-
Chương 3
Bì Bì và Gia Lân
Sống trong thế giới này, muốn không lưu lại chút thông tin gì về mình, quả là rất khó!
Trong đất nước mà Bì Bì sinh sống, hồ sơ về một người thường được ghi lại từ khi người đó bắt đầu bước chân vào cổng trường tiểu học. Trong mớ hồ sơ ấy sẽ có thông tin về thành tích thi cử, lên lớp, sẽ có đánh giá của giáo viên và nhà trường, sẽ có bằng cấp, giấy khen, giấy khám sức khỏe, đơn xin vào Đảng vào Đoàn, và những thông tin liên quan đến việc thuyên chuyển đơn vị công tác. Nếu như bạn không may mắn mà mắc phải lỗi gì đó nghiêm trọng, hồ sơ của bạn sẽ được viết thêm: Liên quan đến cáo trạng và có tiền án tiền sự, là nhân chứng trong một vụ án, có nhận xét đánh giá của Tòa án hoặc đơn vị công tác, ý kiến giải quyết vấn đề, đơn khiếu nại của bản thân, kiểm tra... vân vân và vân vân.
Cho nên Quan Bì Bì thực sự không sao hiểu nổi.
Vì sao một người giỏi giang trong lĩnh vực viết báo cáo điều tra như Vệ Thanh Đàn mà lại khong tìm được một tin tức chính thức nào có liên quan tới Hạ Lan Tịnh Đình.
Trong tập tài liệu chỉ vẻn vẹn có mấy thông tin liên quan đến Tống Kỷ được phô tô twfbafi phỏng vấn ở một tờ báo cũ và một tạp chí khảo cổ mà thôi. Chỉ thấy một lần nhắc đến Hạ Lan Tịnh Đình, nhưng thông tin cũng chỉ là nhắc đến chuyện năm đó Hạ Lan Tịnh Đình đã thành công trong việc nhận ra một văn vật quốc gia bậc nhất bị giả mạo sắp được chuyển sang nước ngoài nên đã trở thành tin tức được đăng trang nhất trong giới văn vật. Tuy nhiên Hạ Lan Tịnh Đình vẫn cố chấp từ chối tất cả các cuộc phỏng vấn. Để đưa ra một đáp án cho giới truyền thông, Tống Kỷ mới phá lệ, nhắc đến anh ta đôi ba câu.
Vừa hay đôi ba câu mà Tống Kỷ nhắc đến này lại đem lại cho Bì Bì một vài manh mối.
Thì ra từ nhỏ Hạ Lan Tịnh Đình đã sống cùng Tống Kỷ ở xưởng ngọc lưu ly, sau này lại theo ông ấy đến Viện bảo tàng Cố Cung, giúp ông ấy sắp xếp đồ ngọc, cuối cùng sống ở Bắc Đại cùng ông ấy, danh là học trò, thực tế là con nuôi.
Tống Kỷ - người được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giám định nhân dân" thực chất lại là một cư sĩ ngoan đạo, cả đời không kết hôn, chỉ thu nhận ba học trò. Người học trò thứ nhất đã mất khi còn rất trẻ trong một vụ tai nạn giao thong. Người học trò thứ hai cực xuất sắc trong sự nghiệp học hành, thế nhưng nhận phân công công việc chưa được một năm thì bị đuổi vì "vấn đề tác phong". Những năm đó "vấn đề tác phong" đượcxem là một chuyện lớn. Thế là để xử phạt, người học trò thứ hai này bị điều đến dạy học ở một rường trung học nơi thâm sơn cùng cốc, từ đó sống lặng lẽ không người biết đến cho tới khi u sầu mà qua đời. Mặc dù việc này chẳng liên quan gì đến Tống Kỷ, thế nhưng Tống Kỷ lại bị đả kích rất lớn. Ông khăng khăng cho rằng "học trò hư là lỗi của thầy", thật thẹn khi mang danh là thầy người ta, chính vì vậy ông đã thề rằng từ nay về sau không nhận thêm bất cứ người học trò nào nữa. Hạ Lan Tịnh Đình đã trở thành hậu duệ duy nhất của ông.
Xem xong toàn bộ tài liệu trên, cuối cùng Bì Bì cũng hiểu vì sao tin tức về Hạ Lan Tịnh Đình lại ít như vậy.
Anh ta chưa từng đi học, dù chỉ là một ngày.
Thành phố C không phải là to, Viện bảo tàng của thành phố c cũng không đến nỗi nổi tiếng, một người có bối cảnh chuyên ngành hiển hách như Hạ Lan Tịnh Đình mà lại lặng lẽ chọn định cư ở nơi đây, liệu có phải là kế mai danh ẩn tích?
Quan Bì Bì nhanh trí, vội vàng ấn một số điện thoại.
Đều bên kia truyền đến một giọng nói yểu điệu: "Bì Bì à?".
"Bội Bội", thật hiếm khi một người đệ nhất bận rộn như cô Trương lại có được một ngày rảnh rỗi, Quan Bì Bì vội vàng nói ngắn gọn: "Cậu có quen ai làm ở Viện bảo tàng thành phố không?".
"Đợi một chút, hình như là có quen một người, đê rminfh tìm giúp cậu nhé", chưa đến năm giây, Bội Bội liền đọc một số điện thoại, "Cậu tìm anh ấy nhé, cứ nói là tớ bảo cậu đến. Anh ấy làm ở phòng Bảo vệ, tên là Phùng Tân Hoa".
"Ừ ừ, tớ nhớ rồi, cảm ơn nhé."
"Không có thời gian trò chuyện lâu, tớ đang phỏng vấn, hẹn gặp lại nhé."
"Ừm..."
