Tôi tỉnh dậy với cái đầu đau như búa bổ, nhìn quanh thì tôi biết mình đang nằm trên một cái dường bệnh. Bốn bề im lặng như tờ, chỉ có mỗi cái ánh đèn neon trên trần nhà là đang tạo ra những cái tiếng “zè zè” khó chịu mà thôi. Tôi ngồi hẳn người dậy nhìn quanh mà lòng tự hỏi không biết mình vào đây từ lúc nào. Ngồi đó cố nhớ lại cái sự việc đêm qua mà tôi phì cười, chắc là có người nghe tiếng động nên họ đã lao ra và thấy tôi nằm ôm cái cầu thang nên gọi cấp cứu. Nghĩ đến đây tôi đứng dậy rời khỏi giường mở cửa bước ra ngoài. Vừa thò đầu ra thì tôi vô cùng ngạc nhiên khi mà bệnh viện lạ lắm, lác đác có mấy người bác sĩ mặc áo trắng đi lại lặng lẽ quanh sân và một vài bệnh nhân. Tôi vừa đi dọc hành lang vừa nhìn lên trời, cái mầu thật quái đản, nó xám hoét khiến cho người ta không biết là ban sáng hay ban chiều nữa. Tôi bước đến cái bàn trực ở cuối hành lang nơi có một cô ý ta đang ngồi đó hí hoáy viết cái gì đó. Vừa đi tôi vừa nhìn đồng hồ, “the heo?”, bây giờ là mười giờ sáng mà bệnh viện êm ru như cái nghĩa địa vậy sao. Tôi tiến tới gần cô y tá và nói:
- Cô gì ơi?
Thế nhưng cô ta vẫn không thèm ngửng đầu lên mà vẫn ngồi đó cặm cụi viết. Tôi tiến tới đứng trước bàn gọi:
- Cô ơi cho tôi hỏi?
Cô ta vẫn hí hoáy ngồi viết mặt cúi gầm, tôi định gọi thì chợt hai mắt như dán lên cuốn sổ y bạ nơi cô ta đang viết, “á đù”, tôi hơi rùng mình khi nhận ra cô gái này đang viết chứ tượng hình tựa như chứ nho của mình từ xưa vậy.
Nghi ngờ đây là bệnh nhân tâm thần, tôi lẳng lặng lùi ra xa và đi ra ngoài sân. Tôi phaỉ thú nhận là từ lúc tôi tỉnh dậy tới giờ tôi cảm thấy có một cái gì kì lạ lắm, một cái gì đó không phải ở đây. Tôi cứ đứng đó ở sân nhìn những bác sĩ và bệnh nhân đang từ từ bước từng bước chậm rãi quanh sân. Chợt trong đầu tôi như lóe lên một suy nghĩ, toàn thân tôi run rẩy, tôi đưa hai tay lên trước mặt và nhìn, cái mầu lợt lợt lợt xám xám này không lẽ nào… Ngay khi tôi rời mắt khỏi hai bàn tay mình cũng là lúc mà tôi nhận ra những bác sĩ và bênh nhân đang đứng im và quay mặt về phía tôi. Điều còn khiến tôi còn hãi hùng hơn nữa đó là cái khuôn mặt của họ không còn được bình thường như trước nữa, thay vào đó là hai con mắt đã biến thành hai hố đen xâu thăm thẳm. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là cái thế giới mà tôi đang tìm kiếm, đây chính là thế giới bên kia của sự sống. Những con người này bắt đầu lừ lừ tiến về phía tôi, tôi sợ hãi toát mồ hôi hột và bắt đầu lui lại vào trong hành lang của bệnh viên.
Tuy nhiên mới lui được có mấy bước, bất ngờ một bàn tay lạnh từ đằng sau choàng lấy cổ tôi khiến tôi sợ hãi hét toáng cả lên mà giằng co. Thế rồi một loạt các bàn tay khác như giữ chặt lấy hai tay tôi cho hết giãy giụa. Tôi cố vẫy vùng hét lớn:
- Các người buông tôi ra! Tôi chưa chết! Tôi không thuộc về thế giới này!
