Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 18
- Gớm nữa!Đồ ăn thừa mày gói về đấy à? Này nhớ!tao là người, không phải chó đâu mà mày cứ cho tao ăn gì thì tao biết ăn nấy. Đừng tưởng được ông ấy bao che mà muốn làm gì thì làm đâu.
- Chị Trúc bảo con mang về, chị ấy bảo đã phần bà trước khi cả nhà ăn cơ. Bà có ăn không hay là để con vứt đi.
Nhung vừa nói vừa gắp lại mấy miếng cho vào trong túi bóng định vứt đi thật. Cô biết bà ấy thứ gì chẳng ăn được, nhưng cứ sẵng giọng với cô. Thấy Nhung sắp đổ đi, bà gọi với lại:
- Của cái Trúc cho thì tao ăn, chứ là ngữ mày, bà không thèm.
Nói rồi, Cô lấy cho bà ăn, bà ấy ăn hết nhẵn nửa nắm xôi , thịt gà, vài cái nem rán. Đến đoạn chỉ còn một miếng thịt gà ai đó đã cắn dở, Nhung gói lại định vứt thì bà Thuấn lại bảo:
- Sao miếng đấy mày vứt đi,phí! Gỡ ra tao ăn nốt.
Ừ thì đấy!khô g ăn đồ thừa!ấy thế mà nửa miếng thịt gà bà cũng không tha . Chẳng nói gì, Nhung xé hết miếng cuối cùng cho bà ăn đỡ phí . Nhìn cái miệng nhai top tép của bà, cô không dám tin một người đàn bà không mấy gì là ác độc , ấy thế mà tâm địa bên trong bẩn tính vô cùng. Chẳng thế mà cứ mỗi lần đang quát tháo, có Nam ở nhà bà lại không dám chửi cô to. Sợ con trai bà nghe thấy sẽ biết được cái sự thật bẩn thỉu về bà. Nếu mẹ Nhung là người không ngay thẳng, thì chắc cũng chẳng sống được yên ổn với bà ấy...
Nhung bây giờ chưa lớn hẳn nhưng cũng chẳng phải bé bỏng gì nữa. Huống chi đã bị đi ở từ bé , cô nhận ra cái bộ mặt xã hội này không đơn giản như cô từng nghĩ. Và, bây giờ cô cũng loáng thoáng biết yêu rồi đấy, cũng gần hai mươi rồi chứ ít gì, nhiều đứa đã lấy chồng rồi. Cô cảm giác được bản thân mình với Nam thực sự có gì đấy bồi hồi lắm. Tuy cô vẫn nhớ ngày xưa hắn tỏ tình, rồi thẳng thừng nói rằng chỉ đùa tí cho vui. Nhưng bây giờ, cô thấy cảm giác đấy hoàn toàn khác. Nhưng cảm xúc cứ bồi hồi, rung động khiến đứa bé con ngày nào cảm thấy như xao xuyến vô cùng...
- Nhung này!xuống đây bố bảo.
Ông Thuấn vừa nghe điện thoại xong của ai đó có vẻ khá lo lắng, gọi cô xuống nhà bảo;
.
. - Mẹ con đang ở trong bệnh viện, có lẽ là bị ốm. Dù gì con cũng là con gái bà ấy, giờ lại không có người, chi bằng, con đến chăm mẹ một thời gian. Sáng cứ đi học bình thường ,rồi để bố sắp xếp công việc trông hộ, chiều về con lên viện với mẹ. Việc ở nhà ,lâu lâu làm cũng đc, nấu cơm thì đã có thằng Nam ...
Ông Thuấn biết rõ Nhung đang còn ghét mẹ lắm. Nhưng suy cho cùng, bà ấy là người dứt ruột đẻ cô ra, không thể vì điều gì mà thay đổi được. Nhung gật đầu, chuẩn bị đồ rồi đi đến bệnh viện.
Bệnh viện buổi tối tuy không đông đúc như ban sáng, nhưng vẫn khiến người ta cảm giác lạnh sống lưng . Ông Thuấn cứ cun cút xách đồ đi trước tìm phòng. Nhung cảm nhận được sự lo lắng , quan tâm của ông ấy dành cho bà:
- Bố này!Con hỏi bố một câu nhớ!bố còn thích mẹ con không?
Giọng nói ngập ngừng đằng sau lưng khiến ông giật mình rồi dừng hẳn bước chân. Nhìn mặt ông, ông đang đấu trí nội tâm rất dữ dội. Sau cùng, ông mỉm cười rồi phân trần, như đang cố gắng giải thích:
-Nếu nói là không còn thương thì bố đang nói điêu đấy con ạ. Tình cảm con người mà, đâu phải gỗ đá mà ngày một ngày hai đã vội vàng quên nhanh được . Nhưng bố khẳng định với con, hiện tại bố và bà ấy chỉ như những người bạn giúp đỡ nhau lúc khó khăn thôi ....
.
Nói xong, ông lại vội vã đi, bóng ông cao lênh khênh đổ dài dưới ánh đèn điện vàng. Nhung thật ngưỡng mộ tình cảm đặc biệt này. Không phải tình nhân, không phải là bạn bè , có lẽ đây nên gọi là tri kỉ.
Lúc đi thì cảm giác rất bình thường, ấy thế mà khi sắp vào phòng gặp mẹ, Nhung lại căng thẳng đến lạ . Từ khi cả nhà cô dọn lên thành phố ở, bỏ cô lại một mình, cô cũng hận lắm chứ, từ lúc ấy cô cũng không gọi một cuộc điện thoại nào, và mẹ cô gọi được dăm ba lần không nhấc máy cũng thôi luôn . Nhưng bây giờ, không muốn cũng phải vào thôi. Ông thuấn lấy tay đẩy đẩy cô ra hiệu vào . Nhung hít vào một hơi thật sâu rồi kéo cửa nhẹ nhàng.
Bên trong, bà Mai đang nằm, đôi mắt nhắm hờ mệt mỏi. Cái mà cô không thể tin vào mắt mình ấy là mái tóc trước kia dài óng ả của bà giờ đây lởm chởm trên đầu như chó gặm, chỗ kia dài, chỗ này ngắn cụt trông rất chi là buồn cười. Không chỉ thế, bên gần thái dương còn có một vệt khâu dài sâu hút. Trên người chi chít những vết bầm tím, máu vẫn còn rơm rớm mới khô. Hàng lông mày nhíu lại ắt hẳn bà đang đau đớn lắm. Tự nhiên ,thấy mẹ thế này, Nhung lại mơ hồ liên tưởng đến một trận đánh ghen của mấy bà giang hồ hung hãn cắt tóc, đánh đập rồi kéo lê mẹ cô trên hè phố bêu riếu ...Nghĩ tới đây, cô rùng mình sợ hãi không dám nghĩ tiếp nữa...
Nhìn thấy mẹ như thế này rồi, nhưng Nhung không dám đến và ôm lấy mẹ một cái rồi hỏi mẹ lí do vì sao. Cô còn không dám đến gần bà, lặng lẽ ra ghế ngồi suy tư. Cô sợ đối diện với mẹ lúc này, vì nếu mẹ cô mà giống như cái suy diễn của cô ban nãy, thì hình tượng một người mẹ tảo tần ,chịu thương chịu khó ,hi sinh cho chồng con của mẹ cô tan biến hết. Thay vào đó là sự kinh tởm và hận thù bà ấy đến tột cùng. Bà Mai hay dạy con"Nếu ai đó giúp đỡ hay nhận, nhưng đừng quên ơn nghĩa. Nếu ai cho tiền một cách vô cớ, hãy từ chối. Bản thân mình có tay có chân , đừng ỉ nại mà mang nợ, giấy rách phải giữ lấy nề...". Ừ đấy, những câu dậy con về đạo làm người Nhung còn nhớ như in, chắc nó cũng chỉ là trên lí thuyết thôi . Nhưng dù sao, cô cũng không mong đấy là sự thật.
Tiếng đặt cái cặp lồng cháo ô g Thuấn vừa mua ở cổng viện vào thì bà Mai thức giấc. Bà ngó nghiêng thấy con gái cùng ông Thuấn ngồi đây thì giật mình vùng dậy. Đang muốn nhấc người lên thì có vẻ bà đang rất đau ở phía dưới ,tay bà nắm chặt lấy cái chăn ,mặt bà nhăn nhó rồi lại nằm bẹp xuống. Ông Thuấn thấy thế vội vàng đỡ bà , miệng luôn mồm hỏi han xem bà đau ở đâu nhưng bà lắc đầu. Thấy con gái đã lớn hơn , trông ra dáng thiếu nữ thật rồi, bà cười tươi rói. Nhung đứng dậy, cô lạnh lùng hỏi mẹ:
- Mẹ giải thích đi,lí do gì mà mẹ bị bầm dập , tóc tai lại cụt lủng thế này.
Bà Mai thấy con gái hỏi liền lúng túng. Bây giờ bà mới nhớ đến mái tóc lởm chởm của mình. Mắt bà nhìn qua chỗ khác rồi cụp hẳn xuống tránh Nhung như có vẻ khó nói lắm. Thái độ bà thế này, cô càng tin rằng suy nghĩ mình là đúng. Nhung cười, nhưng bất giác một giọt nước mắt vô tình chảy xuống gò má bị cô quệt vội vàng...
- Chị Trúc bảo con mang về, chị ấy bảo đã phần bà trước khi cả nhà ăn cơ. Bà có ăn không hay là để con vứt đi.
Nhung vừa nói vừa gắp lại mấy miếng cho vào trong túi bóng định vứt đi thật. Cô biết bà ấy thứ gì chẳng ăn được, nhưng cứ sẵng giọng với cô. Thấy Nhung sắp đổ đi, bà gọi với lại:
- Của cái Trúc cho thì tao ăn, chứ là ngữ mày, bà không thèm.
Nói rồi, Cô lấy cho bà ăn, bà ấy ăn hết nhẵn nửa nắm xôi , thịt gà, vài cái nem rán. Đến đoạn chỉ còn một miếng thịt gà ai đó đã cắn dở, Nhung gói lại định vứt thì bà Thuấn lại bảo:
- Sao miếng đấy mày vứt đi,phí! Gỡ ra tao ăn nốt.
Ừ thì đấy!khô g ăn đồ thừa!ấy thế mà nửa miếng thịt gà bà cũng không tha . Chẳng nói gì, Nhung xé hết miếng cuối cùng cho bà ăn đỡ phí . Nhìn cái miệng nhai top tép của bà, cô không dám tin một người đàn bà không mấy gì là ác độc , ấy thế mà tâm địa bên trong bẩn tính vô cùng. Chẳng thế mà cứ mỗi lần đang quát tháo, có Nam ở nhà bà lại không dám chửi cô to. Sợ con trai bà nghe thấy sẽ biết được cái sự thật bẩn thỉu về bà. Nếu mẹ Nhung là người không ngay thẳng, thì chắc cũng chẳng sống được yên ổn với bà ấy...
Nhung bây giờ chưa lớn hẳn nhưng cũng chẳng phải bé bỏng gì nữa. Huống chi đã bị đi ở từ bé , cô nhận ra cái bộ mặt xã hội này không đơn giản như cô từng nghĩ. Và, bây giờ cô cũng loáng thoáng biết yêu rồi đấy, cũng gần hai mươi rồi chứ ít gì, nhiều đứa đã lấy chồng rồi. Cô cảm giác được bản thân mình với Nam thực sự có gì đấy bồi hồi lắm. Tuy cô vẫn nhớ ngày xưa hắn tỏ tình, rồi thẳng thừng nói rằng chỉ đùa tí cho vui. Nhưng bây giờ, cô thấy cảm giác đấy hoàn toàn khác. Nhưng cảm xúc cứ bồi hồi, rung động khiến đứa bé con ngày nào cảm thấy như xao xuyến vô cùng...
- Nhung này!xuống đây bố bảo.
Ông Thuấn vừa nghe điện thoại xong của ai đó có vẻ khá lo lắng, gọi cô xuống nhà bảo;
.
. - Mẹ con đang ở trong bệnh viện, có lẽ là bị ốm. Dù gì con cũng là con gái bà ấy, giờ lại không có người, chi bằng, con đến chăm mẹ một thời gian. Sáng cứ đi học bình thường ,rồi để bố sắp xếp công việc trông hộ, chiều về con lên viện với mẹ. Việc ở nhà ,lâu lâu làm cũng đc, nấu cơm thì đã có thằng Nam ...
Ông Thuấn biết rõ Nhung đang còn ghét mẹ lắm. Nhưng suy cho cùng, bà ấy là người dứt ruột đẻ cô ra, không thể vì điều gì mà thay đổi được. Nhung gật đầu, chuẩn bị đồ rồi đi đến bệnh viện.
Bệnh viện buổi tối tuy không đông đúc như ban sáng, nhưng vẫn khiến người ta cảm giác lạnh sống lưng . Ông Thuấn cứ cun cút xách đồ đi trước tìm phòng. Nhung cảm nhận được sự lo lắng , quan tâm của ông ấy dành cho bà:
- Bố này!Con hỏi bố một câu nhớ!bố còn thích mẹ con không?
Giọng nói ngập ngừng đằng sau lưng khiến ông giật mình rồi dừng hẳn bước chân. Nhìn mặt ông, ông đang đấu trí nội tâm rất dữ dội. Sau cùng, ông mỉm cười rồi phân trần, như đang cố gắng giải thích:
-Nếu nói là không còn thương thì bố đang nói điêu đấy con ạ. Tình cảm con người mà, đâu phải gỗ đá mà ngày một ngày hai đã vội vàng quên nhanh được . Nhưng bố khẳng định với con, hiện tại bố và bà ấy chỉ như những người bạn giúp đỡ nhau lúc khó khăn thôi ....
.
Nói xong, ông lại vội vã đi, bóng ông cao lênh khênh đổ dài dưới ánh đèn điện vàng. Nhung thật ngưỡng mộ tình cảm đặc biệt này. Không phải tình nhân, không phải là bạn bè , có lẽ đây nên gọi là tri kỉ.
Lúc đi thì cảm giác rất bình thường, ấy thế mà khi sắp vào phòng gặp mẹ, Nhung lại căng thẳng đến lạ . Từ khi cả nhà cô dọn lên thành phố ở, bỏ cô lại một mình, cô cũng hận lắm chứ, từ lúc ấy cô cũng không gọi một cuộc điện thoại nào, và mẹ cô gọi được dăm ba lần không nhấc máy cũng thôi luôn . Nhưng bây giờ, không muốn cũng phải vào thôi. Ông thuấn lấy tay đẩy đẩy cô ra hiệu vào . Nhung hít vào một hơi thật sâu rồi kéo cửa nhẹ nhàng.
Bên trong, bà Mai đang nằm, đôi mắt nhắm hờ mệt mỏi. Cái mà cô không thể tin vào mắt mình ấy là mái tóc trước kia dài óng ả của bà giờ đây lởm chởm trên đầu như chó gặm, chỗ kia dài, chỗ này ngắn cụt trông rất chi là buồn cười. Không chỉ thế, bên gần thái dương còn có một vệt khâu dài sâu hút. Trên người chi chít những vết bầm tím, máu vẫn còn rơm rớm mới khô. Hàng lông mày nhíu lại ắt hẳn bà đang đau đớn lắm. Tự nhiên ,thấy mẹ thế này, Nhung lại mơ hồ liên tưởng đến một trận đánh ghen của mấy bà giang hồ hung hãn cắt tóc, đánh đập rồi kéo lê mẹ cô trên hè phố bêu riếu ...Nghĩ tới đây, cô rùng mình sợ hãi không dám nghĩ tiếp nữa...
Nhìn thấy mẹ như thế này rồi, nhưng Nhung không dám đến và ôm lấy mẹ một cái rồi hỏi mẹ lí do vì sao. Cô còn không dám đến gần bà, lặng lẽ ra ghế ngồi suy tư. Cô sợ đối diện với mẹ lúc này, vì nếu mẹ cô mà giống như cái suy diễn của cô ban nãy, thì hình tượng một người mẹ tảo tần ,chịu thương chịu khó ,hi sinh cho chồng con của mẹ cô tan biến hết. Thay vào đó là sự kinh tởm và hận thù bà ấy đến tột cùng. Bà Mai hay dạy con"Nếu ai đó giúp đỡ hay nhận, nhưng đừng quên ơn nghĩa. Nếu ai cho tiền một cách vô cớ, hãy từ chối. Bản thân mình có tay có chân , đừng ỉ nại mà mang nợ, giấy rách phải giữ lấy nề...". Ừ đấy, những câu dậy con về đạo làm người Nhung còn nhớ như in, chắc nó cũng chỉ là trên lí thuyết thôi . Nhưng dù sao, cô cũng không mong đấy là sự thật.
Tiếng đặt cái cặp lồng cháo ô g Thuấn vừa mua ở cổng viện vào thì bà Mai thức giấc. Bà ngó nghiêng thấy con gái cùng ông Thuấn ngồi đây thì giật mình vùng dậy. Đang muốn nhấc người lên thì có vẻ bà đang rất đau ở phía dưới ,tay bà nắm chặt lấy cái chăn ,mặt bà nhăn nhó rồi lại nằm bẹp xuống. Ông Thuấn thấy thế vội vàng đỡ bà , miệng luôn mồm hỏi han xem bà đau ở đâu nhưng bà lắc đầu. Thấy con gái đã lớn hơn , trông ra dáng thiếu nữ thật rồi, bà cười tươi rói. Nhung đứng dậy, cô lạnh lùng hỏi mẹ:
- Mẹ giải thích đi,lí do gì mà mẹ bị bầm dập , tóc tai lại cụt lủng thế này.
Bà Mai thấy con gái hỏi liền lúng túng. Bây giờ bà mới nhớ đến mái tóc lởm chởm của mình. Mắt bà nhìn qua chỗ khác rồi cụp hẳn xuống tránh Nhung như có vẻ khó nói lắm. Thái độ bà thế này, cô càng tin rằng suy nghĩ mình là đúng. Nhung cười, nhưng bất giác một giọt nước mắt vô tình chảy xuống gò má bị cô quệt vội vàng...
Bình luận facebook