Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hạt giống tâm hồn (Tập 2) - Phần 4
Giấc mơ hão huyền
Hãy vững tin với những giấc mơ và sống với những gì bạn mơ ước.
- Henry David Thoreau
Lần đầu tiên tôi gặp cô George, giáo viên của trường trung học Dr. J. p. Lord, trong một căn phòng nhỏ chỉ vừa cho một học sinh và một giáo viên.
Căn phòng này sau đó được chuyển thành lớp học cho bốn đứa chúng tôi, trong đó hết ba đứa phải ngồi xe lăn và một đứa chống gậy. Mỗi đứa ngồi xe lăn có một câu chuyện khác nhau, đứa bị thương do đạn bắn vào đầu, đứa bị teo cơ và đứa bị bại não. Cậu học sinh còn lại thì bị mù, phải đi bằng gậy.
Tôi chính là người bị bại não. Khi tôi cố gắng phát âm, cô George đã chọc tôi rằng giọng tôi giống như giọng con hươu đực ở Bắc Mỹ đang gọi người yêu.
Nhu cầu về học tập và tình cảm của mỗi chúng tôi cũng khác nhau, có người chuẩn bị để vào đại học, có người chuẩn bị cho cái chết sắp đến. Cô George đã làm mọi thứ để giúp đỡ bọn tôi, lớp đầu tiên của trường trung học Dr. J. P. Lord này.
Cô George khoảng 50 tuổi, chỉ cao hơn một mét rưỡi một chút và mái tóc cô đã điểm sương (đến cuối năm học mái tóc đó càng bạc thêm); da cô hơi ngăm và giọng nói rất trong. Cô có tật nói rất nhanh, lúc nào cũng kết thúc những lời giải thích của mình bằng câu: "Các em có hiểu không?".
Ngày đầu tiên chúng tôi đến trường, cô đón chúng tôi bằng đôi môi tươi thắm:
- Chào các em! Căn phòng này có lẽ hơi chật nhưng không sao, mọi việc sẽ ổn thôi. Đây là ngôi trường đầu tiên dành cho những học sinh đặc biệt như thế này ở Nebraska, và chúng ta là những người tiên phong. Mà người đi đầu thì thường gặp chút khó khăn, phải không các em? Cô nghĩ rằng các em đã biết nhau hết rồi, ngoài Bill và David. Để cô giới thiệu, David, đây là Bill. Bạn này bị bệnh bại não. Bạn ấy đã rồi trường cũng khoảng bằng lúc em đến vì trước kia trường này không có hệ trung học. Còn David đến từ đảo Hawaii và bị bệnh loạn dưỡng cơ bắp. David sẽ tròn 19 tuổi vào ngày 6 tháng 5 này. Chúng ta sẽ có một buổi tiệc sinh nhật với những cô vũ công thật đẹp.
Tôi đã tự hỏi không biết cô George có biết gì về căn bệnh của David không. David sẽ không sống nổi đến ngày sinh nhật của cậu ấy đâu. Bệnh của cậu đã ảnh hưởng đến phổi rồi nên việc thở sẽ rất khó khăn...
- Bây giờ các em hãy làm quen với nhau đi.
- Cô hy vọng vào các em rất nhiều, các em có hiểu không? - Cô giáo mới lý tưởng của chúng tôi đã nói như thế.
Một bữa nọ, cô George đến chỗ tôi lúc tôi đang làm bài tập phần chia những loại đá cho môn địa chất học. Cô ngồi xuống cạnh tôi và nói:
- Cô nghe nói em đã từng theo học khóa học từ xa ở trường Nebraska tại Lincoln cách đây ba năm nhưng vẫn chưa tốt nghiệp, đúng không? Cô biết mấy khóa học đó khá khó và tốn rất nhiều thời gian. Nhưng cô sẽ giúp em tốt nghiệp vào mùa xuân sang năm. Trưa nay em ăn cơm với cô nhé? Cô biết em rất mong được tốt nghiệp, nhưng không biết làm cách nào, phải không? Em có muốn hỏi cô thêm điều gì không?
- Em nghĩ chắc David năm nay không thể tổ chức sinh nhật được đâu. Phổi của bạn ấy yếu quá rồi. Mùa đông năm nay có lẽ còn lạnh hơn mấy năm trước nữa. -Tôi nói chậm rãi từng chữ một bằng bảng chữ của tôi và một cây viết được gắn vào đầu, đại loại như một loại que đeo trên đầu.
- Chúng ta đều biết điều đó. Nhưng David không biết đâu. Giống như em mong nhận được tấm bằng tốt nghiệp, David cũng hy vọng được cắt bánh sinh nhật lần thứ 19 của mình vậy.
Cô George nói đúng. Tôi đã hoàn tất những khóa học của mình và bắt đầu những khóa mới với một tốc độ đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, sức khỏe của David ngày càng tệ hơn trong suốt kỳ nghỉ lễ. Cậu ấy luôn e ngại khi phải đi ngủ vào buổi tối vì sợ rằng sẽ chẳng bao giờ thức dậy vào sáng hôm sau nữa. Thế là cô George cho phép cậu ngủ trong lớp học:
- Có một cái bệnh viện bên kia đường, chúng ta chỉ mất 5 phút để qua bên đó. Em cứ yên tâm đi David, ở đây an toàn hơn bất cứ nơi nào khác.
Một lần khi David bị khó thở, cô George đã xoa bóp lồng ngực cho cậu ấy suốt cả buổi chiều. Cô bảo với người giúp tập vật lý trị liệu đang đứng kế bên cầm bình oxy rằng:
- David đang giúp tôi luyện tập tay cho rắn chắc để chơi tennis đấy. Nếu anh thấy người phụ nữ nào cao khoảng một mét rưỡi với cánh tay nổi cơ bắp trên sân tennis thì đó chính là tôi đấy! Một bài tập tuyệt vời, anh có hiểu không?
