• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Truyện dài : Ma quỷ dân gian kỳ truyện (3 Viewers)

  • ĐÊM TRĂNG THỨ 23 : "MỖI NĂM LẤY MỘT MẠNG NGƯỜI"

Viết về MA RỪNG QUỶ NÚI

Đã từ rất lâu, Tà Năng Phan Dũng được xem là cung đường Trekking đẹp nhất Việt Nam - nơi ẩn chứa những điều kỳ diệu cho những người ưa khám phá. Nằm lọt giữa vùng rừng núi hoang sơ của Đức Trọng (Lâm Đồng) và Tuy Phong (Bình Thuận), địa hình ở đây có sự chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng ven biển khiến thời tiết thay đổi sinh động, từ khí hậu mát mẻ cho đến khô nóng. quá trình này tạo nên sự thú vị cho các phượt thủ trong suốt chuyến hành trình, cũng cho họ những trải nghiệm khó tả.

Như VnExpress mô tả về Tà Năng- Phan Dũng: “Thảm thực vật đa dạng, khung cảnh hùng vĩ, độ khó vừa phải nên cung đường này phù hợp trekking với nhiều lứa tuổi. Phía Tà Năng là cung đường đẹp, cây cỏ mọc hai bên đường, dốc không quá cao. Còn phía Phan Dũng (hướng xuống thác Yavly) đường khá trơn, ngoằn ngoèo, nhiều dốc, cây chủ yếu là thông. Ở đỉnh Tà Năng, buổi tối sương xuống khá dày và nhanh, gió đặc biệt thổi mạnh vào giữa đêm”. Vì vậy, nơi đây được xem là cung đường chinh phục tiêu biểu của nhiều phượt thủ.

Bên cạnh đó, Tà năng-Phan Dũng cũng sở hữu cho mình nhiều câu chuyện tâm linh đáng sợ. Điểm qua một số sự kiện như: Năm 2017, một nữ phượt 20 tuổi quê ở Đồng Nai đã bỏ mạng khi cố băng qua con suối gần thác Yavly. Năm 2018, nam phượt thủ bị lạc đường, mất dấu đồng đội cũng tử nạn do ngã từ thác cao xuống (Thác 7 tầng Lao Phào). Và còn sau đó nhiều câu chuyện thương tâm khác mà trong phạm vi báo chí chưa đề cập đến.

Theo lý giải của nhiều chuyên gia, lý do của những tai nạn kể trên đa phần được biết đến do địa hình TN-PD phức tạp và nguy hiểm, người đi du lịch phượt đa phần là tự phát, không có dẫn đoàn rất dễ đi lạc, rơi xuống các mép vực. Mùa mưa ở các suối hay có lũ quét, nước dâng đột ngột cuốn người nếu không cẩn thận. Cái khắc nghiệt của thiên nhiên là vậy, mọi chuyện xui rủi xảy ra là do ý thức, sự chuẩn bị của con người. Nhưng theo nhiều người dân địa phương nơi đây quan niệm, sự xui rủi đó còn bởi các yếu tố tâm linh đáng sợ. Người ta lưu truyền nhau câu nói "Nơi này, mỗi năm lấy đi một mạng người".

1️⃣
̛̃ ̣̂ ̂ ̛̉ ̀ ̆ - ̃

➤ Ngã ba giấu người?
Ngã ba đi lạc hay còn có tên khác là Ngã ba giấu người - con đường dẫn vào thác Lao Phào, thoạt nhìn đây chỉ là 1 con đường có lối đi bình thường như bao lối đi khác, tuy nhiên nó vẫn là con đường bí ẩn liên quan nhiều chuyện tâm linh. Điển hình nhất vụ đi lạc của 1 nam phượt thủ vào tháng 5/2018, từ sự kiện đó càng khiến Ngã 3 này mang màu sắc u ám hơn.

➤ Thần núi và “ma dắt hồn”?
Người dân tin rằng ở những nơi linh thiêng đều có thần thánh cai quản. Nói điều gì phạm phải Thần Rừng như “Chẳng có gì phải sợ cả”, “Đây sẽ là nhà của mình”,… sẽ dễ bị “ma dắt hồn”. Ma nữ dẫn hồn người thông qua ảo ảnh về người thân, bạn đồng hành trong chuyến trekking của bạn. Người bị che mắt dắt hồn thường có ảo giác nhìn thấy bạn mình đang đi phía trước, nhưng thực tế đã bị dẫn đi theo hướng khác. *Nguồn: BeatVN
Dân địa phương kể lại, nếu nhìn thấy dải khăn trắng, nắp chai đỏ tuyệt đối không được nhặt hoặc đi theo. Hầu hết người đi lạc đều cho rằng đây là những tín hiệu mà bạn bè mình để lại để giúp mình đi đúng hướng. Tuy nhiên, đây thực là “những tín hiệu chết”, bạn không những không thấy được bạn mình mà còn bị dắt vào lối mòn, hang sâu hay những vách đá cheo leo.

