• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Tặng Quân Rượu Độc, Tiễn Quân Ra Đi (2 Viewers)

  • Chương 203

Đêm lặng gió, nước sông không một gợn sóng.
Trên bầu trời Bách Lý Phong Vân Thành, có mấy bóng người bay qua.
Đó là dạ hành giả, là sứ giả hắc ám.
Nhảy vài bước, Hoa Tử Nguyệt đã đáp xuống trước một căn phòng, hắn không khỏi lộ ra nụ cười nguy hiểm dưới ánh trăng.
Tất cả...đã tìm được.
Xóa đi ký hiệu trên bản đồ, Hoa Tử Nguyệt phi thân trở về.
Ở hai nơi khác, Tạ Vãn Phong và Liễu Hành Vân đã tìm được vị trí của tướng địch, họ cũng đang vội vã trở về.
Nếu về trễ...
Túi tiền của họ sẽ gặp tai ương.
Mai Vũ sắp xếp chỗ cho Thiên Hòa ngủ xong, an vị trong phòng đám người Tạ Vãn Phong.
Đã mấy đêm liên tục họ không về ngủ, đám người này thật sự cho rằng nàng ngốc nên không biết gì cả hay sao?
Không biết bọn họ đang làm cái gì nữa.
Cửa mở.
Mai Vũ điều chỉnh tốt biểu cảm trên mặt mình, vừa định làm một màn Tam Đường Hội Thẩm (*) nhưng vừa ló đầu ra cửa lại kinh ngạc vô cùng.
Vô Trần, sao lại có thể là Vô Trần?
Mai Vũ sầm mặt, nói: “Vô Trần công tử đến đây để giết bằng hữu của ta sao?”
Gia Cát Trần khoác một bộ trường bào rộng rãi, trong tay y đang cầm một ống khói nhỏ.
Tam Đường Hội Thẩm (*):Đây là phiên tòa thời Trung Quốc cổ đại, nói về các chế độ giám sát. Trong hệ thống chính trị thời phong kiến Trung Quốc, có một hệ thống quy chế rất quan trọng, đối với giám sát cơ cấu quan lại và quan chức. Năm 221 trước công nguyên nước Tần sau khi tiêu diệt sáu nước, dưới hoàng đế thiết lập ba cấp bậc quan lại quan trọng nhất, đó là Thừa Tướng, Thái Úy, Ngự Sử Đại Phu, họp lại gọi là Tam công, Thừa Tướng nắm giữ việc triều chính, Thái Úy nắm giữ việc quân sự, Ngự Sử Đại Phu nắm giữ việc giám sát. Hệ thống này đặt nền tảng cơ bản của chính trị quan liêu Trung Quốc suốt hai ngàn năm tuổi. Nhà Hán kế thừa nước Tần, cơ cấu giám sát gọi là Ngự Sử Đài, quan trên là Ngự Sử Đại Phu. Đời Đường cơ cấu bên trong giám sát hình thành chế độ tam viện chặt chẽ, chế độ giám sát còn có một đặc điểm là Ngự Sử tham gia xét xử tư pháp, những vụ án quan trọng hoàng đế theo quy tắc chiếu xuống Hình Bộ, Ngự Sử Đài, Đại Lý Tự đồng xử”, hệ thống này tiếp tục đến đời nhà Minh – Thanh, được gọi là “Tam đường hội thẩm”. Nhà Minh đổi Ngự Sử Đài thành Đô Sát Viện, cùng với Hình Bộ, Đại Lý Tự hợp thành “Tam Pháp Ti”, là cơ quan xét xử tối cao, thường là “Tam Pháp Ti” tham gia xét xử. Tam ti hội thẩm, thường gọi là “Tam đường hội thẩm”.
Xuyên qua làn khói lượn lờ, y cười nhạt một tiếng, đáp lại Mai Vũ: “Không, ta đến tìm cô nương.”
Mai Vũ nhìn quanh một lượt.
Nói: “Chúng ta tìm nơi khác nói chuyện đi.”
Những chuyện lúc ở cùng Vô Trần, Mai Vũ không nói cho những người khác biết.
Thứ nhất, nàng không biết có nên nói hay không, nàng sợ nói ra, bọn họ sẽ làm ra những chuyện kích động. Thứ hai là vì


q5---chuong-5-1536296342.3728.jpg
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom