Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 12 - Phần 2
Mùa thu, tháng 8, ngày 15, ban đêm, con của Thượng hoàng là Hạo đi thuyền chơi Hồ Tây bị chết đuối, vớt được ở lỗ cống đơm cá. Thượng hoàng sai thầy thuốc Trâu Canh cứu chữa. Canh nói: "Dùng kim châm sẽ sống lại, nhưng chỉ sợ sẽ bị liệt dương". Dùng kim châm thì quả như lời ông ta nói, từ đấy mọi người gọi Trâu Canh là thần y. Canh sau mãi được thăng lên Quan phục hầu Tuyên Huy viện đại sứ kiêm Thái y sứ.
Lấy Trương Hán Siêu làm Môn tạ hữu ty lang trung.
Nhân Huệ Dương Khánh Dư chết.
Năm nay, sao Huỳnh Hoặc mọc vào giới phận sao Nam Đẩu ở đến hơn một tháng mới ra (chưa rỏ tháng nào).
Tân Tỵ, (Khai Hựu) năm thứ 13(1341), (từ tháng 8 trở đi là Dụ Tông, Thiệu Phong năm thứ 1, Nguyên Chí Chính năm thứ 1). Mùa xuân, lấy nguyễn Trung Ngạn làm Đại Doãn kinh sư.
Mùa hạ, tháng 6, ngày 11, vua băng ở chính tẩm, tạm quàn[10b] ở cung Kiến Xương, miếu hiệu là Hiến Tông.
Sử Thần Ngô Sĩ Liên nói: "Vua tuy có thiên tư tốt đẹp, nhưng vì tuổi trẻ nối ngôi, công việc trong nước đều do Thượng hoàng giữ cả, thì cũng như là người chưa nắm việc của đất nước, tức như câu 'cha còn sống, con không được chuyên quyền'1060, vậy, còn bàn vào đâu được nữa."
1060 Lời chú trong thiên Học nhi, sách Luận ngữ.
Mùa thu, tháng 8, ngày 21, Thượng hoàng đón hoàng tử Hạo lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiệu Phong năm thứ 1.
Đại xá.
(Vua) tự xưng là Dụ Hoàng. Các quan dâng tôn hiệu là Thống Thiên Thể Đạo Nhân Minh Quang Hiếu Hoàng Đế. Vua lúc ấy mới lên sáu tuổi. (Thượng hoàng) không lập con trưởng là Cung Túc Vương Dục, Vì (Dục] là người ngông cuồng.
Sai Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn làm biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ Hình thư để ban hành.
[11a] Dụ TÔNG HOÀNG ĐẾ
(Phụ: HÔN ĐỨC CÔNG DƯƠNG NHẬT LỄ, một năm)
Tên húy là Hạo, con thứ mười của Minh Tông, do Hiến Từ Hoàng hậu sinh ra.
Ở ngôi hai mươi tám năm, thọ ba mươi bốn tuổi, băng táng ở Phụ Lăng.
Vua tính rất thông tuệ, học vấn cao minh, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di thần đều phục. Đời Thiệu Phong, chính sự tốt đẹp; từ năm Đại Trị về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó.
Nhâm Ngọ, (Thiệu Phong) năm thứ 2 (1342), (Nguyên Chí Chính năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 3, xét duyệt các quan văn võ và tạp lưu.
Mùa hạ, tháng 4, phong con gái của Thượng hoàng là Ngọc Tha (còn chép là Bạch Tha) làm Thiên Ninh công chúa, gã cho Chính Túc Vương Kham, (có sách chép là Hưng Túc).
Tháng 5, chúa Chiêm thành Chế A Nan chết. Con rể là Trà Hòa Bố Đề tự lập làm vua, sai đến cửa khuyết báo tin buồn.
Mùa thu, tháng 7, tôn Hiến Từ hoàng hậu làm Hoàng Thái hậu.
Lấy Trương Hán Siêu làm [11b] tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ Lạng Giang; Nguyễn Trung Ngạn chọn đinh tráng các lộ bổ sung các ngạch thiếu của cấm quân, định thành sổ sách. Khu mật viện quản lãnh cấm quân bắt đầu từ Trung Ngạn.
Thượng hoàng ngự đến Ngự sử đài. Giám sát ngự sử Doãn Định và Nguyễn Như Vi bị bãi chức.
Bấy giờ đã trùng tu xong Ngự sử đài.
Sáng sớm, Thượng hoàng ngự tới, Ngự sử Trung tán là Lê Duy theo hầu Thượng hoàng trở về cung rồi, Doãn Định và Nguyễn Như Vi mới đến (Hai người) bèn làm sớ kháng nghị, nói là Thượng hoàng không được vào Ngự sử đài và hặc tội Lê Duy không biết can ngăn, lời lẽ rất gay gắt.
Thượng hoàng gọi đến dụ họ rằng: "Ngự sử đài cũng là một trong các cung điện, chưa từng có cung điện nào mà thiên tử không được vào. Vả lại, trong Ngự sử đài xưa kia còn có chỗ để thiên tử giảng học, các bạ thư [12a] chi hậu dâng hầu bút nghiêng đều ở đó cả. Đó việc cũ thiên tử vào Ngự sử đài. Ngày xưa Đường Thái Tông còn xem Thực lục, huống chi là vào đài!"
Bọn Định còn cố cãi, mấy ngày vẫn không thôi. Vua dụ họ hai, ba lần cũng không được, bèn bị bãi chức cả.
Quý Mùi, (Thiệu Phong) năm thứ 3 (1343), (Nguyên Chí Chính năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, Thượng hoàng ngự đến phủ Thiên Trường.
Mùa hạ, tháng tư, ngày mồng một, nhật thực.
Tháng 5, tháng 6, hạn hán. Xuấng chiếu ban giảm một nửa thuế nhân đinh năm này.
Mùa đông, tháng 11, ngày mồng một, Khâm từ hoàng Thái hậu băng.
Năm này mất mùa, đói kém, dân nhiều kè làm trộm cướp, nhất là gia nô các vương hầu.
Giáp Thân, (Thiệu Phong) năm thứ 4 (1344), (Nguyên Chí Chính năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, người Trà Hương1061 là Ngô Bệ họp bọn ở núi Yên Phụ1062 làm giặc cướp.
1061 Trà Hương: là đất huyện Kim Thành trước đây, nay là một phần đất huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng.
1062 Núi Yên Phụ: ở huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng.
Đổi Hành khiển ty ở cung Thánh Từ làm Thương thư sảnh, còn Hành khiển ty ở cung Quan Triều [12b] vẫn để là môn hạ sảnh như cũ.
Đặt đại sứ và phó sứ của viện Tuyên Huy.
Đổi kiểm pháp quan của viện Đăng Văn thành Đình úy, Tự khanh và Thiếu khanh.
Đặt đồn điền sứ và phó sứ ở ty Khuyến nông.
Lộ lớn thì đặt An phủ sứ và phó sứ, thuộc châu thì đặt Thông phán. Lại đặt chức Đề hình và chức Tào ty chuyển vận ở lộ nhỏ. Phủ Thiên Trường thì đặt là Thái phủ và Thiếu phủ.
Phục hồi quan tước cho Quốc phụ thượng tể Quốc chẩn.
Mùa thu, tháng 8, đặt 20 đô phong đoàn ở các lộ để đuổi bắt giặc cướp.
Ngày 15 an táng Hiến Tông vào An Lăng ở Kiến Xương1063.