➤ Nguồn gốc câu nói: “Mỗi năm lấy đi 1 mạng người”
Trong 3 năm từ năm 2016 cho đến năm 2018, mỗi năm đều có một người nằm lại Tà Năng như một quy luật tâm linh kì bí. Bắt đầu từ vụ tử nạn của 1 du khách nam quê Vũng Tàu vào ngày 30/4/2016 (tức 28 âm lịch) tại dốc Long Bích. Tháng 10/2017, một nữ phượt thủ đã bị lũ cuốn trôi khi băng qua suối tại thác Giao Ly. Chưa dừng lại ở đó, tháng 5/2018, người ta tìm thấy thi thể của nam phượt thủ mất tích 8 ngày tại khu vực núi Công Chúa.
Sự thật “mỗi năm lấy đi một mạng” có thật hay không có lẽ chỉ những người đã nằm xuống mới biết rõ được câu trả lời. Tuy nhiên, những sự việc trùng hợp đáng sợ vẫn tiếp diễn khiến nỗi băn khoăn trong lòng mọi người lại dâng lên.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, khi đến trekking tại Tà Năng, bạn cũng nên chú ý không nên đi vào thời điểm tháng 04 và tháng 10 âm lịch. Về mặt tâm linh, đây là khoảng thời gian hay xảy ra những vụ tai nạn thương tâm. Nếu nhìn ở góc độ khoa học, 2 tháng này cũng là thời gian đỉnh điểm của thời tiết khắc nghiệt vào mùa mưa và mùa khô ở Tà Năng Phan Dũng. *Nguồn https://dulichtoday.vn/

2️⃣
TÍCH TRUYỆN VỀ MA RỪNG, QUỶ NÚI

Mượn câu chuyện tâm linh ở Tà Năng - Phan Dũng. Ma Quỷ Dân Gian Ký sẽ đưa các bạn "đi vào rừng một mình mà không có rủ ai" để tìm hiểu về một truyền thuyết đáng sợ lưu truyền trong dân gian. Đó là câu chuyện về MA RỪNG QUỶ NÚI.

Là dân của một đất nước “rừng vàng biển bạc", chắc hẳn rừng không còn là một định nghĩa gì đó quá xa lạ. Những cánh rừng là nơi thực vật chiếm diện tích lớn,chia thành nhiều lớp dày đặc và cũng là nơi chôn giấu không ít những bí ẩn rợn người. Theo định nghĩa dân gian về nguồn gốc của Ma Rừng/ Quỷ Núi có 3 dạng chính:
– Linh hồn Thú vật, chim chóc chết do con người săn bắn, có mối thù với con người và thường muốn trả thù khi có cơ hội hoặc thú sống lâu năm thành tinh (yêu tinh).
– Thực vật, sống lâu sinh linh tính: mộc tinh, ma cây, ngải độc hút máu,..
– Linh hồn của người chết do tai nạn đi rừng, bị thú dữ ăn thịt, rắn cắn, hay té vực, chết suối, trúng độc, … Họ chết trong tức tưởi nên không siêu thoát được. Cộng với việc tồn tại ở nơi âm khí cao, quanh năm che phủ bởi bóng tối của rừng già, linh hồn không ngừng được "nuôi dưỡng" nên sức mạnh ngày càng trở thành một thế lực nguy hiểm.

Chúng tồn tại dưới dạng bóng đen, bóng trắng, hay hình hài quỷ dị tuỳ vào lý do chúng vong mạng. Cách hành xử cũng phản ánh bản chất loài và xuất thân.
Quỷ núi/ Quỷ rừng/ Tinh (yêu tinh) rừng đều là những con Ma Rừng, tuy nhiên có loài tu vi cao, dần tách khỏi sự quản lý của thế lực khác, độc lập mà quản cát khu vực rừng núi của riêng mình. Tùy vào bản chất tu chánh (thiện) hay tà (ác), chúng sẽ được phân bổ làm Thần rừng hay ác linh cát cứ gây hại. Trong bài viết về Ma Trành chúng ta biết đến thần núi BẠCH HỔ và tà thần HỔ XÁM là 1 ví dụ điển hình cho việc tu chánh hay tà của Ma Quỷ (Tìm hiểu thêm: https://www.facebook.com/.../a.109290.../134790792369572/... )
Bên cạnh Ma Quỷ, Thần Rừng cũng là một thế lực mà cánh đi rừng cũng cần nể trọng, họ là những người/vật có tu tập tốt được “trên” bổ nhiệm cai quản từng khu vực rừng núi khác nhau. Thông thường Thần Rừng chỉ quở phạt để con người thức tỉnh chứ không giết người như Ma Quỷ

