là tiêu diệt đám quan quân nhà Nguyễn rồi tổ chức lại thành trì làm kế lâu dài. Nhưng ông Thiếu phó chỉ lo thu hết thóc lúa chất đầy thuyền rồi giong buồm về đây.
An cười, góp ý:
- Làm như vậy là phải. Mới đi lần đầu, đã biết lực lượng địch thế nào mà dám ở lại. Thu hết thóc kho của chúng tức là tiêu diệt chúng dần dần rồi!
Lãng tức tối nói:
- Nghĩ như chị thì còn gì nữa! Vội vội vàng vàng vào đó chở thóc đem về, chẳng khác nào...
An cắt lời em:
- Thì lo cái gì cũng không bằng lo cái bụng. Dĩ thực vi tiên. Anh Lợi đi chuyến này giúp được khối việc cho ông Lữ. Chuyển vận mấy trăm ghe thóc, đâu phải là chuyện đùa.
Lãng không thèm nói gì với chị nữa. Anh lẩm bẩm: "Chị ấy thương chồng đến thế kia à? Chị ấy bất chấp lý lẽ, nói sao cũng xuôi miễn anh Lợi trở về an toàn với chị!"
Cuối tháng Tám, tức là khoảng 10 ngày sau cái hôm hai chị em An gặp nhau, Lợi trở về an toàn như mong ước của vợ. Đoàn ghe bầu có gặp bão, có dạt vào Vĩnh Long mấy hôm, nhưng lực lượng của Tống Phúc Hợp đã kéo vào Gia Định cứu viện nên không có cuộc chạm trán nào xảy ra như tin đồn đãi. An mừng quá, cầm lấy hai tay chồng lắc lắc, không biết nói sao cho hết nỗi lo lắng, mừng tủi. Chị nhìn ngón chân cái của Lợi hỏi:
- Lành hẳn rồi chứ?
Lợi nhớ chuyện cũ, cười đáp:
- Vâng. Lành hẳn rồi. Anh chỉ việc ngâm chân xuống biển vài bận là tự nhiên khỏi. Còn em hình như vừa đau dậy phải không?
- Đâu có! Em vẫn thường. Chỉ lâu lâu, cái chú trong này hung hăng đạp dữ, em bị đau tí chút thôi.
Lợi chợt nhớ đến tình trạng thai nghén của vợ. Nhìn xuống bụng An. Cái bụng quá lớn so với thân thể ốm yếu. Lợi lo ngại hỏi:
- Em mang nặng lắm nhỉ? Có cần anh giúp không?
An lườm chồng rồi bảo:
- Có.
- Giúp gì nào?
- Làm ơn đừng bắt em mang nặng lần nào nữa. Một lần đủ rồi!
Lợi cười thích thú:
- Không được. Trời cho bao nhiêu mừng bấy nhiêu. Nhà có phúc dày lắm mới được con đàn cháu đống. Chúng ta mới có một đứa, ăn thua gì. À lúc nãy em bảo "cái chú này". Có chắc ta sắp có con trai không?
- Em chỉ đoán thế, vì thấy nó đạp dữ quá.
Nét mặt Lợi hân hoan hẳn lên. Đôi mắt mơ màng. Lợi nói:
- Anh phải cho nó học võ để lớn làm tướng. Ở thời loạn này không có gươm trong tay, hét cũng không ai sợ chứ đừng nói chuyện từ tốn ôn hòa. Một là phải có thần thế. Hai là phải có lưỡi gươm bén. Chuyến vừa rồi không có ông Thiếu phó chắc anh không tài nào đem mấy trăm ghe bầu thóc về đây được.
An sửa lại cái cúc áo cho chồng, tò mò hỏi:
- Trong Gia Định lúa thóc giàu có đến thế à?
- Vâng. Dân cư còn thưa thớt nhưng đồng ruộng phì nhiêu lắm. Gieo một giạ giống rồi giao cho trời,đến mùa thu được ba trăm giạ.
- Vậy thì người nào cũng thành điền chủ cả sao?
- Không. Chuyện đời đâu có đơn giản vậy. Họ còn phải nộp thóc sưu thuế cho quan phủ để chở về kinh đô, còn lại một ít vừa trả nợ cho dân Hoa Kiều trên chợ, vừa ăn nhín nhịn thèm cho đủ đến mùa sau. Dân ruộng vẫn khổ, chỉ có các xóm Hoa Kiều và kho thóc của Chúa là đầy ắp của cải, sản vật. Phố sá san sát, nhà cửa quanh bến ghe hoặc chợ đều xây gạch lợp ngói. Hàng hóa ở phố Sài Gòn và Cù lao phố bày la liệt, thứ gì cũng có.
Rồi nhìn trước nhìn sau, Lợi hạ thấp giọng hỏi vợ:
- Cha đâu rồi?
- Nằm ở nhà trên. Chắc đang ngủ. Chờ cha dậy hãy lên chào cũng được. Từ hôm có bão, tội nghiệp, cha cứ lo lắng cho anh.
- Cha ngủ rồi à? Anh có mang về làm quà cho em thứ này hay lắm. Đoán xem nào!
An không dằn được vui mừng, cũng thấp giọng hỏi Lợi:
- Quà à? Cho em xem đi.
Lợi nhìn lên phía nhà trên, căn dặn vợ:
- Nhưng em đừng nói cho ai biết nhé. Kể cả cha nữa.
- Được. Thứ gì mà anh làm ra vẻ bí mật vậy?
Lợi rút từ trong bọc áo trong ra một gói giấy buộc kỹ. Anh run run mở dây chỉ. An hồi hộp theo dõi mấy ngón tay bối rối của chồng. Sau hai ba lớp giấy, An thấy một thỏi vàng lớn bằng ba ngón tay, dày mấy phân. Lợi sung sướng khoe:
- Chừng khoảng năm, sáu lượng gì đấy. Em thấy chưa, nếu cứ ru rú trong cái góc kho tối tăm thì được gì. Anh còn thêm một số quà khác cho em nữa, nhưng phải chờ ghe về đây đã. Ông Thiếu phó hết lời khen anh. Không có anh, còn lâu mới đem được bấy nhiêu thóc về đây. Nhưng cũng phải nhận không có cái uy của Thiếu phó, anh khó mà làm được gì. Ủa, sao em dàu dàu nét mặt vậy. Chú nhỏ lại đạp à?
*
* *
Sau chuyến vận lương ở Gia Định, Lợi mau chóng leo trở lại địa vị cũ trước ngày lấy An. Khả năng tổ chức và tài tháo vát của Lợi trở thành sự thực hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận được nữa. Sự thành công cả hai mặt quân sự và kinh tế của cuộc nam chinh đầu tiên cũng khiến trại chủ hân hoan và bao dung độ lượng hơn. Thiếu phó đề nghị việc gì cũng được trại chủ chấp thuận. Nhờ vậy, Lợi được giữ chức vụ quan trọng về quân lương, được tặng một số không nhỏ chiến lợi phẩm từ vải vóc,đồ sứ, đồ đồng cho tới tiền bạc. Vì thiếu ghe thuyền chuyên chở, quân Tây Sơn đã bắt buộc một số ghe chài phải chở lúa về tận Qui Nhơn. Dĩ nhiên các chủ thuyền cùng gia đình họ không dám trở lại Gia Định. Lợi đưa hai bé gái (một đứa lên mười, một đứa mười hai) con nhà thuyền chài rủi ro bị ép buộc di tản đó về nhà giúp việc cho An. Đứa lớn lo việc bếp núc. Đứa nhỏ chuẩn bị để bế em bé. Nhờ thế gần hai tháng ở cữ cuối cùng, An được sống an nhàn sung túc, khỏi phải lo lắng điều gì.
Lợi xuất tiền sửa sang lại vườn tược, mua sắm thêm bàn ghế. Anh kêu thợ vôi về đắp cho cha vợ một cái hồ nuôi cá vàng, có đầy đủ hòn non bộ, những chiếc cầu cong bắc qua suối, con nai ngơ ngác ở bìa rừng, cây tùng già trên chóp núi và vài lão tiều lão ngư. Ông giáo tiếp nhận sự săn đón, cung phụng của người con rể đắc thế với vẻ thản nhiên. Lợi hơi buồn, nhưng An tìm cách vuốt ve chồng, bảo rằng ông giáo hơi lẩm cẩm nên không thấy hết các đức tốt hiếu thảo của Lợi. Khỏi chờ đợi lâu, bạn bè cũ của Lợi lại ùn ùn kéo đến, khi thì thầm nhờ vả điều này, khi xum xoe biếu xén thứ kia. Nhiều hôm An vất vả giúp đỡ hai đứa giúp việc rót trà, dọn rượu, hoặc chịu đựng cảnh khách khứa ồn ào. Nhưng An vẫn vui, lòng tự ái được vuốt ve, nhất là chính mắt chứng kiến vai vế quan trọng của chồng trong buổi mới. An còn trẻ quá để ghi nhớ những chuyện ấm lạnh của nhân tình. Có thể trong tâm trí ông giáo, qua cái nhìn khinh thị và nụ cười mỉm của ông khi phải tiếp chuyện đám bạn bè của Lợi, ông giáo còn nhớ đến cảnh quạnh quẽ lúc bị thất thế. Riêng An thì chị hoàn toàn thỏa mãn với cảnh sống rộn rã này. Vì sắp tới kỳ sinh nở, không tiện xuất hiện trước khách khứa. An chỉ ngồi ở buồng trong nghe chồng và bạn bè bàn luận. Họ khen ngợi nhau, nhờ vả nhau một cách sòng phẳng, thẳng thắn, không e ngại khi phải nói đến chuyện tiền bạc. Nhiều người đến thăm Lợi, nhưng có dẫn theo cả vợ nữa. Những người đàn bà ăn nói lịch thiệp khôn khéo ấy thường để mặc cho chồng thưa chuyện với chủ nhà, còn mình thì tìm gặp bà chủ. Họ khen An quá trẻ để là vợ một nhân vật quan trọng như vậy, khen An đẹp tuy đang ở thời kỳ thai nghén. Từ dè dặt, dần dần An bị lôi cuốn vào các câu chuyện son phấn, quần áo, buôn bán, kinh doanh. Những người khác ấy thường trở lại thăm An với những món đồ An nhờ mua giùm mà nhất định không nhận lại tiền An trả, lắc đầu quầy quậy bảo giá món đồ đó rẻ lắm, không đáng bao nhiêu. Nay một ít, mai một ít, đồ đạc trong nhà An dần dần trở thành thừa thãi. Vả lại được dịp để Lợi hãnh diện về thế giá của mình.
*
* *
Khoảng rằm tháng Mười An bắt đầu cảm thấy khó chịu trong người. Bụng An râm râm, lâu lâu đau thốn ở phần bụng dưới. Chưa từng có kinh nghiệm sinh đẻ nên An không dám nghĩ mình sắp sinh con. Chị tưởng mình ăn phải một món thịt không được tươi. Nhưng chị cũng lan man đoán rằng có thể đây là dấu hiệu chuyển bụng, vì cảm giác đau đớn khác hẳn, chưa bao giờ như thế cả. Thấy chồng đang ngủ say, An không dám lay Lợi dậy. Chị tự nhủ có thể chú bé cựa quậy mạnh quá đấy thôi. Chịu khó một chút chú ta lại ngoan ngoãn! Nhưng dù cắn môi cố dằn càng lúc cơn đau càng tăng. Thân thể An đẫm ướt mồ hôi. Chị ngồi dậy, đưa hai tay bế bụng đi đi lại lại trong buồng, hy vọng nhờ vậy cơn đau có giảm bớt chăng. Cái bụng không trằn xuống như An tưởng, nhưng cảm giác căng thẳng dồn lại ở ngay phía dưới bụng. An rón rén xuống bếp. Đi tiểu xong, cảm giác khó chịu vẫn như cũ. Bấy giờ chị mới mạnh dạn lay Lợi:
- Anh, anh!
Lợi ú ớ xoay người ra phía ngoài, rồi nằm sấp lại tiếp tục ngáy. An phải lay thật mạnh Lợi mới chịu mở mắt ngơ ngác nhìn quanh. Anh chưa hiểu đang làm gì, đang ở đâu. Phải chờ một lúc Lợi mới nghe thấy được lời vợ. Anh nghe An nói:
- Không biết có phải đã đến lúc chưa? Em tưởng bị trúng thực vì món gỏi chiều hôm qua, nhưng chắc không phải.
Lợi choàng ngồi dậy, hấp tấp hỏi:
- Em bị trúng thực hả?
- Không. Hình như... hình như em sắp sinh rồi.
Lợi lo lắng hỏi:
- Thật à? Sao em biết?
- Em đau thốn ở chỗ này. Không phải ở dạ dày. Chỗ này này.
Lợi đứng bật dậy, chạy đến chỗ An đang đứng. Bộ dạng cuống cuồng của Lợi khiến An phải bật cười:
- Anh làm gì thế? Định đi đâu?
- Phải gọi cha dậy. May ra cha hiểu phải làm gì. Làm sao đây? Anh có biết ất giáp gì về chuyện sinh đẻ đâu?
An vội can:
- Đừng thức cha dậy. Anh qua nhà hàng xóm, nhờ thím bên đó dẫn đi tìm bà mụ. Em chưa sinh ngay đâu. Anh cứ yên tâm.
- Nhưng lỡ anh vừa đi khỏi thì em sinh con?
An cười gượng, cố giấu sự đau đớn:
- Không sao đâu. Em nghe nói còn phải vỡ nước ối nữa mới bắt đầu. Đi đi anh, bảo con bé nó thắp cái đèn lồng.
Lợi vừa bước ra cửa vừa quay nhìn vợ, như sợ An đẻ rớt ngay sau khi anh bước khỏi ngạch. Anh lo sợ quá, lò mò thế nào vấp phải mấy cái ghế. Con bé ngủ quá say khiến anh phải to tiếng mới vực được nó dậy. Vì thế Lợi đánh thức cả xóm vì sự mau miệng và hốt hoảng thiếu kinh nghiệm của anh.
Lợi mời được bà mụ về lúc gà gáy sáng.
Vừa hối thúc vừa năn nỉ, gần như Lợi lôi xệch bà lão qua khoảng đường gập ghềnh tối tăm về nhà mình. Để bà mụ bớt cằn nhằn, anh hứa trả một món tiền lớn, lại luôn miệng nói khôi hài cho đỡ sốt ruột. Tới cổng anh nghe có tiếng oa oa bên trong vườn. Nhưng An đã hết đau bụng, thản nhiên chờ Lợi về. Bà mụ bực dọc vì mệt nhoài và tưởng đã mất một món tiền công quá lớn, gắt gỏng với Lợi:
- Thế mà cậu bảo nếu chậm chân, về tới đây chỉ vừa kịp dự cúng thôi nôi cho cháu thôi!
An bật cười - Lợi ngơ ngác hỏi:
- Hay em bị trúng thực?
Bà mụ ngáp dài, rồi bảo An:
- Cô vào buồng cho tôi xem qua. Có lẽ còn sớm quá. Chà, cũng khá lớn đấy chứ. Con so phải không?
- Dạ vâng.
- Chân đã phù lên chưa? Còn... còn... nhưng thôi, cô vào đây với già. Cậu ngồi đấy đừng vào nhé.
Lợi hứa sẽ trả công hậu hĩnh nên bà cụ thuận ở lại để săn sóc An, chờ đỡ An khi sinh nở. Hai hôm sau, An lại chuyển bụng. Nhờ có bà cụ bên cạnh, chị cảm thấy yên tâm hơn. Chị khỏi phải hãi hùng khi chất nước nhầy lợn cợn đã tiết ra ở cửa mình và cơn co thắt mạnh và gấp hơn trước. Tuy nhiên An vẫn cảm thấy bơ vơ ghê gớm. Mặc những lời an ủi hoặc khuyến khích bông đùa, chị vẫn cảm thấy chỉ một mình mình chịu đựng cuộc thử thách xa lạ nguy hiểm này, một mình mình oằn người đau đớn, hai hàm răng cắn chặt lấy chéo khăn để khỏi phải bật khóc. Khi nước ối vỡ ra, cơn đau thắt thôi thúc chị thở gấp và một sức mạnh vô hình đột nhiên buộc chị rặn đẻ. An cố hết sức mà không thể nào làm đúng như lời thúc giục của bà mụ. Cái thai khá lớn, xương chậu lại hơi hẹp. Chị rặn đến mệt lả, mồ hôi vã ra như tắm. Đầu óc chị quay cuồng, tai chỉ nghe loáng thoáng tiếng bà mụ khi năn nỉ, khi quát tháo. Tình trạng nhập nhằng kéo dài không biết bao lâu, đến lúc An dùng hết sức bình sinh lấy hơi rặn thật mạnh thì một cảm giác đau như xé pha lẫn tê dại ồ ạt đến, bùng vỡ như một cái xác pháo. An ngất đi, tai chị nghe tiếng bùng nhùng không thể phân biệt được đâu là tiếng gió thổi, tiếng trẻ oa oa chào đời, tiếng cười nói cuống quít của bà mụ lẫn tiếng hỏi thăm thảng thốt của Lợi ở hai bên vách buồng.
Rồi dần dần mọi sự nhiễu loạn tan đi. An cảm thấy rã rời, ê ẩm từng đốt xương thớ thịt. Chị mở mắt láo liên nhìn quanh. Môi chị khô. Người ta đã thay cho An một cái quần khác. Chị muốn xin nước uống, nhưng cửa buồng đóng kín. Bên kia vách có nhiều tiếng thì thào. An muốn cất tiếng gọi nhưng tự nhiên sợ hãi. Chị tự hỏi: Ta còn sống nữa không? Chị nhấc tay lên sờ mặt mũi. Má chị còn ướt nước mắt. Lưỡi chị liếm quanh đôi môi khô, cảm giác tê cay có thực. Chị còn sống đây mà! Chị còn sống! Còn sống! Chị đã vượt qua cơn thử thách ghê gớm. Đến lúc đó, chị mới bắt đầu thắc mắc về đứa con vừa mới ra đời giữa cơn đau xé của thân thể mẹ. Cửa buồng xịch mở. Và hình ảnh đầu tiên khiến An muốn nghẹn thở vì hạnh phúc là Lợi đang bồng trên tay một "con người" đỏ hỏn, nhỏ xíu, ngang lưng có buộc một băng vải trắng. Lợi quên cả hỏi thăm sức khỏe vợ, đưa đứa con lại sát gần An khoe khoang:
- Con trai em ạ. Gớm ông tướng khóc to như cái tù và. Mãi bây giờ mới chịu ngủ một lúc.
*
* *
An nhìn đứa con mới sinh nằm bên cạnh mình với cảm giác bàng hoàng bán tín bán nghi. Chị vẫn chưa trọn tin sinh vật nhỏ xíu đỏ hỏn ấy do chính mình cưu mang suốt chín tháng để cuối cùng chịu đau đớn rặn sinh nó ra đời. Dù không muốn, An cứ có cảm tưởng sợ sệt, gần như ác cảm với đứa bé. Chị thấy nó xấu xí, ghê ghê chẳng khác nào một con chuột con. Đầu đứa bé quá dài so với thân thể. Hai mắt sưng mọng, mi mắt đỏ bầm. Da thịt lấm chấm những vùng tim tím như hình những cái vảy tròn. Tóc lưa thưa vài sợi dán chặt lên cái mỏ ác thoi thóp. Cánh mũi phập phồng. Đôi môi nhỏ mím lại, lâu lâu chúm lên nút nút như đang bú.
Chị tự hỏi: Con của ta đây sao? Con của mẹ? Hai tiếng mẹ con lần đầu đối với An có một âm hưởng đáng ngờ. Như vậy là ta đã làm mẹ đứa trẻ xấu xí này. Con! Mẹ! Con của mẹ! Mẹ của con! An không thể hình dung được mối dây thiêng liêng nào có thể buộc chặt chị với sinh vật xa lạ ấy. Vâng, đúng là nó hình thành từ trong bụng An, dần dần lớn lên từ máu huyết, thịt xương của An. Nó động đậy một chút là An đau. Nó đúng là thành phần của chính An, không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng đột nhiên nó thoát khỏi An, tách rời thành một sinh vật xa lạ, thở khác nhịp thở An, sống khác đời sống An. Nó hoàn toàn xa cách vì chưa biết mở mắt nhìn An, chưa biết cười để chị âu yếm, chưa biết làm nũng để chị dỗ dành. Nó nằm đó, nhưng chưa tham dự chút nào vào nỗi vui buồn chung. Ngược lại, giữa hai mẹ con chỉ mới có cảm giác rã rời, gần như lạc lõng ê chề. Con của An? An nhắc đi nhắc lại mãi ba tiếng đó mà vẫn chưa thấy chút xúc động quyến luyến nào.
An không có sữa nên Lợi phải thuê thêm một chị vú. Suốt một tháng sau ngày ở cữ, chị lại phải chịu đựng những kiêng khem khắt khe. Căn buồng của An đóng kín mít gần như muốn ngột thở. Mỗi ngày hai lần chị phải xông lửa để cho da dẻ được hồng hào sau khi sinh dậy. Thức ăn chỉ có cơm trắng quẹt muối tiêu, không khí trong buồng lúc nào cũng ngậy mùi dầu sả, mùi lá trầu cháy và mùi than. Cả Lợi lẫn ông giáo đều có quá ít hiểu biết về chuyện đàn bà sinh nở, nên bà mụ được toàn quyền buộc An kiêng khem đủ thứ. Kết quả là sau một tháng, người An gầy xọp, mắt yếu vì không quen ra ánh sáng. Mỗi ngày một lần chị vú bồng con vào thăm mẹ, và niềm vui duy nhất của An là được chứng kiến sự biến đổi mau chóng của đứa bé. Càng ngày da thịt nó càng bớt đỏ. Hình dáng cân đối hơn. Khuôn mặt sinh động. Ánh nhìn bớt ngỡ ngàng, và lâu lâu nó nhoẻn một nụ cười nhanh trong giấc ngủ. Chị vú bảo "bà mụ" đang tập cho nó biết cười, biết khóc, biết tủi thân thút thít, biết chới với đưa tay cầu cứu, biết đạp đổ phẫn nộ. An tin lời chị vú vì qua những cử động, gần như vô thức, An thấy con dần dần làm quen với những phản ứng phải có trước mọi cảnh huống sẽ gặp mai sau. Lòng yêu thương nhờ đó đậm nét, và An quen thuộc, e ấp, hồi hộp mỗi lần chị vú đưa đứa bé cho An ôm vào lòng. Chị xúc động thật sự khi thì thầm bảo con:
- Cưng của mẹ. Thằng chó! Đạp mẹ dữ quá, làm mẹ đau. Mẹ tưởng không sống nổi để trông thấy mặt con. Mai sau nhớ đừng làm mẹ khổ nhé! Đừng làm mẹ khóc nhé. Ấy ấy. Có mẹ đây. Việc gì mà sợ mà dơ cả hai tay chới với thế kia. Có mẹ đây, con ngoan. Không hiểu lời âu yếm của An có thấm được vào trí đứa bé không? Có lẽ có, vì sau đó, chị thấy nét mặt nó bình tĩnh hơn, lâu lâu nó mỉm cười.
*
* *
Lãng có về thăm chị khi An sinh được nửa tháng, nhưng anh không được vào buồng gặp An. Lãng chỉ được chị vú cho bồng đứa bé một chút để biết hương vị làm cậu. Cũng như chị, Lãng chưa thấy tình cậu cháu có gì đậm đà. Anh ra về, lòng canh cánh thương hại cho chị, tiếc nuối giùm chị.
Ngày cúng đầy tháng, Lãng lại được dịp ghé thăm nhà và gặp được người mẹ trẻ. Lòng anh đau thắt khi thấy An gầy xanh, mắt nhìn ngơ ngác như vừa từ một thế giới khác trở về. Anh có cảm tưởng An là một chiếc thuyền sau bao ngày vượt sóng, bây giờ dạt được vào một bãi cát, nan thuyền rạn, cột buồm long, phải nằm phơi mình ê ẩm trên cạn để chờ tu bổ trước khi lại ra khơi phiêu lưu chuyến nữa. Rồi chuyến nữa. Chuyến nữa. Cho đến lúc chỉ còn là một đống vụn những gỗ mục không còn ai thèm đoái hoài. Vì nghĩ như vậy nên Lãng trốn đám khách khứa ồn ào của Lợi, xuống nhà dưới nói chuyện với chị. Lãng gặp cô Thọ Hương đang ôm đứa bé con An nựng nịu, trong khi An âu yếm nhìn người bạn cũ với ánh mắt kẻ cả, bao dung. Thấy Lãng đến, Thọ Hương bối rối chưa biết nên trả đứa bé cho mẹ để ra về hay nên tự nhiên ở lại để hàn huyên. An vui mừng vì được Thọ Hương đến thăm, hãnh diện là đằng khác vì biết đó là dấu hiệu sự tín nhiệm của Tây Sơn vương đối với chồng mình. Chị cười hớn hở, đưa tay bảo Thọ Hương:
-. .. Đưa... đưa... chị bồng cho, không nó đi tiểu ướt hết bộ áo đẹp bây giờ. Ấy chết. Dám xưng chị với lại... với lại Quận chúa, thật vô lễ. Nhưng... nhưng bây giờ xưng hô sao đây hở Thọ Hương?
Thọ Hương co rúm người lại, sợ vô ý đứa bé lọt tay sẽ rơi mất, liếc về phía Lãng trước khi bảo An:
- Đừng nói thế, chị An. Có gì xảy ra chăng nữa em vẫn là em của chị. Quận chúa! Nghe tức cười lắm. Mấy chị của em như bà Nhậm (Vũ Văn Nhậm), bà Trị (Nguyễn Văn Trị) thích được gọi thế này thế nọ, riêng em, ai gọi Quận chúa em xấu hổ lắm. Cũng như trước kia...
Thọ Hương lại liếc về phía Lãng. Tự biết mình đã làm cho câu chuyện hai người bạn gái thiếu tự nhiên, Lãng nói với An:
- Em ra thăm cha một lát. Không, chị yên tâm. Em chưa về ngay đâu. Nghe nói anh Lợi đắp cho cha hòn giả sơn đẹp lắm. Em phải đi xem mới được.
Chờ cho Lãng đi khỏi, An mới hỏi bạn:
- Chị nghe nói Đông cung đã trốn đi rồi phải không?
Thọ Hương buồn rầu đáp:
- Vâng. Chị nghe tin ấy hồi nào?
- Cách đây mấy ngày thôi. Hình như lâu nay "ông ấy" vẫn ở chùa Thập Tháp mà!
Giọng Thọ Hương rời rã, lạc hẳn đi:
- Ông ấy ở đâu em cũng không thắc mắc nữa. Hết An Thái rồi lên Hà Riêu, từ Hà Riêu về Bồng Giang. Rồi Thập Tháp. Em thật xấu số. Em nói điều này chị đừng cười em bất hiếu. Đôi khi em oán cha em...
An vội cắt lời bạn:
- Em đừng nói dại! Cha mẹ ai không thương yêu con cái. Có ói mửa vật vã khi thai nghén, đau đớn đến oằn người khi sinh nở, rồi thức đêm thức hôm canh giấc con ngủ mới thấy vì sao cha mẹ thương con. Chẳng những nó là máu mủ của mình, mà còn là sự đau đớn của mình, sự sung sướng của mình. Nó là một phần thân thể của mình rồi, như cái chân cái tay vậy. Rồi sau này em có con em sẽ thấy.
Thọ Hương rơm rớm nước mắt nói:
- Làm sao em có con được! Em bây giờ chẳng khác nào một người đàn bà góa.
An giật mình ái ngại nhìn bạn. Đến lúc đó, chị mới thấy mình hớ. Chị lúng túng muốn nói điều gì khác để che lấp sự vô ý của mình. May mắn lúc đó An thấy vạt áo nhiễu xanh của Thọ Hương bị ướt đẫm. Chị hô hoán:
- Chết mất! Chị nói có sai đâu. Nó tiểu ướt cả áo em rồi!
Thọ Hương vội nhìn xuống áo. Giống như tất cả những phụ nữ chưa từng làm mẹ, Hương ngại ngùng, sợ nước tiểu hôi và bẩn. Cô vội trả đứa bé cho An, hai tay cầm hai chéo áo giật giật cho nước tiểu tung ra bớt, nét mặt không giấu được sự khó chịu. An cười bảo:
- Không sao đâu. Một chút là khô ngay. May chú ta không làm xấu lên áo em đấy. Em đã thấy chưa! Còn đòi có con nữa thôi. Nhiều hôm cả người chị ướp toàn nước tiểu. Ai đến gần chắc phải chết ngạt mất.
Hương không thấy vui trước giọng khôi hài của bạn, vẫn tiếp tục giật giật tà áo cho chóng khô. An hỏi:
- Lâu nay ở nhà em không bế các cháu con các anh chị sao?
Hương ngửng lên đáp:
- Có chứ. Hồi nhỏ em bồng em đến chai cả hông, xương sống oằn lên. Nhưng lúc gia đình bắt đầu khá, các anh các chị ai cũng có nuôi vú cả. Vả lại, chúng nó hỗn lắm. Em không ưa!
An tò mò hỏi:
- Hỗn à? Trước kia chị thấy mấy đứa con ông cả Nhậm ngoan lắm mà!
Thọ Hương bĩu môi đáp:
- Ngoan! Chị lầm rồi. Từ ngày về đây, chúng nó thành ông hoàng bà chúa cả! Người hầu trong nhà toàn là kẻ quen thân cũ, tuổi tác phần lớn đều cao. Thế mà chúng nó bắt phải thưa gửi vâng dạ đàng hoàng, y như trong triều đình vậy.
- Ông cả Nhậm không mắng chúng nó à?
- Mắng! Anh ấy còn bảo phải thế cho đúng khuôn phép nhà quan. Nhiều hôm chú Tám không chịu được cảnh chướng tai gai mắt, bỏ ra ngủ ở trại quân.
An nóng bừng cả mặt, cúi xuống hôn trán con, âu yếm dặn:
- Nghe không bé của mẹ! Lớn lên đừng kênh kiệu, vô lễ với người già cả nghe không. Thế còn mấy cháu con anh Trị?
- Chị Trị đỡ hơn. Có lẽ tại chị ấy xấu hơn chị cả Nhậm. Đi đâu chị ấy cũng ngại bị người ta chê nước da đen nên cứ ru rú trong nhà. Chị An này, hôm qua chị Trị nhờ em dạy cho cách nhồi phấn nữa đấy. Chuyến vừa rồi chú Bảy có đem về biếu chị ấy mấy hộp phấn Tàu. Loại này hình như tốt hơn loại em biếu chị năm ngoái. Chị trông (Hương ngước mặt về phía ánh sáng cho An ngắm kỹ), em dồi phấn mà chị có nhận ra đâu.
An ngắm kỹ da mặt Thọ Hương, thấy trên làn da mịn màng có lấm tấm vài vết mụn xám. Nhưng đúng như Thọ Hương nói, An không phân biệt được làn da thật và lớp phấn ngoài, nếu chị không tinh ý phân biệt được màu trắng hồng trên trán với màu ngăm ngăm ở tận dưới chân tóc. An trầm trồ khen:
- Em dồi phấn khéo thật. Có lẽ chị phải học em mới được.
Thọ Hương thích thú nói:
- Được chị khen em mới tin. Lâu nay không được đến thăm chị, em không biết nói chuyện với ai cả. Sau khi... sau khi xảy ra chuyện đó, em biết cha em ái ngại, nên nhân dịp đòi được phép ra thăm chị. Cha em bằng lòng ngay, nhưng buộc phải đi với mấy đứa gái hầu.
An lại hỏi:
- Xảy ra chuyện đó? Chuyện gì nữa vậy?
Thọ Hương kinh ngạc trố mắt nhìn bạn:
- Tâm trí chị bị thằng bé này thu hết rồi chắc! Thì em bảo sau khi Đông cung trốn vào Gia Định.
- À! Chị lú lẫn thật. Nhưng Hương này, chỗ chị em, Hương đừng giấu chị nhé. Đông cung bỏ đi, em có buồn không?
Thọ Hương suy nghĩ một lúc, rồi đáp:
- Khó nói lắm chị. Em không vui, nhưng cũng không buồn. Em quen rồi. Từ lâu em cứ đinh ninh mình đang ở góa, nên nghe tin, em buồn một lúc rồi thôi.
An liếc nhìn nét mặt trang điểm kỹ lưỡng của Thọ Hương, vụt miệng nói:
- Em nói thế chứ chị thấy em vẫn trẻ và đẹp như trước. Em chưa ở góa được đâu!
Thọ Hương lấy tay che miệng cười thú vị, ánh mắt long lanh vui sướng. Thọ Hương bảo bạn:
- Chị biết không: Một hôm chú Tám gặp em đang dồi phấn, chú ấy lẳng lặng đứng nhìn không lên tiếng cho em hay. Em vô tình tưởng không có ai, tiếp tục trang điểm. Đột nhiên chú cười xòa làm em giật mình, rồi bảo: "Để chuyến này tao vào dẫn nó về cho mày. Nó còn làm bộ thì căng ra đánh đòn, chứ không nhốt vào chùa làm chi cho nó dứt hết lòng trần, phí đi".
An lại cúi xuống ngắm con để giấu xúc động. Thọ Hương có vẻ thích thú vì câu pha trò của chú, cười đến chảy nước mắt. An kéo tay bạn hỏi:
- Lại sắp vào Gia Định đánh nhau lần nữa sao em?
Thọ Hương ngạc nhiên hỏi lại:
- Chị chưa biết gì à?
- Chị lo thằng bé này suốt ngày, có biết gì đâu!
Thọ Hương lấy giọng nghiêm trọng nói:
- Chuyến này chú Tám lo hết mọi việc. Thế anh Lãng không nói gì với chị à. Anh Lãng vẫn làm việc gần chú Tám mà! À quên, suýt tí nữa em quên mất một chuyện quan trọng. Không hiểu do đâu mà chú Tám biết hôm nay chị cúng đầy tháng cho cháu. Có lẽ chú nghe anh Lãng nói. Thấy em sắp sửa đến đây, chú Tám gọi em lại dặn: Gửi lời thăm và chúc hai mẹ con mạnh khỏe.
An chớp mắt cảm động, thì thào dặn bạn:
- Cho chị gửi lời cảm ơn. Hương đừng quên nhé!
*
* *
Chờ cho Thọ Hương về rồi, Lãng mới vào nhà gặp lại An. Vừa thấy em, An đã trách:
- Em sắp đi xa mà không nói cho chị biết.
Lãng kinh ngạc hỏi:
- Ai bảo chị thế?