Một ngày kia khi chúng tôi đang thảo luận về một vài đề tài chán ngắt trong môn học lịch sử thế giới của tôi thì cô George nói:
- Lúc cô dạy mấy cậu học sinh kia, cô không thể xem chừng David được. Em xem chừng David dùm cô nhé, Bill? Nếu cậu ấy có vấn đề gì, em cứ gọi cô bằng cái giọng hươu đực của em nhé. Trông cậu ấy không được khỏe lắm. Nhưng chúng ta sẽ giữ cậu ấy ở lại đây đến khi nào còn có thể. ít ra thì mẹ cậu ấy không phải trông chừng cậu nếu cậu ở trường lúc này. Bây giờ chúng ta phải làm sao để kết thúc môn lịch sử khó ưa này trong tháng ba, nếu may mắn. Đây là một môn học khô khan nhưng cô sẽ cố làm cho các em hiểu bài.
Thông thường, khi phải cố hít thở không khí, David thường nhìn tôi và nói:
- Tớ không sao đâu, Bill. Không sao đâu mà! Cám ơn cậu vì đã trông chừng tớ nhé!
May mắn thay, cái giọng hươu đực của tôi chưa bao giờ phải cất lên cả, mà tôi còn học hỏi được nhiều điều từ việc canh chừng David. Tôi đã nhận ra lòng khát khao được sống của David. Nhìn cậu ấy chống chọi để giành lấy từng hơi thở, bỗng nhiên tôi cảm nhận được hết giá trị của sự sống. Và khi tôi phải học những môn học nào khó nuốt, tôi chẳng hề thấy phiền lòng nữa, bởi vì ít nhất tôi còn may mắn được học tập và nghiên cứu mà không phải lo lắng gì về hơi thở của mình. Tôi nghĩ rằng đấy là bài học mà cô George muốn dạy cho tôi bằng cách nhờ tôi trông chừng David.
Ngày 10 tháng 4 năm ấy là ngày cuối cùng của David ở trường. Tối hôm đó bệnh tình David trở nặng. Cậu được chở đi cấp cứu để nhờ những cái máy hô hấp nhân tạo duy trì cuộc sống cho mình.
Đến ngày 15 tháng 4 năm 1975, tôi định đi thăm David sau khi tan học. Nhưng buổi sáng hôm ấy, tôi nhận được một mảnh giấy viết tay bên chiếc máy đánh chữ của tôi. "Tối nay đừng đến bệnh viện nữa. David đã mất khi cậu ấy đang ngủ. Cô không muốn báo cho các em khác biết vì hôm nay trường ta sẽ đi xem xiếc. Không có lý do gì để làm hỏng cuộc vui này của mọi người. Chúng ta sẽ cùng nhau đi viếng David sau đó. J. George. "
Dù cô George đã không biến giấc mơ về một buổi tiệc sinh nhật tuổi 19 của David thành sự thật (có Thượng Đế làm chứng rằng cô đã cố gắng hết sức), nhưng cô cũng giúp tôi đạt được ước mơ tốt nghiệp trung học.
Vào một buổi tối tháng năm ấm áp năm 1976, khi tôi ngồi trên khán đài lắng nghe bài hát "Giấc mơ hão huyền" trong buổi lễ phát bằng, những ca từ của bài hát dường như rất hợp với người phụ nữ mặc bộ áo vàng đang hãnh diện nhìn tôi đón nhận tấm bằng tốt nghiệp. Bởi vì cô đã mơ một giấc mơ hão huyền và đã biến nó thành sự thật.
Bài học từ một chuyến đi
Tôi sinh ra và lớn lên trong cộng đồng người Estepona thuộc miền Nam Tây Ban Nha. Một buổi sáng khi tôi 16 tuổi, cha nhờ tôi lái xe đưa ông đến ngôi làng Mijas cách đó khoảng 18 dặm, với điều kiện tôi phải đưa xe đi tu sửa tại một gara gần đó. Vừa mới biết lái lại ít khi được chạy xe nên tôi vui vẻ đồng ý ngay. Tôi đưa cha đến làng Mijas, hứa sẽ quay lại đón ông vào 4 giờ chiều, rồi lái xe đến gara và để lại đó.
Được tự do đến chiều, tôi quyết định đi xem vài bộ phim tại một rạp chiếu bóng cách đó không xa. Những thước phim hấp dẫn đã cuốn hút tôi đến nỗi tôi quên cả thời gian. Khi bộ phim sau cùng kết thúc, tôi mới giật mình nhìn xuống đồng hồ. Sáu giờ tối! Tôi đã trễ hẹn với cha cả hai tiếng đồng hồ!
Chắc cha sẽ giận lắm nếu biết tôi đã đi coi phim! ông sẽ không bao giờ cho tôi đi xe nữa. Tôi quyết định sẽ lấy lý do là chiếc xe cần sửa thêm vài thứ nên đã tốn nhiều thời gian hơn. Tôi đến gara lấy xe rồi chạy đến nơi hẹn gặp cha. Ông đang đứng kiên nhẫn đợi tôi tại góc đường. Tôi xin lỗi và bào chữa cho mình bằng lý do như đã sắp đặt. Cha nhìn tôi bằng một ánh mắt mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi quên!
- Ba thất vọng vì con đã dối ba, Jason ạ!
- Ba nói gì cơ? Con nói thiệt mà ba.
Cha nhìn tôi:
- Khi thấy con đến muộn, ba đã gọi điện cho gara để hỏi xem có chuyện gì không, họ bảo với ba là con chưa tới lấy xe. Vậy là chiếc xe không bị trục trặc gì cả, đúng không?
Một cảm giác tội lỗi vây bủa quanh tôi, tôi lí nhí thú nhận với cha là đã đi đến rạp chiếu bóng. Cha lắng nghe, gương mặt hiện lên vẻ buồn bã.
- Ba không giận con mà giận chính bản thân mình. Ba đã không làm tròn bổn phận của một người cha, khi sau từng ấy năm con vẫn cảm thấy rằng con cần phải nói dối ba. Ba đã thất bại! Bây giờ ba sẽ đi bộ về nhà và suy nghĩ xem mình đã làm gì không đúng trong suốt bao nhiêu năm qua.
