Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 77 - Chương 77 ĂN Ý
Chương 77 ĂN Ý
Ngược lại ông chủ Vương bật cười, trong ánh mắt có sự ngợi khen: “Không hổ danh là người trong nghề, đôi mắt rất tinh tường. Giáo sư Giang, vậy tôi phải đưa ra thử thách cho cậu đây, nếu hai bộ phận bị thiếu hụt trong bức tranh này lại trùng khớp chính là đáp án mấu chốt như cậu nói, Vương Ốc Sơn quả thực cũng là kẻ bị người ta giật dây, vậy thì tiếp theo đây cậu có thể nghĩ tới điều gì?”
Lời đã gợi ý đến mức này, nhóm ba người Thịnh Đường dường như cũng bắt đầu theo kịp tiết tấu. Tiêu Dã vòng qua một bên bức tranh, kết hợp với những hoài nghi của Giang Chấp đã một lần nữa quan sát bức tranh này, quả thực có một số ý nghĩa kỳ quặc ẩn hiện đâu đây.
Thẩm Dao là người tích cực nhất trong số họ. Về lý mà nói, câu hỏi được ông chủ Vương đưa ra, đáng nhẽ cô ấy phải nhanh chóng nghĩ đến mới phải. Nhưng có trách thì trách cô ấy trong quá trình khôi phục bích họa chỉ khăng khăng chú ý tới khu vực của mình, không kịp quan sát xung quanh, thế nên vừa hiểu được một vấn đề, vấn đề tiếp theo đã lại mất đi đầu mối.
Ngược lại là Thịnh Đường, khi nghe ông chủ Vương nhắc tới mấy chữ “kẻ bị người ta giật dây” thì bất chợt nhớ tới một khung cảnh.
Đó vẫn là lần đầu tiên khi Sáu Viên Thịt Bằm bước vào hang số 0 để quan sát. Lúc đó cô nhìn thấy Giang Chấp ngồi xổm ở một góc nhìn đến mức thất thần. Cô còn mượn ánh sáng để ngó một chút, có thể thấy trên đó ẩn hiện hình ảnh giống như một con quỷ dưới lốt một bộ xương.
Sau đó trong nhiều lần họp hành, Giang Chấp vẫn không hề nhắc đến chuyện này, Thịnh Đường đâm đầu vào bận rộn chuyện khác cũng quên bẵng mất.
Bây giờ hình ảnh ấy lại tự động chui vào não bộ của cô như bị ma xui quỷ khiến, khi phân tích kỹ ra cô liền cảm thấy có điều bất ổn. Trong các bức bích họa Đôn Hoàng không thiếu hình quỷ. Giống như trong bức “Giáng ma biến” nổi tiếng đã xuất đủ các loại tạo hình của yêu ma quỷ quái, còn có cả câu chuyện ma quỷ xuất phát từ Sơn hải kinh. Nhưng dường như tạo hình xương cốt trong hang số 0 lại chưa từng được bắt gặp ở bất kỳ hang động nào khác.
Còn có một điểm nữa chính là, hình bộ xương của con quỷ ấy lại nằm ngay bên dưới khu vực mà Thẩm Dao chịu trách nhiệm, ở một góc rất khuất, đến thời điểm này vẫn chưa được sắp xếp khôi phục.
Trong não bộ như có một sợi dây đang trôi nổi, tỏa ra một tia màu bạc sáng rực tầm nhìn, giống như là một manh mối nào đó. Cô cố gắng với tới nhưng không thể với được.
Thịnh Đường liếc sang phía Giang Chấp. Đôi mày tuấn tú của anh nhíu lại nhưng cũng dãn ra rất nhanh.
Cùng lúc ấy, manh mối di chuyển nhanh trong đầu cô như chợt sáng tỏ, cô lập tức kêu “A” lên một tiếng.
Giang Chấp nghiêng đầu nhìn cô, mỉm cười: “Cô nghĩ ra điều gì rồi?”