- Lại còn hỏi. Ai bảo cũng được. Nhưng em không báo cho gia đình hay thì chắc chắn không được rồi. Tại sao em giấu?
Lãng tức giận đáp:
- Em có giấu chị chuyện gì đâu?
- Chứ không phải em sắp theo quân vào đánh Gia Định à?
Lãng thành thực nói:
- Em chưa biết gì cả. Em nói thực đấy.
An ngẩn ngơ, không hiểu. Chị hỏi:
- Thế tại sao Thọ Hương vừa nói với chị rằng...
- Cô Thọ Hương nói sao với chị?
- Nói ta lại sắp vào đánh Gia Định. Lần này do... do anh Huệ cầm quân. Chẳng lẽ em không biết gì cả!
Lãng lo âu nói:
- Như vậy câu chuyện mới còn bàn luận trong gia đình chứ chưa thành. Miệng lưỡi đàn bà, nhanh thật!
- Thọ Hương đã nói thì chắc đúng. Không biết chừng năm nay em ăn Tết xa nhà.
Lãng lo lắng bảo chị:
- Ăn Tết ở đâu mà chẳng được. Nhưng em lo chuyện khác kia!
An ngỡ ngàng hỏi:
- Lạo chuyện gì nữa?
- Chuyện anh Chinh.
Rồi không chờ cho An hỏi, Lãng nói tiếp:
- Chuyến vừa rồi ta vào đánh Gia Định, Duệ Tôn không có quân để chống lại phải kêu Tống Phúc Hợp đem quân vào cứu viện. Nghe nói Hòa nghĩa quân của Lý Tài đã kéo hết vào nam theo quân ngũ dinh của Hiệp. Ở nơi đầu tên mũi đạn, làm sao nhận ra được anh em. Chị hiểu không...
An bắt đầu hiểu, nên cố xua ám ảnh xót xa vừa đến bằng cách gượng gạo bảo:
- Đất nước rộng mênh mông, em lo chuyện hão.
Lãng cãi lại:
- Nhưng chị nên nhớ chuyến này anh Huệ cầm quân chứ không phải anh Lữ. Em theo anh ấy hai năm nay, em biết. Không có lực lượng nào chống lại nổi đâu. Không có xó xỉnh nào để kẻ thù ẩn nấp, nếu anh ấy quyết truy nã đến cùng. Không phải như những kẻ hẹp trí chỉ cốt chở cho được thóc gạo về là xong chuyện.
An nóng mặt vì bị chạm tự ái, gay gắt hỏi em:
- Thế nào mới là kẻ nhìn xa thấy rộng? Lãng đúng là kẻ nhìn xa thấy rộng hay chưa? Làm ơn cho chị biết đi!
Lãng thấy chị giận dữ mới biết mình nói hớ, lí nhí xin lỗi:
- Em ngay tình, xin chị đừng giận. Thôi, ta đừng nói chuyện ấy nữa. Vả lại đâu đã chắc gì đúng.
Rồi trỏ đứa cháu đang ngủ vùi trong tay mẹ, Lãng hỏi:
- Cha đã đặt tên cho nó chưa, chị?
An đã nguôi giận, chậm rãi đáp:
- Anh Lợi xin cha đặt tên cho. Cha bảo tùy ý anh chọn tên gì cũng được, miễn đừng trùng tên tổ tiên. Anh ấy chọn tên Phát đấy.
Lãng dẫy nẩy:
- Sao không đặt tên Thái?
An bỡ ngỡ hỏi:
- Sao lại chọn tên Thái?
Lãng nôn nóng đáp:
- Chính chị hôm trước có bảo em định đặt tên con là Thái! An Thái. An Thái, chị có nhớ không?
An đỏ mặt vì sự quên lãng đáng trách của mình, vội bào chữa:
- Nhưng chị có được quyền đặt tên con đâu. Thôi, tên gì cũng thế thôi. Thái hay Phát đều tốt cả.
Lãng vẫn chưa bằng lòng, đỏ mặt cố nói:
- Nhưng, nhưng...
Anh định bảo chị: "Cái tên Phát cũng như tên cha nó là Lợi. Phát Lợi nghe có vẻ con buôn quá" nhưng Lãng biết trước câu nói đó sẽ cắt đứt tình chị em, không còn cứu vãn được nữa. Lãng ậm ừ để dằn sự bất mãn.
Vừa lúc đó Lợi tiễn một người khách ra cổng, hai người chưa giải quyết xong công việc nên cả chủ lẫn khách còn tiếp tục bàn chuyện ở gần hòn non bộ, cách chỗ hai chị em ngồi khoảng chục bước. Lãng nghe Lợi nói:
- Vâng, bác cứ yên tâm. Thế nào ngày mai tôi cũng trình bày ngay với Thiếu phó. Giá cả có hơi cao đấy, nhưng việc này ta sẽ thương lượng sau. Các ông nhớ viết cho họ là chúng tôi cần đồng, sắt và diêm tiêu. Phải, bao nhiêu cũng mua. Được chứ, họ đến chúng tôi sẵn sàng tiếp đón. Các xóm đạo lâu nay chúng tôi có phá phách gì đâu. Chẳng những thế, hễ thấy ai bị đeo cái khoen sắt khắc hai chữ TẢ ĐẠO phải cắt cỏ voi, anh em chúng tôi đã vứt cái khoen ô nhục đó đi, giải phóng cho họ về với gia đình. Được, được. Miễn là phải có đồng, sắt, diêm tiêu, còn bao nhiêu nhà thờ muốn xây, điều đó dễ thôi. Ông về nhắn giùm với họ như thế nhé.
Ông khách đi khỏi, Lợi vội quay vào tiếp khách. Trông thấy Lãng đang ngồi nói chuyện với vợ, Lợi reo lên:
- Kìa, chú Lãng đây rồi. Anh tìm chú nãy giờ không thấy đâu. Anh vừa khoe rằng có một cậu em vợ thân cận với "ngài Phụ chính". Không, em đừng cười, phải nói thế họ mới sợ. Định quay qua tìm Lãng đã không thấy em đâu.
Không chờ Lãng trả lời, Lợi quay qua hỏi vợ:
- Em có biết ông khách vừa rồi là ai không?
An đáp:
- Không. Ai thế?
- Ông trùm xóm đạo dưới Gò Bồi đấy!
An ngơ ngác hỏi:
- Ông trùm nào?
Lợi âu yếm quệt má vợ trách:
- Em chóng quên quá. Mà quên cũng phải. Hơn mười năm rồi còn gì. Em có nhớ hồi gia đình ta vừa chạy nạn vào đây, ghé vào bến Gò Bồi không? Đó, ông khách lúc nãy là người đã giúp đỡ cho cha rất nhiều, lo giúp chỗ ở tạm, lo thuê giùm người võng mẹ và vác đồ đạc lên An Thái. Hồi đó anh với bác Năm xuống Gò Bồi để nhận gỗ thai bài về cho ông biện. Kể cũng chóng thật. Hơn mười năm, bao nhiêu vật đổi sao dời.
Lãng khó chịu vì cái tính liếng thoắng của anh rể, nhưng vì tò mò nên phải hỏi:
- Ông ấy định bán sắt, đồng và diêm tiêu à?
Lợi cười lớn bảo:
- Không. Làm gì hắn giàu thế. Hắn có bao nhiêu của quí ấy tại Gò Bồi thì ta cứ việc đem lính xuống khuân về dùng, việc gì phải thương lượng! Câu chuyện nó như thế này: Một số tên truyền giáo người Hòa Lan, Tây Ban Nha và Anh Cát Lợi quen biết lớn với các hội buôn người Tây dương. Họ nhờ ông trùm đánh tiếng trước để hai bên thương lượng: phần các cố đạo sẽ liên lạc mua giúp cho ta các thứ ta cần, phần ta cho phép họ lập nhà thờ và truyền đạo. Ông trùm định gặp Thiếu phó, nhưng sợ đường đột quá không nên, vì vậy tìm đến đây gặp anh trước.
Rồi quay sang vợ, Lợi than:
- Anh Kiên tệ quá. Anh gặp anh ấy trên kho, nhắc đi nhắc lại mãi là thế nào anh ấy cũng rán tới cho vui. Anh ấy hỏi khách khứa có ai không. Anh bảo chỉ có những người tai mắt quen biết thôi. Anh ấy ậm ừ. Rồi không tới. Tính anh ấy sao sao ấy, anh chịu, không hiểu nổi.
Lãng định trả lời: "Có gì mà khó hiểu. Anh Kiên ghét cay ghét đắng lũ lắm lời xun xoe" nhưng trông vẻ mặt van lơn cầu khẩn đến hốt hoảng của chị, Lãng giữ im lặng. An sợ em vụt miệng nói hỗn với chồng, nên giành nói trước. Chị hỏi:
- Cha đâu rồi anh?
Lợi vui vẻ đáp:
- Cha đang nói chuyện với ông khách Mỹ Cang. Không ngờ hắn con buôn mà giỏi chữ đến thế. Thi ca đọc làu làu. Cha vừa đọc vài chữ, hắn đã đọc tiếp cả bài dài không vấp một chữ.
Một ông khách ăn mặc chải chuốt lố lăng theo cách những tay giàu nổi từ nhà trên đi xuống dáo dác tìm ai. Trông thấy Lợi, ông ta reo lên:
- Á à, tìm thấy anh rồi. Trốn khách đi thủ thỉ với vợ phỏng?
Cả Lợi lẫn khách đều cười ha hả. Lợi vỗ vai khách hỏi:
- Ông Hiến đâu?
- Đang bàn chuyện thi ca kim cổ với ông cụ. Dạ thưa chị. Chị đã khỏe hẳn chưa? Gớm, bữa nay tôi mới biết vì sao anh Lợi hễ xong việc là gạt hết bạn bè chạy một mạch về nhà. Cháu kháu khỉnh quá nhỉ. Mấy tháng rồi chị? Trời ơi, tôi ngu quá rồi. Bữa nay cúng đầy tháng mà tôi hỏi cháu mấy tháng rồi. Anh Lợi này, tôi phải xin phép về thôi!
Lợi vội ngăn:
- Về sao được! Buổi tối còn một cuộc rượu nữa mà. Vả lại việc ta bàn chưa xong gì cả.
Ông khách hơi chột dạ trước đôi mắt xoi mói cú vọ của Lãng, xua tay từ chối:
- Không. Để lúc khác vậy. Xin phép chị. Cậu ở chơi nhé. Tôi về nhé, Lợi.
Lợi phải đưa ông khách ra tận cổng. Trước khi chia tay, ông khách kéo Lợi hỏi nhỏ:
- Này, ông già vợ anh có bình thường không?
Lợi trợn mắt hỏi:
- Sao hỏi vậy?
- Vì gặp ai hơi lớn tuổi, ông già đều hỏi có phải hôm trước có đến tìm ông cụ mà không gặp phải không. Báo hại ông Hiến và mấy người khác ngớ ra, chẳng hiểu gì cả. Nhưng sau đó ông cụ lại ăn nói nghiêm nghị bình thường, đôi lúc khôi hài dí dỏm nữa. Chẳng hiểu làm sao hết!
Lợi đập vai bạn làm ăn, nói lớn cho qua chuyện:
- Thôi về nhé. Chuyện gì chưa xong, mai vào kho hãy hay.
- Chị lo lắng cho anh Lợi còn hơn cả cho chị nữa. Hóa ra chị thương anh ấy đến độ đó sao?
An giật mình nhìn em, hơi ngỡ ngàng:
- Em hỏi gì lạ vậy? Không lo cho chồng thì lo cho ai nữa?
