-
KHÁ BẢNH DỊ SỬ TRUYỀN
Tương truyền, trong An Nam Nhảm Thế Kí có chép lại rằng:
Đại Việt, tàn xuân lập hạ năm Phú Trọng thứ mười hai, Thành Bắc xuất hiện một thanh niên tuổi chừng hai sáu, hai bảy họ Ngô tên Bá, sống ở Từ Sơn. Tuổi trẻ chí lớn, mới chỉ mười bốn tuổi Khá đã gác bút nghiên theo nghiệp giang hồ, mười bảy tuổi vì nghĩa diệt thân, bị bỏ tù không hề hối hận. Hai mươi tuổi Khá đã đứng ra lập tiêu quán, thương hội, anh em tứ xứ cả mấy nghìn người, thề nguyền huynh đệ với nhau, đêm không ăn, ngày không ngủ, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chạy. Rồi thì món võ Vi Nã Hà Quyền mà gã dày công rèn luyện trên nền nhạc dự báo thời tiết, khiến giang hồ thiên hạ ai nấy đều kiêng nể, đăng đàn lên mạng thì cả trăm mắt nghìn tai hớn hở đón xem. Danh tiếng Khá lên cao, Thành Bắc kinh sợ, gọi gã là Khá Bảnh, người cùng ngành còn gọi Cậu Bảnh. Khẩu quyết luôn là: Thế Thiên Hành Địa.
Cậu Bảnh cùng các huynh đệ ra sức xây dựng tiêu quán, thương hội, lại làm chuyện càn rỡ, từ chắn đường bách tính quay chụp, cho đến đốt xe, đoạn tụ tập huynh đệ nghĩa sĩ qua nhà làm ván bạc cho có khí chất giang hồ, thêm tí nha phiến vào để có thêm máu nghĩa khí. Nào ngờ mọi hành vi của Khá Bảnh đều bị Thành Bắc Cẩm Y Vệ và Từ Sơn Đông Xưởng bắt quả tang, rồi cử người vô đánh dẹp. Khá Bảnh nghe tin Cẩm Y Vệ liên kết với Đông Xương đánh vào, cùng huynh đệ sợ hãi bó tay thúc thủ chịu trói không một ai dám ra kháng cự. Bách tính thành Bắc cứ tưởng lại một lần nữa chịu loạn kiêu binh như thời Chúa Trịnh năm xưa, ngờ đâu lại yên bình ấm no, tuyệt nhiên không còn loạn.
Sau đến áp giải về kinh, xét thấy phàm những việc làm của Khá Bảnh là xúc phạm đến luân thường đạo lý, làm tổn hại đến văn minh An Nam. Bởi vậy triều đình cho khám xét tư gia, tróc nã đồng đảng, lại tư giấy cho thương đoàn Tây Dương yêu cầu xóa sạch mọi liên hệ với Bảnh. Cốt để cho trong lành không khí, củng cố lại phong hóa. Huống hồ triều đình đang ra sức cổ vũ bảo vệ luân đạo thánh hiền, há để cho vài lũ tiện dân đầu đường xó chợ có thể làm ô uế? Thế nên tội của Cậu Bảnh và đồng bọn trời không dung đất không tha. Thân là dân mà dám chặn đường thiên lý đã là một tội, lại tụ tập đông người gây rối trị an là tội thứ hai, sử dụng nha phiến là tội thứ ba, mở phường đổ bạc là tội thứ bốn... Quỷ, thần, người đều căm phẫn. Nên nhẹ thích chữ vào mặt lưu đày vạn lý, nặng thì nhục hình công khai để giữ yên quốc pháp và răn đe lũ loạn đảng.
Lời bàn: Tội nhân là nam giới, mà lại không tuân theo tam cương ngũ thường, trên láo với quan, dưới nạt với dân, không theo hình xưa mà xử tội chết đã là quá nhân từ! Con hư là tại phụ mẫu không dạy, cũng nên bắt tội làm gương, mang ra quất ba mươi trượng trước cửa chợ để lấy đó răn đe cho đời. Nếu phụ mẫu không có thì bắt người trong tộc ra chịu đòn, đó mới là trả lại công đạo cho xã tắc. Thái bình thịnh trị âu cũng là do các quan bề trên lo cho nước cho dân. Phúc lớn, phúc lớn!
(Phỏng theo: Trần Vũ Quân - Hội những người thích tìm hiểu Lịch sử
Đại Việt, tàn xuân lập hạ năm Phú Trọng thứ mười hai, Thành Bắc xuất hiện một thanh niên tuổi chừng hai sáu, hai bảy họ Ngô tên Bá, sống ở Từ Sơn. Tuổi trẻ chí lớn, mới chỉ mười bốn tuổi Khá đã gác bút nghiên theo nghiệp giang hồ, mười bảy tuổi vì nghĩa diệt thân, bị bỏ tù không hề hối hận. Hai mươi tuổi Khá đã đứng ra lập tiêu quán, thương hội, anh em tứ xứ cả mấy nghìn người, thề nguyền huynh đệ với nhau, đêm không ăn, ngày không ngủ, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chạy. Rồi thì món võ Vi Nã Hà Quyền mà gã dày công rèn luyện trên nền nhạc dự báo thời tiết, khiến giang hồ thiên hạ ai nấy đều kiêng nể, đăng đàn lên mạng thì cả trăm mắt nghìn tai hớn hở đón xem. Danh tiếng Khá lên cao, Thành Bắc kinh sợ, gọi gã là Khá Bảnh, người cùng ngành còn gọi Cậu Bảnh. Khẩu quyết luôn là: Thế Thiên Hành Địa.
Cậu Bảnh cùng các huynh đệ ra sức xây dựng tiêu quán, thương hội, lại làm chuyện càn rỡ, từ chắn đường bách tính quay chụp, cho đến đốt xe, đoạn tụ tập huynh đệ nghĩa sĩ qua nhà làm ván bạc cho có khí chất giang hồ, thêm tí nha phiến vào để có thêm máu nghĩa khí. Nào ngờ mọi hành vi của Khá Bảnh đều bị Thành Bắc Cẩm Y Vệ và Từ Sơn Đông Xưởng bắt quả tang, rồi cử người vô đánh dẹp. Khá Bảnh nghe tin Cẩm Y Vệ liên kết với Đông Xương đánh vào, cùng huynh đệ sợ hãi bó tay thúc thủ chịu trói không một ai dám ra kháng cự. Bách tính thành Bắc cứ tưởng lại một lần nữa chịu loạn kiêu binh như thời Chúa Trịnh năm xưa, ngờ đâu lại yên bình ấm no, tuyệt nhiên không còn loạn.
Sau đến áp giải về kinh, xét thấy phàm những việc làm của Khá Bảnh là xúc phạm đến luân thường đạo lý, làm tổn hại đến văn minh An Nam. Bởi vậy triều đình cho khám xét tư gia, tróc nã đồng đảng, lại tư giấy cho thương đoàn Tây Dương yêu cầu xóa sạch mọi liên hệ với Bảnh. Cốt để cho trong lành không khí, củng cố lại phong hóa. Huống hồ triều đình đang ra sức cổ vũ bảo vệ luân đạo thánh hiền, há để cho vài lũ tiện dân đầu đường xó chợ có thể làm ô uế? Thế nên tội của Cậu Bảnh và đồng bọn trời không dung đất không tha. Thân là dân mà dám chặn đường thiên lý đã là một tội, lại tụ tập đông người gây rối trị an là tội thứ hai, sử dụng nha phiến là tội thứ ba, mở phường đổ bạc là tội thứ bốn... Quỷ, thần, người đều căm phẫn. Nên nhẹ thích chữ vào mặt lưu đày vạn lý, nặng thì nhục hình công khai để giữ yên quốc pháp và răn đe lũ loạn đảng.
Lời bàn: Tội nhân là nam giới, mà lại không tuân theo tam cương ngũ thường, trên láo với quan, dưới nạt với dân, không theo hình xưa mà xử tội chết đã là quá nhân từ! Con hư là tại phụ mẫu không dạy, cũng nên bắt tội làm gương, mang ra quất ba mươi trượng trước cửa chợ để lấy đó răn đe cho đời. Nếu phụ mẫu không có thì bắt người trong tộc ra chịu đòn, đó mới là trả lại công đạo cho xã tắc. Thái bình thịnh trị âu cũng là do các quan bề trên lo cho nước cho dân. Phúc lớn, phúc lớn!
(Phỏng theo: Trần Vũ Quân - Hội những người thích tìm hiểu Lịch sử
Bình luận facebook