Vietwriter.vn
Thịnh Đường không biết những điều mình suy nghĩ có đúng hay không, nhưng vẫn buột miệng nói ra: “Là một bức tranh khác, nội dung của bức tranh ấy tuy hoàn toàn khác biệt với ‘Hàn Hi Tái dạ yến đồ’, nhưng tôi luôn có cảm giác giữa hai bức tranh này có một mối liên hệ nào đó!”
Nụ cười bên khóa miệng Giang Chấp hòa vào trong ánh mắt: “Cô lâu huyễn hí đồ.”
Đôi mắt Thịnh Đường như bị ai ném vào đó hai quả bom vậy, bỗng nhiên bừng sáng, ngay sau đó cô gật đầu điên cuồng: “Ừm ừm ừm…”
“Cô lâu huyễn hí đồ” là tác phẩm của họa sỹ đời Nam Tống, Lý Tung(*). Giữa vô vàn các bức tranh phong tục nổi danh của ông, chỉ duy có bức “Cô lâu huyễn hí đồ” là có phong cách vẽ hoàn toàn khác biệt với các tác phẩm trước đó, cực kỳ quái đản và khó hiểu.
(*) Lý Tung (1166-1243): người Tiền Đường, nhà Tống (nay là Hàng Châu). Ông xuất thân bần hàn, lúc nhỏ từng làm thợ mộc, thích hội họa, giỏi búng mực bằng thước. Sau ông được họa sỹ cung đình Lý Tòng Huấn nhận làm con nuôi, truyền lại kỹ thuật hội họa, cuối cùng trở thành họa sỹ nổi tiếng một thời. Ông có sở trường vẽ tranh nhân vật, đặc biệt là vẽ bằng thước kẻ.
Có người nói, bức tranh này được Lý Tung sáng tác trong mơ, thế nên phong cách khác hẳn bình thường; Lại có người cho rằng, đây thật ra là một bức họa ma, là người ở chốn âm gian mượn bàn tay Lý Tung để vẽ lại, mục đích là gửi gắm hồn phách vào tranh để đoàn tụ cùng người thân.
Dù có bao nhiêu lời lý giải kỳ quặc, quái đản, nhưng vẫn có một điểm mà mọi người đều phải công nhận, “Cô lâu huyễn hí đồ” là bức tranh ma đầu tiên từ cổ chí kim, ẩn chứa bí mật thiên cổ chưa thể lý giải.
Nó quả thực khác với “Hàn Hi Tái dạ yến đồ”, nội dung biểu đạt cũng không giống.
Nhưng bất ngờ lại được cả Giang Chấp và Thịnh Đường đặt cạnh nhau, quả thực khiến người ta khó mà hiểu nổi.
Tuy nhiên Tiêu Dã và Thẩm Dao cũng không phải những người tầm thường, một người là đệ tử cuối cùng mà Giáo sư Hồ lấy làm niềm kiêu hãnh, một người là tài năng nắm rõ rất nhiều kiến thức về lịch sử văn hóa. Họ lại sở hữu những kinh nghiệm cực kỳ phong phú trong lĩnh vực khôi phục bích họa, thế nên sau khi Giang Chấp nói ra cái tên “Cô lâu huyễn hí đồ”, hai người họ cũng lập tức hiểu ngay.
(*) Chú thích của tác giả: “Cô lâu huyễn hí đồ” là một bức tranh màu được vẽ trên chất liệu lụa theo dạng hình quạt, nay được cất giữ trong viện bảo tàng Cố Cung.
Đây đích thực là một bức tranh rất đặc biệt giữa rất nhiều tác phẩm của Lý Tung. Nội dung của bức tranh khiến rất nhiều người thời nay khó lý giải, chưa thể đưa ra kết luận. Tranh vẽ hình một đầu lâu rất lớn đang dùng một sợi dây thao túng một đầu lâu nhỏ hơn, bên cạnh còn xếp đặt những món đồ dùng trong mãi nghệ. Trước mặt có một vị phu nhân dắt theo một đứa bé con. Đứa bé đang bò dưới đất tiến về phía trước, rướn người thật sâu để chạm vào đầu lâu nhỏ. Phu nhân đứng sau dang rộng hai cánh tay, dường như muốn ngăn cản đứa bé.
