• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (1 Viewer)

  • Chap-388

Chương 349: Hạ (1)






Nhưng lại không thể gấp gáp, phải chậm rãi mà làm. “Nếu năm nay chảy về hướng đông thêm hai phần, thì sông tự nhiên chảy về hướng đông, gần thì hai ba năm, xa thì bốn năm năm, đợi đến khi đã qua tám phần, con sông cũng đã được khuyếch rộng, đê Thương, Đức đều đã vững chắc, dòng chảy phía bắc tự nhiên sẽ ngày càng giảm, có thể ngăn lại, hai đường đều không hại rồi.”

Biện pháp này hiển nhiên là ổn thỏa, nhưng thời gian kéo dài, quan lại không thể lấy làm vui.

Nhưng Triệu Trinh và Phú Bật vẫn rất coi trọng lời nói của Triệu Tông Tích... Gọi y vào Ngự Đường, tự mình hỏi:

- Nếu hiện tại không thừa dịp dòng chảy về hướng đông thuận lợi, nhanh chóng bịt dòng chảy về hướng bắc, về sau thế sông thay đổi thì phải làm sao?

Triệu Tông Tích đáp:

- Đê vững chắc thì nước chảy về hướng đông ngày càng tăng, bắc lưu ngày càng giảm, làm sao lại phải lo lắng sẽ thay đổi? Nếu đê bị xói mòn, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được, lúc này nên cố gắng hết sức bảo vệ đê phía trên.

- Làm sao để bảo vệ đê phía trên?

Phú Bật hỏi.

- Nếu như là năm trước, quả thật rất khó bảo toàn. Nhưng hiện tại chúng ta có xi măng bê tông, có thể vượt qua lũ lụt mà không cần lo lắng. Huống chi đê trên ở bờ sông đảm nhiệm dòng chảy Hà Bắc, còn sợ khó có thể giữ được. Nếu như tùy tiện chặn ngang qua, làm sao có thể bảo vệ được?

Triệu Trinh gật đầu, lão cảm thấy rất có đạo lý, hỏi:

- Nhưng nếu nước sông phân làm hai nhánh, thì khi nào sẽ có hiệu quả?

- Nếu đê ở phía trên còn, dòng chảy về phía đông nhất định sẽ tăng, bắc lưu nhất định sẽ giảm. Cho dù chia làm hai nhánh, không thấy có hiệu quả, đối với quốc gia cũng không có hại. Tại sao như thế? Nước tây bắc đều chảy đến Sơn Đông, cho nên gây hại lớn, phân ra thì hại nhỏ. Có ít người vội vàng chặn dòng chảy phía bắc, đều là vì mưu đồ cho bản thân, không để ý đến quốc lực và hoạn nạn của dân chúng!

Triệu Tông Tích căm phẫn nói.

- Nếu chế ngự hai con sông, phí lao động có phải cao quá hay không?

Triệu Trinh liền hỏi.

- Kết hợp lại làm một, phí lao động tự nhiên sẽ tăng gấp đôi, phân ra làm hai thì phí lao động sẽ giảm phân nửa. Hiện giờ tài lực dòng chảy phía bắc giảm một nửa để chuẩn bị chảy về hướng đông, thế thì ổn rồi.

Triệu Tông Tích đáp.

- Nói rất đúng.

Triệu Trinh gật đầu khen ngợi:

- Quả nhân đã bị ngươi thuyết phục rồi.

Nói xong nhìn Phú Bật:

- Thừa tướng nghĩ sao?

- Vi thần cũng rất đồng ý.

Phú Bật cung kính nói... Cuối cùng, dưới sự ủng hộ của Triệu Trinh và Phú tể tướng, phương án công trình trị thủy đã quyết định. Tu sửa con đê của dòng hướng đông, đợi nước chảy về hướng đông đạt tới khoảng tám phần... Đương nhiên là do tự nhiên đạt tới, chứ không phải do con người làm ra... Lại chặn dòng chảy phía bắc, làm cho Hoàng Hà chảy về hướng đông.

Cũng bổ nhiệm Triệu Tông Tích làm Tri đô thủy giám, Triệu Tông Thực làm công dịch công trình hai nhánh sông. Một người giám sát, một người quản lý công trình trị thủy.

Hoàng thượng xem ra có thể vừa đảm bảo công trình trị thủy có thể tiến hành thuận lợi, có vấn đề gì lại có thể báo cáo kịp thời. Có thể nói là tuyệt đối không có sai sót nhầm lẫn.

Triệu Tông Thực lúc đầu cũng không muốn nhận bổ nhiệm này. Công trình trị thủy gần đây toàn bị xem là xui xẻo, tuy rằng quyền lực rất lớn, nhưng nho thần lại tránh còn không kịp... Nói trắng ra là nhóm sĩ phu cho là phí sức. Đưa ra quyết định còn có thể, muốn bọn họ dãi nắng dầm mưa, ăn ở trên đê thì không có cửa đâu.

Thứ hai, tuy rằng “Tri đô thủy giám” là một tiểu quan bình thường, nhưng lại có quyền tiến hành thẩm tra can thiệp đối với công trình trị thủy. Điều này làm cho Triêu Tông Thực có cảm giác bị Triệu Tông Tích cưỡi ở trên đầu.

Nhưng phụ thân lại cho mưu sĩ Mạnh Dương khuyên y. Thời gian phi thường phải làm việc phi thường, hoàng thượng bổ nhiệm càng khổ càng mệt thì lại càng không thể từ chối. Đây là cơ hội tạo dựng hình tượng không ngại vất vả, dám đảm đương trọng trách của mình.