➤ Một số cách “bắt người” phổ biến của Ma Rừng, Quỷ Núi:
– Chúng biến thành những thứ giá trị thu hút, đánh lạc hướng con người. Chúng tác đoàn đuổi theo những thứ không có thật.
– Gọi tên, hiện ra như người thân hay bạn bè dẫn bạn đi.
– Tạo ảo ảnh che mắt, dịch chuyển không gian một người khiến họ không tìm thấy được đường đi, hay người xung quanh. Đi vòng quanh cho đến chết.
– Hiện ra hù dọa trực tiếp, tác động vật lý (Quỷ, Tinh Rừng)
Nhìn chung, thứ mà Ma Quỷ hướng tới là thâu tóm tâm lý con người cùng các yếu tố khác như lòng tham, sân si, sự thù hận, thiếu thốn trong cuộc sống, tình cảm,... Dựa vào các yếu tố kể trên, Ma Quỷ sẽ cho người ta thấy cái mình muốn, sau đó rơi vào u mê mà đánh mất ý thức. Kết quả nhận lại là đi đến chỗ chết và nạp mạng cho chúng.

➤ Một số điều kiêng kỵ cần thuộc nằm lòng để sinh tồn trong rừng
Đối với nhiều người "sống nhờ rừng" bên cạnh việc đảm bảo khai thác hợp lý để cân bằng hệ sinh thái người ta cũng thuộc nằm lòng nhiều nguyên tắc để tôn trọng nó, sống hoà thuận với "linh khí" của rừng. Bởi ai đi ngược lại ắt sẽ phải trả giá. Khi đi rừng, người ta thường kháo nhau một số điều để nằm lòng:
– Trước khi săn bắt, hái lượm thứ gì đó phải khấn vái xin phép, khi ăn phải dành ra một phần nhỏ mà "chia phần" với những thế lực tâm linh.
– Hạn chế dùng dao chặt cây, đánh dấu bừa bãi làm tổn hại cây cối. Trong trường hợp sợ đi lạc, việc đánh dấu đường có thể dùng vải hay khăn buộc lên cây
(Nhưng trong câu chuyện về Tà Năng-Phan Dũng, bạn không được đi theo các đánh dấu đó khi vô tình nhìn thấy: nắp chai đỏ, vải khăn trắng được buộc… vì đó là dấu hiệu dẫn của con ma trong rừng, tuyệt đối cẩn thận)
– Không tiểu tiện bừa bãi, nếu "mót" quá có thể chọn nơi những gốc cây còn tươi, tránh cây khô, cây cổ thụ lâu năm vì đó có thể là nhà của Ma quỷ.
– Không được nói những câu tự phụ, khẳng định "làm gì có ma", "không sợ", "không tin". Đó là chuyện riêng bản thân nhưng "có thờ có thiêng có kiêng có lành", không nên dại miệng. Ma quỷ nghe thấy dễ làm hại để chứng minh chúng tồn tại.
– Khi nhặt củi, không được kéo lê cây củi, vì trong rừng là nơi Thần rừng trấn giữ và nhiều người chết dưới nhiều lớp đất, việc kéo lệ cây củi sẽ đánh thức thế lực tâm linh rừng, gây chú ý. Họ sẽ theo bạn và quấy phá.
– Không mang gà sống lên rừng. Theo quan niệm của người K’Ho, gà chỉ dùng để cúng. Hơn nữa, gà thường có mùi tanh, và chính mùi tanh này thu hút sự chú ý của ác quỷ.
Tuy nhiên, một số nơi khác cho rằng: Tiếng gáy của gà sẽ đánh lừa Ma quỷ là trời sắp sáng, nên khi đến những nơi vắng người, âm khí cao họ sẽ đem theo một con gà trống, để xua ma.
– Cẩn thận với việc giữ lửa: Đối với người dân vùng cao, từ ngàn xưa, lửa đã là một trong những điều thiêng liêng nhất đối với họ. Khi đi rừng, về đêm tốt nhất nên giữ lửa cháy. Khi di chuyển nơi khác thì dập tắt cẩn thận bằng đất, nước, nhánh cây. không dập lửa bằng những thứ xú uế. Điều cấm kỵ nhất ở đây là làm ô uế lửa.
– Không nên nhạo báng, cười cợt hoặc coi thường những thứ lần đầu bạn gặp trong rừng.
– Không được ném/chọi đất đá, cành củi khô nếu vô tình bạn va phải.
– Dựng lều trại nên bằng phẳng, cây còn sống, cây nhỏ, tránh nơi có gò ụ, thân cây cổ thụ to khi trong rừng vì có thể là mộ người chết, nơi trú ngụ linh hồn.
– Thứ gì thuộc về rừng thì để yên chỗ đấy, tránh đem những vật nhặt được có hình thù kỳ lạ về nhà làm lưu niệm.
– Đoàn đi trong rừng phải luôn là số lẻ: Theo quan điểm về mặt phong thủy, số chẵn tượng trưng cho điềm xui (âm) và số lẻ tượng trưng cho may mắn (dương). Vì vậy, trong đoàn việc đi số lẻ sẽ khiến người ta cảm thấy an toàn hơn
– Không được đếm to số lượng người, phải nhẩm đếm, nếu không ma quỷ sẽ đếm với bạn. Nhiều đoàn lúc đi điểm danh hay phát hiện “dư người” là vậy.
– Không gọi tên thật. Ma quỷ sẽ ghi nhớ tên mà gọi người đó trong vô thức, ai ngoảnh đầu nhìn lại sẽ bị bắt hồn. Quan niệm về tên riêng trong tâm linh rất quan trọng, vì nó nắm giữ hồn phách của một người.
– Không phun nhổ, phóng uế lung tung, quăng đồ đạc cá nhân rơi vãi trong rừng. Vì đồ đạc mang hơi người, ma quỷ sẽ theo dấu bạn.
– Không thề thốt bất cứ điều gì nếu không muốn bị ràng buộc vì có Thần rừng, Ma quỷ làm chứng, chúng sẽ trừng phạt khi bạn không thực hiện.
– Không theo các đánh dấu đã có nếu đó không phải của mình để lại.
– Khi đi lạc một mình, tuyệt đối không gọi tên nhau, mà thầm khấn, tìm đồ cúng kiến, van lạy để mong tìm được đường. Bình tĩnh nhắm mắt lại, dùng nước tiểu rửa mặt, vì theo dân gian ma quỷ kỵ chất xú uế nên nước tiểu giúp hết bị che mắt
– Không đi lẻ tách đoàn, đi theo những thứ kì lạ.
– Không hát hò khi trèo rừng lội suối.
– Không được kể người khác nghe dù ngay lúc đó bạn có thấy bất kì thứ kì lạ gì đi chăng nữa.