Ngược lại ông chủ Vương bật cười, trong ánh mắt có sự ngợi khen: “Không hổ danh là người trong nghề, đôi mắt rất tinh tường. Giáo sư Giang, vậy tôi phải đưa ra thử thách cho cậu đây, nếu hai bộ phận bị thiếu hụt trong bức tranh này lại trùng khớp chính là đáp án mấu chốt như cậu nói, Vương Ốc Sơn quả thực cũng là kẻ bị người ta giật dây, vậy thì tiếp theo đây cậu có thể nghĩ tới điều gì?”
Lời đã gợi ý đến mức này, nhóm ba người Thịnh Đường dường như cũng bắt đầu theo kịp tiết tấu. Tiêu Dã vòng qua một bên bức tranh, kết hợp với những hoài nghi của Giang Chấp đã một lần nữa quan sát bức tranh này, quả thực có một số ý nghĩa kỳ quặc ẩn hiện đâu đây.
Thẩm Dao là người tích cực nhất trong số họ. Về lý mà nói, câu hỏi được ông chủ Vương đưa ra, đáng nhẽ cô ấy phải nhanh chóng nghĩ đến mới phải. Nhưng có trách thì trách cô ấy trong quá trình khôi phục bích họa chỉ khăng khăng chú ý tới khu vực của mình, không kịp quan sát xung quanh, thế nên vừa hiểu được một vấn đề, vấn đề tiếp theo đã lại mất đi đầu mối.
Ngược lại là Thịnh Đường, khi nghe ông chủ Vương nhắc tới mấy chữ “kẻ bị người ta giật dây” thì bất chợt nhớ tới một khung cảnh.
Đó vẫn là lần đầu tiên khi Sáu Viên Thịt Bằm bước vào hang số 0 để quan sát. Lúc đó cô nhìn thấy Giang Chấp ngồi xổm ở một góc nhìn đến mức thất thần. Cô còn mượn ánh sáng để ngó một chút, có thể thấy trên đó ẩn hiện hình ảnh giống như một con quỷ dưới lốt một bộ xương.
Sau đó trong nhiều lần họp hành, Giang Chấp vẫn không hề nhắc đến chuyện này, Thịnh Đường đâm đầu vào bận rộn chuyện khác cũng quên bẵng mất.
Bây giờ hình ảnh ấy lại tự động chui vào não bộ của cô như bị ma xui quỷ khiến, khi phân tích kỹ ra cô liền cảm thấy có điều bất ổn. Trong các bức bích họa Đôn Hoàng không thiếu hình quỷ. Giống như trong bức “Giáng ma biến” nổi tiếng đã xuất đủ các loại tạo hình của yêu ma quỷ quái, còn có cả câu chuyện ma quỷ xuất phát từ Sơn hải kinh. Nhưng dường như tạo hình xương cốt trong hang số 0 lại chưa từng được bắt gặp ở bất kỳ hang động nào khác.
Còn có một điểm nữa chính là, hình bộ xương của con quỷ ấy lại nằm ngay bên dưới khu vực mà Thẩm Dao chịu trách nhiệm, ở một góc rất khuất, đến thời điểm này vẫn chưa được sắp xếp khôi phục.
Trong não bộ như có một sợi dây đang trôi nổi, tỏa ra một tia màu bạc sáng rực tầm nhìn, giống như là một manh mối nào đó. Cô cố gắng với tới nhưng không thể với được.
Thịnh Đường liếc sang phía Giang Chấp. Đôi mày tuấn tú của anh nhíu lại nhưng cũng dãn ra rất nhanh.
Cùng lúc ấy, manh mối di chuyển nhanh trong đầu cô như chợt sáng tỏ, cô lập tức kêu “A” lên một tiếng.
Giang Chấp nghiêng đầu nhìn cô, mỉm cười: “Cô nghĩ ra điều gì rồi?”