Lãng biết mình nói hớ, vội chuyển câu chuyện sang hướng khác. Anh bắt đầu thấy thế giới tình cảm có những điều phức tạp hơn anh tưởng. Lãng hơi thất vọng, vì hình dáng ủ ê lẫn tâm trạng lo âu của chị. Anh bực bội cố tìm những tin không vui để báo cho chị, nhưng ngạc nhiên làm sao, An hớn hở đón nhận những tin ấy. Khi Lãng nói:
- Nghe đâu trại chủ không bằng lòng mấy về chuyến tấn công Gia Định này. Ý định của trại chủ là tiêu diệt đám quan quân nhà Nguyễn rồi tổ chức lại thành trì làm kế lâu dài. Nhưng ông Thiếu phó chỉ lo thu hết thóc lúa chất đầy thuyền rồi giong buồm về đây.
An cười, góp ý:
- Làm như vậy là phải. Mới đi lần đầu, đã biết lực lượng địch thế nào mà dám ở lại. Thu hết thóc kho của chúng tức là tiêu diệt chúng dần dần rồi!
Lãng tức tối nói:
- Nghĩ như chị thì còn gì nữa! Vội vội vàng vàng vào đó chở thóc đem về, chẳng khác nào...
An cắt lời em:
- Thì lo cái gì cũng không bằng lo cái bụng. Dĩ thực vi tiên. Anh Lợi đi chuyến này giúp được khối việc cho ông Lữ. Chuyển vận mấy trăm ghe thóc, đâu phải là chuyện đùa.
Lãng không thèm nói gì với chị nữa. Anh lẩm bẩm: "Chị ấy thương chồng đến thế kia à? Chị ấy bất chấp lý lẽ, nói sao cũng xuôi miễn anh Lợi trở về an toàn với chị!"
Cuối tháng Tám, tức là khoảng 10 ngày sau cái hôm hai chị em An gặp nhau, Lợi trở về an toàn như mong ước của vợ. Đoàn ghe bầu có gặp bão, có dạt vào Vĩnh Long mấy hôm, nhưng lực lượng của Tống Phúc Hợp đã kéo vào Gia Định cứu viện nên không có cuộc chạm trán nào xảy ra như tin đồn đãi. An mừng quá, cầm lấy hai tay chồng lắc lắc, không biết nói sao cho hết nỗi lo lắng, mừng tủi. Chị nhìn ngón chân cái của Lợi hỏi:
- Lành hẳn rồi chứ?
Lợi nhớ chuyện cũ, cười đáp:
- Vâng. Lành hẳn rồi. Anh chỉ việc ngâm chân xuống biển vài bận là tự nhiên khỏi. Còn em hình như vừa đau dậy phải không?
- Đâu có! Em vẫn thường. Chỉ lâu lâu, cái chú trong này hung hăng đạp dữ, em bị đau tí chút thôi.
Lợi chợt nhớ đến tình trạng thai nghén của vợ. Nhìn xuống bụng An. Cái bụng quá lớn so với thân thể ốm yếu. Lợi lo ngại hỏi:
- Em mang nặng lắm nhỉ? Có cần anh giúp không?
An lườm chồng rồi bảo:
- Có.
- Giúp gì nào?
- Làm ơn đừng bắt em mang nặng lần nào nữa. Một lần đủ rồi!
Lợi cười thích thú:
- Không được. Trời cho bao nhiêu mừng bấy nhiêu. Nhà có phúc dày lắm mới được con đàn cháu đống. Chúng ta mới có một đứa, ăn thua gì. À lúc nãy em bảo "cái chú này". Có chắc ta sắp có con trai không?
- Em chỉ đoán thế, vì thấy nó đạp dữ quá.
Nét mặt Lợi hân hoan hẳn lên. Đôi mắt mơ màng. Lợi nói:
- Anh phải cho nó học võ để lớn làm tướng. Ở thời loạn này không có gươm trong tay, hét cũng không ai sợ chứ đừng nói chuyện từ tốn ôn hòa. Một là phải có thần thế. Hai là phải có lưỡi gươm bén. Chuyến vừa rồi không có ông Thiếu phó chắc anh không tài nào đem mấy trăm ghe bầu thóc về đây được.
An sửa lại cái cúc áo cho chồng, tò mò hỏi:
- Trong Gia Định lúa thóc giàu có đến thế à?
- Vâng. Dân cư còn thưa thớt nhưng đồng ruộng phì nhiêu lắm. Gieo một giạ giống rồi giao cho trời,đến mùa thu được ba trăm giạ.
- Vậy thì người nào cũng thành điền chủ cả sao?
- Không. Chuyện đời đâu có đơn giản vậy. Họ còn phải nộp thóc sưu thuế cho quan phủ để chở về kinh đô, còn lại một ít vừa trả nợ cho dân Hoa Kiều trên chợ, vừa ăn nhín nhịn thèm cho đủ đến mùa sau. Dân ruộng vẫn khổ, chỉ có các xóm Hoa Kiều và kho thóc của Chúa là đầy ắp của cải, sản vật. Phố sá san sát, nhà cửa quanh bến ghe hoặc chợ đều xây gạch lợp ngói. Hàng hóa ở phố Sài Gòn và Cù lao phố bày la liệt, thứ gì cũng có.
Rồi nhìn trước nhìn sau, Lợi hạ thấp giọng hỏi vợ:
- Cha đâu rồi?
- Nằm ở nhà trên. Chắc đang ngủ. Chờ cha dậy hãy lên chào cũng được. Từ hôm có bão, tội nghiệp, cha cứ lo lắng cho anh.
- Cha ngủ rồi à? Anh có mang về làm quà cho em thứ này hay lắm. Đoán xem nào!
An không dằn được vui mừng, cũng thấp giọng hỏi Lợi:
- Quà à? Cho em xem đi.
Lợi nhìn lên phía nhà trên, căn dặn vợ:
- Nhưng em đừng nói cho ai biết nhé. Kể cả cha nữa.
- Được. Thứ gì mà anh làm ra vẻ bí mật vậy?
Lợi rút từ trong bọc áo trong ra một gói giấy buộc kỹ. Anh run run mở dây chỉ. An hồi hộp theo dõi mấy ngón tay bối rối của chồng. Sau hai ba lớp giấy, An thấy một thỏi vàng lớn bằng ba ngón tay, dày mấy phân. Lợi sung sướng khoe:
- Chừng khoảng năm, sáu lượng gì đấy. Em thấy chưa, nếu cứ ru rú trong cái góc kho tối tăm thì được gì. Anh còn thêm một số quà khác cho em nữa, nhưng phải chờ ghe về đây đã. Ông Thiếu phó hết lời khen anh. Không có anh, còn lâu mới đem được bấy nhiêu thóc về đây. Nhưng cũng phải nhận không có cái uy của Thiếu phó, anh khó mà làm được gì. Ủa, sao em dàu dàu nét mặt vậy. Chú nhỏ lại đạp à?
*
* *
Sau chuyến vận lương ở Gia Định, Lợi mau chóng leo trở lại địa vị cũ trước ngày lấy An. Khả năng tổ chức và tài tháo vát của Lợi trở thành sự thực hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận được nữa. Sự thành công cả hai mặt quân sự và kinh tế của cuộc nam chinh đầu tiên cũng khiến trại chủ hân hoan và bao dung độ lượng hơn. Thiếu phó đề nghị việc gì cũng được trại chủ chấp thuận. Nhờ vậy, Lợi được giữ chức vụ quan trọng về quân lương, được tặng một số không nhỏ chiến lợi phẩm từ vải vóc,đồ sứ, đồ đồng cho tới tiền bạc. Vì thiếu ghe thuyền chuyên chở, quân Tây Sơn đã bắt buộc một số ghe chài phải chở lúa về tận Qui Nhơn. Dĩ nhiên các chủ thuyền cùng gia đình họ không dám trở lại Gia Định. Lợi đưa hai bé gái (một đứa lên mười, một đứa mười hai) con nhà thuyền chài rủi ro bị ép buộc di tản đó về nhà giúp việc cho An. Đứa lớn lo việc bếp núc. Đứa nhỏ chuẩn bị để bế em bé. Nhờ thế gần hai tháng ở cữ cuối cùng, An được sống an nhàn sung túc, khỏi phải lo lắng điều gì.
Lợi xuất tiền sửa sang lại vườn tược, mua sắm thêm bàn ghế. Anh kêu thợ vôi về đắp cho cha vợ một cái hồ nuôi cá vàng, có đầy đủ hòn non bộ, những chiếc cầu cong bắc qua suối, con nai ngơ ngác ở bìa rừng, cây tùng già trên chóp núi và vài lão tiều lão ngư. Ông giáo tiếp nhận sự săn đón, cung phụng của người con rể đắc thế với vẻ thản nhiên. Lợi hơi buồn, nhưng An tìm cách vuốt ve chồng, bảo rằng ông giáo hơi lẩm cẩm nên không thấy hết các đức tốt hiếu thảo của Lợi. Khỏi chờ đợi lâu, bạn bè cũ của Lợi lại ùn ùn kéo đến, khi thì thầm nhờ vả điều này, khi xum xoe biếu xén thứ kia. Nhiều hôm An vất vả giúp đỡ hai đứa giúp việc rót trà, dọn rượu, hoặc chịu đựng cảnh khách khứa ồn ào. Nhưng An vẫn vui, lòng tự ái được vuốt ve, nhất là chính mắt chứng kiến vai vế quan trọng của chồng trong buổi mới. An còn trẻ quá để ghi nhớ những chuyện ấm lạnh của nhân tình. Có thể trong tâm trí ông giáo, qua cái nhìn khinh thị và nụ cười mỉm của ông khi phải tiếp chuyện đám bạn bè của Lợi, ông giáo còn nhớ đến cảnh quạnh quẽ lúc bị thất thế. Riêng An thì chị hoàn toàn thỏa mãn với cảnh sống rộn rã này. Vì sắp tới kỳ sinh nở, không tiện xuất hiện trước khách khứa. An chỉ ngồi ở buồng trong nghe chồng và bạn bè bàn luận. Họ khen ngợi nhau, nhờ vả nhau một cách sòng phẳng, thẳng thắn, không e ngại khi phải nói đến chuyện tiền bạc. Nhiều người đến thăm Lợi, nhưng có dẫn theo cả vợ nữa. Những người đàn bà ăn nói lịch thiệp khôn khéo ấy thường để mặc cho chồng thưa chuyện với chủ nhà, còn mình thì tìm gặp bà chủ. Họ khen An quá trẻ để là vợ một nhân vật quan trọng như vậy, khen An đẹp tuy đang ở thời kỳ thai nghén. Từ dè dặt, dần dần An bị lôi cuốn vào các câu chuyện son phấn, quần áo, buôn bán, kinh doanh. Những người khác ấy thường trở lại thăm An với những món đồ An nhờ mua giùm mà nhất định không nhận lại tiền An trả, lắc đầu quầy quậy bảo giá món đồ đó rẻ lắm, không đáng bao nhiêu. Nay một ít, mai một ít, đồ đạc trong nhà An dần dần trở thành thừa thãi. Vả lại được dịp để Lợi hãnh diện về thế giá của mình.
*
* *
Khoảng rằm tháng Mười An bắt đầu cảm thấy khó chịu trong người. Bụng An râm râm, lâu lâu đau thốn ở phần bụng dưới. Chưa từng có kinh nghiệm sinh đẻ nên An không dám nghĩ mình sắp sinh con. Chị tưởng mình ăn phải một món thịt không được tươi. Nhưng chị cũng lan man đoán rằng có thể đây là dấu hiệu chuyển bụng, vì cảm giác đau đớn khác hẳn, chưa bao giờ như thế cả. Thấy chồng đang ngủ say, An không dám lay Lợi dậy. Chị tự nhủ có thể chú bé cựa quậy mạnh quá đấy thôi. Chịu khó một chút chú ta lại ngoan ngoãn! Nhưng dù cắn môi cố dằn càng lúc cơn đau càng tăng. Thân thể An đẫm ướt mồ hôi. Chị ngồi dậy, đưa hai tay bế bụng đi đi lại lại trong buồng, hy vọng nhờ vậy cơn đau có giảm bớt chăng. Cái bụng không trằn xuống như An tưởng, nhưng cảm giác căng thẳng dồn lại ở ngay phía dưới bụng. An rón rén xuống bếp. Đi tiểu xong, cảm giác khó chịu vẫn như cũ. Bấy giờ chị mới mạnh dạn lay Lợi:
- Anh, anh!
Lợi ú ớ xoay người ra phía ngoài, rồi nằm sấp lại tiếp tục ngáy. An phải lay thật mạnh Lợi mới chịu mở mắt ngơ ngác nhìn quanh. Anh chưa hiểu đang làm gì, đang ở đâu. Phải chờ một lúc Lợi mới nghe thấy được lời vợ. Anh nghe An nói:
- Không biết có phải đã đến lúc chưa? Em tưởng bị trúng thực vì món gỏi chiều hôm qua, nhưng chắc không phải.
Lợi choàng ngồi dậy, hấp tấp hỏi:
- Em bị trúng thực hả?
- Không. Hình như... hình như em sắp sinh rồi.
Lợi lo lắng hỏi:
- Thật à? Sao em biết?
- Em đau thốn ở chỗ này. Không phải ở dạ dày. Chỗ này này.
Lợi đứng bật dậy, chạy đến chỗ An đang đứng. Bộ dạng cuống cuồng của Lợi khiến An phải bật cười:
- Anh làm gì thế? Định đi đâu?
- Phải gọi cha dậy. May ra cha hiểu phải làm gì. Làm sao đây? Anh có biết ất giáp gì về chuyện sinh đẻ đâu?
An vội can:
- Đừng thức cha dậy. Anh qua nhà hàng xóm, nhờ thím bên đó dẫn đi tìm bà mụ. Em chưa sinh ngay đâu. Anh cứ yên tâm.
- Nhưng lỡ anh vừa đi khỏi thì em sinh con?
An cười gượng, cố giấu sự đau đớn:
- Không sao đâu. Em nghe nói còn phải vỡ nước ối nữa mới bắt đầu. Đi đi anh, bảo con bé nó thắp cái đèn lồng.
Lợi vừa bước ra cửa vừa quay nhìn vợ, như sợ An đẻ rớt ngay sau khi anh bước khỏi ngạch. Anh lo sợ quá, lò mò thế nào vấp phải mấy cái ghế. Con bé ngủ quá say khiến anh phải to tiếng mới vực được nó dậy. Vì thế Lợi đánh thức cả xóm vì sự mau miệng và hốt hoảng thiếu kinh nghiệm của anh.
Lợi mời được bà mụ về lúc gà gáy sáng.
Vừa hối thúc vừa năn nỉ, gần như Lợi lôi xệch bà lão qua khoảng đường gập ghềnh tối tăm về nhà mình. Để bà mụ bớt cằn nhằn, anh hứa trả một món tiền lớn, lại luôn miệng nói khôi hài cho đỡ sốt ruột. Tới cổng anh nghe có tiếng oa oa bên trong vườn. Nhưng An đã hết đau bụng, thản nhiên chờ Lợi về. Bà mụ bực dọc vì mệt nhoài và tưởng đã mất một món tiền công quá lớn, gắt gỏng với Lợi:
- Thế mà cậu bảo nếu chậm chân, về tới đây chỉ vừa kịp dự cúng thôi nôi cho cháu thôi!
An bật cười - Lợi ngơ ngác hỏi:
- Hay em bị trúng thực?
Bà mụ ngáp dài, rồi bảo An:
- Cô vào buồng cho tôi xem qua. Có lẽ còn sớm quá. Chà, cũng khá lớn đấy chứ. Con so phải không?
- Dạ vâng.
- Chân đã phù lên chưa? Còn... còn... nhưng thôi, cô vào đây với già. Cậu ngồi đấy đừng vào nhé.
Lợi hứa sẽ trả công hậu hĩnh nên bà cụ thuận ở lại để săn sóc An, chờ đỡ An khi sinh nở. Hai hôm sau, An lại chuyển bụng. Nhờ có bà cụ bên cạnh, chị cảm thấy yên tâm hơn. Chị khỏi phải hãi hùng khi chất nước nhầy lợn cợn đã tiết ra ở cửa mình và cơn co thắt mạnh và gấp hơn trước. Tuy nhiên An vẫn cảm thấy bơ vơ ghê gớm. Mặc những lời an ủi hoặc khuyến khích bông đùa, chị vẫn cảm thấy chỉ một mình mình chịu đựng cuộc thử thách xa lạ nguy hiểm này, một mình mình oằn người đau đớn, hai hàm răng cắn chặt lấy chéo khăn để khỏi phải bật khóc. Khi nước ối vỡ ra, cơn đau thắt thôi thúc chị thở gấp và một sức mạnh vô hình đột nhiên buộc chị rặn đẻ. An cố hết sức mà không thể nào làm đúng như lời thúc giục của bà mụ. Cái thai khá lớn, xương chậu lại hơi hẹp. Chị rặn đến mệt lả, mồ hôi vã ra như tắm. Đầu óc chị quay cuồng, tai chỉ nghe loáng thoáng tiếng bà mụ khi năn nỉ, khi quát tháo. Tình trạng nhập nhằng kéo dài không biết bao lâu, đến lúc An dùng hết sức bình sinh lấy hơi rặn thật mạnh thì một cảm giác đau như xé pha lẫn tê dại ồ ạt đến, bùng vỡ như một cái xác pháo. An ngất đi, tai chị nghe tiếng bùng nhùng không thể phân biệt được đâu là tiếng gió thổi, tiếng trẻ oa oa chào đời, tiếng cười nói cuống quít của bà mụ lẫn tiếng hỏi thăm thảng thốt của Lợi ở hai bên vách buồng.
Rồi dần dần mọi sự nhiễu loạn tan đi. An cảm thấy rã rời, ê ẩm từng đốt xương thớ thịt. Chị mở mắt láo liên nhìn quanh. Môi chị khô. Người ta đã thay cho An một cái quần khác. Chị muốn xin nước uống, nhưng cửa buồng đóng kín. Bên kia vách có nhiều tiếng thì thào. An muốn cất tiếng gọi nhưng tự nhiên sợ hãi. Chị tự hỏi: Ta còn sống nữa không? Chị nhấc tay lên sờ mặt mũi. Má chị còn ướt nước mắt. Lưỡi chị liếm quanh đôi môi khô, cảm giác tê cay có thực. Chị còn sống đây mà! Chị còn sống! Còn sống! Chị đã vượt qua cơn thử thách ghê gớm. Đến lúc đó, chị mới bắt đầu thắc mắc về đứa con vừa mới ra đời giữa cơn đau xé của thân thể mẹ. Cửa buồng xịch mở. Và hình ảnh đầu tiên khiến An muốn nghẹn thở vì hạnh phúc là Lợi đang bồng trên tay một "con người" đỏ hỏn, nhỏ xíu, ngang lưng có buộc một băng vải trắng. Lợi quên cả hỏi thăm sức khỏe vợ, đưa đứa con lại sát gần An khoe khoang:
- Con trai em ạ. Gớm ông tướng khóc to như cái tù và. Mãi bây giờ mới chịu ngủ một lúc.
*
* *
An nhìn đứa con mới sinh nằm bên cạnh mình với cảm giác bàng hoàng bán tín bán nghi. Chị vẫn chưa trọn tin sinh vật nhỏ xíu đỏ hỏn ấy do chính mình cưu mang suốt chín tháng để cuối cùng chịu đau đớn rặn sinh nó ra đời. Dù không muốn, An cứ có cảm tưởng sợ sệt, gần như ác cảm với đứa bé. Chị thấy nó xấu xí, ghê ghê chẳng khác nào một con chuột con. Đầu đứa bé quá dài so với thân thể. Hai mắt sưng mọng, mi mắt đỏ bầm. Da thịt lấm chấm những vùng tim tím như hình những cái vảy tròn. Tóc lưa thưa vài sợi dán chặt lên cái mỏ ác thoi thóp. Cánh mũi phập phồng. Đôi môi nhỏ mím lại, lâu lâu chúm lên nút nút như đang bú.
Chị tự hỏi: Con của ta đây sao? Con của mẹ? Hai tiếng mẹ con lần đầu đối với An có một âm hưởng đáng ngờ. Như vậy là ta đã làm mẹ đứa trẻ xấu xí này. Con! Mẹ! Con của mẹ! Mẹ của con! An không thể hình dung được mối dây thiêng liêng nào có thể buộc chặt chị với sinh vật xa lạ ấy. Vâng, đúng là nó hình thành từ trong bụng An, dần dần lớn lên từ máu huyết, thịt xương của An. Nó động đậy một chút là An đau. Nó đúng là thành phần của chính An, không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng đột nhiên nó thoát khỏi An, tách rời thành một sinh vật xa lạ, thở khác nhịp thở An, sống khác đời sống An. Nó hoàn toàn xa cách vì chưa biết mở mắt nhìn An, chưa biết cười để chị âu yếm, chưa biết làm nũng để chị dỗ dành. Nó nằm đó, nhưng chưa tham dự chút nào vào nỗi vui buồn chung. Ngược lại, giữa hai mẹ con chỉ mới có cảm giác rã rời, gần như lạc lõng ê chề. Con của An? An nhắc đi nhắc lại mãi ba tiếng đó mà vẫn chưa thấy chút xúc động quyến luyến nào.
An không có sữa nên Lợi phải thuê thêm một chị vú. Suốt một tháng sau ngày ở cữ, chị lại phải chịu đựng những kiêng khem khắt khe. Căn buồng của An đóng kín mít gần như muốn ngột thở. Mỗi ngày hai lần chị phải xông lửa để cho da dẻ được hồng hào sau khi sinh dậy. Thức ăn chỉ có cơm trắng quẹt muối tiêu, không khí trong buồng lúc nào cũng ngậy mùi dầu sả, mùi lá trầu cháy và mùi than. Cả Lợi lẫn ông giáo đều có quá ít hiểu biết về chuyện đàn bà sinh nở, nên bà mụ được toàn quyền buộc An kiêng khem đủ thứ. Kết quả là sau một tháng, người An gầy xọp, mắt yếu vì không quen ra ánh sáng. Mỗi ngày một lần chị vú bồng con vào thăm mẹ, và niềm vui duy nhất của An là được chứng kiến sự biến đổi mau chóng của đứa bé. Càng ngày da thịt nó càng bớt đỏ. Hình dáng cân đối hơn. Khuôn mặt sinh động. Ánh nhìn bớt ngỡ ngàng, và lâu lâu nó nhoẻn một nụ cười nhanh trong giấc ngủ. Chị vú bảo "bà mụ" đang tập cho nó biết cười, biết khóc, biết tủi thân thút thít, biết chới với đưa tay cầu cứu, biết đạp đổ phẫn nộ. An tin lời chị vú vì qua những cử động, gần như vô thức, An thấy con dần dần làm quen với những phản ứng phải có trước mọi cảnh huống sẽ gặp mai sau. Lòng yêu thương nhờ đó đậm nét, và An quen thuộc, e ấp, hồi hộp mỗi lần chị vú đưa đứa bé cho An ôm vào lòng. Chị xúc động thật sự khi thì thầm bảo con:
- Cưng của mẹ. Thằng chó! Đạp mẹ dữ quá, làm mẹ đau. Mẹ tưởng không sống nổi để trông thấy mặt con. Mai sau nhớ đừng làm mẹ khổ nhé! Đừng làm mẹ khóc nhé. Ấy ấy. Có mẹ đây. Việc gì mà sợ mà dơ cả hai tay chới với thế kia. Có mẹ đây, con ngoan. Không hiểu lời âu yếm của An có thấm được vào trí đứa bé không? Có lẽ có, vì sau đó, chị thấy nét mặt nó bình tĩnh hơn, lâu lâu nó mỉm cười.
