-
ĐÊM TRĂNG THỨ 21: MA XÓ - NGƯỜI “QUẢN GIA” CÕI ÂM
Như chúng ta được biết về các nghi thức thờ cúng, người ta thường thờ Thần, thờ Phật - những bậc chính nhân có công trạng. Thế nhưng mọi người đã bao giờ nghe đến tục thờ Ma chưa? Mình đã từng nhắc qua một bài viết về tục thờ Ma Gà trong Đêm Trăng Thứ Mười Sáu, một câu chuyện cũng khá kì bí.Trong đêm trăng này, MQDGK muốn đưa mọi người trở lại vùng cao một lần nữa để tìm hiểu một nghi thức thờ Ma cũng khá nổi tiếng trong thế giới tâm linh của người Việt.
Người Cải Vận từng chia sẻ rằng: “Nó có công năng như một quản gia, nó giúp đỡ người chủ nhà từ việc chọn chồng tốt vợ hiền, sanh con được ngoan ngoãn khỏe mạnh. Nó giữ của cải tài sản khi chủ vắng nhà, vì vậy đối với người vùng cao nó là một thứ linh thiên, hay một ngón bùa ngải vạn năng và một thời mang nỗi kinh hoàng cho bao thế hệ du khách đến thăm nơi núi non Tây Bắc” - ̂ ̣ ́ ̀ ́.
Ma Xó được hiểu nôm na là ma nuôi trong nhà (Xó nhà - góc khuất ở các cạnh cửa, dưới gian thờ, góc nhà,...) vốn có nguồn gốc từ những người phiêu lưu, lang bạc, chết đường chết chợ, vô thừa nhận. Các vong hồn này được các thầy pháp thu thập về để độ hoá chuyển tâm, từ đây giúp người thờ cúng họ sẽ được tích đức, thuận lợi trong công việc. Mãi về sau, tục nuôi Ma Xó bị biến tướng sang đáp ứng nhu cầu cá nhân, dẫn đến nhiều cách thức luyện ma tàn độc được ra đời.
Tục nuôi Ma Xó xuất hiện ở nhiều nơi trên nước ta, tập trung vào các cộng đồng ít người ở vùng núi, vùng quê hẻo lánh, chủ yếu ở các vùng Tây Nam Bộ, và Tây Bắc - những nơi vốn chịu sự ảnh hưởng từ các loại bùa ngải tâm linh đến từ Miên,Thái. Số khác là phong tục tập quán có từ lâu đời đồng nhất với tập tục thờ ma của người dân tộc.
Tương tự như Ma Gà - một loại Ma quỷ/ bùa ngải dân tộc dùng để giữ của, cầu tài lộc, sai khiến thì Ma Xó cũng có các đặc điểm như sau:
► Tính truyền thừa: Nếu bí kíp luyện Ma Gà chỉ truyền trong tộc khá kín tiếng thì Ma Xó phổ biến hơn, và bất cứ nhà nào có nhu cầu vẫn có thể thỉnh nuôi hay nhà thầy tạo ra Ma Xó. Ma Xó truyền qua 3 đời, chủ nhân sẽ thỉnh Ma mới để cho vong hồn cũ sau khi tích đủ công đức sẽ được đi siêu thoát. Một số Ma Xó vì chủ nuôi quá hạn không siêu thoát được sẽ bị biến thành biến thành Quỷ (Dân gian gọi là quỷ kiếp), biến cát thành hung làm hại ngược lại gia chủ.
► Cách bày bàn thờ: thờ Ma Xó cũng cần thành tâm nhưng không nhất thiết phải đặt ở những nơi trang trọng, không cần vật chứa như chum vại. Bàn thờ Ma Xó trong nhà rất đơn giản, chỉ cần có một lư hương, vài đồ cúng như trà rượu, bánh trái.
➤ Tục thờ cúng: Tục thờ ma Xó cũng không đòi hỏi gia chủ phải cúng kiếng thường xuyên (trừ giới thầy Pháp), nhưng phải thật thành tâm. Có người sẽ chọn cố định một ngày trong năm để thờ cúng, số khác chỉ cúng khi cần cầu xin điều gì đó, đặt dưới sự chỉ định của thầy cúng, thầy mo trong vùng mà bày lễ.
̂ ́ ̀ “̣̂ ̂̃”
Theo quy tắc của Người Vùng Cao, Ma ở đây không phải là một loại Ma Quỷ chết đi sống lại, hay là một thế lực phần âm. Họ quan điểm rằng đó là các phần “thần thức”, không thể thấy được, có tính khó nắm bắt, được gọi chung là ma, và chúng tồn tại khắp nơi. Chúng có thể nằm trong hòn đá, gió mưa, cây cối,... Mỗi một khu vực nhất định trong nhà sẽ có một loại ma. Trước nhà có Ma Sàn - loại ma được thờ trong các nhà sàn gỗ nhỏ nhỏ đặt trước nhà là ma ngoài đường, giống bàn thiên nhưng có mái che, trong nhà sẽ có Ma Xó. Tuy nhiên, không phải người thỉnh chỉ lập bàn thờ hương khói là có thể cầu xin được Ma Xó vào nhà, mà họ cần phải có “̣̂ ̂̃” - thứ liên quan đến người chết.
