-
Chương 22: Đáp án
Câu trả lời đã hiển hiện trước mắt, như cái kim trong bọc lộ ra. Chúng ta không thể thoát ly hẳn bóng tối, nhưng có thể chọn cách vươn tới ánh dương.
Về đến nhà, tôi uống hai viên thuốc an thần rồi đổ thẳng xuống giường ngủ li bì.
Khi tỉnh dậy, đầu tôi rất nặng, người mệt rũ, không hiểu vì sao ban ngày ban mặt mình lại nằm trên giường mà ngủ thế này. Một lát sau mới nhớ ra đầu đuôi câu chuyện, đột nhiên rất muốn uống tiếp hai viên an thần nữa. Tôi mệt mỏi quá rồi! Nhưng cuối cùng vẫn không thể buông thả bản thân.
Tôi bò dậy, rửa mặt xong thì chạy đến bệnh viện. Ra khỏi thang máy, tôi trông thấy Tống Dực và Lục Lệ Thành đứng cạnh nhau bên cửa sổ, không ai nói chuyện với ai, người nào người nấy kẹp một điếu thuốc trên tay. Ánh nắng vốn rực rỡ, nhìn qua màn khói lững lờ bỗng lại biến thành u ám.
Nghe tiếng bước chân, Lục Lệ Thành ngoái đầu lại. Tôi hỏi:
– Ma Lạt Thang tỉnh chưa?
– Tỉnh rồi, nhưng không chịu gặp chúng tôi.
Tôi gật đầu, băng qua bên họ, vừa đẩy cửa phòng bệnh thì bà Vương đang gà gật lập tức cảnh giác ngồi dậy. Nhận ra tôi, bà dịu nét mặt, lại ngả mình ra lưng tựa. Tôi lại gần giường bệnh. Ma Lạt Thang nghe tiếng ngoảng mặt ra, “Mẹ ạ?”. Tôi đờ người, nghi hoặc nhìn bà Vương, bà rân rấn nước mắt:
– Tô Mạn đến thăm con đấy!
Lúc này tôi đã bước tới bên giường, Ma Lạt Thang mỉm cười:
– Ồ, con nhận ra rồi.
Tôi cúi mình xuống hỏi:
– Bà cảm thấy thế nào?
– Rất ổn.
Nhìn nụ cười của cô, tôi muốn òa khóc, lại muốn quát lên giận dữ. Rất ổn? Thế này là rất ổn sao? Nhưng chỉ đành im lặng. Ma Lạt Thang nói:
– Mẹ ơi, con muốn ở riêng với Mạn Mạn.
Bà Vương đứng ngay dậy:
– Được, hai đứa nói chuyện, mẹ xuống nhà đi loanh quanh một lát.
– Mẹ…
– Gì? – Bà Vương đã đặt tay lên cửa.
– Đừng mắng Tống Dực nữa.
Bà Vương miễn cưỡng, “Không đâu”.
Đợi mẹ đóng hẳn cửa lại rồi, Ma Lạt Thang mới mỉm cười lắc lắc tay tôi:
– Trong phòng chỉ còn lại hai đứa mình phải không?
– Ừ. Bà có nhìn thấy tôi không?
– Có. Nhưng đằng xa thì không rõ, lại gần mới nhìn được. – Cô cười – Nằm xuống cạnh tôi đi nào!
Tôi cởi giày, rúc vào nằm cạnh cô. Cô hỏi:
– Tống Dực vẫn ở bên ngoài à?
– Ừ.
– Kỳ thực tôi không hận anh ấy đâu, lát nữa bà ra nói một tiếng, bảo anh về đi!
– Muốn nói bà tự đi mà nói.
Ma Lạt Thang nhéo tai tôi:
– Tôi biết trong lòng bà giận lắm. Nhưng bà nghĩ xem nhé! Cách đây sáu năm tình trạng tôi đúng như thế này, đây mới chính là bộ dạng vốn có của tôi đấy! Ông trời không dưng cho tôi sáu năm qua để tôi quen biết bà, để hai chúng ta cùng rong chơi bao nhiêu nơi như thế, đáng lắm rồi!
– Đáng cái con khỉ! Tôi còn rất nhiều nơi chưa đi.
Ma Lạt Thang cười suốt, tôi thì khóe mắt ướt lệ, phải len lén chùi đi. Cô hỏi:
– Mạn Mạn, bà vẫn thích Tống Dực chứ?
Tôi thành thật trả lời:
– Thích, nhưng bây giờ lẫn cả ghét. Còn bà?
Ma Lạt Thang lộ vẻ lúng túng:
– Tôi không rõ. Khi phát hiện ra Tống Dực là bạn trai của Hứa Thu, tôi cảm thấy anh ta cũng khả ố y như ba tôi vậy. Muốn làm kẻ si tình ư? Không ai ngăn anh ta cả, nhưng đừng gây hại cho người khác. Tôi, một thanh niên có tiền đồ rộng mở, một chủ nhân e ấp chớm nở của Bắc Kinh, tại sao phải hồ đồ đóng bộ phim sến súa như vậy cùng anh ta? Bấy giờ nếu có mặt Tống Dực bên cạnh, nhất định tôi sẽ giáng cho mấy cái bạt tai lệch người.
Tôi nghe mà dở khóc dở cười:
– Bây giờ thì sao?
– Bây giời không còn cảm giác gì nữa. Tưởng đâu là một giấc mơ. Khi không nhìn thấy, thì tôi khao khát muốn biết mặt người đó, Thượng đế bèn để tôi thỏa nguyện, rồi tôi lại không trông thấy nữa. – Ma Lạt Thang cười khanh khách – Tống Dực thật thảm hại! Vốn dĩ là một cái bánh thơm phưng phức, bỗng nhiên đều bị chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ.
Tôi cũng cười:
– Xin lỗi! Lẽ ra tôi nên nói sớm là tôi thích Tống Dực.
– Không sao. Với việc đã qua thì ai cũng sáng suốt lắm. Nhưng hễ đang trong cuộc, thì chúng ta lại đều cho rằng mình đã đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất rồi.
Tôi cầm tay cô:
– Ma Lạt Thang, trước mặt bố tôi, bà đã hứa sẽ bầu bạn với tôi trọn đời đấy!
Mắt cô ánh lệ:
– Bà thật tốt bụng, sẽ có rất nhiều người muốn làm bạn của bà, muốn chơi với bà.
– Bọn họ sẽ không chịu để tôi khua dậy lúc bốn giờ sáng mà không gắt gỏng, lại còn trò chuyện với tôi đâu. Cũng không giúp sấy tóc, sơn móng tay lúc tôi bị cảm nặng đâu.
Ma Lạt Thang im lặng, tôi nhẹ nhàng nói:
– Ma Lạt Thang, đừng bỏ tôi!
Mắt cô rớm lệ, nhưng khuôn mặt lại rạng nụ cười:
– Bà tưởng tôi muốn rời xa thế giới tươi đẹp này ư? Bị Tống Dực coi là thế thân của Hứa Thu, tôi thấy tổn thương lắm, nhưng tôi không định liều thân vì họ, không đáng mà! Hai người ấy, một người tôi ghét, một người hoàn toàn không thích tôi, việc gì tôi phải quên mình vì họ chứ? Chỉ có điều, dù tư tưởng đã thông đến đâu thì tôi cũng vẫn bất lực, vẫn không thể khống chế được hiệu lệnh ở nơi sâu thẳm tiềm thức mình, rằng tôi ghét con người đê tiện đó. Tuy vậy bà yên tâm, ba tôi là ai chứ? Hứa Trọng Tấn đấy! Giậm chân một cái là vang vọng cả thành Bắc Kinh. Tuy ông không thích tôi, nhưng tôi đã là đứa con gái duy nhất của ông rồi, ông sẽ phải tìm cách thôi. Mà bà đừng nói với cái tên tai ương Tống Dực đó vội, để anh ta ăn năn hối cải một thời gian đã.
Tôi yên tâm, mỉm cười véo môi cô:
– Cái miệng này!
Cô cười, ngả đầu tới gần, người nhích lại sát người tôi. Hai đứa nằm đầu áp đầu, cảm giác bình yên vì có nơi nương tựa.
Ban ngày mà uống thuốc để ngủ, thì giấc ngủ thường không sâu, nhưng nằm nói chuyện vu vơ với Ma Lạt Thang một lúc, tôi lại lơ mơ ngủ thiếp đi được. Khi choàng tỉnh, nhận ra ông Hứa và bà Vương đang ngồi trong phòng, tôi lúng túng nhảy vội xuống xỏ giày. Ma Lạt Thang nghe động thức dậy, mơ màng gọi: “Mạn Mạn?”
– Đây.
Cô cười:
– Tôi nằm mơ, mơ thấy hai đứa đi chơi hộp đêm, gặp một gã, người ngợm ngon giai…
Tôi nhanh tay bịt miệng cô, cười khan với ông bố:
– Cháu chào bác Hứa!
– Chào cháu! – Ông mỉm cười.
Ma Lạt Thang tức thì tắt cười, đanh mặt nhắm mắt lại. Tôi nói với cô: “Mai tôi lại đến thăm”, rồi chào ông bố bà mẹ và rời khỏi phòng bệnh. Tống Dực và Lục Lệ Thành vẫn đứng ngoài hành lang. Trông thấy tôi, Lục Lệ Thành liền trỏ đồng hồ đeo tay của mình:
– Cô có biết cô ở trong ấy bao lâu không?
Tôi đang định đáp thì cửa phòng bệnh lại mở, ông Hứa bước ra, Lục Lệ Thành và Tống Dực liền đứng lên. Lục Lệ Thành chào “Chú Hứa!”, Tống Dực thì cúi mặt im lặng. Ông Hứa gật đầu với Lục Lệ Thành, đoạn hỏi tôi:
– Chúng ta tìm chỗ nào nói chuyện một lát, được không?
Tất nhiên là tôi đáp, “Được ạ”.
Ông đi trước, tiến vào một phòng họp nhỏ kế bên phòng bệnh đóng cửa, rồi rót cho tôi cốc nước:
– Ban nãy trông thấy cháu với Tiểu Liên ngả đầu vào nhau mà ngủ, tôi ngỡ như được ngắm chính hai đứa con gái của mình. Nhưng thật ra, Tiểu Thu và Tiểu Liên chưa bao giờ thân mật như vậy cả.
Tôi không biết nói gì, chỉ cúi mặt uống nước.
– Chắc Tiểu Liên cũng kể ít nhiều chuyện của chị nó cho cháu nghe phải không?
Tôi thận trọng đáp:
– Có nói chút chút ạ.
Như thấu suốt sự e ngại trong tôi, ông Hứa thoáng cười:
– Trước đây tôi thích gọi Tiểu Liên là Liên Sương, nhưng sau cuộc phẫu thuật, tôi không nói là Liên Sương nữa. Tiếc rằng suốt ngày nó gây gổ với tôi, chưa bao giờ nhận ra sự thay đổi đó cả.
Tôi vỡ lẽ, bèn thiết tha hỏi ông:
– Chính bác chủ định không để Ma Lạt Thang biết quả thận ghép là của Hứa Thu, phải không?
Ông gật đầu:
– Hiện giờ tình trạng của Tiểu Liên rất nguy kịch, phản ứng bài trừ vô cùng dữ dội. Cách đâu sáu năm, khi nó suy thận, phải hơn nửa năm thị lực mới sa sút đến độ không nhìn thấy gì. Nhưng bây giờ, phát bệnh từ hôm qua đến nay, mới chỉ một ngày mà mắt nó gần như mất đi ánh sáng. Bác sĩ đã hỏi han khắp nước để tìm quả thận thích hợp, nhưng đằng nào cũng là thận người, không thể nói mua là mua ngay được, tôi sợ rằng cho dù có cách thì cũng không kịp nữa.
Hy vọng vừa nhen nhóm vụt tắt, cốc tuột xuống đất, nước bắn ướt giày, nhưng tôi không còn cả sức để nhích chân đi. Vẻ mặt ông Hứa rầu rĩ:
– Hôm nay tôi ngồi ở nhà, cứ nghĩ mãi vấn đề này. Bất kể y học có giải thích ra sao, tôi cảm thấy nguyên nhân kết quả cũng vẫn ở Tiểu Liên mà thôi. Có lẽ nó không muốn như vậy, nhưng đại não đã trung thực chấp hành ý muốn thiết tha trong đáy lòng. Nó thống hận và kháng cự thận của Tiểu Thu.
Đối với một người cha, nỗi đau đớn lớn nhất là con cái trở mặt, là người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, người đàn ông này đã phải nếm trải cả hai, tôi muốn nói đôi câu, nhưng lời lẽ bỗng đều nhợt nhạt. Ông đặt một cuốn sổ xuống trước mặt tôi:
– Đây là nhật ký của Tiểu Thu. Quyển sổ này vốn do mẹ nó để lại, từ khi biết viết nó đã quen dốc hết vui buồn mừng giận của mình với nhật ký. Thói quen này vẫn duy trì cho tới trước ngày nó gặp tai nạn.
Nghi vấn trong lòng tôi cuối cùng cũng được tháo gỡ:
– Bác biết mọi chuyện Hứa Thu đã gây ra với Ma Lạt Thang hồi nhỏ rồi à?
Ông lặng lẽ gật đầu, mắt đầy chua xót và ăn năn.
– Nhưng mà, cháu không hiểu vì sao phải đưa nhật ký cho cháu? Muốn cháu nói cho Ma Lạt Thang biết bác thấu hiểu mọi nỗi khổ cô ấy từng chịu đựng ư? Vì sao bác không trực tiếp nói với cô ấy?
– Tôi đã mất một đứa con gái, không muốn mất thêm một đứa nữa, nhất là mọi “quả báo” hôm nay đều do “giống ác” tôi gieo xuống năm ấy. Trước khi cưới A Vân, nếu tôi bàn bạc kỹ với Tiểu Thu, hỏi ý kiến nó, chú ý bảo vệ tâm lý của nó, có lẽ nó sẽ không căm hận Tiểu Liên đến vậy. Nếu tôi phát hiện được từ sớm Tiểu Thu là đứa trẻ thế nào để kịp thời giáo dục, có lẽ cũng không gây ra tai nạn xe cộ về sau. Nếu tôi làm hết trách nhiệm của người cha với Tiểu Liên, tinh thần nó sẽ không bị ức chế nhiều năm như thế, có khi cũng chẳng suy thận bao giờ. Tôi rất muốn tháo gỡ mối uất hận kết trong lòng Tiểu Liên, nhưng không biết làm thế nào. Băng đóng dày ba thước không chỉ do cái lạnh một ngày, vực thẳm ngăn cách tôi và Tiểu Liên gần ba mươi năm nay không phải bảo tôi cố gắng là có thể lập tức hóa giải. Tôi đưa cuốn sổ này cho cháu, là gửi gắm hy vọng cuối cùng vào cháu đấy. Mong cháu giữ con bé lại!
Người đàn ông ngồi trước mặt tôi đã cởi bỏ hết lớp áo lộng lẫy thế tục, chỉ còn là một ông bố tóc bạc sớm, trơ trọi bi thương. Tôi ôm nhật ký vào lòng, kiên định nói:
– Cháu sẽ giữ cô ấy lại, vì cháu cũng không thể chịu đựng được việc mất thêm người thân nào nữa.
Tôi và ông Hứa lần lượt bước ra khỏi phòng. Ông tạm biệt Lục Lệ Thành rồi quay trở lại phòng bệnh. Tôi ngồi xuống cạnh Tống Dực:
– Ma Lạt Thang gần như không trông thấy gì nữa rồi, thận đang suy với tốc độ đáng sợ. Cứ đà này, e rằng không thể đợi đến lúc có thận thích hợp được.
Tống Dực đờ đẫn nhìn tôi, đôi mắt từng long lanh sôi nổi nay nhuốm màu tro đục của tử khí. Chỉ tích tắc, bao nhiêu oán hờn đều tiêu tan. Đúng như Ma Lạt Thang nói, chúng ta đều không tiên đoán được chuyện mai sau, mà chỉ đưa ra những lựa chọn thích hợp với hoàn cảnh, có thể lầm lẫn đấy, nhưng trung thành với con tim mình.
– Cô ấy không trách anh đâu.
Bàn tay Tống Dực cuộn lại đau khổ, khớp ngón tay trắng bệch. Tôi ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:
– Lúc mới biết anh và Ma Lạt Thang ở bên nhau, em tê tái đến nỗi chỉ muốn biến mất khỏi thế gian này. Nhưng dù buồn khổ đến đâu, em vẫn chưa một lần trách anh. Điều em luôn khúc mắc là anh đã bao giờ yêu em chưa, từ đầu đến cuối chưa hề yêu, chỉ bị em làm cảm động, hay cũng từng yêu chút xíu, nhưng gặp Ma Lạt Thang là quên luôn. Thật ra nội dung thế nào không quan trọng, quan trọng là phải có câu trả lời, mong anh nói rõ ràng cho em biết.
– Tô Mạn, đến giờ mà cô vẫn còn vương vấn những chuyện ấy ư? – Mắt Lục Lệ Thành lộ rõ thất vọng và chua chát.
Tôi không trả lời anh ta, tiếp tục nói với Tống Dực:
– Mong anh suy nghĩ cho kỹ về chuyện giữa anh và Ma Lạt Thang. Anh đối tốt với cô ấy là vì đôi mắt giống Hứa Thu, vì quả thận của Hứa Thu, hay có một chút nào đấy vì bản thân Ma Lạt Thang? Đáp án vốn dĩ không quan trọng, quan trọng là anh phải nhìn cho rõ lòng mình. Tống Dực, anh biết không? Chúng em đều thật dạ yêu anh, nếu mất anh, chúng em sẽ đau khổ, sẽ khóc lóc, tuy nhiên cái đẹp ở đời không chỉ có tình yêu, đau khổ khóc lóc qua rồi, lại dũng cảm đi tiếp được thôi, nhưng chúng em cần rạch ròi với quá khứ, với tất cả những thứ đã phải chân thành bỏ ra. Đáp án sẽ đóng vai trò dấu chấm, giúp chúng em kết thúc giai đoạn này, bắt đầu một giai đoạn mới.
Tôi đứng lên cất bước đi, đầu không ngoảnh lại. Lục Lệ Thành chạy theo:
– Về nhà à?
– Tôi đi mua lon cà phê đã.
– Làm gì?
– Nghiên cứ tài liệu chữa bệnh.
Anh liếc cái túi tôi ôm trong ngực, không nói năng gì.
Về đến nhà, tôi ngồi vào bàn, vặn đèn lên, bên trái là hộp bánh quy, bên phải là cốc cà phê, lấy nhật ký định giở ra, nhưng lại e dè.
Tôi bước tới cửa sổ, nhìn xuống đô thành phồn hoa huyền ảo.
Trong quyển nhật ký này, tôi không chỉ nhìn thấy Ma Lạt Thang, mà sẽ nhìn thấy cả Tống Dực. Từ năm mười bảy đến hai mươi tám, có bảy năm hình bóng anh khuyết khỏi đời tôi.
Khi thấy nỗi đau khổ kìm nén trong đáy mắt Tống Dực, thấy nụ cười ôn hòa nhưng giá lạnh, thấy cử chỉ lịch thiệp nhưng xa cách của anh, rất nhiều lần tôi muốn tìm biết bảy năm ấy đã xảy ra những chuyện gì. Tôi muốn biết bí mật bị thời gian vùi lấp kia, nhưng khi đáp án bày ra trước mặt, thì tôi lại lo ngại.
Một lúc lâu sau, tôi mới quay vào phòng khách, rót cho mình một ly rượu, có lẽ tôi sẽ cần đến nó.
Khóa cửa lại, ngồi xuống trước bàn, tôi giở trang đầu tiên của nhật ký.
Cả trang dán đầy nhưng tấm ảnh đen trắng cỡ 34, 46 của cùng một người phụ nữ. Dung nhan rất bình thường, nhưng khí chất nổi trội thần thái hiên ngang, là trang cân quắc mà chẳng kém bậc tu mi. Nến giấy dán ảnh đã ố vàng, có bức ảnh còn nhăn nheo như đã từng ngấm nước.
Tôi tưởng chừng trông thấy trước mặt mình, một cô bé đang rúc trong phòng riêng, vừa xem ảnh vừa lặng lẽ rơi lệ, nước mắt nhỏ xuống mặt ảnh.
Mẹ yêu dấu nhớ thương ơi! Sao mẹ nỡ rời xa con yêu của mẹ? Dù lòng yêu thương của ba lớn lao đến đâu cũng không bao giờ bù đắp được sự thiếu thốn tình mẹ, mà sắp tới ba cũng không còn thuộc về mình con nữa rồi. Ba sắp cưới một người đàn bà, có con với mụ ta, ba sẽ yêu bọn họ.
Tôi lật trang sau.
Vì sao mình phải gọi mụ đó là mẹ? Không! Mình chỉ có một mẹ mà thôi! Lẽ nào ba đã quên mẹ rồi? Người ta nói mụ này xinh đẹp hơn mẹ. Không thể nào! Mẹ mới là người đẹp nhất. Mẹ ơi, cho dù cả thế giới có quên lãng mẹ, thì vẫn còn con nhung nhớ mẹ hoài!
Tan học về nhà, phát hiện chiếc ghế của mẹ đã biến mất. Mụ kia nói ghế cũ quá, đúng lúc có người thu mua đồng nát đi qua, bèn bán luôn. Ba nghe vậy không phản ứng gì. Tôi hận các người! Chiếc ghế đó là do mẹ mua, là ghế mẹ từng ngồi, lẽ nào ba đã quên?
Ba mua hai chiếc váy kiểu dáng giống nhau, cỡ lớn cho mình, cỡ nhỏ cho con ranh. Con ranh rất vui, mặc xong chạy lại giục mình thử, nó gọi mình là “chị”. Mình là chị nó ư? Không phải! Mình cấm nó gọi mình là chị lần nữa. Nó không hiểu, ngớ ngẩn nói, “Nhưng chị đúng là chị em mà”. Mình không thèm đếm xỉa, đợi nó đi rồi bèn cố ý đổ mực ra váy cho bẩn hết lên. Mẹ chỉ có mỗi một đứa con là mình thôi! Con ranh lại rủ rỉ với ba, muốn nhường chiếc váy của nó cho mình. Đồ tối dạ! Ngốc nghếch! Dốt nát y như mẹ nó! Lẽ nào không nhận ra mình lớn hơn nó sao?
Con ranh lên gác, bước đi chập chững, mình mắng nó ngu mà nó còn cười toe. Đúng là một đứa đần độn thảm hại, bằng ngần này tuổi mình đã thuộc lòng ít nhất ba trăm bài thơ Đường rồi.
Tối hôm qua vào nhà vệ sinh, lúc đi ngang phòng ba, nghe bên trong có tiếng thì thào, đột nhiên mình muốn tìm hiểu xem họ đang làm gì, bèn áp tai vào cửa, nghe thấy mụ đàn bà vừa cười vừa thở hổn hển. Họ đang làm gì? Nhất định chẳng phải việc gì tử tế! Đúng là mụ đàn bà xấu xa! Khi quay về phòng, mình lén đổ keo lên tóc con ranh, sáng ra tóc dính cứng cả lại, nó khóc oai oái vì đau.
Trông thấy mụ đàn bà đó ôm ba, mình rất buồn, muốn khóc mà không khóc được. Mình chạy xuống lầu, con ranh đang ngồi vẽ trên sàn nhà, trông thấy mình thì gọi “Chị ơi”, mình tới gần, xô nó ngã nhào ra đất, cảnh cáo nó rằng nếu còn gọi chị nữa thì mình sẽ đánh chết. Nó òa khóc, mình chạy biến đi, nhưng vừa chạy vừa khóc.
Khi đến gặp cô giáo, mụ đàn bà đó tự nhận là mẹ mình. Mình muốn nói không phải đâu, nhưng không nói được, mà còn ngoan ngoãn đứng bên cạnh mụ, mình sợ người ta nói mình mất dạy. Ba kể rằng mẹ là người phụ nữ có khí chất và có phong thái nhất trên đời này, làm sao mình dám để người ta nói mình là mất dạy được cơ chứ?
Con ranh làm toán, đến hỏi bài mình, mình cười bảo, mày ngu lắm biết không, bài đơng giản thế này, hễ là người thì đều làm được cả. Nó nhệch mồm chực khóc, mình bèn giơ bức tranh được giải cho nó xem, lại trỏ tranh của nó rồi bảo, xấu kinh, đừng treo cạnh tranh tao, tao xấu hổ lắm. Nó trào nước mắt tự xé tranh đi, vứt cả bút sáp, nói với mụ kia là nó không thích vẽ nữa.
Trước mặt mọi người, mình thường gọi con ranh là “em”, thiên hạ bèn nói với lũ con rằng, nhìn Hứa Thu nhà người ta kìa, ra dáng chị chưa! Con ranh không gọi mình là “chị” nữa, mình có hài lòng không? Không! Vì sao? Không rõ. Mình nên hài lòng mới đúng! Ừ, mình phải hài lòng!
Ba và mụ đàn bà đó ra ngoài dùng cơm, trong nhà chỉ còn mình và con ranh. Con ranh ăn tối xong thì xem vô tuyến, trước đây nó rất thích vẽ tranh, còn thích múa may, giờ đều bỏ hết rồi. Bây giờ nó biến thành một đứa chẳng làm gì cả, chỉ biết thu lu trên sô pha xem vô tuyến. Mình ở trong phòng vẽ tranh, vẽ thế nào lại thành ra đúng chân dung con ranh ấy.
Trong nhật ký kẹp một bức phác họa, một cô bé cặm cụi vẽ, góc tranh là chữ ký Hứa Thu. Cả nét vẽ và nét chữ đều toát lên tài hoa rực rỡ của tác giả.
Từ lúc bị mình cười nhạo trước mặt đám bạn cùng lớp, con ranh bắt đầu lẩn trốn mình. Thật vô vị! Mình quyết định đổi cách chơi.
Mình mua hai con búp bê rơm, nói với con ranh rằng mỗi chị em một con, mắt nó sáng bừng, rất hứng khởi, dè dặt hỏi mình thật ư? Mình thân thiện nói, thật, sau đó rủ nó cùng tưới nước, bảo để rơm mọc xem tóc búp bê nào dài hơn. Nó sướng rơn!
Mình chia nửa đống kẹo cho con ranh, mụ đàn bà và nó đều hứng chí, mình cũng hứng chí, thấy hai mẹ con thảm hại quá đi, dăm ba cái kẹo đã đủ mua niềm vui của họ rồi.
Mình bảo con ranh có thể gọi mình là “chị”, nó rất phấn khởi, cứ hỏi đi hỏi lại, thật ư? Mình nói thật, nó bèn gọi thử, mình đáp lời, cả hai cùng cười.
Trường tổ chức cuộc thi ngâm thơ, mình cổ vũ con ranh tham dự, con ranh nói không thi được, mình bảo được, giọng em rất truyền cảm mà, không vấn đề gì đâu, con ranh bèn đi đăng ký.
Kế hoạch của mình vậy là thành công. Hôm thi ngâm thơ, con ranh được một phen bẽ mặt trước toàn trường, khán giả cười ầm lên, ở bên cánh gà mình cũng cười. Mình ngỡ nó sẽ khóc, nhưng nó chỉ nhìn mình, khiến tiếng cười của mình nghẹn lại, song nghĩ thật vô lý, nên vẫn tiếp tục cười. Con ranh ném bỏ búp bê rơm, mình cũng quăng luôn con búp bê của mình, đây vốn dĩ chỉ là mồi nhử, nhử cho nó cắn câu mà thôi…
Nhật ký của Hứa Thu rất cô đọng, cũng không đều đặn, nhiều khi nửa năm trời mới viết một đoạn. Xem chừng chị ta không phải dạng người quen thổ lộ nỗi lòng. Nhưng chỉ qua những dòng chữ vắn tắt này, cũng có thể nhận ra diễn biến tâm lý trong quá trình trưởng thành của hai chị em. Tôi trông thấy Hứa Thu đã nếm vị ngọt từ sự khôn lỏi của mình, và chăm bón cho sự khôn lỏi ấy tốt tươi nảy nở. Tôi trông thấy Ma Lạt Thang mỗi ngày một tự ti nhút nhát, và dùng một vỏ bọc càng lúc càng dày để bao lấy bản thân, bao kín đến nỗi chẳng muốn cho ai thấy mình. Cha họ dần dần thăng chức, thời gian vui vầy cùng con cái thưa thớt mãi đi, nhiều khi chỉ mình bà vú già và hai chị em ở nhà, có dạo ông Hứa phải thường trú tỉnh ngoài, chắc hẳn cho rằng môi trường đào tạo ở Bắc Kinh tốt hơn, nên để cả hai đứa con ở lại thành phố. Xét ở một mức độ nào đó, hai chị em là ruột thịt duy nhất của nhau, nhưng họ không nương tựa bầu bạn, ngược lại còn đối địch thù hằn.
Tôi tiếp tục xem từng trang một, cảm thấy Hứa Thu vừa đáng ghét vừa đáng thương. Đằng sau tài hoa rờ rỡ và hào quang lung linh là một tâm hồn tịch mịch, cô độc, méo mó, từng giờ từng phút đều bận lòng về cái bóng bên cạnh mình – Ma Lạt Thang. Trò chơi của chị ta chính là tiếp cận, gây tổn thương, rời xa, rồi lại tiếp cận. Tôi thậm chí bắt đầu băn khoăn rằng Hứa Thu hành hạ Ma Lạt Thang là vì ghét cô, hay vì muốn cô chú ý nên mới cố tình hành hạ?
Càng đọc đến gần ngày Hứa Thu xuất ngoại, tâm trạng tôi càng nặng nề. Lúc này, Ma Lạt Thang và Hứa Thu đã không đội trời chung, nhưng Hứa Thu không buồn tốn công sức vờn Ma Lạt Thang nữa. Nhật ký đầy rẫy giọng điệu miệt thị, cùng lời tuyến bố ngạo mạn rằng sở dĩ chị ta xuất sắc còn Ma Lạt Thang tầm thường, chính vì mẹ chị ta là một người phụ nữ giỏi giang, còn mẹ Ma Lạt Thang là một người đàn bà vô giáo dục vô văn hóa.
Ra nước ngoài rồi, nhờ trí tuệ và tài năng, mọi việc đối với Hứa Thu đều dễ dàng suôn sẻ. Chị ta thích thú vì được đàn ông theo đuổi, nhưng vẫn viết vào nhật ký những lời châm biếm mỉa mai.
Trong một lần họp mặt du học sinh Trung Quốc, Hứa Thu quen Tống Dực. Thật ra từ đầu đến cuối chị ta không hề nhắc tên anh, nhưng tôi tin rằng “hắn” ở đây chính là Tống Dực.
Chưa bao giờ mình gặp ai có nụ cười tỏa nắng rạng ngời như thế, nhưng đằng sau ánh nắng cũng vẫn là ánh nắng chứ? Mỗi người đều có mặt tối, mặt tối của người này là gì?
Thật thú vị, mình gọi điện cho hắn, nhưng hắn không gọi điện cho mình, đúng lúc cuộc sống đang tẻ nhạt, mình thích động não.
Bạn bè họp mặt ở bãi biển, nghe nói hắn sẽ tham dự, thì đi vậy. Mình diện váy đẹp, mang theo cây vĩ cầm. Ăn xong đồ nướng, mọi người thắp nến ngồi quây lại chuyện trò trên bãi cát. Bạn bè gạ mình kéo một bản, mình vui vẻ nhận lời, cố ý đứng xa hắn ra, để toàn cảnh bên-em-là-biển-rộng thu gọn vào tầm mắt hắn, rồi chọn kéo bài Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Biển rộng dưới ngàn sao khiến người ta cô tịch, nghe nói hắn biết làm thơ cổ thể, mình tin là hắn sẽ hiểu. Bản nhạc chấm dứt, ngay cả những người nước ngoài ngồi đằng xa cũng phải vỗ tay, mình lập tức quay lại, muốn nhìn rõ cảm xúc trong đáy mắt hắn. Không có gì khác thường, ngoài tán thưởng.
Vĩ cầm, đã kéo cho hắn nghe. Ký họa, đã vẽ cho hắn xem. Tuy chưa đến mức múa ba lê tặng hắn, nhưng cũng đã khôn khéo để hắn mời mình khiêu vũ. Theo nhịp vũ Latinh cuồng nhiệt, mình như cánh bướm lả lơi trong vòng tay hắn, vậy mà hắn vẫn không rung động! Thật sửng sốt, từ nhỏ tới lớn, đối với tụi con trai, có lúc một bức phác họa vẽ bọn chúng trầm tư, bên lề là chữ ký của mình cũng đủ khiến chúng say như điếu đổ. Hắn còn đòi hỏi gì nữa đây?
Mình định nhận nuôi một con chó lang thang, bèn gọi điện cho hắn, kể rằng xe mình hỏng, nhưng đã hẹn với trung tâm từ thiện là sẽ đến đón nó mất rồi, và hỏi liệu hắn có thể đưa mình đi một chuyến không. Hắn đồng ý. Mình lên mạng, chọn sẵn con chó xấu xí nhất, chắc không ai thèm nhận nuôi ngoài mình. Trông thấy con chó, hắn cũng phải ngạc nhiên, nhận xét rằng mình thật là đặc biêt. Thì mình đặc biệt mà!
Có vài lần hắn mang thức ăn tới cho chó, mình bèn khéo léo dẫn dụ để hắn mời mình và con chó cùng đi dạo. Thật ra, thao túng đàn ông là việc không khó, chỉ cần đàn bà tươi cười và dịu dàng đủ độ, đàn ông sẽ ngoan ngoãn thực hiện ý muốn của họ, nhưng vẫn tưởng chính bản thân mình chủ động.
Mình để hắn xem số tiền mình quyên góp cho Dự ánh Hy Vọng, khoe với hắn chồng thư bọn trẻ viết cho mình. Hắn và mình cùng chung tên tài trợ học hành cho hai đứa bé ở Qúy Châu. Hắn thường xuyên mang thức ăn tới cho chó. Mình thường xuyên đi xem hắn chơi bóng rổ, ngồi ở rìa sân vừa theo dõi vừa hí hoáy phác họa. Thật lạ lùng! Các phác họa của mình không nhằm mục địch trưng trổ nữa, mà chỉ muốn vẽ hắn, thậm chí không còn chú ý đến hình thức thể hiện đẹp hay xấu, mà chỉ cố nắm bắt cảm giác trong khoảnh khắc, nhưng hắn tỏ ra mê thích lạ lùng, cảm xúc trong mắt hắn, dần dần đã nhiều hơn là sự tán thưởng.
Khi dắt chó đi chơi, mình kéo vĩ cầm nhại tiếng sủa, hòa âm với nó. Dáng vẻ mình không còn tao nhã, cũng không duyên dáng nữa, nhưng hắn lại nhìn mình mà cười vang.
Lễ Tình nhân, hắn gọi điện hẹn mình ra ngoài. Mình hỏi, anh có biết hôm nay là ngày gì không? Hắn nói biết chứ. Mình bèn nhận lời. Mình rất phấn khởi, chưa bao giờ ngờ rằng bản thân lại biết phấn khởi chỉ vì lời hẹn đi chơi của một gã con trai. Cảm giác này khiến mình sợ hãi, nhưng lại ngọt ngào biết bao!
Vui vẻ chăng? Cảm giác này là là vui vẻ chăng? Cảm thấy mình không còn là mình nữa. Mình đã quen với việc ẩn náu trong bóng tối, lén lút quan sát và đánh giá người đời, nhưng hắn lại kéo mình chạy ào ra với mặt trời, nắng Cali rực rỡ quá, nhưng hắn rực rỡ còn hơn nắng Cali.
Tôi ngừng lại, đặt cốc cà phê xuống, đổi sang rượu, uống vài ngụm mới tiếp tục được.
Từ biệt hắn xong, đã bước đến cửa soát vé, đột nhiên bị hắn kéo giật lại hôn, mình không quen với việc phơi bày tâm tình ra trước bàn dân thiên hạ, nên chỉ để hắn chạm khẽ môi rồi đẩy mạnh ra. Hắn giống mặt trời, sẵn sàng bộc bạch bản thân không ngần ngại. Mình bị thu hut bởi sự sôi nổi và rạng rỡ của hắn, nhưng lại không quen với sự thẳng thắn và nồng nhiệt ấy. Mình cũng sôi nổi, nhưng sự sôi nổi ấy của mình là cố ý ra vẻ, là bộ dáng để phô diễn với người đời. Còn sự sôi nổi của hắn thì thuần túy tự nhiên, phát khởi từ nội tâm chân thực, hắn không biết sự khác biệt giữa hai bên, nhưng mình thì có thể thấy rõ.
Có lẽ New York mới là đô thị quốc tế chính hiệu. Trên đảo Manhattan tề tựu những người giàu có nhất thế giới, đồng thời tụ tập những người khánh kiệt nhất thế giới. Ban ngày tất cả dùng chung mọi con đường, nhưng đêm xuống, tất cả các con đường lại thuộc về những kẻ cầu bơ cầu bất của đủ mọi quốc gia. Trên thế giới còn có thành phố nào mà ánh sáng và bóng tối đối lập dữ dội thế không? Mình thích New York, cảm thấy nó rất giống mình.
Trong cơn say mụ mẫm, quần áo xộc xệch, hắn ngã nhào xuống trước mặt mình, lọ hoa rơi vỡ khiến váy mình bẩn ướt. Hắn tiện tay nhặt bông hoa dưới đất lên đưa cho mình, cười nói, “Quý cô, nếu tôi đổ, thì chỉ là vì cô quá đỗi diễm lệ”. Mọi người cười rộ và hò hét, nhưng mình và hắn mắt vẫn lạnh băng. Một tích tắc trước, hắn và ả nào đó động cỡn chỗ cầu thang, chỉ tích tắc sau, hắn đã mời mình cùng khiêu vũ, nói rằng hai đứa có đôi mắt đồng màu.
Hôm nay, mình hút thử cần sa. Hắn rủ rê mình vừa hút cần sa vừa uống rượu mạnh, mình làm theo.
Hắn đưa thuốc phiện, mình từ chối, hắn cười, non gan thế? Mình nói với hắn, địa ngục tuy hấp dẫn thật, nhưng đây vẫn chưa định sa xuống đấy đâu. Hắn hít một ít, rồi hôn mình, trong bóng tối chỉ có mình và hắn, mình không cự tuyệt.
Nếu nói hắn là ánh sáng, thì hắn là bóng tối. Khi hắn gọi điện đến, mình cảm thấy thèm thuồng ánh sáng, nhưng khi hắn tao nhã nâng ly rượu mời, mình lại thấy khát khao được cùng say với hắn.
Tôi uống vài hớp rượu, sắp xếp lại suy nghĩ. Hứa Thu quen thói giấu mình đi, vì thế nhật ký của chị ta vắn tắt mà mơ hồ, ở đây có hai “hắn”, một là Tống Dực, một chắc là người chị ta mới quen ở New York, kẻ khuỵ ngã trước mặt chị ta. Không hiểu vì sao, tôi sực nhớ đến gã đàn ông từng hôn tay mình.
Tôi không xác định được cảm giác của mình, trái tim vô cùng đau đớn, tĩnh tâm mất một lúc mới dám tiếp tục xem.
Mình và hắn chia nhau một điếu cần sa. Hỏi hắn vì sao không chơi bột trắng, hắn nói, vì đây cũng không muốn sa xuống địa ngục. Hắn biết hít, nhưng điều độ, không để thành nghiện. Khi hắn hôn, mình nói đã có bạn trai rồi, hắn cười thờ ơ.
Hai đứa làm tình, thật ra là do hắn cưỡng đoạt, nhưng mình không muốn nói mình là kẻ bị hại vô tội. Tận trong xương tủy, đàn bà luôn khát khao được chinh phục, hắn chẳng qua chỉ thỏa mãn dục vọng thầm kín của mình thôi. Hắn kinh ngạc vì mình còn trong trắng, mình đáp lại bằng hai cái bạt tai. Lần đầu tiên, mình và hắn cãi nhau, qua điện thoại.
Tôi thở dài, phần trên đoạn này chắc kể về Hứa Thu và người kia, câu cuối cùng mới là chị ta và Tống Dực.
Ăn cơm với khách, giáp mặt hắn, cả hai không ngờ rằng sẽ có một ngày lại gặp nhau ngoài sáng thế này. Đôi bên đều kinh ngạc về thân thế của nhau, giả vờ như mới lần đầu hội ngộ, bắt tay nhau như những người xa lạ. Xong bữa tối, nhận được điện thoại của hắn, đang đàm thoại với hắn thì hắn bước vào thang máy, trong thang máy chỉ có hai người, hắn luồn tay vào áo mình. Bạn trai thì nói những lời âu yếm ngọt ngào trong điện thoại, còn mình thì thở hào hển vì bàn tay của một người đàn ông khác. Mình biết hắn cố ý làm thế, hắn thích thú với việc bỡn cợt chi phối người ta, mà mình khéo sao cũng đúng là loại người như vậy.
Càng ngày, mình với hắn càng hay cãi nhau, lần nào cũng đều do mình khiêu khích chọc giận. Mà thảm hại thay, mình phát hiện ra, nguyên nhân khiến mình khiêu khích là vì hổ thẹn. Mình mà biết hổ thẹn? Tưởng cảm xúc đó không còn tồn tại trong đời mình nữa chứ! Từng muốn kiếm tìm mặt tối ở hắn nhưng thất bại, có lẽ mình sẽ biến thành mặt tối lớn nhất của hắn chăng? Lẽ nào vì không tìm thấy, mình bèn chế tạo thay vào?
Mình kể với hắn, bạn trai mình sắp đến New York làm việc. Hắn cười lớn, vẫn chưa rũ bỏ em trai ư? Mình không biết nên trả lời thế nào.
Khi nhìn thấy hắn ở sân bay, trái tim mình bỗng mềm yếu lạ lùng, không giống tim mình chút nào. Mình và hắn cùng ăn cơm, nói chuyện, cùng xem băng, buổi tối hắn hôn vào trán mình rồi trở về chỗ ở. Hắn đối xử với mình như với nàng công chúa thánh thiện, mà không biết rằng mình là vũ nữ bóng đêm.
Mình gọi điện cho hắn, nói không muốn gặp nữa, quan hệ giữa hai bên sẽ chấm dứt từ đây. Hắn cười, khi nào chán chơi trò công chúa hoàng tử với em trai, thì biết tìm nhau ở đâu rồi đấy! Mình cũng cười, nói với hắn rằng, đây chỉ biết sẽ gửi thiệp cưới đến chỗ nào thôi.
Hai đồng nghiệp kém cỏi bị đẩy đi, đến tận lúc rời nhiệm sở vẫn không biết tại ai mà ngã ngựa. Mình giúp họ thu dọng đồ đạc, tiễn chân xuống tận tầng trệt, bọn họ cảm ơn, mình cười nhạt. Hắn đến đón đi ăn cơm, mình bỗng dưng bực bội, bèn gây sự cãi nhau. Mình không phải là thiên sứ, nhưng ai nấy đều thích đối xử với mình như với thiên sứ, cảm thấy tịch mịch vô cùng.
Đảo Manhattan dù sao cũng nhỏ, nữa năm không gặp, đêm Giáng sinh, cuối cùng hai bên cũng giáp mặt nhau ở Quảng trường Thời Đại. Cách cả biển người, vẫn cảm nhận được linh hồn mình lìa bỏ thể xác, khát khao lao về phía hắn, bạn trai thì vẫn nắm tay mình, hớn hở sướng vui cùng đám đông chúc mừng năm mới. Hắn dắt bạn gái lách qua rừng người tiến lại, mình muốn bỏ chạy nhưng lòng thèm khát, đành nhìn hắn mỗi bước mỗi gần. Hắn chào mình, bắt tay bạn trai, thân thiết như bằng hữu lâu ngày. Lại đến để bỡn cợt đây! Mình ái ngại nhìn kẻ vô tri bên cạnh, đột nhiên căm uất sự thiện lương vô tri của hắn, không kiềm chế được nữa, nên cãi cọ với hắn ngay giữa Đêm Bình an. Những lời mình tuôn ra đã khiến hắn tổn thương nặng nề. Nhưng kỳ thực mình muốn bảo vệ hắn, bảo vệ cho hắn khỏi phải tổn thương vì mình.
Bằng vài ngón tiểu xảo, mình để cô bạn gái dòng dõi cao quý của hắn trông thấy một vài chuyện không nên nhìn thấy. Cô ta bèn tát thẳng vào mặt hắn. Hắn biết là do mình gây ra, cũng biết là tại mình muốn trả thù thái độ bỡn cợt của hắn đối với bạn trai mình trong đêm Giáng sinh. Hắn không căn vặn, chỉ dồn mình vào góc kẹt, hôn tàn bạo, mình giãy giụa lấy lệ rồi cũng ôm lấy hắn, hôn trả còn dữ dội hơn. Thì ra, mình là một bông hoa chỉ nở được trong bóng tối.
Càng ngày càng nhác, đối với những kẻ xúc phạm mình, mình đã chán chẳng muốn bỏ công truy cứu nữa. Nhưng lại không thể chịu đựng được nếu ai đó xúc phạm đến bạn trai. Mình hỏi hắn có buồn không? Hắn nói đủ sức tự đập tan tin đồn. Nhưng mình ghét cái lũ cứ đánh đồng hắn với những việc nham nhở bỉ ổi, vì thế mình đã châm lửa, khiến kẻ khơi mào phải giã từ Phố Wall, tài sản thì bị vợ bỏ đi ẵm theo hết sạch. Nhưng bạn trai mình không hề hay biết, vẫn cần mẫn làm việc đúng theo tác phong riêng có. Ngược lại, hắn là người ngoài thì lại nắm rõ, đôi mắt hắn nói với mình, biết không, đấy có một linh hồn tà ác!
Cãi nhau mỗi ngày một nhiều, không hiểu suy cho cùng mình muốn làm gì nữa. Khi bộc phát chỉ muốn chia tay, nhưng khi hắn quay đi thật, mình lại sợ hãi. Mình không muốn khiêu vũ cả đời trong bóng mờ, mình thích cảm giác được hắn xoa dịu trái tim, thích vẻ vui tươi mà hắn dành tặng, mình ôm lấy hắn, luôn miệng nói xin lỗi. Nụ cười rạng người như ánh dương đã nhuốm màu u ám vì mình, những thứ mình thích đang bị mình hủy hoại, mình có nên buông tay không? Có nên buông tay không?
Con ranh bị suy thận, ba rất lo lắng, mụ đàn bà vô dụng kia thì sụt sùi, mình không thấy buồn thương, chỉ có cảm giác thật phi lý. Thế giới này hỗn loạn làm sao, Thượng đế nó ở hiền sẽ cho gặp lành, ở ác gặp ác, vậy thì vì sao không phải là mình, mà là con nhỏ đó?
Cuối cùng đã thử thuốc phiện, lấy việc rơi vào địa ngục làm cái giá nếm trải mùi vị thiên đường. Đến hắn cũng phải nhìn mình một cách lo lắng, cảnh cáo mình không được chủ động đi tìm thứ bột trắng đó. Mình ôm cổ hắn hỏi, sợ cái gì? Hắn nói, sợ đấy sa địa ngục thật. Mình hỏi, lẽ nào không phải chính đấy đã mở cánh cửa địa ngục, mời đây bước vào ư? Hắn im lặng vuốt má mình, cuối cùng nói, em chia tay cậu bé đó đi! Mình cười giễu, người khiến đấy thiệt hại đến hàng chục triệu không thể gọi là cậu bé được đâu. Hắn tức giận, nằm đè lên mình để trừng phạt. Thân thể mình trầm luân, nhưng linh hồn bay bổng, thân thể mình hoan phóng, nhưng linh hồn khóc than.
Hai đứa lại cãi nhau, mình rủa xả hắn, rồi lại ôm lấy hắn, van nài thứ tha, lần đầu tiên bạn trai không nói năng gì, cũng không ôm lại, chỉ dùng ánh mát u uất chăm chú nhìn mình, tựa hồ muốn soi thấu tâm hồn mình vậy. Mình sợ hãi níu chặt lấy hắn, chặt đến nỗi muốn nhét hẳn bản thân vào tim hắn, nếu ở đó, liệu mình có thể hết u ám, và sẽ ngập tràn ánh sáng không? Liệu cảm giác tịch mịch có buông tha mình không?
Con ranh đang mù dở, ba hỏi mình có muốn về thăm nó không, mình viện cớ từ chối. Hơi sức đâu mà diễn trò tình cảm chị em, nếu nó muốn oán trách, thì oán trách ông trời không có mắt đi.
Từ sau lần cãi nhau trước, suốt một tuần liền bạn trai không liên lạc với mình, cũng không nhận điện. Cuối cùng, hắn gọi điện đúng lúc mình đang khiêu vũ. Hắn hỏi có xin nghỉ phép được độ một tuần không, muốn hai đứa đi chơi riêng một chuyến. Mình nhảy chậm lại, bạn nhảy hắc ám tỏ vẻ khó chịu, muốn giằng điện thoại ném đi, mình đành ôm lấy hắn, dùng thân thể xoa dịu cơn thịnh nộ của hắn. Bạn trai hỏi, có được không? Mình nói được, và ngắt máy. Chân thì nhảy nhót, mà nước mắt lặng lẽ tuôn rơi, biết rằng sắp mất hắn, mất đi ánh sáng cuộc đời, từ nay về sau, mình sẽ vĩnh viễn quay cuồng trong bóng tối.
Đây là phần cuối cùng, chắc hẳn Hứa Thu không mang nhật ký theo đến Yellowstone. Tôi cầm ly uống nốt chỗ rượu, vẫn cảm thấy tưng tức trong ngực, lại đi rót thêm. Bước đến cửa sổ, kéo rèm ra, bên ngoài đã chớm bình minh, cả thành phố đang tắm trong hừng sáng.
Nơi vườn hoa nhỏ dưới lầu, dần dần đã đông người đến tập thể dục đầu ngày, người luyện võ, người múa kiếm. Tôi buông ly rượu, chạy xuống gác, đứng sau lưng mấy ông già bà lão bắt chước đi Thái Cực quyền, đánh hết một bài, các bác mỉm cười với tôi, tôi cũng cười đáp lại.
Khi ngẩng đầu lên, nắng sớm đã rải đầy cành cây, gió mát hây hây, lá lay nhè nhẹ, muôn vàn đốm sáng lóe lên óng ánh như vàng cám. Tôi nheo mắt, làm động tác ôm lấy mặt trời. Ánh sáng và bóng tối cùng tồn tại trên thế giới này, chúng ta không thể thoát ly hẳn bóng tối, nhưng có thể chọn cách vươn tới ánh dương.
Về đến nhà, tôi uống hai viên thuốc an thần rồi đổ thẳng xuống giường ngủ li bì.
Khi tỉnh dậy, đầu tôi rất nặng, người mệt rũ, không hiểu vì sao ban ngày ban mặt mình lại nằm trên giường mà ngủ thế này. Một lát sau mới nhớ ra đầu đuôi câu chuyện, đột nhiên rất muốn uống tiếp hai viên an thần nữa. Tôi mệt mỏi quá rồi! Nhưng cuối cùng vẫn không thể buông thả bản thân.
Tôi bò dậy, rửa mặt xong thì chạy đến bệnh viện. Ra khỏi thang máy, tôi trông thấy Tống Dực và Lục Lệ Thành đứng cạnh nhau bên cửa sổ, không ai nói chuyện với ai, người nào người nấy kẹp một điếu thuốc trên tay. Ánh nắng vốn rực rỡ, nhìn qua màn khói lững lờ bỗng lại biến thành u ám.
Nghe tiếng bước chân, Lục Lệ Thành ngoái đầu lại. Tôi hỏi:
– Ma Lạt Thang tỉnh chưa?
– Tỉnh rồi, nhưng không chịu gặp chúng tôi.
Tôi gật đầu, băng qua bên họ, vừa đẩy cửa phòng bệnh thì bà Vương đang gà gật lập tức cảnh giác ngồi dậy. Nhận ra tôi, bà dịu nét mặt, lại ngả mình ra lưng tựa. Tôi lại gần giường bệnh. Ma Lạt Thang nghe tiếng ngoảng mặt ra, “Mẹ ạ?”. Tôi đờ người, nghi hoặc nhìn bà Vương, bà rân rấn nước mắt:
– Tô Mạn đến thăm con đấy!
Lúc này tôi đã bước tới bên giường, Ma Lạt Thang mỉm cười:
– Ồ, con nhận ra rồi.
Tôi cúi mình xuống hỏi:
– Bà cảm thấy thế nào?
– Rất ổn.
Nhìn nụ cười của cô, tôi muốn òa khóc, lại muốn quát lên giận dữ. Rất ổn? Thế này là rất ổn sao? Nhưng chỉ đành im lặng. Ma Lạt Thang nói:
– Mẹ ơi, con muốn ở riêng với Mạn Mạn.
Bà Vương đứng ngay dậy:
– Được, hai đứa nói chuyện, mẹ xuống nhà đi loanh quanh một lát.
– Mẹ…
– Gì? – Bà Vương đã đặt tay lên cửa.
– Đừng mắng Tống Dực nữa.
Bà Vương miễn cưỡng, “Không đâu”.
Đợi mẹ đóng hẳn cửa lại rồi, Ma Lạt Thang mới mỉm cười lắc lắc tay tôi:
– Trong phòng chỉ còn lại hai đứa mình phải không?
– Ừ. Bà có nhìn thấy tôi không?
– Có. Nhưng đằng xa thì không rõ, lại gần mới nhìn được. – Cô cười – Nằm xuống cạnh tôi đi nào!
Tôi cởi giày, rúc vào nằm cạnh cô. Cô hỏi:
– Tống Dực vẫn ở bên ngoài à?
– Ừ.
– Kỳ thực tôi không hận anh ấy đâu, lát nữa bà ra nói một tiếng, bảo anh về đi!
– Muốn nói bà tự đi mà nói.
Ma Lạt Thang nhéo tai tôi:
– Tôi biết trong lòng bà giận lắm. Nhưng bà nghĩ xem nhé! Cách đây sáu năm tình trạng tôi đúng như thế này, đây mới chính là bộ dạng vốn có của tôi đấy! Ông trời không dưng cho tôi sáu năm qua để tôi quen biết bà, để hai chúng ta cùng rong chơi bao nhiêu nơi như thế, đáng lắm rồi!
– Đáng cái con khỉ! Tôi còn rất nhiều nơi chưa đi.
Ma Lạt Thang cười suốt, tôi thì khóe mắt ướt lệ, phải len lén chùi đi. Cô hỏi:
– Mạn Mạn, bà vẫn thích Tống Dực chứ?
Tôi thành thật trả lời:
– Thích, nhưng bây giờ lẫn cả ghét. Còn bà?
Ma Lạt Thang lộ vẻ lúng túng:
– Tôi không rõ. Khi phát hiện ra Tống Dực là bạn trai của Hứa Thu, tôi cảm thấy anh ta cũng khả ố y như ba tôi vậy. Muốn làm kẻ si tình ư? Không ai ngăn anh ta cả, nhưng đừng gây hại cho người khác. Tôi, một thanh niên có tiền đồ rộng mở, một chủ nhân e ấp chớm nở của Bắc Kinh, tại sao phải hồ đồ đóng bộ phim sến súa như vậy cùng anh ta? Bấy giờ nếu có mặt Tống Dực bên cạnh, nhất định tôi sẽ giáng cho mấy cái bạt tai lệch người.
Tôi nghe mà dở khóc dở cười:
– Bây giờ thì sao?
– Bây giời không còn cảm giác gì nữa. Tưởng đâu là một giấc mơ. Khi không nhìn thấy, thì tôi khao khát muốn biết mặt người đó, Thượng đế bèn để tôi thỏa nguyện, rồi tôi lại không trông thấy nữa. – Ma Lạt Thang cười khanh khách – Tống Dực thật thảm hại! Vốn dĩ là một cái bánh thơm phưng phức, bỗng nhiên đều bị chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ.
Tôi cũng cười:
– Xin lỗi! Lẽ ra tôi nên nói sớm là tôi thích Tống Dực.
– Không sao. Với việc đã qua thì ai cũng sáng suốt lắm. Nhưng hễ đang trong cuộc, thì chúng ta lại đều cho rằng mình đã đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất rồi.
Tôi cầm tay cô:
– Ma Lạt Thang, trước mặt bố tôi, bà đã hứa sẽ bầu bạn với tôi trọn đời đấy!
Mắt cô ánh lệ:
– Bà thật tốt bụng, sẽ có rất nhiều người muốn làm bạn của bà, muốn chơi với bà.
– Bọn họ sẽ không chịu để tôi khua dậy lúc bốn giờ sáng mà không gắt gỏng, lại còn trò chuyện với tôi đâu. Cũng không giúp sấy tóc, sơn móng tay lúc tôi bị cảm nặng đâu.
Ma Lạt Thang im lặng, tôi nhẹ nhàng nói:
– Ma Lạt Thang, đừng bỏ tôi!
Mắt cô rớm lệ, nhưng khuôn mặt lại rạng nụ cười:
– Bà tưởng tôi muốn rời xa thế giới tươi đẹp này ư? Bị Tống Dực coi là thế thân của Hứa Thu, tôi thấy tổn thương lắm, nhưng tôi không định liều thân vì họ, không đáng mà! Hai người ấy, một người tôi ghét, một người hoàn toàn không thích tôi, việc gì tôi phải quên mình vì họ chứ? Chỉ có điều, dù tư tưởng đã thông đến đâu thì tôi cũng vẫn bất lực, vẫn không thể khống chế được hiệu lệnh ở nơi sâu thẳm tiềm thức mình, rằng tôi ghét con người đê tiện đó. Tuy vậy bà yên tâm, ba tôi là ai chứ? Hứa Trọng Tấn đấy! Giậm chân một cái là vang vọng cả thành Bắc Kinh. Tuy ông không thích tôi, nhưng tôi đã là đứa con gái duy nhất của ông rồi, ông sẽ phải tìm cách thôi. Mà bà đừng nói với cái tên tai ương Tống Dực đó vội, để anh ta ăn năn hối cải một thời gian đã.
Tôi yên tâm, mỉm cười véo môi cô:
– Cái miệng này!
Cô cười, ngả đầu tới gần, người nhích lại sát người tôi. Hai đứa nằm đầu áp đầu, cảm giác bình yên vì có nơi nương tựa.
Ban ngày mà uống thuốc để ngủ, thì giấc ngủ thường không sâu, nhưng nằm nói chuyện vu vơ với Ma Lạt Thang một lúc, tôi lại lơ mơ ngủ thiếp đi được. Khi choàng tỉnh, nhận ra ông Hứa và bà Vương đang ngồi trong phòng, tôi lúng túng nhảy vội xuống xỏ giày. Ma Lạt Thang nghe động thức dậy, mơ màng gọi: “Mạn Mạn?”
– Đây.
Cô cười:
– Tôi nằm mơ, mơ thấy hai đứa đi chơi hộp đêm, gặp một gã, người ngợm ngon giai…
Tôi nhanh tay bịt miệng cô, cười khan với ông bố:
– Cháu chào bác Hứa!
– Chào cháu! – Ông mỉm cười.
Ma Lạt Thang tức thì tắt cười, đanh mặt nhắm mắt lại. Tôi nói với cô: “Mai tôi lại đến thăm”, rồi chào ông bố bà mẹ và rời khỏi phòng bệnh. Tống Dực và Lục Lệ Thành vẫn đứng ngoài hành lang. Trông thấy tôi, Lục Lệ Thành liền trỏ đồng hồ đeo tay của mình:
– Cô có biết cô ở trong ấy bao lâu không?
Tôi đang định đáp thì cửa phòng bệnh lại mở, ông Hứa bước ra, Lục Lệ Thành và Tống Dực liền đứng lên. Lục Lệ Thành chào “Chú Hứa!”, Tống Dực thì cúi mặt im lặng. Ông Hứa gật đầu với Lục Lệ Thành, đoạn hỏi tôi:
– Chúng ta tìm chỗ nào nói chuyện một lát, được không?
Tất nhiên là tôi đáp, “Được ạ”.
Ông đi trước, tiến vào một phòng họp nhỏ kế bên phòng bệnh đóng cửa, rồi rót cho tôi cốc nước:
– Ban nãy trông thấy cháu với Tiểu Liên ngả đầu vào nhau mà ngủ, tôi ngỡ như được ngắm chính hai đứa con gái của mình. Nhưng thật ra, Tiểu Thu và Tiểu Liên chưa bao giờ thân mật như vậy cả.
Tôi không biết nói gì, chỉ cúi mặt uống nước.
– Chắc Tiểu Liên cũng kể ít nhiều chuyện của chị nó cho cháu nghe phải không?
Tôi thận trọng đáp:
– Có nói chút chút ạ.
Như thấu suốt sự e ngại trong tôi, ông Hứa thoáng cười:
– Trước đây tôi thích gọi Tiểu Liên là Liên Sương, nhưng sau cuộc phẫu thuật, tôi không nói là Liên Sương nữa. Tiếc rằng suốt ngày nó gây gổ với tôi, chưa bao giờ nhận ra sự thay đổi đó cả.
Tôi vỡ lẽ, bèn thiết tha hỏi ông:
– Chính bác chủ định không để Ma Lạt Thang biết quả thận ghép là của Hứa Thu, phải không?
Ông gật đầu:
– Hiện giờ tình trạng của Tiểu Liên rất nguy kịch, phản ứng bài trừ vô cùng dữ dội. Cách đâu sáu năm, khi nó suy thận, phải hơn nửa năm thị lực mới sa sút đến độ không nhìn thấy gì. Nhưng bây giờ, phát bệnh từ hôm qua đến nay, mới chỉ một ngày mà mắt nó gần như mất đi ánh sáng. Bác sĩ đã hỏi han khắp nước để tìm quả thận thích hợp, nhưng đằng nào cũng là thận người, không thể nói mua là mua ngay được, tôi sợ rằng cho dù có cách thì cũng không kịp nữa.
Hy vọng vừa nhen nhóm vụt tắt, cốc tuột xuống đất, nước bắn ướt giày, nhưng tôi không còn cả sức để nhích chân đi. Vẻ mặt ông Hứa rầu rĩ:
– Hôm nay tôi ngồi ở nhà, cứ nghĩ mãi vấn đề này. Bất kể y học có giải thích ra sao, tôi cảm thấy nguyên nhân kết quả cũng vẫn ở Tiểu Liên mà thôi. Có lẽ nó không muốn như vậy, nhưng đại não đã trung thực chấp hành ý muốn thiết tha trong đáy lòng. Nó thống hận và kháng cự thận của Tiểu Thu.
Đối với một người cha, nỗi đau đớn lớn nhất là con cái trở mặt, là người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, người đàn ông này đã phải nếm trải cả hai, tôi muốn nói đôi câu, nhưng lời lẽ bỗng đều nhợt nhạt. Ông đặt một cuốn sổ xuống trước mặt tôi:
– Đây là nhật ký của Tiểu Thu. Quyển sổ này vốn do mẹ nó để lại, từ khi biết viết nó đã quen dốc hết vui buồn mừng giận của mình với nhật ký. Thói quen này vẫn duy trì cho tới trước ngày nó gặp tai nạn.
Nghi vấn trong lòng tôi cuối cùng cũng được tháo gỡ:
– Bác biết mọi chuyện Hứa Thu đã gây ra với Ma Lạt Thang hồi nhỏ rồi à?
Ông lặng lẽ gật đầu, mắt đầy chua xót và ăn năn.
– Nhưng mà, cháu không hiểu vì sao phải đưa nhật ký cho cháu? Muốn cháu nói cho Ma Lạt Thang biết bác thấu hiểu mọi nỗi khổ cô ấy từng chịu đựng ư? Vì sao bác không trực tiếp nói với cô ấy?
– Tôi đã mất một đứa con gái, không muốn mất thêm một đứa nữa, nhất là mọi “quả báo” hôm nay đều do “giống ác” tôi gieo xuống năm ấy. Trước khi cưới A Vân, nếu tôi bàn bạc kỹ với Tiểu Thu, hỏi ý kiến nó, chú ý bảo vệ tâm lý của nó, có lẽ nó sẽ không căm hận Tiểu Liên đến vậy. Nếu tôi phát hiện được từ sớm Tiểu Thu là đứa trẻ thế nào để kịp thời giáo dục, có lẽ cũng không gây ra tai nạn xe cộ về sau. Nếu tôi làm hết trách nhiệm của người cha với Tiểu Liên, tinh thần nó sẽ không bị ức chế nhiều năm như thế, có khi cũng chẳng suy thận bao giờ. Tôi rất muốn tháo gỡ mối uất hận kết trong lòng Tiểu Liên, nhưng không biết làm thế nào. Băng đóng dày ba thước không chỉ do cái lạnh một ngày, vực thẳm ngăn cách tôi và Tiểu Liên gần ba mươi năm nay không phải bảo tôi cố gắng là có thể lập tức hóa giải. Tôi đưa cuốn sổ này cho cháu, là gửi gắm hy vọng cuối cùng vào cháu đấy. Mong cháu giữ con bé lại!
Người đàn ông ngồi trước mặt tôi đã cởi bỏ hết lớp áo lộng lẫy thế tục, chỉ còn là một ông bố tóc bạc sớm, trơ trọi bi thương. Tôi ôm nhật ký vào lòng, kiên định nói:
– Cháu sẽ giữ cô ấy lại, vì cháu cũng không thể chịu đựng được việc mất thêm người thân nào nữa.
Tôi và ông Hứa lần lượt bước ra khỏi phòng. Ông tạm biệt Lục Lệ Thành rồi quay trở lại phòng bệnh. Tôi ngồi xuống cạnh Tống Dực:
– Ma Lạt Thang gần như không trông thấy gì nữa rồi, thận đang suy với tốc độ đáng sợ. Cứ đà này, e rằng không thể đợi đến lúc có thận thích hợp được.
Tống Dực đờ đẫn nhìn tôi, đôi mắt từng long lanh sôi nổi nay nhuốm màu tro đục của tử khí. Chỉ tích tắc, bao nhiêu oán hờn đều tiêu tan. Đúng như Ma Lạt Thang nói, chúng ta đều không tiên đoán được chuyện mai sau, mà chỉ đưa ra những lựa chọn thích hợp với hoàn cảnh, có thể lầm lẫn đấy, nhưng trung thành với con tim mình.
– Cô ấy không trách anh đâu.
Bàn tay Tống Dực cuộn lại đau khổ, khớp ngón tay trắng bệch. Tôi ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:
– Lúc mới biết anh và Ma Lạt Thang ở bên nhau, em tê tái đến nỗi chỉ muốn biến mất khỏi thế gian này. Nhưng dù buồn khổ đến đâu, em vẫn chưa một lần trách anh. Điều em luôn khúc mắc là anh đã bao giờ yêu em chưa, từ đầu đến cuối chưa hề yêu, chỉ bị em làm cảm động, hay cũng từng yêu chút xíu, nhưng gặp Ma Lạt Thang là quên luôn. Thật ra nội dung thế nào không quan trọng, quan trọng là phải có câu trả lời, mong anh nói rõ ràng cho em biết.
– Tô Mạn, đến giờ mà cô vẫn còn vương vấn những chuyện ấy ư? – Mắt Lục Lệ Thành lộ rõ thất vọng và chua chát.
Tôi không trả lời anh ta, tiếp tục nói với Tống Dực:
– Mong anh suy nghĩ cho kỹ về chuyện giữa anh và Ma Lạt Thang. Anh đối tốt với cô ấy là vì đôi mắt giống Hứa Thu, vì quả thận của Hứa Thu, hay có một chút nào đấy vì bản thân Ma Lạt Thang? Đáp án vốn dĩ không quan trọng, quan trọng là anh phải nhìn cho rõ lòng mình. Tống Dực, anh biết không? Chúng em đều thật dạ yêu anh, nếu mất anh, chúng em sẽ đau khổ, sẽ khóc lóc, tuy nhiên cái đẹp ở đời không chỉ có tình yêu, đau khổ khóc lóc qua rồi, lại dũng cảm đi tiếp được thôi, nhưng chúng em cần rạch ròi với quá khứ, với tất cả những thứ đã phải chân thành bỏ ra. Đáp án sẽ đóng vai trò dấu chấm, giúp chúng em kết thúc giai đoạn này, bắt đầu một giai đoạn mới.
Tôi đứng lên cất bước đi, đầu không ngoảnh lại. Lục Lệ Thành chạy theo:
– Về nhà à?
– Tôi đi mua lon cà phê đã.
– Làm gì?
– Nghiên cứ tài liệu chữa bệnh.
Anh liếc cái túi tôi ôm trong ngực, không nói năng gì.
Về đến nhà, tôi ngồi vào bàn, vặn đèn lên, bên trái là hộp bánh quy, bên phải là cốc cà phê, lấy nhật ký định giở ra, nhưng lại e dè.
Tôi bước tới cửa sổ, nhìn xuống đô thành phồn hoa huyền ảo.
Trong quyển nhật ký này, tôi không chỉ nhìn thấy Ma Lạt Thang, mà sẽ nhìn thấy cả Tống Dực. Từ năm mười bảy đến hai mươi tám, có bảy năm hình bóng anh khuyết khỏi đời tôi.
Khi thấy nỗi đau khổ kìm nén trong đáy mắt Tống Dực, thấy nụ cười ôn hòa nhưng giá lạnh, thấy cử chỉ lịch thiệp nhưng xa cách của anh, rất nhiều lần tôi muốn tìm biết bảy năm ấy đã xảy ra những chuyện gì. Tôi muốn biết bí mật bị thời gian vùi lấp kia, nhưng khi đáp án bày ra trước mặt, thì tôi lại lo ngại.
Một lúc lâu sau, tôi mới quay vào phòng khách, rót cho mình một ly rượu, có lẽ tôi sẽ cần đến nó.
Khóa cửa lại, ngồi xuống trước bàn, tôi giở trang đầu tiên của nhật ký.
Cả trang dán đầy nhưng tấm ảnh đen trắng cỡ 34, 46 của cùng một người phụ nữ. Dung nhan rất bình thường, nhưng khí chất nổi trội thần thái hiên ngang, là trang cân quắc mà chẳng kém bậc tu mi. Nến giấy dán ảnh đã ố vàng, có bức ảnh còn nhăn nheo như đã từng ngấm nước.
Tôi tưởng chừng trông thấy trước mặt mình, một cô bé đang rúc trong phòng riêng, vừa xem ảnh vừa lặng lẽ rơi lệ, nước mắt nhỏ xuống mặt ảnh.
Mẹ yêu dấu nhớ thương ơi! Sao mẹ nỡ rời xa con yêu của mẹ? Dù lòng yêu thương của ba lớn lao đến đâu cũng không bao giờ bù đắp được sự thiếu thốn tình mẹ, mà sắp tới ba cũng không còn thuộc về mình con nữa rồi. Ba sắp cưới một người đàn bà, có con với mụ ta, ba sẽ yêu bọn họ.
Tôi lật trang sau.
Vì sao mình phải gọi mụ đó là mẹ? Không! Mình chỉ có một mẹ mà thôi! Lẽ nào ba đã quên mẹ rồi? Người ta nói mụ này xinh đẹp hơn mẹ. Không thể nào! Mẹ mới là người đẹp nhất. Mẹ ơi, cho dù cả thế giới có quên lãng mẹ, thì vẫn còn con nhung nhớ mẹ hoài!
Tan học về nhà, phát hiện chiếc ghế của mẹ đã biến mất. Mụ kia nói ghế cũ quá, đúng lúc có người thu mua đồng nát đi qua, bèn bán luôn. Ba nghe vậy không phản ứng gì. Tôi hận các người! Chiếc ghế đó là do mẹ mua, là ghế mẹ từng ngồi, lẽ nào ba đã quên?
Ba mua hai chiếc váy kiểu dáng giống nhau, cỡ lớn cho mình, cỡ nhỏ cho con ranh. Con ranh rất vui, mặc xong chạy lại giục mình thử, nó gọi mình là “chị”. Mình là chị nó ư? Không phải! Mình cấm nó gọi mình là chị lần nữa. Nó không hiểu, ngớ ngẩn nói, “Nhưng chị đúng là chị em mà”. Mình không thèm đếm xỉa, đợi nó đi rồi bèn cố ý đổ mực ra váy cho bẩn hết lên. Mẹ chỉ có mỗi một đứa con là mình thôi! Con ranh lại rủ rỉ với ba, muốn nhường chiếc váy của nó cho mình. Đồ tối dạ! Ngốc nghếch! Dốt nát y như mẹ nó! Lẽ nào không nhận ra mình lớn hơn nó sao?
Con ranh lên gác, bước đi chập chững, mình mắng nó ngu mà nó còn cười toe. Đúng là một đứa đần độn thảm hại, bằng ngần này tuổi mình đã thuộc lòng ít nhất ba trăm bài thơ Đường rồi.
Tối hôm qua vào nhà vệ sinh, lúc đi ngang phòng ba, nghe bên trong có tiếng thì thào, đột nhiên mình muốn tìm hiểu xem họ đang làm gì, bèn áp tai vào cửa, nghe thấy mụ đàn bà vừa cười vừa thở hổn hển. Họ đang làm gì? Nhất định chẳng phải việc gì tử tế! Đúng là mụ đàn bà xấu xa! Khi quay về phòng, mình lén đổ keo lên tóc con ranh, sáng ra tóc dính cứng cả lại, nó khóc oai oái vì đau.
Trông thấy mụ đàn bà đó ôm ba, mình rất buồn, muốn khóc mà không khóc được. Mình chạy xuống lầu, con ranh đang ngồi vẽ trên sàn nhà, trông thấy mình thì gọi “Chị ơi”, mình tới gần, xô nó ngã nhào ra đất, cảnh cáo nó rằng nếu còn gọi chị nữa thì mình sẽ đánh chết. Nó òa khóc, mình chạy biến đi, nhưng vừa chạy vừa khóc.
Khi đến gặp cô giáo, mụ đàn bà đó tự nhận là mẹ mình. Mình muốn nói không phải đâu, nhưng không nói được, mà còn ngoan ngoãn đứng bên cạnh mụ, mình sợ người ta nói mình mất dạy. Ba kể rằng mẹ là người phụ nữ có khí chất và có phong thái nhất trên đời này, làm sao mình dám để người ta nói mình là mất dạy được cơ chứ?
Con ranh làm toán, đến hỏi bài mình, mình cười bảo, mày ngu lắm biết không, bài đơng giản thế này, hễ là người thì đều làm được cả. Nó nhệch mồm chực khóc, mình bèn giơ bức tranh được giải cho nó xem, lại trỏ tranh của nó rồi bảo, xấu kinh, đừng treo cạnh tranh tao, tao xấu hổ lắm. Nó trào nước mắt tự xé tranh đi, vứt cả bút sáp, nói với mụ kia là nó không thích vẽ nữa.
Trước mặt mọi người, mình thường gọi con ranh là “em”, thiên hạ bèn nói với lũ con rằng, nhìn Hứa Thu nhà người ta kìa, ra dáng chị chưa! Con ranh không gọi mình là “chị” nữa, mình có hài lòng không? Không! Vì sao? Không rõ. Mình nên hài lòng mới đúng! Ừ, mình phải hài lòng!
Ba và mụ đàn bà đó ra ngoài dùng cơm, trong nhà chỉ còn mình và con ranh. Con ranh ăn tối xong thì xem vô tuyến, trước đây nó rất thích vẽ tranh, còn thích múa may, giờ đều bỏ hết rồi. Bây giờ nó biến thành một đứa chẳng làm gì cả, chỉ biết thu lu trên sô pha xem vô tuyến. Mình ở trong phòng vẽ tranh, vẽ thế nào lại thành ra đúng chân dung con ranh ấy.
Trong nhật ký kẹp một bức phác họa, một cô bé cặm cụi vẽ, góc tranh là chữ ký Hứa Thu. Cả nét vẽ và nét chữ đều toát lên tài hoa rực rỡ của tác giả.
Từ lúc bị mình cười nhạo trước mặt đám bạn cùng lớp, con ranh bắt đầu lẩn trốn mình. Thật vô vị! Mình quyết định đổi cách chơi.
Mình mua hai con búp bê rơm, nói với con ranh rằng mỗi chị em một con, mắt nó sáng bừng, rất hứng khởi, dè dặt hỏi mình thật ư? Mình thân thiện nói, thật, sau đó rủ nó cùng tưới nước, bảo để rơm mọc xem tóc búp bê nào dài hơn. Nó sướng rơn!
Mình chia nửa đống kẹo cho con ranh, mụ đàn bà và nó đều hứng chí, mình cũng hứng chí, thấy hai mẹ con thảm hại quá đi, dăm ba cái kẹo đã đủ mua niềm vui của họ rồi.
Mình bảo con ranh có thể gọi mình là “chị”, nó rất phấn khởi, cứ hỏi đi hỏi lại, thật ư? Mình nói thật, nó bèn gọi thử, mình đáp lời, cả hai cùng cười.
Trường tổ chức cuộc thi ngâm thơ, mình cổ vũ con ranh tham dự, con ranh nói không thi được, mình bảo được, giọng em rất truyền cảm mà, không vấn đề gì đâu, con ranh bèn đi đăng ký.
Kế hoạch của mình vậy là thành công. Hôm thi ngâm thơ, con ranh được một phen bẽ mặt trước toàn trường, khán giả cười ầm lên, ở bên cánh gà mình cũng cười. Mình ngỡ nó sẽ khóc, nhưng nó chỉ nhìn mình, khiến tiếng cười của mình nghẹn lại, song nghĩ thật vô lý, nên vẫn tiếp tục cười. Con ranh ném bỏ búp bê rơm, mình cũng quăng luôn con búp bê của mình, đây vốn dĩ chỉ là mồi nhử, nhử cho nó cắn câu mà thôi…
Nhật ký của Hứa Thu rất cô đọng, cũng không đều đặn, nhiều khi nửa năm trời mới viết một đoạn. Xem chừng chị ta không phải dạng người quen thổ lộ nỗi lòng. Nhưng chỉ qua những dòng chữ vắn tắt này, cũng có thể nhận ra diễn biến tâm lý trong quá trình trưởng thành của hai chị em. Tôi trông thấy Hứa Thu đã nếm vị ngọt từ sự khôn lỏi của mình, và chăm bón cho sự khôn lỏi ấy tốt tươi nảy nở. Tôi trông thấy Ma Lạt Thang mỗi ngày một tự ti nhút nhát, và dùng một vỏ bọc càng lúc càng dày để bao lấy bản thân, bao kín đến nỗi chẳng muốn cho ai thấy mình. Cha họ dần dần thăng chức, thời gian vui vầy cùng con cái thưa thớt mãi đi, nhiều khi chỉ mình bà vú già và hai chị em ở nhà, có dạo ông Hứa phải thường trú tỉnh ngoài, chắc hẳn cho rằng môi trường đào tạo ở Bắc Kinh tốt hơn, nên để cả hai đứa con ở lại thành phố. Xét ở một mức độ nào đó, hai chị em là ruột thịt duy nhất của nhau, nhưng họ không nương tựa bầu bạn, ngược lại còn đối địch thù hằn.
Tôi tiếp tục xem từng trang một, cảm thấy Hứa Thu vừa đáng ghét vừa đáng thương. Đằng sau tài hoa rờ rỡ và hào quang lung linh là một tâm hồn tịch mịch, cô độc, méo mó, từng giờ từng phút đều bận lòng về cái bóng bên cạnh mình – Ma Lạt Thang. Trò chơi của chị ta chính là tiếp cận, gây tổn thương, rời xa, rồi lại tiếp cận. Tôi thậm chí bắt đầu băn khoăn rằng Hứa Thu hành hạ Ma Lạt Thang là vì ghét cô, hay vì muốn cô chú ý nên mới cố tình hành hạ?
Càng đọc đến gần ngày Hứa Thu xuất ngoại, tâm trạng tôi càng nặng nề. Lúc này, Ma Lạt Thang và Hứa Thu đã không đội trời chung, nhưng Hứa Thu không buồn tốn công sức vờn Ma Lạt Thang nữa. Nhật ký đầy rẫy giọng điệu miệt thị, cùng lời tuyến bố ngạo mạn rằng sở dĩ chị ta xuất sắc còn Ma Lạt Thang tầm thường, chính vì mẹ chị ta là một người phụ nữ giỏi giang, còn mẹ Ma Lạt Thang là một người đàn bà vô giáo dục vô văn hóa.
Ra nước ngoài rồi, nhờ trí tuệ và tài năng, mọi việc đối với Hứa Thu đều dễ dàng suôn sẻ. Chị ta thích thú vì được đàn ông theo đuổi, nhưng vẫn viết vào nhật ký những lời châm biếm mỉa mai.
Trong một lần họp mặt du học sinh Trung Quốc, Hứa Thu quen Tống Dực. Thật ra từ đầu đến cuối chị ta không hề nhắc tên anh, nhưng tôi tin rằng “hắn” ở đây chính là Tống Dực.
Chưa bao giờ mình gặp ai có nụ cười tỏa nắng rạng ngời như thế, nhưng đằng sau ánh nắng cũng vẫn là ánh nắng chứ? Mỗi người đều có mặt tối, mặt tối của người này là gì?
Thật thú vị, mình gọi điện cho hắn, nhưng hắn không gọi điện cho mình, đúng lúc cuộc sống đang tẻ nhạt, mình thích động não.
Bạn bè họp mặt ở bãi biển, nghe nói hắn sẽ tham dự, thì đi vậy. Mình diện váy đẹp, mang theo cây vĩ cầm. Ăn xong đồ nướng, mọi người thắp nến ngồi quây lại chuyện trò trên bãi cát. Bạn bè gạ mình kéo một bản, mình vui vẻ nhận lời, cố ý đứng xa hắn ra, để toàn cảnh bên-em-là-biển-rộng thu gọn vào tầm mắt hắn, rồi chọn kéo bài Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Biển rộng dưới ngàn sao khiến người ta cô tịch, nghe nói hắn biết làm thơ cổ thể, mình tin là hắn sẽ hiểu. Bản nhạc chấm dứt, ngay cả những người nước ngoài ngồi đằng xa cũng phải vỗ tay, mình lập tức quay lại, muốn nhìn rõ cảm xúc trong đáy mắt hắn. Không có gì khác thường, ngoài tán thưởng.
Vĩ cầm, đã kéo cho hắn nghe. Ký họa, đã vẽ cho hắn xem. Tuy chưa đến mức múa ba lê tặng hắn, nhưng cũng đã khôn khéo để hắn mời mình khiêu vũ. Theo nhịp vũ Latinh cuồng nhiệt, mình như cánh bướm lả lơi trong vòng tay hắn, vậy mà hắn vẫn không rung động! Thật sửng sốt, từ nhỏ tới lớn, đối với tụi con trai, có lúc một bức phác họa vẽ bọn chúng trầm tư, bên lề là chữ ký của mình cũng đủ khiến chúng say như điếu đổ. Hắn còn đòi hỏi gì nữa đây?
Mình định nhận nuôi một con chó lang thang, bèn gọi điện cho hắn, kể rằng xe mình hỏng, nhưng đã hẹn với trung tâm từ thiện là sẽ đến đón nó mất rồi, và hỏi liệu hắn có thể đưa mình đi một chuyến không. Hắn đồng ý. Mình lên mạng, chọn sẵn con chó xấu xí nhất, chắc không ai thèm nhận nuôi ngoài mình. Trông thấy con chó, hắn cũng phải ngạc nhiên, nhận xét rằng mình thật là đặc biêt. Thì mình đặc biệt mà!
Có vài lần hắn mang thức ăn tới cho chó, mình bèn khéo léo dẫn dụ để hắn mời mình và con chó cùng đi dạo. Thật ra, thao túng đàn ông là việc không khó, chỉ cần đàn bà tươi cười và dịu dàng đủ độ, đàn ông sẽ ngoan ngoãn thực hiện ý muốn của họ, nhưng vẫn tưởng chính bản thân mình chủ động.
Mình để hắn xem số tiền mình quyên góp cho Dự ánh Hy Vọng, khoe với hắn chồng thư bọn trẻ viết cho mình. Hắn và mình cùng chung tên tài trợ học hành cho hai đứa bé ở Qúy Châu. Hắn thường xuyên mang thức ăn tới cho chó. Mình thường xuyên đi xem hắn chơi bóng rổ, ngồi ở rìa sân vừa theo dõi vừa hí hoáy phác họa. Thật lạ lùng! Các phác họa của mình không nhằm mục địch trưng trổ nữa, mà chỉ muốn vẽ hắn, thậm chí không còn chú ý đến hình thức thể hiện đẹp hay xấu, mà chỉ cố nắm bắt cảm giác trong khoảnh khắc, nhưng hắn tỏ ra mê thích lạ lùng, cảm xúc trong mắt hắn, dần dần đã nhiều hơn là sự tán thưởng.
Khi dắt chó đi chơi, mình kéo vĩ cầm nhại tiếng sủa, hòa âm với nó. Dáng vẻ mình không còn tao nhã, cũng không duyên dáng nữa, nhưng hắn lại nhìn mình mà cười vang.
Lễ Tình nhân, hắn gọi điện hẹn mình ra ngoài. Mình hỏi, anh có biết hôm nay là ngày gì không? Hắn nói biết chứ. Mình bèn nhận lời. Mình rất phấn khởi, chưa bao giờ ngờ rằng bản thân lại biết phấn khởi chỉ vì lời hẹn đi chơi của một gã con trai. Cảm giác này khiến mình sợ hãi, nhưng lại ngọt ngào biết bao!
Vui vẻ chăng? Cảm giác này là là vui vẻ chăng? Cảm thấy mình không còn là mình nữa. Mình đã quen với việc ẩn náu trong bóng tối, lén lút quan sát và đánh giá người đời, nhưng hắn lại kéo mình chạy ào ra với mặt trời, nắng Cali rực rỡ quá, nhưng hắn rực rỡ còn hơn nắng Cali.
Tôi ngừng lại, đặt cốc cà phê xuống, đổi sang rượu, uống vài ngụm mới tiếp tục được.
Từ biệt hắn xong, đã bước đến cửa soát vé, đột nhiên bị hắn kéo giật lại hôn, mình không quen với việc phơi bày tâm tình ra trước bàn dân thiên hạ, nên chỉ để hắn chạm khẽ môi rồi đẩy mạnh ra. Hắn giống mặt trời, sẵn sàng bộc bạch bản thân không ngần ngại. Mình bị thu hut bởi sự sôi nổi và rạng rỡ của hắn, nhưng lại không quen với sự thẳng thắn và nồng nhiệt ấy. Mình cũng sôi nổi, nhưng sự sôi nổi ấy của mình là cố ý ra vẻ, là bộ dáng để phô diễn với người đời. Còn sự sôi nổi của hắn thì thuần túy tự nhiên, phát khởi từ nội tâm chân thực, hắn không biết sự khác biệt giữa hai bên, nhưng mình thì có thể thấy rõ.
Có lẽ New York mới là đô thị quốc tế chính hiệu. Trên đảo Manhattan tề tựu những người giàu có nhất thế giới, đồng thời tụ tập những người khánh kiệt nhất thế giới. Ban ngày tất cả dùng chung mọi con đường, nhưng đêm xuống, tất cả các con đường lại thuộc về những kẻ cầu bơ cầu bất của đủ mọi quốc gia. Trên thế giới còn có thành phố nào mà ánh sáng và bóng tối đối lập dữ dội thế không? Mình thích New York, cảm thấy nó rất giống mình.
Trong cơn say mụ mẫm, quần áo xộc xệch, hắn ngã nhào xuống trước mặt mình, lọ hoa rơi vỡ khiến váy mình bẩn ướt. Hắn tiện tay nhặt bông hoa dưới đất lên đưa cho mình, cười nói, “Quý cô, nếu tôi đổ, thì chỉ là vì cô quá đỗi diễm lệ”. Mọi người cười rộ và hò hét, nhưng mình và hắn mắt vẫn lạnh băng. Một tích tắc trước, hắn và ả nào đó động cỡn chỗ cầu thang, chỉ tích tắc sau, hắn đã mời mình cùng khiêu vũ, nói rằng hai đứa có đôi mắt đồng màu.
Hôm nay, mình hút thử cần sa. Hắn rủ rê mình vừa hút cần sa vừa uống rượu mạnh, mình làm theo.
Hắn đưa thuốc phiện, mình từ chối, hắn cười, non gan thế? Mình nói với hắn, địa ngục tuy hấp dẫn thật, nhưng đây vẫn chưa định sa xuống đấy đâu. Hắn hít một ít, rồi hôn mình, trong bóng tối chỉ có mình và hắn, mình không cự tuyệt.
Nếu nói hắn là ánh sáng, thì hắn là bóng tối. Khi hắn gọi điện đến, mình cảm thấy thèm thuồng ánh sáng, nhưng khi hắn tao nhã nâng ly rượu mời, mình lại thấy khát khao được cùng say với hắn.
Tôi uống vài hớp rượu, sắp xếp lại suy nghĩ. Hứa Thu quen thói giấu mình đi, vì thế nhật ký của chị ta vắn tắt mà mơ hồ, ở đây có hai “hắn”, một là Tống Dực, một chắc là người chị ta mới quen ở New York, kẻ khuỵ ngã trước mặt chị ta. Không hiểu vì sao, tôi sực nhớ đến gã đàn ông từng hôn tay mình.
Tôi không xác định được cảm giác của mình, trái tim vô cùng đau đớn, tĩnh tâm mất một lúc mới dám tiếp tục xem.
Mình và hắn chia nhau một điếu cần sa. Hỏi hắn vì sao không chơi bột trắng, hắn nói, vì đây cũng không muốn sa xuống địa ngục. Hắn biết hít, nhưng điều độ, không để thành nghiện. Khi hắn hôn, mình nói đã có bạn trai rồi, hắn cười thờ ơ.
Hai đứa làm tình, thật ra là do hắn cưỡng đoạt, nhưng mình không muốn nói mình là kẻ bị hại vô tội. Tận trong xương tủy, đàn bà luôn khát khao được chinh phục, hắn chẳng qua chỉ thỏa mãn dục vọng thầm kín của mình thôi. Hắn kinh ngạc vì mình còn trong trắng, mình đáp lại bằng hai cái bạt tai. Lần đầu tiên, mình và hắn cãi nhau, qua điện thoại.
Tôi thở dài, phần trên đoạn này chắc kể về Hứa Thu và người kia, câu cuối cùng mới là chị ta và Tống Dực.
Ăn cơm với khách, giáp mặt hắn, cả hai không ngờ rằng sẽ có một ngày lại gặp nhau ngoài sáng thế này. Đôi bên đều kinh ngạc về thân thế của nhau, giả vờ như mới lần đầu hội ngộ, bắt tay nhau như những người xa lạ. Xong bữa tối, nhận được điện thoại của hắn, đang đàm thoại với hắn thì hắn bước vào thang máy, trong thang máy chỉ có hai người, hắn luồn tay vào áo mình. Bạn trai thì nói những lời âu yếm ngọt ngào trong điện thoại, còn mình thì thở hào hển vì bàn tay của một người đàn ông khác. Mình biết hắn cố ý làm thế, hắn thích thú với việc bỡn cợt chi phối người ta, mà mình khéo sao cũng đúng là loại người như vậy.
Càng ngày, mình với hắn càng hay cãi nhau, lần nào cũng đều do mình khiêu khích chọc giận. Mà thảm hại thay, mình phát hiện ra, nguyên nhân khiến mình khiêu khích là vì hổ thẹn. Mình mà biết hổ thẹn? Tưởng cảm xúc đó không còn tồn tại trong đời mình nữa chứ! Từng muốn kiếm tìm mặt tối ở hắn nhưng thất bại, có lẽ mình sẽ biến thành mặt tối lớn nhất của hắn chăng? Lẽ nào vì không tìm thấy, mình bèn chế tạo thay vào?
Mình kể với hắn, bạn trai mình sắp đến New York làm việc. Hắn cười lớn, vẫn chưa rũ bỏ em trai ư? Mình không biết nên trả lời thế nào.
Khi nhìn thấy hắn ở sân bay, trái tim mình bỗng mềm yếu lạ lùng, không giống tim mình chút nào. Mình và hắn cùng ăn cơm, nói chuyện, cùng xem băng, buổi tối hắn hôn vào trán mình rồi trở về chỗ ở. Hắn đối xử với mình như với nàng công chúa thánh thiện, mà không biết rằng mình là vũ nữ bóng đêm.
Mình gọi điện cho hắn, nói không muốn gặp nữa, quan hệ giữa hai bên sẽ chấm dứt từ đây. Hắn cười, khi nào chán chơi trò công chúa hoàng tử với em trai, thì biết tìm nhau ở đâu rồi đấy! Mình cũng cười, nói với hắn rằng, đây chỉ biết sẽ gửi thiệp cưới đến chỗ nào thôi.
Hai đồng nghiệp kém cỏi bị đẩy đi, đến tận lúc rời nhiệm sở vẫn không biết tại ai mà ngã ngựa. Mình giúp họ thu dọng đồ đạc, tiễn chân xuống tận tầng trệt, bọn họ cảm ơn, mình cười nhạt. Hắn đến đón đi ăn cơm, mình bỗng dưng bực bội, bèn gây sự cãi nhau. Mình không phải là thiên sứ, nhưng ai nấy đều thích đối xử với mình như với thiên sứ, cảm thấy tịch mịch vô cùng.
Đảo Manhattan dù sao cũng nhỏ, nữa năm không gặp, đêm Giáng sinh, cuối cùng hai bên cũng giáp mặt nhau ở Quảng trường Thời Đại. Cách cả biển người, vẫn cảm nhận được linh hồn mình lìa bỏ thể xác, khát khao lao về phía hắn, bạn trai thì vẫn nắm tay mình, hớn hở sướng vui cùng đám đông chúc mừng năm mới. Hắn dắt bạn gái lách qua rừng người tiến lại, mình muốn bỏ chạy nhưng lòng thèm khát, đành nhìn hắn mỗi bước mỗi gần. Hắn chào mình, bắt tay bạn trai, thân thiết như bằng hữu lâu ngày. Lại đến để bỡn cợt đây! Mình ái ngại nhìn kẻ vô tri bên cạnh, đột nhiên căm uất sự thiện lương vô tri của hắn, không kiềm chế được nữa, nên cãi cọ với hắn ngay giữa Đêm Bình an. Những lời mình tuôn ra đã khiến hắn tổn thương nặng nề. Nhưng kỳ thực mình muốn bảo vệ hắn, bảo vệ cho hắn khỏi phải tổn thương vì mình.
Bằng vài ngón tiểu xảo, mình để cô bạn gái dòng dõi cao quý của hắn trông thấy một vài chuyện không nên nhìn thấy. Cô ta bèn tát thẳng vào mặt hắn. Hắn biết là do mình gây ra, cũng biết là tại mình muốn trả thù thái độ bỡn cợt của hắn đối với bạn trai mình trong đêm Giáng sinh. Hắn không căn vặn, chỉ dồn mình vào góc kẹt, hôn tàn bạo, mình giãy giụa lấy lệ rồi cũng ôm lấy hắn, hôn trả còn dữ dội hơn. Thì ra, mình là một bông hoa chỉ nở được trong bóng tối.
Càng ngày càng nhác, đối với những kẻ xúc phạm mình, mình đã chán chẳng muốn bỏ công truy cứu nữa. Nhưng lại không thể chịu đựng được nếu ai đó xúc phạm đến bạn trai. Mình hỏi hắn có buồn không? Hắn nói đủ sức tự đập tan tin đồn. Nhưng mình ghét cái lũ cứ đánh đồng hắn với những việc nham nhở bỉ ổi, vì thế mình đã châm lửa, khiến kẻ khơi mào phải giã từ Phố Wall, tài sản thì bị vợ bỏ đi ẵm theo hết sạch. Nhưng bạn trai mình không hề hay biết, vẫn cần mẫn làm việc đúng theo tác phong riêng có. Ngược lại, hắn là người ngoài thì lại nắm rõ, đôi mắt hắn nói với mình, biết không, đấy có một linh hồn tà ác!
Cãi nhau mỗi ngày một nhiều, không hiểu suy cho cùng mình muốn làm gì nữa. Khi bộc phát chỉ muốn chia tay, nhưng khi hắn quay đi thật, mình lại sợ hãi. Mình không muốn khiêu vũ cả đời trong bóng mờ, mình thích cảm giác được hắn xoa dịu trái tim, thích vẻ vui tươi mà hắn dành tặng, mình ôm lấy hắn, luôn miệng nói xin lỗi. Nụ cười rạng người như ánh dương đã nhuốm màu u ám vì mình, những thứ mình thích đang bị mình hủy hoại, mình có nên buông tay không? Có nên buông tay không?
Con ranh bị suy thận, ba rất lo lắng, mụ đàn bà vô dụng kia thì sụt sùi, mình không thấy buồn thương, chỉ có cảm giác thật phi lý. Thế giới này hỗn loạn làm sao, Thượng đế nó ở hiền sẽ cho gặp lành, ở ác gặp ác, vậy thì vì sao không phải là mình, mà là con nhỏ đó?
Cuối cùng đã thử thuốc phiện, lấy việc rơi vào địa ngục làm cái giá nếm trải mùi vị thiên đường. Đến hắn cũng phải nhìn mình một cách lo lắng, cảnh cáo mình không được chủ động đi tìm thứ bột trắng đó. Mình ôm cổ hắn hỏi, sợ cái gì? Hắn nói, sợ đấy sa địa ngục thật. Mình hỏi, lẽ nào không phải chính đấy đã mở cánh cửa địa ngục, mời đây bước vào ư? Hắn im lặng vuốt má mình, cuối cùng nói, em chia tay cậu bé đó đi! Mình cười giễu, người khiến đấy thiệt hại đến hàng chục triệu không thể gọi là cậu bé được đâu. Hắn tức giận, nằm đè lên mình để trừng phạt. Thân thể mình trầm luân, nhưng linh hồn bay bổng, thân thể mình hoan phóng, nhưng linh hồn khóc than.
Hai đứa lại cãi nhau, mình rủa xả hắn, rồi lại ôm lấy hắn, van nài thứ tha, lần đầu tiên bạn trai không nói năng gì, cũng không ôm lại, chỉ dùng ánh mát u uất chăm chú nhìn mình, tựa hồ muốn soi thấu tâm hồn mình vậy. Mình sợ hãi níu chặt lấy hắn, chặt đến nỗi muốn nhét hẳn bản thân vào tim hắn, nếu ở đó, liệu mình có thể hết u ám, và sẽ ngập tràn ánh sáng không? Liệu cảm giác tịch mịch có buông tha mình không?
Con ranh đang mù dở, ba hỏi mình có muốn về thăm nó không, mình viện cớ từ chối. Hơi sức đâu mà diễn trò tình cảm chị em, nếu nó muốn oán trách, thì oán trách ông trời không có mắt đi.
Từ sau lần cãi nhau trước, suốt một tuần liền bạn trai không liên lạc với mình, cũng không nhận điện. Cuối cùng, hắn gọi điện đúng lúc mình đang khiêu vũ. Hắn hỏi có xin nghỉ phép được độ một tuần không, muốn hai đứa đi chơi riêng một chuyến. Mình nhảy chậm lại, bạn nhảy hắc ám tỏ vẻ khó chịu, muốn giằng điện thoại ném đi, mình đành ôm lấy hắn, dùng thân thể xoa dịu cơn thịnh nộ của hắn. Bạn trai hỏi, có được không? Mình nói được, và ngắt máy. Chân thì nhảy nhót, mà nước mắt lặng lẽ tuôn rơi, biết rằng sắp mất hắn, mất đi ánh sáng cuộc đời, từ nay về sau, mình sẽ vĩnh viễn quay cuồng trong bóng tối.
Đây là phần cuối cùng, chắc hẳn Hứa Thu không mang nhật ký theo đến Yellowstone. Tôi cầm ly uống nốt chỗ rượu, vẫn cảm thấy tưng tức trong ngực, lại đi rót thêm. Bước đến cửa sổ, kéo rèm ra, bên ngoài đã chớm bình minh, cả thành phố đang tắm trong hừng sáng.
Nơi vườn hoa nhỏ dưới lầu, dần dần đã đông người đến tập thể dục đầu ngày, người luyện võ, người múa kiếm. Tôi buông ly rượu, chạy xuống gác, đứng sau lưng mấy ông già bà lão bắt chước đi Thái Cực quyền, đánh hết một bài, các bác mỉm cười với tôi, tôi cũng cười đáp lại.
Khi ngẩng đầu lên, nắng sớm đã rải đầy cành cây, gió mát hây hây, lá lay nhè nhẹ, muôn vàn đốm sáng lóe lên óng ánh như vàng cám. Tôi nheo mắt, làm động tác ôm lấy mặt trời. Ánh sáng và bóng tối cùng tồn tại trên thế giới này, chúng ta không thể thoát ly hẳn bóng tối, nhưng có thể chọn cách vươn tới ánh dương.
Bình luận facebook