Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Lá nằm trong lá - Chương 04
Thi sĩ Cỏ Phong Sương chưa kịp nghĩ ra những vần thơ để làm hòa với Thỏ Con đã tới lượt thi sĩ Hận Thế Nhân gây chuyện với nàng thơ của nó.
Trong bốn nàng thơ của bọn tôi, nhà của Xí Muội ở xa nhất. Nó ở tuốt trên Vinh Huy, xa mãi về phía Tây. Muốn tới nhà nó phải bang qua hai chiếc cầu, rồi đánh một vòng quanh chân đồi đất đỏ toàn sim và mua, sau đó phải vòng vèo khoảng ba chục phút men theo các con ngõ nhỏ chạy luồn dưới các rặng tre xanh ngắt và kéo dài tưởng chừng như vô tận.
Nhưng hễ chớp được xe Honda của các ông bố, nếu không đi rừng đi suối bọn tôi lại rủ nhau chạy lên chơi nhà Xí Muội.
Trong bốn nàng thơ, Xí Muội là đứa xinh nhất. Mắt nó to ơi là to, miệng nó cười tươi và hiền, lại khoe răng khểnh trông duyên tệ. Tất nhiên bọn tôi thích kéo lên chơi nhà Xí Muội không phải vì nhan sắc của nó, đơn giản vì nó là nàng thơ của thằng Sơn.
Điều hấp dẫn bốn chàng thi sĩ chính là khu vườn nhà Xí Muội. Vườn nhà nó rộng mênh mông, lại lắm cây ăn trái: chuối, xoài, ổi, đu đủ, nhãn lồng, lêkima… Chạy dọc bên hông nhà nó là các vồng khoai tươi tốt, các vạt đậu phộng, rau muống xanh um và các loại ra thơm như húng, quế. Ao cá ở phía sau nhà, ngo ngoe vài cọng sen nhưng cá nhiều vô kể. Cách ao cá một quãng, kế hàng rào là vạt mía dày với những thân mía chen chúc trong như những cô gái mảnh khảnh đứng túm tụm thi nhau xõa tóc.
So với các ngôi nhà chật chội trong thị trấn, nhà Xí Muội l một vương quốc quyến rũ đối với bọn tôi.
Tới chơi nhà nó có cảm giác như đi dã ngoại, đi nghỉ hè, hết nướng khoai tới nấu chè, hết nhổ đậu phộng, bẻ mía, đến câu cá, trò nào cũng mê tơi.
Riêng với thằng Sơn, mê tơi nhất có lẽ là nhỏ Nguyệt, em của Xí Muội. Đó chính là mầm mống của rắc rối.
Bọn tôi đều biết Xí Muội có một đứa em gái, dù chưa gặp mặt bao giờ. Nguyệt mười bốn tuổi (bằng tuổi với tôi và thằng Hòa), tức là nhỏ hơn thằng Sơn và Xí Muội một tuổi.
Từ bé, nhỏ Nguyệt đã ở với chú thím ngoài thành phố, hiếm khi về nhà. Cũng có thể tháng nào nó cũng về, nhưng những lúc nó về bọn tôi không có mặt ở nhà Xí Muội.
Hên làm sao (hay xui làm sao?), hôm đó nó về thăm nhà đúng vào lúc bốn đứa tôi đang kéo lên Vinh Huy.
Nghe cả bọn rú ga ầm ĩ trước sân, Xí Muội hớn hở chạy ra. Tôi nhìn vào nhà, thoáng thấy một cô gái mặc áo hoa từ phòng khách hấp tấp chạy vào buồng trong.
- Ai trong nhà vậy, Xí Muội? – Tôi hỏi khi bật chống xe.
- Em gái mình đó.
Cả bốn cái miệng cùng đồng thanh:
- Ôi!
- Gì mà “ôi”?
Sơn cười:
- Lần đầu gặp mặt thì kêu “ôi” chứ sao!
Lúc bọn tôi vào nhà, nhỏ Nguyệt vẫn trốn trong buồng. Chắc nó mắc cỡ. Xí Muội kêu năm lần bảy lượt nó vẫn không chịu thò mặt ra.
- Em mình ngại gặp người lạ. – Xí Muội phân trần – Tính nó hay xấu hổ!
Hôm đó, rốt cuộc chỉ có thằng Sơn là thấy mặt em gái Xí Muội. Lúc tôi, Thọ, Hòa và Xí Muội bẻ mía sau vườn, nó vẫn ở lì trong nhà ôm cuốn sách to sù sụ cắm mặt ngồi đọc.
Sơn ngồi bám mặt b chẳng có âm mưu gì. Nhưng khi em gái Xí Muội từ trong buồng chạy ra, lẩn nhanh xuống bếp thì nó nhìn thấy.
Nó kể với tôi là nhỏ Nguyệt xinh lắm, xinh hơn Xí Muội gấp sáu lần, mặc dù tôi chẳng hiểu nó căn cứ vào đâu để đưa ra con số đó. Nó bảo lúc nhỏ Nguyệt từ trong buồng chạy ra, cô bé giật bắn cả người khi nhìn thấy nó. Có lẽ cô bé tưởng các ông anh bà chị đã kéo hết ra sau vườn. “Chào em”, lúc đó thằng Sơn vui vẻ buột miệng và được đáp trả bằng cái gật đầu và nụ cười bẽn lẽn của Nguyệt. Chỉ vậy thôi mà nó nói trái tim nó muốn rớt ra ngoài.
Bữa đó, cho đến khi ra về thằng Sơn không gặp lại nhỏ Nguyệt thêm lần nào nữa. Sau khi bất ngờ chạm mặt Sơn, nhỏ Nguyệt trốn mất biệt, chẳng biết trốn ở xó xỉnh nào vì thằng Sơn giả vờ chạy xuống bếp nướng khoai mấy lần vẫn không thấy em gái Xí Muội đâu.
Nếu chỉ có vậy thì đã chẳng thành chuyện. Đằng này, sau khi trông thấy Nguyệt, Sơn chả còn tâm trí đâu chúi mắt vô sách nữa. Lợi dụng lúc bọn tôi đang lúi húi sau vườn còn nhỏ Nguyệt lặn mất tăm dưới bếp, nó bắt đầu táy máy chồng tập trước mặt. Đó là tập học của Nguyệt, chắc nó đem từ thành phố về để tranh thủ học bài và lúc bọn tôi chưa ùa vô thì nó đang ngồi học đằng bàn.
Thằng Sơn lục lọc chắc vì tò mò thôi, nó bảo với tôi là nó chỉ muốn xem nhỏ Nguyệt viết chữ đẹp xấu thế nào, không ngờ nó phát hiện một xấp ảnh của nhỏ Nguyệt kẹp trong tập, loại ảnh 3x4 để làm thẻ học sinh, như vớ được một hũ vàng, thế là nó lén lút chôm ngay một tấm.
Lẽ ra cái trò đạo chích đó chẳng ma nào biết nếu thằng Sơn không nhét tấm ảnh nhỏ Nguyệt vô bóp, lại ở ngay ngăn bọc nhựa ngoài cùng, với mục tiêu hắc ám là thỉnh thoảng mở ra ngắm cho đỡ nhớ. Đúng là cái thằng đại ngu, ăn vụng mà không biết chùi mép!
Trong một lần ban báo chí tám đứa đi ăn chè, Sơn móc bóp lôi tiền ra góp phần, long ngóng thế nào đánh rơi chiếc bóp ngay chân nàng thơ của nó.
Sơn chưa kịp nhặt, Xí Muội đã thò tay lượm lên. Oái ăm làm sao cái bóp lại bung ra ngay lúc đó, ngay trước mặt Xí Muội và tôi tin rằng nếu Xí Muội từng thấy ma một lần trong đời thì gương mặt của nó lúc đó có lẽ chẳng thấm tháp gì so với lúc nó nhìn thấy tấm hình em gái nó trong bóp thằng Sơn.
Đôi mắt Xí Muội bình thường đã to, bây giờ nó trố lên khiến nó trông như bị động kinh. Miệng nó há ra, răng khểnh biến đâu mất, và kinh khủng nhất là có vẻ như nó sẽ không bao giờ ngậm miệng lại được nữa.
Không chỉ Xí Muội, tôi, Thọ và Hòa cũng không dám tin vào bất cứ cái tai nào trong hai cái tai đang giần giật của mình khi Xí Muội run run cất giọng khào khào như bị nghẹt mũi sau khi đã tìm lại được tiếng nói:
- Sao hình em tôi lại ở đây?
*
**
Không nói thì ai cũng biết trong cái ngày u ám đó, nhỏ Xí Muội có vẻ phù hợp với bút danh Hận Thế Nhân hơn là “người yêu” của nó, mặc dù nó chưa từng viết một câu thơ nào.
Thằng Sơn tất nhiên giống như người ngậm hột thị, mặt nó méo như không thể nào méo hơn khiến cái mũi như bị lệch qua một bên và bằng bộ mặt biến dạng như vừa chui ra từ lò ép, nó ngắc ngứ thanh minh:
- À… à… hôm lên chơi nhà Xí Muội… thấy tấm ảnh này nằm dưới đất… chẳng biết của ai nên tôi cất vào bóp…
Như bất bình cho bạn, Hạt Dưa nhếch môi “đế” một câu:
- Rồi giữ luôn?
- Đâu có. – Mặt thằng Sơn bắt đầu nhuộm màu ráng chiều, và nó tiếp tục lắp bắp – Tôi định đưa lại cho Xí Muội… nhưng rồi quên mất…
Dĩ nhiên, chẳng ai tin lời Sơn. Cả ba đứa con trai bọn tôi cũng không tin. Nên tôi chẳng hề ngạc nhiên khi Xí Muội hứ một tiếng:
- Có ma mới tin ông!
Ném vào mặt thi sĩ Hận Thế Nhân một câu, Xí Muội đứng phắt lên khỏi ghế, đùng đùng bỏ đi một nước.
Như có hiệu lệnh, Cúc Tần, Thỏ Con, Hạt Dưa xô ghế rọt rẹt, đứng lên theo.
