phần 4 : oán hận.
Ông trời nhiều khi thật bất công. Những người ăn ở có đức, vẫn thường xuyên gặp phải những điều không may trong cuộc sống, cái kiếp hiện tại. Mỗi lúc như vậy, người ta chỉ biết chấp nhận và hiểu rằng tai ương là do từ kiếp trước mình chưa trả đủ, nên kiếp này phải trả nốt. Kiếp này phải cố sống tốt hơn để bù đắp cho cái kiếp sau nữa. Cứ như vậy, cái vòng tuần hoàn ân oán cứ quay, và cho dù có sống đến mấy nghìn kiếp đi nữa, chúng ta cũng không hiểu được cái quy luật của nó, cái quy luật mà bao giờ mình mới phải báo oán, hay bao giờ mình mới được báo ơn.
Không lâu sau, một tai họa đã thực sự giáng xuống cả gia đình Hứa đại gia. Cô con gái duy nhất của cả gia đình, một giai nhân tuyệt sắc, đã mắc bệnh phong cùi. Hứa Tiểu Lan giờ đây thân hình lở loét xấu xí và không còn khỏe mạnh được như trước. Sau khi phát hiện cô mắc bệnh, cả nhà vô cùng đau lòng, nhưng người đau lòng nhất phải nói đến là Hứa Bổn Hòa. Ông đã không có con trai nối dõi, giờ đây đến cả đứa con gái làm ông tự hào nhất cũng sẽ đi vào chỗ chết. Ngay tức khắc, ông ra lệnh cho mọi người cách lý, hay nói cách khác là nhốt Hứa Tiểu Lan vào trong phòng của nàng, và khóa trái cửa lại. Thêm vào đó, ông cấm không cho bất kì một ai trong nhà được phép vào buồng nàng. Như các bạn đã biết, ngày xưa thì y thuật còn kém phát triển, nên bệnh phong cùi là chứng nan y, người mắc bệnh chỉ có thể bị cách ly, và nằm đó mà chờ chết mà thôi. Về việc chăm sóc Hứa Tiểu Lan, hàng ngày sẽ có người mở cửa, đẩy thức ăn vào, còn lại thì hầu như chỉ có Hứa Tiểu Lan một mình trong căn buồng lạnh lẽo cô độc một mình. Phải nói thêm là, Hứa Bổn Hòa biết rằng bệnh này là vô phương cứu chữa, nhưng, ông ta tự nghĩ là mình là người ăn ở có đức, chưa làm hại ai bao giờ. Nên ông tung hết cả tiền bạc để đi tìm tất cả những thầy tà, bà bùa nổi tiếng nhất về để giải xui, để mà đuổi đi cái vận hạn đen đủi này.
Nói về Hứa Tiểu Lan, nằm ở trong căn buồng hiu quạnh một mình. Đêm qua, ngày lại đến, cứ như vậy, nàng nằm cô đơn một mình. Không biết nàng đã khóc bao nhiêu nước mắt, những giọt nước mắt chua chát, cay đắng. Nàng nằm đây, mà lòng nhớ tới Tống Ngọc Thư, chàng giờ đã đi đầu thai chưa? Hay đang hiện diện ngay tại căng buồng này? Không biết có hận nàng vì những gì mà cha nàng đã làm không? Nàng cứ lau nước mắt, nhưng rồi lại khóc. Nàng khóc vì nhớ Tống Ngọc Thư quá, nhớ những giấy phút bên nhau, nhớ nụ hôn ngọt ngào và ấm áp của chàng, nhớ cái vòng tay đầy ân ái, nhớ khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười của chàng. Càng nhớ Tống Ngọc Thư bao nhiêu, thì Hứa Tiểu Lan càng căm hận cha mình bấy nhiêu. Nàng lê lết ra đến cạnh cây đàn piano trong buồng, cố ngồi vào đó. Nàng đưa hai bàn tay lên nhìn, còn đâu đôi bàn tay mềm mại, thon thả nữa. Giờ đây, chỉ còn lại đôi bàn tay lở loét, xanh xao, nàng cất lên một tiếng cười kinh dị dài dằng dặc, cười cho cái sự đời này. Những người giúp việc ở nhà Hứa địa gia, họ nghe được cái tiếng cười đó mà rùng mình nổi da gà, họ thề là dù cho có chết cũng không thể nào quên được cái điệu cười chết chóc, ma quái đó. Rồi nàng bắt đầu để cho những ngón tay nhảy múa trên những phím đàn. Tương thay, không biết từ lúc nào, những bản nhạc du dương, êm ái mà nàng chơi ngày nào giờ nhường chỗ cho những tiếng đàn u uất, buồn thấu gan thấu ruột. Tiếng nhạc đó mang đến cho người ta một cái cảm giác não nề, trầm uất vô cùng. Vừa chơi đàn, nàng vừa nhớ đến Tống Ngọc Thư. Hứa Tiểu Lan thường tự nói chuyện một mình: “Tống Ngọc Thư ơi, anh đang ở đâu? Có còn nghe thấy tiếng đàn của em không? Anh có còn nhớ em không? Em nhớ anh nhiều lắm Tống Ngọc Thư, có lẽ số em sắp tận rồi. Em tự hỏi lòng mình, liệu anh có còn nhớ là đã hứa gì với em không? liệu anh có mãi mãi yêu em không? Tống Ngọc Thư…”. Cứ như vậy, rồi cứ thỉnh thoảng, từ phòng Hứa Tiểu Lan còn phát ra những tiếng đập phá đồ đạc, rồi tiếng gào thét thất thách nào là “Kiếp này con hận cha lắm”, “Con hận tất cả mọi người”, “Con chết sẽ không bao giờ nhắm mắt”, v.v
Hứa Bổn Hòa thì sao? Ông ta có nghe được những tiếng khóc, tiếng cười, tiếng đàn, rồi thì tiếng gào thét, tiếng đập bể đồ từ trong buồng đó không? Có, có chứ, ông ta nghe thấy hết nhưng cố làm ngơ, có kiềm chế cái nỗi đau đớn dày vò tim gan. Ông ta cố để coi như rằng con gái của mình đã chết rồi. Hứa Bổn Hòa cuối cùng đã được ông trời cho toại nguyện, cái đêm mà Hứa Tiểu Lan chết, nàng nằm trên giường, nước mắt đã khô… Nàng không còn buồn nữa, mà trong lòng nàng giờ chỉ còn một mối căm hận, nàng trước lúc chết, chỉ nói được có một câu “Hứa Bổn Hòa, ta hận người”. Rồi nàng trút hơi thở cuối cùng, ra đi mà hai mắt vẫn mở chằm chằm. Sau ngày đó, căn buồng của Hứa Tiểu Lan trở nên im lặng. Người nhà cho rằng, chắc cuối cùng, thì Hứa Tiểu Lan cũng đã qua đời rồi. Hứa Bổn Hòa là người ra lệnh, không cho ai vào phòng, cứ để cái xác chết trong đó.
Kể từ đó, căn nhà tràn ngập mùi tử khí, người sống trong nhà thì có cái cảm giác ngột ngạt, như muốn tự tử vậy. Đa số người giúp việc cho Hứa đại gia đã bỏ đi hết, chỉ trừ lại có vài người trung thành ở lại. Và cũng kể từ đó, mà truyền thuyết về con ma nhà họ Hứa được người ta đồn tụng, một câu chuyện rợn người… Nói về cái xác chết của Hứa Tiểu Lan, được khóa lại trong buồng, không hề phát ra mùi hôi thối, trái lại tỏa ra một mùi thơm man mác rất dễ chịu. Nhớ hồi Hứa Tiểu Lan bị bệnh, Hứa Bổn Hòa một mặt nhốt con gái mình lại, một mặt dành nhiều tiền của đi phúng viếng chùa chiền hay gọi thầy giải hạn để mong cho cái đứa con gái ngọc ngà của mình mau mau khỏi bệnh. Nhưng mọi việc xem ra bất lực, cuối cùng Hứa Bổn Hòa đã làm một cái chuyện mà có lễ có đến nghìn kiếp sau ông ta cũng không bao giờ cảm thấy hết tội lỗi được. Ngay khi thấy việc giải hạn giúp con gái mình có vẻ không thành, ông lập tức ngưng không thuê thầy bùa hay cúng giải hạn nữa. Ông ta đợi, đợi cho cái ngày đứa con gái của mình, Hửa Tiểu Lan chết đi. Đợi cho nó bước sang thế giới bên kia, để nó thành oan hồn. Rồi thì lúc đó, ông sẽ gọi người tới trừ khử oan hồn của Hứa Tiểu Lan sau.
Điều này có thể chứng minh một điều rằng, Hứa Bổn Hòa biết là mình đã làm sai khi mà ngăn cấm Tống Ngọc Thư và Hứa Tiểu Lan yêu nhau. Ông ta biết mình đã gieo rắc một nỗi căm hận vào lòng đứa con gái mình và sẽ không bao giờ rửa được. Đã bao đêm, Hứa Bổn Hoa ngồi uống rượu một mình trong phòng khách, ông ta nghĩ tới những việc đã xảy ra, rồi cái việc đánh chết Tống Ngọc Thư. Nhắc lại việc Tống Ngọc Thư, bạn đọc tự hỏi tại sao mà khi chết tức tưởi như vậy, mà Tống Ngọc Thư lại được đưa ngay xuống Địa Phủ đi đầu thai luân hồi. Lí do ở đây là vì Tống Ngọc Thư là một người nhân đức, chàng không oán trách gì Hứa Bổn Hòa nên mới cam lòng ra đi thanh thản, để dẫn tới việc vừa chết là hồn được đưa xuống địa phủ ngay. Nói ngược về phần Hứa Bổn Hòa, may cho ông ta là hồn Tống Ngọc Thư không oán hận, nên không hiện về báo hại Hứa Bổn Hòa. Hứa Bổn Hòa là một con người bảo thủ, và rất cố chấp, cho nên khi nghĩ lại những sự việc như đánh Tống Ngọc Thư gần chết ông ta không thừa nhận là sai, mà coi đó là một việc cần thiệt để mang lại cho con gái mình một tương lai tốt đẹp hơn. Thêm vào đó nữa, chính ông ta đã cảnh báo Tống Ngọc Thư trước, nên anh ta đáng đón nhận lấy cái hậu quả đó. Nhưng nói gì thì nói, giờ đây người mà Hứa Bổn Hòa sợ nhất là oan hồn con gái mình, Hứa Tiểu Lan, và ông ta đang nghĩ cách để làm sao mà đánh tan hồn phách đứa con gái mình.
Bình luận facebook