➤ Một số vật dụng theo tâm linh cần thiết để phòng thân khi đi rừng
Theo kinh nghiệm của một số người dân tộc vùng cao và các dân đi rừng lão luyện, ngoài những điều cấm kỵ cần được tôn trọng thì người vào rừng cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết để phòng thân:
– Dao, rựa: để phác hoang, tìm đường, bảo vệ bản thân. Dao chứa sát khí cao nên ma quỷ cũng e sợ, nhất là những loại dao đi rừng chuyên dụng sẽ được gắn theo một khối đồng nguyên chất ở cán, hay khớp nối lưỡi và cán,...Theo dân gian, ma quỷ rất "nhạy cảm" kim loại đồng / đồng đen (bạn nào xài dao mác chắc biết sẽ có một phần được bọc đồng)
– Vật tạo ra lửa: Giữ lửa trong rừng rất quan trọng, người ta thường quan niệm từ thời sơ khai lửa giúp xua đuổi thú dữ, lửa chứa ánh sáng giống mặt trời, ma quỷ không dám đến gần, trong các nghi thức tâm linh thường dùng lửa để đuổi ma quỷ.
– Muối gạo, nhang đèn: dùng để xua đuổi ma quỷ và cũng là thứ đồ cúng để “cầu an” khi cần.
– Nanh hổ: Như đã ghi ở nhiều tài liệu, Ma quỷ trong rừng rất sợ hổ ( Ma rừng đa phần từ Ma Trành do hổ ăn thịt), việc mang theo nanh hổ thật trong người sẽ giúp ma quỷ tránh xa (nanh hổ như dao, chúng chứa nhiều sát khí, khó chịu với nhiều loại Ma quỷ)

Trên đây là câu chuyện cũng như một số lưu ý cho việc đi rừng mà tụi mình tìm hiểu cũng như sưu tầm được. Nếu các bạn còn những câu chuyện hay các điều cấm kị nào khác về RỪNG có thể chia sẻ với bọn mình dưới comment.

Dù tin hay không vào những thứ kể trên, thì mọi người luôn nhớ một điều "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", chúng ta phải dành một sự tôn trọng nhất định cho tâm linh. Những việc này đã được trải nghiệm bởi nhiều người. Không ít những câu chuyện thương tâm đã xảy ra vì đi ngược lại, phỉ báng niềm tin tín ngưỡng.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom