Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 13
Chương 37
Thấy tên nha dịch béo gông mình, Thẩm Hi thật sự luống cuống, chỉ sợ lần này đi lành ít dữ nhiều, cái gông nặng như vậy lõ ảnh hưởng đến thai nhi thì sao. Vì vậy nàng nhỏ giọng năn nỉ hai người: "Hai vị sai gia, trước đừng vội, mời vào trong nhà uống chén trà đã, Tiểu phụ nhân có ít trà ngon khoản đãi". Nàng còn cố ý nhấn mạnh hai chữ 'trà ngon'.
Hai tên nha dịch là kẻ cáo già, tất nhiên hiểu được ý nàng nói, hai người liếc nhau, cười nói: "Trời hôm nay lạnh lẽo, đúng là khát thật, vậy bọn ta uống chén trà hẵng đi vậy". Nói xong, nha dịch béo tháo gông cho t.hi, hai người mới theo nàng đi vào nhà.
Thẩm Hi đi vào trong phòng, lấy ra 10 lượng bạc, giờ phút căng thẳng này nàng không dám tiếc tiền, tính mạng quan trọng nhất. Nàng lại làm bộ đi pha trà, mang cả nén bạc với ấm trà đặt lên khay mang ra ngoài. Thấy Thẩm Hi ra tay hào phóng, nha dịch béo cầm lấy bạc nhét vào trong ngực, nói với nàng: :Thẩm thị, bọn ta biết ngươi bị oan. bọn ta không uống oan trà của ngươi, trước tiên ở đây nói trước với ngươi, Tiền công tử kia là thân thích với Huyện lệnh bọn ta, cái gì tiền công tử thích tuyệt đối sẽ lấy được. Ta thấy ngươi là thai phụ, tốt nhất là ngươi hãy đồng ý đi, nếu không Huyện lệnh đại nhân ra lệnh đánh sát uy bổng không phải chuyện đùa đâu, mạng chắc chắn giữ được, nhưng đứa nhỏ chưa chắc đã còn".
Nàng sớm biết cửa nha môn hướng về phía nam, có lí không có tiền thì đừng vào, nhưng vẫn bị sát uy bổng của nha dịch béo dọa đến trắng mặt. Nàng không khỏi run rẩy: "Hai vị sai gia, nhà ta chỉ còn duy nhất cốt nhục trong bụng ta, xin hai vị chỉ điểm cho một con đường sáng, để hai mẹ con ta được an toàn cái gì ta cũng chịu". Tên nha dịch béo kia đưa tay lên phẩy phẩy, Thẩm Hi đành đưa tiếp 10 lượng bạc, lúc này hắn mới vừa lòng, ghé tai nói nhỏ với nàng mấy câu.
Hai nha dịch được lợi từ chô Thẩm Hi nên dọc đường đi không làm khó nàng, không khiến nàng đeo gông, đến gần nha môn mới làm nàng đeo vào làm bộ, dù chỉ một lúc nhưng cái gông nặng trịch lạnh lẽo cũng đè nàng đến khó thở.
Vào trong nha môn, Thẩm Hi thấy không khác mấy cảnh trong tv là bao, hai hàng nha dịch đứng hai bên, trong tay cầm gậy, thấy nàng đi vào thì đồng loạt gõ gõ gậy, miệng kêu 'Uy vũ'.
Quan phụ mẫu là một người trung niên mặc quan phục màu đỏ, cách khá xa nên Thẩm Hi không nhìn rõ mặt, ở cạnh đó là một thanh niên tầm 20 30 tuổi, ăn mặc chải chuốt.
Nha dịch béo cầm gõ vào cái gông, quát t.hi: "Quỳ xuống!". Nàng giật mình, vội quỳ xuống đất, bây giờ cái thai mới là quan trọng nhất, tôn nghiêm hay không để sau hẵng nói.
Quan huyện phụ mẫu quát lên: "Quỳ xuống là người phương nào?"
Thẩm Hi lo sợ đáp: "Dân phụ Thẩm thị".
Huyện lệnh kia nói: "Phạm phụ Thẩm thị, hiện giờ danh thân (người tai to mặt lớn, có tiền của địa vị nhất định) của bản huyện là Tiền Thanh Diệu kiện ngươi lấy trộm bí phương làm đậu phụ của nhà hắn, ngươi có biết tội chưa?"
Thẩm Hi vội nói theo ý của nha dịch béo đã dạy mình: "Tri huyện đại lão gia, ngài có thể để dân phụ nói chuyện riêng với Tiền công tử được không? Dân phụ có chuyện muốn thương lượng". Huyện lệnh nghe vậy vẫy một nha dịch bên cạnh: "Ngươi dẫn nàng ta với Tiền Thanh Diệu đi xuống, đợi họ thương lượng xong hẵng dẫn lên đây".
Nha dịch kia dẫn hai người tới một gian nhà trống bên cạnh, sau đó lui ra ngoài, còn giúp bọn họ đóng cửa lại.
Bây giờ Thẩm Hi mới bình tĩnh lại, nhìn người âm mưu chiếm đoạt bí phương đậu phụ của nàng, hắn ta khoảng 25 26 tuổi, khuôn mặt tuấn tú, nhưng nhìn kiểu cách ăn mặc rất diêm dúa, không khác gì nhà giàu mới nổi.
"Thẩm thị, ngươi có chuyện gì muốn nói với bản công tử?"
Thẩm Hi dựa theo lời dặn của nha dịch béo nói: "Tiền công tử, tiểu phụ nhân đơn độc đến đây, đứa bé trong bụng đã mồ côi cha, giờ tiểu phụ nhân chỉ muốn kiếm sống qua ngày, mong công tử đáng thương ta, xin hãy rút đơn kiện lại". Tiền Thanh Diệu nhìn nhìn cái bụng của nàng, vẻ mặt ngoài cười trong không cười: "Ngươi không phải là mẹ của ta, ta không có nghĩa vụ phải nghe lời ngươi, đơn kiện muốn rút là rút được?"
Thẩm Hi vội nói: "Chỉ cần ngài chịu rút đơn kiện, tiểu phụ nhân chắc chắn sẽ dâng tặng bí phương làm đậu cho ngài". Tiền Thanh Diệu kéo cái ghế ngồi xuống, mỉm cười nhìn nàng: "Gia ta không cần rút đơn kiện vẫn có thể lấy được bí phương làm đậu phụ". Thẩm Hi suy nghĩ một chút lại nói: "Đúng vậy, nếu trên công đường Tiền công tử dùng sát uy bổng là có thể bắt tiểu phụ nhân nói ra bí phương. Nhưng ngài có biết trong đầu tiểu phụ nhân có bao nhiêu cách chế biến đậu phụ? Nếu ta cam tâm tình nguyện, tất sẽ không giấu diếm mà nói cho ngài, nếu ngài muốn dùng sức mạnh, ta không nói ngài sẽ không biết, đây không phải làm chậm trễ việc kiếm tiền của ngài sao?"
Tiền Thanh Diệu gõ gõ tay lên mặt bàn, nói : "Thú vị, thú vị, phụ nhân nhà ngươi thật thú vị, không trách bị người ta nhớ thương. Nhưng như vậy còn chưa đủ, ngươi phải bảo đảm về sau không được làm đậu nữa, đậu phụ ở Trung Nhạc quốc chỉ có nhà ta được làm, vậy ta có thể suy nghĩ thả ngươi".
Lúc này Thẩm Hi chỉ mong hắn có thể thả nàng, không làm hại đến đứa bé trong bụng, yêu cầu gì nàng cũng đáp ứng.
Tiền Thanh Diệu rất quen với người trong nha môn, hắn gọi tên nha dịch đi vào, bảo tên kia đi nói với Huyện lệnh một tiếng, còn hắn ta thì dẫn Thẩm Hi ra nha môn, hai người đi bộ một lát đã đến trước cổng một trạch viện lớn.
Hắn đẩy cổng ra, quay đầu nói với nàng: "Thẩm thị, vào đi"
Thẩm Hi đi vào Tiền phủ, không ngừng tay mà dạy cho đầu bếp trong phủ cách làm đậu. Cho đến nửa đêm đầu bếp đã học xong cách làm đậu và mấy món ăn từ đậu, Tiền Thanh Diệu mới thả Thẩm Hi đã mỏi mệt ra rời ra ngoài.
Trước khi thả nàng, hắn nhìn cái bụng bầu của t.hi, thuận miệng nói: "Hôm nay gia tâm tình tốt, nhìn ngươi mang bầu nặng nề mới nói cho ngươi, việc này ngươi đừng trách gia, là có người bảo gia làm vậy. Ngươi đắc tội người nào khác biết, một quả phụ thế đơn lực bạc, lại là người nhà quê, từ chỗ nào thì về lại chỗ đấy đi, đừng có ở lại đây".
Nghe lời nói nửa khuyên nửa dọa của Tiền Thanh Diệu, Thẩm Hi cũng không biết nên cảm ơn hay oán giận, nàng tùy tiện hành lễ, cúi đầu nói: "Cảm ơn Tiền công tử nhắc nhở". Nói xong, nàng xoay người, bước từng bước nặng nề trở về nhà.
Bước từng bức nặng trịch, nước mắt Thẩm Hi không biết rơi xuống từ lúc nào. Đây là thời thế quái đản gì vậy, thật vất vả mới tìm được một con đường mưu sinh mà giờ suýt trở thành bùa đòi mạng. Xã hội này thật không có đường sống cho nàng sao? Sống ở đây sao lại khó vậy?
Nước mắt Thẩm Hi rơi lã chã, từng giọt từng giọt nhỏ xuống con đường đất vàng không ngừng. Về đến nhà nàng đã mệt mỏi đến cùng cực, thần kinh căng thẳng do sợ hãi giờ mới thả lỏng lại, nàng nằm lên giường, run rẩy cả người. Cuối cùng, Thẩm Hi kéo chăn lên che quá đầu, lớn tiếng khóc lên.
"Người mù , Người mù ..."
Dù nàng biết rõ dù hắn có ở đây cũng không giúp gì được mình, nhưng giờ nàng chỉ cần có người ôm lấy nàng, giúp nàng đỡ sợ hãi, mà phụ thân của đứa bé trong bụng nàng đã không còn trên nhân thế. Thẩm Hi khóc rất lâu, đến khi mệt mỏi, giọng cũng khàn mới thiếp đi.
Rạng sáng ngày hôm sau, Thẩm Hi chưa rời giường đã nghe thấy tiếng đập cửa dồn dập. Dù không biết ai đến nhưng nàng vẫn nhanh chóng mặc quần áo tử tế rồi ra mở cửa. Ngoài cửa là Phương tỉ với Trương đại lang và Trương nhị lang.
Nhìn thấy người quen làm Thẩm Hi vui vẻ hơn, nàng gượng cười đón tiếp: "Phương tỉ, tỉ phu, Trương nhị ca, các ngươi đến rồi, mau mời vào". Phương tỉ vội đi vào, cầm tay nàng lo lắng hỏi: "Muội tử, ngươi không sao chứ? Huyện thái gia có ra lệnh đánh ngươi không?"
Thẩm Hi lắc đầu trả lời: "Ta không sao, không bị đánh. Phương tỉ, sao ngươi lại biết tin mà đến đây?". Phương tỉ lo lắng nói: "Hôm qua Tiểu Ngũ thôn chúng ta vào thành, hắn nói nhìn thấy ngươi bị nha dịch giải đi nên vội chạy về tìm ta, tỉ phu ngươi nói chắc ngươi gặp chuyện không may nên suốt đêm đi mượn bạc, sáng nay tới đây xem có chuộc người được không để chuộc ngươi ra".
nghe được nàng nói vậy, biết được trên thế giới này vẫn có người quan tâm mình, Thẩm Hi rốt cuộc không nín được, nước mắt vỡ đê mà ra, không ngừng lại được. Phương tỉ thấy vậy vội vàng lau nước mắt cho nàng, cố gắng an ủi: "Không sao, người vẫn không có việc gì là tốt rồi. Muội tử ngươi đừng khóc".
Thẩm Hi khóc một hồi, mới nhớ đến hai huynh đệ Trương gia còn ở đây, không khỏi ngượng ngùng, nàng lau nước mắt: "Tỉ phu, Trương nhị ca, mau vào nhà ngồi đi, ở ngoài lạnh lẽo". Trương nhị lang lúc nãy thấy nàng khóc, muốn đi lên an ủi nàng Thẩm Hi nhưng lại không dám, đành phải luống cuống tay chân nhìn anh trai.
Trương đại lang nhận được ánh mắt cầu cứu của em trai, thô giọng nói: "Vậy thì chúng ta mau vào đi, để muội tử kể rõ đầu đuôi xem nào".
Bốn người đi vào nhà, Thẩm Hi định đun nước pha trà nhưng Phương tỉ ngăn lại: "Muội tử, bọn ta không khát, mau nói xem chuyện là thế nào?". Thẩm Hi bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện, Phương tỉ nghe xong tức giận đập bàn, mắng: "Có thiên lí không vậy? Chiếm đoạt đồ của người ta còn vu oan giá họa, định đẩy người ta vào lao ngục, đúng là lũ khốn kiếp! Chúng có phải người hay không?!"
Trương đại lang lại bình tĩnh hơn, ngăn Phương tỉ chửi tiếp, hỏi Thẩm Hi: "Chúng ta không thể trêu vào, còn trốn không đươc sao? Ngươi đi thu dọn đồ đạc, sau đó cùng chúng ta đi về thôn đi. Thôn làng dù có hơi nghèo túng nhưng không có mấy chuyện dơ bẩn như ở đây". Phương tỉ nghe vậy ngẫm lại thấy có lí, vội giúp Thẩm Hi thu dọn đồ đạc, Thẩm Hi nghĩ lại lời cảnh cáo của tên Tiền khốn nạn kia, biết mình không có chỗ dung thân ở Thất Lí Phổ nữa nên đành đồng ý, cứ trở lại thôn đã rồi tính sau.
Trở lại Thượng Ngư thôn , nàn glaji ở lại chỗ ngôi nhà cũ của Cửu bà, người trong thôn nghe nói nàng bị vào nha môn, đều lục tục tới thăm hỏi, khuyên nàng không ít lời. Ngay cả Tam thúc công cũng run rẩy bảo con cháu dìu đến, khuyên nàng mấy câu, bảo Thẩm Hi về sau cứ ở lại đây sống qua ngày. Khuôn mặt tươi cười chân chất của các thôn dân làm Thẩm Hi rộng rãi không ít, trước kia nàng nghe câu 'Anh em xa không bằng láng giềng gần' giờ mới thấy quả không sai.
Các thôn dân đi về, nàng mới bắt tay vào quét dọn lại căn nhà. Nàng đi hơn 1 tháng, căn nhà phủ không ít bụi.
Thế giới bên ngoài hiểm ác, một lần tiếp một lần làm nàng thấy tuyệt vọng, hơn nữa bụng nàng cũng lớn dần, Thẩm Hi quyết định về sau sẽ định cư ở Tlt, không mạo hiểm kiếm nhiều tiền như trước nữa, chỉ cần bình an nuôi lớn đứa trẻ là đủ hạnh phúc rồi.
Xế chiều Trương nhị lang ghé qua, giúp nàng gánh nước đầy vại, sau đó lấy hộ mấy gánh củi. Thẩm Hi định giữ hắn ở lại ăn cơm nhưng hắn xua tay từ chối rồi bỏ chạy. Thẩm Hi biết thân thể nàng ngày càng nặng nề, không thể làm được việc nặng nên đành nhận sự giúp đỡ của Trương nhị lang , cùng lắm thì về sau mua thêm đồ ăn vặt cho Tiểu Hồng với Tiểu Hải là được.
Buổi tối nàng mới kiểm kê lại tài sản của mình. Giữa tháng 9 nàng mới rời khỏi Thượng Ngư thôn , cuối tháng 11 trở lại, ở lại Thất Lí Phổ hơn 2 tháng. Trừ đi tiền thuê nhà, ăn uống trong hơn 2 tháng nàng kiếm được 82 lượng bạc, thêm 4 lượng bạc trước đây nàng mang theo thì có tổng cộng 86 lượng bạc. Số bạc này khá lớn, nếu nàng tiết kiệm chi tiêu thì cũng đủ để mấy năm tập trung chăm con rồi.
*Lời nói của tác giả (bà tgia có vẻ hơi lảm nhảm)
Chương sau sinh con, chương sau nữa Người mù lên sân khấu.
Chương 38
(Hơi ngoài lề, lúc này ta đang nghe Quốc ca Xô viết, hay lắm. Cảm giác edit mượt hẳn, khí thế lên rồi )
Thẩm Hi quyết định xong, dứt khoát ở lại Thượng Ngư thôn đợi sinh, vì để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ngư dân, nàng còn thường xuyên cùng các phụ nữ khác ra bờ biển bắt hải sản, nhưng sợ đi lên ghềnh đá dễ trượt chân nên chỉ loanh quanh ở mấy chỗ nông, sóng nhẹ, lại thêm hải sản mù đông hơi ít nên không nhặt được bao nhiêu, chỉ đủ ăn chứ không bán được mấy văn tiền. Tuy vậy qua thời gian chung đụng nàng cũng thoải mái hòa mình với các phụ nhân trong làng, nàng rộng rãi, tính tình hòa thuận nên không khiến ai phải chê trách, tất cả các phụ nhân đều thích đến chơi nhà nàng, đặc biệt trong nhà Thẩm Hi không có nam nhân nên không phải cố kị gì.
Nàng thân mật, các thôn dân đều nhiệt tình chân thành, có hải sản nào tươi ngon hiếm hiến sẽ cho nàng một ít, đặc biệt những phụ nhân đã sinh con còn truyền thụ rất nhiều kinh nghiện để Thẩm Hi yên tâm chuẩn bị sinh sản, thật đúng là đưa than trong ngày tuyết rơi.
Thẩm Hi ở chỗ này rất an bình vui vẻ.
Chỗ ở đã ổn định, giờ Thẩm Hi chỉ chuyên tâm điều dưỡng thân thể, chăm sóc bản thân, từ lúc mang thai cho đến giờ nàng luôn phải vội vàng bước chân lưu vong, rồi lo lắng kiếm tiền, bây giờ rốt cuộc an nhàn, nàng quan tâm lo lắng nhất là thai nhi. Đứa bé này lớn rất nhanh, hơn nữa tần suất máy thai dần thường xuyên, cũng mạnh mẽ hơn, mỗi lần Thẩm Hi cảm nhận được nhịp sống của đứa bé trong bụng, trong lòng càng hạnh phúc không kể, cuộc sống của nàng đã viên mãn. Chả trách người ta thường nói phụ nữ chưa sinh con chưa phải là người phụ nữ hoàn chỉnh, người phụ nữ nào chưa sinh con sẽ không cảm nhận được cảm giác diệu kì của sinh mệnh nhỏ bé trong bụng mình, dần trưởng thành lên, tác động với cơ thể mẹ ra sao.
Cuộc sống yên bình trôi qua từng ngày, nháy mắt đã qua Tết, gió biển ẩm ướt mang đầy hơi thở của mùa xuân. Một năm mới đầy sức sống bắt đầu.
Thẩm Hi căn cứ chẩn đoán của Lý lão tiên sinh mà dự đoán ngày sinh, khoảng giữa tháng 6 nàng mang thai, bây giờ thai nhi hơn 8 tháng. Dù mọi người có câu mười tháng hoài thai nhưng thực chất chỉ là 9 tháng 10 ngày mà thôi, Thẩm Hi tính tính có lẽ đầu tháng tư nàng sẽ sinh.
Tháng tư trời đã ấm áp nhưng vẫn còn gió lạnh, Thẩm Hi chưa quên lúc Đoan ngọ năm ngoái nàng vẫn mặc áo khoác nên nàng làm quần áo cho con vẫn khá dày, còn nhồi thêm bông, sợ con bị lạnh. Dù quần áo đã khá nhiều nhưng Thẩm Hi luôn thấy sợ thiếu, nàng lại rảnh rỗi nên suốt ngày ngồi làm thêm chăn bông nhỏ, quần áo, tã... tất cả đều đầy đủ, chỉ còn đợi đứa bé sinh ra là được mặc.
Mới vào tháng tư, Thẩm Hi đã hồi hộp vô cùng, đây là lần sinh đầu, nàng lại không có kinh nghiệm, bên cạnh không ai chăm sóc, nếu có chuyện không lành thì đúng là kêu trời chẳng thấu. Mỗi khi nghĩ đến đây, nàng lại oán giận Người mù một lần, nếu hắn còn sống thì tốt biết bao, ít nhất nàng sẽ không một mình lo lắng, mà giờ hắn không biết gì nữa, chỉ mặc kệ nàng ngày ngày hồi hộp căng thẳng. Tuy oán giận như vậy nhưng Thẩm Hi cuối cùng đều lôi kéo sự chú ý trở về với thai nhi trong bụng, Phương tỉ giúp nàng mời bà đỡ, lại nhờ Trương đại lang mua hộ một bình rượu mạnh về, đợi khi sinh thì lấy ra sát trùng cho cái kéo cắt nhau thai.
Rạng sáng ngày mùng 8 tháng 4, Thẩm Hi cảm thấy đau bụng, hơn nữa phía dưới đã chảy nước ối, nàng giãy dụa đứng dậy, chịu đau đi đến nhà Pti. Bụng Thẩm Hi đau quằn quại, nàng vừa đi vừa dừng, mấy lần phải ngồi rạp người xuống đợi qua cơn đau, lại nghĩ đến nếu nàng không đi nổi sợ sẽ phải vĩnh viễn nằm lại đây, một thi hai mệnh nên lại đứng dậy, đi đi dừng dừng mà đến được nhà Pti, gọi nàng dậy.
Phương tỉ biết Thẩm Hi sắp sinh, vội bảo Trương đại lang đi lên Thất Lí Phổ gọi bà đỡ, nàng thì đỡ Thẩm Hi về lại nhà. Phương tỉ đã có 2 đứa bé, kinh nghiệm dày dặn, trước hết cởi quần của Thẩm Hi ra, lại tìm miếng vải đã chuẩn bị sẵn lót vào dưới thân t.hi, nhìn nhìn mới nói: "Chưa tới lúc sinh đâu, giờ ngươi đừng rặn vội, không thì lát nữa không có sức mà rặn nữa đâu". Nàng nói xong xoay người đi vào phòng bếp: "Ngươi nằm đi, ta đi nấu cho ngươi bát mì, nhân lúc chưa đau thì cố mà ăn, ăn no mới có sức sinh con".
Một lát sau Phương tỉ bưng lên một bát mì, bên trong có hai quả trứng với ít thịt thái sợi. Thẩm Hi nhân lúc lui cơn đau vội ăn sạch bát mì, Phương tỉ đợi nàng ăn xong rồi thu bát đi, dặn t.hi: "Giờ ngươi nằm nghỉ đi, dưỡng sức chuẩn bị sinh". Thẩm Hi nghe lời Pti, yên lặng nằm trên giường, nghe Phương tỉ kể chuyện hồi nàng sinh sản, vừa nghe vừa chịu những cơn đau quặn bụng dần nhiều lên, mồ hôi lạnh vương đầy trán. Phương tỉ thấy vậy an ủi t.hi: "Không sao, cố gắng nhịn một lát là hết cơn đau ngay mà, giờ chưa đến lúc sinh đâu".
Đến lúc trời sáng hẳn Thẩm Hi đã đau đến ướt sũng lưng áo, bên ngoài vọng tiếng người nói vào, là Trương đại lang đã đón bà đỡ đến. Bà đỡ vào nhà, trước tiên theo lời dặn của Thẩm Hi mà đổ rượu ra sát trùng cái kéo, rửa tay rồi vươn tay ra sờ sờ bụng nàng: "Đừng sợ, giờ cửa mình mới mở ra 3 ngón tay thôi, đợi thêm lát nữa".
Thẩm Hi bất đắc dĩ, đành cắn răng nhịn đau. Phương tỉ thấy nàng đau dữ dội, dịu dàng nói: "Nếu ngươi đau quá không chịu nổi thì kêu ra đi, không cần nhịn. Hồi ta sinh Tiểu Hồng cũng thế, đau đến chết đi sống lại bèn mắng tỉ phu ngươi, về sau hắn còn hỏi ta lúc đó mắng sướng miệng lắm đúng không? Cảm giác đau cũng bớt không ít". Thẩm Hi buồn cười, nhưng cơn đau ập đến làm nàng nhăn nhúm mặt. Nàng cũng muốn mắng Người mù mấy câu cho hả giận, nhưng hắn đã không có ở đây, dù Thẩm Hi có mắng hết lời cũng không nghe được một câu. Nếu đã nghe không được còn mắng hắn làm gì? Thẩm Hi lập tức cắn chặt răng, cố nhịn đau.
Phương tỉ thấy bộ dáng nàng như vậy, không khỏi thở dài: "Muội tử, nghe tỉ một lời đi, đợi sinh con xong rồi tìm một người khác mà sống tiếp, chứ nhà không có người đàn ông, cái gì cũng khó". Nói xong, nàng vả nhẹ miệng mình một cái, tự trách: "Phỉ phui cái miệng, giờ là lúc nào rồi còn nhắc đến mấy chuyện này. Muội tử ngươi cố chịu đựng, ai làm nữ nhân đều sẽ phải vượt qua cửa ai này thôi". Thẩm Hi vô lực gật nhẹ đầu.
Lại qua hơn 1 canh giờ, Thẩm Hi đã đau đến chết đi sống lại, chỉ cảm thấy trong bụng hình như có hơn trăm ngàn lưỡi dao đang cứa vào ruột gan, bà đỡ mới lấy tay sờ sờ, lại nhìn nhìn mới nói: "Không chênh lệch nhiều lắm, ta sờ được đầu đứa bé rồi. Phu nhân, ta bảo ngươi thở ra thì thở ra, hít vào thì hít vào, bảo dùng sức thì rặn hết sức cho ta, ngàn vạn đừng rặn lung tung, không thì kiệt sức đấy".
Thẩm Hi đã đau đến hơi thở hỗn loạn, không nói được một lời đáp lại bà đỡ, chỉ lung tung gật đầu.
Bụng đau như cắt, có lúc nàng cảm giác mình sắp bị đau đến chết, lúc thì ảo giác đứa bé trong bụng đang xé rách tử cung mình để chui ra ngoài, tay nàng nắm chặt đến nổi gân xanh, hàm răng nghiến ken két. Phương tỉ chắc sợ Thẩm Hi nghiến răng cắn phải đầu lưỡi nên vội nhét cái khăn vào miệng nàng, Thẩm Hi cắn mạnh cái khăn, sau đó dồn hết sức vào phía dưới.
Bà đỡ luôn miệng ra hiệu "Hít vào, thở ra, dùng sức", Thẩm Hi đầu óc trống rỗng, chỉ máy móc lặp lại mà làm theo.
Không biết nàng lại đau tiếp bao lâu, đột nhiên một cơn đau vọt đến, sau đó là cả người nhẹ nhõm, tựa hồ có cái gì đó rơi từ bụng nàng ra ngoài, Thẩm Hi hụt hơi, thả lỏng người lại nằm thẳng trên giường, kiệt sức nhắm mắt lại. Đang lúc mê man, nàng nghe loáng thoáng giọng Pti: "Có quả ớt nhỏ, là một bé trai, Trịnh bà bà, mau moi hết nước ối trong miệng thằng bé ra đi". Sau đó là một tiếng bốp, rồi tiếp đến là một giọng khóc to rõ vang lên.
Phương tỉ nói: "Đứa bé này lạ thật, chỉ khóc hai tiếng rồi ngừng, sau này chắc là người ít nói đây. À Trịnh bà bà, đừng vội cắt cuống rốn, Thẩm muội tử nói đổ rượu lên cái kéo, lau sạch đi rồi đặt lên lửa hơ một lát hẵng cát, như thế trẻ con mới không dễ bị thối cuống rốn". Bà đỡ ngạc nhiên hỏi: "Điều này có thật không? Nếu thật như vậy, A di đà phật, phu nhân cứu không ít tính mạng của trẻ con sau này đấy". Phương tỉ nói tiếp: "Hơ lâu một ít, hơ vào tim đèn ấy, không thì sợ kéo bị ám khói".
Hồi lâu sau Thẩm Hi mới nghe Phương tỉ nói tiếp: "Muội tử, mau mở mắt ra nhìn con trai của ngươi, nó đây này". Thẩm Hi cố mở to mắt, đã thấy khuôn mặt nhỏ bé hồng hồng nhăm nhúm ở ngay trước mặt, mặt thằng bé đỏ lựng, chóp đầu hơi nhịn, Thẩm Hi biết đây là do sản đạo đè ép. Con mắt thằng bé chuyển động, nhưng không mở nổi mắt, hàng lông mày nhíu lại, Thẩm Hi phát hiện bộ dáng nhíu mày của con trai giống hệt Người mù vậy.
Nàng cố chống tay ngồi dậy, ôm thằng bé vào lòng, cảm xúc vui sướng cảm động lan tràn khắp người, niềm hối tiếc vô sinh kiếp trước giờ đã được đền bù. Thẩm Hi hôn nhẹ đôi má đỏ hỏn của con trai, tự nhủ trong lòng: Người mù, con của chúng ta sinh ra rồi, ngươi ở trên trời có linh thiêng, nhìn thấy nó chưa?
Việc thu dọn đồ đạc và đưa tiễn bà đỡ đều nhờ Pti, Thẩm Hi đặt con trai vào cạnh người, không chịu nổi nữa mà thiếp đi. Nàng ngủ hơn nửa ngày, đến lúc tỉnh lại đã là xế chiều. Phương tỉ đã đi về, lúc này người tới chăm sóc nàng là một phụ nhân gọi là Vu đại tẩu, thấy nàng đã tỉnh bèn bưng một bát canh gà đến nói: "Ngươi uống trước cái này, nó thúc sữa". Thẩm Hi không từ chối, bưng bát canh lên uống cạn sạch.
Vu đại tẩu cười nói: "Xem ngươi uống nhanh như vậy, sau nàng thằng bé chắc chắn không bị thiếu sữa". Nhắc đến sữa, Thẩm Hi vội nhìn xem đứa bé, thấy nó đang ngủ yên trong tã lót, không khỏi thắc mắc: "Thằng bé ngủ lâu chưa đại tẩu? Nó đã ăn gì chưa?"
Vu đại tẩu trả lời: "Nó ngủ lâu rồi, lúc nãy ngươi đang ngủ tức phụ của Nhị Hải có cho thằng bé bú hai lần". Tức phụ của Nhị Hải cũng đang có con nhỏ, được gần 6 tháng nên sữa rất đủ.
Thẩm Hi sờ sờ mặt thằng bé, mềm mại, còn mềm hơn miếng thạch đông, khiến lòng nàng cũng mềm xuống, hận không thể mang hết thứ tốt đến trước mặt con.
Vu đại tẩu lại mang đồ ăn lên, mỉm cười: "Làm mẹ rồi đúng là khác ngay, cả khuôn mặt đều sáng lên. Ngươi đừng nhìn nữa, không thì sợ thằng bé giật mình khóc đấy. Mau ăn cơm đi, cố ăn nhiều vào mới có sữa cho con bú".
Thẩm Hi đã sớm đói, ngồi xuống cầm đũa ăn lên. Vu đại tẩu lại bưng thêm một bát canh gà đặ lên bàn: "Uống nhiều canh vào, nhiều sữa thì con mới khỏe". Thẩm Hi vừa ăn vừa hỏi: "Mấy ngày ta mới có sữa thế?". Vu đại tẩu trả lời: "Khoảng 3 ngày là có".
Ăn cơm xong, Thẩm Hi thấy con trai vẫn còn ngủ say sưa, không khỏi nằm xuống tiếp, nhìn xem đứa bé nàng đã mong chờ hai đời. Cái gì cũng nho nhỏ, khuôn mặt nhỏ, mũi nhỏ, đôi mắt nhỏ, miệng chúm chím, ngay cả tay chân cũng ngắn ngắn nhỏ tí, thoạt trông rất non nớt. Nàng lại cẩn thận quan sát, mới nhìn thì mặt mũi thằng bé khá giống nàng, nhìn kĩ lại thấy giống người mù. Chỉ không biết đôi mắt kia sẽ giống ai, nhưng nàng nghĩ cũng chịu, vì cả thời gian chung sống chưa bao giờ thấy Người mù mở mắt ra, kể cả cởi bỏ tấm vải che mắt. Chỉ có lúc hi hữu hắn mới bỏ ra, đó là khi tắm hay rửa mặt, nhưng đôi mắt hắn vẫn luôn nhắm tịt lại.
Nghĩ đến người mù, Thẩm Hi nhớ đến hắn là người tàn tật, những tật này không biết có di truyền hay không, đợi mấy hôm sau thằng bé mở mắt nàng sẽ quan sát kĩ xem sao.
*Cuối chương này tgia lại tâm sự, nói là chuyện nhà k đc như ý, cô ấy lại k đc khỏe, rồi mấy bình luận ác ý nên định dừng lại, xóa truyện nhưng đọc đc các bình luận tích cực của độc giả nên quyết định viết tiếp. Chương này là cô ấy cố chịu cơn đau lưng và sái cổ để viết...
Chương 39
Ba ngàu sau Thẩm Hi mới có sữa, không biết do nàng có sức khỏe tốt hay được Phương tỉ bồ bổ tốt mà sữa rất nhiều, thằng bé không ăn hết.
Khi nàng lần đầu cho con bú, cảm xúc vui mừng tự hào khi làm mẹ, cùng tình yêu của người mẹ dành cho con tràn đầy trong tim, nàng cảm thấy thực hiển nhiên khi đứa bé trong lòng chính là tất cả thế giới. Khó trách tất cả những người vô sinh đều phải tìm mọi cách để có con, cảm giác khi có con thực sự tuyệt diệu. Nếu không có con, căn bản không thể tưởng tượng được cảm giác tốt đẹp và cảm động khi một sinh mệnh nho nhỏ yếu ớt nương tựa trong lồng ngực, cũng không thể cảm nhận được cảm giác huyền diệu khi huyết mạch của mình được truyền thừa bởi một sinh mệnh mới ra đời ra sao.
Giờ khắc này cảm giác oán hận Triệu Dịch của Thẩm Hi đã hoàn toàn tan thành mây khói. Muốn có con cái là thiên tính của tất cả mọi người, Triệu Dịch muốn có con, điều này không tính là sai. Sai là lúc tuổi trẻ bồng bột của hai người, là nàng không biết trân trọng bản thân, làm mất đi hạnh phúc của chính mình. Bây giờ Thẩm Hi ôm đứa con mới sinh vào lòng, cảm giác cuộc sống của nàng đã viên mãn hoàn toàn, không có gì để tiếc nuối nữa.
Phương tỉ đến ở với nàng 4 đêm, thấy Thẩm Hi đã khôi phục mới trở về nhà, dù sao nhà nàng vẫn còn hai đứa bé cần chăm sóc, không thể ở lại lâu được. Nàng mới đi, Thẩm Hi đành tự thân vận động mà làm hết mọi việc, người ta chăm sóc mình mấy ngày đã là đủ tốt, nàng nên biết đủ, không cần lại làm phiền Phương tỉ nữa.
Giờ Thẩm Hi cô độc một mình, không có cơ hội trai nghiệm cảm giác ở cữ sau sinh, Phương tỉ đi về nàng đành tự mình giặt tã, nhóm bếp nấu cơm, mấy việc bình thường nhẹ nhàng nàng vẫn phải làm tiếp. Có lúc nàng mệt mỏi khổ cực, nghĩ đến kiếp trước cha mẹ còn ở, nàng sống rất hạnh phúc, không khỏi tủi thân đến rơi lệ. Nhưng nhìn lại đứa bé trong lòng, nàng nhanh chóng kiên cường trở lại, xốc lại tinh thần tiếp tục làm việc. Đứa con chính là động lực để nàng sinh tồn.
Sữa Thẩm Hi đủ nên mới qua một tháng thằng bé đã trắng trẻo mập mạp hẳn lên, khuôn mặt trắng mềm như cái bánh trôi, đôi mắt đen láy trong suốt như hai quả nho, vô cùng đáng yêu khiến nàng vô cùng yêu thương, hận không thể ôm nó suốt ngày không buông tay. Ngay cả các phụ nhân tới chơi nhìn thấy vậy đều trêu nàng quá nuông chiều con, ôm mãi không chịu buông vậy sợ sau này nó lười trở mình.
Thẩm Hi nhìn lại hai đời mình mới có một mụn con, nàng chiều một ít cũng là điều hiển nhiên, nên mặc kệ mọi người trêu chọc nàng vẫn bế con đi đi lại lại.
Tuy bộ dạng của thàng bé giống Thẩm Hi nhưng đôi mắt lại khác, nàng đoán nếu Người mù mở mắt ra, đôi mắt hắn cũng trông như vậy. Từ mặt con trai nàng có thể tưởng tượng ra khuôn mặt của người mù, dù không đẹp lắm nhưng tuyệt đối không khó xem. Để tưởng nhớ đến người cha không tên họ của thằng bé, Thẩm Hi đặt tên con là Thẩm Hiệp. Lúc trước lâu lâu nàng nhớ đến Người mù sẽ buồn bã đến rơi lệ, nhưng từ khi có con, toàn bộ lực chú ý của nàng đều dồn cho con trai, bận rộn đến quay mòng mòng, không có thời gian dư thừa nhớ đến hắn nữa.
Cuộc sống của Thẩm Hi sau khi có con vừa ngọt ngào lại hơi phiền não, mỗi lần nhìn đến bộ dáng ngây thơ đáng yêu của Thẩm Hiệp nàng đều muốn dành hết những điều tốt đẹp nhất cho con, đôi khi nàng nghĩ, giờ nếu có nguy hiểm xảy ra chắc chắn sẽ dứt khoát chơ chở cho con mà vứt bỏ tính mạng bản thân để con trai được an toàn, đa số cha mẹ trong thiên hạ cũng nghĩ như nàng vậy.
Thời tiết ngày càng ấm dần lên, bộ dáng của Thẩm Hiệp cũng càng ngày càng khác, Thẩm Hi nhàn rỗi không có việc gì sẽ thường thường bế con đi chơi nhà mọi người trong thôn, lâu lâu thì cõng con ra bờ biển nhặt hải sản.
Đầu tháng tám, mặt trời chói chang nhưng không nóng rực như ngày hè, nhân lúc trời chiều, thủy triều rút, gió biển chưa thổi mạnh, Thẩm Hi cõng Thẩm Hiệp, tay cầm cái giỏ ra bờ biển bắt hải sản. Nàng đi muộn nên lúc đến nơi nhiều người đã nhặt xong, lục tục rủ nhau đi về. Thẩm Hi nhặt chốc lát, bờ cát giờ chỉ còn lại một mình nàng. Chỗ bờ cát cạnh thôn nãy đã có người nhặt, nàng đi tới ghềnh đá xa hơn ở phía bắc, nơi đó xa hơn nên ít người tới.
Đang lúc Thẩm Hi cúi đầu lật hòn đá lên, chợt nghe trên biển có tiếng thét dài, nàng vội ngẩng đầu lên nhìn xem, ngoài khơi thăm thảm có ba chiếc thuyền con đang trôi nổi, mỗi mũi thuyền có một người đang đứng. Vì khoảng cách khá xa nên Thẩm Hi chỉ nhìn thấy loáng thoáng bóng người, nhưng không rõ ai đang đứng trên đó.
Thấy bóng người đứng theo thế chân vạc trên thuyền, Thẩm Hi kích động, không lẽ là việc quyết đấu giữa các cao thủ trong truyền thuyết?
Tuy nói Trung Nhạc quốc có truyền thống thượng võ nhưng từ khi đến đây Thẩm Hi chưa bao giờ thấy một trận đánh nhau nào, càng chưa kể đến cao thủ võ công, chắc hôm nay nàng sẽ được mở rộng tầm mắt.
Nàng đang nghĩ ngợi lung tung, chợt nghe thấy một giọng nói nũng nịu vang lên: "Hoắc ca ca, đừng đuổi theo người ta nữa được không? Nếu ngươi thích người ta thì cứ việc nói thẳng đi, cứ đuổi theo người ta như vậy, ta cũng thẹn thùng chứ bộ". Có lẽ là khoảng cách giữa 3 chiếc thuyền khá xa nên người trên đó phải dùng nội công để có thể cho người khác nghe được, Thẩm Hi ở cách xa như vậy cũng nghe được rõ ràng.
Lúc này một giọng nam vang lên: "Phong Triền Nguyệt, nếu ngươi lại đi vào lãnh thổ Trung Nhạc quốc ta lạm sát người vô tội, đừng trách ta không nể mặt. Bnst, nếu ngươi lại nối giáo cho giặc, Hoắc mỗ tất sẽ tới Nam Nhạc một chuyến". Nghe vậy, Thẩm Hi hiểu ra, ba người ở ngoài kia chính là 3 vị Võ thần của Đông Nhạc, Trung Nhạc với Nam Nhạc, Ptn, Hoắc Trung Khê với Bnst.
Không tồi, có thể chiêm ngưỡng từ xa ba vị Võ thần, Thẩm Hi đã cảm thấy đủ may mắn, như những nhân vật trong truyền thuyết như vậy có người đến hết đời cũng chưa thấy được lần nào đâu, huống chi nàng còn được thấy cả ba người.
Lại có một giọng trầm khác vang lên: "Hoắc huynh, việc này không thể trách Nguyệt nhi được, người vứt bỏ Nguyệt nhi khi xưa chính là người Trung Nhạc quốc, dù Nguyệt nhi có giết mấy người Trung Nhạc báo thù thì có lỗi gì? Chút chuyện này so với Hoắc huynh ngươi còn kém xa, ít nhất nguyệt nhi không vì báo thù mà tiêu diệt Bắc Nhạc đúng không?".
Hoắc Trung Khê im ặng một lúc sau mới trả lời: "Ptn, ngươi giết cả nhà tình lang ngươi chẳng lẽ còn chưa giải hận sao, vì sao còn lạm sát người vô tội? Ngươi có biết những người ngươi giết chết kia, họ có vợ con, người nhà đang đợi họ trở về không? Nỗi thống khổ của họ còn lớn hơn gấp vạn lần so với nỗi oán hận của ngươi". Pnt kia chỉ nũng nịu đáp lại: "Có vẻ như Hoắc ca ca đa sầu đa cảm hơn sau khi thê tử chết đi nhỉ? Dù ta có giết mấy người kia thì sao, vợ chồng con cái của họ sẽ đau buồn được bao lâu? Ngươi có tin mấy năm sau người ta lại cưới người khác, quên hết người cũ? Nam nữ trong thiên hạ đều là kẻ bạc tình, chết thêm mấy cái thì làm sao? Như Hoắc ca ca ngươi đau lòng mất vợ, nhưng mấy năm sau ngươi còn buồn khổ nữa không? Một năm, hai năm, hay cả đời? Nếu lại có một cô gái hợp ý ngươi, làm ngươi động tâm không?"
Hoắc Trung Khê kiên quyết: "Ta không biết. Nhưng trên đời này sẽ không có ai tốt hơn thê tử của ta nữa. Nàng là đặc biệt".
Không ngờ Kiếm thần Hoắc Trung Khê lại là tình thánh, chỉ là không biết lời nói của hắn có bao phần thật lòng, lại sẽ kiên trì được bao lâu?
Bản Ngã Sơ Tâm nói: "Hoắc huynh nói sai rồi, ngươi cho rằng thê tử của ngươi là người tốt nhất, nhưng ngươi không biết trong ta Nguyệt nhi mới là tốt nhất, trên đời này không có ai tốt như nàng". Hoắc Trung Khê chế nhạo: "Bnst, ngươi đã sống gần 40 tuổi rồi, vẫn còn mù mắt dối lòng sao? Ngươi si mê lưu luyến Phong Triền Nguyệt hơn 20 năm, nàng ta có chịu gả cho ngươi không? Ngươi còn đuổi theo nàng ta tới khi nào? Có phải ngươi định đuổi theo cho tới khi vào quan tàn mới thôi không? Loại nữ nhân như Phong Triền Nguyệt căn bản không thích hợp để làm thê tử, ngươi mau tìm một cô gái tốt mà cưới đi, hai người sống hạnh phúc cùng nhau mới là chuyện đứng đắn, ngươi đã không còn trẻ rồi".
Bản Ngã Sơ Tâm nghe xong, không nói một lời, trên biển một mảnh yên tĩnh.
Một lúc lâu sau Phong Triền Nguyệt mới cười duyên nói: "Hoắc ca ca, nghe ngươi nói vậy chắc chắn ngươi là một nam nhân tử tế biết yên ổn đúng không? Chi bằng chúng ta ghép đôi lại, ngươi dạy ta sống qua ngày là cuộc sống kiểu gì? Nương tử của ngươi dù có tốt nhưng ta cũng không đến nỗi tồi tệ như vậy đi?"
Hoắc Trung Khê khinh thường nói: "Ngươi? Xem nhân phẩm của ngươi, kể cả xách giày cho nương tử của ta ngươi còn không đáng. Còn nữa, đừng lại gọi ta là Hoắc ca ca, mới nghe thôi đã buồn nôn rồi. Nhìn bộ dạng hoa tàn ít bướm của ngươi không khác gì bà thím cả, còn không biết xấu hổ mà gọi ta là ca ca, nếu ta nhớ không nhầm thì ngươi đã hơn 40 tuổi rồi đúng không?"
Là phụ nữ thì ai cũng chú ý tuổi tác với vẻ bề ngoài, Phong Triền Nguyệt tựa hồ đã nổi giận, kêu lên: "Htk, ngươi đừng cho là ta không đánh lại ngươi thì ngươi có thể bắt nạt ta, Bnst, ngươi mất hồn rồi à? Khiến hắn bắt nạt ta như vậy!"
Thẩm Hi đang xem náo nhiệt, Thẩm Hiệp đang nằm sau lưng nàng bỗng tỉnh lại, hình như thằng bé đói bụng nên oa oa khóc lên, tiếng khóc này làm ba người trên thuyền nhìn lại đây. Thẩm Hi vội ôm chặt con trai vào lòng dỗ dành, lại nghe Phong Triền Nguyệt cười lạnh: "Htk, ngươi bắt nạt ta, ta đành lấy người Trung Nhạc ra giải hận vậy. Ngươi thử nói xem nên ngư phụ này với đứa nhỏ bị giết chết, trượng phu của nàng ta sẽ thương tâm bao lâu? Lại lấy tháng sau hắn ta sẽ cưới người khác? Chúng ta đánh cược đi". Nàng ta chưa dứt lời, Thẩm Hi đã thấy một hàng nước biển thẳng tắp bắn đến chỗ nàng. Thẩm Hi hoảng sợ vội tìm một chỗ trốn, nhưng nàng ở xa ghềnh đá, xung quanh lại trơ trọi không có chỗ nương náu, vội ôm chặt con trai vào lòng, nhanh chóng xoay lưng về phía biển rộng, hi vọng lưỡi dao nước không xuyên qua đươc cơ thể nàng, làm hại đến con trai.
Đang lúc tuyệt vọng, Thẩm Hi bỗng nghe tiếng Hoắc Trung Khê quát lên: "Ptn, ngươi thật to gan!". Sau đó là một tiếng vang lớn, một cơn gió thổi qua lưng nàng, Thẩm Hi chỉ thấy sau lưng chợt có gì đó ngừng lại rồi tĩnh lặng.
Đã an toàn? Nàng không sao rồi?
Thẩm Hi nghiêng đầu nhìn lại, chỉ thấy trên biển sóng gió dữ dội, đao quang kiếm ảnh xen lẫn vào nhau, ba chiếc thuyền nhỏ càng đánh càng trôi xa dần, cuối cùng mất hút. Thẩm Hi thở phào nhẹ nhõm, xem ra cái mạng nhỏ của nàng được bảo vệ rồi.
Trải qua nguy hiểm lần này, Thẩm Hi không dám ở lại chỗ cũ, vội vã xách giỏ lên, cõng Thẩm Hiệp về nhà, đến nhà nàng mới ngồi bệt lên giường, hơi thở hỗn loạn, hai chân run rẩy, cả đôi tay đang bế con cũng không ngừng run run.
Nàng rốt cuộc có một cái nhìn toàn cảnh chân thực về thế giới thượng võ này. Đối mặt với cường giả như Võ thần, loại người thường không biết võ công như nàng chỉ như một con kiến nhỏ, dí ngón tay là chết bẹp. Nếu lúc này không phải Kiếm thần Hoắc Trung Khê cứu hai mẹ con nàng, chỉ sợ bây giờ xác nàng đã lạnh rồi. Từ khi đi vào thế giới này cho đến lúc này, nàng chưa từng cảm kích Kiếm thần như vậy, lần trước hắn ngăn lại chiến tranh, lần này lại cứu mạng hai mẹ con nàng.
"Oa..." - Thẩm Hiệp đói bụng từ nãy, tới giờ vẫn chưa được mẹ cho bú bất ngờ khóc lên lần nữa, rốt cuộc kéo Thẩm Hi ra khỏi cơn sợ hãi, nàng không thể nhìn được dáng vẻ oan ức đáng thương của con trai, vội cởi áo cho con bú. Thằng bé có vẻ đã đói lả,mút ừng ực, Thẩm Hi nhìn dáng vẻ đáng yêu của con trai, trong lòng dần bình tĩnh lại, nỗi sợ hãi tan biến dần.
Một thời gian sau Thẩm Hi vẫn chưa hết sợ, không dám đi ra bờ biển, dù nàng rõ ràng lấy võ công cao siêu như Phong Triền Nguyệt cõi lòng cũng trống trải, không có lòng dạ nhớ đến tiểu nhân vật như nàng nhưng vẫn còn sợ sợ, chỉ lo lần này lại gặp chuyện gì cũng không có Hoắc Trung Khê xuất hiện lần nữa.
Chương 40
Ai cũng nói trẻ con chỉ sợ không sinh, sinh rồi không lo nuôi, chỉ sợ sinh khó, chứ đã sinh hạ bình an rồi sẽ lớn.
Thẩm Hiệp lúc mới sinh ra đến giờ lớn nhanh như thổi, Thẩm Hi thấy thằng bé mỗi ngày một dạng, an tĩnh nhưng hiếu động, tay chân mềm nhũn giờ đã cứng cáp, mới bốn tháng đã biết lẫy, không chịu nằm yên một lúc nào. Nàng sợ con trai bị tàn tật bẩm sinh di truyền từ người mù, vẫn luôn chú ý nhưng may mắn thằng bé hết thảy không sao, bộ dạng kháu khỉnh khỏe mạnh, đôi mắt tròn xoe luôn nhìn theo mẹ, lỗ tai rất thính, về phần cổ họng, tuy mỗi lần Thẩm Hiệp khóc không to nhưng tuyệt đối nghe ra được mấy tiếng ê a.
Nàng biết con trai khỏe mạnh bình thường, tất nhiên là rất vui vẻ. Tuy vậy Thẩm Hi vẫn lo lắng số tiền ngày một vơi đi, chỉ sợ đến ngày nào đó sẽ thiếu tiền sinh hoạt.
Nuôi con tốn tiền, đặc biệt là Thẩm Hi đợi hai đời mới có một mụn con, luôn muốn những thứ tốt nhất cho nó, đồ ăn mặc của con trai đều là hàng tốt, giá cả không thấp. Giờ con trai còn nhỏ thì chưa tốn bao nhiêu, nhưng sau này nếu nó lớn lên tất nhiên sẽ tốn kém thêm nhiều khoản, nàng không thể không kiếm tiền.
Nàng vắt óc suy nghĩ cách thuận cả đôi đường, vừa có thời gian nuôi con vừa kiếm được tiền, không thể quá bận rộn. Thẩm Hi nghĩ chuyện này hơn 2 tháng, cho đến khi vào tháng 10 mới có ý tưởng.
Hôm đó nàng muốn ăn hải sản, bèn mặc thêm áo dày, quấn khăng quàng cổ, cõng Thẩm Hiệp đi ra bờ biển nhặt hải sản. Trời lạnh nên nhiều loài hải sản trốn đi những chỗ ấm áp, chỉ có mấy loài sò hến với cá nhỏ vẫn ở cạnh bờ. Thẩm Hi đi dọc theo bãi cát, nhặt được không ít ò hến với ốc nhỏ. Nàng nhìn nhìn những vỏ sò có hoa văn đẹp đẽ, chợt nhớ đến lúc nàng ở hiện đại có đi du lịch biển, rất nhiều cửa hàng lưu niệm bày bán đồ lưu niệm, vật trang trí làm bằng vỏ sò rất đẹp, nàng cũng mua khá nhiều về tặng cho bạn bè. Không bằng bây giờ nàng tận dụng nguyên liệu có sẵn mà làm thử xem có được không.
Ở đây không thiếu đồ vật làm từ vỏ sò, Thượng Ngư thôn có, Thất Lí Phổ cũng có, nhưng chỉ giới hạn ở 2 phương diện, một là làm trang sức, vòng đeo tay, vòng cổ..., hai là khảm vào đồ gia dụng, như bàn ghế, giường tủ... để trang trí. Còn làm thành đò thủ công mĩ nghệ như đời sau thì chưa ai làm, kể cả mấy thứ đồ nhỏ nhỏ như chó mèo các loại nầng cũng chưa thấy qua.
Nghĩ là làm, Thẩm Hi nhặt một ít vỏ sò với ốc biển có vỏ ngoài rực rỡ mang về, có mấy loại sò biển có vỏ rất đẹp, hương vị rất được.
Về đến nhà, Thẩm Hi đổ hết sò ốc vào luộc, cạy hết thịt trong vỏ rồi rửa sạch, đợi chúng ráo nước nàng mang hết lên bàn, ngắm nghía xem nếu ghép số vỏ này lại sẽ ra được hình thù gì, hình dung cách ghép chúng lại với nhau ra sao.
Đồ thủ công mĩ nghệ ở đời sau đều dùng keo công nghiệp hoặc nhựa để kết dính, ở đây cũng có loại keo tương tự, được dùng trong nghề mộc nhưng không biết có thể dùng để dán vỏ sò hay không. Hôm sau nàng nhờ Trương đại lang mua giúp một hũ keo, rồi mang về nhỏ thử lên một mảnh vỏ sò, sau đó đè tiếp một mảnh khác lên trên, một lúc sau keo khô, nàng thử tách hai cái vỏ sò ra, thấy chúng đã dính chặt với nhau.
Đã có chất kết dính, Thẩm Hi bắt tay vào làm thử một thứ trước, nàng nhớ lại hình dáng kiếp trước đã thấy qua, vẽ ra mấy thứ, sau đó lấy bút lông chấm keo lên vỏ sò, dính chúng lại với nhau, cố gắng tạo hình đồ vật. Tiếc là nàng lăn lộn nửa ngày vẫn không thành công, món đồ làm ra quả thực giống con Tứ bất tượng .
Lần này Thẩm Hi rút kinh nghiệm, nguyên liệu không chỉ dùng vỏ sò mà còn thêm vỏ ốc, kích cỡ không đồng đều mà có lớn có nhỏ, như vậy dễ tạo hình hơn là chỉ dùng rặt một loại vỏ sò lớn. Đồ vật làm khá thành công, ít nhất đã nhìn ra hình dạng ban đầu, nhưng vẫn còn xiêu vẹo. Thẩm Hi làm đến cái thứ tư mới coi là tạm được, là một con chó nhỏ đáng yêu, nó ngồi dưới đất, chân trước đặt lên một quả bóng nhỏ, là một viên sỏi tròn tròn trước đây Thẩm Hi nhặt được. Thẩm Hi tìm một mảnh đá nhẵn nhụi bằng phẳng làm đế, đồ thủ công nàng đã thành hình chú chó đang ngồi dưới đất chơi bóng.
Đặt con chó nhỏ sang một bên, Thẩm Hi nhìn kĩ lại, cảm thấy dù đồ nàng làm hơi thô ráp, không tinh tế xinh đẹp như đồ bán trong cửa hàng lưu niệm nhưng ở đây không có đồ như vậy, chắc vẫn sẽ bán được một cái giá tốt. Nghĩ tới bạc sắp vào túi, Thẩm Hi chăm chỉ vô cùng, mấy hôm sau nàng luôn ra bờ biển nhặt vỏ sò vỏ ốc, làm được thêm một con chim mỏ đỏ, một con công xòe đuôi, làm xong mấy thứ này hũ keo đã hết sạch.
Đồ làm xong cần có chỗ tiêu thụ, Thẩm Hi nghĩ những thành trấn gần đây đều là nơi duyên hải, mọi người đã quen thuộc với đồ mĩ nghệ làm từ vỏ sò, chắc không bán được giá tốt, hơn nữa nàng không muốn trở lại Tlp, chi bằng đi chỗ xa hơn thử xem sao.
Nàng quyết định xong, định làm thêm mấy thứ nữa nên lại nhờ Trương đại lang mua giúp thêm một hũ keo, thời gian sau nàng làm thêm được hai con chó nhỏ, hai con dê với một con mèo, ít keo còn sót dưới đáy hũ thì nàng vét ra dính được một con lợn béo tròn nho nhỏ nữa. Dùng hết keo xong Thẩm Hi không định làm tiếp nữa, để mấy thứ đồ đã làm được ra hong gió mấy ngày cho hết mùi keo rồi mới gói kĩ từng con lại, sau đó cho hết vào trong túi vải.
Về phần bán ra sao, đi chỗ nào bán nàng đã nghĩ xong, hôm qua nàng nhờ một người có việc đi lên Thất Lí Phổ gọi hộ nàng một chiếc xe ngựa về, sau đó gói ghém ít quần áo, tã vải của Thẩm Hiệp rồi hai mẹ con khăn gói lên xe đi đến Khoan thành.
Khoan thành là một thành trấn quy mô khá lớn, rộng hơn nhiều so với Tlp, cách Thượng Ngư thôn khá xa, nàng nghe người xa phu miêu tả, đoán chừng quy mô của Khoan thành có lẽ ngang với một thị trấn ở hiện đại. Thẩm Hi chỉ đánh giá sơ qua, vì cách phân chia địa vực, quy mô dân cư ở đây khác biệt so với hiện đại. Nàng ngồi xe ngựa xóc nảy gần một ngày rốt cuộc đến trời chiều mới đi đến Khoan thành, Lý đại gia đánh xe đã lâu năm, dẫn Thẩm Hi tới trước một khách điếm quen, để Thẩm Hi xuống xe xong vào thẳng khách điếm.
Khách điếm này khá lớn, nghe Lý đại gia nói là thương hiệu lâu đời, giá cả tốt. Khách điếm chia phòng không khác gì trong phim cổ trang, có ba loại phòng là Thiên, địa và nhân, phòng chữ Thiên giá mỗi đêm 1 lượng bạc, phòng chữ Địa 500 văn, còn phòng chữ Nhân rẻ nhất, 100 văn 1 đêm. Thẩm Hi xem trước phòng chữ Nhân, phát hiện cả dãy phòng ở phía sau khách điếm, khá âm u ẩm ướt, căn phòng nhỏ hẹp, không có đồ dư thừa gì ngoài một cái giường với cái tủ nhỏ. Tuy nàng không mang nhiều tiền lắm nhưng sợ buổi tối ướt lạnh làm Thẩm Hiệp dễ ốm nên nói với hỏa kế dẫn nàng đi chỗ phòng chữ Nhân. Thái độ phục vụ của tiểu nhị khách điếm khá tốt, thấy nàng có con nhỏ nên xách lên cho một thùng nước ấm, nói trong khách điếm có lò sưởi, nếu cần hơ tã thì sẽ mang lên phòng cho nàng 1 cái. Thẩm Hi thầm bội phục, khách điếm này có thể làm ăn được lâu vậy xem ra không phải hạng xoàng.
Nàng đặt số hàng mĩ nghệ mang đến vào ngăn tủ, rửa mặt rồi cho con bú xong mới bảo tiểu nhị bưng thức ăn lên phòng, nhân tiện hỏi thăm chỗ nào có thể bán đồ mình mang đến. Tiểu nhị nhận lấy 10 văn tiền của t.hi, cặn kẽ nói cho nàng có một dãy phố trong thành gọi là Thập Hương phường có thể bán đồ, thường thì người từ bên ngoài tới hay đến đó mua sắm. Còn có một chỗ nữa gọi là Tuyên Bình phố, trong đó toàn là hàng hóa buôn bán đến từ khắp nơi, ngay cả hàng hóa Tây Vực hay hải ngoại đều có, nhưng nơi đó cái gì cũng đắt, người bình thường không thể mua được.
Thẩm Hi nghĩ đồ của mình nếu mang đến Thập Hương phường chỉ sợ không bán được giá cao, chi bằng đến Tuyên Bình phố bán thử trước xem. Nàng ăn cơm xong, ru con ngủ sớm rồi đi ngủ theo.
Sáng hôm sau Thẩm Hi rửa mặt, ăn sáng rồi đổi bộ quần áo khác tươm tất hơn, mặc kĩ áo ấm cho Thẩm Hiệp rồi cõng thằng bé lên lưng, hai mẹ con đi đến Tuyên Bình phố. Đến nơi nàng sửng sốt, hai bên đường cửa hàng san sát, không có một sạp hàng vỉa hè, nàng hỏi thăm một người đi qua mới biết được ở Khoan thành không được tùy tiện bày sạp bán hàng, chỉ có thể bày hàng ở chỗ Thập Hương Phường mà quan phủ đã chỉ định sẵn, nếu không sẽ bị tịch thu hàng hóa.
Thẩm Hi thất vọng, đành xách đồ đi đến Thp. Nơi này quy mô giống chợ nông sản ở hiện đại, bên trong bày biện từng dãy hàng hóa rất chỉnh tề, người mua kẻ bán tấp nập. Nàng đi từ đầu phố đến cuối phố, nhìn ra được hàng hóa ở đây rất đa dạng, chủng loại phong phú. Dù nàng thấy mình đến sớm nhưng đến nơi mới thấy các vị trí tốt đã bị người ta chiếm hết rồi, Thẩm Hi tìm một lúc lâu mới thấy có một chỗ trống trong góc. Nàng vội đi tới, mở túi ra rồi trải vải, đặt hàng thủ công lên trên, làm như một sạp hàng giản dị. Hình như chỗ này ở góc nên không ai để ý, trừ một người thu thuế đi ngang qua thu của nàng 10 văn tiền ra không có ai ngó ngàng đến. Nàng rất lo lắng sốt ruột nhưng chưa biết làm sao bây giờ. Thẩm Hiệp thì có vẻ như lần đầu được thấy nhiều người như vậy nên rất tò mò, mở to đôi mắt đen láy nhìn người qua lại.
Tuy vậy thằng bé không thể ngoan ngoãn suốt được, đến lúc con khóc lên đòi ăn Thẩm Hi mới phát hiện một nan đề: Con trai mới 6 tháng đói, nàng muốn cho con bú nhưng tìm chỗ nào bây giờ? Chắc chắn không thể vén thẳng áo lên mà cho con bú đúng không, đông người như vậy nàng thật sự làm không được, giờ phút này Thẩm Hi vô cùng hoài niệm bình sữa có núm vú cao su và sữa bột nơi thế giới hiện đại.
Thẩm Hiệp không biết mẹ mình đang khó xử, khóc lóc không ngừng, khuôn mặt nhỏ đỏ bừng, khiến Thẩm Hi nhìn rất lo lắng sốt ruột, chốc lát đã mồ hôi lạnh vương đầy trán. Nàng vừa dỗ con vừa đưa mắt nhìn xung quanh, định tìm một chỗ kín kín để cho con bú, rốt cuộc nàng tìm thấy một cái xe ngựa lớn đang dừng ở chỗ bên kia, cách gian hàng của nàng không xa nên vội bế con tới hỏi xem có thể cho nàng mượn xe để cho con bú được không, may mắn hai vợ chồng người bán hàng dế tính, lúc này Thẩm Hi mới không mất mặt trước bàn dân thiên hạ.
Chương 41
Một tiểu cô nương tò mò đến xem mấy thứ đồ Thẩm Hi bày bán, ríu rít hỏi những thứ này làm từ cái gì? Làm có khó không?..., Thẩm Hi thấy tiểu cô nương đáng yêu nên nói cặn kẽ, đồ bày trên quán đều đc làm từ vỏ sò, vỏ sò là xác của sinh vật sống ở bờ biển, làm cái này không mệt nhưng cần khéo tay...
Tiểu cô nương rất thích thú, ngồi cạnh Thẩm Hi cả một buổi, liên tục năn nỉ nàng dẫn mình đi bờ biển nhặt vỏ sò, bắt hải sản, Thẩm Hi tất nhiên là không chịu, nói nàng còn phải ở đây mấy ngày. Hai người nói chuyện cả buổi sáng, tiểu cô nương mới cầm con lợn nhỏ mà Thẩm Hi cho đi rồi, vừa đi vừa ngoái đầu lại nhìn nàng, nói mai nàng còn đến đây, thuyết phục để Thẩm Hi chịu dẫn nàng đi xem biển mới thôi.
Sau khi tiểu cô nương đi xa, quán của Thẩm Hi có mấy người khách đến, hai người nam nữ trẻ tuổi, chàng trai hình như đang theo đuổi cô gái kia, thấy cô gái có vẻ thích hình con chó nhỏ, dứt khoát lấy ra 2 lượng bạc đưa cho t.hi. Thẩm Hi còn nhớ thương tiền phòng với tiền hụt của con lợn nhỏ lúc nãy, giờ mới yên tâm không bị lỗ vốn. Nàng ngồi đến chiều, có một người khách đến xem hàng, không biết hắn đến từ đâu, giọng rất nặng, nói nhanh nên Thẩm Hi nghe không hiểu gì, hai người hươ tay múa chân ra hiệu một hồi lâu ông khách kia mới mua một con chó nhỏ với con chim đi rồi.
Thấy trời sắp tối, Thẩm Hi dọn hàng đi về khách điếm.
Sáng hôm sau Thẩm Hi cố dậy thật sớm, ngay cả cơm sáng cũng không màng, vội đi tới Thập Hương phường giành chỗ, đến nơi nàng ngạc nhiên, trên mặt đất bày đầy cọc gỗ với gạch đá, xem ra là chỗ người ta đã chiếm trước. Nhìn cảnh này nàng chợt nhớ lại hồi đại học các sinh viên giành chỗ trong thư viện cũng làm vậy, đặt mấy quyển sách lên bàn, nói cho người khác biết chỗ đó đã có người ngồi.
Nàng tìm tới tìm lui, một lát sau mới thấy một chỗ hơi chếch. Vị trí này không tốt lắm nên căn bản người ta không đoái hoài tới. Thẩm Hi nhặt một viên gạch từ gian hàng bên cạnh đặt xuống đất, sau đó đi mua đồ ăn sáng. Quán ăn sáng mở hàng sớm, tiếc là không có quán nào bán cháo, tào phớ càng không có, Thẩm Hi đành mua hai cái bánh chiên.
Đến khi mặt trời ló dạng, Thập Hương phường liền ồn ào náo nhiệt, gian hàng thủ công mĩ nghệ của Thẩm Hi được mấy cô nương với trẻ con chú ý, nàng nâng giá một chút, hình con mèo với chó bán 3 lượng một cái, lúc sau đã bán hết, chỉ còn mỗi con công xòe đuôi giá khá cao, 5 lượng nên không ai mua.
Buổi trưa nàng mua một cái bánh bao lót dạ, ngồi bán nốt con công. Qua buổi trưa, một người nam tử cao lớn đi tới, hắn nhìn rất nghiêm túc, eo buộc chặt, lưng thẳng tắp, nhìn rất uy phong.Nam tử nhìn thoáng qua con công, mở miệng: "Xưng hô thế nào?"
Thẩm Hi nghĩ thầm có phải tra hộ khẩu đâu mà làm gắt thế, nhưng vì tôn trọng nàng vẫn trả lời: "Tiểu phụ nhân họ Thẩm". "Làm không tệ, nhà ngươi ở đâu?"
Giọng nói cứng rắn gãy gọn, không khác gì quan tòa thẩm án, Thẩm Hi không muốn dây vào loại người thoạt nhìn rất bá đạo này, vội trả lời: "Đa tạ khen ngợi. Ta đến từ Tlp". Nam tử kia nhăn mày, hỏi lại: "Ở chỗ nào Tlp?"
"Tnt". Nói chuyện với người cộc lốc như này Thẩm Hi cũng lười dong dài. Nam tử kia lấy ra một nén bạc 10 lượng, ném xuống cho nàng: "Mua". Dứt lời hắn ta nhặt lên mô hình con công xòe đuôi đi thẳng, thậm chí không hỏi giá tiền bao nhiêu.
Thẩm Hi cầm bạc, nhìn bóng lưng hắn đi xa dần, không khỏi khen một câu:"Nhìn cool ngầu ghê!"
Hàng đã bán hết, Thẩm Hi vội dọn sạp rồi về khách điếm thu dọn đồ đạc, cõng Thẩm Hiệp đi thuê một chiếc xe ngựa trở về nhà. Trên xe, nàng xem lại thu nhập mấy ngày nay, lúc nàng tới có mang theo 8 món đồ, con lợn béo đưa cho tiểu cô nương không tính, mấy cái còn lại được 2 lượng, 6 cái bán 3 lượng, còn con công được 10 lượng, tổng cộng là 30 lượng bạc, trừ đi 1 lượng bạc tiền trọ, nộp thuế và ăn uống khoảng 300 văn, lần này nàng kiếm được hơn 28 lượng bạc.
Thẩm Hi tính tính, không khỏi vui mừng, cứ thế mấy lần nữa chắc chắn sẽ đủ tiền nuôi con, cho nó đi học.
Xe tới Tlp, Thẩm Hi bảo xa phu đợi một lát, nàng đi mua 2 hũ keo, lại mua ít thịt kho, rau dưa rồi mới tiếp tục đi về Tnt.
Xe mới vào thôn, nàng đã thấy một bóng đen đi ra: "Là Thẩm muội tử trở về đấy à?". Thẩm Hi bảo xa phu dừng xe lại, nhô đầu ra nhìn nhìn, là Trương nhị lang đang đứng ở bên đường, nàng vội đáp: "Trương nhị ca, là ta. Sao ngươi lại ở đây?"
Trương nhị lang ấp úng: "Sao hai hôm nay ngươi đi đâu mà không ở nhà? Chị dâu ta lo lắng ngươi có chuyện gì nên bảo ta đến đầu thôn đợi ngươi". Thẩm Hi vội mang đồ xuống xe, trả tiền rồi để xa phu đánh xe trở về.
Trương nhị lang đi tới tiếp đồ, nhỏ giọng nói: "Để ta cầm hộ cho, ngươi cõng Thẩm Hiệp cũng mệt rồi". Thẩm Hi biết hắn khỏe nên không từ chối, đưa đồ cho Trương nhị lang cầm rồi nói: "Ngươi về giúp ta cảm ơn Pti, nàng không cần chờ, hôm nay tối rồi nên sáng mai ta hẵng sang nhà nói chuyện sau". Trương nhị lang ừ hử một tiếng rồi yên lặng.
Hai người không có chuyện gì nói tiếp, không khí yên tĩnh, Thẩm Hi đành tìm chủ đề: "Tiểu Hồng với Tiểu Hải chắc đều ngủ cả rồi?"
Trương nhị lang ừ một tiếng.
Thẩm Hi lại nói tiếp: "Trương nhị ca, về sau trời tối cũng không cần đến đón ta, ta quen Lý đại gia đánh xe nên toàn thuê xe của ông ấy, sẽ không có chuyện gì". Trương nhị lang trả lời: "Ta giúp cô xách đồ".
t.hi... thôi hết chỗ nói, thực sự không biết phải nói gì thêm. Hai người cứ yên lặng đi đường, nàng khó xử muốn chết.
Đến nhà t.hi, Trương nhị lang để đồ xuống định đi về, Thẩm Hi có giữ lại mời uống ngụm nước hắn cũng không chịu, chỉ dặn nàng nghỉ ngơi sớm, hôm nay đi đường mệt rồi đi về.
Thẩm Hi trước tiên lau người,thay quần áo cho Thẩm Hiệp rồi cho bú, xong mới để con xuống giường rồi vào bếp hâm nóng đồ ăn nãy mua, lại nấu bát canh trứng, ăn một bữa no. Nàng ăn xong mới nấu nước tắm rửa sạch sẽ, đi lên giường ôm con ngủ thật say.
Hôm sau Thẩm Hi ăn trưa xong mới đi sang nhà Pti, bế cả Thẩm Hiệp sang, nói chuyện cả buổi chiều, khi Phương tỉ hỏi nàng đi đâu mấy ngày nàng mới nói đến chuyện là đồ thủ công mĩ nghệ bằng vỏ sò vỏ ốc để bán. Phương tỉ đối xử tốt với nàng, Thẩm Hi không biết báo đáp ra sao, giúp Phương tỉ kiếm tiền là cách tốt nhất.
Nghe được Thẩm Hi nói lần này kiếm được gần 30 lượng bạc, Phương tỉ trợn tròn mắt, nhìn bộ dáng giật mình lại hoài nghi của nàng, nhưng chỉ có mừng rỡ chứ không có một chút ghen tị làm Thẩm Hi nhẹ nhõm.
Phương tỉ hoàn hồn, phản ứng đầu tiên là kéo Thẩm Hi đi nhặt vỏ sò về làm cho nàng xem. Thẩm Hi cười an ủi Phương tỉ không phải vội, giờ thủy triều lên rồi, không nhặt được, đợi mai hẵng đi.
Hôm sau Thẩm Hi dẫn Phương tỉ ra bờ biển nhặt vỏ sò, những người khác đang nhặt hải sản, chỉ có hai tỉ muội nàng tìm nhặt những vỏ sò, vỏ ốc có hoa văn, màu sắc đẹp về, may là mọi người ai cũng bận rộn nên không để ý tới 2 người đang nhặt cái gì.
Xử lí xong những thứ mới nhặt, Thẩm Hi chịu đựng ánh mắt nóng cháy của Phương tỉ mà quen tay làm một con chó nhỏ, thấy nàng làm ra được, Phương tỉ ôm chặt lấy t.hi, sức tay manh đến nỗi eo Thẩm Hi sắp đứt mất.
"Muội tử, mau dạy ta đi, ta rất muốn làm. Nếu mấy thứ này có thể bán được giá cao thì đại lang với nhị lang không phải vất vả ngày ngày ra khơi đánh cá nữa rồi. Ta không phải sốt ruột lo lắng cho họ nữa".
Thẩm Hi gật đầu đồng ý.
Tuy Phương tỉ không được khéo tay như Thẩm Hi nhưng nàng chú tâm học, mà Trương nhị lang khéo tay sẵn, những đồ mà hắn làm ra khiến Thẩm Hi ngạc nhiên khen ngợi hết lời. Tuy nàng không được khéo tay như Trương nhị lang nhưng tính ra nàng nhãn giới rộng hơn, thấy qua nhiều kiểu đồ mĩ nghệ ở hiện đại nên đồ làm ra cũng không kém. Lần này nàng làm khá nhiều mô hình mèo chó với chim, còn làm hai kiện lớn là chim công xòe đuôi với mã đáo thành công. Còn lại những vỏ nhỏ có màu đẹp, Thẩm Hi bèn làm thành mấy hình động vật đáng yêu, kích thước nhỏ bằng lòng bàn tay với cây trâm, dây chuyền vỏ ốc... Đợi làm được nhiều hàng, Trương đại lang đi mượn xe đến chở cả Phương tỉ với Thẩm Hi đi Khoan thành.
Lần này có khá nhiều trang sức cho các cô nương nên hàng bán rất chạy, giá tiền không cao lắm, đồ Thẩm Hi bán được rất nhanh, khách cũ rủ khách mới kéo theo mấy mô hình động vật nhỏ cũng bán được nhiều. Đặc biệt là hình mã đáo thành công được một vị khách mua đi làm lễ tặng nên bán được 30 lượng, mô hình chim công lần này lớn hơn cái trước đây nên giá được 10 lượng. Chỉ ba ngày sau Thẩm Hi đã bán sạch hàng.
Nhà Phương tỉ nhiều người làm được nhiều đồ hơn, tiền cũng được nhiều, đặc biệt là kiện Bạch mai nghênh xuân mà Thẩm Hi vẽ ra cho Trương nhị lang làm bán được 35 lượng bạc, làm Phương tỉ mừng đến phát khóc, ôm chặt lấy Thẩm Hi làm nàng suýt gãy eo lần nữa.
Người hai nhà kiếm được, sau khi về nhà lại nhặt không ít vỏ sò vỏ ốc,Thẩm Hi đoán hàng này giờ đang bán chạy nên rất nhanh sẽ có người học theo, khi đó lợi nhuận sẽ giảm xuống, giờ phải tận dụng thời gian mà làm nhiều vào, nhân lúc giá chưa giảm kiếm thêm bạc.
Mọi người lần này chạy hết vào guồng, ngay cả hai đứa nhỏ nhà Phương tỉ cũng suốt ngày cầm cái giỏ nhỏ ra bờ biển tìm nhặt vỏ sò với vỏ ốc. Thẩm Hiệp còn nhỏ nên Thẩm Hi phải ở nhà trông, lâu lâu mới ra bờ biển nhặt một lần, làm không được nhiều, nàng thấy những vật nhỏ không bán được nhiều tiền nên lần này chỉ làm những kiện to.
Nhờ phúc đang cuối năm nên chuyến đi Khoan thành lần này hai nhà lại kiếm được một khoản. Thấy vậy Thẩm Hi bèn thương lượng với Phương tỉ xem cho mọi người trong thôn cùng nhau làm, thứ này về sau nhất định sẽ hạ giá, giờ nhân lúc đang được giá mọi người có thể cùng nhau kiếm tiền, cũng coi như trả ân tình cho mọi người trong thôn đã thu lưu nàng. Dù sao đây cũng là ý tưởng Thẩm Hi nghĩ ra nên Phương tỉ tất nhiên là đồng ý.
Hai người gọi hết các phụ nhân trong thôn lại truyền hết tay nghề cho mọi người. Vừa nghe nói làm cái này bán được nhiều tiền, các phụ nhân liền vội đi nhặt vỏ sò vỏ ốc về rồi chăm chú học cách làm. Sau khi các nàng đi đến Khoan thành bán đồ xong mới giật mình phát hiện mỗi người có thể kiếm được hai mấy 30 lượng bạc. Địa vị của Thẩm Hi trong Thượng Ngư thôn không ngừng được nâng cao, các phụ nhân rất sùng bái nàng, lần đầu tiên các nàng biết việc kiếm tiền có thể dễ dàng như vậy, chỉ cần đi nhặt vỏ sò, về nhà ngồi cả ngày nhưng còn kiếm được nhiều hơn cả các nam nhân trụ cột gia đình.
Sau khi mọi người đi bán đồ về, Thẩm Hi nói giờ cần mau chóng làm nhiều để bán, bời người khác nhìn thấy thứ này lợi nhuận lớn sẽ bắt chước làm theo, khi đó hàng sẽ bị giảm giá, cuối cùng sẽ rẻ tiền như những món hàng bình thường khác mà thôi. Người trong thôn nghe nàng nói, vội đến các nam nhân đều không ra khơi, dẫn các con đi bờ biển nhặt vỏ sò. Ai khéo tay sẽ học với nương tử rồi hai vợ chồng với ông bà nội cùng nhau làm, nhất thời cả Thượng Ngư thôn giờ vào nhà ai cũng đầy vỏ sò vỏ ốc với đồ mĩ nghệ, cả nhà quanh quẩn mùi keo dán. Đợt đi Khoan thành lần này cơ hồ các nam nữ Thượng Ngư thôn đều đi, ai cũng kiếm được nặng túi. Thẩm Hi còn đi dạo quanh phố, phát hiện ở Thập Hương phường đã có mấy gian hàng cũng bán đồ như vậy, nhất là đồ trang sức nhỏ như dây chuyền, lắc tay, trâm cài...
Về làng, Thẩm Hi dặn mọi người đừng làm những vật nhỏ nữa, mấy đồ này đang dần xuống giá, bây giờ sắp đến cuối năm , nhiều người ra chợ chọn mua đồ lễ lạt, tặng quà nên họ sẽ chọn những kiện to, nếu mọi người tin nàng thì mau chóng làm những vật biểu tượng phúc thọ, hay đồ có điềm may, nhất định sẽ bán được giá tốt.
Người Thượng Ngư thôn giờ đều tin phục t.hi, tất nhiên làm theo răm rắp, tất cả mọi người làm toàn những đồ Thẩm Hi đã quy hoạch, dù nàng có vẽ mấy hình thức cho mọi người làm theo những luôn cổ vũ mọi người đừng bị gò bó tư duy làm theo mấy cái nàng vẽ sẵn, sáng tạo ra hình thức mới độc đáo thì bán mới được giá. Quả nhiên có nhiều người khéo tay đã làm được rất nhiều kiện mới.
Lần này đi đến Khoan thàn, trong Thập Hương phường đã có nhiều sạp hàng chuyên bán đồ vỏ sò vỏ ốc, nhất thời những đồ trang sức hay vật trang trí nhỏ đều hạ giá. Chỉ còn những kiện hàng mĩ nghệ lớn, cách làm phức tạp và hạn chế hình thức nên ít có người làm, vì vậy hàng của người Thượng Ngư thôn mang đến vẫn đắt hàng như thường. Thấy tình trạng này, các thôn dân đều bội phục Thẩm Hi nghĩ xa. Một đôi vợ chồng trẻ còn bán được một kiện Bách điểu triều phượng cho một phú thương được những 50 lượng, hai người vui sướng đến ứa nước mắt, mà mọi người trong thôn thấy vậy càng ra sức sáng tạo nhiều hình thức hơn.
Chương 42
Cứ như vậy người trong Thượng Ngư thôn bận rộn làm đồ mĩ nghệ cho đến cuối năm. Đến cuối năm, giá trị những kiện hàng mĩ nghệ này không những không giảm xuống mà còn tăng bất ngờ, những kiện chim công xòa đuôi không có gì đặc sắc tùy vào kích thước mà bán được 30 50 lượng là chuyện thường, còn những kiện điềm phúc lộc thọ, chúc cát tường ít cũng đến gần trăm lượng.
Mùa đông này với Thượng Ngư thôn là mùa lộc, ai cũng hưng phấn vui mừng mà bận rộn suốt ngày. Vui mừng là từ trước tới giờ chưa ai có thể kiếm được nhiều tiền như vậy, bận rộn là hàng đang hiếm, ai cũng muốn làm nhiều cốt để kiếm được nhiều tiền, mà bận rộn làm hàng mĩ nghệ nên chưa nhà nào có thời gian mua sắm, chuẩn bị hàng ăn tết, trong nhà ai ai cũng vội chân không chạm đất.
Trong hai tháng bận rộn này Thẩm Hi kiếm được không ít bạc. Đến ngày 27 tháng chạp nàng đã nán xong những hàng mĩ nghệ đã mang tới, tính sơ qua thì nàng kiếm được gần 300 lượng bạc. Mà mấy nhà khác, nhất là nhà nào đông người kiếm được lại càng nhiều, không nhà nào kiếm được ít hơn 150 lượng, riêng nhà Phương tỉ có Trương nhị lang khéo tay nên chắc chắn kiếm được nhiều hơn t.hi.
Nàng gửi Thẩm Hiệp lại cho người trông hộ, mình thì lên Thất Lí Phổ mua đồ, chuẩn bị ăn tết.
Ngày 30, Thẩm Hi mới ăn sáng xong đã thấy các thôn dân lục tục đến nhà, mang theo không ít điểm tâm, gà vịt quay, thịt khô các loại, đặc biệt qua buổi trưa càng có không ít thịt hầm, món tết đã làm xong. Nàng biết đây là cách cảm ơn của mọi người đối với việc giúp đỡ họ kiếm tiền nên không từ chối, mỉm cười nhận lấy.
Bữa cơm trừ tịch hôm nay Thẩm Hi không cần nấu nướng gì nhiều, chỉ bày những món thôn dan mang đến cũng đủ nàng ăn, nhìn mâm cơm bày ra, món nào món nấy phong phú, Thẩm Hi trong lòng ấm áp. Đến buổi tối không ít các cô nương với tức phụ đến nhà nàng chơi, mọi người cười đùa nói chuyện đến khuya mới rủ nhau ra về.
Thẩm Hi vẫn như năm ngoái, không định thức đón giao thừa mà lên giường ngủ sớm, ôm Thẩm Hiệp định ngủ. Đang nằm, nàng nhớ đến giờ này năm ngoái nàng đang nằm trong ngực người mù. Mới hai năm ngắn ngủi nàng đã lấy chồng lần nữa, lại mất đi hắn, qua nhiều tang thương biến động, vượt qua nguy hiểm mà đến nơi đây, sinh một đứa bé, tiếp tục kiếm tiền. Cuộc sống biến động vô thường, cảm giác không hề chân thực như nàng đang nằm mơ vậy. Còn có người mù, đã lâu rồi Thẩm Hi không nhớ đến hắn, khó trách trên mạng có một câu, thời gian là thứ tàn khốc vô tình nhất trên thế gian này. Nàng cố gắng nhớ lại hình dáng khuôn mặt của người mù, trừ đặc điểm khuôn mặt luôn buộc tấm vải che mắt, ra, những cái khác đã trở nên mơ hồ, cho đến khi thiếp đi Thẩm Hi vẫn chưa nhớ ra được mặt mũi của hắn ra sao.
Sáng hôm mùng một tết, Thẩm Hi dậy sớm, thay quần áo mới ,Thẩm Hiệp càng không cần nói, cả người trên dưới đều là đồ màu đỏ, mũ với giày cũng đỏ rực, nhìn như đứa trẻ trong bức tranh cát tường vậy.
Thẩm Hi mới ăn cơm sáng xong đã đón sóng người đến chúc tết đầu tiên, là một đám trẻ con. Nàng thích trẻ con nhất, mang ra không ít kẹo đường, điểm tâm với hạt dưa cho chúng, khiến lũ trẻ vui sướng hoan hô không dứt. Sau đó là người lớn lũ lượt đến chúc tết không ngừng, Thẩm Hi tính tính, cho đến buổi trưa thì hầu hết trẻ con với các phụ nhân trong xóm đều tới nhà nàng chúc tết hết rồi. Nàng không khỏi đắc ý một chút, xem ra nhân duyên của mình không tệ.
Mới qua tết đã có không ít nhà tiếp tục làm hàng mĩ nghệ. Thẩm Hi không có người thân để đi thăm hỏi nên khá nhàn rỗi, bèn ra bờ biển nhặt vỏ sò vỏ ốc cùng mọi người, sau đó về nhà làm hàng mĩ nghệ. Tuy vậy thời tiết lại chuyển xấu, rét mướt, trời lại có mưa tuyết nên nàng không đi Khoan thành bán hàng ngay mà ở nhà trông con, đành để mấy thứ này ở nhà, định khi nào trời đẹp hẵng đi sau. Người trong thôn thấy nàng không đi nên bảo nàng gửi mình mang đi bán hộ, nhưng dù sao mới ăn tết xong nên sức mua hàng không mạnh, hàng không bán được bao nhiêu nên cả tháng giêng trong nhà Thẩm Hi tồn không ít đồ mĩ nghệ.
Đến tháng hai, sức mua đã khôi phục nhưng thị trường hàng mĩ nghệ đã bão hòa, trên chợ xuất hiện rất nhiều đồ làm từ vỏ sò vỏ ốc. Trong thôn hầu như ngày ngày đều có người đi Khoan thành, nhưng giá cả ngày càng thấp. Thẩm Hi vẫn gửi người bán hộ ít đồ, nàng nói chỉ cần có người mua là được, rẻ cũng bán.
Một hôm Thẩm Hi đang ở nhà ngủ trưa với con trai, bỗng nghe thấy tiếng gõ cửa, nàng vội lên tiếng, dậy sửa sang lại quần áo đầu tóc rồi ra mở cửa.
Mới nhìn thấy người đang đứng ngoài, nàng sửng sốt.
Ngoài cửa đứng 7 8 người, người nam nhân đứng giữa không nói không cười, nhìn rất nghiêm túc, hắn nhăn mày, nhưng phá hủy hình tượng cool ngầu của hắn lại là một tiểu cô nương đang được hắn bế. Tiểu cô nương trông rất đáng yêu, mái tóc rẽ ngôi, thấy Thẩm Hi đang xem mình bèn cười chào hỏi: "Thẩm thẩm, ta với phụ thân tới đây để bắt hải sản này".
Hai người này đúng là tiểu cô nương ngồi chơi bên sạp hàng suốt nửa ngày với người khách ít nói mua con công mà nàng thấy lúc đi Khoan thành bán hàng lần đầu.
Thẩm Hi mỉm cười mời khách vào nhà, chào đón: "Thì ra hai vị chính là cha con, ta thật không ngờ tới".
Tiểu cô nương mới vào nhà đã giãy dụa từ trong lòng phụ thân đi xuống, cao hứng phấn chấn nhìn những đồ mĩ nghệ mà Thẩm Hi bày trong nhà. Thẩm Hi thì vội xuống bếp đun nước, mang lên hai chén trà. Nàng đang định pha thêm trà cho mấy người tùy tùng nam nhân mang theo thì mấy người kia lại vội vàng từ chối, nói để mặc bọn họ là được. Thẩm Hi không khách khí, nói phòng bếp ở đó, mọi người có uống nước thì tự nhiên, nàng đi vào phòng tiếp chuyện hai cha con kia.
Thấy nàng đi vào, nam nhân kia đứng dậy giới thiệu: "Tại hạ Hoàn Hà, đây là tiểu nữ Thanh Phù". Thẩm Hi đáp lễ: "Hoàn lão gia, Thanh Phù tiểu thư, ta tên là Thẩm Hi".
Thanh Phù ở bên tò mò hỏi: "Thẩm thẩm, những thứ này đều là ngươi làm à? Nhìn rất đẹp". Thẩm Hi cười nói: "Ta làm chưa đẹp lắm đâu, trong thôn này có nhiều người làm còn đẹp hơn nhiều".
Thanh Phù cầm lấy một hình cá heo nhỏ nói: "Thẩm thẩm, ta rất thích cái này, tặng cho ta được không?". Thẩm Hi hào phóng vẫy tay: "Ngươi thích cái nào thì lấy đi, không cần khách khí với thẩm".
Hoàn Hà lại trầm mặt xuống, nghiêm khác răn dạy Thanh Phù: "Thanh Phù, không được vô lễ". Thanh Phù bĩu môi, tay vẫn cầm chặt lấy con cá heo nhỏ.
Thẩm Hi biết trẻ con hơi có tính ngang bướng, dỗ thì nghe nhưng quát thì bướng, vội chuyển đề tài: "Thanh Phù có biết đây là con gì không?". Thanh Phù bị phụ thân quát, mặt ỉu xìu, lắc đầu nói: "Không biết"
Thẩm Hi dịu dàng nói: "Con này gọi là cá heo, loài cá này thường sống ở chỗ biển sâu, chúng sống thành từng đàn, rất thân thiện với con người, nếu trên biển có thuyền bị lạc mất phương hướng, chúng sẽ bơi lên đầu thuyền, dẫn đường cho chiếc thuyền đó vào bờ". Thanh Phù nghe vậy, xoay người nhìn qua phụ thân, lại quay sang hỏi nàng: "Thẩm, ta rất thích con cá heo này, thẩm tặng ta nhé?"
Thẩm Hi nhìn thoáng qua thấy Hoàn Hà đã nhíu mày định mắng, vội nói cản: "Có người thưởng thức tay nghề của ta ta còn vui không kịp đây. Đợi đến lúc ngươi đi về thì cầm nó theo, đây coi như là đồ lưu niệm chúng ta quen biết, đúng không?". Hoàn Hà nghe nàng nói vậy mới thôi không mắng tiểu cô nương.
Thanh Phù đặt con cá heo nhỏ xuống, vui mừng cầm lấy tay t.hi: "Cảm ơn thẩm. Thẩm không biết đâu, con chim công mà cha ta mua với thẩm đi bị thúc thúc ta lấy đi, cha ta không vui. Cả con lợn con thẩm cho ta tiểu muội ta cũng thích lắm, nhưng ta không cho muội ấy".
Thẩm Hi thấy có người thích đồ mĩ nghệ của mình, không khỏi vui mừng: "Khó được có nhiều người thích đồ của ta như vậy, lát người trở về thì mang thêm mấy cái đưa cho họ nhé?". Thanh Phù chớp mắt: "Họ thích thì kệ họ, ta chỉ lấy con cá heo nhỏ này thôi". Thẩm Hi gõ nhẹ lên mũi tiểu cô nương, dịu dàng nở nụ cười. Có lẽ chưa ai làm vậy với nàng nên tiểu cô nương xấu hổ đỏ mặt, quay người đi.
Hoàn Hàđứng bên cạnh nhìn xem hai người, ánh mắt trở nên mềm mại rất nhiều.
Thanh Phù tránh sang bên xem các kiện hàng mĩ nghệ khác, Thẩm Hi đành tiếp chuyện với Hoàn Hà: "Không biết Hoàn lão gia đến đây có chuyện gì muốn làm?"
Hoàn Hà vẫn nói chuyện như cũ, âm điệu không có chút phập phồng: "Đi biển bắt hải sản". Thẩm Hi cười nói: "Không khéo bây giờ thủy triều đã dâng rồi, chỉ phải đợi đến sáng mai nước rút mới ra bờ biển bắt hải sản được. Mai có 2 lần triều rút, một là sau nửa đêm với sau buổi trưa". Hoàn Hà nói: "Được. Vậy mai chúng ta buổi chiều sẽ đến".
Thẩm Hi đồng ý: "Buổi trưa ngày mai đến là vừa lúc". Hoàn Hà gật đầu: "Vậy trưa mai bọn ta sẽ đến".
Thanh Phù ôm con cá heo đến: "Vậy thẩm cho ta con cá heo này thật nhé?". Thẩm Hi cười nói: "Thẩm tặng cho ngươi mà. Nhưng ngươi cầm cho khéo nhé, đồ này toàn vỏ sò vỏ ốc, nó mà rơi ra thì dính lại hơi khó". Thanh Phù gật đầu, lúc này mới ôm con cá heo đi theo Hoàn Hà ra ngoài.
Hoàn Hà bế Thanh Phù lên ngựa, gật đầu ý cáo từ với Thẩm Hi rồi giục ngựa ra khỏi thôn.
Nhìn họ đi xa rồi Thẩm Hi mới đi vào nhà, ngẫm lại chuyện của hai cha con nhà này, biết rõ chuyện ra bờ biển bắt hải sản chỉ là dỗ dành tiểu thư Thanh Phù cho vui nên không để ý lắm, xem sắc trời đã không còn sớm vội đi vào bếp chuẩn bị nấu cơm.
Trưa hôm sau nàng mới ăn cơm xong hai cha con Thanh Phù đã tới. Hôm nay Hoàn Hà với Thanh Phù đều thay một thân quần áo ngắn nhìn rất lưu loát, cổ quây khăn quàng, sau lưng còn mang giỏ cá, xem ra đã chuẩn bị sẵn sàng.
Thẩm Hi vốn không định đi cùng họ, nhưng Thanh Phù lại làm nũng năn nỉ nàng cùng đi, muốn Thẩm Hi bắt sao biển cho nàng chơi. Thẩm Hi mới cự tuyệt Thanh Phù đã nước mắt lưng tròng, nàng chỉ đành chuẩn bị mọi thứ rồi mang Thẩm Hiệp sang gửi cho Phương tỉ rồi dẫn hai người ra bờ biển.
Dạo này nổi rần rần vụ học tiếng Việt kiểu mới, trời ơi t cay máu lắm r đấy, đã bảo đó chỉ là cách ghép vần mới, hình khối thay cho tiếng mà cả cư dân fb làm như mình thông thái lắm k bằng, tưởng đấy là chữ mới mà thay nhau xỉa xói GS Hồ Ngọc Đại với Bộ GD, r có ng vào giải thích thì y như rằng bị mạt sát đến k ra hình thù. CÓ ng kích động bảo học thế thì thôi để con nghỉ ở nhà tự dạy, r xé sách các kiểu, ờ thì nghỉ đi, dạy đc càng tốt, xem nó có biết nghĩa câu từ không, hay chỉ biết ghép vần thành chữ 1 cách máy móc?
Cái ngành gv t đang học đây t thấy đúng là làm dâu thiên hạ, cái gì cũng đổ lên thầy cô, nhà trg trong khi đó chả ai tìm hiểu bản chất của vấn đề.
Xin lỗi mng nhưng t hơi bức xúc, xả stress tí k t điên mất, 2 hôm nay vtv mới đưa tin giải thích, hơi muộn r. Nhà t giờ lại đang có việc, có khi tuần sau k có chương mới các b thông cảm.
Thấy tên nha dịch béo gông mình, Thẩm Hi thật sự luống cuống, chỉ sợ lần này đi lành ít dữ nhiều, cái gông nặng như vậy lõ ảnh hưởng đến thai nhi thì sao. Vì vậy nàng nhỏ giọng năn nỉ hai người: "Hai vị sai gia, trước đừng vội, mời vào trong nhà uống chén trà đã, Tiểu phụ nhân có ít trà ngon khoản đãi". Nàng còn cố ý nhấn mạnh hai chữ 'trà ngon'.
Hai tên nha dịch là kẻ cáo già, tất nhiên hiểu được ý nàng nói, hai người liếc nhau, cười nói: "Trời hôm nay lạnh lẽo, đúng là khát thật, vậy bọn ta uống chén trà hẵng đi vậy". Nói xong, nha dịch béo tháo gông cho t.hi, hai người mới theo nàng đi vào nhà.
Thẩm Hi đi vào trong phòng, lấy ra 10 lượng bạc, giờ phút căng thẳng này nàng không dám tiếc tiền, tính mạng quan trọng nhất. Nàng lại làm bộ đi pha trà, mang cả nén bạc với ấm trà đặt lên khay mang ra ngoài. Thấy Thẩm Hi ra tay hào phóng, nha dịch béo cầm lấy bạc nhét vào trong ngực, nói với nàng: :Thẩm thị, bọn ta biết ngươi bị oan. bọn ta không uống oan trà của ngươi, trước tiên ở đây nói trước với ngươi, Tiền công tử kia là thân thích với Huyện lệnh bọn ta, cái gì tiền công tử thích tuyệt đối sẽ lấy được. Ta thấy ngươi là thai phụ, tốt nhất là ngươi hãy đồng ý đi, nếu không Huyện lệnh đại nhân ra lệnh đánh sát uy bổng không phải chuyện đùa đâu, mạng chắc chắn giữ được, nhưng đứa nhỏ chưa chắc đã còn".
Nàng sớm biết cửa nha môn hướng về phía nam, có lí không có tiền thì đừng vào, nhưng vẫn bị sát uy bổng của nha dịch béo dọa đến trắng mặt. Nàng không khỏi run rẩy: "Hai vị sai gia, nhà ta chỉ còn duy nhất cốt nhục trong bụng ta, xin hai vị chỉ điểm cho một con đường sáng, để hai mẹ con ta được an toàn cái gì ta cũng chịu". Tên nha dịch béo kia đưa tay lên phẩy phẩy, Thẩm Hi đành đưa tiếp 10 lượng bạc, lúc này hắn mới vừa lòng, ghé tai nói nhỏ với nàng mấy câu.
Hai nha dịch được lợi từ chô Thẩm Hi nên dọc đường đi không làm khó nàng, không khiến nàng đeo gông, đến gần nha môn mới làm nàng đeo vào làm bộ, dù chỉ một lúc nhưng cái gông nặng trịch lạnh lẽo cũng đè nàng đến khó thở.
Vào trong nha môn, Thẩm Hi thấy không khác mấy cảnh trong tv là bao, hai hàng nha dịch đứng hai bên, trong tay cầm gậy, thấy nàng đi vào thì đồng loạt gõ gõ gậy, miệng kêu 'Uy vũ'.
Quan phụ mẫu là một người trung niên mặc quan phục màu đỏ, cách khá xa nên Thẩm Hi không nhìn rõ mặt, ở cạnh đó là một thanh niên tầm 20 30 tuổi, ăn mặc chải chuốt.
Nha dịch béo cầm gõ vào cái gông, quát t.hi: "Quỳ xuống!". Nàng giật mình, vội quỳ xuống đất, bây giờ cái thai mới là quan trọng nhất, tôn nghiêm hay không để sau hẵng nói.
Quan huyện phụ mẫu quát lên: "Quỳ xuống là người phương nào?"
Thẩm Hi lo sợ đáp: "Dân phụ Thẩm thị".
Huyện lệnh kia nói: "Phạm phụ Thẩm thị, hiện giờ danh thân (người tai to mặt lớn, có tiền của địa vị nhất định) của bản huyện là Tiền Thanh Diệu kiện ngươi lấy trộm bí phương làm đậu phụ của nhà hắn, ngươi có biết tội chưa?"
Thẩm Hi vội nói theo ý của nha dịch béo đã dạy mình: "Tri huyện đại lão gia, ngài có thể để dân phụ nói chuyện riêng với Tiền công tử được không? Dân phụ có chuyện muốn thương lượng". Huyện lệnh nghe vậy vẫy một nha dịch bên cạnh: "Ngươi dẫn nàng ta với Tiền Thanh Diệu đi xuống, đợi họ thương lượng xong hẵng dẫn lên đây".
Nha dịch kia dẫn hai người tới một gian nhà trống bên cạnh, sau đó lui ra ngoài, còn giúp bọn họ đóng cửa lại.
Bây giờ Thẩm Hi mới bình tĩnh lại, nhìn người âm mưu chiếm đoạt bí phương đậu phụ của nàng, hắn ta khoảng 25 26 tuổi, khuôn mặt tuấn tú, nhưng nhìn kiểu cách ăn mặc rất diêm dúa, không khác gì nhà giàu mới nổi.
"Thẩm thị, ngươi có chuyện gì muốn nói với bản công tử?"
Thẩm Hi dựa theo lời dặn của nha dịch béo nói: "Tiền công tử, tiểu phụ nhân đơn độc đến đây, đứa bé trong bụng đã mồ côi cha, giờ tiểu phụ nhân chỉ muốn kiếm sống qua ngày, mong công tử đáng thương ta, xin hãy rút đơn kiện lại". Tiền Thanh Diệu nhìn nhìn cái bụng của nàng, vẻ mặt ngoài cười trong không cười: "Ngươi không phải là mẹ của ta, ta không có nghĩa vụ phải nghe lời ngươi, đơn kiện muốn rút là rút được?"
Thẩm Hi vội nói: "Chỉ cần ngài chịu rút đơn kiện, tiểu phụ nhân chắc chắn sẽ dâng tặng bí phương làm đậu cho ngài". Tiền Thanh Diệu kéo cái ghế ngồi xuống, mỉm cười nhìn nàng: "Gia ta không cần rút đơn kiện vẫn có thể lấy được bí phương làm đậu phụ". Thẩm Hi suy nghĩ một chút lại nói: "Đúng vậy, nếu trên công đường Tiền công tử dùng sát uy bổng là có thể bắt tiểu phụ nhân nói ra bí phương. Nhưng ngài có biết trong đầu tiểu phụ nhân có bao nhiêu cách chế biến đậu phụ? Nếu ta cam tâm tình nguyện, tất sẽ không giấu diếm mà nói cho ngài, nếu ngài muốn dùng sức mạnh, ta không nói ngài sẽ không biết, đây không phải làm chậm trễ việc kiếm tiền của ngài sao?"
Tiền Thanh Diệu gõ gõ tay lên mặt bàn, nói : "Thú vị, thú vị, phụ nhân nhà ngươi thật thú vị, không trách bị người ta nhớ thương. Nhưng như vậy còn chưa đủ, ngươi phải bảo đảm về sau không được làm đậu nữa, đậu phụ ở Trung Nhạc quốc chỉ có nhà ta được làm, vậy ta có thể suy nghĩ thả ngươi".
Lúc này Thẩm Hi chỉ mong hắn có thể thả nàng, không làm hại đến đứa bé trong bụng, yêu cầu gì nàng cũng đáp ứng.
Tiền Thanh Diệu rất quen với người trong nha môn, hắn gọi tên nha dịch đi vào, bảo tên kia đi nói với Huyện lệnh một tiếng, còn hắn ta thì dẫn Thẩm Hi ra nha môn, hai người đi bộ một lát đã đến trước cổng một trạch viện lớn.
Hắn đẩy cổng ra, quay đầu nói với nàng: "Thẩm thị, vào đi"
Thẩm Hi đi vào Tiền phủ, không ngừng tay mà dạy cho đầu bếp trong phủ cách làm đậu. Cho đến nửa đêm đầu bếp đã học xong cách làm đậu và mấy món ăn từ đậu, Tiền Thanh Diệu mới thả Thẩm Hi đã mỏi mệt ra rời ra ngoài.
Trước khi thả nàng, hắn nhìn cái bụng bầu của t.hi, thuận miệng nói: "Hôm nay gia tâm tình tốt, nhìn ngươi mang bầu nặng nề mới nói cho ngươi, việc này ngươi đừng trách gia, là có người bảo gia làm vậy. Ngươi đắc tội người nào khác biết, một quả phụ thế đơn lực bạc, lại là người nhà quê, từ chỗ nào thì về lại chỗ đấy đi, đừng có ở lại đây".
Nghe lời nói nửa khuyên nửa dọa của Tiền Thanh Diệu, Thẩm Hi cũng không biết nên cảm ơn hay oán giận, nàng tùy tiện hành lễ, cúi đầu nói: "Cảm ơn Tiền công tử nhắc nhở". Nói xong, nàng xoay người, bước từng bước nặng nề trở về nhà.
Bước từng bức nặng trịch, nước mắt Thẩm Hi không biết rơi xuống từ lúc nào. Đây là thời thế quái đản gì vậy, thật vất vả mới tìm được một con đường mưu sinh mà giờ suýt trở thành bùa đòi mạng. Xã hội này thật không có đường sống cho nàng sao? Sống ở đây sao lại khó vậy?
Nước mắt Thẩm Hi rơi lã chã, từng giọt từng giọt nhỏ xuống con đường đất vàng không ngừng. Về đến nhà nàng đã mệt mỏi đến cùng cực, thần kinh căng thẳng do sợ hãi giờ mới thả lỏng lại, nàng nằm lên giường, run rẩy cả người. Cuối cùng, Thẩm Hi kéo chăn lên che quá đầu, lớn tiếng khóc lên.
"Người mù , Người mù ..."
Dù nàng biết rõ dù hắn có ở đây cũng không giúp gì được mình, nhưng giờ nàng chỉ cần có người ôm lấy nàng, giúp nàng đỡ sợ hãi, mà phụ thân của đứa bé trong bụng nàng đã không còn trên nhân thế. Thẩm Hi khóc rất lâu, đến khi mệt mỏi, giọng cũng khàn mới thiếp đi.
Rạng sáng ngày hôm sau, Thẩm Hi chưa rời giường đã nghe thấy tiếng đập cửa dồn dập. Dù không biết ai đến nhưng nàng vẫn nhanh chóng mặc quần áo tử tế rồi ra mở cửa. Ngoài cửa là Phương tỉ với Trương đại lang và Trương nhị lang.
Nhìn thấy người quen làm Thẩm Hi vui vẻ hơn, nàng gượng cười đón tiếp: "Phương tỉ, tỉ phu, Trương nhị ca, các ngươi đến rồi, mau mời vào". Phương tỉ vội đi vào, cầm tay nàng lo lắng hỏi: "Muội tử, ngươi không sao chứ? Huyện thái gia có ra lệnh đánh ngươi không?"
Thẩm Hi lắc đầu trả lời: "Ta không sao, không bị đánh. Phương tỉ, sao ngươi lại biết tin mà đến đây?". Phương tỉ lo lắng nói: "Hôm qua Tiểu Ngũ thôn chúng ta vào thành, hắn nói nhìn thấy ngươi bị nha dịch giải đi nên vội chạy về tìm ta, tỉ phu ngươi nói chắc ngươi gặp chuyện không may nên suốt đêm đi mượn bạc, sáng nay tới đây xem có chuộc người được không để chuộc ngươi ra".
nghe được nàng nói vậy, biết được trên thế giới này vẫn có người quan tâm mình, Thẩm Hi rốt cuộc không nín được, nước mắt vỡ đê mà ra, không ngừng lại được. Phương tỉ thấy vậy vội vàng lau nước mắt cho nàng, cố gắng an ủi: "Không sao, người vẫn không có việc gì là tốt rồi. Muội tử ngươi đừng khóc".
Thẩm Hi khóc một hồi, mới nhớ đến hai huynh đệ Trương gia còn ở đây, không khỏi ngượng ngùng, nàng lau nước mắt: "Tỉ phu, Trương nhị ca, mau vào nhà ngồi đi, ở ngoài lạnh lẽo". Trương nhị lang lúc nãy thấy nàng khóc, muốn đi lên an ủi nàng Thẩm Hi nhưng lại không dám, đành phải luống cuống tay chân nhìn anh trai.
Trương đại lang nhận được ánh mắt cầu cứu của em trai, thô giọng nói: "Vậy thì chúng ta mau vào đi, để muội tử kể rõ đầu đuôi xem nào".
Bốn người đi vào nhà, Thẩm Hi định đun nước pha trà nhưng Phương tỉ ngăn lại: "Muội tử, bọn ta không khát, mau nói xem chuyện là thế nào?". Thẩm Hi bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện, Phương tỉ nghe xong tức giận đập bàn, mắng: "Có thiên lí không vậy? Chiếm đoạt đồ của người ta còn vu oan giá họa, định đẩy người ta vào lao ngục, đúng là lũ khốn kiếp! Chúng có phải người hay không?!"
Trương đại lang lại bình tĩnh hơn, ngăn Phương tỉ chửi tiếp, hỏi Thẩm Hi: "Chúng ta không thể trêu vào, còn trốn không đươc sao? Ngươi đi thu dọn đồ đạc, sau đó cùng chúng ta đi về thôn đi. Thôn làng dù có hơi nghèo túng nhưng không có mấy chuyện dơ bẩn như ở đây". Phương tỉ nghe vậy ngẫm lại thấy có lí, vội giúp Thẩm Hi thu dọn đồ đạc, Thẩm Hi nghĩ lại lời cảnh cáo của tên Tiền khốn nạn kia, biết mình không có chỗ dung thân ở Thất Lí Phổ nữa nên đành đồng ý, cứ trở lại thôn đã rồi tính sau.
Trở lại Thượng Ngư thôn , nàn glaji ở lại chỗ ngôi nhà cũ của Cửu bà, người trong thôn nghe nói nàng bị vào nha môn, đều lục tục tới thăm hỏi, khuyên nàng không ít lời. Ngay cả Tam thúc công cũng run rẩy bảo con cháu dìu đến, khuyên nàng mấy câu, bảo Thẩm Hi về sau cứ ở lại đây sống qua ngày. Khuôn mặt tươi cười chân chất của các thôn dân làm Thẩm Hi rộng rãi không ít, trước kia nàng nghe câu 'Anh em xa không bằng láng giềng gần' giờ mới thấy quả không sai.
Các thôn dân đi về, nàng mới bắt tay vào quét dọn lại căn nhà. Nàng đi hơn 1 tháng, căn nhà phủ không ít bụi.
Thế giới bên ngoài hiểm ác, một lần tiếp một lần làm nàng thấy tuyệt vọng, hơn nữa bụng nàng cũng lớn dần, Thẩm Hi quyết định về sau sẽ định cư ở Tlt, không mạo hiểm kiếm nhiều tiền như trước nữa, chỉ cần bình an nuôi lớn đứa trẻ là đủ hạnh phúc rồi.
Xế chiều Trương nhị lang ghé qua, giúp nàng gánh nước đầy vại, sau đó lấy hộ mấy gánh củi. Thẩm Hi định giữ hắn ở lại ăn cơm nhưng hắn xua tay từ chối rồi bỏ chạy. Thẩm Hi biết thân thể nàng ngày càng nặng nề, không thể làm được việc nặng nên đành nhận sự giúp đỡ của Trương nhị lang , cùng lắm thì về sau mua thêm đồ ăn vặt cho Tiểu Hồng với Tiểu Hải là được.
Buổi tối nàng mới kiểm kê lại tài sản của mình. Giữa tháng 9 nàng mới rời khỏi Thượng Ngư thôn , cuối tháng 11 trở lại, ở lại Thất Lí Phổ hơn 2 tháng. Trừ đi tiền thuê nhà, ăn uống trong hơn 2 tháng nàng kiếm được 82 lượng bạc, thêm 4 lượng bạc trước đây nàng mang theo thì có tổng cộng 86 lượng bạc. Số bạc này khá lớn, nếu nàng tiết kiệm chi tiêu thì cũng đủ để mấy năm tập trung chăm con rồi.
*Lời nói của tác giả (bà tgia có vẻ hơi lảm nhảm)
Chương sau sinh con, chương sau nữa Người mù lên sân khấu.
Chương 38
(Hơi ngoài lề, lúc này ta đang nghe Quốc ca Xô viết, hay lắm. Cảm giác edit mượt hẳn, khí thế lên rồi )
Thẩm Hi quyết định xong, dứt khoát ở lại Thượng Ngư thôn đợi sinh, vì để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ngư dân, nàng còn thường xuyên cùng các phụ nữ khác ra bờ biển bắt hải sản, nhưng sợ đi lên ghềnh đá dễ trượt chân nên chỉ loanh quanh ở mấy chỗ nông, sóng nhẹ, lại thêm hải sản mù đông hơi ít nên không nhặt được bao nhiêu, chỉ đủ ăn chứ không bán được mấy văn tiền. Tuy vậy qua thời gian chung đụng nàng cũng thoải mái hòa mình với các phụ nhân trong làng, nàng rộng rãi, tính tình hòa thuận nên không khiến ai phải chê trách, tất cả các phụ nhân đều thích đến chơi nhà nàng, đặc biệt trong nhà Thẩm Hi không có nam nhân nên không phải cố kị gì.
Nàng thân mật, các thôn dân đều nhiệt tình chân thành, có hải sản nào tươi ngon hiếm hiến sẽ cho nàng một ít, đặc biệt những phụ nhân đã sinh con còn truyền thụ rất nhiều kinh nghiện để Thẩm Hi yên tâm chuẩn bị sinh sản, thật đúng là đưa than trong ngày tuyết rơi.
Thẩm Hi ở chỗ này rất an bình vui vẻ.
Chỗ ở đã ổn định, giờ Thẩm Hi chỉ chuyên tâm điều dưỡng thân thể, chăm sóc bản thân, từ lúc mang thai cho đến giờ nàng luôn phải vội vàng bước chân lưu vong, rồi lo lắng kiếm tiền, bây giờ rốt cuộc an nhàn, nàng quan tâm lo lắng nhất là thai nhi. Đứa bé này lớn rất nhanh, hơn nữa tần suất máy thai dần thường xuyên, cũng mạnh mẽ hơn, mỗi lần Thẩm Hi cảm nhận được nhịp sống của đứa bé trong bụng, trong lòng càng hạnh phúc không kể, cuộc sống của nàng đã viên mãn. Chả trách người ta thường nói phụ nữ chưa sinh con chưa phải là người phụ nữ hoàn chỉnh, người phụ nữ nào chưa sinh con sẽ không cảm nhận được cảm giác diệu kì của sinh mệnh nhỏ bé trong bụng mình, dần trưởng thành lên, tác động với cơ thể mẹ ra sao.
Cuộc sống yên bình trôi qua từng ngày, nháy mắt đã qua Tết, gió biển ẩm ướt mang đầy hơi thở của mùa xuân. Một năm mới đầy sức sống bắt đầu.
Thẩm Hi căn cứ chẩn đoán của Lý lão tiên sinh mà dự đoán ngày sinh, khoảng giữa tháng 6 nàng mang thai, bây giờ thai nhi hơn 8 tháng. Dù mọi người có câu mười tháng hoài thai nhưng thực chất chỉ là 9 tháng 10 ngày mà thôi, Thẩm Hi tính tính có lẽ đầu tháng tư nàng sẽ sinh.
Tháng tư trời đã ấm áp nhưng vẫn còn gió lạnh, Thẩm Hi chưa quên lúc Đoan ngọ năm ngoái nàng vẫn mặc áo khoác nên nàng làm quần áo cho con vẫn khá dày, còn nhồi thêm bông, sợ con bị lạnh. Dù quần áo đã khá nhiều nhưng Thẩm Hi luôn thấy sợ thiếu, nàng lại rảnh rỗi nên suốt ngày ngồi làm thêm chăn bông nhỏ, quần áo, tã... tất cả đều đầy đủ, chỉ còn đợi đứa bé sinh ra là được mặc.
Mới vào tháng tư, Thẩm Hi đã hồi hộp vô cùng, đây là lần sinh đầu, nàng lại không có kinh nghiệm, bên cạnh không ai chăm sóc, nếu có chuyện không lành thì đúng là kêu trời chẳng thấu. Mỗi khi nghĩ đến đây, nàng lại oán giận Người mù một lần, nếu hắn còn sống thì tốt biết bao, ít nhất nàng sẽ không một mình lo lắng, mà giờ hắn không biết gì nữa, chỉ mặc kệ nàng ngày ngày hồi hộp căng thẳng. Tuy oán giận như vậy nhưng Thẩm Hi cuối cùng đều lôi kéo sự chú ý trở về với thai nhi trong bụng, Phương tỉ giúp nàng mời bà đỡ, lại nhờ Trương đại lang mua hộ một bình rượu mạnh về, đợi khi sinh thì lấy ra sát trùng cho cái kéo cắt nhau thai.
Rạng sáng ngày mùng 8 tháng 4, Thẩm Hi cảm thấy đau bụng, hơn nữa phía dưới đã chảy nước ối, nàng giãy dụa đứng dậy, chịu đau đi đến nhà Pti. Bụng Thẩm Hi đau quằn quại, nàng vừa đi vừa dừng, mấy lần phải ngồi rạp người xuống đợi qua cơn đau, lại nghĩ đến nếu nàng không đi nổi sợ sẽ phải vĩnh viễn nằm lại đây, một thi hai mệnh nên lại đứng dậy, đi đi dừng dừng mà đến được nhà Pti, gọi nàng dậy.
Phương tỉ biết Thẩm Hi sắp sinh, vội bảo Trương đại lang đi lên Thất Lí Phổ gọi bà đỡ, nàng thì đỡ Thẩm Hi về lại nhà. Phương tỉ đã có 2 đứa bé, kinh nghiệm dày dặn, trước hết cởi quần của Thẩm Hi ra, lại tìm miếng vải đã chuẩn bị sẵn lót vào dưới thân t.hi, nhìn nhìn mới nói: "Chưa tới lúc sinh đâu, giờ ngươi đừng rặn vội, không thì lát nữa không có sức mà rặn nữa đâu". Nàng nói xong xoay người đi vào phòng bếp: "Ngươi nằm đi, ta đi nấu cho ngươi bát mì, nhân lúc chưa đau thì cố mà ăn, ăn no mới có sức sinh con".
Một lát sau Phương tỉ bưng lên một bát mì, bên trong có hai quả trứng với ít thịt thái sợi. Thẩm Hi nhân lúc lui cơn đau vội ăn sạch bát mì, Phương tỉ đợi nàng ăn xong rồi thu bát đi, dặn t.hi: "Giờ ngươi nằm nghỉ đi, dưỡng sức chuẩn bị sinh". Thẩm Hi nghe lời Pti, yên lặng nằm trên giường, nghe Phương tỉ kể chuyện hồi nàng sinh sản, vừa nghe vừa chịu những cơn đau quặn bụng dần nhiều lên, mồ hôi lạnh vương đầy trán. Phương tỉ thấy vậy an ủi t.hi: "Không sao, cố gắng nhịn một lát là hết cơn đau ngay mà, giờ chưa đến lúc sinh đâu".
Đến lúc trời sáng hẳn Thẩm Hi đã đau đến ướt sũng lưng áo, bên ngoài vọng tiếng người nói vào, là Trương đại lang đã đón bà đỡ đến. Bà đỡ vào nhà, trước tiên theo lời dặn của Thẩm Hi mà đổ rượu ra sát trùng cái kéo, rửa tay rồi vươn tay ra sờ sờ bụng nàng: "Đừng sợ, giờ cửa mình mới mở ra 3 ngón tay thôi, đợi thêm lát nữa".
Thẩm Hi bất đắc dĩ, đành cắn răng nhịn đau. Phương tỉ thấy nàng đau dữ dội, dịu dàng nói: "Nếu ngươi đau quá không chịu nổi thì kêu ra đi, không cần nhịn. Hồi ta sinh Tiểu Hồng cũng thế, đau đến chết đi sống lại bèn mắng tỉ phu ngươi, về sau hắn còn hỏi ta lúc đó mắng sướng miệng lắm đúng không? Cảm giác đau cũng bớt không ít". Thẩm Hi buồn cười, nhưng cơn đau ập đến làm nàng nhăn nhúm mặt. Nàng cũng muốn mắng Người mù mấy câu cho hả giận, nhưng hắn đã không có ở đây, dù Thẩm Hi có mắng hết lời cũng không nghe được một câu. Nếu đã nghe không được còn mắng hắn làm gì? Thẩm Hi lập tức cắn chặt răng, cố nhịn đau.
Phương tỉ thấy bộ dáng nàng như vậy, không khỏi thở dài: "Muội tử, nghe tỉ một lời đi, đợi sinh con xong rồi tìm một người khác mà sống tiếp, chứ nhà không có người đàn ông, cái gì cũng khó". Nói xong, nàng vả nhẹ miệng mình một cái, tự trách: "Phỉ phui cái miệng, giờ là lúc nào rồi còn nhắc đến mấy chuyện này. Muội tử ngươi cố chịu đựng, ai làm nữ nhân đều sẽ phải vượt qua cửa ai này thôi". Thẩm Hi vô lực gật nhẹ đầu.
Lại qua hơn 1 canh giờ, Thẩm Hi đã đau đến chết đi sống lại, chỉ cảm thấy trong bụng hình như có hơn trăm ngàn lưỡi dao đang cứa vào ruột gan, bà đỡ mới lấy tay sờ sờ, lại nhìn nhìn mới nói: "Không chênh lệch nhiều lắm, ta sờ được đầu đứa bé rồi. Phu nhân, ta bảo ngươi thở ra thì thở ra, hít vào thì hít vào, bảo dùng sức thì rặn hết sức cho ta, ngàn vạn đừng rặn lung tung, không thì kiệt sức đấy".
Thẩm Hi đã đau đến hơi thở hỗn loạn, không nói được một lời đáp lại bà đỡ, chỉ lung tung gật đầu.
Bụng đau như cắt, có lúc nàng cảm giác mình sắp bị đau đến chết, lúc thì ảo giác đứa bé trong bụng đang xé rách tử cung mình để chui ra ngoài, tay nàng nắm chặt đến nổi gân xanh, hàm răng nghiến ken két. Phương tỉ chắc sợ Thẩm Hi nghiến răng cắn phải đầu lưỡi nên vội nhét cái khăn vào miệng nàng, Thẩm Hi cắn mạnh cái khăn, sau đó dồn hết sức vào phía dưới.
Bà đỡ luôn miệng ra hiệu "Hít vào, thở ra, dùng sức", Thẩm Hi đầu óc trống rỗng, chỉ máy móc lặp lại mà làm theo.
Không biết nàng lại đau tiếp bao lâu, đột nhiên một cơn đau vọt đến, sau đó là cả người nhẹ nhõm, tựa hồ có cái gì đó rơi từ bụng nàng ra ngoài, Thẩm Hi hụt hơi, thả lỏng người lại nằm thẳng trên giường, kiệt sức nhắm mắt lại. Đang lúc mê man, nàng nghe loáng thoáng giọng Pti: "Có quả ớt nhỏ, là một bé trai, Trịnh bà bà, mau moi hết nước ối trong miệng thằng bé ra đi". Sau đó là một tiếng bốp, rồi tiếp đến là một giọng khóc to rõ vang lên.
Phương tỉ nói: "Đứa bé này lạ thật, chỉ khóc hai tiếng rồi ngừng, sau này chắc là người ít nói đây. À Trịnh bà bà, đừng vội cắt cuống rốn, Thẩm muội tử nói đổ rượu lên cái kéo, lau sạch đi rồi đặt lên lửa hơ một lát hẵng cát, như thế trẻ con mới không dễ bị thối cuống rốn". Bà đỡ ngạc nhiên hỏi: "Điều này có thật không? Nếu thật như vậy, A di đà phật, phu nhân cứu không ít tính mạng của trẻ con sau này đấy". Phương tỉ nói tiếp: "Hơ lâu một ít, hơ vào tim đèn ấy, không thì sợ kéo bị ám khói".
Hồi lâu sau Thẩm Hi mới nghe Phương tỉ nói tiếp: "Muội tử, mau mở mắt ra nhìn con trai của ngươi, nó đây này". Thẩm Hi cố mở to mắt, đã thấy khuôn mặt nhỏ bé hồng hồng nhăm nhúm ở ngay trước mặt, mặt thằng bé đỏ lựng, chóp đầu hơi nhịn, Thẩm Hi biết đây là do sản đạo đè ép. Con mắt thằng bé chuyển động, nhưng không mở nổi mắt, hàng lông mày nhíu lại, Thẩm Hi phát hiện bộ dáng nhíu mày của con trai giống hệt Người mù vậy.
Nàng cố chống tay ngồi dậy, ôm thằng bé vào lòng, cảm xúc vui sướng cảm động lan tràn khắp người, niềm hối tiếc vô sinh kiếp trước giờ đã được đền bù. Thẩm Hi hôn nhẹ đôi má đỏ hỏn của con trai, tự nhủ trong lòng: Người mù, con của chúng ta sinh ra rồi, ngươi ở trên trời có linh thiêng, nhìn thấy nó chưa?
Việc thu dọn đồ đạc và đưa tiễn bà đỡ đều nhờ Pti, Thẩm Hi đặt con trai vào cạnh người, không chịu nổi nữa mà thiếp đi. Nàng ngủ hơn nửa ngày, đến lúc tỉnh lại đã là xế chiều. Phương tỉ đã đi về, lúc này người tới chăm sóc nàng là một phụ nhân gọi là Vu đại tẩu, thấy nàng đã tỉnh bèn bưng một bát canh gà đến nói: "Ngươi uống trước cái này, nó thúc sữa". Thẩm Hi không từ chối, bưng bát canh lên uống cạn sạch.
Vu đại tẩu cười nói: "Xem ngươi uống nhanh như vậy, sau nàng thằng bé chắc chắn không bị thiếu sữa". Nhắc đến sữa, Thẩm Hi vội nhìn xem đứa bé, thấy nó đang ngủ yên trong tã lót, không khỏi thắc mắc: "Thằng bé ngủ lâu chưa đại tẩu? Nó đã ăn gì chưa?"
Vu đại tẩu trả lời: "Nó ngủ lâu rồi, lúc nãy ngươi đang ngủ tức phụ của Nhị Hải có cho thằng bé bú hai lần". Tức phụ của Nhị Hải cũng đang có con nhỏ, được gần 6 tháng nên sữa rất đủ.
Thẩm Hi sờ sờ mặt thằng bé, mềm mại, còn mềm hơn miếng thạch đông, khiến lòng nàng cũng mềm xuống, hận không thể mang hết thứ tốt đến trước mặt con.
Vu đại tẩu lại mang đồ ăn lên, mỉm cười: "Làm mẹ rồi đúng là khác ngay, cả khuôn mặt đều sáng lên. Ngươi đừng nhìn nữa, không thì sợ thằng bé giật mình khóc đấy. Mau ăn cơm đi, cố ăn nhiều vào mới có sữa cho con bú".
Thẩm Hi đã sớm đói, ngồi xuống cầm đũa ăn lên. Vu đại tẩu lại bưng thêm một bát canh gà đặ lên bàn: "Uống nhiều canh vào, nhiều sữa thì con mới khỏe". Thẩm Hi vừa ăn vừa hỏi: "Mấy ngày ta mới có sữa thế?". Vu đại tẩu trả lời: "Khoảng 3 ngày là có".
Ăn cơm xong, Thẩm Hi thấy con trai vẫn còn ngủ say sưa, không khỏi nằm xuống tiếp, nhìn xem đứa bé nàng đã mong chờ hai đời. Cái gì cũng nho nhỏ, khuôn mặt nhỏ, mũi nhỏ, đôi mắt nhỏ, miệng chúm chím, ngay cả tay chân cũng ngắn ngắn nhỏ tí, thoạt trông rất non nớt. Nàng lại cẩn thận quan sát, mới nhìn thì mặt mũi thằng bé khá giống nàng, nhìn kĩ lại thấy giống người mù. Chỉ không biết đôi mắt kia sẽ giống ai, nhưng nàng nghĩ cũng chịu, vì cả thời gian chung sống chưa bao giờ thấy Người mù mở mắt ra, kể cả cởi bỏ tấm vải che mắt. Chỉ có lúc hi hữu hắn mới bỏ ra, đó là khi tắm hay rửa mặt, nhưng đôi mắt hắn vẫn luôn nhắm tịt lại.
Nghĩ đến người mù, Thẩm Hi nhớ đến hắn là người tàn tật, những tật này không biết có di truyền hay không, đợi mấy hôm sau thằng bé mở mắt nàng sẽ quan sát kĩ xem sao.
*Cuối chương này tgia lại tâm sự, nói là chuyện nhà k đc như ý, cô ấy lại k đc khỏe, rồi mấy bình luận ác ý nên định dừng lại, xóa truyện nhưng đọc đc các bình luận tích cực của độc giả nên quyết định viết tiếp. Chương này là cô ấy cố chịu cơn đau lưng và sái cổ để viết...
Chương 39
Ba ngàu sau Thẩm Hi mới có sữa, không biết do nàng có sức khỏe tốt hay được Phương tỉ bồ bổ tốt mà sữa rất nhiều, thằng bé không ăn hết.
Khi nàng lần đầu cho con bú, cảm xúc vui mừng tự hào khi làm mẹ, cùng tình yêu của người mẹ dành cho con tràn đầy trong tim, nàng cảm thấy thực hiển nhiên khi đứa bé trong lòng chính là tất cả thế giới. Khó trách tất cả những người vô sinh đều phải tìm mọi cách để có con, cảm giác khi có con thực sự tuyệt diệu. Nếu không có con, căn bản không thể tưởng tượng được cảm giác tốt đẹp và cảm động khi một sinh mệnh nho nhỏ yếu ớt nương tựa trong lồng ngực, cũng không thể cảm nhận được cảm giác huyền diệu khi huyết mạch của mình được truyền thừa bởi một sinh mệnh mới ra đời ra sao.
Giờ khắc này cảm giác oán hận Triệu Dịch của Thẩm Hi đã hoàn toàn tan thành mây khói. Muốn có con cái là thiên tính của tất cả mọi người, Triệu Dịch muốn có con, điều này không tính là sai. Sai là lúc tuổi trẻ bồng bột của hai người, là nàng không biết trân trọng bản thân, làm mất đi hạnh phúc của chính mình. Bây giờ Thẩm Hi ôm đứa con mới sinh vào lòng, cảm giác cuộc sống của nàng đã viên mãn hoàn toàn, không có gì để tiếc nuối nữa.
Phương tỉ đến ở với nàng 4 đêm, thấy Thẩm Hi đã khôi phục mới trở về nhà, dù sao nhà nàng vẫn còn hai đứa bé cần chăm sóc, không thể ở lại lâu được. Nàng mới đi, Thẩm Hi đành tự thân vận động mà làm hết mọi việc, người ta chăm sóc mình mấy ngày đã là đủ tốt, nàng nên biết đủ, không cần lại làm phiền Phương tỉ nữa.
Giờ Thẩm Hi cô độc một mình, không có cơ hội trai nghiệm cảm giác ở cữ sau sinh, Phương tỉ đi về nàng đành tự mình giặt tã, nhóm bếp nấu cơm, mấy việc bình thường nhẹ nhàng nàng vẫn phải làm tiếp. Có lúc nàng mệt mỏi khổ cực, nghĩ đến kiếp trước cha mẹ còn ở, nàng sống rất hạnh phúc, không khỏi tủi thân đến rơi lệ. Nhưng nhìn lại đứa bé trong lòng, nàng nhanh chóng kiên cường trở lại, xốc lại tinh thần tiếp tục làm việc. Đứa con chính là động lực để nàng sinh tồn.
Sữa Thẩm Hi đủ nên mới qua một tháng thằng bé đã trắng trẻo mập mạp hẳn lên, khuôn mặt trắng mềm như cái bánh trôi, đôi mắt đen láy trong suốt như hai quả nho, vô cùng đáng yêu khiến nàng vô cùng yêu thương, hận không thể ôm nó suốt ngày không buông tay. Ngay cả các phụ nhân tới chơi nhìn thấy vậy đều trêu nàng quá nuông chiều con, ôm mãi không chịu buông vậy sợ sau này nó lười trở mình.
Thẩm Hi nhìn lại hai đời mình mới có một mụn con, nàng chiều một ít cũng là điều hiển nhiên, nên mặc kệ mọi người trêu chọc nàng vẫn bế con đi đi lại lại.
Tuy bộ dạng của thàng bé giống Thẩm Hi nhưng đôi mắt lại khác, nàng đoán nếu Người mù mở mắt ra, đôi mắt hắn cũng trông như vậy. Từ mặt con trai nàng có thể tưởng tượng ra khuôn mặt của người mù, dù không đẹp lắm nhưng tuyệt đối không khó xem. Để tưởng nhớ đến người cha không tên họ của thằng bé, Thẩm Hi đặt tên con là Thẩm Hiệp. Lúc trước lâu lâu nàng nhớ đến Người mù sẽ buồn bã đến rơi lệ, nhưng từ khi có con, toàn bộ lực chú ý của nàng đều dồn cho con trai, bận rộn đến quay mòng mòng, không có thời gian dư thừa nhớ đến hắn nữa.
Cuộc sống của Thẩm Hi sau khi có con vừa ngọt ngào lại hơi phiền não, mỗi lần nhìn đến bộ dáng ngây thơ đáng yêu của Thẩm Hiệp nàng đều muốn dành hết những điều tốt đẹp nhất cho con, đôi khi nàng nghĩ, giờ nếu có nguy hiểm xảy ra chắc chắn sẽ dứt khoát chơ chở cho con mà vứt bỏ tính mạng bản thân để con trai được an toàn, đa số cha mẹ trong thiên hạ cũng nghĩ như nàng vậy.
Thời tiết ngày càng ấm dần lên, bộ dáng của Thẩm Hiệp cũng càng ngày càng khác, Thẩm Hi nhàn rỗi không có việc gì sẽ thường thường bế con đi chơi nhà mọi người trong thôn, lâu lâu thì cõng con ra bờ biển nhặt hải sản.
Đầu tháng tám, mặt trời chói chang nhưng không nóng rực như ngày hè, nhân lúc trời chiều, thủy triều rút, gió biển chưa thổi mạnh, Thẩm Hi cõng Thẩm Hiệp, tay cầm cái giỏ ra bờ biển bắt hải sản. Nàng đi muộn nên lúc đến nơi nhiều người đã nhặt xong, lục tục rủ nhau đi về. Thẩm Hi nhặt chốc lát, bờ cát giờ chỉ còn lại một mình nàng. Chỗ bờ cát cạnh thôn nãy đã có người nhặt, nàng đi tới ghềnh đá xa hơn ở phía bắc, nơi đó xa hơn nên ít người tới.
Đang lúc Thẩm Hi cúi đầu lật hòn đá lên, chợt nghe trên biển có tiếng thét dài, nàng vội ngẩng đầu lên nhìn xem, ngoài khơi thăm thảm có ba chiếc thuyền con đang trôi nổi, mỗi mũi thuyền có một người đang đứng. Vì khoảng cách khá xa nên Thẩm Hi chỉ nhìn thấy loáng thoáng bóng người, nhưng không rõ ai đang đứng trên đó.
Thấy bóng người đứng theo thế chân vạc trên thuyền, Thẩm Hi kích động, không lẽ là việc quyết đấu giữa các cao thủ trong truyền thuyết?
Tuy nói Trung Nhạc quốc có truyền thống thượng võ nhưng từ khi đến đây Thẩm Hi chưa bao giờ thấy một trận đánh nhau nào, càng chưa kể đến cao thủ võ công, chắc hôm nay nàng sẽ được mở rộng tầm mắt.
Nàng đang nghĩ ngợi lung tung, chợt nghe thấy một giọng nói nũng nịu vang lên: "Hoắc ca ca, đừng đuổi theo người ta nữa được không? Nếu ngươi thích người ta thì cứ việc nói thẳng đi, cứ đuổi theo người ta như vậy, ta cũng thẹn thùng chứ bộ". Có lẽ là khoảng cách giữa 3 chiếc thuyền khá xa nên người trên đó phải dùng nội công để có thể cho người khác nghe được, Thẩm Hi ở cách xa như vậy cũng nghe được rõ ràng.
Lúc này một giọng nam vang lên: "Phong Triền Nguyệt, nếu ngươi lại đi vào lãnh thổ Trung Nhạc quốc ta lạm sát người vô tội, đừng trách ta không nể mặt. Bnst, nếu ngươi lại nối giáo cho giặc, Hoắc mỗ tất sẽ tới Nam Nhạc một chuyến". Nghe vậy, Thẩm Hi hiểu ra, ba người ở ngoài kia chính là 3 vị Võ thần của Đông Nhạc, Trung Nhạc với Nam Nhạc, Ptn, Hoắc Trung Khê với Bnst.
Không tồi, có thể chiêm ngưỡng từ xa ba vị Võ thần, Thẩm Hi đã cảm thấy đủ may mắn, như những nhân vật trong truyền thuyết như vậy có người đến hết đời cũng chưa thấy được lần nào đâu, huống chi nàng còn được thấy cả ba người.
Lại có một giọng trầm khác vang lên: "Hoắc huynh, việc này không thể trách Nguyệt nhi được, người vứt bỏ Nguyệt nhi khi xưa chính là người Trung Nhạc quốc, dù Nguyệt nhi có giết mấy người Trung Nhạc báo thù thì có lỗi gì? Chút chuyện này so với Hoắc huynh ngươi còn kém xa, ít nhất nguyệt nhi không vì báo thù mà tiêu diệt Bắc Nhạc đúng không?".
Hoắc Trung Khê im ặng một lúc sau mới trả lời: "Ptn, ngươi giết cả nhà tình lang ngươi chẳng lẽ còn chưa giải hận sao, vì sao còn lạm sát người vô tội? Ngươi có biết những người ngươi giết chết kia, họ có vợ con, người nhà đang đợi họ trở về không? Nỗi thống khổ của họ còn lớn hơn gấp vạn lần so với nỗi oán hận của ngươi". Pnt kia chỉ nũng nịu đáp lại: "Có vẻ như Hoắc ca ca đa sầu đa cảm hơn sau khi thê tử chết đi nhỉ? Dù ta có giết mấy người kia thì sao, vợ chồng con cái của họ sẽ đau buồn được bao lâu? Ngươi có tin mấy năm sau người ta lại cưới người khác, quên hết người cũ? Nam nữ trong thiên hạ đều là kẻ bạc tình, chết thêm mấy cái thì làm sao? Như Hoắc ca ca ngươi đau lòng mất vợ, nhưng mấy năm sau ngươi còn buồn khổ nữa không? Một năm, hai năm, hay cả đời? Nếu lại có một cô gái hợp ý ngươi, làm ngươi động tâm không?"
Hoắc Trung Khê kiên quyết: "Ta không biết. Nhưng trên đời này sẽ không có ai tốt hơn thê tử của ta nữa. Nàng là đặc biệt".
Không ngờ Kiếm thần Hoắc Trung Khê lại là tình thánh, chỉ là không biết lời nói của hắn có bao phần thật lòng, lại sẽ kiên trì được bao lâu?
Bản Ngã Sơ Tâm nói: "Hoắc huynh nói sai rồi, ngươi cho rằng thê tử của ngươi là người tốt nhất, nhưng ngươi không biết trong ta Nguyệt nhi mới là tốt nhất, trên đời này không có ai tốt như nàng". Hoắc Trung Khê chế nhạo: "Bnst, ngươi đã sống gần 40 tuổi rồi, vẫn còn mù mắt dối lòng sao? Ngươi si mê lưu luyến Phong Triền Nguyệt hơn 20 năm, nàng ta có chịu gả cho ngươi không? Ngươi còn đuổi theo nàng ta tới khi nào? Có phải ngươi định đuổi theo cho tới khi vào quan tàn mới thôi không? Loại nữ nhân như Phong Triền Nguyệt căn bản không thích hợp để làm thê tử, ngươi mau tìm một cô gái tốt mà cưới đi, hai người sống hạnh phúc cùng nhau mới là chuyện đứng đắn, ngươi đã không còn trẻ rồi".
Bản Ngã Sơ Tâm nghe xong, không nói một lời, trên biển một mảnh yên tĩnh.
Một lúc lâu sau Phong Triền Nguyệt mới cười duyên nói: "Hoắc ca ca, nghe ngươi nói vậy chắc chắn ngươi là một nam nhân tử tế biết yên ổn đúng không? Chi bằng chúng ta ghép đôi lại, ngươi dạy ta sống qua ngày là cuộc sống kiểu gì? Nương tử của ngươi dù có tốt nhưng ta cũng không đến nỗi tồi tệ như vậy đi?"
Hoắc Trung Khê khinh thường nói: "Ngươi? Xem nhân phẩm của ngươi, kể cả xách giày cho nương tử của ta ngươi còn không đáng. Còn nữa, đừng lại gọi ta là Hoắc ca ca, mới nghe thôi đã buồn nôn rồi. Nhìn bộ dạng hoa tàn ít bướm của ngươi không khác gì bà thím cả, còn không biết xấu hổ mà gọi ta là ca ca, nếu ta nhớ không nhầm thì ngươi đã hơn 40 tuổi rồi đúng không?"
Là phụ nữ thì ai cũng chú ý tuổi tác với vẻ bề ngoài, Phong Triền Nguyệt tựa hồ đã nổi giận, kêu lên: "Htk, ngươi đừng cho là ta không đánh lại ngươi thì ngươi có thể bắt nạt ta, Bnst, ngươi mất hồn rồi à? Khiến hắn bắt nạt ta như vậy!"
Thẩm Hi đang xem náo nhiệt, Thẩm Hiệp đang nằm sau lưng nàng bỗng tỉnh lại, hình như thằng bé đói bụng nên oa oa khóc lên, tiếng khóc này làm ba người trên thuyền nhìn lại đây. Thẩm Hi vội ôm chặt con trai vào lòng dỗ dành, lại nghe Phong Triền Nguyệt cười lạnh: "Htk, ngươi bắt nạt ta, ta đành lấy người Trung Nhạc ra giải hận vậy. Ngươi thử nói xem nên ngư phụ này với đứa nhỏ bị giết chết, trượng phu của nàng ta sẽ thương tâm bao lâu? Lại lấy tháng sau hắn ta sẽ cưới người khác? Chúng ta đánh cược đi". Nàng ta chưa dứt lời, Thẩm Hi đã thấy một hàng nước biển thẳng tắp bắn đến chỗ nàng. Thẩm Hi hoảng sợ vội tìm một chỗ trốn, nhưng nàng ở xa ghềnh đá, xung quanh lại trơ trọi không có chỗ nương náu, vội ôm chặt con trai vào lòng, nhanh chóng xoay lưng về phía biển rộng, hi vọng lưỡi dao nước không xuyên qua đươc cơ thể nàng, làm hại đến con trai.
Đang lúc tuyệt vọng, Thẩm Hi bỗng nghe tiếng Hoắc Trung Khê quát lên: "Ptn, ngươi thật to gan!". Sau đó là một tiếng vang lớn, một cơn gió thổi qua lưng nàng, Thẩm Hi chỉ thấy sau lưng chợt có gì đó ngừng lại rồi tĩnh lặng.
Đã an toàn? Nàng không sao rồi?
Thẩm Hi nghiêng đầu nhìn lại, chỉ thấy trên biển sóng gió dữ dội, đao quang kiếm ảnh xen lẫn vào nhau, ba chiếc thuyền nhỏ càng đánh càng trôi xa dần, cuối cùng mất hút. Thẩm Hi thở phào nhẹ nhõm, xem ra cái mạng nhỏ của nàng được bảo vệ rồi.
Trải qua nguy hiểm lần này, Thẩm Hi không dám ở lại chỗ cũ, vội vã xách giỏ lên, cõng Thẩm Hiệp về nhà, đến nhà nàng mới ngồi bệt lên giường, hơi thở hỗn loạn, hai chân run rẩy, cả đôi tay đang bế con cũng không ngừng run run.
Nàng rốt cuộc có một cái nhìn toàn cảnh chân thực về thế giới thượng võ này. Đối mặt với cường giả như Võ thần, loại người thường không biết võ công như nàng chỉ như một con kiến nhỏ, dí ngón tay là chết bẹp. Nếu lúc này không phải Kiếm thần Hoắc Trung Khê cứu hai mẹ con nàng, chỉ sợ bây giờ xác nàng đã lạnh rồi. Từ khi đi vào thế giới này cho đến lúc này, nàng chưa từng cảm kích Kiếm thần như vậy, lần trước hắn ngăn lại chiến tranh, lần này lại cứu mạng hai mẹ con nàng.
"Oa..." - Thẩm Hiệp đói bụng từ nãy, tới giờ vẫn chưa được mẹ cho bú bất ngờ khóc lên lần nữa, rốt cuộc kéo Thẩm Hi ra khỏi cơn sợ hãi, nàng không thể nhìn được dáng vẻ oan ức đáng thương của con trai, vội cởi áo cho con bú. Thằng bé có vẻ đã đói lả,mút ừng ực, Thẩm Hi nhìn dáng vẻ đáng yêu của con trai, trong lòng dần bình tĩnh lại, nỗi sợ hãi tan biến dần.
Một thời gian sau Thẩm Hi vẫn chưa hết sợ, không dám đi ra bờ biển, dù nàng rõ ràng lấy võ công cao siêu như Phong Triền Nguyệt cõi lòng cũng trống trải, không có lòng dạ nhớ đến tiểu nhân vật như nàng nhưng vẫn còn sợ sợ, chỉ lo lần này lại gặp chuyện gì cũng không có Hoắc Trung Khê xuất hiện lần nữa.
Chương 40
Ai cũng nói trẻ con chỉ sợ không sinh, sinh rồi không lo nuôi, chỉ sợ sinh khó, chứ đã sinh hạ bình an rồi sẽ lớn.
Thẩm Hiệp lúc mới sinh ra đến giờ lớn nhanh như thổi, Thẩm Hi thấy thằng bé mỗi ngày một dạng, an tĩnh nhưng hiếu động, tay chân mềm nhũn giờ đã cứng cáp, mới bốn tháng đã biết lẫy, không chịu nằm yên một lúc nào. Nàng sợ con trai bị tàn tật bẩm sinh di truyền từ người mù, vẫn luôn chú ý nhưng may mắn thằng bé hết thảy không sao, bộ dạng kháu khỉnh khỏe mạnh, đôi mắt tròn xoe luôn nhìn theo mẹ, lỗ tai rất thính, về phần cổ họng, tuy mỗi lần Thẩm Hiệp khóc không to nhưng tuyệt đối nghe ra được mấy tiếng ê a.
Nàng biết con trai khỏe mạnh bình thường, tất nhiên là rất vui vẻ. Tuy vậy Thẩm Hi vẫn lo lắng số tiền ngày một vơi đi, chỉ sợ đến ngày nào đó sẽ thiếu tiền sinh hoạt.
Nuôi con tốn tiền, đặc biệt là Thẩm Hi đợi hai đời mới có một mụn con, luôn muốn những thứ tốt nhất cho nó, đồ ăn mặc của con trai đều là hàng tốt, giá cả không thấp. Giờ con trai còn nhỏ thì chưa tốn bao nhiêu, nhưng sau này nếu nó lớn lên tất nhiên sẽ tốn kém thêm nhiều khoản, nàng không thể không kiếm tiền.
Nàng vắt óc suy nghĩ cách thuận cả đôi đường, vừa có thời gian nuôi con vừa kiếm được tiền, không thể quá bận rộn. Thẩm Hi nghĩ chuyện này hơn 2 tháng, cho đến khi vào tháng 10 mới có ý tưởng.
Hôm đó nàng muốn ăn hải sản, bèn mặc thêm áo dày, quấn khăng quàng cổ, cõng Thẩm Hiệp đi ra bờ biển nhặt hải sản. Trời lạnh nên nhiều loài hải sản trốn đi những chỗ ấm áp, chỉ có mấy loài sò hến với cá nhỏ vẫn ở cạnh bờ. Thẩm Hi đi dọc theo bãi cát, nhặt được không ít ò hến với ốc nhỏ. Nàng nhìn nhìn những vỏ sò có hoa văn đẹp đẽ, chợt nhớ đến lúc nàng ở hiện đại có đi du lịch biển, rất nhiều cửa hàng lưu niệm bày bán đồ lưu niệm, vật trang trí làm bằng vỏ sò rất đẹp, nàng cũng mua khá nhiều về tặng cho bạn bè. Không bằng bây giờ nàng tận dụng nguyên liệu có sẵn mà làm thử xem có được không.
Ở đây không thiếu đồ vật làm từ vỏ sò, Thượng Ngư thôn có, Thất Lí Phổ cũng có, nhưng chỉ giới hạn ở 2 phương diện, một là làm trang sức, vòng đeo tay, vòng cổ..., hai là khảm vào đồ gia dụng, như bàn ghế, giường tủ... để trang trí. Còn làm thành đò thủ công mĩ nghệ như đời sau thì chưa ai làm, kể cả mấy thứ đồ nhỏ nhỏ như chó mèo các loại nầng cũng chưa thấy qua.
Nghĩ là làm, Thẩm Hi nhặt một ít vỏ sò với ốc biển có vỏ ngoài rực rỡ mang về, có mấy loại sò biển có vỏ rất đẹp, hương vị rất được.
Về đến nhà, Thẩm Hi đổ hết sò ốc vào luộc, cạy hết thịt trong vỏ rồi rửa sạch, đợi chúng ráo nước nàng mang hết lên bàn, ngắm nghía xem nếu ghép số vỏ này lại sẽ ra được hình thù gì, hình dung cách ghép chúng lại với nhau ra sao.
Đồ thủ công mĩ nghệ ở đời sau đều dùng keo công nghiệp hoặc nhựa để kết dính, ở đây cũng có loại keo tương tự, được dùng trong nghề mộc nhưng không biết có thể dùng để dán vỏ sò hay không. Hôm sau nàng nhờ Trương đại lang mua giúp một hũ keo, rồi mang về nhỏ thử lên một mảnh vỏ sò, sau đó đè tiếp một mảnh khác lên trên, một lúc sau keo khô, nàng thử tách hai cái vỏ sò ra, thấy chúng đã dính chặt với nhau.
Đã có chất kết dính, Thẩm Hi bắt tay vào làm thử một thứ trước, nàng nhớ lại hình dáng kiếp trước đã thấy qua, vẽ ra mấy thứ, sau đó lấy bút lông chấm keo lên vỏ sò, dính chúng lại với nhau, cố gắng tạo hình đồ vật. Tiếc là nàng lăn lộn nửa ngày vẫn không thành công, món đồ làm ra quả thực giống con Tứ bất tượng .
Lần này Thẩm Hi rút kinh nghiệm, nguyên liệu không chỉ dùng vỏ sò mà còn thêm vỏ ốc, kích cỡ không đồng đều mà có lớn có nhỏ, như vậy dễ tạo hình hơn là chỉ dùng rặt một loại vỏ sò lớn. Đồ vật làm khá thành công, ít nhất đã nhìn ra hình dạng ban đầu, nhưng vẫn còn xiêu vẹo. Thẩm Hi làm đến cái thứ tư mới coi là tạm được, là một con chó nhỏ đáng yêu, nó ngồi dưới đất, chân trước đặt lên một quả bóng nhỏ, là một viên sỏi tròn tròn trước đây Thẩm Hi nhặt được. Thẩm Hi tìm một mảnh đá nhẵn nhụi bằng phẳng làm đế, đồ thủ công nàng đã thành hình chú chó đang ngồi dưới đất chơi bóng.
Đặt con chó nhỏ sang một bên, Thẩm Hi nhìn kĩ lại, cảm thấy dù đồ nàng làm hơi thô ráp, không tinh tế xinh đẹp như đồ bán trong cửa hàng lưu niệm nhưng ở đây không có đồ như vậy, chắc vẫn sẽ bán được một cái giá tốt. Nghĩ tới bạc sắp vào túi, Thẩm Hi chăm chỉ vô cùng, mấy hôm sau nàng luôn ra bờ biển nhặt vỏ sò vỏ ốc, làm được thêm một con chim mỏ đỏ, một con công xòe đuôi, làm xong mấy thứ này hũ keo đã hết sạch.
Đồ làm xong cần có chỗ tiêu thụ, Thẩm Hi nghĩ những thành trấn gần đây đều là nơi duyên hải, mọi người đã quen thuộc với đồ mĩ nghệ làm từ vỏ sò, chắc không bán được giá tốt, hơn nữa nàng không muốn trở lại Tlp, chi bằng đi chỗ xa hơn thử xem sao.
Nàng quyết định xong, định làm thêm mấy thứ nữa nên lại nhờ Trương đại lang mua giúp thêm một hũ keo, thời gian sau nàng làm thêm được hai con chó nhỏ, hai con dê với một con mèo, ít keo còn sót dưới đáy hũ thì nàng vét ra dính được một con lợn béo tròn nho nhỏ nữa. Dùng hết keo xong Thẩm Hi không định làm tiếp nữa, để mấy thứ đồ đã làm được ra hong gió mấy ngày cho hết mùi keo rồi mới gói kĩ từng con lại, sau đó cho hết vào trong túi vải.
Về phần bán ra sao, đi chỗ nào bán nàng đã nghĩ xong, hôm qua nàng nhờ một người có việc đi lên Thất Lí Phổ gọi hộ nàng một chiếc xe ngựa về, sau đó gói ghém ít quần áo, tã vải của Thẩm Hiệp rồi hai mẹ con khăn gói lên xe đi đến Khoan thành.
Khoan thành là một thành trấn quy mô khá lớn, rộng hơn nhiều so với Tlp, cách Thượng Ngư thôn khá xa, nàng nghe người xa phu miêu tả, đoán chừng quy mô của Khoan thành có lẽ ngang với một thị trấn ở hiện đại. Thẩm Hi chỉ đánh giá sơ qua, vì cách phân chia địa vực, quy mô dân cư ở đây khác biệt so với hiện đại. Nàng ngồi xe ngựa xóc nảy gần một ngày rốt cuộc đến trời chiều mới đi đến Khoan thành, Lý đại gia đánh xe đã lâu năm, dẫn Thẩm Hi tới trước một khách điếm quen, để Thẩm Hi xuống xe xong vào thẳng khách điếm.
Khách điếm này khá lớn, nghe Lý đại gia nói là thương hiệu lâu đời, giá cả tốt. Khách điếm chia phòng không khác gì trong phim cổ trang, có ba loại phòng là Thiên, địa và nhân, phòng chữ Thiên giá mỗi đêm 1 lượng bạc, phòng chữ Địa 500 văn, còn phòng chữ Nhân rẻ nhất, 100 văn 1 đêm. Thẩm Hi xem trước phòng chữ Nhân, phát hiện cả dãy phòng ở phía sau khách điếm, khá âm u ẩm ướt, căn phòng nhỏ hẹp, không có đồ dư thừa gì ngoài một cái giường với cái tủ nhỏ. Tuy nàng không mang nhiều tiền lắm nhưng sợ buổi tối ướt lạnh làm Thẩm Hiệp dễ ốm nên nói với hỏa kế dẫn nàng đi chỗ phòng chữ Nhân. Thái độ phục vụ của tiểu nhị khách điếm khá tốt, thấy nàng có con nhỏ nên xách lên cho một thùng nước ấm, nói trong khách điếm có lò sưởi, nếu cần hơ tã thì sẽ mang lên phòng cho nàng 1 cái. Thẩm Hi thầm bội phục, khách điếm này có thể làm ăn được lâu vậy xem ra không phải hạng xoàng.
Nàng đặt số hàng mĩ nghệ mang đến vào ngăn tủ, rửa mặt rồi cho con bú xong mới bảo tiểu nhị bưng thức ăn lên phòng, nhân tiện hỏi thăm chỗ nào có thể bán đồ mình mang đến. Tiểu nhị nhận lấy 10 văn tiền của t.hi, cặn kẽ nói cho nàng có một dãy phố trong thành gọi là Thập Hương phường có thể bán đồ, thường thì người từ bên ngoài tới hay đến đó mua sắm. Còn có một chỗ nữa gọi là Tuyên Bình phố, trong đó toàn là hàng hóa buôn bán đến từ khắp nơi, ngay cả hàng hóa Tây Vực hay hải ngoại đều có, nhưng nơi đó cái gì cũng đắt, người bình thường không thể mua được.
Thẩm Hi nghĩ đồ của mình nếu mang đến Thập Hương phường chỉ sợ không bán được giá cao, chi bằng đến Tuyên Bình phố bán thử trước xem. Nàng ăn cơm xong, ru con ngủ sớm rồi đi ngủ theo.
Sáng hôm sau Thẩm Hi rửa mặt, ăn sáng rồi đổi bộ quần áo khác tươm tất hơn, mặc kĩ áo ấm cho Thẩm Hiệp rồi cõng thằng bé lên lưng, hai mẹ con đi đến Tuyên Bình phố. Đến nơi nàng sửng sốt, hai bên đường cửa hàng san sát, không có một sạp hàng vỉa hè, nàng hỏi thăm một người đi qua mới biết được ở Khoan thành không được tùy tiện bày sạp bán hàng, chỉ có thể bày hàng ở chỗ Thập Hương Phường mà quan phủ đã chỉ định sẵn, nếu không sẽ bị tịch thu hàng hóa.
Thẩm Hi thất vọng, đành xách đồ đi đến Thp. Nơi này quy mô giống chợ nông sản ở hiện đại, bên trong bày biện từng dãy hàng hóa rất chỉnh tề, người mua kẻ bán tấp nập. Nàng đi từ đầu phố đến cuối phố, nhìn ra được hàng hóa ở đây rất đa dạng, chủng loại phong phú. Dù nàng thấy mình đến sớm nhưng đến nơi mới thấy các vị trí tốt đã bị người ta chiếm hết rồi, Thẩm Hi tìm một lúc lâu mới thấy có một chỗ trống trong góc. Nàng vội đi tới, mở túi ra rồi trải vải, đặt hàng thủ công lên trên, làm như một sạp hàng giản dị. Hình như chỗ này ở góc nên không ai để ý, trừ một người thu thuế đi ngang qua thu của nàng 10 văn tiền ra không có ai ngó ngàng đến. Nàng rất lo lắng sốt ruột nhưng chưa biết làm sao bây giờ. Thẩm Hiệp thì có vẻ như lần đầu được thấy nhiều người như vậy nên rất tò mò, mở to đôi mắt đen láy nhìn người qua lại.
Tuy vậy thằng bé không thể ngoan ngoãn suốt được, đến lúc con khóc lên đòi ăn Thẩm Hi mới phát hiện một nan đề: Con trai mới 6 tháng đói, nàng muốn cho con bú nhưng tìm chỗ nào bây giờ? Chắc chắn không thể vén thẳng áo lên mà cho con bú đúng không, đông người như vậy nàng thật sự làm không được, giờ phút này Thẩm Hi vô cùng hoài niệm bình sữa có núm vú cao su và sữa bột nơi thế giới hiện đại.
Thẩm Hiệp không biết mẹ mình đang khó xử, khóc lóc không ngừng, khuôn mặt nhỏ đỏ bừng, khiến Thẩm Hi nhìn rất lo lắng sốt ruột, chốc lát đã mồ hôi lạnh vương đầy trán. Nàng vừa dỗ con vừa đưa mắt nhìn xung quanh, định tìm một chỗ kín kín để cho con bú, rốt cuộc nàng tìm thấy một cái xe ngựa lớn đang dừng ở chỗ bên kia, cách gian hàng của nàng không xa nên vội bế con tới hỏi xem có thể cho nàng mượn xe để cho con bú được không, may mắn hai vợ chồng người bán hàng dế tính, lúc này Thẩm Hi mới không mất mặt trước bàn dân thiên hạ.
Chương 41
Một tiểu cô nương tò mò đến xem mấy thứ đồ Thẩm Hi bày bán, ríu rít hỏi những thứ này làm từ cái gì? Làm có khó không?..., Thẩm Hi thấy tiểu cô nương đáng yêu nên nói cặn kẽ, đồ bày trên quán đều đc làm từ vỏ sò, vỏ sò là xác của sinh vật sống ở bờ biển, làm cái này không mệt nhưng cần khéo tay...
Tiểu cô nương rất thích thú, ngồi cạnh Thẩm Hi cả một buổi, liên tục năn nỉ nàng dẫn mình đi bờ biển nhặt vỏ sò, bắt hải sản, Thẩm Hi tất nhiên là không chịu, nói nàng còn phải ở đây mấy ngày. Hai người nói chuyện cả buổi sáng, tiểu cô nương mới cầm con lợn nhỏ mà Thẩm Hi cho đi rồi, vừa đi vừa ngoái đầu lại nhìn nàng, nói mai nàng còn đến đây, thuyết phục để Thẩm Hi chịu dẫn nàng đi xem biển mới thôi.
Sau khi tiểu cô nương đi xa, quán của Thẩm Hi có mấy người khách đến, hai người nam nữ trẻ tuổi, chàng trai hình như đang theo đuổi cô gái kia, thấy cô gái có vẻ thích hình con chó nhỏ, dứt khoát lấy ra 2 lượng bạc đưa cho t.hi. Thẩm Hi còn nhớ thương tiền phòng với tiền hụt của con lợn nhỏ lúc nãy, giờ mới yên tâm không bị lỗ vốn. Nàng ngồi đến chiều, có một người khách đến xem hàng, không biết hắn đến từ đâu, giọng rất nặng, nói nhanh nên Thẩm Hi nghe không hiểu gì, hai người hươ tay múa chân ra hiệu một hồi lâu ông khách kia mới mua một con chó nhỏ với con chim đi rồi.
Thấy trời sắp tối, Thẩm Hi dọn hàng đi về khách điếm.
Sáng hôm sau Thẩm Hi cố dậy thật sớm, ngay cả cơm sáng cũng không màng, vội đi tới Thập Hương phường giành chỗ, đến nơi nàng ngạc nhiên, trên mặt đất bày đầy cọc gỗ với gạch đá, xem ra là chỗ người ta đã chiếm trước. Nhìn cảnh này nàng chợt nhớ lại hồi đại học các sinh viên giành chỗ trong thư viện cũng làm vậy, đặt mấy quyển sách lên bàn, nói cho người khác biết chỗ đó đã có người ngồi.
Nàng tìm tới tìm lui, một lát sau mới thấy một chỗ hơi chếch. Vị trí này không tốt lắm nên căn bản người ta không đoái hoài tới. Thẩm Hi nhặt một viên gạch từ gian hàng bên cạnh đặt xuống đất, sau đó đi mua đồ ăn sáng. Quán ăn sáng mở hàng sớm, tiếc là không có quán nào bán cháo, tào phớ càng không có, Thẩm Hi đành mua hai cái bánh chiên.
Đến khi mặt trời ló dạng, Thập Hương phường liền ồn ào náo nhiệt, gian hàng thủ công mĩ nghệ của Thẩm Hi được mấy cô nương với trẻ con chú ý, nàng nâng giá một chút, hình con mèo với chó bán 3 lượng một cái, lúc sau đã bán hết, chỉ còn mỗi con công xòe đuôi giá khá cao, 5 lượng nên không ai mua.
Buổi trưa nàng mua một cái bánh bao lót dạ, ngồi bán nốt con công. Qua buổi trưa, một người nam tử cao lớn đi tới, hắn nhìn rất nghiêm túc, eo buộc chặt, lưng thẳng tắp, nhìn rất uy phong.Nam tử nhìn thoáng qua con công, mở miệng: "Xưng hô thế nào?"
Thẩm Hi nghĩ thầm có phải tra hộ khẩu đâu mà làm gắt thế, nhưng vì tôn trọng nàng vẫn trả lời: "Tiểu phụ nhân họ Thẩm". "Làm không tệ, nhà ngươi ở đâu?"
Giọng nói cứng rắn gãy gọn, không khác gì quan tòa thẩm án, Thẩm Hi không muốn dây vào loại người thoạt nhìn rất bá đạo này, vội trả lời: "Đa tạ khen ngợi. Ta đến từ Tlp". Nam tử kia nhăn mày, hỏi lại: "Ở chỗ nào Tlp?"
"Tnt". Nói chuyện với người cộc lốc như này Thẩm Hi cũng lười dong dài. Nam tử kia lấy ra một nén bạc 10 lượng, ném xuống cho nàng: "Mua". Dứt lời hắn ta nhặt lên mô hình con công xòe đuôi đi thẳng, thậm chí không hỏi giá tiền bao nhiêu.
Thẩm Hi cầm bạc, nhìn bóng lưng hắn đi xa dần, không khỏi khen một câu:"Nhìn cool ngầu ghê!"
Hàng đã bán hết, Thẩm Hi vội dọn sạp rồi về khách điếm thu dọn đồ đạc, cõng Thẩm Hiệp đi thuê một chiếc xe ngựa trở về nhà. Trên xe, nàng xem lại thu nhập mấy ngày nay, lúc nàng tới có mang theo 8 món đồ, con lợn béo đưa cho tiểu cô nương không tính, mấy cái còn lại được 2 lượng, 6 cái bán 3 lượng, còn con công được 10 lượng, tổng cộng là 30 lượng bạc, trừ đi 1 lượng bạc tiền trọ, nộp thuế và ăn uống khoảng 300 văn, lần này nàng kiếm được hơn 28 lượng bạc.
Thẩm Hi tính tính, không khỏi vui mừng, cứ thế mấy lần nữa chắc chắn sẽ đủ tiền nuôi con, cho nó đi học.
Xe tới Tlp, Thẩm Hi bảo xa phu đợi một lát, nàng đi mua 2 hũ keo, lại mua ít thịt kho, rau dưa rồi mới tiếp tục đi về Tnt.
Xe mới vào thôn, nàng đã thấy một bóng đen đi ra: "Là Thẩm muội tử trở về đấy à?". Thẩm Hi bảo xa phu dừng xe lại, nhô đầu ra nhìn nhìn, là Trương nhị lang đang đứng ở bên đường, nàng vội đáp: "Trương nhị ca, là ta. Sao ngươi lại ở đây?"
Trương nhị lang ấp úng: "Sao hai hôm nay ngươi đi đâu mà không ở nhà? Chị dâu ta lo lắng ngươi có chuyện gì nên bảo ta đến đầu thôn đợi ngươi". Thẩm Hi vội mang đồ xuống xe, trả tiền rồi để xa phu đánh xe trở về.
Trương nhị lang đi tới tiếp đồ, nhỏ giọng nói: "Để ta cầm hộ cho, ngươi cõng Thẩm Hiệp cũng mệt rồi". Thẩm Hi biết hắn khỏe nên không từ chối, đưa đồ cho Trương nhị lang cầm rồi nói: "Ngươi về giúp ta cảm ơn Pti, nàng không cần chờ, hôm nay tối rồi nên sáng mai ta hẵng sang nhà nói chuyện sau". Trương nhị lang ừ hử một tiếng rồi yên lặng.
Hai người không có chuyện gì nói tiếp, không khí yên tĩnh, Thẩm Hi đành tìm chủ đề: "Tiểu Hồng với Tiểu Hải chắc đều ngủ cả rồi?"
Trương nhị lang ừ một tiếng.
Thẩm Hi lại nói tiếp: "Trương nhị ca, về sau trời tối cũng không cần đến đón ta, ta quen Lý đại gia đánh xe nên toàn thuê xe của ông ấy, sẽ không có chuyện gì". Trương nhị lang trả lời: "Ta giúp cô xách đồ".
t.hi... thôi hết chỗ nói, thực sự không biết phải nói gì thêm. Hai người cứ yên lặng đi đường, nàng khó xử muốn chết.
Đến nhà t.hi, Trương nhị lang để đồ xuống định đi về, Thẩm Hi có giữ lại mời uống ngụm nước hắn cũng không chịu, chỉ dặn nàng nghỉ ngơi sớm, hôm nay đi đường mệt rồi đi về.
Thẩm Hi trước tiên lau người,thay quần áo cho Thẩm Hiệp rồi cho bú, xong mới để con xuống giường rồi vào bếp hâm nóng đồ ăn nãy mua, lại nấu bát canh trứng, ăn một bữa no. Nàng ăn xong mới nấu nước tắm rửa sạch sẽ, đi lên giường ôm con ngủ thật say.
Hôm sau Thẩm Hi ăn trưa xong mới đi sang nhà Pti, bế cả Thẩm Hiệp sang, nói chuyện cả buổi chiều, khi Phương tỉ hỏi nàng đi đâu mấy ngày nàng mới nói đến chuyện là đồ thủ công mĩ nghệ bằng vỏ sò vỏ ốc để bán. Phương tỉ đối xử tốt với nàng, Thẩm Hi không biết báo đáp ra sao, giúp Phương tỉ kiếm tiền là cách tốt nhất.
Nghe được Thẩm Hi nói lần này kiếm được gần 30 lượng bạc, Phương tỉ trợn tròn mắt, nhìn bộ dáng giật mình lại hoài nghi của nàng, nhưng chỉ có mừng rỡ chứ không có một chút ghen tị làm Thẩm Hi nhẹ nhõm.
Phương tỉ hoàn hồn, phản ứng đầu tiên là kéo Thẩm Hi đi nhặt vỏ sò về làm cho nàng xem. Thẩm Hi cười an ủi Phương tỉ không phải vội, giờ thủy triều lên rồi, không nhặt được, đợi mai hẵng đi.
Hôm sau Thẩm Hi dẫn Phương tỉ ra bờ biển nhặt vỏ sò, những người khác đang nhặt hải sản, chỉ có hai tỉ muội nàng tìm nhặt những vỏ sò, vỏ ốc có hoa văn, màu sắc đẹp về, may là mọi người ai cũng bận rộn nên không để ý tới 2 người đang nhặt cái gì.
Xử lí xong những thứ mới nhặt, Thẩm Hi chịu đựng ánh mắt nóng cháy của Phương tỉ mà quen tay làm một con chó nhỏ, thấy nàng làm ra được, Phương tỉ ôm chặt lấy t.hi, sức tay manh đến nỗi eo Thẩm Hi sắp đứt mất.
"Muội tử, mau dạy ta đi, ta rất muốn làm. Nếu mấy thứ này có thể bán được giá cao thì đại lang với nhị lang không phải vất vả ngày ngày ra khơi đánh cá nữa rồi. Ta không phải sốt ruột lo lắng cho họ nữa".
Thẩm Hi gật đầu đồng ý.
Tuy Phương tỉ không được khéo tay như Thẩm Hi nhưng nàng chú tâm học, mà Trương nhị lang khéo tay sẵn, những đồ mà hắn làm ra khiến Thẩm Hi ngạc nhiên khen ngợi hết lời. Tuy nàng không được khéo tay như Trương nhị lang nhưng tính ra nàng nhãn giới rộng hơn, thấy qua nhiều kiểu đồ mĩ nghệ ở hiện đại nên đồ làm ra cũng không kém. Lần này nàng làm khá nhiều mô hình mèo chó với chim, còn làm hai kiện lớn là chim công xòe đuôi với mã đáo thành công. Còn lại những vỏ nhỏ có màu đẹp, Thẩm Hi bèn làm thành mấy hình động vật đáng yêu, kích thước nhỏ bằng lòng bàn tay với cây trâm, dây chuyền vỏ ốc... Đợi làm được nhiều hàng, Trương đại lang đi mượn xe đến chở cả Phương tỉ với Thẩm Hi đi Khoan thành.
Lần này có khá nhiều trang sức cho các cô nương nên hàng bán rất chạy, giá tiền không cao lắm, đồ Thẩm Hi bán được rất nhanh, khách cũ rủ khách mới kéo theo mấy mô hình động vật nhỏ cũng bán được nhiều. Đặc biệt là hình mã đáo thành công được một vị khách mua đi làm lễ tặng nên bán được 30 lượng, mô hình chim công lần này lớn hơn cái trước đây nên giá được 10 lượng. Chỉ ba ngày sau Thẩm Hi đã bán sạch hàng.
Nhà Phương tỉ nhiều người làm được nhiều đồ hơn, tiền cũng được nhiều, đặc biệt là kiện Bạch mai nghênh xuân mà Thẩm Hi vẽ ra cho Trương nhị lang làm bán được 35 lượng bạc, làm Phương tỉ mừng đến phát khóc, ôm chặt lấy Thẩm Hi làm nàng suýt gãy eo lần nữa.
Người hai nhà kiếm được, sau khi về nhà lại nhặt không ít vỏ sò vỏ ốc,Thẩm Hi đoán hàng này giờ đang bán chạy nên rất nhanh sẽ có người học theo, khi đó lợi nhuận sẽ giảm xuống, giờ phải tận dụng thời gian mà làm nhiều vào, nhân lúc giá chưa giảm kiếm thêm bạc.
Mọi người lần này chạy hết vào guồng, ngay cả hai đứa nhỏ nhà Phương tỉ cũng suốt ngày cầm cái giỏ nhỏ ra bờ biển tìm nhặt vỏ sò với vỏ ốc. Thẩm Hiệp còn nhỏ nên Thẩm Hi phải ở nhà trông, lâu lâu mới ra bờ biển nhặt một lần, làm không được nhiều, nàng thấy những vật nhỏ không bán được nhiều tiền nên lần này chỉ làm những kiện to.
Nhờ phúc đang cuối năm nên chuyến đi Khoan thành lần này hai nhà lại kiếm được một khoản. Thấy vậy Thẩm Hi bèn thương lượng với Phương tỉ xem cho mọi người trong thôn cùng nhau làm, thứ này về sau nhất định sẽ hạ giá, giờ nhân lúc đang được giá mọi người có thể cùng nhau kiếm tiền, cũng coi như trả ân tình cho mọi người trong thôn đã thu lưu nàng. Dù sao đây cũng là ý tưởng Thẩm Hi nghĩ ra nên Phương tỉ tất nhiên là đồng ý.
Hai người gọi hết các phụ nhân trong thôn lại truyền hết tay nghề cho mọi người. Vừa nghe nói làm cái này bán được nhiều tiền, các phụ nhân liền vội đi nhặt vỏ sò vỏ ốc về rồi chăm chú học cách làm. Sau khi các nàng đi đến Khoan thành bán đồ xong mới giật mình phát hiện mỗi người có thể kiếm được hai mấy 30 lượng bạc. Địa vị của Thẩm Hi trong Thượng Ngư thôn không ngừng được nâng cao, các phụ nhân rất sùng bái nàng, lần đầu tiên các nàng biết việc kiếm tiền có thể dễ dàng như vậy, chỉ cần đi nhặt vỏ sò, về nhà ngồi cả ngày nhưng còn kiếm được nhiều hơn cả các nam nhân trụ cột gia đình.
Sau khi mọi người đi bán đồ về, Thẩm Hi nói giờ cần mau chóng làm nhiều để bán, bời người khác nhìn thấy thứ này lợi nhuận lớn sẽ bắt chước làm theo, khi đó hàng sẽ bị giảm giá, cuối cùng sẽ rẻ tiền như những món hàng bình thường khác mà thôi. Người trong thôn nghe nàng nói, vội đến các nam nhân đều không ra khơi, dẫn các con đi bờ biển nhặt vỏ sò. Ai khéo tay sẽ học với nương tử rồi hai vợ chồng với ông bà nội cùng nhau làm, nhất thời cả Thượng Ngư thôn giờ vào nhà ai cũng đầy vỏ sò vỏ ốc với đồ mĩ nghệ, cả nhà quanh quẩn mùi keo dán. Đợt đi Khoan thành lần này cơ hồ các nam nữ Thượng Ngư thôn đều đi, ai cũng kiếm được nặng túi. Thẩm Hi còn đi dạo quanh phố, phát hiện ở Thập Hương phường đã có mấy gian hàng cũng bán đồ như vậy, nhất là đồ trang sức nhỏ như dây chuyền, lắc tay, trâm cài...
Về làng, Thẩm Hi dặn mọi người đừng làm những vật nhỏ nữa, mấy đồ này đang dần xuống giá, bây giờ sắp đến cuối năm , nhiều người ra chợ chọn mua đồ lễ lạt, tặng quà nên họ sẽ chọn những kiện to, nếu mọi người tin nàng thì mau chóng làm những vật biểu tượng phúc thọ, hay đồ có điềm may, nhất định sẽ bán được giá tốt.
Người Thượng Ngư thôn giờ đều tin phục t.hi, tất nhiên làm theo răm rắp, tất cả mọi người làm toàn những đồ Thẩm Hi đã quy hoạch, dù nàng có vẽ mấy hình thức cho mọi người làm theo những luôn cổ vũ mọi người đừng bị gò bó tư duy làm theo mấy cái nàng vẽ sẵn, sáng tạo ra hình thức mới độc đáo thì bán mới được giá. Quả nhiên có nhiều người khéo tay đã làm được rất nhiều kiện mới.
Lần này đi đến Khoan thàn, trong Thập Hương phường đã có nhiều sạp hàng chuyên bán đồ vỏ sò vỏ ốc, nhất thời những đồ trang sức hay vật trang trí nhỏ đều hạ giá. Chỉ còn những kiện hàng mĩ nghệ lớn, cách làm phức tạp và hạn chế hình thức nên ít có người làm, vì vậy hàng của người Thượng Ngư thôn mang đến vẫn đắt hàng như thường. Thấy tình trạng này, các thôn dân đều bội phục Thẩm Hi nghĩ xa. Một đôi vợ chồng trẻ còn bán được một kiện Bách điểu triều phượng cho một phú thương được những 50 lượng, hai người vui sướng đến ứa nước mắt, mà mọi người trong thôn thấy vậy càng ra sức sáng tạo nhiều hình thức hơn.
Chương 42
Cứ như vậy người trong Thượng Ngư thôn bận rộn làm đồ mĩ nghệ cho đến cuối năm. Đến cuối năm, giá trị những kiện hàng mĩ nghệ này không những không giảm xuống mà còn tăng bất ngờ, những kiện chim công xòa đuôi không có gì đặc sắc tùy vào kích thước mà bán được 30 50 lượng là chuyện thường, còn những kiện điềm phúc lộc thọ, chúc cát tường ít cũng đến gần trăm lượng.
Mùa đông này với Thượng Ngư thôn là mùa lộc, ai cũng hưng phấn vui mừng mà bận rộn suốt ngày. Vui mừng là từ trước tới giờ chưa ai có thể kiếm được nhiều tiền như vậy, bận rộn là hàng đang hiếm, ai cũng muốn làm nhiều cốt để kiếm được nhiều tiền, mà bận rộn làm hàng mĩ nghệ nên chưa nhà nào có thời gian mua sắm, chuẩn bị hàng ăn tết, trong nhà ai ai cũng vội chân không chạm đất.
Trong hai tháng bận rộn này Thẩm Hi kiếm được không ít bạc. Đến ngày 27 tháng chạp nàng đã nán xong những hàng mĩ nghệ đã mang tới, tính sơ qua thì nàng kiếm được gần 300 lượng bạc. Mà mấy nhà khác, nhất là nhà nào đông người kiếm được lại càng nhiều, không nhà nào kiếm được ít hơn 150 lượng, riêng nhà Phương tỉ có Trương nhị lang khéo tay nên chắc chắn kiếm được nhiều hơn t.hi.
Nàng gửi Thẩm Hiệp lại cho người trông hộ, mình thì lên Thất Lí Phổ mua đồ, chuẩn bị ăn tết.
Ngày 30, Thẩm Hi mới ăn sáng xong đã thấy các thôn dân lục tục đến nhà, mang theo không ít điểm tâm, gà vịt quay, thịt khô các loại, đặc biệt qua buổi trưa càng có không ít thịt hầm, món tết đã làm xong. Nàng biết đây là cách cảm ơn của mọi người đối với việc giúp đỡ họ kiếm tiền nên không từ chối, mỉm cười nhận lấy.
Bữa cơm trừ tịch hôm nay Thẩm Hi không cần nấu nướng gì nhiều, chỉ bày những món thôn dan mang đến cũng đủ nàng ăn, nhìn mâm cơm bày ra, món nào món nấy phong phú, Thẩm Hi trong lòng ấm áp. Đến buổi tối không ít các cô nương với tức phụ đến nhà nàng chơi, mọi người cười đùa nói chuyện đến khuya mới rủ nhau ra về.
Thẩm Hi vẫn như năm ngoái, không định thức đón giao thừa mà lên giường ngủ sớm, ôm Thẩm Hiệp định ngủ. Đang nằm, nàng nhớ đến giờ này năm ngoái nàng đang nằm trong ngực người mù. Mới hai năm ngắn ngủi nàng đã lấy chồng lần nữa, lại mất đi hắn, qua nhiều tang thương biến động, vượt qua nguy hiểm mà đến nơi đây, sinh một đứa bé, tiếp tục kiếm tiền. Cuộc sống biến động vô thường, cảm giác không hề chân thực như nàng đang nằm mơ vậy. Còn có người mù, đã lâu rồi Thẩm Hi không nhớ đến hắn, khó trách trên mạng có một câu, thời gian là thứ tàn khốc vô tình nhất trên thế gian này. Nàng cố gắng nhớ lại hình dáng khuôn mặt của người mù, trừ đặc điểm khuôn mặt luôn buộc tấm vải che mắt, ra, những cái khác đã trở nên mơ hồ, cho đến khi thiếp đi Thẩm Hi vẫn chưa nhớ ra được mặt mũi của hắn ra sao.
Sáng hôm mùng một tết, Thẩm Hi dậy sớm, thay quần áo mới ,Thẩm Hiệp càng không cần nói, cả người trên dưới đều là đồ màu đỏ, mũ với giày cũng đỏ rực, nhìn như đứa trẻ trong bức tranh cát tường vậy.
Thẩm Hi mới ăn cơm sáng xong đã đón sóng người đến chúc tết đầu tiên, là một đám trẻ con. Nàng thích trẻ con nhất, mang ra không ít kẹo đường, điểm tâm với hạt dưa cho chúng, khiến lũ trẻ vui sướng hoan hô không dứt. Sau đó là người lớn lũ lượt đến chúc tết không ngừng, Thẩm Hi tính tính, cho đến buổi trưa thì hầu hết trẻ con với các phụ nhân trong xóm đều tới nhà nàng chúc tết hết rồi. Nàng không khỏi đắc ý một chút, xem ra nhân duyên của mình không tệ.
Mới qua tết đã có không ít nhà tiếp tục làm hàng mĩ nghệ. Thẩm Hi không có người thân để đi thăm hỏi nên khá nhàn rỗi, bèn ra bờ biển nhặt vỏ sò vỏ ốc cùng mọi người, sau đó về nhà làm hàng mĩ nghệ. Tuy vậy thời tiết lại chuyển xấu, rét mướt, trời lại có mưa tuyết nên nàng không đi Khoan thành bán hàng ngay mà ở nhà trông con, đành để mấy thứ này ở nhà, định khi nào trời đẹp hẵng đi sau. Người trong thôn thấy nàng không đi nên bảo nàng gửi mình mang đi bán hộ, nhưng dù sao mới ăn tết xong nên sức mua hàng không mạnh, hàng không bán được bao nhiêu nên cả tháng giêng trong nhà Thẩm Hi tồn không ít đồ mĩ nghệ.
Đến tháng hai, sức mua đã khôi phục nhưng thị trường hàng mĩ nghệ đã bão hòa, trên chợ xuất hiện rất nhiều đồ làm từ vỏ sò vỏ ốc. Trong thôn hầu như ngày ngày đều có người đi Khoan thành, nhưng giá cả ngày càng thấp. Thẩm Hi vẫn gửi người bán hộ ít đồ, nàng nói chỉ cần có người mua là được, rẻ cũng bán.
Một hôm Thẩm Hi đang ở nhà ngủ trưa với con trai, bỗng nghe thấy tiếng gõ cửa, nàng vội lên tiếng, dậy sửa sang lại quần áo đầu tóc rồi ra mở cửa.
Mới nhìn thấy người đang đứng ngoài, nàng sửng sốt.
Ngoài cửa đứng 7 8 người, người nam nhân đứng giữa không nói không cười, nhìn rất nghiêm túc, hắn nhăn mày, nhưng phá hủy hình tượng cool ngầu của hắn lại là một tiểu cô nương đang được hắn bế. Tiểu cô nương trông rất đáng yêu, mái tóc rẽ ngôi, thấy Thẩm Hi đang xem mình bèn cười chào hỏi: "Thẩm thẩm, ta với phụ thân tới đây để bắt hải sản này".
Hai người này đúng là tiểu cô nương ngồi chơi bên sạp hàng suốt nửa ngày với người khách ít nói mua con công mà nàng thấy lúc đi Khoan thành bán hàng lần đầu.
Thẩm Hi mỉm cười mời khách vào nhà, chào đón: "Thì ra hai vị chính là cha con, ta thật không ngờ tới".
Tiểu cô nương mới vào nhà đã giãy dụa từ trong lòng phụ thân đi xuống, cao hứng phấn chấn nhìn những đồ mĩ nghệ mà Thẩm Hi bày trong nhà. Thẩm Hi thì vội xuống bếp đun nước, mang lên hai chén trà. Nàng đang định pha thêm trà cho mấy người tùy tùng nam nhân mang theo thì mấy người kia lại vội vàng từ chối, nói để mặc bọn họ là được. Thẩm Hi không khách khí, nói phòng bếp ở đó, mọi người có uống nước thì tự nhiên, nàng đi vào phòng tiếp chuyện hai cha con kia.
Thấy nàng đi vào, nam nhân kia đứng dậy giới thiệu: "Tại hạ Hoàn Hà, đây là tiểu nữ Thanh Phù". Thẩm Hi đáp lễ: "Hoàn lão gia, Thanh Phù tiểu thư, ta tên là Thẩm Hi".
Thanh Phù ở bên tò mò hỏi: "Thẩm thẩm, những thứ này đều là ngươi làm à? Nhìn rất đẹp". Thẩm Hi cười nói: "Ta làm chưa đẹp lắm đâu, trong thôn này có nhiều người làm còn đẹp hơn nhiều".
Thanh Phù cầm lấy một hình cá heo nhỏ nói: "Thẩm thẩm, ta rất thích cái này, tặng cho ta được không?". Thẩm Hi hào phóng vẫy tay: "Ngươi thích cái nào thì lấy đi, không cần khách khí với thẩm".
Hoàn Hà lại trầm mặt xuống, nghiêm khác răn dạy Thanh Phù: "Thanh Phù, không được vô lễ". Thanh Phù bĩu môi, tay vẫn cầm chặt lấy con cá heo nhỏ.
Thẩm Hi biết trẻ con hơi có tính ngang bướng, dỗ thì nghe nhưng quát thì bướng, vội chuyển đề tài: "Thanh Phù có biết đây là con gì không?". Thanh Phù bị phụ thân quát, mặt ỉu xìu, lắc đầu nói: "Không biết"
Thẩm Hi dịu dàng nói: "Con này gọi là cá heo, loài cá này thường sống ở chỗ biển sâu, chúng sống thành từng đàn, rất thân thiện với con người, nếu trên biển có thuyền bị lạc mất phương hướng, chúng sẽ bơi lên đầu thuyền, dẫn đường cho chiếc thuyền đó vào bờ". Thanh Phù nghe vậy, xoay người nhìn qua phụ thân, lại quay sang hỏi nàng: "Thẩm, ta rất thích con cá heo này, thẩm tặng ta nhé?"
Thẩm Hi nhìn thoáng qua thấy Hoàn Hà đã nhíu mày định mắng, vội nói cản: "Có người thưởng thức tay nghề của ta ta còn vui không kịp đây. Đợi đến lúc ngươi đi về thì cầm nó theo, đây coi như là đồ lưu niệm chúng ta quen biết, đúng không?". Hoàn Hà nghe nàng nói vậy mới thôi không mắng tiểu cô nương.
Thanh Phù đặt con cá heo nhỏ xuống, vui mừng cầm lấy tay t.hi: "Cảm ơn thẩm. Thẩm không biết đâu, con chim công mà cha ta mua với thẩm đi bị thúc thúc ta lấy đi, cha ta không vui. Cả con lợn con thẩm cho ta tiểu muội ta cũng thích lắm, nhưng ta không cho muội ấy".
Thẩm Hi thấy có người thích đồ mĩ nghệ của mình, không khỏi vui mừng: "Khó được có nhiều người thích đồ của ta như vậy, lát người trở về thì mang thêm mấy cái đưa cho họ nhé?". Thanh Phù chớp mắt: "Họ thích thì kệ họ, ta chỉ lấy con cá heo nhỏ này thôi". Thẩm Hi gõ nhẹ lên mũi tiểu cô nương, dịu dàng nở nụ cười. Có lẽ chưa ai làm vậy với nàng nên tiểu cô nương xấu hổ đỏ mặt, quay người đi.
Hoàn Hàđứng bên cạnh nhìn xem hai người, ánh mắt trở nên mềm mại rất nhiều.
Thanh Phù tránh sang bên xem các kiện hàng mĩ nghệ khác, Thẩm Hi đành tiếp chuyện với Hoàn Hà: "Không biết Hoàn lão gia đến đây có chuyện gì muốn làm?"
Hoàn Hà vẫn nói chuyện như cũ, âm điệu không có chút phập phồng: "Đi biển bắt hải sản". Thẩm Hi cười nói: "Không khéo bây giờ thủy triều đã dâng rồi, chỉ phải đợi đến sáng mai nước rút mới ra bờ biển bắt hải sản được. Mai có 2 lần triều rút, một là sau nửa đêm với sau buổi trưa". Hoàn Hà nói: "Được. Vậy mai chúng ta buổi chiều sẽ đến".
Thẩm Hi đồng ý: "Buổi trưa ngày mai đến là vừa lúc". Hoàn Hà gật đầu: "Vậy trưa mai bọn ta sẽ đến".
Thanh Phù ôm con cá heo đến: "Vậy thẩm cho ta con cá heo này thật nhé?". Thẩm Hi cười nói: "Thẩm tặng cho ngươi mà. Nhưng ngươi cầm cho khéo nhé, đồ này toàn vỏ sò vỏ ốc, nó mà rơi ra thì dính lại hơi khó". Thanh Phù gật đầu, lúc này mới ôm con cá heo đi theo Hoàn Hà ra ngoài.
Hoàn Hà bế Thanh Phù lên ngựa, gật đầu ý cáo từ với Thẩm Hi rồi giục ngựa ra khỏi thôn.
Nhìn họ đi xa rồi Thẩm Hi mới đi vào nhà, ngẫm lại chuyện của hai cha con nhà này, biết rõ chuyện ra bờ biển bắt hải sản chỉ là dỗ dành tiểu thư Thanh Phù cho vui nên không để ý lắm, xem sắc trời đã không còn sớm vội đi vào bếp chuẩn bị nấu cơm.
Trưa hôm sau nàng mới ăn cơm xong hai cha con Thanh Phù đã tới. Hôm nay Hoàn Hà với Thanh Phù đều thay một thân quần áo ngắn nhìn rất lưu loát, cổ quây khăn quàng, sau lưng còn mang giỏ cá, xem ra đã chuẩn bị sẵn sàng.
Thẩm Hi vốn không định đi cùng họ, nhưng Thanh Phù lại làm nũng năn nỉ nàng cùng đi, muốn Thẩm Hi bắt sao biển cho nàng chơi. Thẩm Hi mới cự tuyệt Thanh Phù đã nước mắt lưng tròng, nàng chỉ đành chuẩn bị mọi thứ rồi mang Thẩm Hiệp sang gửi cho Phương tỉ rồi dẫn hai người ra bờ biển.
Dạo này nổi rần rần vụ học tiếng Việt kiểu mới, trời ơi t cay máu lắm r đấy, đã bảo đó chỉ là cách ghép vần mới, hình khối thay cho tiếng mà cả cư dân fb làm như mình thông thái lắm k bằng, tưởng đấy là chữ mới mà thay nhau xỉa xói GS Hồ Ngọc Đại với Bộ GD, r có ng vào giải thích thì y như rằng bị mạt sát đến k ra hình thù. CÓ ng kích động bảo học thế thì thôi để con nghỉ ở nhà tự dạy, r xé sách các kiểu, ờ thì nghỉ đi, dạy đc càng tốt, xem nó có biết nghĩa câu từ không, hay chỉ biết ghép vần thành chữ 1 cách máy móc?
Cái ngành gv t đang học đây t thấy đúng là làm dâu thiên hạ, cái gì cũng đổ lên thầy cô, nhà trg trong khi đó chả ai tìm hiểu bản chất của vấn đề.
Xin lỗi mng nhưng t hơi bức xúc, xả stress tí k t điên mất, 2 hôm nay vtv mới đưa tin giải thích, hơi muộn r. Nhà t giờ lại đang có việc, có khi tuần sau k có chương mới các b thông cảm.
Bình luận facebook