Tôi cứ gào thét và giãy giụa điên loạn, bất ngờ một vong mặc áo trắng hiện ra vả mạnh vào mồm tôi một phát. Ăn cái tát choáng người, mọi vật như lu mờ đi trước mắt. Thế rồi khi tôi nhìn rõ mọi vật thì tôi thấy tôi đang đứng giữa sân bệnh viện với vô vàn người đang bu lại coi. Thế rồi tôi mở to mặt nhìn vị bác sĩ đang đứng trước mặt mình, chính là bác sĩ khoa nhi tối qua. Tôi thở dài nhìn ông ta, vị bác sĩ này nói:
- Chú em tỉnh mộng chưa? Có cần thêm liên hoàn vả nữa không?
Tôi nhìn ông ta mỉm cười lắc đầu. Phải khó khăn lắm vị bác sĩ này mới bảo mấy người hộ lý kia buông tay tôi ra. Sau đó ông ta đưa tôi về lại phòng trực ban khoa nhi, tuy nhiên, trên đường về vẫn là vô vàn những cặp mắt đang soi mói tôi mà bàn ra tán vào cười rúc rích, chắc là bởi vì họ nghĩ tôi bị tâm thần.
Tôi ngồi lại xuống ghế đưa tay lên xoa má, thế rồi vị bác sĩ này ngồi xuống trước mặt tôi. Ông ta châm điếu thuốc nói:
- Thế chú em có nhớ những gì xảy ra tối hôm qua không?
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, thế rồi tôi nói:
- Có, em bị nghã cầu thang đúng không?
Vị bác sĩ này mỉm cười nói:
- Đúng vậy, y tá nghe tiếng động chạy ra thấy chú em nằm đó liền kêu người đưa chú em vô phòng cấp cứu. Lay chú em gọi mãi mà không thấy dậy tưởng ngỏm củ tỏi rồi chứ.
Tôi nhìn vị bác sĩ này hỏi:
- Vậy còn sáng nay chính xác là em đã làm gì hả anh?
Vị bác sĩ này phì phèo điếu thuốc ngạc nhiên nhìn tôi nói:
- Chú em không nhớ một chút gì sao?
Tôi với tay làm điếu thuốc nói:
- Em mang máng nhớ nhưng em vẫn muốn biết cho rõ.
Vị bác sĩ này kể lại:
- Chẳng là anh đang ngồi ở đây thì cái cô y tá hôm bữa chạy vô kêu chú em khi không tự nhiên mông du đi lại trong viện la hét loạn xạ. Hộ lý, bác sĩ cứ tưởng chú em bị tâm thần nên định bắt nhốt chú em lại, cũng may anh ra kịp mà tát cho chú em một cãi cho tỉnh người đó.
Tôi ngồi đó im lặng ngẫm nghĩ dít điếu thuốc, vậy là không chỉ đơn thuần là một giấc mơ, mà nó mộng du sao? Còn đang suy nghĩ thì vị bác sĩ này hỏi:
- Thế đêm qua chú em đã tìm được thứ mà chú em mong muốn chưa?
Tôi nhìn vị bác sĩ này thở dài cười mỉm:
- Có, em đã tìm thấy rồi anh ạ.
Sau cái hôm ở bệnh viện về, trong lòng tôi càng cảm thấy phấn khởi và tôi bắt đầu thích thú cái việc tìm đường sang thế giới bên kia hơn bao giờ hết khi mà lúc ở trong viện tôi đã lỡ bước vào được rồi. Tôi biết rằng khi mọi người nghe câu chuyện của tôi sẽ cho rằng tôi là một kẻ hoang tưởng sức mạnh. Nhưng không hẳn là vậy, vì những gì mà tôi cảm nhận được đều rất thật, và tôi tin đó không đơn thuần chỉ là một cơn mông dụ của tôi, mà đó chính là đường đi tới thế giới bên kia của sự sống.