▐ Xét ở góc độ người nuôi ma là thầy bùa, thầy cúng, thầy mo:
Ma Xó được xem là “bài tập” bắt buộc mà bất kì thầy nào cũng phải hoàn thành để đạt được pháp lực mạnh. Các thầy sẽ “xin” lấy một phần cơ thể người chết. Việc lựa chọn bộ phận cơ thể phụ thuộc vào người thầy chuyên về mảng nào mà lựa chọn vị trí thích hợp. Sọ của người chết oan hoặc chết trong căm phẫn thì sức mạnh Ma Xó càng lớn. Cái sọ sẽ được đặt ở nơi tăm tối, họ cúng cho các vong linh ăn mỗi ngày, đọc thần chú hoặc ếm bùa để các vong linh buộc phải tuân theo khẩu lệnh thần chú của họ mỗi khi cần triệu hồi để làm một việc gì đó. Ban đầu nghe có vẻ giống với các thầy luyện Thiên Linh Cái, nhưng ở Thiên Linh Cái cần có những yêu cầu đặc biệt mà MQDGK sẽ đề cập ở một bài viết khác (cùng đón chờ nhé). Cũng có thể xem rằng nuôi Ma Xó là một cấp thấp hơn của thuật luyện Thiên Linh Cái, và nó chỉ nhằm mục đích thông thường.
▐ Xét ở góc độ người nuôi ma là người bình thường:
► Dùng bộ phận người trong gia đình:
Người ta sẽ dùng bộ phận của người trong gia đình, hay của con vật đã gắn bó với gia đình đó lâu năm để làm Ma Xó. Để tạo ra một Ma Xó linh nghiệm không chỉ đơn giản là sắm bát hương và cắm nhang cầu khấn là được. Phải mời pháp sư đến làm lễ yểm một phần linh hồn trong vật dẫn (bộ phận cơ thể), rồi gia chủ cũng phải cực khổ ngồi trước bàn thờ Ma Xó cầu khấn nhiều ngày. Sau đó phải mang theo bát hương ra nghĩa địa lúc nửa đêm cho đến khi nghe được tiếng nói của các vong hồn chưa siêu thoát. Âm dương tương tác thì lúc ấy Ma Xó mới thiêng và gia chủ cầu may là được may.
Ví dụ ở vùng cao, thường thấy người ta hay lấy thủ cấp người thân hoặc là các chi treo gác bếp để nhằm lưu một đích công đức của gia tộc, thu hút tài lộc và xua đi các điều xấu (trong một số clip khám phá văn hóa vùng cao có thể thấy điều này như bàn chân cháy, ngón tay treo gác bếp. Có khi nhà thầy mo còn có sọ người.)
► Thỉnh ma về nuôi:
Số khác có thể bỏ tiền mua Ma Xó từ các thầy, tương tự thư Kumanthong là tìm một xác chết thai nhi được ướp còn nguyên vẹn và bắt đầu công việc luyện nuôi vong Ma Xó để giữ nhà và sai khiến. Những vong linh ấy đã được ếm bùa nên không thể siêu thoát. Vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh gia chủ. Những vong linh được ếm bùa thành Ma Xó có nhiệm vụ đi theo để hộ cho thân chủ. Chúng sẽ tác động đến thần thức của người xung quanh giúp chủ nhân đạt được mục đích.
Loại này phổ biến ở giới doanh nhân, nghệ sĩ… hay đi sang Thái cầu bùa phép, “vật dẫn” này nếu thờ cúng tử tế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn các loại bùa chú thông thường, nhưng nghiệp quả cũng rất lớn.
Đ̂̀ ̣̂ ̂ đ̂́ ̣̂ ́ ̀ ̂̀ ̛̃ ̉:
“Vì theo lối suy nghĩ ma là 1 thực thể thần thông quảng đại, nên người dân miền núi thuở xưa sẽ xây nhà cách xa nhau về mặt địa hình. Họ không thân thiết như lối sống của người đồng bằng, chỉ gặp nhau ở các dịp lễ hội và các buổi cầu nguyện. Nên việc đi làm ruộng nương mà nhờ cậy người lạ giữ gìn tài sản giữa người với người là không thể. Nên từ đó người ta dùng đức tin để giữ nhà và giữ của, từ đó thuật nuôi Ma Xó giữ nhà được các thầy mo cho ra đời và sử dụng” - trích dẫn từ Người Cải Vận.
Xét về ý nghĩa hiện đại, Ma Xó là cách người ta giáo dục con người bỏ đi những tính tham lam, hay trộm những thứ không thuộc về mình bởi không sớm thì muộn cũng bại lộ và trả giá. Chính vì thế khi đi tới những nơi lạ, cho dù tò mò thì cũng không nên đụng vào những đồ vật, tài sản người khác. Cần xin phép và đặt lại đúng vị trí nếu không muốn bị nhận lại xui rủi. Suy cho cùng tâm linh, Ma quỷ cũng từ nhân quả mà ra.
________________________
Đó là những thông tin mà tụi mình nghiên cứu, thu thập từ nhiều nguồn tài liệu và tổng hợp để mọi người cùng hiểu rõ hơn. Ma Xó, Kumanthong, Thiên linh Cái,... hay các loại bùa chú cho dù được tạo ra dưới hình thức nào đi chăng nữa cũng là thứ mà ngày nay mọi người không nên dấn thân vào bởi những thứ xin được ở hiện tại là phúc đức tích tụ, là những thứ vay mượn ở tương lai nên sẽ sớm trả lại.
“Tâm linh không đùa được đâu”