- Nhưng từ đây về nhà đến 18 dặm lận. Trời đã tối rồi. Ba không thể làm như vậy được!
Mặc cho tôi can ngăn, xin lỗi và nói gì đi nữa, cha vẫn không hề lay chuyển. Tôi đành phải để cha xuống xe và đón nhận một bài học đau đớn trong đời. Cha bắt đầu đi dọc theo con đường đầy bụi. Tôi nhảy vội lên xe và lái theo sau, hy vọng cha sẽ nghĩ lại. Những lời biện hộ, ăn năn của tôi suốt dọc đường như chẳng hề lọt vào tai cha, ông cứ phớt lờ, im lặng và trầm ngâm buồn bã. Tôi đã lái xe theo sau cha đến hết quãng đường.
Nhìn cha tự dày vò về thể xác lẫn tinh thần, lòng tôi đau đớn vô hạn. Nhưng đó cũng là bài học thành công nhất của cha tôi: tôi không bao giờ nói dối cha nữa.
87 năm sổng ở trên đời, tôi đã chứng kiến toàn bộ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Nhưng không có thành tựu khoa học nào lại thay thế được tính cách và khả năng suy nghĩ của mỗi cả nhân.
- Bernard M. Baruch
Quà tặng dành cho trái tim tan vỡ
Những lời tử tế có thể ngắn ngủi và dễ nói, nhưng tiếng vang của chúng quả thực là vô tận.
- Mẹ Theresa
Đi học về, bé Sussie 6 tuổi thấy mẹ đang bận rộn trong bếp, em lại gần và hỏi:
- Con chào mẹ, mẹ đang làm gì đó?
- Mẹ đang làm món thịt hầm cho bác Smith hàng xóm của chúng ta - mẹ cô bé trả lời.
- Nhưng sao mẹ phải làm vậy? Sussie lại hỏi.
- Vì bác Smith đang rất đau buồn; con gái bác vừa qua đời và giờ đây trái tim của bác Smith đang tan vỡ đó con ạ! Chúng ta cần phải quan tâm đến bác ấy một chút.
- Sao lại phải thế hả mẹ?
Mẹ Sussie dừng tay và ôn tồn nói với con:
- Như con thấy đó, Sussie, khi ai đó đang đau buồn, đang rất đau buồn, họ sẽ không tha thiết đến bất kỳ chuyện gì nữa, ngay cả những công việc hàng ngày như nấu bữa tối hay những việc lặt vặt khác. Vì chúng ta đang sống chung với nhau trong một cộng đồng. Vả lại, bác Smith còn là hàng xóm của nhà mình nữa nên chúng ta lại càng phải làm gì đó để giúp bác ấy. Bác Smith sẽ chẳng bao giờ còn có thể nói chuyện với con gái mình được nữa; bác ấy sẽ chẳng còn có thể ôm con gái vào lòng và cũng không thể cùng con gái mình làm những công việc tuyệt vời khác như bao bà mẹ và các con gái của họ thường cùng làm với nhau. Con là đứa trẻ thông minh mà, đúng không Sussie? Có lẽ con sẽ nghĩ ra cách nào đó để tỏ lòng quan tâm đến bác Smith được không?
Sussie suy nghĩ rất nhiều về lời mẹ nói và cô bé cố gắng nghĩ cách giúp bác Smith. Vài phút sau, Sussie đến gõ cửa nhà bác.
- Chào cháu, Sussie! bác Smith khẽ nói khi ra mở cửa cho Sussie.
Sussie nhận thấy rằng giọng nói của bác Smith không vang lên những âm điệu quen thuộc như em vẫn thường nghe thấy trước kia khi bác ấy lên tiếng chào ai đó. Sussie còn thấy mắt bác Smith đỏ mọng và sưng lên, chắc chắn bác ấy phải khóc nhiều lắm.
- Có chuyện gì không vậy Sussie? bác Smith hỏi.
- Mẹ cháu nói rằng con gái bác vừa mất và bác đang rất, rất đau buồn với trái tim tan vỡ - Sussie ngập ngừng xòe bàn tay ra. Trên tay em là một miếng băng dán vết thương - Cháu nghĩ cái này sẽ có ích cho trái tim tan vỡ của bác.
Bà Smith sững người và cảm động đến trào nước mắt. Bà ngồi xuống, ôm chặt bé Sussie vào lòng. Qua làn nước mắt bà nói:
- Cám ơn cháu. Bác rất cảm ơn cháu. Món quà này của cháu sẽ giúp cho bác nhiều lắm.
Bà Smith đón nhận cử chỉ nhân ái của Sussie và không chỉ đơn thuần đón nhận, bà còn tỏ ra rất trân trọng tặng vật chia sẻ nỗi buồn của em. Bà mua một dây đeo chìa khóa nhỏ có gắn một khung ảnh bằng thủy tinh - một vật dụng quen thuộc bấy giờ vừa dùng để treo chìa khóa vừa để đặt ảnh người mình quí mến trong gia đình vào đấy. Bà Smith đã đặt miếng băng dán vết thương của Sussie vào trong khung ảnh để mỗi lần nhìn thấy nó, bà như được nhắc rằng hãy gắng sức chữa lành vết thương lòng của mình. Bà cũng hiểu rõ ràng để làm được việc này phải cần có thời gian và được nâng đỡ vẻ mặt tinh thần. Và miếng băng dán của bé Sussie gửi cho bà đã trở thành một biểu tượng giúp bà voi đi nỗi buồn đau, trong khi không quên đi những niềm vui và tình yêu mà bà đã từng chia sẻ với con gái mình.
Niềm tin
Hy vọng là cội nguồn của niềm tin
- Cyrus Augustus Bartol
Cách đây vài năm, một giáo viên phổ thông được thuê để dạy riêng cho những học sinh phải nằm viện. Nhiệm vụ của cô là kèm cặp cho các em khỏi mất bài, để có thể theo kịp chúng bạn khi xuất viện.