Nơi thứ ba mà tôi tìm đến nằm gần một địa điểm mà có thể nói là rùng rợn nhất nếu như so sánh với căn nhà oan nghiệt và cái bênh viện kia. Địa điểm lần này chính là một cái lò mổ thịt chó gần bãi tha ma thuộc phạm vi ngoại thành Hà Nội. Khi đọc sơ qua vị trí thì tôi cũng không ngờ cái xưởng mổ chó này lại là một xưởng khá đắt khách, thêm vào đó, không ít nhà hàng bán thịt cho áo ước có được mối từ cái xưởng này. Có lẽ các bạn nghĩ tôi nói quá lên đúng không nào? Trước khi tới đây, tôi có đi sát thực tại một số tiệm bán thịt chó có tiếng ngoài Hà Nội, và khi chủ các tiệm được hỏi về xưởng Cẩu Thực thì ai nấy cũng hết lời ca ngợi. Họ đều nói chung tới một điểm là thịt chó làm từ tiệm này ngon một cách lạ thường, thêm vào đó là cho dù thịt chó có để bao lâu cũng không bị hỏng. Mà cứ mỗi lần nhập thịt chó từ xưởng về là y như rằng hôm đó khách kéo tới nườm nượp. Một xưởng nổi tiếng như vậy thì không lý gì lại đóng cửa phải không nào? Thế nhưng một chuyện kì lạ đã xảy ra, vào một buổi sáng tấp nập, khi người chủ đến kiểm tra xưởng thì phát hiện ra bốn người nhân viên đã chết hết trong xưởng phải nói là được sơn bằng máu. Khám nghiệm pháp y tạm thời đưa ra một cái khả năng hết sức vô lý, đó là tự bốn người này giết lẫn nhau. Dựa vào những vết tích tại hiện trường và cơ sở sinh học thì điều đó lại hoàn toàn không thể xảy ra được. Thế nhưng dù có nói gì đi chăng nữa, thì cái xưởng này cũng từ thế mà đóng cửa. Nhiều người mê thịt chó thì vẫn đùa nhau rằng thịt chó xưởng đó ngon là vì chủ xưởng hay cúng thịt chó nên người âm họ yểm bùa vô. Còn với những kẻ “đạo đức đểu” hay thanh niên bây giờ còn gọi là anti thịt chó thì hô hào và nói rằng than thánh phạt cái bọn làm thịt chó blah blah. Nhưng cho dù người ngoài có nói nói gì đi chăng nữa, thì đích thân tôi cũng phải tới đây để hiểu rõ ngọn ngành.
Thật tình cờ khi mà tôi được một anh taxi đang cư ngụ gần khu này đưa đến nơi. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà người tài xế xe chỉ thả tôi ở đầu phố sau đó vọt đi thẳng. Tôi chán nản vác ba lô đi dọc phố. Con phố này cũng không dài lắm, chỉ đi một lúc là có thể nhìn thấy cái nghĩa trang sơ sài nằm phía bên kia đường. Dọc con phố là những tòa nhà cấp bốn lem luốc nhô lên. Tôi dừng chân tại một quán nước khá đông khách. Tôi đặt cái ba lô xuống ngồi phịch vào cái ghế nhựa nói:
- Bà cho con ly trà đá, loãng thôi bà nhé.
Bà lão nói giọng run run:
- Trà đây mát lắm không cần đá đâu.
Tôi gật đầu đáp:
- Dạ vậy thôi cũng được ạ.
Thế rồi bà lão đưa tôi cái ly trà, tôi cầm ly trà thì quả nhiên cảm thấy mát lạnh thật. Vừa làm được hớp trà thì tôi như tí sặc. Tôi phun ngay ra quay đầu nhìn ly trà, “má ơi, trà gì mà lạnh đến buốt răng tê lưỡi như kem thế này?”, tôi nghĩ thầm và còn kinh hãi hơn nữa khi nhìn vào cái ly trà không có một viên đá nào. Còn đang thẫn thờ thì bà lão lên tiếng:
- Trà đặc quá hả cậu, có cần thêm nước không?
Tôi quay đầu nhìn, “mẹ ơi”, tôi thầm thốt lên. Tôi kinh hãi khi nhìn vào hai con mắt đục mờ của bà lão, bà lão bán nước này bị mù. Điều còn đáng lo ngại hơn mà tôi không hề để ý đó là người dân ở khu phố này cũng đang nhìn tôi chằm chằm.
Bình luận facebook