Chương 4: Bệnh Viện Của Người Âm.
Có thể nói rằng đời người rất ngáy ngủi, thế nhưng nó còn ngắn ngủi hơn nữa đối với một số người khi mà cái sộ phận nghiệt ngã này luôn bám theo họ. Nhiều người có cái ý nghĩ rằng chết là hết, và khi chết rồi thì cái người chết đi không còn tư tưởng hay như thuộc về cái thế giới này nữa. Thế nhưng liệu có đúng như những gì họ nghĩ? Có đúng rằng ai khi chết rồi cũng sẽ tìm được đường tới cái thế giới bên kia của sự sống hay không? Hay là họ cứ bị mặc kẹt lại bởi cái vòng ai oán nghiệt ngã của cái thế giới mà họ đã từng thuộc về. Trong khoảng thời gian nghiên cứu của tôi, nếu ai nghĩ rằng địa ngục là một thứ gì đó rất xa vời và nghĩa địa chính là cái cánh cổng dẫn tới địa ngục thì chưa chắc họ đã đúng đâu. Tôi có thể khẳng định ngay với họ rằng họ đã lầm. Theo như kinh nghiệm của tôi thì bệnh viện có thể được coi là một trong những nơi được coi là địa ngục ngay trên đời.
Trước khi nói sâu hơn, các bạn phải hiểu rằng khi tôi nói bệnh viện là hiện hình của địa ngục thì các bạn phải hiểu rằng ý tôi ám chỉ ở đây là những gì diễn ra ở bệnh viện, những gì mà người thường không nhìn thấy bằng mắt thường được. Tôi đang đứng ở sân giữa của bệnh viện với tập hồ sơ thứ hai trên tay. Ngồi xuống tại một cái ghế đá, tôi mở tập hồ sơ ra và tham khảo. Có thể nói rằng hồ sơ về cái bệnh viện này không có gì là đặc sắc cho lắm, riêng chỉ có một điều lạ, đó là số người tử vong tại bệnh viện này rất lớn. Nghe đâu số người tử vong là bao gồm cả bác sĩ và bệnh nhân. Trên tài liệu còn ghi rõ hẳn là đã phần những ca tử vong “huyền bí” xảy ra tại khoa nhi. Sau khi đã coi qua tài liệu, tôi quyết định tối nay sẽ tới khoa nhi một phen coi sao.
Đáng lẽ ra theo như quy tắc của bệnh viện thì người nhà bệnh nhân không được phép ra vào bệnh viện lúc tối ngoại trừ chăm nuôi và cấp cứu. Thế nhưng mà ở cái thời đại mà đồng tiền làm chủ con người này thì không khó gì mà lách luật cả. Mười giờ đêm hôm đó, sau khi đứng nói chuyện tán phét với mấy bác bảo vệ già ở cổng viện, tôi rút hắn năm trăm nghìn coi như là tiền thuốc nước cho các bác là mọi việc xong xuôi. Tôi lững thững đi bọ dọc cái khuôn viên của bệnh viện hướng về phía khoa nhi. Vừa đi tôi vừa tự châm cho mình một điếu thuốc, quang cảnh bệnh viện buổi đêm thật là đáng sợ. Mới chỉ có tầm mười giờ tối thôi mà không còn thấy cảnh bệnh nhân xếp hàng la liệt hay như cảnh bác sĩ chạy qua chạy lại, không còn tiếng nói chuyện ồn ào. Tất cả như lặn đi vào trong màn đêm yên ắng, chỉ còn lại những ánh đèn phòng sáng lẻ lói hắt xuống sân, thi thoảng đâu đây là tiếng ho, tiếng lục đục.
Trên đường đi tới khoa nhi, tôi phải đi vòng qua khoa tâm thần và nhà xác. Vừa đi tôi vừa ngước mắt nhìn vào khoa tâm thần. Cả một tòa nhà tôi om, chỉ có mấy phòng là vẫn sáng đèn. Thi thoảng lại có tiếng khóc, tiếng cười khanh khách ở đâu đó từ khoa này vọng xuống đường khiến tôi có cái cảm giác rờn rợn da gà vô cùng. Vừa đi tôi vừa nghĩ thầm trong đầu, thật là tội cho mấy người mắc bệnh tâm thần, sống dở chết dở, thử hỏi sau này ai sẽ chăm sóc cho họ đây khi mà người thân không còn bên họ nữa. Vừa đi vừa suy nghĩ, thế rồi khi tôi đi đến gần cái ghế đá trước cửa ra vào khoa thần kinh thì tôi đứng tim tí ngất khi mà có một bệnh nhân nữ ngồi lù lù ở đó trong bóng tối, mái tóc dài đen xõa ra che kín mặt, cái lưng thì hơi khom khom, hai tay đặt lên mặt ghế và chân thả lỏng. Tôi đứng đó sợ hãi, một tay thì giữ lấy tim mình mà thở hổn hển, tôi nói nhỏ
- Giật hết cả mìn…
“Tại sao đêm rồi lại còn có bệnh nhân ngồi ở ngoài này cơ chứ? Không lẽ nào chốn khoa đi ra đây?”, tôi nghĩ thầm trong đầu. Thế nhưng tôi như chợt nhớ ra đây là bệnh nhân tâm thần, và không hiểu người này thuộc lại dữ hay hiền. Để tránh những điều không hay xảy ra, tôi lặng lẽ đi vòng ra phía xa cái ghế thật nhẹ nhàng và đầu và mặt vẫn hướng về phía người bệnh này. Tôi cứ đi chầm chậm và nhìn cô ta, trong lòng thì lo sợ rằng cô gái này sẽ bất ngờ nhẩy xổ lên và lao vào tôi cắn xé, thế nhưng có lẽ tôi chỉ giỏi tưởng tượng, tôi đi xa mấy bước thấy cô ta vẫn ngồi im không nhúc nhích thì tôi mới thở phào quay đầu bước đi bình thường.