Vietwriter.vn
Thịnh Đường không biết những điều mình suy nghĩ có đúng hay không, nhưng vẫn buột miệng nói ra: “Là một bức tranh khác, nội dung của bức tranh ấy tuy hoàn toàn khác biệt với ‘Hàn Hi Tái dạ yến đồ’, nhưng tôi luôn có cảm giác giữa hai bức tranh này có một mối liên hệ nào đó!”
Nụ cười bên khóa miệng Giang Chấp hòa vào trong ánh mắt: “Cô lâu huyễn hí đồ.”
Đôi mắt Thịnh Đường như bị ai ném vào đó hai quả bom vậy, bỗng nhiên bừng sáng, ngay sau đó cô gật đầu điên cuồng: “Ừm ừm ừm…”
“Cô lâu huyễn hí đồ” là tác phẩm của họa sỹ đời Nam Tống, Lý Tung(*). Giữa vô vàn các bức tranh phong tục nổi danh của ông, chỉ duy có bức “Cô lâu huyễn hí đồ” là có phong cách vẽ hoàn toàn khác biệt với các tác phẩm trước đó, cực kỳ quái đản và khó hiểu.
(*) Lý Tung (1166-1243): người Tiền Đường, nhà Tống (nay là Hàng Châu). Ông xuất thân bần hàn, lúc nhỏ từng làm thợ mộc, thích hội họa, giỏi búng mực bằng thước. Sau ông được họa sỹ cung đình Lý Tòng Huấn nhận làm con nuôi, truyền lại kỹ thuật hội họa, cuối cùng trở thành họa sỹ nổi tiếng một thời. Ông có sở trường vẽ tranh nhân vật, đặc biệt là vẽ bằng thước kẻ.
Có người nói, bức tranh này được Lý Tung sáng tác trong mơ, thế nên phong cách khác hẳn bình thường; Lại có người cho rằng, đây thật ra là một bức họa ma, là người ở chốn âm gian mượn bàn tay Lý Tung để vẽ lại, mục đích là gửi gắm hồn phách vào tranh để đoàn tụ cùng người thân.
Dù có bao nhiêu lời lý giải kỳ quặc, quái đản, nhưng vẫn có một điểm mà mọi người đều phải công nhận, “Cô lâu huyễn hí đồ” là bức tranh ma đầu tiên từ cổ chí kim, ẩn chứa bí mật thiên cổ chưa thể lý giải.
Nó quả thực khác với “Hàn Hi Tái dạ yến đồ”, nội dung biểu đạt cũng không giống.
Nhưng bất ngờ lại được cả Giang Chấp và Thịnh Đường đặt cạnh nhau, quả thực khiến người ta khó mà hiểu nổi.
Tuy nhiên Tiêu Dã và Thẩm Dao cũng không phải những người tầm thường, một người là đệ tử cuối cùng mà Giáo sư Hồ lấy làm niềm kiêu hãnh, một người là tài năng nắm rõ rất nhiều kiến thức về lịch sử văn hóa. Họ lại sở hữu những kinh nghiệm cực kỳ phong phú trong lĩnh vực khôi phục bích họa, thế nên sau khi Giang Chấp nói ra cái tên “Cô lâu huyễn hí đồ”, hai người họ cũng lập tức hiểu ngay.
(*) Chú thích của tác giả: “Cô lâu huyễn hí đồ” là một bức tranh màu được vẽ trên chất liệu lụa theo dạng hình quạt, nay được cất giữ trong viện bảo tàng Cố Cung.
Đây đích thực là một bức tranh rất đặc biệt giữa rất nhiều tác phẩm của Lý Tung. Nội dung của bức tranh khiến rất nhiều người thời nay khó lý giải, chưa thể đưa ra kết luận. Tranh vẽ hình một đầu lâu rất lớn đang dùng một sợi dây thao túng một đầu lâu nhỏ hơn, bên cạnh còn xếp đặt những món đồ dùng trong mãi nghệ. Trước mặt có một vị phu nhân dắt theo một đứa bé con. Đứa bé đang bò dưới đất tiến về phía trước, rướn người thật sâu để chạm vào đầu lâu nhỏ. Phu nhân đứng sau dang rộng hai cánh tay, dường như muốn ngăn cản đứa bé.
Bình luận facebook