Ngày nọ, một cú điện giao việc gọi tới. Như thường lệ, cô ghi lại tên học sinh, địa chỉ bệnh viện, số phòng và nghe giáo viên đầu dây bên kia dặn dò:
- Hiện lớp chúng tôi đang học bài Danh từ và Trạng từ. Tôi rất biết ơn nếu cô kèm em làm hết bài tập về nhà để đừng bị bỏ xa quá.
Mãi tới lúc đứng trước cửa phòng cậu bé, cô giáo mới biết em thuộc khoa phỏng của bệnh viện. Không ai báo trước cho cô biết điều gì đang chờ mình đằng sau cánh cửa đóng im ỉm, chỉ thấy người ta bắt cô phải mặc áo choàng và đội mũ kín mít để phòng tránh vi trùng. Y tá còn dặn dò cô đừng chạm vào người hay giường của bệnh nhân, chỉ được đứng gần và nói qua chiếc mặt nạ. Chuẩn bị xong xuôi, cuối cùng cô hít một hơi thật sâu rồi hồi hộp bước vào. Toàn thân cậu bé lở loét khủng khiếp, lộ vẻ đau đớn thảm khốc. Cô giáo kinh sợ đến nỗi không thốt nên lời, nhưng đã quá muộn để quay lại và bỏ chạy, cố gắng mãi cô cũng mấp máy được vài lời:
- Cô là giáo viên biệt phái của bệnh viện, cô giáo của em nhờ cô tới giúp em học bài Danh từ và Trạng từ.
Cô cảm tưởng như hôm đó là một trong những buổi dạy tệ nhất trong đời mình.
Sáng hôm sau cô quay lại. Một chị y tá hỏi:
- Cô đã làm gì với cậu bé tội nghiệp đó vậy? - Rồi không để cô kịp thanh minh hay xin lỗi, chị tuôn luôn một tràng - Cô không hiểu hết đâu, chúng tôi đang lo sốt vó lên vì cậu bé, nhưng sau buổi học hôm qua thì thái độ của em thay đổi hoàn toàn. Em đã chịu tuân theo sự chữa trị của bác sĩ, không nối loạn nữa và có vẻ muốn sống.
Sau này chính cậu bé ấy giải thích rằng trước khi gặp cô giáo cậu đã tuyệt vọng ghê gom, chỉ ước được chết thôi. Mọi biến chuyển đều bén rễ từ một nhận thức vô cùng đơn giản: Niềm tin vào cuộc sống. Với những giọt nước mắt sung sương nhạt nhòa trên má, cậu bé bị phỏng nặng đến nỗi mất hết cả nghị lực ấy lý giải như thế này:
- Có bao giờ người ta phái cô giáo đến dạy Danh từ và Trạng từ cho một cậu bé đang hấp hối đâu, phải không nào?
Bỏ qua oán hờn
Ghim giữ nỗi đau hay là phóng thích nó bằng sự tha thứ? Hai điều ẩy khác nhau như là: ban đêm ta nằm ngủ trên chiếc gối chỉa đầy gai nhọn hay trên chiếc gối phủ đầy những cảnh hồng.
- Loren Fischer
Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất. Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất. Người em hỏi người anh:
- Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không?
- Không - người anh đáp.
Tuy thế, người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi.
- Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó!
Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau, một hố ngăn cách gay gắt và sâu thắm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ. Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng:
- Anh đã ở đây bao lâu rồi?
Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp:
- Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đang đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi.
Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.
- Ông có vui lòng sang cửa hàng bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không? - anh ta đề nghị.
Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông rất giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.
Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau - những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ trích, buộc tội, hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. Phương cách tốt nhất để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến.
Mẹ và cuộc hành trình của bạn
Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.
Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.
Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.
Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng đĩa xuống sàn.
Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dùng chúng tô lên bàn ăn.
Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ngã ùm vào đống bùn gần nhất.
Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên: "Con không đi".
Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn một quả bóng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh.
Khi bạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem. Bạn cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào lòng bàn tay.
Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn đi học piano. Bạn cám ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành.
Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi bóng đá đến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến sinh nhật khác. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khi đến nơi nhảy ra khỏi xe và chẳng hề quay lại.
Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè của bạn đi xi- nê. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.
Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn không được xem những chương trình tivi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho đến khi mẹ rồi khỏi nhà rồi bật lên xem.
Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng mẹ không biết thế nào là sành điệu.
Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn đi trại hè xa nhà một tháng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quên chẳng viết lấy một lá thư.
Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về và chờ đợi sự chào đón của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóa cửa phòng ngủ.
Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn lái chiếc xe của mẹ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách lấy nó chạy bất cứ khi nào có thể.
Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tán dóc trên điện thoại đến giữa đêm.
Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày lễ tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.
Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi xách cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tạm biệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè.
Khi bạn 20, mẹ hỏi bạn đã gặp gỡ ai chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp: "Đó không phải là chuyện của mẹ. "
Khi bạn 21, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai, bạn cảm ơn mẹ bằng cách trả lời: "Con không muốn giống mẹ. "
Khi bạn 22, mẹ ôm bạn tại ngày lễ tốt nghiệp. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến du lịch châu Âu không.
Khi bạn 23, mẹ sắm sửa tất cả đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói rằng những người bạn của mẹ thật xấu xí.
Khi bạn 24, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách giận dữ và càu nhàu: "Con xin mẹ đấy!"
Khi bạn 25, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo rằng mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa tít.
Khi bạn 30, mẹ gọi bạn và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bảo rằng: "Mọi việc giờ đã khác xưa rồi. "
Khi bạn 40, mẹ gọi để nhắc bạn nhớ sinh nhật của một người thân. Bạn cảm ơn mẹ bằng câu trả lời: "Con thật sự bận mẹ ạ!"
Khi bạn 50, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài "Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào".
Và rồi, một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa bao giờ làm sụp đổ tan tành. "Hãy ru con ngủ, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi. .. có thể cai trị cả thế giới. "
Ta hãy dành một giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dầu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!
Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: "Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???"
Yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỷ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại.
Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.
Hãy vững tin với những giấc mơ và sống với những gì bạn mơ ước.
- Henry David Thoreau
Lần đầu tiên tôi gặp cô George, giáo viên của trường trung học Dr. J. p. Lord, trong một căn phòng nhỏ chỉ vừa cho một học sinh và một giáo viên.
Căn phòng này sau đó được chuyển thành lớp học cho bốn đứa chúng tôi, trong đó hết ba đứa phải ngồi xe lăn và một đứa chống gậy. Mỗi đứa ngồi xe lăn có một câu chuyện khác nhau, đứa bị thương do đạn bắn vào đầu, đứa bị teo cơ và đứa bị bại não. Cậu học sinh còn lại thì bị mù, phải đi bằng gậy.
Tôi chính là người bị bại não. Khi tôi cố gắng phát âm, cô George đã chọc tôi rằng giọng tôi giống như giọng con hươu đực ở Bắc Mỹ đang gọi người yêu.
Nhu cầu về học tập và tình cảm của mỗi chúng tôi cũng khác nhau, có người chuẩn bị để vào đại học, có người chuẩn bị cho cái chết sắp đến. Cô George đã làm mọi thứ để giúp đỡ bọn tôi, lớp đầu tiên của trường trung học Dr. J. P. Lord này.
Cô George khoảng 50 tuổi, chỉ cao hơn một mét rưỡi một chút và mái tóc cô đã điểm sương (đến cuối năm học mái tóc đó càng bạc thêm); da cô hơi ngăm và giọng nói rất trong. Cô có tật nói rất nhanh, lúc nào cũng kết thúc những lời giải thích của mình bằng câu: "Các em có hiểu không?".
Ngày đầu tiên chúng tôi đến trường, cô đón chúng tôi bằng đôi môi tươi thắm:
- Chào các em! Căn phòng này có lẽ hơi chật nhưng không sao, mọi việc sẽ ổn thôi. Đây là ngôi trường đầu tiên dành cho những học sinh đặc biệt như thế này ở Nebraska, và chúng ta là những người tiên phong. Mà người đi đầu thì thường gặp chút khó khăn, phải không các em? Cô nghĩ rằng các em đã biết nhau hết rồi, ngoài Bill và David. Để cô giới thiệu, David, đây là Bill. Bạn này bị bệnh bại não. Bạn ấy đã rồi trường cũng khoảng bằng lúc em đến vì trước kia trường này không có hệ trung học. Còn David đến từ đảo Hawaii và bị bệnh loạn dưỡng cơ bắp. David sẽ tròn 19 tuổi vào ngày 6 tháng 5 này. Chúng ta sẽ có một buổi tiệc sinh nhật với những cô vũ công thật đẹp.
Tôi đã tự hỏi không biết cô George có biết gì về căn bệnh của David không. David sẽ không sống nổi đến ngày sinh nhật của cậu ấy đâu. Bệnh của cậu đã ảnh hưởng đến phổi rồi nên việc thở sẽ rất khó khăn...
- Bây giờ các em hãy làm quen với nhau đi.
- Cô hy vọng vào các em rất nhiều, các em có hiểu không? - Cô giáo mới lý tưởng của chúng tôi đã nói như thế.
Một bữa nọ, cô George đến chỗ tôi lúc tôi đang làm bài tập phần chia những loại đá cho môn địa chất học. Cô ngồi xuống cạnh tôi và nói:
- Cô nghe nói em đã từng theo học khóa học từ xa ở trường Nebraska tại Lincoln cách đây ba năm nhưng vẫn chưa tốt nghiệp, đúng không? Cô biết mấy khóa học đó khá khó và tốn rất nhiều thời gian. Nhưng cô sẽ giúp em tốt nghiệp vào mùa xuân sang năm. Trưa nay em ăn cơm với cô nhé? Cô biết em rất mong được tốt nghiệp, nhưng không biết làm cách nào, phải không? Em có muốn hỏi cô thêm điều gì không?
- Em nghĩ chắc David năm nay không thể tổ chức sinh nhật được đâu. Phổi của bạn ấy yếu quá rồi. Mùa đông năm nay có lẽ còn lạnh hơn mấy năm trước nữa. -Tôi nói chậm rãi từng chữ một bằng bảng chữ của tôi và một cây viết được gắn vào đầu, đại loại như một loại que đeo trên đầu.
- Chúng ta đều biết điều đó. Nhưng David không biết đâu. Giống như em mong nhận được tấm bằng tốt nghiệp, David cũng hy vọng được cắt bánh sinh nhật lần thứ 19 của mình vậy.
Cô George nói đúng. Tôi đã hoàn tất những khóa học của mình và bắt đầu những khóa mới với một tốc độ đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, sức khỏe của David ngày càng tệ hơn trong suốt kỳ nghỉ lễ. Cậu ấy luôn e ngại khi phải đi ngủ vào buổi tối vì sợ rằng sẽ chẳng bao giờ thức dậy vào sáng hôm sau nữa. Thế là cô George cho phép cậu ngủ trong lớp học:
- Có một cái bệnh viện bên kia đường, chúng ta chỉ mất 5 phút để qua bên đó. Em cứ yên tâm đi David, ở đây an toàn hơn bất cứ nơi nào khác.
Một lần khi David bị khó thở, cô George đã xoa bóp lồng ngực cho cậu ấy suốt cả buổi chiều. Cô bảo với người giúp tập vật lý trị liệu đang đứng kế bên cầm bình oxy rằng:
- David đang giúp tôi luyện tập tay cho rắn chắc để chơi tennis đấy. Nếu anh thấy người phụ nữ nào cao khoảng một mét rưỡi với cánh tay nổi cơ bắp trên sân tennis thì đó chính là tôi đấy! Một bài tập tuyệt vời, anh có hiểu không?
Một ngày kia khi chúng tôi đang thảo luận về một vài đề tài chán ngắt trong môn học lịch sử thế giới của tôi thì cô George nói:
- Lúc cô dạy mấy cậu học sinh kia, cô không thể xem chừng David được. Em xem chừng David dùm cô nhé, Bill? Nếu cậu ấy có vấn đề gì, em cứ gọi cô bằng cái giọng hươu đực của em nhé. Trông cậu ấy không được khỏe lắm. Nhưng chúng ta sẽ giữ cậu ấy ở lại đây đến khi nào còn có thể. ít ra thì mẹ cậu ấy không phải trông chừng cậu nếu cậu ở trường lúc này. Bây giờ chúng ta phải làm sao để kết thúc môn lịch sử khó ưa này trong tháng ba, nếu may mắn. Đây là một môn học khô khan nhưng cô sẽ cố làm cho các em hiểu bài.
Thông thường, khi phải cố hít thở không khí, David thường nhìn tôi và nói:
- Tớ không sao đâu, Bill. Không sao đâu mà! Cám ơn cậu vì đã trông chừng tớ nhé!
May mắn thay, cái giọng hươu đực của tôi chưa bao giờ phải cất lên cả, mà tôi còn học hỏi được nhiều điều từ việc canh chừng David. Tôi đã nhận ra lòng khát khao được sống của David. Nhìn cậu ấy chống chọi để giành lấy từng hơi thở, bỗng nhiên tôi cảm nhận được hết giá trị của sự sống. Và khi tôi phải học những môn học nào khó nuốt, tôi chẳng hề thấy phiền lòng nữa, bởi vì ít nhất tôi còn may mắn được học tập và nghiên cứu mà không phải lo lắng gì về hơi thở của mình. Tôi nghĩ rằng đấy là bài học mà cô George muốn dạy cho tôi bằng cách nhờ tôi trông chừng David.
Ngày 10 tháng 4 năm ấy là ngày cuối cùng của David ở trường. Tối hôm đó bệnh tình David trở nặng. Cậu được chở đi cấp cứu để nhờ những cái máy hô hấp nhân tạo duy trì cuộc sống cho mình.
Đến ngày 15 tháng 4 năm 1975, tôi định đi thăm David sau khi tan học. Nhưng buổi sáng hôm ấy, tôi nhận được một mảnh giấy viết tay bên chiếc máy đánh chữ của tôi. "Tối nay đừng đến bệnh viện nữa. David đã mất khi cậu ấy đang ngủ. Cô không muốn báo cho các em khác biết vì hôm nay trường ta sẽ đi xem xiếc. Không có lý do gì để làm hỏng cuộc vui này của mọi người. Chúng ta sẽ cùng nhau đi viếng David sau đó. J. George. "
Dù cô George đã không biến giấc mơ về một buổi tiệc sinh nhật tuổi 19 của David thành sự thật (có Thượng Đế làm chứng rằng cô đã cố gắng hết sức), nhưng cô cũng giúp tôi đạt được ước mơ tốt nghiệp trung học.
Vào một buổi tối tháng năm ấm áp năm 1976, khi tôi ngồi trên khán đài lắng nghe bài hát "Giấc mơ hão huyền" trong buổi lễ phát bằng, những ca từ của bài hát dường như rất hợp với người phụ nữ mặc bộ áo vàng đang hãnh diện nhìn tôi đón nhận tấm bằng tốt nghiệp. Bởi vì cô đã mơ một giấc mơ hão huyền và đã biến nó thành sự thật.
Bài học từ một chuyến đi
Tôi sinh ra và lớn lên trong cộng đồng người Estepona thuộc miền Nam Tây Ban Nha. Một buổi sáng khi tôi 16 tuổi, cha nhờ tôi lái xe đưa ông đến ngôi làng Mijas cách đó khoảng 18 dặm, với điều kiện tôi phải đưa xe đi tu sửa tại một gara gần đó. Vừa mới biết lái lại ít khi được chạy xe nên tôi vui vẻ đồng ý ngay. Tôi đưa cha đến làng Mijas, hứa sẽ quay lại đón ông vào 4 giờ chiều, rồi lái xe đến gara và để lại đó.
Được tự do đến chiều, tôi quyết định đi xem vài bộ phim tại một rạp chiếu bóng cách đó không xa. Những thước phim hấp dẫn đã cuốn hút tôi đến nỗi tôi quên cả thời gian. Khi bộ phim sau cùng kết thúc, tôi mới giật mình nhìn xuống đồng hồ. Sáu giờ tối! Tôi đã trễ hẹn với cha cả hai tiếng đồng hồ!
Chắc cha sẽ giận lắm nếu biết tôi đã đi coi phim! ông sẽ không bao giờ cho tôi đi xe nữa. Tôi quyết định sẽ lấy lý do là chiếc xe cần sửa thêm vài thứ nên đã tốn nhiều thời gian hơn. Tôi đến gara lấy xe rồi chạy đến nơi hẹn gặp cha. Ông đang đứng kiên nhẫn đợi tôi tại góc đường. Tôi xin lỗi và bào chữa cho mình bằng lý do như đã sắp đặt. Cha nhìn tôi bằng một ánh mắt mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi quên!
- Ba thất vọng vì con đã dối ba, Jason ạ!
- Ba nói gì cơ? Con nói thiệt mà ba.
Cha nhìn tôi:
- Khi thấy con đến muộn, ba đã gọi điện cho gara để hỏi xem có chuyện gì không, họ bảo với ba là con chưa tới lấy xe. Vậy là chiếc xe không bị trục trặc gì cả, đúng không?
Một cảm giác tội lỗi vây bủa quanh tôi, tôi lí nhí thú nhận với cha là đã đi đến rạp chiếu bóng. Cha lắng nghe, gương mặt hiện lên vẻ buồn bã.
- Ba không giận con mà giận chính bản thân mình. Ba đã không làm tròn bổn phận của một người cha, khi sau từng ấy năm con vẫn cảm thấy rằng con cần phải nói dối ba. Ba đã thất bại! Bây giờ ba sẽ đi bộ về nhà và suy nghĩ xem mình đã làm gì không đúng trong suốt bao nhiêu năm qua.
- Nhưng từ đây về nhà đến 18 dặm lận. Trời đã tối rồi. Ba không thể làm như vậy được!
Mặc cho tôi can ngăn, xin lỗi và nói gì đi nữa, cha vẫn không hề lay chuyển. Tôi đành phải để cha xuống xe và đón nhận một bài học đau đớn trong đời. Cha bắt đầu đi dọc theo con đường đầy bụi. Tôi nhảy vội lên xe và lái theo sau, hy vọng cha sẽ nghĩ lại. Những lời biện hộ, ăn năn của tôi suốt dọc đường như chẳng hề lọt vào tai cha, ông cứ phớt lờ, im lặng và trầm ngâm buồn bã. Tôi đã lái xe theo sau cha đến hết quãng đường.
Nhìn cha tự dày vò về thể xác lẫn tinh thần, lòng tôi đau đớn vô hạn. Nhưng đó cũng là bài học thành công nhất của cha tôi: tôi không bao giờ nói dối cha nữa.
87 năm sổng ở trên đời, tôi đã chứng kiến toàn bộ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Nhưng không có thành tựu khoa học nào lại thay thế được tính cách và khả năng suy nghĩ của mỗi cả nhân.
- Bernard M. Baruch
Quà tặng dành cho trái tim tan vỡ
Những lời tử tế có thể ngắn ngủi và dễ nói, nhưng tiếng vang của chúng quả thực là vô tận.
- Mẹ Theresa
Đi học về, bé Sussie 6 tuổi thấy mẹ đang bận rộn trong bếp, em lại gần và hỏi:
- Con chào mẹ, mẹ đang làm gì đó?
- Mẹ đang làm món thịt hầm cho bác Smith hàng xóm của chúng ta - mẹ cô bé trả lời.
- Nhưng sao mẹ phải làm vậy? Sussie lại hỏi.
- Vì bác Smith đang rất đau buồn; con gái bác vừa qua đời và giờ đây trái tim của bác Smith đang tan vỡ đó con ạ! Chúng ta cần phải quan tâm đến bác ấy một chút.
- Sao lại phải thế hả mẹ?
Mẹ Sussie dừng tay và ôn tồn nói với con:
- Như con thấy đó, Sussie, khi ai đó đang đau buồn, đang rất đau buồn, họ sẽ không tha thiết đến bất kỳ chuyện gì nữa, ngay cả những công việc hàng ngày như nấu bữa tối hay những việc lặt vặt khác. Vì chúng ta đang sống chung với nhau trong một cộng đồng. Vả lại, bác Smith còn là hàng xóm của nhà mình nữa nên chúng ta lại càng phải làm gì đó để giúp bác ấy. Bác Smith sẽ chẳng bao giờ còn có thể nói chuyện với con gái mình được nữa; bác ấy sẽ chẳng còn có thể ôm con gái vào lòng và cũng không thể cùng con gái mình làm những công việc tuyệt vời khác như bao bà mẹ và các con gái của họ thường cùng làm với nhau. Con là đứa trẻ thông minh mà, đúng không Sussie? Có lẽ con sẽ nghĩ ra cách nào đó để tỏ lòng quan tâm đến bác Smith được không?
Sussie suy nghĩ rất nhiều về lời mẹ nói và cô bé cố gắng nghĩ cách giúp bác Smith. Vài phút sau, Sussie đến gõ cửa nhà bác.
- Chào cháu, Sussie! bác Smith khẽ nói khi ra mở cửa cho Sussie.
Sussie nhận thấy rằng giọng nói của bác Smith không vang lên những âm điệu quen thuộc như em vẫn thường nghe thấy trước kia khi bác ấy lên tiếng chào ai đó. Sussie còn thấy mắt bác Smith đỏ mọng và sưng lên, chắc chắn bác ấy phải khóc nhiều lắm.
- Có chuyện gì không vậy Sussie? bác Smith hỏi.
- Mẹ cháu nói rằng con gái bác vừa mất và bác đang rất, rất đau buồn với trái tim tan vỡ - Sussie ngập ngừng xòe bàn tay ra. Trên tay em là một miếng băng dán vết thương - Cháu nghĩ cái này sẽ có ích cho trái tim tan vỡ của bác.
Bà Smith sững người và cảm động đến trào nước mắt. Bà ngồi xuống, ôm chặt bé Sussie vào lòng. Qua làn nước mắt bà nói:
- Cám ơn cháu. Bác rất cảm ơn cháu. Món quà này của cháu sẽ giúp cho bác nhiều lắm.
Bà Smith đón nhận cử chỉ nhân ái của Sussie và không chỉ đơn thuần đón nhận, bà còn tỏ ra rất trân trọng tặng vật chia sẻ nỗi buồn của em. Bà mua một dây đeo chìa khóa nhỏ có gắn một khung ảnh bằng thủy tinh - một vật dụng quen thuộc bấy giờ vừa dùng để treo chìa khóa vừa để đặt ảnh người mình quí mến trong gia đình vào đấy. Bà Smith đã đặt miếng băng dán vết thương của Sussie vào trong khung ảnh để mỗi lần nhìn thấy nó, bà như được nhắc rằng hãy gắng sức chữa lành vết thương lòng của mình. Bà cũng hiểu rõ ràng để làm được việc này phải cần có thời gian và được nâng đỡ vẻ mặt tinh thần. Và miếng băng dán của bé Sussie gửi cho bà đã trở thành một biểu tượng giúp bà voi đi nỗi buồn đau, trong khi không quên đi những niềm vui và tình yêu mà bà đã từng chia sẻ với con gái mình.
Niềm tin
Hy vọng là cội nguồn của niềm tin
- Cyrus Augustus Bartol
Cách đây vài năm, một giáo viên phổ thông được thuê để dạy riêng cho những học sinh phải nằm viện. Nhiệm vụ của cô là kèm cặp cho các em khỏi mất bài, để có thể theo kịp chúng bạn khi xuất viện.
Ngày nọ, một cú điện giao việc gọi tới. Như thường lệ, cô ghi lại tên học sinh, địa chỉ bệnh viện, số phòng và nghe giáo viên đầu dây bên kia dặn dò:
- Hiện lớp chúng tôi đang học bài Danh từ và Trạng từ. Tôi rất biết ơn nếu cô kèm em làm hết bài tập về nhà để đừng bị bỏ xa quá.
Mãi tới lúc đứng trước cửa phòng cậu bé, cô giáo mới biết em thuộc khoa phỏng của bệnh viện. Không ai báo trước cho cô biết điều gì đang chờ mình đằng sau cánh cửa đóng im ỉm, chỉ thấy người ta bắt cô phải mặc áo choàng và đội mũ kín mít để phòng tránh vi trùng. Y tá còn dặn dò cô đừng chạm vào người hay giường của bệnh nhân, chỉ được đứng gần và nói qua chiếc mặt nạ. Chuẩn bị xong xuôi, cuối cùng cô hít một hơi thật sâu rồi hồi hộp bước vào. Toàn thân cậu bé lở loét khủng khiếp, lộ vẻ đau đớn thảm khốc. Cô giáo kinh sợ đến nỗi không thốt nên lời, nhưng đã quá muộn để quay lại và bỏ chạy, cố gắng mãi cô cũng mấp máy được vài lời:
- Cô là giáo viên biệt phái của bệnh viện, cô giáo của em nhờ cô tới giúp em học bài Danh từ và Trạng từ.
Cô cảm tưởng như hôm đó là một trong những buổi dạy tệ nhất trong đời mình.
Sáng hôm sau cô quay lại. Một chị y tá hỏi:
- Cô đã làm gì với cậu bé tội nghiệp đó vậy? - Rồi không để cô kịp thanh minh hay xin lỗi, chị tuôn luôn một tràng - Cô không hiểu hết đâu, chúng tôi đang lo sốt vó lên vì cậu bé, nhưng sau buổi học hôm qua thì thái độ của em thay đổi hoàn toàn. Em đã chịu tuân theo sự chữa trị của bác sĩ, không nối loạn nữa và có vẻ muốn sống.
Sau này chính cậu bé ấy giải thích rằng trước khi gặp cô giáo cậu đã tuyệt vọng ghê gom, chỉ ước được chết thôi. Mọi biến chuyển đều bén rễ từ một nhận thức vô cùng đơn giản: Niềm tin vào cuộc sống. Với những giọt nước mắt sung sương nhạt nhòa trên má, cậu bé bị phỏng nặng đến nỗi mất hết cả nghị lực ấy lý giải như thế này:
- Có bao giờ người ta phái cô giáo đến dạy Danh từ và Trạng từ cho một cậu bé đang hấp hối đâu, phải không nào?
Bỏ qua oán hờn
Ghim giữ nỗi đau hay là phóng thích nó bằng sự tha thứ? Hai điều ẩy khác nhau như là: ban đêm ta nằm ngủ trên chiếc gối chỉa đầy gai nhọn hay trên chiếc gối phủ đầy những cảnh hồng.
- Loren Fischer
Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất. Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất. Người em hỏi người anh:
- Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không?
- Không - người anh đáp.
Tuy thế, người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi.
- Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó!
Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau, một hố ngăn cách gay gắt và sâu thắm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ. Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng:
- Anh đã ở đây bao lâu rồi?
Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp:
- Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đang đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi.
Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.
- Ông có vui lòng sang cửa hàng bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không? - anh ta đề nghị.
Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông rất giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ.
Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau - những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ trích, buộc tội, hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. Phương cách tốt nhất để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến.
Mẹ và cuộc hành trình của bạn
Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.
Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.
Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.
Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng đĩa xuống sàn.
Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dùng chúng tô lên bàn ăn.
Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ngã ùm vào đống bùn gần nhất.
Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên: "Con không đi".
Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn một quả bóng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh.
Khi bạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem. Bạn cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào lòng bàn tay.
Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn đi học piano. Bạn cám ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành.
Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi bóng đá đến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến sinh nhật khác. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khi đến nơi nhảy ra khỏi xe và chẳng hề quay lại.
Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè của bạn đi xi- nê. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.
Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn không được xem những chương trình tivi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho đến khi mẹ rồi khỏi nhà rồi bật lên xem.
Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng mẹ không biết thế nào là sành điệu.
Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn đi trại hè xa nhà một tháng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quên chẳng viết lấy một lá thư.
Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về và chờ đợi sự chào đón của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóa cửa phòng ngủ.
Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn lái chiếc xe của mẹ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách lấy nó chạy bất cứ khi nào có thể.
Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tán dóc trên điện thoại đến giữa đêm.
Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày lễ tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.
Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi xách cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tạm biệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè.
Khi bạn 20, mẹ hỏi bạn đã gặp gỡ ai chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp: "Đó không phải là chuyện của mẹ. "
Khi bạn 21, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai, bạn cảm ơn mẹ bằng cách trả lời: "Con không muốn giống mẹ. "
Khi bạn 22, mẹ ôm bạn tại ngày lễ tốt nghiệp. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến du lịch châu Âu không.
Khi bạn 23, mẹ sắm sửa tất cả đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói rằng những người bạn của mẹ thật xấu xí.
Khi bạn 24, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách giận dữ và càu nhàu: "Con xin mẹ đấy!"
Khi bạn 25, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo rằng mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa tít.
Khi bạn 30, mẹ gọi bạn và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bảo rằng: "Mọi việc giờ đã khác xưa rồi. "
Khi bạn 40, mẹ gọi để nhắc bạn nhớ sinh nhật của một người thân. Bạn cảm ơn mẹ bằng câu trả lời: "Con thật sự bận mẹ ạ!"
Khi bạn 50, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài "Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào".
Và rồi, một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa bao giờ làm sụp đổ tan tành. "Hãy ru con ngủ, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi. .. có thể cai trị cả thế giới. "
Ta hãy dành một giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dầu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!
Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: "Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???"
Yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỷ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại.
Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.
Bình luận facebook