Nói rồi, người ở đầu kia hùng hùng hổ hổ tắt điện thoại.
Bì Bì đã kết nối được với số điện thoại ấy, là số di động.
"A lô, ai đó?"
Bì Bì nói tên của Bội Bội ra, khẩu khí người ở đầu dây bên kia nhiệt tình hẳn lên: "Cô tìm tôi có việc gì à?".
"Là thế này, anh có quen ngài Hạ Lan Tịnh Đình không?"
"Có quen nhưng không thân thiết. Anh ấy là cố vấn, ban ngày rất ít khi đến làm việc."
"Thông thường anh ấy ở Viện bảo tàng vào thời gian nào?"
"Sau bảy giờ tối."
"Sao cơ, cơ quan các anh còn làm cả ca đêm nữa à?"
"Đúng thế, rất nhiều đồ lưu trữ trong Viện bảo tàng ban ngày phải đem ra trưng bày, nếu muốn nghiên cứu chỉ có thể đến vào buổi tối thôi. Ở đây có rất nhiều nhân viên đi làm vào buổi tối."
"Anh có thể giới thiệu để tôi và anh ấy quen nhau không?"
"Cô là người của giới truyền thông à?", người kia quả nhiên tinh ý.
"Tôi làm việc ở Tòa báo chiều thành phố C."
"Không được rồi, từ trước đến giờ anh ấy không tiếp nhà báo."
"Anh Phùng, anh giúp tôi được không?", Bì Bì nhõng nhẽo. Chiêu này cô học được từ Vệ Thanh Đàn. Mặc dù Vệ Thanh Đàn cao lớn mạnh mẽ, nhưng giọng nói của cô ấy lại như tiếng chuông, mỗi lần nói lời nũng nịu là có thể khiến người ta ngây ngất.
Người ở đầu bên kia nghĩ một lúc, sau đó nói: "Thế này đi, bảy rwoix tối nay cô qua đây, tôi sẽ nói cho cô biết anh ấy ở chỗ nào, rồi cô tự nghi cách làm quen với anh ấy. Tuyệt đối không được nói tới việc cô là người của Tòa soạn, nếu không sẽ chẳng có cơ hội nữa đâu."
"Vâng, vâng! Cám ơn anh!"
Ngắt điện thoại, Bì Bì vội vã hoàn thành chuỗi công việc còn dồn lại ban sáng. Sau khi tan ca, cô xuống lầu vào cửa hàng tiện lợi mua một hộp cháo bát bảo, sau đó mang theo nó thở hổn hển lên tàu điện ngầm, chuyển sang xe buýt, đi phà, rồi lại ngồi xe buýt, cuối cùng cũng đến được ký túc xá của Đào Gia Lân. Trong ánh mắt rất đỗi ngạc nhiên của toàn bộ nam sinh nơi đây, Bì Bì chẳng khác nào công nhân khuân vác ở bến tàu. Cô đặt cốc cháo bát bảo trên tay xuống, rồi lấy ra quyển sách để lên bàn, mồ hôi nhễ nhại, cười rạng rỡ với anh chàng Gia Lân đang có chút lúng túng:
"Gia Lân, sách để đây nhé, tớ có việc phải đi ngay bây giờ."
"Ăn cơm đã rồi đi, việc gì mà gấp như vậy chứ?"
"Tớ có một cuộc phỏng vấn. Có khi giờ cũng muộn rồi, trước bảy rưỡi phải có mặt ở Viện bảo tàng", Bì Bì nói thật to và rõ ràng câu này, cố ý để tất cả các nam sinh trong ký túc xá nghe thấy. Theo lý mà nói, cô luôn cảm thấy một người có gia thế tốt, học hành giỏi giang như Gia Lân mà lại làm bạn trai của một người theo học ngôi trường ngoại trú như cô, thật là có chút thiệt thòi. Trong mắt người ngoài, dù cô có cố gắng thế nào thì vẫn là sinh viên của trường Đại học T mà thôi, làm sao xứng với một người ở Đại học thành phố C. Thế nhưng thật không ngờ, các nam sinh ở ký túc xá căn bản không hề để ý đến điều này, mọi người đều đang bận giành nhau ăn cháo bát bảo.
"Có cần tớ giúp gì không?", Gia Lân hỏi, ròi với lấy chiếc chìa khóa xe đạp trên bàn, "Để tớ đưa cậu ra bến xe".
"Không cần đâu, không cần đâu. Cậu chịu khó học cho tốt, vài ngày nữa tớ lại đến tìm cậu", Bì Bì liên tục xua tay, rồi vội vàng muốn rời đi.
Gia Lân vẫn khăng khăng tiễn cô cho đến khi cô lên xe.
Hai người đứng đợi khoảng mười phút ở bến xe, bỗng nhiên Gia Lân hỏi: "Bì Bì, vì sao mỗi lần tới, cậu lại vội vàng ra về ngay như thế?".
"Ờ..."
Bì Bì á khẩu.
Ước chừng đây là lần thứ n cô lấy cớ rời khỏi Đại học C rồi. Nói chung là mỗi lần đến trước cổng trường Đại học C, nhìn thấy quả cầu đá cức lớn khắc dòng chữ Lệ "Đoàn kết, có chí tiến thủ, cẩn thận, chú trọng thực tế" bên trên, Bì Bì lại cảm thấy vô cùng sợ hãi. Dường như đây không phải là nơi cô nên đến, nơi này không chào đón cô. Còn nữa, những người quen biết Gia Lân thường hỏi cô học ở khoa nào thế, cô luôn phải giải thích bản thân không phải là sinh viên của trường Đại học C mà đang học ở Đại học T. Sau đó, cô sẽ phải thật cố gắng để không nhắc tới Đại học T - một ngôi trường đại học nổi tiếng là không có thực lực, không được coi trọng. Một ngôi trường được coi là bỏ tiền mua bằng như vậy, người nào nhắc đến người ấy sẽ cảm thấy xấu hổ.
