Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hạt giống tâm hồn (Tập 2) - Phần 5
Hồ nước
Một Ông chủ người Hindu lớn tuổi mệt mỏi vì người thợ học việc cứ tối ngày phàn nàn nên một buổi sáng nọ ông bảo anh ta đi mua một ít muối. Khi người thợ học việc quay về, người chủ bảo anh chàng kém vui vẻ này bỏ một nhúm muối vào cốc nước rồi uống.
- Anh thấy thế nào? - Người chủ hỏi.
- Mặn lắm ạ - anh thợ thốt lên.
Người chủ tặc lưỡi rồi sau đó bảo anh bỏ một nắm muối tương tự vào trong hồ. Cả hai lặng lẽ đi đến hồ nước gần đó. Khi người thợ học việc khuấy nắm muối vào nước hồ, ông chủ bảo anh:
- Giờ anh uống thử nước trong hồ xem sao.
Anh thợ làm theo lời ông.
- Thế nào? - Ông hỏi sau khi chàng trai đã uống xong một ngụm nước hồ.
- Mát lắm ạ - chàng trai nhận xét.
- Thế anh có nếm thấy muối không?
- Không ạ!
Lúc này, người chủ ngồi bên cạnh chàng trai, nắm tay anh nói:
- Những phiền muộn trong cuộc sống là muối nguyên chất, không hơn không kém. số lượng những nỗi muộn phiền trong cuộc sống chúng ta cũng vậy. Tuy nhiên, số lượng những đắng cay chúng ta nếm tùy thuộc vào nơi mà chúng ta đặt nỗi phiền muộn ấy vào. Thế nên khi nào anh đau khổ, điều duy nhất anh có thể làm là mở rộng nhận thức của anh về sự việc...
Đừng làm cái cốc mà hãy trở thành hồ.
... Đừng tìm cách trở nên hoàn hảo. Bạn phải phạm lỗi nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ học được gì từ những lỗi lầm bạn đã mắc phải. Nếu bạn song một cách hoàn hảo bạn sẽ thay chán ngắt. Nếu bạn luôn chán và ngày nào cũng làm những điều giống nhau thì sống để làm gì? Hãy thử những điều bạn không nghĩ là mình sẽ thích. Bạn sẽ không bao giờ biết cho đến khi đã thử qua...
(Khuyết danh)
Tình yêu vô điều kiện
Kho tàng kinh nghiệm của một người sẽ bớt đi tính phong phủ nếu không có bất kỳ khó khăn nào để vượt qua.
- Helen Keller
Chắc mình bị hoa mắt! Tại sao lại như vậy được chứ?" - đầu tôi quay cuồng với ý nghĩ này nhưng lại cố gắng che giấu cảm xúc về điều mà tôi đã nhìn thấy khi đang ngồi bên giường Diane, vợ tôi. Nàng vừa sinh cháu thứ hai, bé Sandra. Khuôn mặt Diane thật rạng rỡ khi nàng nằm trên giường trò chuyện qua điện thoại với họ hàng thân thích. Nàng vẫn chưa trông thấy con gái mới chào đời của chúng tôi. Nàng cũng không nhìn thấy đôi mắt thoáng hiện lo lắng của cô y tá khi ẵm đứa bé ra khỏi phòng. Trước đó đâu có phải làm một xét nghiệm nào! Cũng không một lời cảnh báo nào mà!
Tôi hoàn toàn tiêu tan mọi hy vọng khi bác sĩ bước vào phòng và kéo ghế ngồi. Ông kiên nhẫn đợi đến khi Diane xong câu chuyện và gác điện thoại rồi cất tiếng.
- Tôi rất lấy làm tiếc... nhưng con anh chị đã mắc hội chứng Down.
Diane đón nhận cái tin ấy một cách bình tĩnh khiến tôi ngạc nhiên. Nàng đã cưu mang đứa bé suốt chín tháng trời. Thậm chí trước khi được ôm Sandra vào lòng, nàng cũng đã yêu thương con gái của chúng tôi bằng cả tấm lòng. Còn tôi thì không thể như thế được. Tôi viện lý do và lẻn ra khỏi phòng.
Tôi đi loanh quanh trên các hành lang của bệnh viện nhiều giờ liền, đấm tay vào tường và mắt tuôn trào những giọt lệ nhức nhối, đau đớn. "Tại sao Người lại đối xử với con tôi như thế?", tôi đột nhiên oán hờn Thượng Đế, "Tại sao lại là con gái tôi? Tại sao lại là tôi?"
Tại sao con gái Sandra của chúng tôi không được hoàn hảo - như anh Aaron của nó chẳng hạn. Aaron đã lên ba và là viên ngọc quỷ của tôi. Tôi thích cùng nó đi dạo dưới mưa và chỉ cho nó xem những loài sâu đêm, những con ốc sên đang uốn mình trên các lối đi. Chúng tôi luôn có những buổi tối thứ sáu vui vẻ với nhau khi hai cha con phải ở nhà một mình vì Diane đi làm về trễ và phải ngủ lại nhà ông bà ngoại để sáng hôm sau đi làm cho đỡ nhọc. Chúng tôi chơi với những con khủng long và xe điện nhựa. Rồi tôi đọc truyện cho con trai bé bỏng của tôi nghe lúc nó lên giường ngủ.
Khi Aaron không muốn ngủ một mình, tôi ôm mền gối trải ra sàn nằm ngủ cạnh giường con. Sáng hôm sau, thế nào tôi cũng sẽ thấy Aaron cũng đang cuộn mình bên tôi dưới sàn nhà. Rồi cậu bé sẽ mở cặp mắt còn ngái ngủ và hỏi:
- Ba ơi, mình xem phim hoạt hình nhé?
- Tất nhiên rồi, con trai yêu quí của ba - tôi trả lời.
Với Sandra thì mọi việc hoàn toàn khác hắn. Sau khi chúng tôi mang bé về nhà, tôi đã tức tốc chạy đến thư viện và đọc mọi thứ liên quan đến bệnh Down. Tôi cố tìm một tia hy vọng mong manh nào đó. Nhưng càng đọc nhiều về chứng bệnh này, tôi lại càng ngán ngẩm. Không có một phương thuốc nhiệm mầu nào cho điều mà tôi gọi là 'bệnh của Sandra'. Khoảng thời gian đó, thậm chí tôi còn không thể tự mình thốt ra ba chữ: 'Hội chứng Down' nữa.
Diane và tôi đăng ký vào một nhóm hỗ trợ những người có con bị bệnh Down, nhưng sau một vài tuần tôi không muốn đến đó nữa. Nghe cha mẹ của những trẻ bị hội chứng Down kể về những vấn đề liên quan đến sức khỏe xảy ra với con họ, tôi vô cùng đau khổ. Tương lai của vợ chồng tôi cũng thế sao? Lúc nào tôi cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi này.
Quả thực, mới được sáu tháng tuổi, Sandra của chúng tôi đã phải phẫu thuật tim. "Xin Thượng Đế đừng mang Sandra bé bỏng của con đi. " Diane luôn miệng cầu nguyện. Còn tôi, tôi không có lòng dạ nào chia sẻ với Diane lời nguyện cầu ấy.
Biết đâu như vậy lại tốt hơn cả, tôi thầm nghĩ, nhưng tôi không cho phép mình suy diễn tiếp - tốt hơn cho ai đây?
Hết tuần này sang tháng khác, tôi đưa Sandra đi gặp nhiều bác sĩ và các nhà trị liệu như bổn phận một người cha phải làm. Tôi xoa bóp chân và cố gắng giúp các cơ của cháu tăng trưởng, tập cho cháu đi và nói. Nhưng càng cố gắng, tôi càng thất vọng và buồn bã vì Sandra không khá hơn được chút nào.
Tôi dành trọn tâm huyết của mình để giúp cho con gái. Tôi quyết tâm phải 'sửa chữa' Sandra cho bằng được, nhưng đó là tất cả ý nghĩa của những việc mà tôi đã làm cho cháu - chỉ đơn thuần "sửa chữa". Tôi không yêu thương con gái mình. Tôi chỉ bế cháu từ nôi ra để thay tã hoặc tập vài động tác trị liệu cho nó. Chưa bao giờ tôi cười hoặc chơi trò "ú òa" với Sandra.
- Anh không thương Sandra bằng Aaron - Diane nhận xét nhẹ nhàng như thế vào một buổi chiều nọ.
Và tôi nghĩ rằng nàng nói đúng.
- Anh cần phải có thêm thời gian chứ - tôi chống chế một cách yếu ớt.
Tôi hổ thẹn với những tình cảm của mình và, xin Chúa tha thứ cho, tôi cũng hổ thẹn vì con gái Sandra của mình. Tôi đã lúng túng khi có ai đó trông thấy tôi ôm con bé. Mọi người thường nựng nịu cháu bằng những câu đại loại: "Ô, con bé dễ thương quá!" còn tôi thì chỉ muốn túm lấy cổ áo họ và la lên rằng: "Đồ giả dối! Các người đang nghĩ trong bụng rằng con tôi xấu xí chứ gì! Các người cho rằng chỗ của con tôi là phải ở trong bệnh viện chứ không phải ở đây phải không?"
Rồi những cơn giận dữ ấy dâng thành nỗi buồn, và nỗi buồn dần phôi phai thành thái độ hững hờ, xa cách. Ngay cả việc đi dạo hay chơi đùa cùng Aaron cũng mất hứng thú bởi nó luôn nhắc tôi nhớ rằng con gái
Sandra của chúng tôi không bao giờ có thể làm được như thế.
Bị ràng buộc bởi bổn phận chăm sóc Sandra, tôi càng lúc càng trở nên chán nản và cách biệt với con. "Ngày nào cũng như ngày nào, chẳng có gì khác cả. Định mệnh đã bắt như vậy rồi, biết làm sao đây", tôi thở dài ảo não khi đặt bé Sandra lúc này đã được hai tuổi vào chiếc ghế cao của bé để ăn trưa. Tôi vừa múc thức ăn cho Sandra vào đĩa vừa quệt những giọt nước mắt tuyệt vọng của mình. Bỗng dưng tôi thấy lòng mình trống rỗng.
Nhưng khi tôi đến gần chiếc ghế Sandra ngồi, bé bỗng nghiêng đầu và mở to đôi mắt xanh biếc của cháu nhìn tôi chăm chú. Đột nhiên bé giơ hai cánh tay nhỏ xíu ra ôm ghì tôi bằng tất cả sức mình như thay cho câu nói: "Cha. ơi, cha đừng buồn nữa, con sẽ xua nỗi buồn đi cho cha. "
Tôi cũng vòng tay ôm chặt lấy cháu và tiếng khóc của tôi nghe buồn thảm hơn. Nhưng lúc này đây, tôi khóc không phải vì nỗi buồn như bao ngày qua nữa. Tôi khóc vì con gái bé bỏng của mình vừa chứng tỏ cho tôi hiểu được tình yêu mà Sandra đã dành cho tôi, một tình yêu thương vô điều kiện, không đòi hỏi gì ở người đối diện. Trong phút chốc, vai trò của chúng tôi bị đảo ngược. Sandra đã trao cho tôi tình yêu thương mà bấy lâu nay tôi đã không thể dành cho cháu.
Tôi đã đau khổ vì con gái tôi không được hoàn hảo. Nhưng tôi là ai mà lại mong có được sự hoàn hảo khi tôi bấy lâu nay lại 'hư hỏng' như thế? Tôi là ai mà lại khóc lóc cho sự đã rồi, thay vì chấp nhận và thương yêu con gái tôi vì cháu là một người quá đặc biệt và sẽ mãi đặc biệt như thế?
Sandra đã dạy tôi cách mở rộng lòng mình và sẵn sàng cho đi tình yêu của mình mà không đặt ra điều kiện nào. Tôi đã bỏ ra quá nhiều thời gian và sức lực để chăm sóc Sandra, tôi đã làm tất cả mọi điều cần làm nhưng quên đi một điều tối quan trọng: niềm vui thích khi ở bên cạnh cháu. Tôi quyết sẽ không lặp lại lỗi lầm này lần nữa.
Giờ đây, mỗi tối tôi đều đọc truyện cho cả hai đứa con yêu dấu của mình trước khi chúng đi ngủ. Mỗi sáng thứ bảy, ba cha con tôi lại cùng nhau cuộn mình trên giường xem phim hoạt hình. Và hễ cứ mỗi khi tôi làm điệu bộ chọc cười bé Sandra, hoặc cùng chơi bóng, chơi búp bê với cháu, tôi bất chợt nhận ra rằng: bởi tôi đã hoàn toàn mở rộng lòng mình với Sandra nên mỗi ngày cháu lại đong đầy vào đó bằng chính niềm vui và tình yêu thương của cháu...
Giá trị của lòng biết ơn
Hồi ấy tôi mới 13 tuổi và thường cứ mỗi thứ bảy là tôi lại được bố dẫn đi chơi. Có lúc bố dẫn tôi ra công viên, có lúc lại đưa tôi ra bến cảng ngắm nhìn những con tàu. Thế nhưng tôi thích nhất là được bố dẫn đến các cửa hàng bán đồ cũ. Ớ đấy tôi tha hồ ngắm nghĩa và trầm trồ thưởng lãm các món đồ điện tử cũ kỹ. Thỉnh thoảng bố cũng mua cho tôi một món gì đó giá 50 xu chỉ để về nhà tháo tung nó ra.
Trên đường về nhà sau những chuyến đi chơi ngắn ngủi ấy, bố thường dừng lại ở tiệm kem có tên Nữ Hoàng để mua cho tôi một cây kem hình nón giá 10 xu. Không phải lần nào cũng thế nhưng gần như thường xuyên tôi được bố mua kem cho. Dẫu không cố nghĩ đến nhưng lòng tôi cứ khấp khỏi hy vọng mỗi khi hai bố con về đến ngã rẽ quyết định", nơi mà bố sẽ đưa tôi thẳng đến tiệm kem hoặc quẹo về nhà mà chẳng mua gì. Với tôi, đó là góc đường chứa đựng cả niềm thích thú lẫn nỗi thất vọng.
Có vài lần, bố trêu tôi bằng cách đi thẳng.
- Bữa nay bố về đường này chỉ là để đổi không khí thôi đó nha.
Bố nói như thế khi lái xe ngang qua tiệm Nữ Hoàng mà không dừng lại. Dĩ nhiên bố chỉ đùa thôi, và tôi cũng đã no bụng rồi, chứ không phải bố muốn trêu tức gì tôi.
Tuyệt nhất là những ngày bố hỏi tôi bằng một giọng 'lịch sự' ra vẻ chẳng 'tính toán' gì trước cả.
- Con có thích ăn kem nón không?
Lúc ấy tôi sẽ trả lời:
- Thưa bố, còn gì tuyệt hơn nữa.
Tôi luôn chọn kem sôcôla còn bố thì kem va ni. Bố dừng xe lại và đưa tôi 20 xu để tôi chạy vào mua những loại kem mà chúng tôi thường ăn. Sau đó cả hai bố con sẽ cùng ngồi ăn trên xe. Tôi yêu bố tôi và yêu cả những cây kem - với tôi, đó là thiên đường!
Cho đến một ngày, cũng như những ngày khác, hai bố con đang trên đường về nhà và tôi thì đang cầu mong lại được nghe những âm thanh du dương từ miệng bố cất lên rủ tôi ăn kem như mọi khi. Và bố hỏi thật:
- Hôm nay con có thích ăn kem nón không?
- Thưa bố, còn gì tuyệt hơn nữa.
Nhưng lần này bố lại nói thêm:
- Bố cũng thấy tuyệt đó, con trai. Hôm nay con có muốn đãi bố không?
Hai mươi xu! Những hai mươi xu! Đầu óc tôi quay cuồng tính toán. Mình dư sức đãi bố ăn! Mỗi tuần tôi được cho 25 xu để tiêu vặt và cộng thêm một ít cho những công việc linh tinh. Nhưng tôi biết tiết kiệm tiền là rất quan trọng. Bố đã bảo vậy mà. Cho nên khi phải bỏ tiền ra để mua thì kem đối với tôi dường như là một thứ xa xỉ, không cần thiết.
Tại sao lúc đó tôi không coi đây là cơ hội ngàn vàng để tặng một điều gì đó cho người cha rộng lượng của mình? Tại sao tôi lại không nghĩ rằng bố mình đã mua cho mình cả mấy chục cây kem rồi còn mình thì chưa mua cho bố một cây nào hết? Nhưng tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến chỉ là '20 xu'.
Trong một thoáng vô ơn, ích kỷ và keo kiệt, tôi đã nói ra những lời khinh khủng mà đến giờ còn vang mãi bên tai tôi.
- Thôi, nếu vậy thì con nghĩ con sẽ không ăn nữa.
Bố lặng lẽ nói:
- Được thôi, con trai.
Đến khi chúng tôi quẹo qua khúc quanh để về nhà, tôi nhận thấy mình đã sai rồi và năn nỉ bố quay lại.
- Con sẽ đãi bố mà, quay xe lại đi bố.
Nhưng bố tôi chỉ nói:
- Không sao đâu con, thực ra chúng ta đâu cần ăn kem đâu - và không để ý đến lời năn nỉ của tôi nữa, bố tiếp tục lái xe về nhà.
Tôi cảm thấy xấu hổ cho tính ích kỷ và thái độ bạc bẽo của mình. Bố không một lần nhắc lại chuyện đó và cũng không hề tỏ ra thất vọng. Tôi nghĩ là bố không cần phải làm gì cả để khắc sâu hơn lỗi lầm này trong tôi.
Tôi đã biết rằng có hai cách thể hiện sự rộng lượng và, để tỏ lòng biết on đôi khi hai chữ 'Cám ơn' không thôi vẫn chưa đủ. Ngày hôm đó, để thể hiện lòng biết on, tôi chỉ cần có 20 xu, và đó hẳn đã là cây kem ngon nhất tôi từng được ăn nếu tôi dám bỏ ra 20 xu lúc ấy để đãi bố.
Tôi sẽ kể cho bạn nghe thêm một chuyện này nữa. Trong chuyến đi chơi kế tiếp của chúng tôi vào tuần sau đó, lúc gần đến ngã rẽ, tôi đã hỏi bố:
- Bố ơi, hôm nay bố có thích ăn kem nón không? Con mời.
Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao giờ vấp ngã, mà chỉnh là vươn lên từ mỗi lần ngã.
- Khuyết danh
Món quà cuối cùng
Điều quan trọng không phải là chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta phải sống như thế nào.
- Bailey
Lướt nhìn dãy hành lang bệnh viện vốn đã quá quen thuộc, Bob cố không để cảm xúc nhận chìm khi sắp sửa gặp lại gương mặt sáng ngời của Peggy, em gái mình. Cô bé đến lạ! Chỉ mới 7 tuổi đầu mà bất cứ ai tiếp xúc với em đều như bị cuốn hút bởi sự nhiệt tình và ấm áp. Nhìn em hiếm khi ủ rũ, mấy ai biết em chẳng còn sống được bao lâu nữa vì căn bệnh ung thư quái ác.
Thương em, Bob thường xuyên đến thăm. Ớ tuổi 16, cậu đã biết thế nào là cảm giác đau đớn tột cùng khi nghe thông báo về bệnh tình của Peggy. Cậu đã phẫn nộ, oán đời sao quá bất công với một cô bé ngây thơ, dễ thương đến vậy.
Ngược lại, Peggy vẫn thản nhiên như không. Em tự tay xếp những con búp bê bằng giấy thành một bộ sưu tập. Cả thảy có 62 con đính trên tường. Cứ mỗi lần Bob hỏi đến là em chỉ mỉm cười hạnh phúc bảo đó là các bạn của em. Cậu ngậm ngùi: thì ra Peggy đáng yêu không thể có cuộc sống bình thường, nên đành phải tự tạo cho riêng mình những người bạn. Và trái tim cậu lại càng xót xa hơn khi thấy em mình chỉ chơi với những trẻ bệnh tật khác.
Mỗi ngày qua đi với Bob như tiếng tích tắc của quả bom định giờ. Peggy yếu dần, nhưng nụ cười rạng rỡ và ánh mắt long lanh thì vẫn còn nguyên. He Peggy hỏi sao anh hay rầu rĩ vậy là Bob chỉ cười nhẹ rồi đổi đề tài. Cậu không muốn để em thấy nỗi đau quá lạc lõng với những ngày an vui cuối cùng của em. Ớ nhà, Bob thường giam mình trong phòng. Đôi lúc lại đập đầu liên hồi vào tường, khóc tức tưởi hoặc vô cớ nổi cơn tam bành. Cuộc sống của cậu trở nên rã rồi, tuyệt vọng như chính cậu sắp chết vậy.
Peggy qua đời hai tuần sau ngày sinh nhật lần thứ tám của em. Dù đã biết trước, nhưng Bob vẫn tan nát cõi lòng. Cậu không thể chịu đựng nổi bầu không khí thiếu vắng tiếng Peggy nói cười.
Lần cuối bước qua cánh cửa phòng số 32, Bob thực lòng mong thấy Peggy vẫn đang ngồi đó. Nhưng đáp lại cậu chỉ có chiếc giường trống trải và lạnh lẽo. Cậu muốn hét thật to và đập phá cái gì đó - làm bất cứ điều gì để phá tan không gian im lặng, nặng nề như muốn bóp nghẹt trái tim cậu.
Chợt Bob thấy những con búp bê giấy bé xíu dán trên tường. Chúng đang mỉm cười với cậu. Không nỡ bỏ mặc chúng ở đó, Bob tìm một chiếc hộp và gỡ từng con bỏ vào. Lúc này cậu mới biết mặt sau những con búp bê có viết những cái tên: Terrah, Ivy, Nicole, Amy,
Justin, Chris... Bỗng, chữ Jesse làm Bob chú ỷ. À, Jesse là người bạn đầu tiên và cũng là bạn thân nhất của Peggy trong bệnh viện, đã qua đời khoảng một năm trước. Dần nhớ ra nhiều cái tên khác, bất giác Bob hiểu tại sao lại có những con búp bê bằng giấy này: chúng tượng trưng cho những đứa trẻ đã mất kể từ khi Peggy nhập viện.
Cuối cùng, khi Bob run rẩy gỡ con búp bê thứ sáu mươi hai ra khỏi tường, cậu phát hiện con búp bê có màu tía - màu mà Peggy thích nhất - với nụ cười rất tươi.
Lật mặt sau con búp bê, đọc chữ Peggy bằng nét chì nguệch ngoạc, tâm trạng hoài nghi, phủ nhận em gái mình đã chết bỗng chốc tiêu tan. Mắt cậu nhòe trước sự thật đau đớn.
Vậy là Peggy đã biết mình cũng sẽ ra đi như những người bạn khác. Giọng nói ngọt ngào quen thuộc của Peggy cứ vang lên trong đầu Bob. Nhưng đây là lần đầu cậu hiểu em gái mình. Trước giờ, cậu luôn giấu kín Peggy chuyện đau lòng này, cứ giả bộ mọi việc sẽ tốt đẹp vì thương em (hoặc vì thương chính bản thân mình?). Thế mà Peggy không một lời oán trách cuộc đời quá bất công hay tỏ ra mình bất hạnh. Em sẵn lòng coi căn bệnh cùng cái chết là một phần cuộc sống của mình. Chẳng những không hoảng loạn như hầu hết mọi người trong tình cảnh này, mà em còn quyết sống từng ngày còn lại thật xứng đáng. Những con búp bê giấy là một cách tưởng nhớ những người bạn, nhớ mãi tất cả những niềm vui mà họ đã mang đến cho em thay vì tiếc thương âu sầu.
Nhìn cuộc đời qua đôi mắt của Peggy, Bob hiểu Peggy không muốn mọi người nghĩ mình sắp chết. Trong khi đó, ngược lại với em mình, Bob đã để bệnh tật của Peggy bào mòn tinh thần mình. Thay vì là người anh chở che, nâng đỡ em, cậu lại buông xuôi, để giờ đây tất cả đã quá trễ. Giá mà cậu nhận ra điều ấy sớm thì đã chia sẻ với em mình nhiều điều hơn rồi. Ô, khoan đã! Ngó trân trân những con búp bê giấy, Bob chợt thấy cũng chưa phải quá trễ. Cậu vẫn có thể tiếp nhận tinh thần của Peggy, học cách tìm phương hướng tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Bỗng nhiên, cậu cảm thấy nụ cười của Peggy đang khích lệ mình, tiếp thêm can đảm cho cậu. Chưa bao giờ Bob lại ân hận mình hiểu quá ít về đứa em đến thế. Điều quan trọng là cậu đã học được nhiều từ em gái mình, tìm thái độ sống đúng đắn. Từ hôm đó trở đi, cậu cố không sa đà vào những đắng cay của cuộc đời nữa, mà học cách tìm kiếm những mặt tích cực đôi khi đang ẩn mình trong những chiếc bóng sợ hãi của chính mình.
Chúng ta thường sống cho tương lai - cho những điều sẽ xảy ra - mà vô tình quên đi hiện tại. Peggy đã hiểu rằng hiện tại là một món quà. Mỗi ngày, em mở món quà ra và khám phá tất cả sự huy hoàng và hạnh phúc mà nó mang lại. Nhận ra giá trị của hiện tại chỉ là một nửa cuộc chiến đấu. Phải có chí kiên cường và lòng quyết tâm mới chiến thắng được cuộc chiến ấy.
Nhận thức
Cảnh khổ, sự thất bại là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho người khôn khéo và là một vực thẳm cho kẻ yếu hèn.
- Balzac
Trong một ngôi làng nhỏ nọ có hai anh em sinh đôi sống trong một gia đình rất nghèo khổ. Cha họ là một người nát rượu, còn mẹ họ chỉ làm công việc nội trợ. Một ngày nọ trên đường về nhà, cha mẹ của hai cậu bé bị mất trong một tai nạn. Hai anh em lâm vào hoàn cảnh khốn khó. Khi được 17 tuổi, họ rồi nhau, mỗi người đi một hương.
Nhiều năm trôi qua, họ có dịp sum họp. Một trong hai chàng trai ngày xưa đã trở thành một kỹ sư giàu có và sở hữu một công ty xây dựng. Giờ đây, anh đã có vợ và ba đứa con xinh xắn. Còn người kia thì nghiện rượu và chẳng có định hướng nào trong cuộc sống.
Một người quen đã hỏi người em kỹ sư:
- Làm thế nào anh được như ngày hôm nay?
- Thế chị mong gì ở một đứa trẻ như em? Anh trả lời.
Cùng một câu hỏi ấy đối với người còn lại, anh ta đáp:
- Thế chị mong gì ở một đứa trẻ như em?
Rõ ràng, con người không bị tác động bởi những việc xảy ra mà chính là bởi sự nhận thức của họ đối với những việc ấy.
Lời khen quý báu
Trong cách đối nhân xử thế, nếu ta đối xử với một người như thế nào thì anh ta sẽ trở thành người như thế ẩy.
- Johann Wolfgang von Goethe
Tiệm kinh doanh các sản phẩm từ sữa của cha tôi thường xuyên thuê khoảng mười lăm người làm việc hàng ngày. Chúng tôi khử trùng và tinh lọc sữa do những nông dân mang đến mỗi sáng, đóng chai rồi giao cho các hộ gia đình và các nhà hàng. Với khách hàng là trẻ em, chúng tôi có kem đủ loại (gồm 27 hương vị mê ly khác nhau) và sữa đựng trong hộp giấy nhỏ.
Khu nhà chứa sữa của chúng tôi trước đây, nay được sửa sang thành một cửa hiệu nhỏ, bên trong dựng một bồn sô-đa thật lớn. Suốt mùa hè, từng đoàn du khách xếp hàng lũ lượt tại quầy kem, háo hức chờ được thưởng thức những que kem tuyệt hảo do cha tôi chế biến.
Tuy là cửa hàng nhỏ nhưng công việc lại cực kỳ tất bật, cho nên mọi người phải liên tục làm không hề ngơi tay. Dòng du khách cứ nườm nượp, không hề đứt đoạn. Giờ cao điểm trong những ngày nóng nực thường kéo dài nhiều giờ liền. Bảy anh em tôi đã phụ giúp cha ngay từ nhỏ, do vậy chuyện chứng kiến những người làm công mới đến rồi bỏ đi vì không chịu nổi nhịp độ làm việc căng thẳng, đối với chúng tôi là thường tình.
Một ngày năm 1967, chúng tôi có người giúp việc mới, cô Debbie, đến tranh thủ làm thêm trong kỳ nghỉ hè.
Ngày làm việc đầu tiên, Debbie hầu như đụng việc gì cũng hỏng. Tính tiền sai trong sổ, báo lầm giá, đưa hàng không đúng cho khách và còn đánh đổ sữa vung vãi. Thấy cô cứ liên tục mắc sai sót như vậy, chịu hết nổi, tôi bèn đến gặp cha và gay gắt:
- Cha hãy ra ngoài kia xem có thể giải thoát cho cô ta khỏi những hành động vụng về được không! - Trong lòng tôi mong cha sa thải cô Debbie đi cho rồi.
Vì văn phòng của cha trông thẳng ra quầy nên chắc chắn ông không lạ gì những điều tôi nói. Ông ngồi trầm tư giây lát, rồi chậm rãi đứng dậy và bước tới chỗ cô Debbie đang đứng đàng sau quầy.
- Cô Debbie này - cha tôi cất giọng nhẹ nhàng, khẽ đặt tay lên vai cô - tôi đã quan sát cô làm việc và cũng đã thấy cách cô bán hàng cho bà Forbush.
Mặt cô Debbie đỏ ửng lên, rơm róm nước mắt, cố nhớ xem bà Forbush là ai trong số những khách hàng bị cô đã thối nhầm tiền hay làm đổ sữa. Cha tôi tiếp:
- Tôi chưa bao giờ thấy bà Forbush lịch sự như vậy với bất kỳ ai trong cửa hàng của tôi. Vậy là cô đã biết cách làm bà ấy hài lòng. Tôi chắc chắn mai mốt mỗi lần đến mua sữa thể nào bà ấy cũng mong muốn được cô phục vụ. Hãy cứ làm tốt như thế nhé!
Tấm lòng nhân ái cùng với cách xử sự thông minh của cha tôi đã mang lại cho ông một sự đền đáp xứng đáng. Trong suốt mười sáu năm sau, doanh nghiệp gia đình chúng tôi đã có một nhân viên trung thành, tận tụy và một người bạn tốt bụng.
Một Ông chủ người Hindu lớn tuổi mệt mỏi vì người thợ học việc cứ tối ngày phàn nàn nên một buổi sáng nọ ông bảo anh ta đi mua một ít muối. Khi người thợ học việc quay về, người chủ bảo anh chàng kém vui vẻ này bỏ một nhúm muối vào cốc nước rồi uống.
- Anh thấy thế nào? - Người chủ hỏi.
- Mặn lắm ạ - anh thợ thốt lên.
Người chủ tặc lưỡi rồi sau đó bảo anh bỏ một nắm muối tương tự vào trong hồ. Cả hai lặng lẽ đi đến hồ nước gần đó. Khi người thợ học việc khuấy nắm muối vào nước hồ, ông chủ bảo anh:
- Giờ anh uống thử nước trong hồ xem sao.
Anh thợ làm theo lời ông.
- Thế nào? - Ông hỏi sau khi chàng trai đã uống xong một ngụm nước hồ.
- Mát lắm ạ - chàng trai nhận xét.
- Thế anh có nếm thấy muối không?
- Không ạ!
Lúc này, người chủ ngồi bên cạnh chàng trai, nắm tay anh nói:
- Những phiền muộn trong cuộc sống là muối nguyên chất, không hơn không kém. số lượng những nỗi muộn phiền trong cuộc sống chúng ta cũng vậy. Tuy nhiên, số lượng những đắng cay chúng ta nếm tùy thuộc vào nơi mà chúng ta đặt nỗi phiền muộn ấy vào. Thế nên khi nào anh đau khổ, điều duy nhất anh có thể làm là mở rộng nhận thức của anh về sự việc...
Đừng làm cái cốc mà hãy trở thành hồ.
... Đừng tìm cách trở nên hoàn hảo. Bạn phải phạm lỗi nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ học được gì từ những lỗi lầm bạn đã mắc phải. Nếu bạn song một cách hoàn hảo bạn sẽ thay chán ngắt. Nếu bạn luôn chán và ngày nào cũng làm những điều giống nhau thì sống để làm gì? Hãy thử những điều bạn không nghĩ là mình sẽ thích. Bạn sẽ không bao giờ biết cho đến khi đã thử qua...
(Khuyết danh)
Tình yêu vô điều kiện
Kho tàng kinh nghiệm của một người sẽ bớt đi tính phong phủ nếu không có bất kỳ khó khăn nào để vượt qua.
- Helen Keller
Chắc mình bị hoa mắt! Tại sao lại như vậy được chứ?" - đầu tôi quay cuồng với ý nghĩ này nhưng lại cố gắng che giấu cảm xúc về điều mà tôi đã nhìn thấy khi đang ngồi bên giường Diane, vợ tôi. Nàng vừa sinh cháu thứ hai, bé Sandra. Khuôn mặt Diane thật rạng rỡ khi nàng nằm trên giường trò chuyện qua điện thoại với họ hàng thân thích. Nàng vẫn chưa trông thấy con gái mới chào đời của chúng tôi. Nàng cũng không nhìn thấy đôi mắt thoáng hiện lo lắng của cô y tá khi ẵm đứa bé ra khỏi phòng. Trước đó đâu có phải làm một xét nghiệm nào! Cũng không một lời cảnh báo nào mà!
Tôi hoàn toàn tiêu tan mọi hy vọng khi bác sĩ bước vào phòng và kéo ghế ngồi. Ông kiên nhẫn đợi đến khi Diane xong câu chuyện và gác điện thoại rồi cất tiếng.
- Tôi rất lấy làm tiếc... nhưng con anh chị đã mắc hội chứng Down.
Diane đón nhận cái tin ấy một cách bình tĩnh khiến tôi ngạc nhiên. Nàng đã cưu mang đứa bé suốt chín tháng trời. Thậm chí trước khi được ôm Sandra vào lòng, nàng cũng đã yêu thương con gái của chúng tôi bằng cả tấm lòng. Còn tôi thì không thể như thế được. Tôi viện lý do và lẻn ra khỏi phòng.
Tôi đi loanh quanh trên các hành lang của bệnh viện nhiều giờ liền, đấm tay vào tường và mắt tuôn trào những giọt lệ nhức nhối, đau đớn. "Tại sao Người lại đối xử với con tôi như thế?", tôi đột nhiên oán hờn Thượng Đế, "Tại sao lại là con gái tôi? Tại sao lại là tôi?"
Tại sao con gái Sandra của chúng tôi không được hoàn hảo - như anh Aaron của nó chẳng hạn. Aaron đã lên ba và là viên ngọc quỷ của tôi. Tôi thích cùng nó đi dạo dưới mưa và chỉ cho nó xem những loài sâu đêm, những con ốc sên đang uốn mình trên các lối đi. Chúng tôi luôn có những buổi tối thứ sáu vui vẻ với nhau khi hai cha con phải ở nhà một mình vì Diane đi làm về trễ và phải ngủ lại nhà ông bà ngoại để sáng hôm sau đi làm cho đỡ nhọc. Chúng tôi chơi với những con khủng long và xe điện nhựa. Rồi tôi đọc truyện cho con trai bé bỏng của tôi nghe lúc nó lên giường ngủ.
Khi Aaron không muốn ngủ một mình, tôi ôm mền gối trải ra sàn nằm ngủ cạnh giường con. Sáng hôm sau, thế nào tôi cũng sẽ thấy Aaron cũng đang cuộn mình bên tôi dưới sàn nhà. Rồi cậu bé sẽ mở cặp mắt còn ngái ngủ và hỏi:
- Ba ơi, mình xem phim hoạt hình nhé?
- Tất nhiên rồi, con trai yêu quí của ba - tôi trả lời.
Với Sandra thì mọi việc hoàn toàn khác hắn. Sau khi chúng tôi mang bé về nhà, tôi đã tức tốc chạy đến thư viện và đọc mọi thứ liên quan đến bệnh Down. Tôi cố tìm một tia hy vọng mong manh nào đó. Nhưng càng đọc nhiều về chứng bệnh này, tôi lại càng ngán ngẩm. Không có một phương thuốc nhiệm mầu nào cho điều mà tôi gọi là 'bệnh của Sandra'. Khoảng thời gian đó, thậm chí tôi còn không thể tự mình thốt ra ba chữ: 'Hội chứng Down' nữa.
Diane và tôi đăng ký vào một nhóm hỗ trợ những người có con bị bệnh Down, nhưng sau một vài tuần tôi không muốn đến đó nữa. Nghe cha mẹ của những trẻ bị hội chứng Down kể về những vấn đề liên quan đến sức khỏe xảy ra với con họ, tôi vô cùng đau khổ. Tương lai của vợ chồng tôi cũng thế sao? Lúc nào tôi cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi này.
Quả thực, mới được sáu tháng tuổi, Sandra của chúng tôi đã phải phẫu thuật tim. "Xin Thượng Đế đừng mang Sandra bé bỏng của con đi. " Diane luôn miệng cầu nguyện. Còn tôi, tôi không có lòng dạ nào chia sẻ với Diane lời nguyện cầu ấy.
Biết đâu như vậy lại tốt hơn cả, tôi thầm nghĩ, nhưng tôi không cho phép mình suy diễn tiếp - tốt hơn cho ai đây?
Hết tuần này sang tháng khác, tôi đưa Sandra đi gặp nhiều bác sĩ và các nhà trị liệu như bổn phận một người cha phải làm. Tôi xoa bóp chân và cố gắng giúp các cơ của cháu tăng trưởng, tập cho cháu đi và nói. Nhưng càng cố gắng, tôi càng thất vọng và buồn bã vì Sandra không khá hơn được chút nào.
Tôi dành trọn tâm huyết của mình để giúp cho con gái. Tôi quyết tâm phải 'sửa chữa' Sandra cho bằng được, nhưng đó là tất cả ý nghĩa của những việc mà tôi đã làm cho cháu - chỉ đơn thuần "sửa chữa". Tôi không yêu thương con gái mình. Tôi chỉ bế cháu từ nôi ra để thay tã hoặc tập vài động tác trị liệu cho nó. Chưa bao giờ tôi cười hoặc chơi trò "ú òa" với Sandra.
- Anh không thương Sandra bằng Aaron - Diane nhận xét nhẹ nhàng như thế vào một buổi chiều nọ.
Và tôi nghĩ rằng nàng nói đúng.
- Anh cần phải có thêm thời gian chứ - tôi chống chế một cách yếu ớt.
Tôi hổ thẹn với những tình cảm của mình và, xin Chúa tha thứ cho, tôi cũng hổ thẹn vì con gái Sandra của mình. Tôi đã lúng túng khi có ai đó trông thấy tôi ôm con bé. Mọi người thường nựng nịu cháu bằng những câu đại loại: "Ô, con bé dễ thương quá!" còn tôi thì chỉ muốn túm lấy cổ áo họ và la lên rằng: "Đồ giả dối! Các người đang nghĩ trong bụng rằng con tôi xấu xí chứ gì! Các người cho rằng chỗ của con tôi là phải ở trong bệnh viện chứ không phải ở đây phải không?"
Rồi những cơn giận dữ ấy dâng thành nỗi buồn, và nỗi buồn dần phôi phai thành thái độ hững hờ, xa cách. Ngay cả việc đi dạo hay chơi đùa cùng Aaron cũng mất hứng thú bởi nó luôn nhắc tôi nhớ rằng con gái
Sandra của chúng tôi không bao giờ có thể làm được như thế.
Bị ràng buộc bởi bổn phận chăm sóc Sandra, tôi càng lúc càng trở nên chán nản và cách biệt với con. "Ngày nào cũng như ngày nào, chẳng có gì khác cả. Định mệnh đã bắt như vậy rồi, biết làm sao đây", tôi thở dài ảo não khi đặt bé Sandra lúc này đã được hai tuổi vào chiếc ghế cao của bé để ăn trưa. Tôi vừa múc thức ăn cho Sandra vào đĩa vừa quệt những giọt nước mắt tuyệt vọng của mình. Bỗng dưng tôi thấy lòng mình trống rỗng.
Nhưng khi tôi đến gần chiếc ghế Sandra ngồi, bé bỗng nghiêng đầu và mở to đôi mắt xanh biếc của cháu nhìn tôi chăm chú. Đột nhiên bé giơ hai cánh tay nhỏ xíu ra ôm ghì tôi bằng tất cả sức mình như thay cho câu nói: "Cha. ơi, cha đừng buồn nữa, con sẽ xua nỗi buồn đi cho cha. "
Tôi cũng vòng tay ôm chặt lấy cháu và tiếng khóc của tôi nghe buồn thảm hơn. Nhưng lúc này đây, tôi khóc không phải vì nỗi buồn như bao ngày qua nữa. Tôi khóc vì con gái bé bỏng của mình vừa chứng tỏ cho tôi hiểu được tình yêu mà Sandra đã dành cho tôi, một tình yêu thương vô điều kiện, không đòi hỏi gì ở người đối diện. Trong phút chốc, vai trò của chúng tôi bị đảo ngược. Sandra đã trao cho tôi tình yêu thương mà bấy lâu nay tôi đã không thể dành cho cháu.
Tôi đã đau khổ vì con gái tôi không được hoàn hảo. Nhưng tôi là ai mà lại mong có được sự hoàn hảo khi tôi bấy lâu nay lại 'hư hỏng' như thế? Tôi là ai mà lại khóc lóc cho sự đã rồi, thay vì chấp nhận và thương yêu con gái tôi vì cháu là một người quá đặc biệt và sẽ mãi đặc biệt như thế?
Sandra đã dạy tôi cách mở rộng lòng mình và sẵn sàng cho đi tình yêu của mình mà không đặt ra điều kiện nào. Tôi đã bỏ ra quá nhiều thời gian và sức lực để chăm sóc Sandra, tôi đã làm tất cả mọi điều cần làm nhưng quên đi một điều tối quan trọng: niềm vui thích khi ở bên cạnh cháu. Tôi quyết sẽ không lặp lại lỗi lầm này lần nữa.
Giờ đây, mỗi tối tôi đều đọc truyện cho cả hai đứa con yêu dấu của mình trước khi chúng đi ngủ. Mỗi sáng thứ bảy, ba cha con tôi lại cùng nhau cuộn mình trên giường xem phim hoạt hình. Và hễ cứ mỗi khi tôi làm điệu bộ chọc cười bé Sandra, hoặc cùng chơi bóng, chơi búp bê với cháu, tôi bất chợt nhận ra rằng: bởi tôi đã hoàn toàn mở rộng lòng mình với Sandra nên mỗi ngày cháu lại đong đầy vào đó bằng chính niềm vui và tình yêu thương của cháu...
Giá trị của lòng biết ơn
Hồi ấy tôi mới 13 tuổi và thường cứ mỗi thứ bảy là tôi lại được bố dẫn đi chơi. Có lúc bố dẫn tôi ra công viên, có lúc lại đưa tôi ra bến cảng ngắm nhìn những con tàu. Thế nhưng tôi thích nhất là được bố dẫn đến các cửa hàng bán đồ cũ. Ớ đấy tôi tha hồ ngắm nghĩa và trầm trồ thưởng lãm các món đồ điện tử cũ kỹ. Thỉnh thoảng bố cũng mua cho tôi một món gì đó giá 50 xu chỉ để về nhà tháo tung nó ra.
Trên đường về nhà sau những chuyến đi chơi ngắn ngủi ấy, bố thường dừng lại ở tiệm kem có tên Nữ Hoàng để mua cho tôi một cây kem hình nón giá 10 xu. Không phải lần nào cũng thế nhưng gần như thường xuyên tôi được bố mua kem cho. Dẫu không cố nghĩ đến nhưng lòng tôi cứ khấp khỏi hy vọng mỗi khi hai bố con về đến ngã rẽ quyết định", nơi mà bố sẽ đưa tôi thẳng đến tiệm kem hoặc quẹo về nhà mà chẳng mua gì. Với tôi, đó là góc đường chứa đựng cả niềm thích thú lẫn nỗi thất vọng.
Có vài lần, bố trêu tôi bằng cách đi thẳng.
- Bữa nay bố về đường này chỉ là để đổi không khí thôi đó nha.
Bố nói như thế khi lái xe ngang qua tiệm Nữ Hoàng mà không dừng lại. Dĩ nhiên bố chỉ đùa thôi, và tôi cũng đã no bụng rồi, chứ không phải bố muốn trêu tức gì tôi.
Tuyệt nhất là những ngày bố hỏi tôi bằng một giọng 'lịch sự' ra vẻ chẳng 'tính toán' gì trước cả.
- Con có thích ăn kem nón không?
Lúc ấy tôi sẽ trả lời:
- Thưa bố, còn gì tuyệt hơn nữa.
Tôi luôn chọn kem sôcôla còn bố thì kem va ni. Bố dừng xe lại và đưa tôi 20 xu để tôi chạy vào mua những loại kem mà chúng tôi thường ăn. Sau đó cả hai bố con sẽ cùng ngồi ăn trên xe. Tôi yêu bố tôi và yêu cả những cây kem - với tôi, đó là thiên đường!
Cho đến một ngày, cũng như những ngày khác, hai bố con đang trên đường về nhà và tôi thì đang cầu mong lại được nghe những âm thanh du dương từ miệng bố cất lên rủ tôi ăn kem như mọi khi. Và bố hỏi thật:
- Hôm nay con có thích ăn kem nón không?
- Thưa bố, còn gì tuyệt hơn nữa.
Nhưng lần này bố lại nói thêm:
- Bố cũng thấy tuyệt đó, con trai. Hôm nay con có muốn đãi bố không?
Hai mươi xu! Những hai mươi xu! Đầu óc tôi quay cuồng tính toán. Mình dư sức đãi bố ăn! Mỗi tuần tôi được cho 25 xu để tiêu vặt và cộng thêm một ít cho những công việc linh tinh. Nhưng tôi biết tiết kiệm tiền là rất quan trọng. Bố đã bảo vậy mà. Cho nên khi phải bỏ tiền ra để mua thì kem đối với tôi dường như là một thứ xa xỉ, không cần thiết.
Tại sao lúc đó tôi không coi đây là cơ hội ngàn vàng để tặng một điều gì đó cho người cha rộng lượng của mình? Tại sao tôi lại không nghĩ rằng bố mình đã mua cho mình cả mấy chục cây kem rồi còn mình thì chưa mua cho bố một cây nào hết? Nhưng tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến chỉ là '20 xu'.
Trong một thoáng vô ơn, ích kỷ và keo kiệt, tôi đã nói ra những lời khinh khủng mà đến giờ còn vang mãi bên tai tôi.
- Thôi, nếu vậy thì con nghĩ con sẽ không ăn nữa.
Bố lặng lẽ nói:
- Được thôi, con trai.
Đến khi chúng tôi quẹo qua khúc quanh để về nhà, tôi nhận thấy mình đã sai rồi và năn nỉ bố quay lại.
- Con sẽ đãi bố mà, quay xe lại đi bố.
Nhưng bố tôi chỉ nói:
- Không sao đâu con, thực ra chúng ta đâu cần ăn kem đâu - và không để ý đến lời năn nỉ của tôi nữa, bố tiếp tục lái xe về nhà.
Tôi cảm thấy xấu hổ cho tính ích kỷ và thái độ bạc bẽo của mình. Bố không một lần nhắc lại chuyện đó và cũng không hề tỏ ra thất vọng. Tôi nghĩ là bố không cần phải làm gì cả để khắc sâu hơn lỗi lầm này trong tôi.
Tôi đã biết rằng có hai cách thể hiện sự rộng lượng và, để tỏ lòng biết on đôi khi hai chữ 'Cám ơn' không thôi vẫn chưa đủ. Ngày hôm đó, để thể hiện lòng biết on, tôi chỉ cần có 20 xu, và đó hẳn đã là cây kem ngon nhất tôi từng được ăn nếu tôi dám bỏ ra 20 xu lúc ấy để đãi bố.
Tôi sẽ kể cho bạn nghe thêm một chuyện này nữa. Trong chuyến đi chơi kế tiếp của chúng tôi vào tuần sau đó, lúc gần đến ngã rẽ, tôi đã hỏi bố:
- Bố ơi, hôm nay bố có thích ăn kem nón không? Con mời.
Điều vinh quang nhất của con người không phải ở chỗ không bao giờ vấp ngã, mà chỉnh là vươn lên từ mỗi lần ngã.
- Khuyết danh
Món quà cuối cùng
Điều quan trọng không phải là chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta phải sống như thế nào.
- Bailey
Lướt nhìn dãy hành lang bệnh viện vốn đã quá quen thuộc, Bob cố không để cảm xúc nhận chìm khi sắp sửa gặp lại gương mặt sáng ngời của Peggy, em gái mình. Cô bé đến lạ! Chỉ mới 7 tuổi đầu mà bất cứ ai tiếp xúc với em đều như bị cuốn hút bởi sự nhiệt tình và ấm áp. Nhìn em hiếm khi ủ rũ, mấy ai biết em chẳng còn sống được bao lâu nữa vì căn bệnh ung thư quái ác.
Thương em, Bob thường xuyên đến thăm. Ớ tuổi 16, cậu đã biết thế nào là cảm giác đau đớn tột cùng khi nghe thông báo về bệnh tình của Peggy. Cậu đã phẫn nộ, oán đời sao quá bất công với một cô bé ngây thơ, dễ thương đến vậy.
Ngược lại, Peggy vẫn thản nhiên như không. Em tự tay xếp những con búp bê bằng giấy thành một bộ sưu tập. Cả thảy có 62 con đính trên tường. Cứ mỗi lần Bob hỏi đến là em chỉ mỉm cười hạnh phúc bảo đó là các bạn của em. Cậu ngậm ngùi: thì ra Peggy đáng yêu không thể có cuộc sống bình thường, nên đành phải tự tạo cho riêng mình những người bạn. Và trái tim cậu lại càng xót xa hơn khi thấy em mình chỉ chơi với những trẻ bệnh tật khác.
Mỗi ngày qua đi với Bob như tiếng tích tắc của quả bom định giờ. Peggy yếu dần, nhưng nụ cười rạng rỡ và ánh mắt long lanh thì vẫn còn nguyên. He Peggy hỏi sao anh hay rầu rĩ vậy là Bob chỉ cười nhẹ rồi đổi đề tài. Cậu không muốn để em thấy nỗi đau quá lạc lõng với những ngày an vui cuối cùng của em. Ớ nhà, Bob thường giam mình trong phòng. Đôi lúc lại đập đầu liên hồi vào tường, khóc tức tưởi hoặc vô cớ nổi cơn tam bành. Cuộc sống của cậu trở nên rã rồi, tuyệt vọng như chính cậu sắp chết vậy.
Peggy qua đời hai tuần sau ngày sinh nhật lần thứ tám của em. Dù đã biết trước, nhưng Bob vẫn tan nát cõi lòng. Cậu không thể chịu đựng nổi bầu không khí thiếu vắng tiếng Peggy nói cười.
Lần cuối bước qua cánh cửa phòng số 32, Bob thực lòng mong thấy Peggy vẫn đang ngồi đó. Nhưng đáp lại cậu chỉ có chiếc giường trống trải và lạnh lẽo. Cậu muốn hét thật to và đập phá cái gì đó - làm bất cứ điều gì để phá tan không gian im lặng, nặng nề như muốn bóp nghẹt trái tim cậu.
Chợt Bob thấy những con búp bê giấy bé xíu dán trên tường. Chúng đang mỉm cười với cậu. Không nỡ bỏ mặc chúng ở đó, Bob tìm một chiếc hộp và gỡ từng con bỏ vào. Lúc này cậu mới biết mặt sau những con búp bê có viết những cái tên: Terrah, Ivy, Nicole, Amy,
Justin, Chris... Bỗng, chữ Jesse làm Bob chú ỷ. À, Jesse là người bạn đầu tiên và cũng là bạn thân nhất của Peggy trong bệnh viện, đã qua đời khoảng một năm trước. Dần nhớ ra nhiều cái tên khác, bất giác Bob hiểu tại sao lại có những con búp bê bằng giấy này: chúng tượng trưng cho những đứa trẻ đã mất kể từ khi Peggy nhập viện.
Cuối cùng, khi Bob run rẩy gỡ con búp bê thứ sáu mươi hai ra khỏi tường, cậu phát hiện con búp bê có màu tía - màu mà Peggy thích nhất - với nụ cười rất tươi.
Lật mặt sau con búp bê, đọc chữ Peggy bằng nét chì nguệch ngoạc, tâm trạng hoài nghi, phủ nhận em gái mình đã chết bỗng chốc tiêu tan. Mắt cậu nhòe trước sự thật đau đớn.
Vậy là Peggy đã biết mình cũng sẽ ra đi như những người bạn khác. Giọng nói ngọt ngào quen thuộc của Peggy cứ vang lên trong đầu Bob. Nhưng đây là lần đầu cậu hiểu em gái mình. Trước giờ, cậu luôn giấu kín Peggy chuyện đau lòng này, cứ giả bộ mọi việc sẽ tốt đẹp vì thương em (hoặc vì thương chính bản thân mình?). Thế mà Peggy không một lời oán trách cuộc đời quá bất công hay tỏ ra mình bất hạnh. Em sẵn lòng coi căn bệnh cùng cái chết là một phần cuộc sống của mình. Chẳng những không hoảng loạn như hầu hết mọi người trong tình cảnh này, mà em còn quyết sống từng ngày còn lại thật xứng đáng. Những con búp bê giấy là một cách tưởng nhớ những người bạn, nhớ mãi tất cả những niềm vui mà họ đã mang đến cho em thay vì tiếc thương âu sầu.
Nhìn cuộc đời qua đôi mắt của Peggy, Bob hiểu Peggy không muốn mọi người nghĩ mình sắp chết. Trong khi đó, ngược lại với em mình, Bob đã để bệnh tật của Peggy bào mòn tinh thần mình. Thay vì là người anh chở che, nâng đỡ em, cậu lại buông xuôi, để giờ đây tất cả đã quá trễ. Giá mà cậu nhận ra điều ấy sớm thì đã chia sẻ với em mình nhiều điều hơn rồi. Ô, khoan đã! Ngó trân trân những con búp bê giấy, Bob chợt thấy cũng chưa phải quá trễ. Cậu vẫn có thể tiếp nhận tinh thần của Peggy, học cách tìm phương hướng tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Bỗng nhiên, cậu cảm thấy nụ cười của Peggy đang khích lệ mình, tiếp thêm can đảm cho cậu. Chưa bao giờ Bob lại ân hận mình hiểu quá ít về đứa em đến thế. Điều quan trọng là cậu đã học được nhiều từ em gái mình, tìm thái độ sống đúng đắn. Từ hôm đó trở đi, cậu cố không sa đà vào những đắng cay của cuộc đời nữa, mà học cách tìm kiếm những mặt tích cực đôi khi đang ẩn mình trong những chiếc bóng sợ hãi của chính mình.
Chúng ta thường sống cho tương lai - cho những điều sẽ xảy ra - mà vô tình quên đi hiện tại. Peggy đã hiểu rằng hiện tại là một món quà. Mỗi ngày, em mở món quà ra và khám phá tất cả sự huy hoàng và hạnh phúc mà nó mang lại. Nhận ra giá trị của hiện tại chỉ là một nửa cuộc chiến đấu. Phải có chí kiên cường và lòng quyết tâm mới chiến thắng được cuộc chiến ấy.
Nhận thức
Cảnh khổ, sự thất bại là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho người khôn khéo và là một vực thẳm cho kẻ yếu hèn.
- Balzac
Trong một ngôi làng nhỏ nọ có hai anh em sinh đôi sống trong một gia đình rất nghèo khổ. Cha họ là một người nát rượu, còn mẹ họ chỉ làm công việc nội trợ. Một ngày nọ trên đường về nhà, cha mẹ của hai cậu bé bị mất trong một tai nạn. Hai anh em lâm vào hoàn cảnh khốn khó. Khi được 17 tuổi, họ rồi nhau, mỗi người đi một hương.
Nhiều năm trôi qua, họ có dịp sum họp. Một trong hai chàng trai ngày xưa đã trở thành một kỹ sư giàu có và sở hữu một công ty xây dựng. Giờ đây, anh đã có vợ và ba đứa con xinh xắn. Còn người kia thì nghiện rượu và chẳng có định hướng nào trong cuộc sống.
Một người quen đã hỏi người em kỹ sư:
- Làm thế nào anh được như ngày hôm nay?
- Thế chị mong gì ở một đứa trẻ như em? Anh trả lời.
Cùng một câu hỏi ấy đối với người còn lại, anh ta đáp:
- Thế chị mong gì ở một đứa trẻ như em?
Rõ ràng, con người không bị tác động bởi những việc xảy ra mà chính là bởi sự nhận thức của họ đối với những việc ấy.
Lời khen quý báu
Trong cách đối nhân xử thế, nếu ta đối xử với một người như thế nào thì anh ta sẽ trở thành người như thế ẩy.
- Johann Wolfgang von Goethe
Tiệm kinh doanh các sản phẩm từ sữa của cha tôi thường xuyên thuê khoảng mười lăm người làm việc hàng ngày. Chúng tôi khử trùng và tinh lọc sữa do những nông dân mang đến mỗi sáng, đóng chai rồi giao cho các hộ gia đình và các nhà hàng. Với khách hàng là trẻ em, chúng tôi có kem đủ loại (gồm 27 hương vị mê ly khác nhau) và sữa đựng trong hộp giấy nhỏ.
Khu nhà chứa sữa của chúng tôi trước đây, nay được sửa sang thành một cửa hiệu nhỏ, bên trong dựng một bồn sô-đa thật lớn. Suốt mùa hè, từng đoàn du khách xếp hàng lũ lượt tại quầy kem, háo hức chờ được thưởng thức những que kem tuyệt hảo do cha tôi chế biến.
Tuy là cửa hàng nhỏ nhưng công việc lại cực kỳ tất bật, cho nên mọi người phải liên tục làm không hề ngơi tay. Dòng du khách cứ nườm nượp, không hề đứt đoạn. Giờ cao điểm trong những ngày nóng nực thường kéo dài nhiều giờ liền. Bảy anh em tôi đã phụ giúp cha ngay từ nhỏ, do vậy chuyện chứng kiến những người làm công mới đến rồi bỏ đi vì không chịu nổi nhịp độ làm việc căng thẳng, đối với chúng tôi là thường tình.
Một ngày năm 1967, chúng tôi có người giúp việc mới, cô Debbie, đến tranh thủ làm thêm trong kỳ nghỉ hè.
Ngày làm việc đầu tiên, Debbie hầu như đụng việc gì cũng hỏng. Tính tiền sai trong sổ, báo lầm giá, đưa hàng không đúng cho khách và còn đánh đổ sữa vung vãi. Thấy cô cứ liên tục mắc sai sót như vậy, chịu hết nổi, tôi bèn đến gặp cha và gay gắt:
- Cha hãy ra ngoài kia xem có thể giải thoát cho cô ta khỏi những hành động vụng về được không! - Trong lòng tôi mong cha sa thải cô Debbie đi cho rồi.
Vì văn phòng của cha trông thẳng ra quầy nên chắc chắn ông không lạ gì những điều tôi nói. Ông ngồi trầm tư giây lát, rồi chậm rãi đứng dậy và bước tới chỗ cô Debbie đang đứng đàng sau quầy.
- Cô Debbie này - cha tôi cất giọng nhẹ nhàng, khẽ đặt tay lên vai cô - tôi đã quan sát cô làm việc và cũng đã thấy cách cô bán hàng cho bà Forbush.
Mặt cô Debbie đỏ ửng lên, rơm róm nước mắt, cố nhớ xem bà Forbush là ai trong số những khách hàng bị cô đã thối nhầm tiền hay làm đổ sữa. Cha tôi tiếp:
- Tôi chưa bao giờ thấy bà Forbush lịch sự như vậy với bất kỳ ai trong cửa hàng của tôi. Vậy là cô đã biết cách làm bà ấy hài lòng. Tôi chắc chắn mai mốt mỗi lần đến mua sữa thể nào bà ấy cũng mong muốn được cô phục vụ. Hãy cứ làm tốt như thế nhé!
Tấm lòng nhân ái cùng với cách xử sự thông minh của cha tôi đã mang lại cho ông một sự đền đáp xứng đáng. Trong suốt mười sáu năm sau, doanh nghiệp gia đình chúng tôi đã có một nhân viên trung thành, tận tụy và một người bạn tốt bụng.
Bình luận facebook