*
* *
Lãng có về thăm chị khi An sinh được nửa tháng, nhưng anh không được vào buồng gặp An. Lãng chỉ được chị vú cho bồng đứa bé một chút để biết hương vị làm cậu. Cũng như chị, Lãng chưa thấy tình cậu cháu có gì đậm đà. Anh ra về, lòng canh cánh thương hại cho chị, tiếc nuối giùm chị.
Ngày cúng đầy tháng, Lãng lại được dịp ghé thăm nhà và gặp được người mẹ trẻ. Lòng anh đau thắt khi thấy An gầy xanh, mắt nhìn ngơ ngác như vừa từ một thế giới khác trở về. Anh có cảm tưởng An là một chiếc thuyền sau bao ngày vượt sóng, bây giờ dạt được vào một bãi cát, nan thuyền rạn, cột buồm long, phải nằm phơi mình ê ẩm trên cạn để chờ tu bổ trước khi lại ra khơi phiêu lưu chuyến nữa. Rồi chuyến nữa. Chuyến nữa. Cho đến lúc chỉ còn là một đống vụn những gỗ mục không còn ai thèm đoái hoài. Vì nghĩ như vậy nên Lãng trốn đám khách khứa ồn ào của Lợi, xuống nhà dưới nói chuyện với chị. Lãng gặp cô Thọ Hương đang ôm đứa bé con An nựng nịu, trong khi An âu yếm nhìn người bạn cũ với ánh mắt kẻ cả, bao dung. Thấy Lãng đến, Thọ Hương bối rối chưa biết nên trả đứa bé cho mẹ để ra về hay nên tự nhiên ở lại để hàn huyên. An vui mừng vì được Thọ Hương đến thăm, hãnh diện là đằng khác vì biết đó là dấu hiệu sự tín nhiệm của Tây Sơn vương đối với chồng mình. Chị cười hớn hở, đưa tay bảo Thọ Hương:
-. .. Đưa... đưa... chị bồng cho, không nó đi tiểu ướt hết bộ áo đẹp bây giờ. Ấy chết. Dám xưng chị với lại... với lại Quận chúa, thật vô lễ. Nhưng... nhưng bây giờ xưng hô sao đây hở Thọ Hương?
Thọ Hương co rúm người lại, sợ vô ý đứa bé lọt tay sẽ rơi mất, liếc về phía Lãng trước khi bảo An:
- Đừng nói thế, chị An. Có gì xảy ra chăng nữa em vẫn là em của chị. Quận chúa! Nghe tức cười lắm. Mấy chị của em như bà Nhậm (Vũ Văn Nhậm), bà Trị (Nguyễn Văn Trị) thích được gọi thế này thế nọ, riêng em, ai gọi Quận chúa em xấu hổ lắm. Cũng như trước kia...
Thọ Hương lại liếc về phía Lãng. Tự biết mình đã làm cho câu chuyện hai người bạn gái thiếu tự nhiên, Lãng nói với An:
- Em ra thăm cha một lát. Không, chị yên tâm. Em chưa về ngay đâu. Nghe nói anh Lợi đắp cho cha hòn giả sơn đẹp lắm. Em phải đi xem mới được.
Chờ cho Lãng đi khỏi, An mới hỏi bạn:
- Chị nghe nói Đông cung đã trốn đi rồi phải không?
Thọ Hương buồn rầu đáp:
- Vâng. Chị nghe tin ấy hồi nào?
- Cách đây mấy ngày thôi. Hình như lâu nay "ông ấy" vẫn ở chùa Thập Tháp mà!
Giọng Thọ Hương rời rã, lạc hẳn đi:
- Ông ấy ở đâu em cũng không thắc mắc nữa. Hết An Thái rồi lên Hà Riêu, từ Hà Riêu về Bồng Giang. Rồi Thập Tháp. Em thật xấu số. Em nói điều này chị đừng cười em bất hiếu. Đôi khi em oán cha em...
An vội cắt lời bạn:
- Em đừng nói dại! Cha mẹ ai không thương yêu con cái. Có ói mửa vật vã khi thai nghén, đau đớn đến oằn người khi sinh nở, rồi thức đêm thức hôm canh giấc con ngủ mới thấy vì sao cha mẹ thương con. Chẳng những nó là máu mủ của mình, mà còn là sự đau đớn của mình, sự sung sướng của mình. Nó là một phần thân thể của mình rồi, như cái chân cái tay vậy. Rồi sau này em có con em sẽ thấy.
Thọ Hương rơm rớm nước mắt nói:
- Làm sao em có con được! Em bây giờ chẳng khác nào một người đàn bà góa.
An giật mình ái ngại nhìn bạn. Đến lúc đó, chị mới thấy mình hớ. Chị lúng túng muốn nói điều gì khác để che lấp sự vô ý của mình. May mắn lúc đó An thấy vạt áo nhiễu xanh của Thọ Hương bị ướt đẫm. Chị hô hoán:
- Chết mất! Chị nói có sai đâu. Nó tiểu ướt cả áo em rồi!
Thọ Hương vội nhìn xuống áo. Giống như tất cả những phụ nữ chưa từng làm mẹ, Hương ngại ngùng, sợ nước tiểu hôi và bẩn. Cô vội trả đứa bé cho An, hai tay cầm hai chéo áo giật giật cho nước tiểu tung ra bớt, nét mặt không giấu được sự khó chịu. An cười bảo:
- Không sao đâu. Một chút là khô ngay. May chú ta không làm xấu lên áo em đấy. Em đã thấy chưa! Còn đòi có con nữa thôi. Nhiều hôm cả người chị ướp toàn nước tiểu. Ai đến gần chắc phải chết ngạt mất.
Hương không thấy vui trước giọng khôi hài của bạn, vẫn tiếp tục giật giật tà áo cho chóng khô. An hỏi:
- Lâu nay ở nhà em không bế các cháu con các anh chị sao?
Hương ngửng lên đáp:
- Có chứ. Hồi nhỏ em bồng em đến chai cả hông, xương sống oằn lên. Nhưng lúc gia đình bắt đầu khá, các anh các chị ai cũng có nuôi vú cả. Vả lại, chúng nó hỗn lắm. Em không ưa!
An tò mò hỏi:
- Hỗn à? Trước kia chị thấy mấy đứa con ông cả Nhậm ngoan lắm mà!
Thọ Hương bĩu môi đáp:
- Ngoan! Chị lầm rồi. Từ ngày về đây, chúng nó thành ông hoàng bà chúa cả! Người hầu trong nhà toàn là kẻ quen thân cũ, tuổi tác phần lớn đều cao. Thế mà chúng nó bắt phải thưa gửi vâng dạ đàng hoàng, y như trong triều đình vậy.
- Ông cả Nhậm không mắng chúng nó à?
- Mắng! Anh ấy còn bảo phải thế cho đúng khuôn phép nhà quan. Nhiều hôm chú Tám không chịu được cảnh chướng tai gai mắt, bỏ ra ngủ ở trại quân.
An nóng bừng cả mặt, cúi xuống hôn trán con, âu yếm dặn:
- Nghe không bé của mẹ! Lớn lên đừng kênh kiệu, vô lễ với người già cả nghe không. Thế còn mấy cháu con anh Trị?
- Chị Trị đỡ hơn. Có lẽ tại chị ấy xấu hơn chị cả Nhậm. Đi đâu chị ấy cũng ngại bị người ta chê nước da đen nên cứ ru rú trong nhà. Chị An này, hôm qua chị Trị nhờ em dạy cho cách nhồi phấn nữa đấy. Chuyến vừa rồi chú Bảy có đem về biếu chị ấy mấy hộp phấn Tàu. Loại này hình như tốt hơn loại em biếu chị năm ngoái. Chị trông (Hương ngước mặt về phía ánh sáng cho An ngắm kỹ), em dồi phấn mà chị có nhận ra đâu.
An ngắm kỹ da mặt Thọ Hương, thấy trên làn da mịn màng có lấm tấm vài vết mụn xám. Nhưng đúng như Thọ Hương nói, An không phân biệt được làn da thật và lớp phấn ngoài, nếu chị không tinh ý phân biệt được màu trắng hồng trên trán với màu ngăm ngăm ở tận dưới chân tóc. An trầm trồ khen:
- Em dồi phấn khéo thật. Có lẽ chị phải học em mới được.
Thọ Hương thích thú nói:
- Được chị khen em mới tin. Lâu nay không được đến thăm chị, em không biết nói chuyện với ai cả. Sau khi... sau khi xảy ra chuyện đó, em biết cha em ái ngại, nên nhân dịp đòi được phép ra thăm chị. Cha em bằng lòng ngay, nhưng buộc phải đi với mấy đứa gái hầu.
An lại hỏi:
- Xảy ra chuyện đó? Chuyện gì nữa vậy?
Thọ Hương kinh ngạc trố mắt nhìn bạn:
- Tâm trí chị bị thằng bé này thu hết rồi chắc! Thì em bảo sau khi Đông cung trốn vào Gia Định.
- À! Chị lú lẫn thật. Nhưng Hương này, chỗ chị em, Hương đừng giấu chị nhé. Đông cung bỏ đi, em có buồn không?
Thọ Hương suy nghĩ một lúc, rồi đáp:
- Khó nói lắm chị. Em không vui, nhưng cũng không buồn. Em quen rồi. Từ lâu em cứ đinh ninh mình đang ở góa, nên nghe tin, em buồn một lúc rồi thôi.
An liếc nhìn nét mặt trang điểm kỹ lưỡng của Thọ Hương, vụt miệng nói:
- Em nói thế chứ chị thấy em vẫn trẻ và đẹp như trước. Em chưa ở góa được đâu!
Thọ Hương lấy tay che miệng cười thú vị, ánh mắt long lanh vui sướng. Thọ Hương bảo bạn:
- Chị biết không: Một hôm chú Tám gặp em đang dồi phấn, chú ấy lẳng lặng đứng nhìn không lên tiếng cho em hay. Em vô tình tưởng không có ai, tiếp tục trang điểm. Đột nhiên chú cười xòa làm em giật mình, rồi bảo: "Để chuyến này tao vào dẫn nó về cho mày. Nó còn làm bộ thì căng ra đánh đòn, chứ không nhốt vào chùa làm chi cho nó dứt hết lòng trần, phí đi".
An lại cúi xuống ngắm con để giấu xúc động. Thọ Hương có vẻ thích thú vì câu pha trò của chú, cười đến chảy nước mắt. An kéo tay bạn hỏi:
- Lại sắp vào Gia Định đánh nhau lần nữa sao em?
Thọ Hương ngạc nhiên hỏi lại:
- Chị chưa biết gì à?
- Chị lo thằng bé này suốt ngày, có biết gì đâu!
Thọ Hương lấy giọng nghiêm trọng nói:
- Chuyến này chú Tám lo hết mọi việc. Thế anh Lãng không nói gì với chị à. Anh Lãng vẫn làm việc gần chú Tám mà! À quên, suýt tí nữa em quên mất một chuyện quan trọng. Không hiểu do đâu mà chú Tám biết hôm nay chị cúng đầy tháng cho cháu. Có lẽ chú nghe anh Lãng nói. Thấy em sắp sửa đến đây, chú Tám gọi em lại dặn: Gửi lời thăm và chúc hai mẹ con mạnh khỏe.