1063 Nay là huyện Vũ Thư và huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thiên tử mất bảy thánh thì chôn. Ngày xưa Chu Hoàn Vương mất đến bảy năm mới chôn là vì nhà Chu khi ấy có loạn Tử Nghi và Hắc Kiên1064. Hiến Tông đến nay đã mất bốn năm rồi mới táng, vẫn chưa biết lý do vì sao. Có lẽ còn thượng hoàng nên phải theo lệnh chăng? [13a] Nhưng lúc ấy cũng không thấy ai đem lễ ra bàn cãi cả.
1064 Đời Chu ở Trung Quốc, Chu Hoàn Vương Cơ Lâm chết, con là Trang Vương Cơ Đà lên ngôi, nhưng Chu Công Hắc Kiên âm mưu giết Trang Vương lập Tử Nghi (em Trang Vương), cung đình loạn to, xác Hoàn Vương để tới bảy năm mới chôn.
Năm này mất mùa, đói kém, dân nhiều kẻ phải làm sư và làm nô cho các thế gia.
Ất Dậu, (Thiệu Phong) năm thứ 5 (1345), (Nguyên Chí Chính năm thứ 5). Mùa xuân, tháng 3, thi thái học sinh. Phép thi dùng ám tả, cổ văn, kinh nghĩa, thi phú.
Mùa hạ, tháng 4 và 5 hạn hán. Xuống chiếu soát tù, giảm tội bọn tội phạm.
Mùa thu, tháng 8, sứ Nguyên là Vương Sĩ Hành sang hỏi việc cột đồng. Sai Phạm Sư Mạnh đi biện bạch việc này.
(Xét năm này ở nước Nguyên giặc cướp nổi lên ở khắp nơi, hơn nữa, tháng chín năm sau Sư Mạnh được lệnh thăng chức, đi về sao lại nhanh thế? Việc này chưa chắc đã có, hãy tạm chép vào đây).
Mùa đông, tháng 11, lấy Trương Hán Siêu là Tả gián nghị đại phu.
Sai quân nhân đi bắt Ngô Bệ ở núi Yên Phụ. Quân của Bệ chạy trốn tan rã cả.
Bính Tuất, (Thiệu Phong) năm thứ 6 (1346), (Nguyên Chí Chính năm thứ 6). Mùa xuân, tháng 2, ngày mồng một, nhật thực.
Sai Phạm Nguyên Hằng sang sứ [13b] Chiêm Thành, trách hỏi về việc thiếu lễ triều cống hàng năm.
Mùa hạ, tháng 5, Ai Lao vào cướp biên giới. Sai Bảo Uy Vương Hiến đánh tan bọn chúng. Bắt được rất nhiều người và súc vật. Mùa thu, tháng 9, lấy Phạm Sư Mạnh là Trưởng bạ kiêm Khu mật tham chính.
Mùa đông, tháng 10, Chiêm Thành sai sứ sang cống, lễ vật rất đơn bạc.
Đinh Hợi, (Thiệu Phong) năm thứ 7 (1347), (Nguyên Chí Chính năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng một, nhật thực.
Mùa hạ, tháng 6, Bảo Uy Vương Hiến có tội bị đuổi ra làm Phiêu kỵ tướng quân trấn Vọng Giang1065, rồi bị giết ở sông Vạn Nữ1066, lộ Trường Yên.
1065 Tức đất huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ngày nay.
1066 Sông Vạn Nữ: hay sông Trinh Nữ ở địa giới huyện Yên Mô (CMCB9), nay thuộc huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Buổi đầu dựng nước, thuyền buôn nước Tống sang dâng người nước Tiểu Nhân, thân dài 7 tấc, tiếng như ruồi nhặng, không thông ngôn ngữ, lại dâng một tấm vải hỏa hoãn1067 giá mỗi thước 300 quan tiền, lưu truyền làm của quý. Sau đem may áo vua, cắt hơi ngắn, sai cất trong nội phủ. [14a] Bảo Uy tư thông với cung nhân lấy trộm áo ấy.
1067 Thứ vải chịu lửa, có nhiều thuyết, nhưng có lẽ là giặc bằng lửa (hoãn cũng đọc là cán, có nghĩa là giặt).
Một hôm Bảo uy mặc áo ấy vào trong rồi vào chầu, tâu việc trước mặt Thượng hoàng, để lộ ống tay áo ra. Thượng hoàng trông thấy có ý ngờ, sai người kiểm xét lại, quả nhiên chiếc áo cất giữ đã mất. Người cung nhân sai người thị tỳ già đến nhà Bảo uy lấy áo đem về, rồi ngầm đem vào cung dâng trình. Thượng hoàng không nỡ giết, đuổi Bảo Uy ra làm quan ở trấn ngoài. Đến sông Vạn Nữ, sai vũ sĩ đi thuyền nhẹ đuổi giết, vứt xác vào bãi cát rồi về, giáng làm Bảo Uy hầu.
Mùa thu, tháng 8, Đôn Từ hoàng thái hậu Lê thị băng.
Cung Mẫn Vương Nguyên Hú chết.
Mậu Tý, (Thiệu Phong) năm thứ 8(1348), Nguyên Chí Chính năm thứ 8). Mùa xuân, tháng giêng, lấy ngự tiền học sinh Đỗ Tử Bình làm thị giảng.
Mùa hạ, tháng 5, hạn hán.
Mùa thu, tháng 7, nước to.
Mùa đông, tháng 10, thuyền buôn nước Đồ Bồ1068 đến hải trang Vân D(ồn ngầm mua ngọc trai. Người Vân Đồn [14b] nhiều kẻ mò trộm ngọc trai bán cho họ. Chuyện này bị phát giác, đều bị tội cả.
1068 Cũng đọc là Chà Bồ, có lẽ là phiên âm tên Java (In- đô-nê-xi-a).
Phương Cốc Trân1069 nước Nguyên dấy binh làm loạn.
1069 Sử Trung Quốc chép là Phương Quốc Trân. Năm 1348, Phương Quốc Trân khởi nghĩa ở Chiết Đông, lấy Khánh Nguyên (Ninh Ba, Chiết Giang) làm căn cứ.
Kỷ Sửu, (Thiệu Phong) năm thứ 9 (1349), (Nguyên Chí Chính năm thứ 9). Mùa xuân, tháng 3, thuyền buôn phương Bắc sang cống bát Diêu Biến.
(Cuối đời Tống, người Hàng Châu nung lò bát sắp được, thấy con chim diêu bay qua trên lò bát, ỉa phân vào trong lò, hóa thành bát ngọc, nên đặt tên là Diêu Biến1070).
1070 Thứ bát sứ tráng men, khi nung, lửa lò không đều, men biến đi mà thành sắc lạ.
Mùa hạ, tháng 5, nước Đại Oa1071 sang cống sản vật địa phương và chim vẹt đỏ biết nói.
Mùa đông, tháng 10, sách phong công chúa Ý Từ, con gái thứ tư của Bình chương Huệ Túc Vương làm Nghi Thánh hoàng hậu.
1071 Có lẽ cũng là Qua Oa, tức Java.
Tháng 11, ngày mồng một, nhật thực.
Đặt quan trấn, quan lộ vá sát hải sứ ở trấn Vân Đồn, lại đặt quân Bình Hải để trấn giữ. Trước đây, thời nhà Lý, thuyền buôn tới thì váo từ các cửa biển Tha, Viên1072 ở Châu Diễn. Đến nay, đường biển đổi dời, cửa biển nông cạn, thuyền buôn phần nhiều tụ tập ở Vân Đồn, cho nên có [15a] lệnh này.
1072 Bản dịch cũ chú rằng có lẽ là cửa Thơi và cửa Quèn.
Canh Dần, (Thiệu Phong) năm thứ 10(1350), (Nguyên Chí Chính năm thứ 10). Mùa xuân, tháng giêng, có người Nguyên là Đinh Bàng Đức, nhân nước có loạn, đem cả nhà đi thuyền vượt biển chạy sang ta. Bàng Đức giỏi leo dây, làm trò ca múa. Người nước ta bắt chước làm trò múa leo dây. Trò leo dây bắt đầu có từ đó.
Cung Giản Vương Nguyên Thạch chết.
Từ Thọ Huy nước Nguyên dấy binh, tự xưng là Hoàng đế1073, nước (Nguyên) loạn to.
1073 Từ Thọ Huy nổi dậy ở vùng Hồ Bắc, xưng đế, quốc hiệu là Thiên Hoàn, đóng đô ở Nghi Thủy, sau dời đô về Hán Dương (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).
Tân Mão, (Thiệu Phong) năm thứ 11(1351), (Nguyên Chí Chính năm thứ 11). Mùa xuân, tháng giêng, người Thái Nguyên và Lạng Sơn tụ họp làm giặc cướp, đánh lẫn nhau. Đánh dẹp được bọn chúng.
Mùa hạ, tháng 5, ngày mồng một, nhật thực.
Mùa thu, tháng 7, nước to.
Lấy Trương Hán Siêu làm Tham tri chính sự.
Người con gái ở Thiên Cương, Nghệ An biến thành con trai.
Trâu Canh có tội đáng chết, được tha.
Bấy giờ Trâu Canh thấy vua bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng [15b] giết đứa bé con trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu.
Canh từ đấy được yêu quý hơn, được ngày đêm luôn ở trong hậu cung hầu hạ thuốc thang. Canh liền thông dâm với cung nữ. Việc phát giác, Thượng hoàng địng bắt Canh chết, nhưng vì có công chữa khỏi bệnh cho vua nên được tha.
(Canh là con Trâu Tôn người phưong Bắc. Khoảng năm Thiệu Phong1074, người Nguyên vào cướp, tôn làm thầy thuốc đi theo quân Nguyên, đến khi quân Nguyên thua, thì bị bắt. Tôn ở nước ta, chữa thuốc cho các vương hầu thời đó, phần nhiều thấy công hiệu. Người trong nước nhiều lần cho Tôn ruộng, nô, thành ra giàu có. Canh nối nghiệp cha, trở thành danh y, nhưng không có hạnh kiểm nên đến nỗi thế. Đến sau lại được phục hồi chúc vị. Dòng dõi của Canh đến triều nay còn có người là Trâu Bảo, được của do Trâu Canh cất giữ trở nên giàu có, nhưng cũng vì thế mà trở nên lụn bại).
1074 Niên hiệu Thiệu Phong (1341 - 1358) không có quân Nguyên xâm lược. Cương mục chữa là Nguyên Phong (1251 - 1258). Như vậy là muốn chỉ cuộc xâm lược của quân Mông Cổ vào năm 1258, không chắc là có thầy thuốc Trung Quốc đi theo quân Mông Cổ. Chúng tôi cho rằng nên chữa là là Thiệu Bảo (1279 - 1285). Trong niên hiệu này, có cuộc xâm lược lần thứ hai 1285. Lần này ta bắy được nhiều tù binh.
Lấy Nguyễn Trung Ngạn làm Nhập nội hành khiển, vẫn coi việc ở khu mật viện.
Mùa đông, tháng 11, vua ngự điện Thiên An, duyệt cấm quân ở Long Trì, ban cho Nguyễn Trung Ngạn mặc chiến bào, đội mũ võ, đeo thẻ bài gỗ, nghiên vàng1075 để duyệt cấm quân, định loại hơn kém.
1075 Thẻ bài gỗ có bốn cạnh như hình cái thước vuông và nghiên vàng đựng mực, là hai thứ đeo vào đai lưng để tiện ghi chép.
[16a] Nhâm Thìn, (Thiệu Phong) năm thứ 12, (1352), (Nguyên Chí Chính năm thứ 12). Mùa xuân, tháng 3, Chế Mỗ người Chiêm Thành chạy sang ta, dâng voi trắng, ngựa trắng, mỗi thứ một con, một con kiến lớn (dài 1 thước 9 tấc) và các cống vật xin đánh Trà Hòa Bố Để mà lập y làm vương quốc.
Trước đây, khi chúa Chiêm là Chế A Nan còn sống, con rể là Chế Mỗ làm bố điền (tức đại vương), con rể là Trà Hòa Bố Để làm bố đề (Tức tể tướng), nói câu gì bàn kế gì cũng được chúa Chiêm nghe theo, nhân thế hắn lập bè đảng với Chế Mỗ. Chế Mỗ khi nào bị quở trách, Bố Để thường cứu gỡ cho. Người trong nước do vậy mà có lòng khác, không chuyên tâm theo về Chế Mỗ nữa. Đến khi A Nan chết, Bố Để liền đuổi Chế Mỗ mà tự lập làm vua. Thế mới biết kẻ làm tôi mà lập bè đảng là có mưu đồ khác mà Chế Mỗ vẫn không biết là mình bị sa vào thuật của nó.
Mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê Bát Khối1076 lúa má chìm ngập. Khoái Châu1077, Hồng Châu1078 và Thuận An1079 hại nhất.
1076 Bát Khối: tức Bát Tràng và Thổ Khối, tên hai xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội.
1077 Khoái Châu: gồm đất các huyện Châu Giang (trừ đất Văn Giang cũ), Kim Thi và Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng ngày nay.
1078 Hồng Châu: gồm đất các huyện Mỹ Văn, Cẩm Bình, Ninh Thanh và Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng ngày nay.
1079 Thuận An: gồm đất huyện Thuận Thành và huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc, huyện Văn Giang cũ của tỉnh Hải Hưng và huyện Gia Lâm, Hà Nội.
[16b] Quý Tỵ, (Thiệu Phong) năm thứ 13 (1353), (Nguyên Chí Chính năm thứ 13). Mùa xuân, tháng giêng, xuống chiếu cho các vương hầu đóng thuyền chiến, chế tạo vũ khí, luyện tập binh sĩ.
Lấy cung Định Vương Phũ làm Hữa tướng quốc.
Mùa hạ, tháng 6, cử đại binh đi đánh Chiêm thành. Quân bộ đến Cổ Lũy1080, quân thủy chở lương gặp trở ngại lại quay về.
1080 Cổ Lũy: là đất tỉnh Quãng Ngãi.
Trước kia Hưng Hiếu Vương coi Hóa Châu1081, Chế Mỗ nói với Tước Tề (là gia nhi của Minh Tông đi lại với Chế Mỗ) rằng:
1081 Hóa Châu: gồm đất các huyện Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
"Chuyện cổ của Chiêm Thành kể rằng ngày xưa có ông vua nuôi một con khỉ lớn, rất yêu quí nó, muốn cho nó biết nói. Ông ta tìm khắp trong nước, bảo người nào biết nuôi dạy được khỉ nói thì thưởng một lạng vàng. Có một người nói là sẽ dạy được. Vua mừng lắm, sai hắn nuôi khỉ. Người ấy nói: "Hàng tháng dùng thuốc phí tổn đến trăm lạng vàng, sau ba năm mới có kết quả". Vua nghe theo. Ý hắn nghĩ rằng quốc vương với mình cùng con khỉ, trong khoảng ba năm nhất định có một kẻ chết hãy cứ lấy vàng của vua đã, mà chẳng cấn phải có kết quả. Chế Mỗ theo về chúa thượng, nhưng thực là Hưng Hiếu chủ trương[17a] việc ấy. Trải bao năm tháng mà vẫn chưa nghe được ngày về nước. Sự thể của tôi cũng giống chuyện đó".
Triều đình nghe lới Chế Mỗ, cử binh đưa Chế Mỗ về nước, nhưng không thành công. Chế Mỗ ở lại nước ta, không bao lâu rồi chết.
Thăng Thái úy Nguyên Trác làm Tả tướng quốc.
Mùa thu, tháng 9, Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu, quan quân đánh đuổi chúng rất bất lợi. Vua gọi Trương Hán Siêu mưu tính việc đó. Hán Siêu trả lời: "Không nghe lời thần nên đến nỗi thế". Vua bèn sai Trương Hán Siêu đem các quân Thần sách đi trấn giữ Hóa Châu.
Giáp Ngọ, (Thiệu Phong) năm thứ 14 (1354), (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần ích Tắc).
Tháng 3, ngày mồng một, nhật thực.
Bấy giờ đói kém, dân khổ vì giặc cướp. Có kẻ tự xưng là cháu ngoại của Hưng Đạo Đại Vương tên là Tề, tụ họp các gia nô bỏ trốn của các vương hầu làm giặc, cướp bóc các xứ Lạng Giang1082, Nam Sách1083.
1082 Lạng Giang: gồm đất các huyện Yên Dũng, Lục Ngạn, Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ngày nay.
1083 Nam Sách: gồm đất các huyện Chí Linh, Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng và dất huyện Tiên Lăng, Hải phòng ngày nay.
[17b] Mùa thu, tháng 9, có nạn sâu lúa. Xuống chiếu giảm một nửa tô ruộng.
Mùa đông, tháng 11, có con hổ đen xuất hiện trong thành.
Tả tham tri chính sự Trương Hán Siêu trấn giữ Hóa Châu, biên thùy trở lại yên ổn. Ông xin trở về triều, vua y cho, nhưng về chưa tới kinh sư thì chết, được truy tặng Thái bảo.
Hán Siêu người Phúc Thành, (huyện) Yên Ninh1084, (phủ) Trường Yên, là người chính trực, bài xích dị đoan, có tài văn chương và chính sự. Nhà vua chỉ gọi ông là thầy chứ không gọi tên. Ông từng soạn bài văn bia chùa Khai Nghiêm ở Bắc Giang, nội dung tóm lược như sau:
1084 Yên Ninh: là tên huyện thời Lê sơ, sau vì kiêng húy tên Trang Tông (1533 - 1548), đổi thành Yên Khang. Thời Nguyên là huyện Yên Khánh. Nay chia vào đất huyện Tam Điệp và huyên Hoa Lưu, tỉnh Ninh Bình.
"Chùa bỏ rồi lại dựng, đó chẳng phải là ý muốn của ta. Dựng bia rồi khắc chử, ta biết nói chuyện gì. Ngày nay thánh triều muốn truyền bá phong hóa nhà vua, để chấn hưng phong tục đang bị suy đồi. Dị đoan đáng phải truất bỏ, thánh đạo nên được phục hưng. Làm đại sĩ phu, không phải đạo Nghiêu Thuấn thì không trình bày, không phải đạo Khổng Mạnh thì không trước thuật. Thế mà cứ bo bo lải nhải chuyện phật, ta lừa dối ai đây?".
[18a] Ông nổi tiếng thời bấy giờ, nhưng Tông chính đại khanh Lê Cư Nhân từng coi ông là chân đá cầu nhà quê, vì người làng quê đá cầu phần nhiều không trúng, để ví với Trương Hán Siêu lo liệu công việc phần nhiều không thỏa đáng. Ông ta khinh bỉ người cùng hàng, không giao du với họ chỉ chơi thân với bọn hoạn quan Phạm Nghiêu Tư, gặp quan thầy thuốc thì thế nào cũng đùa bợt nói cười, đều là những kẻ không đồng điệu với ông. Đến khi coi đất Lạng Giang thì gả con gái cho tù trưởng đất ấy là Nùng Ích Vấn, khi coi chùa Hùynh Lâm thì gả con gái cho tam bảo nô Nguyễn Chế, đều vì mộ sự giàu có của họ cả.
Lê Cư Nhân chết. Cư Nhân hồi Minh Tông còn trị vì, làm quan nội mật kiêm việc khẩm hình, tra xét án ngục ở nhà, bị trung úy Quách Hạo hặc lỗi. Minh Tông hỏi ông sao không tránh đi? Ông trả lời:
"Thần thà chịu phạt trách chứ không dám lừa dối, làm quan mà lừa dối thì làm sao suất lĩnh được liêu thuộc?"
Xem những lời ông ta chê người khác [18b] và những câu ông ta tự nhận lỗi, thì đủ biết ông là người như thế nào. Đến khi chết được truy tặng Nhập nội hành khiển hữu ty lang trung đồng tri tả ty sự.
Ất Mùi, (Thiệu Phong) năm thứ 15 (1355), (Nguyên Chí Chính năm thứ 15). Mùa xuân, tháng 2, núi Thánh Chúa1085 ở Trà Hương lở.
1085 Núi Thánh Chúa: ở Kính Chủ, tỉnh Hải Dương.
Động đất.
Từ tháng 3 đến tháng 6, mùa hạ, hạn hán.
Mùa thu, tháng 7, mưa to, nước lớn.
Tháng 9, sát đánh cửa Triều Nguyên và hai cửa nách hai bên tả hữu.
Chu Đức Dụ nước Nguyên xưng hoàng đế (tức Minh Thái Tổ) sau đổi tên thành Nguyên Chương.
Lấy Nguyễn Trung Ngạn làm kinh lược sứ trấn Lạng Giang, Nhập nội đại hành khiển, thượng thư hữu bật, kiêm tri khu mật viện sự, thị kinh diên đại học sĩ, trụ quốc Khai Huyện bá.
Bà thứ phi của Anh Tông tên hiệu là Tĩnh Huệ, là con gái Điện súy Phạm Ngũ Lão, trước đã xuất gia. Sau khi Anh Tông băng, bà trở về quê hương. Một hôm lên chùa Bảo Sơn xã Phù Ủng, [19a] bà than rằng: "Chùa này do tiên quân1086 ta dựng lên. Ta tuổi đã cao, làm nhà ờ đây vừa có thể thờ vua lại vừa có thể cúng tổ tiên, trung hiếu vẹn cả đôi đường. Đó là sở nguyện của ta".
1086 Chỉ cha của bà là Phạm Ngũ Lão.
Thế rồi sửa lại chùa đó, lại làm điện ở phía bên đông chùa và làm nhà ở phía đằng sau để cúng lễ tổ tiên thần thánh. Khi làm xong, Thượng hoàng đến thăm, ban cho biển ngạch để biểu dương lòng hiếu kính của bà.
Bính Thân, (Thiệu Phong) năm thứ 16 (1356), (Nguyên Chí Chính năm thứ 16). Mùa xuân, tháng 3, thiếu can chi ngày, hai mặt trời rập rờn nhau.
Hai vua đi tuần biên giới, đến Nghệ An.
Mùa hạ, tháng 5, xa giá trở về kinh sư.
Mùa thu, tháng 8, (Thượng hoàng) ngự đến đền thờ Quốc phụ thượng tể Huệ Vũ Đại Vương (Quốc Chẩn), trên núi Kiệt Đặc1087. Khi trở về, trong thuyền ngự có con ông vàng đốt vàng má phía bên trái của Thượng hoàng, rồi Thượng hoàng bị bệnh. Vua sai người giữ thuyền ngự trông coi việc đánh quan tài.
1087 Núi Kiệt Đặc: ở địa phận huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Mùa đông, tháng 10, Hiến Từ thái hậu gặp ngày mẹ mất, may áo tang, Thượng hoàng nhân bảo thái hậu: "Ta sẽ [19b] không mặc áo tang này đâu". Vì khi ấy Chiêu Từ thái hậu hãy còn1088 cho nên Thượng hoàng mới nói thế.
1088 Chiêu Từ Thái Hậu: tức là Huy Từ hoàng thái phi, mẹ sinh của Minh Tông.
Lấy Trương Hán Siêu làm Môn tạ hữu ty lang trung.
Nhân Huệ Dương Khánh Dư chết.
Năm nay, sao Huỳnh Hoặc mọc vào giới phận sao Nam Đẩu ở đến hơn một tháng mới ra (chưa rỏ tháng nào).
Tân Tỵ, (Khai Hựu) năm thứ 13(1341), (từ tháng 8 trở đi là Dụ Tông, Thiệu Phong năm thứ 1, Nguyên Chí Chính năm thứ 1). Mùa xuân, lấy nguyễn Trung Ngạn làm Đại Doãn kinh sư.
Mùa hạ, tháng 6, ngày 11, vua băng ở chính tẩm, tạm quàn[10b] ở cung Kiến Xương, miếu hiệu là Hiến Tông.
Sử Thần Ngô Sĩ Liên nói: "Vua tuy có thiên tư tốt đẹp, nhưng vì tuổi trẻ nối ngôi, công việc trong nước đều do Thượng hoàng giữ cả, thì cũng như là người chưa nắm việc của đất nước, tức như câu 'cha còn sống, con không được chuyên quyền'1060, vậy, còn bàn vào đâu được nữa."
1060 Lời chú trong thiên Học nhi, sách Luận ngữ.
Mùa thu, tháng 8, ngày 21, Thượng hoàng đón hoàng tử Hạo lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiệu Phong năm thứ 1.
Đại xá.
(Vua) tự xưng là Dụ Hoàng. Các quan dâng tôn hiệu là Thống Thiên Thể Đạo Nhân Minh Quang Hiếu Hoàng Đế. Vua lúc ấy mới lên sáu tuổi. (Thượng hoàng) không lập con trưởng là Cung Túc Vương Dục, Vì (Dục] là người ngông cuồng.
Sai Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn làm biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ Hình thư để ban hành.
[11a] Dụ TÔNG HOÀNG ĐẾ
(Phụ: HÔN ĐỨC CÔNG DƯƠNG NHẬT LỄ, một năm)
Tên húy là Hạo, con thứ mười của Minh Tông, do Hiến Từ Hoàng hậu sinh ra.
Ở ngôi hai mươi tám năm, thọ ba mươi bốn tuổi, băng táng ở Phụ Lăng.
Vua tính rất thông tuệ, học vấn cao minh, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di thần đều phục. Đời Thiệu Phong, chính sự tốt đẹp; từ năm Đại Trị về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó.
Nhâm Ngọ, (Thiệu Phong) năm thứ 2 (1342), (Nguyên Chí Chính năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 3, xét duyệt các quan văn võ và tạp lưu.
Mùa hạ, tháng 4, phong con gái của Thượng hoàng là Ngọc Tha (còn chép là Bạch Tha) làm Thiên Ninh công chúa, gã cho Chính Túc Vương Kham, (có sách chép là Hưng Túc).
Tháng 5, chúa Chiêm thành Chế A Nan chết. Con rể là Trà Hòa Bố Đề tự lập làm vua, sai đến cửa khuyết báo tin buồn.
Mùa thu, tháng 7, tôn Hiến Từ hoàng hậu làm Hoàng Thái hậu.
Lấy Trương Hán Siêu làm [11b] tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ Lạng Giang; Nguyễn Trung Ngạn chọn đinh tráng các lộ bổ sung các ngạch thiếu của cấm quân, định thành sổ sách. Khu mật viện quản lãnh cấm quân bắt đầu từ Trung Ngạn.
Thượng hoàng ngự đến Ngự sử đài. Giám sát ngự sử Doãn Định và Nguyễn Như Vi bị bãi chức.
Bấy giờ đã trùng tu xong Ngự sử đài.
Sáng sớm, Thượng hoàng ngự tới, Ngự sử Trung tán là Lê Duy theo hầu Thượng hoàng trở về cung rồi, Doãn Định và Nguyễn Như Vi mới đến (Hai người) bèn làm sớ kháng nghị, nói là Thượng hoàng không được vào Ngự sử đài và hặc tội Lê Duy không biết can ngăn, lời lẽ rất gay gắt.
Thượng hoàng gọi đến dụ họ rằng: "Ngự sử đài cũng là một trong các cung điện, chưa từng có cung điện nào mà thiên tử không được vào. Vả lại, trong Ngự sử đài xưa kia còn có chỗ để thiên tử giảng học, các bạ thư [12a] chi hậu dâng hầu bút nghiêng đều ở đó cả. Đó việc cũ thiên tử vào Ngự sử đài. Ngày xưa Đường Thái Tông còn xem Thực lục, huống chi là vào đài!"
Bọn Định còn cố cãi, mấy ngày vẫn không thôi. Vua dụ họ hai, ba lần cũng không được, bèn bị bãi chức cả.
Quý Mùi, (Thiệu Phong) năm thứ 3 (1343), (Nguyên Chí Chính năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, Thượng hoàng ngự đến phủ Thiên Trường.
Mùa hạ, tháng tư, ngày mồng một, nhật thực.
Tháng 5, tháng 6, hạn hán. Xuấng chiếu ban giảm một nửa thuế nhân đinh năm này.
Mùa đông, tháng 11, ngày mồng một, Khâm từ hoàng Thái hậu băng.
Năm này mất mùa, đói kém, dân nhiều kè làm trộm cướp, nhất là gia nô các vương hầu.
Giáp Thân, (Thiệu Phong) năm thứ 4 (1344), (Nguyên Chí Chính năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, người Trà Hương1061 là Ngô Bệ họp bọn ở núi Yên Phụ1062 làm giặc cướp.
1061 Trà Hương: là đất huyện Kim Thành trước đây, nay là một phần đất huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng.
1062 Núi Yên Phụ: ở huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng.
Đổi Hành khiển ty ở cung Thánh Từ làm Thương thư sảnh, còn Hành khiển ty ở cung Quan Triều [12b] vẫn để là môn hạ sảnh như cũ.
Đặt đại sứ và phó sứ của viện Tuyên Huy.
Đổi kiểm pháp quan của viện Đăng Văn thành Đình úy, Tự khanh và Thiếu khanh.
Đặt đồn điền sứ và phó sứ ở ty Khuyến nông.
Lộ lớn thì đặt An phủ sứ và phó sứ, thuộc châu thì đặt Thông phán. Lại đặt chức Đề hình và chức Tào ty chuyển vận ở lộ nhỏ. Phủ Thiên Trường thì đặt là Thái phủ và Thiếu phủ.
Phục hồi quan tước cho Quốc phụ thượng tể Quốc chẩn.
Mùa thu, tháng 8, đặt 20 đô phong đoàn ở các lộ để đuổi bắt giặc cướp.
Ngày 15 an táng Hiến Tông vào An Lăng ở Kiến Xương1063.
1063 Nay là huyện Vũ Thư và huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thiên tử mất bảy thánh thì chôn. Ngày xưa Chu Hoàn Vương mất đến bảy năm mới chôn là vì nhà Chu khi ấy có loạn Tử Nghi và Hắc Kiên1064. Hiến Tông đến nay đã mất bốn năm rồi mới táng, vẫn chưa biết lý do vì sao. Có lẽ còn thượng hoàng nên phải theo lệnh chăng? [13a] Nhưng lúc ấy cũng không thấy ai đem lễ ra bàn cãi cả.
1064 Đời Chu ở Trung Quốc, Chu Hoàn Vương Cơ Lâm chết, con là Trang Vương Cơ Đà lên ngôi, nhưng Chu Công Hắc Kiên âm mưu giết Trang Vương lập Tử Nghi (em Trang Vương), cung đình loạn to, xác Hoàn Vương để tới bảy năm mới chôn.
Năm này mất mùa, đói kém, dân nhiều kẻ phải làm sư và làm nô cho các thế gia.
Ất Dậu, (Thiệu Phong) năm thứ 5 (1345), (Nguyên Chí Chính năm thứ 5). Mùa xuân, tháng 3, thi thái học sinh. Phép thi dùng ám tả, cổ văn, kinh nghĩa, thi phú.
Mùa hạ, tháng 4 và 5 hạn hán. Xuống chiếu soát tù, giảm tội bọn tội phạm.
Mùa thu, tháng 8, sứ Nguyên là Vương Sĩ Hành sang hỏi việc cột đồng. Sai Phạm Sư Mạnh đi biện bạch việc này.
(Xét năm này ở nước Nguyên giặc cướp nổi lên ở khắp nơi, hơn nữa, tháng chín năm sau Sư Mạnh được lệnh thăng chức, đi về sao lại nhanh thế? Việc này chưa chắc đã có, hãy tạm chép vào đây).
Mùa đông, tháng 11, lấy Trương Hán Siêu là Tả gián nghị đại phu.
Sai quân nhân đi bắt Ngô Bệ ở núi Yên Phụ. Quân của Bệ chạy trốn tan rã cả.
Bính Tuất, (Thiệu Phong) năm thứ 6 (1346), (Nguyên Chí Chính năm thứ 6). Mùa xuân, tháng 2, ngày mồng một, nhật thực.
Sai Phạm Nguyên Hằng sang sứ [13b] Chiêm Thành, trách hỏi về việc thiếu lễ triều cống hàng năm.
Mùa hạ, tháng 5, Ai Lao vào cướp biên giới. Sai Bảo Uy Vương Hiến đánh tan bọn chúng. Bắt được rất nhiều người và súc vật. Mùa thu, tháng 9, lấy Phạm Sư Mạnh là Trưởng bạ kiêm Khu mật tham chính.
Mùa đông, tháng 10, Chiêm Thành sai sứ sang cống, lễ vật rất đơn bạc.
Đinh Hợi, (Thiệu Phong) năm thứ 7 (1347), (Nguyên Chí Chính năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng một, nhật thực.
Mùa hạ, tháng 6, Bảo Uy Vương Hiến có tội bị đuổi ra làm Phiêu kỵ tướng quân trấn Vọng Giang1065, rồi bị giết ở sông Vạn Nữ1066, lộ Trường Yên.
1065 Tức đất huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ngày nay.
1066 Sông Vạn Nữ: hay sông Trinh Nữ ở địa giới huyện Yên Mô (CMCB9), nay thuộc huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Buổi đầu dựng nước, thuyền buôn nước Tống sang dâng người nước Tiểu Nhân, thân dài 7 tấc, tiếng như ruồi nhặng, không thông ngôn ngữ, lại dâng một tấm vải hỏa hoãn1067 giá mỗi thước 300 quan tiền, lưu truyền làm của quý. Sau đem may áo vua, cắt hơi ngắn, sai cất trong nội phủ. [14a] Bảo Uy tư thông với cung nhân lấy trộm áo ấy.
1067 Thứ vải chịu lửa, có nhiều thuyết, nhưng có lẽ là giặc bằng lửa (hoãn cũng đọc là cán, có nghĩa là giặt).
Một hôm Bảo uy mặc áo ấy vào trong rồi vào chầu, tâu việc trước mặt Thượng hoàng, để lộ ống tay áo ra. Thượng hoàng trông thấy có ý ngờ, sai người kiểm xét lại, quả nhiên chiếc áo cất giữ đã mất. Người cung nhân sai người thị tỳ già đến nhà Bảo uy lấy áo đem về, rồi ngầm đem vào cung dâng trình. Thượng hoàng không nỡ giết, đuổi Bảo Uy ra làm quan ở trấn ngoài. Đến sông Vạn Nữ, sai vũ sĩ đi thuyền nhẹ đuổi giết, vứt xác vào bãi cát rồi về, giáng làm Bảo Uy hầu.
Mùa thu, tháng 8, Đôn Từ hoàng thái hậu Lê thị băng.
Cung Mẫn Vương Nguyên Hú chết.
Mậu Tý, (Thiệu Phong) năm thứ 8(1348), Nguyên Chí Chính năm thứ 8). Mùa xuân, tháng giêng, lấy ngự tiền học sinh Đỗ Tử Bình làm thị giảng.
Mùa hạ, tháng 5, hạn hán.
Mùa thu, tháng 7, nước to.
Mùa đông, tháng 10, thuyền buôn nước Đồ Bồ1068 đến hải trang Vân D(ồn ngầm mua ngọc trai. Người Vân Đồn [14b] nhiều kẻ mò trộm ngọc trai bán cho họ. Chuyện này bị phát giác, đều bị tội cả.
1068 Cũng đọc là Chà Bồ, có lẽ là phiên âm tên Java (In- đô-nê-xi-a).
Phương Cốc Trân1069 nước Nguyên dấy binh làm loạn.
1069 Sử Trung Quốc chép là Phương Quốc Trân. Năm 1348, Phương Quốc Trân khởi nghĩa ở Chiết Đông, lấy Khánh Nguyên (Ninh Ba, Chiết Giang) làm căn cứ.
Kỷ Sửu, (Thiệu Phong) năm thứ 9 (1349), (Nguyên Chí Chính năm thứ 9). Mùa xuân, tháng 3, thuyền buôn phương Bắc sang cống bát Diêu Biến.
(Cuối đời Tống, người Hàng Châu nung lò bát sắp được, thấy con chim diêu bay qua trên lò bát, ỉa phân vào trong lò, hóa thành bát ngọc, nên đặt tên là Diêu Biến1070).
1070 Thứ bát sứ tráng men, khi nung, lửa lò không đều, men biến đi mà thành sắc lạ.
Mùa hạ, tháng 5, nước Đại Oa1071 sang cống sản vật địa phương và chim vẹt đỏ biết nói.
Mùa đông, tháng 10, sách phong công chúa Ý Từ, con gái thứ tư của Bình chương Huệ Túc Vương làm Nghi Thánh hoàng hậu.
1071 Có lẽ cũng là Qua Oa, tức Java.
Tháng 11, ngày mồng một, nhật thực.
Đặt quan trấn, quan lộ vá sát hải sứ ở trấn Vân Đồn, lại đặt quân Bình Hải để trấn giữ. Trước đây, thời nhà Lý, thuyền buôn tới thì váo từ các cửa biển Tha, Viên1072 ở Châu Diễn. Đến nay, đường biển đổi dời, cửa biển nông cạn, thuyền buôn phần nhiều tụ tập ở Vân Đồn, cho nên có [15a] lệnh này.
1072 Bản dịch cũ chú rằng có lẽ là cửa Thơi và cửa Quèn.
Canh Dần, (Thiệu Phong) năm thứ 10(1350), (Nguyên Chí Chính năm thứ 10). Mùa xuân, tháng giêng, có người Nguyên là Đinh Bàng Đức, nhân nước có loạn, đem cả nhà đi thuyền vượt biển chạy sang ta. Bàng Đức giỏi leo dây, làm trò ca múa. Người nước ta bắt chước làm trò múa leo dây. Trò leo dây bắt đầu có từ đó.
Cung Giản Vương Nguyên Thạch chết.
