-
ĐÊM TRĂNG 39: THẦN ĐỘC CƯỚC - BÍ ẨN BỨC TƯỢNG 1 CHÂN.
Ở Thanh Hoá không chỉ được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Sầm Sơn, hòn Vọng Phu (núi Nhồi), Cầu Hàm Rồng, Núi Trường Lệ, … Mà còn là hệ thống Hang động và đền thờ Thần Linh gắn liền với nhiều câu chuyện truyền thuyết kỳ ảo về vùng đất này. Nổi tiếng nhất trong số đó là đền thờ thần Độc Cước, được biết đến với bức tượng chỉ có một chân.
Vì sao lại là tượng nửa người, một chân và liệu có câu chuyện gì huyền bí ẩn sau hình tượng vị thần Độc Cước ấy, mời bạn đọc theo dõi Đêm Trăng 39.
Trong hệ thống thần linh trong đạo giáo có nguồn người Việt (Tứ Phủ) đã nhắc đến những cái tên như Tam Thanh, Độc Cước, … được biết đến như những vị thần có nguồn gốc từ các pháp sư tài phép, có công trong việc diệt trừ Ma Quỷ. Khi mất, họ được phong tước vị trấn giữ một vùng đất. Mỗi khi hành pháp giới thầy pháp, thầy phù thuỷ thường mượn danh các ngài để thị uy Ma Quỷ, và họ còn đặt bàn thờ trang trọng tại gian thờ (của các thầy theo Tứ Phủ).
ĐỊNH NGHĨA: (tham khảo từ Chonthieng,com)
Thần Độc Cước là một trong Tám vị thần được phối thờ trong hệ thống Tứ Phủ tại nước ta. Theo đạo sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, có tài đức, giúp các đời vua dẹp yên giặc giã, giữ gìn bờ cõi, thần có hiệu là Đại pháp sư, có 7 phép màu để trị ma quỷ gian ác. Ngài là vị thần có tài có đức, có công lớn giúp các đời vua dẹp giặc giữ gìn bờ cõi và được vua phong là Độc Cước sơn triều.
TRUYỀN THUYẾT:
Thần tích của Độc Cước gắn liền với truyền thuyết về loài Quỷ Đỏ.
“Quỷ đỏ mình trùng trục, mõm dài răng nhọn rất thích ăn thịt người, chúng sinh sống ngoài biển khơi và hay về vùng Sầm Sơn, Thanh Hóa làm hại dân. Chúng thường chọn những người ngư dân ra khơi đánh cá để bắt và ăn tươi nuốt sống, khiến dân chúng không khỏi khiếp sợ. Khi không còn dân chài nào dám ra biển, chúng đã mò vào vùng đất liền để tàn sát hàng loạt người dân từ già trẻ, gái trai không tha một ai. Ai nấy đều chỉ còn cách rời làng xóm đi xứ khác, khiến cảnh vật nơi đây vô cùng tan hoang, tiêu điều.”- theo Chốn Thiêng.
Trong vùng có một đứa trẻ mồ côi, tương truyền là con của Mẫu Núi, chú bé lớn nhanh như thổi, cao lớn khác thường trở thành một chàng trai cao to vạm vỡ. Với sức mạnh hơn người, chàng trai ra sức tiêu diệt, đẩy lùi được nạn Quỷ đỏ bảo vệ dân làng,bằng lưỡi búa sắc bén của mình.
Biết không thể làm được gì chàng trai trẻ, lũ Quỷ đỏ nhân lúc chàng ra khơi xa, tìm cách lẻn vào đất liền tàn sát dân làng, giết hại nhiều phụ nữ, trẻ con. Khi chàng trở về thì bọn chúng lại thay nhau phá ngoài khơi.
Căm phẫn lũ Quỷ, chàng trai tự dùng búa chẻ đôi người mình ra. Một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn canh giữ bản làng, còn một nửa thân và một chân theo thuyền bè hộ vệ dân chài ra khơi. Từ đấy, lũ Quỷ không còn dám quấy nhiễu nữa.
Về sau, Ngọc Hoàng cảm phục tấm lòng của chàng cho thiên sứ mời về trời, ban nhiều phép thuật và phong danh hiệu “Thần Độc Cước”. Thần được người dân tôn thờ, lễ bái và trở thành một biểu tượng của vị anh hùng có công chống lại ma quỷ, giặc giã bảo vệ nhân dân.
Tuy là câu chuyện của vùng biển Thanh Hoá nhưng thần Độc Cước được thờ phụng tại rất nhiều vùng hải đảo, ven biển dọc từ Quảng Ninh tới Nghệ Tĩnh và các trục đường quốc lộ giao thông chính ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đền Độc Cước tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Motip truyện “thần tích” này hẳn nhiều bạn sẽ nghe rất quen thuộc với các điển tích dân gian về các bậc Thần Thánh Việt Nam, tiêu biểu như Thánh Gióng. Đó thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” và biết ơn các bậc Anh Hùng Dân Tộc mà thần thánh hoá cho một con người, một lý tưởng thiêng liêng cao đẹp.
Bên cạnh đó Độc Cước cũng trở thành một biểu tượng tâm linh chống lại Ma Quỷ mà giới tâm linh ở Việt Nam hằng tôn kính, hiệu triệu danh ngài khi làm pháp sự cũng là để thể hiện cái uy ấy. Một vị thống lĩnh uy dũng của nhà trời.
THÔNG TIN LIÊN QUAN: (tham khảo)
Nguồn gốc:
Con của Mẫu Núi
Vị thần giúp các đời vua dẹp giặc, giữ bờ cõi
Phủ / Nơi cai quản:
Thành Hoàng làng:
Hổ Cứ (Hậu Lộc, Thanh Hóa)
Làng Vẽ (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Làng Duy Tinh (Hậu Lộc, Thanh Hóa)
Danh hiệu:
Độc Cước Sơn Triều
Hỏa Quan Tiên
Sơn Tiêu Đại Thánh
Trang phục:
Áo võ tướng
Nơi thờ tự chính:
Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn.
Loài Ma quỷ liên quan:
Quỷ đỏ: mình trùng trục, đầu có mõm dài, đầy răng nhọn sống ở biển.
Theo Wikipedia: Trùng trục có khía hay còn gọi là trùng trục (Danh pháp khoa học: Lanceolaria fruhstorferi) là một động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong họ Unionidae. Chúng là một loài động vật đặc hữu của Việt Nam.