Nói đi nói lại Bì Bì đều cảm thấy bản thân thật thảm thương. Mặc dù ốt nghiệp trường trọng điểm tỉnh đứng hàng đầu ở thành phó C, thế nhưng cô chẳng có gì đáng tự hào cả, bởi thành tích quá kém. Vào Đại học T, thành tích học tập đã khá hơn, nhưng vẫn chẳng dám tự hào, bởi Đại học T quá kém. Tốt nghiệp đại học được phân đến làm ở một tòa soạn báo thành phố C mà người người ước ao ngưỡng mộ, nhưng cô vẫn không sao tự hào về mình được, bởi vì cô không phải là một nhà báo mà chỉ là một nhân viên hành chính.
Tóm lại, đi đến đâu, cô cũng chưa từng được mang danh hiệu chính quy. Chính quy có cảm giác như thế nào cô chưa hề cảm nhận được, dù chỉ là một lần.
Gia Lân sẽ không hiểu nổi nỗi oán hận này trong lòng cô.
Giống như cuộc đời của cô và Gia Lân có khởi điểm hoàn toàn giống nhau, nhưng dần dần nó đã có vô vàn điểm khác nhau vậy.
Từ khi vào học mẫu giáo đến khi vào cấp hai, gia đình Bì Bì và gia đình Gia Lân sống trong cùng một khu tập thể, nhà đối diện nhau, diện tích nhà ở và thu nhập gia đình dường như cũng tương đương nhau. Bố của Bì Bì là một công nhân xuất sắc, một lao động tiên tiến. Mẹ của Bì Bì làm gióa viên mầm non. Bố của Gia Lân là một nhân viên kỹ thuật trong công trường sản xuất, mẹ làm nhân viên tài vụ.
Sau này vì đều có bằng đại học, dần dần bố mẹ Gia Lân được thăng chức. Bố Gia Lân trở thành quản đốc, mẹ chuyển vào làm việc ở Cục Giám định, chẳng mấy năm thì được đề bạt thành trưởng phòng. Gia đình họ chuyển đến sống trong "tòa lầu cán bộ" cách biệt hoàn toàn với gia đình cô. Diện tích nhà ở ngay lập tức rộng gấp bốn lần so với nhà cô. Trong khi gia đình Bì Bì vẫn dùng cầu tiêu và vòi tắm hoa sen thì gia đình Gia Lân đã bắt đầu sử dụng bồn cầu tự hoại và bồn tắm lớn. Bì Bì vẫn ngủ chung với bà trên một chiếc giường cũ kỹ, Gia Lân đã có căn phòng thuộc về riêng mình, được nằm đệm simmons, ga giường chăn gối mỗi tuần thay hai lần. Sau đó, bố của Gia Lân được điều đến làm Sở trưởng Sở Công thương. Bố của Bì Bì lại bị đuổi việc, ngày nào cũng phải dậy từ bốn rưỡi sáng, vác theo một túi lớn, đi bộ đến một con đường hai bên là vỉa hè giành chỗ ngồi rồi bày hàng rong bán tạp chí và sách lậu. Những cuốn tạp chí bày bán đều thuộc loại không dám mang về nhà để Bì Bì đọc.
Thế nhưng, quan hệ giữa hai gia đình vẫn rất tốt. Ngày lễ ngày Tết, gia đình nhà họ Đào vẫn bảo con trai Gia Lân đến thăm hỏi chúc mừng biếu đồ Tết "chú Quan". Gia đình nhà họ Quan cũng sẽ cử Bì Bì mang đến nhà họ một làn đầy những thịt viên, thịt bò kho và tương đậu tằm. Cả nhà Gia Lân đều thích ăn tương đậu tằm do chính tay bà Quan làm, năm này qua năm khác ăn không hề thấy chán.
Có một năm, bố của Gia Lân sang Nga khảo sát ba tháng, biết rằng bên đó ngoài cá hộp và khoai tây ra thì chẳng còn gì ăn được, nên đã đến nhờ bà Quan làm cho một hộp tương đậu tằm mang đi. Do đó, bà Quan một lòng một dạ muốn dùng chính món tương này của mình để mở ddowngf cho Bì Bì, giúp cháu gái trở thành con dâu nahf Gia Lân. Khi Bì Bì vừa tốt nghiệp cấp ba, bà nội liền suốt ngày ca ngợi bên tai cô: "Thằng bé Gia Lân này thật tốt biết bao. Tính tình tốt, lại lễ phép, sẽ đối xử tử tế với con gái. Bì Bì à, cháu mà làm vợ thằng bé, sau này sẽ có phúc không thể hưởng hết đó!".
Đương nhiên Bì Bì thích Gia Lân. Mười mấy năm qua, cô cũng chỉ lời qua tiếng lại với Gia Lân có mấy lần, thậm chí một lần coi là cãi nhau cũng chưa có. Giữa hai người không hề có sóng gió, không có nước mắt, không có chia ly, không có chờ đợi, không có si dại, cũng không hề có cảm xúc mãnh liệt... Tất cả chỉ dừng ở mức bình thường mà thôi.
Thế nhưng, Bì Bì cảm thấy, mối tình giữa họ đã bắt đầu từ hồi ba tuổi, khi cùng nhau ăn trộm bánh bích quy rồi. Mỗi lần chơi đồ hàng,cô và Gia Lân đều là vợ chồng với nhau, thậm chí năm mười tuổi, họ đã bàn bạc với nhau muốn sinh vài đứa trẻ. Gia Lân còn cam đoan với Bì Bì rằng, mặc dù động một chút cậu lại bị mẹ đánh, nhưng cả đời này cậu tuyệt đối sẽ không động đến một ngón tay của Bì Bì và con của họ.
Trong ký ức của Bì Bì, lần đầu tiên Gia Lân khiến cô khóc là một ngày năm họ năm tuổi.
Vào dịp Tết, khi nhận được rất nhiều tiền mừng tuổi, Gia Lân liền đi khoe với Bì Bì. Thế nhưng Bì Bì lại chẳng nhận được tiền mừng tuổi, dù chỉ là một đồng, cô bèn khóc òa lên. Để an ủi cô, Gia Lân đành đưa cho cô số tiền mừng tuổi của mình.
Gia Lân còn hứa, năm nào cũng sẽ đưa hết tiền mừng tuổi của mình cho cô.
Nói được làm được, hằng năm cậu đều đưa tiền của mình cho Bì Bì tới tận khi cô hai mươi tuổi. Bì Bì không muốn nhận số tiền đó nhưng Gia Lân liền không vui, ép cô phải nhận bằng được, nói rằng đây là truyền thống.
Bì Bì rất căm hận các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi đại học.
Bời vì cusoi cùng thì kỳ thi đại học đã khiến hai người phải xa nhau.
Với điểm số cao nhất trường, Gia Lân đỗ vào khoa Thương mại Quốc tế của trường Đại học C. Còn Bì Bì - cô bé vốn luôn bị mọi người cho rằng không thi được vào trường đại học - cũng đạt được kết quả cao hơn so với ước tính của bản thân, đu điểm đỗ vào một trường đại học dân lập.
Thế nhưng năm đó rất nhiều người đã ngốc nghếch muốn tìm đủ mọi cách đi cửa sau để vào được trường đại học. Ở thành phố C với mật độ trường trung học dày đặc, mức độ cạnh tranh vô cùng kịch liệt này, những người muốn đi cửa sau để vào đại học nhiều hơn rất nhiều so với năm ngoái. Mặc dù đủ điểm đạt nhưng có vào được trường đại học hay không lại phải nhờ toàn bộ vào quan hệ. Nói theo tiếng địa phương nơi đây thì là cần tìm người "gửi thư tay".
Bì Bì đã trải qua một mùa hè khiến co lo lắng nhất từ trước tới nay.
Để có thể "gửi được thư tay", bố mẹ Bì Bì đã tìm đến hầu hết người thân, bạn bè của người thân, ông này bà nọ. Cả gia dìnhđã phải chạy vạy bằng mọi giá để mua quà cáp đến biếu và nhờ từng người giúp đỡ. Quà cáp cũng chỉ là ít hoa quả, rượu và thuốc mà thôi, không phải thứ gì quý giá, chính vì vậy người ta cũng chẳng buồn để tâm, ai cũng gật đầu song đều nói không dám đảm bảo.
Bận rộn cả một mùa hè, khuôn mặt bố mẹ cô đã sạm đen và gầy hẳn đi, thé nhưng cũng chẳng tìm được dù chỉ là một con đường, không gửi được bức thư tay nào cả. Hồ sơ của Bì Bì ucosoi cùng cũng bị trường dân lập đá ra ngoài, cô buộc phải vào học ở một trường dạy nghề. Thế là bao nhiêu công lao của bố mẹ đều đổ xuống sông xuống biển hết.
Thành tích của Bì Bì cao hơn rất nhiều so với mức điểm chuẩn của trường dạy nghề, lần này sống chết thế nào bố Bì Bì cũng không đồng ý để con gái vào học khoa Váo chí mình thích, bắt cô chọn ngành Quản lý hành chính có vẻ như thực tế và dễ xin việc hơn. Thế là Bì Bì trở thành sinh viên trường Đại học T.
Trường Đại học T và trường Đại học C, một nơi là "trường đại học không được coi trọng, bỏ tiền mua bằng cấp" ai ai cũng biết đến, một nơi là trường trọng điểm của toàn quốc; một nơi nằm ở phía Bắc thành phố, một nơi nằm ở phía Nam thành phố, ngồi xe buýt cũng phải mất chừng hai tiếng rưỡi. Buổi tối hôm biết tin trúng tuyển, Bì Bì đã một mình ôm nỗi đau cả đêm, biết rằng bản thân và Gia Lân không thể gặp nhau hằng ngày như trước kia được nữa.
Ngày khai trường, báo danh xong, Bì Bì xách hành lỳ buồn bã bước về phòng mình. Cô cứ đi, bát giác phía trước xuất hiện một bóng người. Bờ vai Bì Bì đột nhiên nhẹ bẫng, có người đã xách ba lô giúp cô.
Bì Bì ngẩng đầu nhìn, là Gia Lân.
Cô ngây người tại đó.
Đó là một màu thu nóng bức, tiếng ve kêu râm ran trên tán cây ngô đồng, hơi nóng phả ra từng làn từng làn. Gia Lân đứng ngược sáng và xuất hiện trước mặt cô, một tay đút trong túi quần đùi, một tay xách chiếc ba lô không gì có thể nặng hơn. Bóng cậu đổ dài, mang đến cho cô cảm giác mát lạnh, dù chỉ trong thời gian ngắn.
Thấy Bì Bì hồi lâu vẫn chưa lên tiếng, Gia Lân bèn "Này" một tiếng, rồi nói: "Bì Bì, câu chuyện lần trước cậu vẫn chưa kể xong đâu".
Khoảnh khắc ấy, Gia Lân quả thật vô cùng đẹp trai!