An chớp mắt cảm động, thì thào dặn bạn:
- Cho chị gửi lời cảm ơn. Hương đừng quên nhé!
*
* *
Chờ cho Thọ Hương về rồi, Lãng mới vào nhà gặp lại An. Vừa thấy em, An đã trách:
- Em sắp đi xa mà không nói cho chị biết.
Lãng kinh ngạc hỏi:
- Ai bảo chị thế?
- Lại còn hỏi. Ai bảo cũng được. Nhưng em không báo cho gia đình hay thì chắc chắn không được rồi. Tại sao em giấu?
Lãng tức giận đáp:
- Em có giấu chị chuyện gì đâu?
- Chứ không phải em sắp theo quân vào đánh Gia Định à?
Lãng thành thực nói:
- Em chưa biết gì cả. Em nói thực đấy.
An ngẩn ngơ, không hiểu. Chị hỏi:
- Thế tại sao Thọ Hương vừa nói với chị rằng...
- Cô Thọ Hương nói sao với chị?
- Nói ta lại sắp vào đánh Gia Định. Lần này do... do anh Huệ cầm quân. Chẳng lẽ em không biết gì cả!
Lãng lo âu nói:
- Như vậy câu chuyện mới còn bàn luận trong gia đình chứ chưa thành. Miệng lưỡi đàn bà, nhanh thật!
- Thọ Hương đã nói thì chắc đúng. Không biết chừng năm nay em ăn Tết xa nhà.
Lãng lo lắng bảo chị:
- Ăn Tết ở đâu mà chẳng được. Nhưng em lo chuyện khác kia!
An ngỡ ngàng hỏi:
- Lạo chuyện gì nữa?
- Chuyện anh Chinh.
Rồi không chờ cho An hỏi, Lãng nói tiếp:
- Chuyến vừa rồi ta vào đánh Gia Định, Duệ Tôn không có quân để chống lại phải kêu Tống Phúc Hợp đem quân vào cứu viện. Nghe nói Hòa nghĩa quân của Lý Tài đã kéo hết vào nam theo quân ngũ dinh của Hiệp. Ở nơi đầu tên mũi đạn, làm sao nhận ra được anh em. Chị hiểu không...
An bắt đầu hiểu, nên cố xua ám ảnh xót xa vừa đến bằng cách gượng gạo bảo:
- Đất nước rộng mênh mông, em lo chuyện hão.
Lãng cãi lại:
- Nhưng chị nên nhớ chuyến này anh Huệ cầm quân chứ không phải anh Lữ. Em theo anh ấy hai năm nay, em biết. Không có lực lượng nào chống lại nổi đâu. Không có xó xỉnh nào để kẻ thù ẩn nấp, nếu anh ấy quyết truy nã đến cùng. Không phải như những kẻ hẹp trí chỉ cốt chở cho được thóc gạo về là xong chuyện.
An nóng mặt vì bị chạm tự ái, gay gắt hỏi em:
- Thế nào mới là kẻ nhìn xa thấy rộng? Lãng đúng là kẻ nhìn xa thấy rộng hay chưa? Làm ơn cho chị biết đi!
Lãng thấy chị giận dữ mới biết mình nói hớ, lí nhí xin lỗi:
- Em ngay tình, xin chị đừng giận. Thôi, ta đừng nói chuyện ấy nữa. Vả lại đâu đã chắc gì đúng.
Rồi trỏ đứa cháu đang ngủ vùi trong tay mẹ, Lãng hỏi:
- Cha đã đặt tên cho nó chưa, chị?
An đã nguôi giận, chậm rãi đáp:
- Anh Lợi xin cha đặt tên cho. Cha bảo tùy ý anh chọn tên gì cũng được, miễn đừng trùng tên tổ tiên. Anh ấy chọn tên Phát đấy.
Lãng dẫy nẩy:
- Sao không đặt tên Thái?
An bỡ ngỡ hỏi:
- Sao lại chọn tên Thái?
Lãng nôn nóng đáp:
- Chính chị hôm trước có bảo em định đặt tên con là Thái! An Thái. An Thái, chị có nhớ không?
An đỏ mặt vì sự quên lãng đáng trách của mình, vội bào chữa:
- Nhưng chị có được quyền đặt tên con đâu. Thôi, tên gì cũng thế thôi. Thái hay Phát đều tốt cả.
Lãng vẫn chưa bằng lòng, đỏ mặt cố nói:
- Nhưng, nhưng...
Anh định bảo chị: "Cái tên Phát cũng như tên cha nó là Lợi. Phát Lợi nghe có vẻ con buôn quá" nhưng Lãng biết trước câu nói đó sẽ cắt đứt tình chị em, không còn cứu vãn được nữa. Lãng ậm ừ để dằn sự bất mãn.
Vừa lúc đó Lợi tiễn một người khách ra cổng, hai người chưa giải quyết xong công việc nên cả chủ lẫn khách còn tiếp tục bàn chuyện ở gần hòn non bộ, cách chỗ hai chị em ngồi khoảng chục bước. Lãng nghe Lợi nói:
- Vâng, bác cứ yên tâm. Thế nào ngày mai tôi cũng trình bày ngay với Thiếu phó. Giá cả có hơi cao đấy, nhưng việc này ta sẽ thương lượng sau. Các ông nhớ viết cho họ là chúng tôi cần đồng, sắt và diêm tiêu. Phải, bao nhiêu cũng mua. Được chứ, họ đến chúng tôi sẵn sàng tiếp đón. Các xóm đạo lâu nay chúng tôi có phá phách gì đâu. Chẳng những thế, hễ thấy ai bị đeo cái khoen sắt khắc hai chữ TẢ ĐẠO phải cắt cỏ voi, anh em chúng tôi đã vứt cái khoen ô nhục đó đi, giải phóng cho họ về với gia đình. Được, được. Miễn là phải có đồng, sắt, diêm tiêu, còn bao nhiêu nhà thờ muốn xây, điều đó dễ thôi. Ông về nhắn giùm với họ như thế nhé.
Ông khách đi khỏi, Lợi vội quay vào tiếp khách. Trông thấy Lãng đang ngồi nói chuyện với vợ, Lợi reo lên:
- Kìa, chú Lãng đây rồi. Anh tìm chú nãy giờ không thấy đâu. Anh vừa khoe rằng có một cậu em vợ thân cận với "ngài Phụ chính". Không, em đừng cười, phải nói thế họ mới sợ. Định quay qua tìm Lãng đã không thấy em đâu.
Không chờ Lãng trả lời, Lợi quay qua hỏi vợ:
- Em có biết ông khách vừa rồi là ai không?
An đáp:
- Không. Ai thế?
- Ông trùm xóm đạo dưới Gò Bồi đấy!
An ngơ ngác hỏi:
- Ông trùm nào?
Lợi âu yếm quệt má vợ trách:
- Em chóng quên quá. Mà quên cũng phải. Hơn mười năm rồi còn gì. Em có nhớ hồi gia đình ta vừa chạy nạn vào đây, ghé vào bến Gò Bồi không? Đó, ông khách lúc nãy là người đã giúp đỡ cho cha rất nhiều, lo giúp chỗ ở tạm, lo thuê giùm người võng mẹ và vác đồ đạc lên An Thái. Hồi đó anh với bác Năm xuống Gò Bồi để nhận gỗ thai bài về cho ông biện. Kể cũng chóng thật. Hơn mười năm, bao nhiêu vật đổi sao dời.
Lãng khó chịu vì cái tính liếng thoắng của anh rể, nhưng vì tò mò nên phải hỏi:
- Ông ấy định bán sắt, đồng và diêm tiêu à?
Lợi cười lớn bảo:
- Không. Làm gì hắn giàu thế. Hắn có bao nhiêu của quí ấy tại Gò Bồi thì ta cứ việc đem lính xuống khuân về dùng, việc gì phải thương lượng! Câu chuyện nó như thế này: Một số tên truyền giáo người Hòa Lan, Tây Ban Nha và Anh Cát Lợi quen biết lớn với các hội buôn người Tây dương. Họ nhờ ông trùm đánh tiếng trước để hai bên thương lượng: phần các cố đạo sẽ liên lạc mua giúp cho ta các thứ ta cần, phần ta cho phép họ lập nhà thờ và truyền đạo. Ông trùm định gặp Thiếu phó, nhưng sợ đường đột quá không nên, vì vậy tìm đến đây gặp anh trước.
Rồi quay sang vợ, Lợi than:
- Anh Kiên tệ quá. Anh gặp anh ấy trên kho, nhắc đi nhắc lại mãi là thế nào anh ấy cũng rán tới cho vui. Anh ấy hỏi khách khứa có ai không. Anh bảo chỉ có những người tai mắt quen biết thôi. Anh ấy ậm ừ. Rồi không tới. Tính anh ấy sao sao ấy, anh chịu, không hiểu nổi.
Lãng định trả lời: "Có gì mà khó hiểu. Anh Kiên ghét cay ghét đắng lũ lắm lời xun xoe" nhưng trông vẻ mặt van lơn cầu khẩn đến hốt hoảng của chị, Lãng giữ im lặng. An sợ em vụt miệng nói hỗn với chồng, nên giành nói trước. Chị hỏi:
- Cha đâu rồi anh?
Lợi vui vẻ đáp:
- Cha đang nói chuyện với ông khách Mỹ Cang. Không ngờ hắn con buôn mà giỏi chữ đến thế. Thi ca đọc làu làu. Cha vừa đọc vài chữ, hắn đã đọc tiếp cả bài dài không vấp một chữ.
Một ông khách ăn mặc chải chuốt lố lăng theo cách những tay giàu nổi từ nhà trên đi xuống dáo dác tìm ai. Trông thấy Lợi, ông ta reo lên:
- Á à, tìm thấy anh rồi. Trốn khách đi thủ thỉ với vợ phỏng?
Cả Lợi lẫn khách đều cười ha hả. Lợi vỗ vai khách hỏi:
- Ông Hiến đâu?
- Đang bàn chuyện thi ca kim cổ với ông cụ. Dạ thưa chị. Chị đã khỏe hẳn chưa? Gớm, bữa nay tôi mới biết vì sao anh Lợi hễ xong việc là gạt hết bạn bè chạy một mạch về nhà. Cháu kháu khỉnh quá nhỉ. Mấy tháng rồi chị? Trời ơi, tôi ngu quá rồi. Bữa nay cúng đầy tháng mà tôi hỏi cháu mấy tháng rồi. Anh Lợi này, tôi phải xin phép về thôi!
Lợi vội ngăn:
- Về sao được! Buổi tối còn một cuộc rượu nữa mà. Vả lại việc ta bàn chưa xong gì cả.
Ông khách hơi chột dạ trước đôi mắt xoi mói cú vọ của Lãng, xua tay từ chối:
- Không. Để lúc khác vậy. Xin phép chị. Cậu ở chơi nhé. Tôi về nhé, Lợi.
Lợi phải đưa ông khách ra tận cổng. Trước khi chia tay, ông khách kéo Lợi hỏi nhỏ:
- Này, ông già vợ anh có bình thường không?
Lợi trợn mắt hỏi:
- Sao hỏi vậy?
- Vì gặp ai hơi lớn tuổi, ông già đều hỏi có phải hôm trước có đến tìm ông cụ mà không gặp phải không. Báo hại ông Hiến và mấy người khác ngớ ra, chẳng hiểu gì cả. Nhưng sau đó ông cụ lại ăn nói nghiêm nghị bình thường, đôi lúc khôi hài dí dỏm nữa. Chẳng hiểu làm sao hết!
Lợi đập vai bạn làm ăn, nói lớn cho qua chuyện:
- Thôi về nhé. Chuyện gì chưa xong, mai vào kho hãy hay.
Bình luận facebook