Từ Thọ Huy nước Nguyên dấy binh, tự xưng là Hoàng đế1073, nước (Nguyên) loạn to.
1073 Từ Thọ Huy nổi dậy ở vùng Hồ Bắc, xưng đế, quốc hiệu là Thiên Hoàn, đóng đô ở Nghi Thủy, sau dời đô về Hán Dương (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).
Tân Mão, (Thiệu Phong) năm thứ 11(1351), (Nguyên Chí Chính năm thứ 11). Mùa xuân, tháng giêng, người Thái Nguyên và Lạng Sơn tụ họp làm giặc cướp, đánh lẫn nhau. Đánh dẹp được bọn chúng.
Mùa hạ, tháng 5, ngày mồng một, nhật thực.
Mùa thu, tháng 7, nước to.
Lấy Trương Hán Siêu làm Tham tri chính sự.
Người con gái ở Thiên Cương, Nghệ An biến thành con trai.
Trâu Canh có tội đáng chết, được tha.
Bấy giờ Trâu Canh thấy vua bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng [15b] giết đứa bé con trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu.
Canh từ đấy được yêu quý hơn, được ngày đêm luôn ở trong hậu cung hầu hạ thuốc thang. Canh liền thông dâm với cung nữ. Việc phát giác, Thượng hoàng địng bắt Canh chết, nhưng vì có công chữa khỏi bệnh cho vua nên được tha.
(Canh là con Trâu Tôn người phưong Bắc. Khoảng năm Thiệu Phong1074, người Nguyên vào cướp, tôn làm thầy thuốc đi theo quân Nguyên, đến khi quân Nguyên thua, thì bị bắt. Tôn ở nước ta, chữa thuốc cho các vương hầu thời đó, phần nhiều thấy công hiệu. Người trong nước nhiều lần cho Tôn ruộng, nô, thành ra giàu có. Canh nối nghiệp cha, trở thành danh y, nhưng không có hạnh kiểm nên đến nỗi thế. Đến sau lại được phục hồi chúc vị. Dòng dõi của Canh đến triều nay còn có người là Trâu Bảo, được của do Trâu Canh cất giữ trở nên giàu có, nhưng cũng vì thế mà trở nên lụn bại).
1074 Niên hiệu Thiệu Phong (1341 - 1358) không có quân Nguyên xâm lược. Cương mục chữa là Nguyên Phong (1251 - 1258). Như vậy là muốn chỉ cuộc xâm lược của quân Mông Cổ vào năm 1258, không chắc là có thầy thuốc Trung Quốc đi theo quân Mông Cổ. Chúng tôi cho rằng nên chữa là là Thiệu Bảo (1279 - 1285). Trong niên hiệu này, có cuộc xâm lược lần thứ hai 1285. Lần này ta bắy được nhiều tù binh.
Lấy Nguyễn Trung Ngạn làm Nhập nội hành khiển, vẫn coi việc ở khu mật viện.
Mùa đông, tháng 11, vua ngự điện Thiên An, duyệt cấm quân ở Long Trì, ban cho Nguyễn Trung Ngạn mặc chiến bào, đội mũ võ, đeo thẻ bài gỗ, nghiên vàng1075 để duyệt cấm quân, định loại hơn kém.
1075 Thẻ bài gỗ có bốn cạnh như hình cái thước vuông và nghiên vàng đựng mực, là hai thứ đeo vào đai lưng để tiện ghi chép.
[16a] Nhâm Thìn, (Thiệu Phong) năm thứ 12, (1352), (Nguyên Chí Chính năm thứ 12). Mùa xuân, tháng 3, Chế Mỗ người Chiêm Thành chạy sang ta, dâng voi trắng, ngựa trắng, mỗi thứ một con, một con kiến lớn (dài 1 thước 9 tấc) và các cống vật xin đánh Trà Hòa Bố Để mà lập y làm vương quốc.
Trước đây, khi chúa Chiêm là Chế A Nan còn sống, con rể là Chế Mỗ làm bố điền (tức đại vương), con rể là Trà Hòa Bố Để làm bố đề (Tức tể tướng), nói câu gì bàn kế gì cũng được chúa Chiêm nghe theo, nhân thế hắn lập bè đảng với Chế Mỗ. Chế Mỗ khi nào bị quở trách, Bố Để thường cứu gỡ cho. Người trong nước do vậy mà có lòng khác, không chuyên tâm theo về Chế Mỗ nữa. Đến khi A Nan chết, Bố Để liền đuổi Chế Mỗ mà tự lập làm vua. Thế mới biết kẻ làm tôi mà lập bè đảng là có mưu đồ khác mà Chế Mỗ vẫn không biết là mình bị sa vào thuật của nó.
Mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê Bát Khối1076 lúa má chìm ngập. Khoái Châu1077, Hồng Châu1078 và Thuận An1079 hại nhất.
1076 Bát Khối: tức Bát Tràng và Thổ Khối, tên hai xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội.
1077 Khoái Châu: gồm đất các huyện Châu Giang (trừ đất Văn Giang cũ), Kim Thi và Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng ngày nay.
1078 Hồng Châu: gồm đất các huyện Mỹ Văn, Cẩm Bình, Ninh Thanh và Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng ngày nay.
1079 Thuận An: gồm đất huyện Thuận Thành và huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc, huyện Văn Giang cũ của tỉnh Hải Hưng và huyện Gia Lâm, Hà Nội.
[16b] Quý Tỵ, (Thiệu Phong) năm thứ 13 (1353), (Nguyên Chí Chính năm thứ 13). Mùa xuân, tháng giêng, xuống chiếu cho các vương hầu đóng thuyền chiến, chế tạo vũ khí, luyện tập binh sĩ.
Lấy cung Định Vương Phũ làm Hữa tướng quốc.
Mùa hạ, tháng 6, cử đại binh đi đánh Chiêm thành. Quân bộ đến Cổ Lũy1080, quân thủy chở lương gặp trở ngại lại quay về.
1080 Cổ Lũy: là đất tỉnh Quãng Ngãi.
Trước kia Hưng Hiếu Vương coi Hóa Châu1081, Chế Mỗ nói với Tước Tề (là gia nhi của Minh Tông đi lại với Chế Mỗ) rằng:
1081 Hóa Châu: gồm đất các huyện Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
"Chuyện cổ của Chiêm Thành kể rằng ngày xưa có ông vua nuôi một con khỉ lớn, rất yêu quí nó, muốn cho nó biết nói. Ông ta tìm khắp trong nước, bảo người nào biết nuôi dạy được khỉ nói thì thưởng một lạng vàng. Có một người nói là sẽ dạy được. Vua mừng lắm, sai hắn nuôi khỉ. Người ấy nói: "Hàng tháng dùng thuốc phí tổn đến trăm lạng vàng, sau ba năm mới có kết quả". Vua nghe theo. Ý hắn nghĩ rằng quốc vương với mình cùng con khỉ, trong khoảng ba năm nhất định có một kẻ chết hãy cứ lấy vàng của vua đã, mà chẳng cấn phải có kết quả. Chế Mỗ theo về chúa thượng, nhưng thực là Hưng Hiếu chủ trương[17a] việc ấy. Trải bao năm tháng mà vẫn chưa nghe được ngày về nước. Sự thể của tôi cũng giống chuyện đó".
Triều đình nghe lới Chế Mỗ, cử binh đưa Chế Mỗ về nước, nhưng không thành công. Chế Mỗ ở lại nước ta, không bao lâu rồi chết.
Thăng Thái úy Nguyên Trác làm Tả tướng quốc.
Mùa thu, tháng 9, Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu, quan quân đánh đuổi chúng rất bất lợi. Vua gọi Trương Hán Siêu mưu tính việc đó. Hán Siêu trả lời: "Không nghe lời thần nên đến nỗi thế". Vua bèn sai Trương Hán Siêu đem các quân Thần sách đi trấn giữ Hóa Châu.
Giáp Ngọ, (Thiệu Phong) năm thứ 14 (1354), (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần ích Tắc).
Tháng 3, ngày mồng một, nhật thực.
Bấy giờ đói kém, dân khổ vì giặc cướp. Có kẻ tự xưng là cháu ngoại của Hưng Đạo Đại Vương tên là Tề, tụ họp các gia nô bỏ trốn của các vương hầu làm giặc, cướp bóc các xứ Lạng Giang1082, Nam Sách1083.
1082 Lạng Giang: gồm đất các huyện Yên Dũng, Lục Ngạn, Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ngày nay.
1083 Nam Sách: gồm đất các huyện Chí Linh, Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng và dất huyện Tiên Lăng, Hải phòng ngày nay.
[17b] Mùa thu, tháng 9, có nạn sâu lúa. Xuống chiếu giảm một nửa tô ruộng.
Mùa đông, tháng 11, có con hổ đen xuất hiện trong thành.
Tả tham tri chính sự Trương Hán Siêu trấn giữ Hóa Châu, biên thùy trở lại yên ổn. Ông xin trở về triều, vua y cho, nhưng về chưa tới kinh sư thì chết, được truy tặng Thái bảo.
Hán Siêu người Phúc Thành, (huyện) Yên Ninh1084, (phủ) Trường Yên, là người chính trực, bài xích dị đoan, có tài văn chương và chính sự. Nhà vua chỉ gọi ông là thầy chứ không gọi tên. Ông từng soạn bài văn bia chùa Khai Nghiêm ở Bắc Giang, nội dung tóm lược như sau:
1084 Yên Ninh: là tên huyện thời Lê sơ, sau vì kiêng húy tên Trang Tông (1533 - 1548), đổi thành Yên Khang. Thời Nguyên là huyện Yên Khánh. Nay chia vào đất huyện Tam Điệp và huyên Hoa Lưu, tỉnh Ninh Bình.
"Chùa bỏ rồi lại dựng, đó chẳng phải là ý muốn của ta. Dựng bia rồi khắc chử, ta biết nói chuyện gì. Ngày nay thánh triều muốn truyền bá phong hóa nhà vua, để chấn hưng phong tục đang bị suy đồi. Dị đoan đáng phải truất bỏ, thánh đạo nên được phục hưng. Làm đại sĩ phu, không phải đạo Nghiêu Thuấn thì không trình bày, không phải đạo Khổng Mạnh thì không trước thuật. Thế mà cứ bo bo lải nhải chuyện phật, ta lừa dối ai đây?".
[18a] Ông nổi tiếng thời bấy giờ, nhưng Tông chính đại khanh Lê Cư Nhân từng coi ông là chân đá cầu nhà quê, vì người làng quê đá cầu phần nhiều không trúng, để ví với Trương Hán Siêu lo liệu công việc phần nhiều không thỏa đáng. Ông ta khinh bỉ người cùng hàng, không giao du với họ chỉ chơi thân với bọn hoạn quan Phạm Nghiêu Tư, gặp quan thầy thuốc thì thế nào cũng đùa bợt nói cười, đều là những kẻ không đồng điệu với ông. Đến khi coi đất Lạng Giang thì gả con gái cho tù trưởng đất ấy là Nùng Ích Vấn, khi coi chùa Hùynh Lâm thì gả con gái cho tam bảo nô Nguyễn Chế, đều vì mộ sự giàu có của họ cả.
Lê Cư Nhân chết. Cư Nhân hồi Minh Tông còn trị vì, làm quan nội mật kiêm việc khẩm hình, tra xét án ngục ở nhà, bị trung úy Quách Hạo hặc lỗi. Minh Tông hỏi ông sao không tránh đi? Ông trả lời:
"Thần thà chịu phạt trách chứ không dám lừa dối, làm quan mà lừa dối thì làm sao suất lĩnh được liêu thuộc?"
Xem những lời ông ta chê người khác [18b] và những câu ông ta tự nhận lỗi, thì đủ biết ông là người như thế nào. Đến khi chết được truy tặng Nhập nội hành khiển hữu ty lang trung đồng tri tả ty sự.
Ất Mùi, (Thiệu Phong) năm thứ 15 (1355), (Nguyên Chí Chính năm thứ 15). Mùa xuân, tháng 2, núi Thánh Chúa1085 ở Trà Hương lở.
1085 Núi Thánh Chúa: ở Kính Chủ, tỉnh Hải Dương.
Động đất.
Từ tháng 3 đến tháng 6, mùa hạ, hạn hán.
Mùa thu, tháng 7, mưa to, nước lớn.
Tháng 9, sát đánh cửa Triều Nguyên và hai cửa nách hai bên tả hữu.
Chu Đức Dụ nước Nguyên xưng hoàng đế (tức Minh Thái Tổ) sau đổi tên thành Nguyên Chương.
Lấy Nguyễn Trung Ngạn làm kinh lược sứ trấn Lạng Giang, Nhập nội đại hành khiển, thượng thư hữu bật, kiêm tri khu mật viện sự, thị kinh diên đại học sĩ, trụ quốc Khai Huyện bá.
Bà thứ phi của Anh Tông tên hiệu là Tĩnh Huệ, là con gái Điện súy Phạm Ngũ Lão, trước đã xuất gia. Sau khi Anh Tông băng, bà trở về quê hương. Một hôm lên chùa Bảo Sơn xã Phù Ủng, [19a] bà than rằng: "Chùa này do tiên quân1086 ta dựng lên. Ta tuổi đã cao, làm nhà ờ đây vừa có thể thờ vua lại vừa có thể cúng tổ tiên, trung hiếu vẹn cả đôi đường. Đó là sở nguyện của ta".
1086 Chỉ cha của bà là Phạm Ngũ Lão.
Thế rồi sửa lại chùa đó, lại làm điện ở phía bên đông chùa và làm nhà ở phía đằng sau để cúng lễ tổ tiên thần thánh. Khi làm xong, Thượng hoàng đến thăm, ban cho biển ngạch để biểu dương lòng hiếu kính của bà.
Bính Thân, (Thiệu Phong) năm thứ 16 (1356), (Nguyên Chí Chính năm thứ 16). Mùa xuân, tháng 3, thiếu can chi ngày, hai mặt trời rập rờn nhau.
Hai vua đi tuần biên giới, đến Nghệ An.
Mùa hạ, tháng 5, xa giá trở về kinh sư.
Mùa thu, tháng 8, (Thượng hoàng) ngự đến đền thờ Quốc phụ thượng tể Huệ Vũ Đại Vương (Quốc Chẩn), trên núi Kiệt Đặc1087. Khi trở về, trong thuyền ngự có con ông vàng đốt vàng má phía bên trái của Thượng hoàng, rồi Thượng hoàng bị bệnh. Vua sai người giữ thuyền ngự trông coi việc đánh quan tài.
1087 Núi Kiệt Đặc: ở địa phận huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Mùa đông, tháng 10, Hiến Từ thái hậu gặp ngày mẹ mất, may áo tang, Thượng hoàng nhân bảo thái hậu: "Ta sẽ [19b] không mặc áo tang này đâu". Vì khi ấy Chiêu Từ thái hậu hãy còn1088 cho nên Thượng hoàng mới nói thế.
1088 Chiêu Từ Thái Hậu: tức là Huy Từ hoàng thái phi, mẹ sinh của Minh Tông.
Bình luận facebook