Sống trong thế giới này, muốn không lưu lại chút thông tin gì về mình, quả là rất khó!
Trong đất nước mà Bì Bì sinh sống, hồ sơ về một người thường được ghi lại từ khi người đó bắt đầu bước chân vào cổng trường tiểu học. Trong mớ hồ sơ ấy sẽ có thông tin về thành tích thi cử, lên lớp, sẽ có đánh giá của giáo viên và nhà trường, sẽ có bằng cấp, giấy khen, giấy khám sức khỏe, đơn xin vào Đảng vào Đoàn, và những thông tin liên quan đến việc thuyên chuyển đơn vị công tác. Nếu như bạn không may mắn mà mắc phải lỗi gì đó nghiêm trọng, hồ sơ của bạn sẽ được viết thêm: Liên quan đến cáo trạng và có tiền án tiền sự, là nhân chứng trong một vụ án, có nhận xét đánh giá của Tòa án hoặc đơn vị công tác, ý kiến giải quyết vấn đề, đơn khiếu nại của bản thân, kiểm tra... vân vân và vân vân.
Cho nên Quan Bì Bì thực sự không sao hiểu nổi.
Vì sao một người giỏi giang trong lĩnh vực viết báo cáo điều tra như Vệ Thanh Đàn mà lại khong tìm được một tin tức chính thức nào có liên quan tới Hạ Lan Tịnh Đình.
Trong tập tài liệu chỉ vẻn vẹn có mấy thông tin liên quan đến Tống Kỷ được phô tô twfbafi phỏng vấn ở một tờ báo cũ và một tạp chí khảo cổ mà thôi. Chỉ thấy một lần nhắc đến Hạ Lan Tịnh Đình, nhưng thông tin cũng chỉ là nhắc đến chuyện năm đó Hạ Lan Tịnh Đình đã thành công trong việc nhận ra một văn vật quốc gia bậc nhất bị giả mạo sắp được chuyển sang nước ngoài nên đã trở thành tin tức được đăng trang nhất trong giới văn vật. Tuy nhiên Hạ Lan Tịnh Đình vẫn cố chấp từ chối tất cả các cuộc phỏng vấn. Để đưa ra một đáp án cho giới truyền thông, Tống Kỷ mới phá lệ, nhắc đến anh ta đôi ba câu.
Vừa hay đôi ba câu mà Tống Kỷ nhắc đến này lại đem lại cho Bì Bì một vài manh mối.
Thì ra từ nhỏ Hạ Lan Tịnh Đình đã sống cùng Tống Kỷ ở xưởng ngọc lưu ly, sau này lại theo ông ấy đến Viện bảo tàng Cố Cung, giúp ông ấy sắp xếp đồ ngọc, cuối cùng sống ở Bắc Đại cùng ông ấy, danh là học trò, thực tế là con nuôi.
Tống Kỷ - người được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giám định nhân dân" thực chất lại là một cư sĩ ngoan đạo, cả đời không kết hôn, chỉ thu nhận ba học trò. Người học trò thứ nhất đã mất khi còn rất trẻ trong một vụ tai nạn giao thong. Người học trò thứ hai cực xuất sắc trong sự nghiệp học hành, thế nhưng nhận phân công công việc chưa được một năm thì bị đuổi vì "vấn đề tác phong". Những năm đó "vấn đề tác phong" đượcxem là một chuyện lớn. Thế là để xử phạt, người học trò thứ hai này bị điều đến dạy học ở một rường trung học nơi thâm sơn cùng cốc, từ đó sống lặng lẽ không người biết đến cho tới khi u sầu mà qua đời. Mặc dù việc này chẳng liên quan gì đến Tống Kỷ, thế nhưng Tống Kỷ lại bị đả kích rất lớn. Ông khăng khăng cho rằng "học trò hư là lỗi của thầy", thật thẹn khi mang danh là thầy người ta, chính vì vậy ông đã thề rằng từ nay về sau không nhận thêm bất cứ người học trò nào nữa. Hạ Lan Tịnh Đình đã trở thành hậu duệ duy nhất của ông.
Xem xong toàn bộ tài liệu trên, cuối cùng Bì Bì cũng hiểu vì sao tin tức về Hạ Lan Tịnh Đình lại ít như vậy.
Anh ta chưa từng đi học, dù chỉ là một ngày.
Thành phố C không phải là to, Viện bảo tàng của thành phố c cũng không đến nỗi nổi tiếng, một người có bối cảnh chuyên ngành hiển hách như Hạ Lan Tịnh Đình mà lại lặng lẽ chọn định cư ở nơi đây, liệu có phải là kế mai danh ẩn tích?
Quan Bì Bì nhanh trí, vội vàng ấn một số điện thoại.
Đều bên kia truyền đến một giọng nói yểu điệu: "Bì Bì à?".
"Bội Bội", thật hiếm khi một người đệ nhất bận rộn như cô Trương lại có được một ngày rảnh rỗi, Quan Bì Bì vội vàng nói ngắn gọn: "Cậu có quen ai làm ở Viện bảo tàng thành phố không?".
"Đợi một chút, hình như là có quen một người, đê rminfh tìm giúp cậu nhé", chưa đến năm giây, Bội Bội liền đọc một số điện thoại, "Cậu tìm anh ấy nhé, cứ nói là tớ bảo cậu đến. Anh ấy làm ở phòng Bảo vệ, tên là Phùng Tân Hoa".
"Ừ ừ, tớ nhớ rồi, cảm ơn nhé."
"Không có thời gian trò chuyện lâu, tớ đang phỏng vấn, hẹn gặp lại nhé."
"Ừm..."
Nói rồi, người ở đầu kia hùng hùng hổ hổ tắt điện thoại.
Bì Bì đã kết nối được với số điện thoại ấy, là số di động.
"A lô, ai đó?"
Bì Bì nói tên của Bội Bội ra, khẩu khí người ở đầu dây bên kia nhiệt tình hẳn lên: "Cô tìm tôi có việc gì à?".
"Là thế này, anh có quen ngài Hạ Lan Tịnh Đình không?"
"Có quen nhưng không thân thiết. Anh ấy là cố vấn, ban ngày rất ít khi đến làm việc."
"Thông thường anh ấy ở Viện bảo tàng vào thời gian nào?"
"Sau bảy giờ tối."
"Sao cơ, cơ quan các anh còn làm cả ca đêm nữa à?"
"Đúng thế, rất nhiều đồ lưu trữ trong Viện bảo tàng ban ngày phải đem ra trưng bày, nếu muốn nghiên cứu chỉ có thể đến vào buổi tối thôi. Ở đây có rất nhiều nhân viên đi làm vào buổi tối."
"Anh có thể giới thiệu để tôi và anh ấy quen nhau không?"
"Cô là người của giới truyền thông à?", người kia quả nhiên tinh ý.
"Tôi làm việc ở Tòa báo chiều thành phố C."
"Không được rồi, từ trước đến giờ anh ấy không tiếp nhà báo."
"Anh Phùng, anh giúp tôi được không?", Bì Bì nhõng nhẽo. Chiêu này cô học được từ Vệ Thanh Đàn. Mặc dù Vệ Thanh Đàn cao lớn mạnh mẽ, nhưng giọng nói của cô ấy lại như tiếng chuông, mỗi lần nói lời nũng nịu là có thể khiến người ta ngây ngất.
Người ở đầu bên kia nghĩ một lúc, sau đó nói: "Thế này đi, bảy rwoix tối nay cô qua đây, tôi sẽ nói cho cô biết anh ấy ở chỗ nào, rồi cô tự nghi cách làm quen với anh ấy. Tuyệt đối không được nói tới việc cô là người của Tòa soạn, nếu không sẽ chẳng có cơ hội nữa đâu."
"Vâng, vâng! Cám ơn anh!"
Ngắt điện thoại, Bì Bì vội vã hoàn thành chuỗi công việc còn dồn lại ban sáng. Sau khi tan ca, cô xuống lầu vào cửa hàng tiện lợi mua một hộp cháo bát bảo, sau đó mang theo nó thở hổn hển lên tàu điện ngầm, chuyển sang xe buýt, đi phà, rồi lại ngồi xe buýt, cuối cùng cũng đến được ký túc xá của Đào Gia Lân. Trong ánh mắt rất đỗi ngạc nhiên của toàn bộ nam sinh nơi đây, Bì Bì chẳng khác nào công nhân khuân vác ở bến tàu. Cô đặt cốc cháo bát bảo trên tay xuống, rồi lấy ra quyển sách để lên bàn, mồ hôi nhễ nhại, cười rạng rỡ với anh chàng Gia Lân đang có chút lúng túng:
"Gia Lân, sách để đây nhé, tớ có việc phải đi ngay bây giờ."
"Ăn cơm đã rồi đi, việc gì mà gấp như vậy chứ?"
"Tớ có một cuộc phỏng vấn. Có khi giờ cũng muộn rồi, trước bảy rưỡi phải có mặt ở Viện bảo tàng", Bì Bì nói thật to và rõ ràng câu này, cố ý để tất cả các nam sinh trong ký túc xá nghe thấy. Theo lý mà nói, cô luôn cảm thấy một người có gia thế tốt, học hành giỏi giang như Gia Lân mà lại làm bạn trai của một người theo học ngôi trường ngoại trú như cô, thật là có chút thiệt thòi. Trong mắt người ngoài, dù cô có cố gắng thế nào thì vẫn là sinh viên của trường Đại học T mà thôi, làm sao xứng với một người ở Đại học thành phố C. Thế nhưng thật không ngờ, các nam sinh ở ký túc xá căn bản không hề để ý đến điều này, mọi người đều đang bận giành nhau ăn cháo bát bảo.
"Có cần tớ giúp gì không?", Gia Lân hỏi, ròi với lấy chiếc chìa khóa xe đạp trên bàn, "Để tớ đưa cậu ra bến xe".
"Không cần đâu, không cần đâu. Cậu chịu khó học cho tốt, vài ngày nữa tớ lại đến tìm cậu", Bì Bì liên tục xua tay, rồi vội vàng muốn rời đi.
Gia Lân vẫn khăng khăng tiễn cô cho đến khi cô lên xe.
Hai người đứng đợi khoảng mười phút ở bến xe, bỗng nhiên Gia Lân hỏi: "Bì Bì, vì sao mỗi lần tới, cậu lại vội vàng ra về ngay như thế?".
"Ờ..."
Bì Bì á khẩu.
Ước chừng đây là lần thứ n cô lấy cớ rời khỏi Đại học C rồi. Nói chung là mỗi lần đến trước cổng trường Đại học C, nhìn thấy quả cầu đá cức lớn khắc dòng chữ Lệ "Đoàn kết, có chí tiến thủ, cẩn thận, chú trọng thực tế" bên trên, Bì Bì lại cảm thấy vô cùng sợ hãi. Dường như đây không phải là nơi cô nên đến, nơi này không chào đón cô. Còn nữa, những người quen biết Gia Lân thường hỏi cô học ở khoa nào thế, cô luôn phải giải thích bản thân không phải là sinh viên của trường Đại học C mà đang học ở Đại học T. Sau đó, cô sẽ phải thật cố gắng để không nhắc tới Đại học T - một ngôi trường đại học nổi tiếng là không có thực lực, không được coi trọng. Một ngôi trường được coi là bỏ tiền mua bằng như vậy, người nào nhắc đến người ấy sẽ cảm thấy xấu hổ.
Nói đi nói lại Bì Bì đều cảm thấy bản thân thật thảm thương. Mặc dù ốt nghiệp trường trọng điểm tỉnh đứng hàng đầu ở thành phó C, thế nhưng cô chẳng có gì đáng tự hào cả, bởi thành tích quá kém. Vào Đại học T, thành tích học tập đã khá hơn, nhưng vẫn chẳng dám tự hào, bởi Đại học T quá kém. Tốt nghiệp đại học được phân đến làm ở một tòa soạn báo thành phố C mà người người ước ao ngưỡng mộ, nhưng cô vẫn không sao tự hào về mình được, bởi vì cô không phải là một nhà báo mà chỉ là một nhân viên hành chính.
Tóm lại, đi đến đâu, cô cũng chưa từng được mang danh hiệu chính quy. Chính quy có cảm giác như thế nào cô chưa hề cảm nhận được, dù chỉ là một lần.
Gia Lân sẽ không hiểu nổi nỗi oán hận này trong lòng cô.
Giống như cuộc đời của cô và Gia Lân có khởi điểm hoàn toàn giống nhau, nhưng dần dần nó đã có vô vàn điểm khác nhau vậy.
Từ khi vào học mẫu giáo đến khi vào cấp hai, gia đình Bì Bì và gia đình Gia Lân sống trong cùng một khu tập thể, nhà đối diện nhau, diện tích nhà ở và thu nhập gia đình dường như cũng tương đương nhau. Bố của Bì Bì là một công nhân xuất sắc, một lao động tiên tiến. Mẹ của Bì Bì làm gióa viên mầm non. Bố của Gia Lân là một nhân viên kỹ thuật trong công trường sản xuất, mẹ làm nhân viên tài vụ.
Sau này vì đều có bằng đại học, dần dần bố mẹ Gia Lân được thăng chức. Bố Gia Lân trở thành quản đốc, mẹ chuyển vào làm việc ở Cục Giám định, chẳng mấy năm thì được đề bạt thành trưởng phòng. Gia đình họ chuyển đến sống trong "tòa lầu cán bộ" cách biệt hoàn toàn với gia đình cô. Diện tích nhà ở ngay lập tức rộng gấp bốn lần so với nhà cô. Trong khi gia đình Bì Bì vẫn dùng cầu tiêu và vòi tắm hoa sen thì gia đình Gia Lân đã bắt đầu sử dụng bồn cầu tự hoại và bồn tắm lớn. Bì Bì vẫn ngủ chung với bà trên một chiếc giường cũ kỹ, Gia Lân đã có căn phòng thuộc về riêng mình, được nằm đệm simmons, ga giường chăn gối mỗi tuần thay hai lần. Sau đó, bố của Gia Lân được điều đến làm Sở trưởng Sở Công thương. Bố của Bì Bì lại bị đuổi việc, ngày nào cũng phải dậy từ bốn rưỡi sáng, vác theo một túi lớn, đi bộ đến một con đường hai bên là vỉa hè giành chỗ ngồi rồi bày hàng rong bán tạp chí và sách lậu. Những cuốn tạp chí bày bán đều thuộc loại không dám mang về nhà để Bì Bì đọc.
Thế nhưng, quan hệ giữa hai gia đình vẫn rất tốt. Ngày lễ ngày Tết, gia đình nhà họ Đào vẫn bảo con trai Gia Lân đến thăm hỏi chúc mừng biếu đồ Tết "chú Quan". Gia đình nhà họ Quan cũng sẽ cử Bì Bì mang đến nhà họ một làn đầy những thịt viên, thịt bò kho và tương đậu tằm. Cả nhà Gia Lân đều thích ăn tương đậu tằm do chính tay bà Quan làm, năm này qua năm khác ăn không hề thấy chán.
Có một năm, bố của Gia Lân sang Nga khảo sát ba tháng, biết rằng bên đó ngoài cá hộp và khoai tây ra thì chẳng còn gì ăn được, nên đã đến nhờ bà Quan làm cho một hộp tương đậu tằm mang đi. Do đó, bà Quan một lòng một dạ muốn dùng chính món tương này của mình để mở ddowngf cho Bì Bì, giúp cháu gái trở thành con dâu nahf Gia Lân. Khi Bì Bì vừa tốt nghiệp cấp ba, bà nội liền suốt ngày ca ngợi bên tai cô: "Thằng bé Gia Lân này thật tốt biết bao. Tính tình tốt, lại lễ phép, sẽ đối xử tử tế với con gái. Bì Bì à, cháu mà làm vợ thằng bé, sau này sẽ có phúc không thể hưởng hết đó!".
Đương nhiên Bì Bì thích Gia Lân. Mười mấy năm qua, cô cũng chỉ lời qua tiếng lại với Gia Lân có mấy lần, thậm chí một lần coi là cãi nhau cũng chưa có. Giữa hai người không hề có sóng gió, không có nước mắt, không có chia ly, không có chờ đợi, không có si dại, cũng không hề có cảm xúc mãnh liệt... Tất cả chỉ dừng ở mức bình thường mà thôi.
Thế nhưng, Bì Bì cảm thấy, mối tình giữa họ đã bắt đầu từ hồi ba tuổi, khi cùng nhau ăn trộm bánh bích quy rồi. Mỗi lần chơi đồ hàng,cô và Gia Lân đều là vợ chồng với nhau, thậm chí năm mười tuổi, họ đã bàn bạc với nhau muốn sinh vài đứa trẻ. Gia Lân còn cam đoan với Bì Bì rằng, mặc dù động một chút cậu lại bị mẹ đánh, nhưng cả đời này cậu tuyệt đối sẽ không động đến một ngón tay của Bì Bì và con của họ.
Trong ký ức của Bì Bì, lần đầu tiên Gia Lân khiến cô khóc là một ngày năm họ năm tuổi.
Vào dịp Tết, khi nhận được rất nhiều tiền mừng tuổi, Gia Lân liền đi khoe với Bì Bì. Thế nhưng Bì Bì lại chẳng nhận được tiền mừng tuổi, dù chỉ là một đồng, cô bèn khóc òa lên. Để an ủi cô, Gia Lân đành đưa cho cô số tiền mừng tuổi của mình.
Gia Lân còn hứa, năm nào cũng sẽ đưa hết tiền mừng tuổi của mình cho cô.
Nói được làm được, hằng năm cậu đều đưa tiền của mình cho Bì Bì tới tận khi cô hai mươi tuổi. Bì Bì không muốn nhận số tiền đó nhưng Gia Lân liền không vui, ép cô phải nhận bằng được, nói rằng đây là truyền thống.
Bì Bì rất căm hận các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi đại học.
Bời vì cusoi cùng thì kỳ thi đại học đã khiến hai người phải xa nhau.
Với điểm số cao nhất trường, Gia Lân đỗ vào khoa Thương mại Quốc tế của trường Đại học C. Còn Bì Bì - cô bé vốn luôn bị mọi người cho rằng không thi được vào trường đại học - cũng đạt được kết quả cao hơn so với ước tính của bản thân, đu điểm đỗ vào một trường đại học dân lập.
Thế nhưng năm đó rất nhiều người đã ngốc nghếch muốn tìm đủ mọi cách đi cửa sau để vào được trường đại học. Ở thành phố C với mật độ trường trung học dày đặc, mức độ cạnh tranh vô cùng kịch liệt này, những người muốn đi cửa sau để vào đại học nhiều hơn rất nhiều so với năm ngoái. Mặc dù đủ điểm đạt nhưng có vào được trường đại học hay không lại phải nhờ toàn bộ vào quan hệ. Nói theo tiếng địa phương nơi đây thì là cần tìm người "gửi thư tay".
Bì Bì đã trải qua một mùa hè khiến co lo lắng nhất từ trước tới nay.
Để có thể "gửi được thư tay", bố mẹ Bì Bì đã tìm đến hầu hết người thân, bạn bè của người thân, ông này bà nọ. Cả gia dìnhđã phải chạy vạy bằng mọi giá để mua quà cáp đến biếu và nhờ từng người giúp đỡ. Quà cáp cũng chỉ là ít hoa quả, rượu và thuốc mà thôi, không phải thứ gì quý giá, chính vì vậy người ta cũng chẳng buồn để tâm, ai cũng gật đầu song đều nói không dám đảm bảo.
Bận rộn cả một mùa hè, khuôn mặt bố mẹ cô đã sạm đen và gầy hẳn đi, thé nhưng cũng chẳng tìm được dù chỉ là một con đường, không gửi được bức thư tay nào cả. Hồ sơ của Bì Bì ucosoi cùng cũng bị trường dân lập đá ra ngoài, cô buộc phải vào học ở một trường dạy nghề. Thế là bao nhiêu công lao của bố mẹ đều đổ xuống sông xuống biển hết.
Thành tích của Bì Bì cao hơn rất nhiều so với mức điểm chuẩn của trường dạy nghề, lần này sống chết thế nào bố Bì Bì cũng không đồng ý để con gái vào học khoa Váo chí mình thích, bắt cô chọn ngành Quản lý hành chính có vẻ như thực tế và dễ xin việc hơn. Thế là Bì Bì trở thành sinh viên trường Đại học T.
Trường Đại học T và trường Đại học C, một nơi là "trường đại học không được coi trọng, bỏ tiền mua bằng cấp" ai ai cũng biết đến, một nơi là trường trọng điểm của toàn quốc; một nơi nằm ở phía Bắc thành phố, một nơi nằm ở phía Nam thành phố, ngồi xe buýt cũng phải mất chừng hai tiếng rưỡi. Buổi tối hôm biết tin trúng tuyển, Bì Bì đã một mình ôm nỗi đau cả đêm, biết rằng bản thân và Gia Lân không thể gặp nhau hằng ngày như trước kia được nữa.
Ngày khai trường, báo danh xong, Bì Bì xách hành lỳ buồn bã bước về phòng mình. Cô cứ đi, bát giác phía trước xuất hiện một bóng người. Bờ vai Bì Bì đột nhiên nhẹ bẫng, có người đã xách ba lô giúp cô.
Bì Bì ngẩng đầu nhìn, là Gia Lân.
Cô ngây người tại đó.
Đó là một màu thu nóng bức, tiếng ve kêu râm ran trên tán cây ngô đồng, hơi nóng phả ra từng làn từng làn. Gia Lân đứng ngược sáng và xuất hiện trước mặt cô, một tay đút trong túi quần đùi, một tay xách chiếc ba lô không gì có thể nặng hơn. Bóng cậu đổ dài, mang đến cho cô cảm giác mát lạnh, dù chỉ trong thời gian ngắn.
Thấy Bì Bì hồi lâu vẫn chưa lên tiếng, Gia Lân bèn "Này" một tiếng, rồi nói: "Bì Bì, câu chuyện lần trước cậu vẫn chưa kể xong đâu".
Khoảnh khắc ấy, Gia Lân quả thật vô cùng đẹp trai!
Bình luận facebook