Bước được mấy bước, chợt bên tai tôi là cái giai điểu ghê rợn “là lá la…” cứ thế lập lại. Tôi sởn gai ốc khắp mình mẩy, tôi dừng bước quay đầu lại nhìn. Chính là bệnh nhân tâm thần đó đang ngồi hát và cơ thể của cô ta đang đung đưa lắc qua lắc lại tựa như bị gió thổi vậy. Cảm thấy gai ốc ngày một dựng đứng hơn, tôi vội cúi đầu bước đi một mạch. Ai có thể ngờ được rằng người sống cũng có thể khiến người khác phải sợ hãi không kém gì người chết chứ. Đi được một đoạn thì tôi đã tới được cổng nhà xác. Nói rằng chỉ đi ngang qua đây thôi mà tôi có thể cảm nhận được cái khí lạnh, cái khí của người chết cố luồn lách qua khe cửa mà thổi vào người tôi khiến tôi cứ run lên cầm cập. Tôi cứ cúi mặt bước đi không ngó nghiêng như ở khoa tầm thần. Nhưng như một phản xạ tự nhiên, hai tai tôi bắt đầu căng ra và nghe ngóng, một thứ âm thanh, có một thứ âm thanh gì đó đang phát ra và vang vọng. “Tiếng khóc”, đó là tiếng khóc của một người con gái, ôi cái tiếng khóc nỉ non đó như bám lấy và vuốt ve lên da của tôi khiến cho tôi sởn gai ốc. Không cần phải ngoái đầu, không cần phải nhìn, chỉ nghe không mà tôi biết chắc chắn rằng cái tiếng khóc đó là từ trong nhà xác vọng ra. Dẫu biết rằng đây là cơ hội tốt để tôi tìm đường tới cõi âm nếu như tôi tìm cách lẻn vào nhá xác, nhưng trong tôi lại như có thứ gì đó mách bảo rằng không nên và đi tiếp về khoa nhi.
Khoa nhi và nhà xác cách nhau hẳn một cái công viên rộng, mà ở giữa là một cái cây bàng to lắm. Tôi dừng chân trước cây bàng ngó nghiêng, thế rồi tôi nhận ra dưới cây bàng là một cái miếu nhỏ và nhang khói còn đang nghi ngút. Tôi từ từ tiến lại gần hơn một tẹo để coi coi có đúng không thì quả nhiên là hương còn đang cháy và dài, chứng tỏ có ai đó mới thắp à. Tôi đứng đó tự hỏi không biết ai thắp thì bất ngờ cột sống của tôi lạnh ngắt, tôi đứng đực ra, tim thì ngừng đập. Toàn thân rôi run rẩy khi tôi cảm nhận được có một ai đó, một sức sống đang đứng ngay sau lưng tôi, ngay sát sàn sạt sau lưng. Tôi nín thở cố lấy bình tĩnh, thế rồi tôi quay nhanh đầu lại, bên tai tôi là một tiếng gió “vù” nhè nhẹ thoảng qua. Sau lưng tôi không có một ai cả, tôi cứ đứng đó quay ngang quay dọc nhìn tứ phía trong tiếng con trùng rả rich.
Không hiểu vì sao mà mắt tôi như dán vào phía bên hông nhà xác. Họng tôi cứng đờ, tôi từ từ nuốt nước bọt cái “ực” nhẹ, mắt không chớp khi mà ngay phía bên hông nhà xác kia, ngay trước mặt tôi, trong cái bóng đêm huyền ảo đó là hai người. Không, đúng ra là hai cái bóng trắng, một bóng lớn mặc áo trắng tóc dài đang dắt tay một cái bóng nhỏ khác nhưng tóc ngắn. Hai cái bóng này không phải là đi nữa mà như lướt rất từ từ dọc hành lang nhà xác cho tới cửa trước. Còn đang đứng đó quá kinh hãi mà chứng kiến vong hồn thì một vật gì đó vỗ mạnh lên vai tôi, tôi giật thót tim tí cắn lưỡi quay lại hét:
- Sh*t!!!
Vừa quay lại, tôi kinh hãi la toáng lên khi mà ngay sau lưng tôi là một người mặc áo trắng, tóc ngắn, đeo kinh cận. Người đàn ông này đứng đó nhìn tôi la hét độ ba giây. Tôi như nín họng khi nhận ra trước mặt tôi là một vị bác sĩ, là người sống. Tôi nhìn ông ta mỉm cười, một nụ cười rất chi là chìu mến. Ông bác sĩ này mắt lườm lườm đưa tay nâng kính nhìn tôi nói:
- Chú mày bên khoa tâm thần hả?
Tôi gãi đầu đáp:
- Dạ không… em …
Bác sĩ này rút điếu thuốc ra hút và đưa gói thuốc về phía tôi mời và nói:
- Thế chú em vô đây làm gì? Người nhà bệnh nhân hay là gì? Nhìn chú mày anh biết chú không phải quân trộm cắp, vì chả có cái ngữ nào dám vô cái viện này chộm cắp đâu.
Tôi đứng đó cố giải thích:
- Dạ thì … em …
Nhìn điệu bộ của tôi, ông bác sĩ này như hiểu ra, ông ta mỉm cười dít thuốc nói:
- Theo anh vô phòng trực ban, anh biết chú là ai rồi.
Nói rồi vị bác sĩ này đưa tôi tới phòng trực ban khoa nhi, căn phòng duy nhất còn sáng đèn ở khoa này.
Ngồi xuống bạn, vị bác sĩ mỉm cười nói:
- Chú em đến đây để được nhìn thấy ma hả?
Tôi nhìn vị bác sĩ này hỏi:
- Sao anh biết hay thế?
Vị bác sĩ này cười lớn, thế rồi ông ta nói:
- Đơn giản vì chú em không phải là người đầu tiên đâu. Đã có nhiều người tò mò tới đây buổi đêm để được nhìn thấy cái thứ mà người ta cho là tâm linh. Kể cũng đúng thôi, cái bệnh viện này như là bị nguyền rủa vậy, chắc chú em đọc báo cũng biết bệnh viện này có số lượng người tử vong cao nhất thành phố đúng kkhông?
Tôi gật đầu đáp:
- Có anh, em có đọc. Thế anh biết chỗ nào trong viện có thể thấy được ma không?
Vị bác sĩ này mỉm cười nhìn tôi bằng ánh mắt thăm dò:
- Thế chú em lúc đi ngang qua khoa tâm thần có thấy một người con gái mặc áo bệnh nhân ngồi ghế đá không?
Tôi khẽ gật đầu, vị bác sĩ này nói:
- Vậy là chú em đã thấy rồi đó.
Tôi há mồm nhớ lại cái hình ảnh, cái giọng hát đó mà ớn lạnh, tôi hỏi:
- Anh nói sao cơ?
Vị bác sĩ này đáp:
- Cách đây mấy năm, có một bệnh nhân nữ được đưa vào khoa tâm thần điều trị. Nghe đâu cô ta bị người yêu lừa. Dù đã hết sức chữa trị, nhưng bệnh tình cô ta vẫn không khuyên dảm. Vào một mùa đông giá rét, cô ta đã rời khỏi phòng, trên mình mặc bộ quần áo bệnh nhân mỏng manh ngồi ở ngay cái ghế đó. Sáng hôm sau ý ta hốt hoảng khi phát hiện cô gái đã chết ngay ở trên cái ghế đó. Và cho đến ngày nay, thi thoảng vào buổi tối, một số người vẫn thấy bóng bệnh nhân nữ đó ngồi trên ghế đung đưa người mà hát.
Tôi ngồi đó nghe vị bác sĩ này nói mà sởn gai ốc. Thế rồi ông ta nhìn ra cửa về phía nhà xác mà nói:
- Còn cái nhà xác bên kia kìa, cậu chắc cũng thấy hai mẹ con dắt nhau đi dọc hành lang rồi chứ?
Tôi sởn gai ốc đờ họng, cố nuốt nước bọt cái ực, tôi khẽ gật đầu. Vị bác sĩ này châm điếu thuốc khác rồi dí mặt gần tôi nói nhỏ:
- Mới có hai năm về trước thôi, đứa nhóc đó bị ngã gẫy chân, mẹ nó vô thăm nuôi nó. Đúng đến ngày mẹ đưa con ra viện thì bị xe cứu thương vô tình cán chết hai mẹ con ngay trước cổng viện. Thế là từ đó, cứ hàng đêm, người ta lại thấy hai mẹ con dắt tay nhau quanh quẩn ở bệnh viện này như thể tìm đường về vậy.
Tôi ngồi nghe mà lông gà như dựng đứng hết cả lên, thật là đáng sợ, quả đúng như những gì tôi nghĩ, cái bệnh viện này đúng là địa ngục trần gian mà.
Bình luận facebook