- Này… này…
Mặc thằng Thọ la hoảng, ba nàng thơ kiên quyết ủng hộ nàng thơ thứ tư. Cúc Tần thậm chí phát khùng:
- Không “này, này” gì hết. Mấy ông cùng một giuộc với nhau, tụi tôi còn lạ gì!
Bỏ mặc bọn tôi ngớ ra với nhau như bốn thằng thộn, ba nàng thơ hấp tấp kéo nhau ra cửa, vấp chân lịch kịch vào bàn ghế dọc lối đi vì bước quá nhanh, động tác gợi đến cảnh những người lành lặn đang vội vã tránh xa bọn ghẻ lở.
Trong góc quán lúc này khung cảnh nghẹt thở như trước giờ bắn giết: thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn lừ lừ quay nhìn thi sĩ Hận Thế Nhân bằng ánh mắt lạnh lẽo gấp mấy lần cái bút danh của nó. Ngay cả tôi và Hòa cũng vậy. hai đứa tôi đóng đinh vô mặt thằng Sơn bằng những tia nhìn bén nhọn đến mức nếu thằng Sơn không phải là người giỏi chịu đựng chắc chắn nó sẽ lăn đùng ra giữa quán khi bị sáu tia nhìn chòng chọc cùng lúc xuyên qua.
Không khí quanh chiếc bàn lúc này ngột ngạt như đang ủ trong một tấm mền dày – trong tấm mền đó thằng Sơn cố rút người thật gọn, như tìm cách chôn mình thật sâu vào lòng chiếc ghế mây để tránh bị lôi ra xét xử.
- Mày làm sao thế hả Sơn? – Hòa bất thần rên lên.
-Tao… tao có làm sao đâu… – Tiếng thằng Sơn lí nhí nghe như tiếng dế vẳng lên từ dưới chân bàn.
- Thằng ngu! – Thọ gầm gừ – Đời mày chẳng còn việc gì để làm nữa hay sao mà đi nhét tấm ảnh em gái con Xí Muội vô bóp hả?
- Tao tình cờ nhặt được… định đem trả… – Giọng Sơn như hết hơi, thều thào đến tội.
- Đem trả cái đầu mày! – Thọ nạt ngang. Tôi nghe rõ tiếng nghiến răng trèo trẹo của nó – Mày tưởng bọn tao đứa nào cũng ngu như mày hả?
Nhớ đến lời xỉa xói oan ức “mấy ông cùng một giuộc với nhau” của con nhỏ Cúc Tần khi nãy, tôi nghe máu nóng bốc lên đầu:
- Mày dựng vở “Tình chị duyên em” làm chi cho tụi tao bị vạ lây hả Sơn?
- Tụi mày… tụi mày…
Bị ba mũi giáp công cùng một lúc, con nhà Sơn mặt xanh như đít nhái. Có vẻ như nó sắp òa ra khóc tới nơi. Nhưng Sơn không khóc. Phút chót, như ăn phải thuốc liều, nó đột ngột hét lên
- “Tình chị duyên em” cái khỉ mốc! Tao có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội đâu! Toàn tụi mày gán ghép cho tao!
*
**
Thằng Sơn đóng vai người nông dân nổi dậy. Tiếng thét phẫn nộ như bị kềm nén lâu ngày của nó chẳng khác nào tiếng kêu đòi tự do.
Ờ nhỉ, tôi âm thầm nhủ bụng, mình và Thỏ con thực ra cũng có gì với nhau đâu. Đi chơi chung cả đám thì vui vẻ thật, lúc nào cũng ríu ra ríu rít như chim, nhưng những lúc chẳng may chỉ có hai đứa với nhau, tôi và nó cứ lung ta lung túng, vắt óc như vắt chanh cũng chẳng nghĩ ra chuyện để nói.
Hôm trước gặp đám con ông A, ông B, ông C ở nhà Thỏ Con, tôi có sửng cồ với nó chắc cũng chẳng phải ghen tuông gì. Chỉ là cảm thấy tự ái thôi. Hơn nữa, cái đám đó lấc cấc quá, coi tôi và thằng Hòa như con nít (mà có khi là con nít thật!), lại nói câu nào câu nấy như dùi chọc vào tai, có tượng đất mới không cáu tiết.
Càng ngẫm nghĩ, tôi càng thông cảm cho Hận Thế Nhân. Ờ, tự nhiên bắt nó chung thủy với người nó không hề yêu thì tội nó quá. Nó có lấy bút danh Hận Thế Nhân cũng không có gì quá đáng.
Không biết Thọ và Hòa có nghĩ giống tôi không mà chẳng thấy đứa nào hé môi.
Trong khi Hòa đưa tay gãi gáy thì Thọ sờ cằm tư lự.
Thằng Sơn sau khi hét tướng thấy mọi người im ru thì hơi hoảng, lại rút người vào ghế và nút chặt miệng lại.
Tôi biết, nếu có đứa nào lên tiếng phá vỡ sự im lặng trong lúc này, đứa đó phải là thằng Thọ, không chỉ vì nó là trưởng ban báo chí và trưởng bút nhóm mà còn vì nó là đứa đầu têu ra trò yêu đương này.
Cuối cùng Thọ cất giọng, đúng như tôi nghĩ, nhưng nó không phun ra tiếng “ngu” ưa thích cũng không mắng sa sả như mọi lần. Nó nói một câu nguội ngắt không tương xứng chút nào với những gì vữa diễn ra đến mức tôi ngờ nó mượn giọng nói của ai:
- Thế mày không có tình cảm gì với Xí Muội thật
- Tao chỉ coi nó như bạn bè bình thường thôi.
Sơn đáp, nhỏm người lên, sung sướng khi không thấy thằng Thọ chì chiết theo thói quen.
Thọ chớp mắt, vẫn giọng du dương:
- Thế nhỡ nó yêu mày thì sao?
- Làm gì có! – Sơn cao giọng, nó gân cổ trông như chuẩn bị thề.
- Thôi, khỏi thề! – Thọ khoát tay, dễ dãi, điều hiếm có ở một đứa lúc nào cũng áp chế người khác như nó – Tao tin mày.
Nó thình lình quay sang tôi:
- Còn mày thì sao, Cỏ Phong Sương? Mày và Thỏ Con vẫn chỉ là bạn bè thôi đó chứ?
*
**
Hôm đó, sau khi thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn chất vấn, vặn vẹo một vòng và nghe ba thi sĩ còn lại thành thật khai báo, tôi ngạc nhiên nhận ra mấy đứa kia đều giống hệt mình, nghĩa là chẳng đứa nào yêu đương cái con khỉ gì hết.
Ngay cả Thọ cũng ngập ngừng thú nhận:
- Ờ, tao và Hạt Dưa cũng chẳng đứa nào có gì với đứa nào.
Ba đứa tôi vừa thở phào, Thọ đã nhướn mắt, nghiêm nghị:
- Nhưng như vậy không có nghĩ là tụi mày cho phép mình muốn làm gì thì làm.
Như để bắt bọn tôi chú ý, Thọ dung ngón trỏ vẽ loăng quăng trong không khí và lên giọng:
- Không yêu, không có nghĩa là tụi mình không tôn trọng tụi nó.
Thọ nhìn tôi qua khóe mắt, nhếch môi:
- Mày không muốn Thỏ Con cười cợt với mấy thằng kia thì nó cũng vậy. Chứ so với con trai, tụi con gái còn sĩ diện hơn gấp chục lần. Mày không biết tự ái của tụi nó to như cái đình sao!
Thọ co chân đá vô chân thằng Sơn dưới gầm bàn:
- Còn thằng ngu này, nếu mày có thích em gái con Xí Muội thì cũng không nên lộng hình nó vô bóp và mang kè kè bên người theo cái kiểu “lạy ông con ở bụi này” thế. Bộ toilet nhà mày không có chỗ nào cất giấu hả?
Sau khi được Thọ giáo dục về “tụi mình và tụi nó” (theo cái kiểu các nhà quân sự vẫn giảng giải về “địch và ta”) và cách ứng xử với các nàng thơ sao cho khôn ngoan, đầu óc ba đứa tôi sáng ra và bút nhóm Mặt Trời Khuya vui vẻ giải tán.
Ra tới cửa, tôi khều Thọ:
- Còn vụ bài thơ sao hở mày? Tao có phải làm nữa không?
Tôi hỏi và hồi hộp chờ ở nó một cái lắc đầu.
- Sao không làm? – Thọ quắc mắt – Nãy giờ tao nói những gì, mới đó mày đã quên sạch rồi sao?
Cái cách Thọ nhìn tôi như thể nhìn một thằng người bằng gạch khiến tôi vừa ra khỏi quán đã ba chân bốn cẳng chạy đi kiếm thằng Lợi.
Trong khi tôi thấp thỏm không rõ Lợi đã viết chữ nào trong cuốn sổ các-nê chưa và nó có tiếp tục bỏ cuốn sổ ở nhà hay không thì nó đã toét miệng cười khi nhìn thấy tôi và nhanh nhẹn thò tay vô ngăn bàn lôi cuốn sổ chìa ra:
- Tao xong rồi nè.
Tôi cầm lấy cuốn sổ, tò mò lật tới trang có sáng tác của Lợi.
Tôi trố mắt nhìn vào nhan đề truyện tô đậm bằng bút đỏ: CHÀNG CHĂN NGỰA CỦA NHÀ VUA, ngạc nhiên hỏi:
- Mày viết truyện cổ tích à?
- Thằng Thọ bảo tao muốn viết thể loại gì cũng được mà. – Lợi nhìn tôi, có vẻ chột dạ vì tưởng tôi chê bai nó.
- À không! – Tôi đập tay lên vai Lợi như bằng cái đập đó dập tắt sự lo lắng của nó – Đúng rồi, mày muốn viết gì tùy mà
Trong một lúc, tôi quên bẵng tôi nôn nóng lấy cuốn sổ là để chép thơ tạ tội với Thỏ Con.
Tôi cũng quên bẵng trống vào học vang lên đã lâu và thầy Chinh đang sang sảng giảng bài trên bảng.
Cầm cuốn các-nê về chỗ ngồi, tôi mãi mê chúi mắt vào bài văn xuôi đầu tiên của bút nhóm Mặt Trời Khuya.
Trong bốn nàng thơ của bọn tôi, nhà của Xí Muội ở xa nhất. Nó ở tuốt trên Vinh Huy, xa mãi về phía Tây. Muốn tới nhà nó phải bang qua hai chiếc cầu, rồi đánh một vòng quanh chân đồi đất đỏ toàn sim và mua, sau đó phải vòng vèo khoảng ba chục phút men theo các con ngõ nhỏ chạy luồn dưới các rặng tre xanh ngắt và kéo dài tưởng chừng như vô tận.
Nhưng hễ chớp được xe Honda của các ông bố, nếu không đi rừng đi suối bọn tôi lại rủ nhau chạy lên chơi nhà Xí Muội.
Trong bốn nàng thơ, Xí Muội là đứa xinh nhất. Mắt nó to ơi là to, miệng nó cười tươi và hiền, lại khoe răng khểnh trông duyên tệ. Tất nhiên bọn tôi thích kéo lên chơi nhà Xí Muội không phải vì nhan sắc của nó, đơn giản vì nó là nàng thơ của thằng Sơn.
Điều hấp dẫn bốn chàng thi sĩ chính là khu vườn nhà Xí Muội. Vườn nhà nó rộng mênh mông, lại lắm cây ăn trái: chuối, xoài, ổi, đu đủ, nhãn lồng, lêkima… Chạy dọc bên hông nhà nó là các vồng khoai tươi tốt, các vạt đậu phộng, rau muống xanh um và các loại ra thơm như húng, quế. Ao cá ở phía sau nhà, ngo ngoe vài cọng sen nhưng cá nhiều vô kể. Cách ao cá một quãng, kế hàng rào là vạt mía dày với những thân mía chen chúc trong như những cô gái mảnh khảnh đứng túm tụm thi nhau xõa tóc.
So với các ngôi nhà chật chội trong thị trấn, nhà Xí Muội l một vương quốc quyến rũ đối với bọn tôi.
Tới chơi nhà nó có cảm giác như đi dã ngoại, đi nghỉ hè, hết nướng khoai tới nấu chè, hết nhổ đậu phộng, bẻ mía, đến câu cá, trò nào cũng mê tơi.
Riêng với thằng Sơn, mê tơi nhất có lẽ là nhỏ Nguyệt, em của Xí Muội. Đó chính là mầm mống của rắc rối.
Bọn tôi đều biết Xí Muội có một đứa em gái, dù chưa gặp mặt bao giờ. Nguyệt mười bốn tuổi (bằng tuổi với tôi và thằng Hòa), tức là nhỏ hơn thằng Sơn và Xí Muội một tuổi.
Từ bé, nhỏ Nguyệt đã ở với chú thím ngoài thành phố, hiếm khi về nhà. Cũng có thể tháng nào nó cũng về, nhưng những lúc nó về bọn tôi không có mặt ở nhà Xí Muội.
Hên làm sao (hay xui làm sao?), hôm đó nó về thăm nhà đúng vào lúc bốn đứa tôi đang kéo lên Vinh Huy.
Nghe cả bọn rú ga ầm ĩ trước sân, Xí Muội hớn hở chạy ra. Tôi nhìn vào nhà, thoáng thấy một cô gái mặc áo hoa từ phòng khách hấp tấp chạy vào buồng trong.
- Ai trong nhà vậy, Xí Muội? – Tôi hỏi khi bật chống xe.
- Em gái mình đó.
Cả bốn cái miệng cùng đồng thanh:
- Ôi!
- Gì mà “ôi”?
Sơn cười:
- Lần đầu gặp mặt thì kêu “ôi” chứ sao!
Lúc bọn tôi vào nhà, nhỏ Nguyệt vẫn trốn trong buồng. Chắc nó mắc cỡ. Xí Muội kêu năm lần bảy lượt nó vẫn không chịu thò mặt ra.
- Em mình ngại gặp người lạ. – Xí Muội phân trần – Tính nó hay xấu hổ!
Hôm đó, rốt cuộc chỉ có thằng Sơn là thấy mặt em gái Xí Muội. Lúc tôi, Thọ, Hòa và Xí Muội bẻ mía sau vườn, nó vẫn ở lì trong nhà ôm cuốn sách to sù sụ cắm mặt ngồi đọc.
Sơn ngồi bám mặt b chẳng có âm mưu gì. Nhưng khi em gái Xí Muội từ trong buồng chạy ra, lẩn nhanh xuống bếp thì nó nhìn thấy.
Nó kể với tôi là nhỏ Nguyệt xinh lắm, xinh hơn Xí Muội gấp sáu lần, mặc dù tôi chẳng hiểu nó căn cứ vào đâu để đưa ra con số đó. Nó bảo lúc nhỏ Nguyệt từ trong buồng chạy ra, cô bé giật bắn cả người khi nhìn thấy nó. Có lẽ cô bé tưởng các ông anh bà chị đã kéo hết ra sau vườn. “Chào em”, lúc đó thằng Sơn vui vẻ buột miệng và được đáp trả bằng cái gật đầu và nụ cười bẽn lẽn của Nguyệt. Chỉ vậy thôi mà nó nói trái tim nó muốn rớt ra ngoài.
Bữa đó, cho đến khi ra về thằng Sơn không gặp lại nhỏ Nguyệt thêm lần nào nữa. Sau khi bất ngờ chạm mặt Sơn, nhỏ Nguyệt trốn mất biệt, chẳng biết trốn ở xó xỉnh nào vì thằng Sơn giả vờ chạy xuống bếp nướng khoai mấy lần vẫn không thấy em gái Xí Muội đâu.
Nếu chỉ có vậy thì đã chẳng thành chuyện. Đằng này, sau khi trông thấy Nguyệt, Sơn chả còn tâm trí đâu chúi mắt vô sách nữa. Lợi dụng lúc bọn tôi đang lúi húi sau vườn còn nhỏ Nguyệt lặn mất tăm dưới bếp, nó bắt đầu táy máy chồng tập trước mặt. Đó là tập học của Nguyệt, chắc nó đem từ thành phố về để tranh thủ học bài và lúc bọn tôi chưa ùa vô thì nó đang ngồi học đằng bàn.
Thằng Sơn lục lọc chắc vì tò mò thôi, nó bảo với tôi là nó chỉ muốn xem nhỏ Nguyệt viết chữ đẹp xấu thế nào, không ngờ nó phát hiện một xấp ảnh của nhỏ Nguyệt kẹp trong tập, loại ảnh 3x4 để làm thẻ học sinh, như vớ được một hũ vàng, thế là nó lén lút chôm ngay một tấm.
Lẽ ra cái trò đạo chích đó chẳng ma nào biết nếu thằng Sơn không nhét tấm ảnh nhỏ Nguyệt vô bóp, lại ở ngay ngăn bọc nhựa ngoài cùng, với mục tiêu hắc ám là thỉnh thoảng mở ra ngắm cho đỡ nhớ. Đúng là cái thằng đại ngu, ăn vụng mà không biết chùi mép!
Trong một lần ban báo chí tám đứa đi ăn chè, Sơn móc bóp lôi tiền ra góp phần, long ngóng thế nào đánh rơi chiếc bóp ngay chân nàng thơ của nó.
Sơn chưa kịp nhặt, Xí Muội đã thò tay lượm lên. Oái ăm làm sao cái bóp lại bung ra ngay lúc đó, ngay trước mặt Xí Muội và tôi tin rằng nếu Xí Muội từng thấy ma một lần trong đời thì gương mặt của nó lúc đó có lẽ chẳng thấm tháp gì so với lúc nó nhìn thấy tấm hình em gái nó trong bóp thằng Sơn.
Đôi mắt Xí Muội bình thường đã to, bây giờ nó trố lên khiến nó trông như bị động kinh. Miệng nó há ra, răng khểnh biến đâu mất, và kinh khủng nhất là có vẻ như nó sẽ không bao giờ ngậm miệng lại được nữa.
Không chỉ Xí Muội, tôi, Thọ và Hòa cũng không dám tin vào bất cứ cái tai nào trong hai cái tai đang giần giật của mình khi Xí Muội run run cất giọng khào khào như bị nghẹt mũi sau khi đã tìm lại được tiếng nói:
- Sao hình em tôi lại ở đây?
*
**
Không nói thì ai cũng biết trong cái ngày u ám đó, nhỏ Xí Muội có vẻ phù hợp với bút danh Hận Thế Nhân hơn là “người yêu” của nó, mặc dù nó chưa từng viết một câu thơ nào.
Thằng Sơn tất nhiên giống như người ngậm hột thị, mặt nó méo như không thể nào méo hơn khiến cái mũi như bị lệch qua một bên và bằng bộ mặt biến dạng như vừa chui ra từ lò ép, nó ngắc ngứ thanh minh:
- À… à… hôm lên chơi nhà Xí Muội… thấy tấm ảnh này nằm dưới đất… chẳng biết của ai nên tôi cất vào bóp…
Như bất bình cho bạn, Hạt Dưa nhếch môi “đế” một câu:
- Rồi giữ luôn?
- Đâu có. – Mặt thằng Sơn bắt đầu nhuộm màu ráng chiều, và nó tiếp tục lắp bắp – Tôi định đưa lại cho Xí Muội… nhưng rồi quên mất…
Dĩ nhiên, chẳng ai tin lời Sơn. Cả ba đứa con trai bọn tôi cũng không tin. Nên tôi chẳng hề ngạc nhiên khi Xí Muội hứ một tiếng:
- Có ma mới tin ông!
Ném vào mặt thi sĩ Hận Thế Nhân một câu, Xí Muội đứng phắt lên khỏi ghế, đùng đùng bỏ đi một nước.
Như có hiệu lệnh, Cúc Tần, Thỏ Con, Hạt Dưa xô ghế rọt rẹt, đứng lên theo.
- Này… này…
Mặc thằng Thọ la hoảng, ba nàng thơ kiên quyết ủng hộ nàng thơ thứ tư. Cúc Tần thậm chí phát khùng:
- Không “này, này” gì hết. Mấy ông cùng một giuộc với nhau, tụi tôi còn lạ gì!
Bỏ mặc bọn tôi ngớ ra với nhau như bốn thằng thộn, ba nàng thơ hấp tấp kéo nhau ra cửa, vấp chân lịch kịch vào bàn ghế dọc lối đi vì bước quá nhanh, động tác gợi đến cảnh những người lành lặn đang vội vã tránh xa bọn ghẻ lở.
Trong góc quán lúc này khung cảnh nghẹt thở như trước giờ bắn giết: thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn lừ lừ quay nhìn thi sĩ Hận Thế Nhân bằng ánh mắt lạnh lẽo gấp mấy lần cái bút danh của nó. Ngay cả tôi và Hòa cũng vậy. hai đứa tôi đóng đinh vô mặt thằng Sơn bằng những tia nhìn bén nhọn đến mức nếu thằng Sơn không phải là người giỏi chịu đựng chắc chắn nó sẽ lăn đùng ra giữa quán khi bị sáu tia nhìn chòng chọc cùng lúc xuyên qua.
Không khí quanh chiếc bàn lúc này ngột ngạt như đang ủ trong một tấm mền dày – trong tấm mền đó thằng Sơn cố rút người thật gọn, như tìm cách chôn mình thật sâu vào lòng chiếc ghế mây để tránh bị lôi ra xét xử.
- Mày làm sao thế hả Sơn? – Hòa bất thần rên lên.
-Tao… tao có làm sao đâu… – Tiếng thằng Sơn lí nhí nghe như tiếng dế vẳng lên từ dưới chân bàn.
- Thằng ngu! – Thọ gầm gừ – Đời mày chẳng còn việc gì để làm nữa hay sao mà đi nhét tấm ảnh em gái con Xí Muội vô bóp hả?
- Tao tình cờ nhặt được… định đem trả… – Giọng Sơn như hết hơi, thều thào đến tội.
- Đem trả cái đầu mày! – Thọ nạt ngang. Tôi nghe rõ tiếng nghiến răng trèo trẹo của nó – Mày tưởng bọn tao đứa nào cũng ngu như mày hả?
Nhớ đến lời xỉa xói oan ức “mấy ông cùng một giuộc với nhau” của con nhỏ Cúc Tần khi nãy, tôi nghe máu nóng bốc lên đầu:
- Mày dựng vở “Tình chị duyên em” làm chi cho tụi tao bị vạ lây hả Sơn?
- Tụi mày… tụi mày…
Bị ba mũi giáp công cùng một lúc, con nhà Sơn mặt xanh như đít nhái. Có vẻ như nó sắp òa ra khóc tới nơi. Nhưng Sơn không khóc. Phút chót, như ăn phải thuốc liều, nó đột ngột hét lên
- “Tình chị duyên em” cái khỉ mốc! Tao có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội đâu! Toàn tụi mày gán ghép cho tao!
*
**
Thằng Sơn đóng vai người nông dân nổi dậy. Tiếng thét phẫn nộ như bị kềm nén lâu ngày của nó chẳng khác nào tiếng kêu đòi tự do.
Ờ nhỉ, tôi âm thầm nhủ bụng, mình và Thỏ con thực ra cũng có gì với nhau đâu. Đi chơi chung cả đám thì vui vẻ thật, lúc nào cũng ríu ra ríu rít như chim, nhưng những lúc chẳng may chỉ có hai đứa với nhau, tôi và nó cứ lung ta lung túng, vắt óc như vắt chanh cũng chẳng nghĩ ra chuyện để nói.
Hôm trước gặp đám con ông A, ông B, ông C ở nhà Thỏ Con, tôi có sửng cồ với nó chắc cũng chẳng phải ghen tuông gì. Chỉ là cảm thấy tự ái thôi. Hơn nữa, cái đám đó lấc cấc quá, coi tôi và thằng Hòa như con nít (mà có khi là con nít thật!), lại nói câu nào câu nấy như dùi chọc vào tai, có tượng đất mới không cáu tiết.
Càng ngẫm nghĩ, tôi càng thông cảm cho Hận Thế Nhân. Ờ, tự nhiên bắt nó chung thủy với người nó không hề yêu thì tội nó quá. Nó có lấy bút danh Hận Thế Nhân cũng không có gì quá đáng.
Không biết Thọ và Hòa có nghĩ giống tôi không mà chẳng thấy đứa nào hé môi.
Trong khi Hòa đưa tay gãi gáy thì Thọ sờ cằm tư lự.
Thằng Sơn sau khi hét tướng thấy mọi người im ru thì hơi hoảng, lại rút người vào ghế và nút chặt miệng lại.
Tôi biết, nếu có đứa nào lên tiếng phá vỡ sự im lặng trong lúc này, đứa đó phải là thằng Thọ, không chỉ vì nó là trưởng ban báo chí và trưởng bút nhóm mà còn vì nó là đứa đầu têu ra trò yêu đương này.
Cuối cùng Thọ cất giọng, đúng như tôi nghĩ, nhưng nó không phun ra tiếng “ngu” ưa thích cũng không mắng sa sả như mọi lần. Nó nói một câu nguội ngắt không tương xứng chút nào với những gì vữa diễn ra đến mức tôi ngờ nó mượn giọng nói của ai:
- Thế mày không có tình cảm gì với Xí Muội thật
- Tao chỉ coi nó như bạn bè bình thường thôi.
Sơn đáp, nhỏm người lên, sung sướng khi không thấy thằng Thọ chì chiết theo thói quen.
Thọ chớp mắt, vẫn giọng du dương:
- Thế nhỡ nó yêu mày thì sao?
- Làm gì có! – Sơn cao giọng, nó gân cổ trông như chuẩn bị thề.
- Thôi, khỏi thề! – Thọ khoát tay, dễ dãi, điều hiếm có ở một đứa lúc nào cũng áp chế người khác như nó – Tao tin mày.
Nó thình lình quay sang tôi:
- Còn mày thì sao, Cỏ Phong Sương? Mày và Thỏ Con vẫn chỉ là bạn bè thôi đó chứ?
*
**
Hôm đó, sau khi thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn chất vấn, vặn vẹo một vòng và nghe ba thi sĩ còn lại thành thật khai báo, tôi ngạc nhiên nhận ra mấy đứa kia đều giống hệt mình, nghĩa là chẳng đứa nào yêu đương cái con khỉ gì hết.
Ngay cả Thọ cũng ngập ngừng thú nhận:
- Ờ, tao và Hạt Dưa cũng chẳng đứa nào có gì với đứa nào.
Ba đứa tôi vừa thở phào, Thọ đã nhướn mắt, nghiêm nghị:
- Nhưng như vậy không có nghĩ là tụi mày cho phép mình muốn làm gì thì làm.
Như để bắt bọn tôi chú ý, Thọ dung ngón trỏ vẽ loăng quăng trong không khí và lên giọng:
- Không yêu, không có nghĩa là tụi mình không tôn trọng tụi nó.
Thọ nhìn tôi qua khóe mắt, nhếch môi:
- Mày không muốn Thỏ Con cười cợt với mấy thằng kia thì nó cũng vậy. Chứ so với con trai, tụi con gái còn sĩ diện hơn gấp chục lần. Mày không biết tự ái của tụi nó to như cái đình sao!
Thọ co chân đá vô chân thằng Sơn dưới gầm bàn:
- Còn thằng ngu này, nếu mày có thích em gái con Xí Muội thì cũng không nên lộng hình nó vô bóp và mang kè kè bên người theo cái kiểu “lạy ông con ở bụi này” thế. Bộ toilet nhà mày không có chỗ nào cất giấu hả?
Sau khi được Thọ giáo dục về “tụi mình và tụi nó” (theo cái kiểu các nhà quân sự vẫn giảng giải về “địch và ta”) và cách ứng xử với các nàng thơ sao cho khôn ngoan, đầu óc ba đứa tôi sáng ra và bút nhóm Mặt Trời Khuya vui vẻ giải tán.
Ra tới cửa, tôi khều Thọ:
- Còn vụ bài thơ sao hở mày? Tao có phải làm nữa không?
Tôi hỏi và hồi hộp chờ ở nó một cái lắc đầu.
- Sao không làm? – Thọ quắc mắt – Nãy giờ tao nói những gì, mới đó mày đã quên sạch rồi sao?
Cái cách Thọ nhìn tôi như thể nhìn một thằng người bằng gạch khiến tôi vừa ra khỏi quán đã ba chân bốn cẳng chạy đi kiếm thằng Lợi.
Trong khi tôi thấp thỏm không rõ Lợi đã viết chữ nào trong cuốn sổ các-nê chưa và nó có tiếp tục bỏ cuốn sổ ở nhà hay không thì nó đã toét miệng cười khi nhìn thấy tôi và nhanh nhẹn thò tay vô ngăn bàn lôi cuốn sổ chìa ra:
- Tao xong rồi nè.
Tôi cầm lấy cuốn sổ, tò mò lật tới trang có sáng tác của Lợi.
Tôi trố mắt nhìn vào nhan đề truyện tô đậm bằng bút đỏ: CHÀNG CHĂN NGỰA CỦA NHÀ VUA, ngạc nhiên hỏi:
- Mày viết truyện cổ tích à?
- Thằng Thọ bảo tao muốn viết thể loại gì cũng được mà. – Lợi nhìn tôi, có vẻ chột dạ vì tưởng tôi chê bai nó.
- À không! – Tôi đập tay lên vai Lợi như bằng cái đập đó dập tắt sự lo lắng của nó – Đúng rồi, mày muốn viết gì tùy mà
Trong một lúc, tôi quên bẵng tôi nôn nóng lấy cuốn sổ là để chép thơ tạ tội với Thỏ Con.
Tôi cũng quên bẵng trống vào học vang lên đã lâu và thầy Chinh đang sang sảng giảng bài trên bảng.
Cầm cuốn các-nê về chỗ ngồi, tôi mãi mê chúi mắt vào bài văn xuôi đầu tiên của bút nhóm Mặt Trời Khuya.
Bình luận facebook