Vả lại, công dịch của công trình hai nhánh sông chưởng quản mấy chục vạn dân phu, mấy triệu quan vật liệu. Là chủ soái trị hà, Tri đô thủy giám chẳng qua chỉ là giám quân không có thực quyền mà thôi, bên nào nặng bên nào nhẹ xem cái là hiểu được ngay.
Triệu Tông Thực lúc này mới vui vẻ lĩnh mệnh...

Ngoài công trình trị thủy sông Hoàng Hà còn có một chuyện đại sự khác, đó là chiến tranh.

Người khơi mào ngọn lửa chiến tranh lần này không phải người Khiết Đan, cũng không phải người Liêu, lại càng không phải là người Thổ Phiên, mà lại là người Ấp La ở phía tây nam.

Ấp La từng là mảnh đất thuộc về lãnh thổ Đại Đường, nhưng nhân lúc nhà Đường loạn Ngũ Đại mà giành được độc lập thực sự. Sau khi Đại Tống được thành lập, lại nhanh chóng quy phục, trở thành nước phụ thuộc Đại Tống. Thoạt đầu thì rất thành thực nghe lời, sau đó cho tới năm mươi năm trước, đại tướng Lý Thế Vi tự lập mình làm người thống trị. Sau khi lập nên vương triều nhà Lý liền thay đổi thái độ một cách khéo léo đối với đại Tống.

Mặc dù vẫn quy phục cống nạp nhưng trong lòng ngược lại không phục. Ỷ vào không ai cai quản lôi kéo các tộc trưởng vùng biên cương, từng bước xâm chiếm lãnh thổ và nhân dân đại Tống. Sau vài thập niên, mặc dù triều Tống có xem Tây Bình châu cũng như Ung Châu là của mình, nhưng trên thực tế thì nơi đó vốn thuộc quyền thống trị của người Ấp La.

Người Ấp La rất khôn ngoan, không dễ dàng xung đột trực tiếp với đại Tống, mà bọn họ thường sử dụng bộ tộc ở Tây Bình châu xâm lấn, hoặc giả trang thành người của Tây Bình châu để xâm nhập vào vùng đất này.

Mã Chí Thư chính là một trong những thủ lĩnh Mã bộ của bốn bộ tộc ở Tây Bình châu. Cha của y không nghe lệnh nên bị người Ấp La giết chết, y không nghe lệnh nên cũng bị người Ấp La bắt giam vài năm, nhưng vì bọn họ phát hiện có giết y thì cũng không giải quyết được vấn đề nên đành phải thả y trở về.

Chính là một tên tù nhân như thế, lại có thể quấy nhiễu đến mức khiến cho hơn một nửa triều Tống không yên, khiến người Ấp La thấy được Thiên triều chỉ là miệng hùm gan sứa mà thôi.

Sau khi Lý Nhất Tồn lên làm vua, dứt khoát không thực hiện chế độ triều cống nữa thì sự quấy nhiễu đối với Đại Tống ngày một tăng lên trong khi Đại Tống vì dồn toàn bộ sự chú ý của mình để tập trung đối phó với vấn đề ở phương bắc, cộng thêm khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nên chỉ có thể áp dụng phương pháp xử lý ôn hòa, không so đo quá nhiều.

Nhưng như vậy lại càng khiến cho Lý Nhất Tồn không thèm kiêng nể gì. Tháng hai năm ngoái cướp bóc ở Khâm Châu gồm các động Tư Bẩm, Cổ Sâm, Thiếp Lãng... Tổng cộng mười chín thôn, số người và gia súc nhiều không thể kể. Tháng giêng năm nay lại lấy cớ Đại Tống Thổ ty Vi Huệ Chính âm thầm thu nhận và giúp đỡ dân chúng Ấp La bỏ trốn sang biên giới, lệnh cho thổ dân Giáp Động Ấp La tiến quân vào lãnh thổ triều Tống.

Đô Tuần Kiểm Đại Tống – Tống Sĩ Nghiêu cùng nhiều người nữa phát binh chống đỡ, đánh lui quân địch xâm lấn, đồng thời đuổi người Ấp La trở lại đất của mình, giết chết không ít binh lính Ấp La.

Lý Nhất Tồn giận tím mặt, rất nhanh sau đó liên hợp cùng dân tộc Giáp Động xuất binh xâm nhập biên giới triều Tống. Lần này đội quân trên danh nghĩa có tới năm trăm nghìn, nhưng trên thực tế cũng có khoảng năm mươi nghìn, vượt xa so với suy đoán của người triều Tống. Kết quả là quân Tống đại bại, Tống Sĩ Nghiêu chết trận. Sau khi giành thắng lợi, quân Ấp La không rút quân mà đem binh tiến lên phía bắc, muốn nhân cơ hội này đánh một trận lớn.

Quân tình truyền về triều đình Đại Tống, khiến cả triều đình một phen hoảng sợ, lập tức ra lệnh cho Quảng Tây Đô Chuyển Vận Sứ – Vương Hãn nhanh chóng tổ chức binh lực đẩy lùi quân địch. Nhưng mấy năm nay, quan hệ giữa triều đình với Tây Hạ, nước Liêu trở nên căng thẳng, đồng thời quân đội trú đóng ở Đại Lý thấy Quảng Tây vô sự nên sớm đã điều động toàn bộ quân đội trở về. Vương Hãn không ngờ quân đội tấn công lần này lên tới ba mươi nghìn người, e sợ bị kẻ địch chặn đường lui, có thể mất Ung Châu nên không dám chia binh nghênh địch.

Kết quả là mặc cho người Ấp La đốt giết và cướp bóc khắp nơi, tại biên giới Quảng Tây tiếng kêu vang khắp đất trời... Trong Ngự Đường, hoàng cung Biện Kinh.

- Không ngờ sự việc lại trở nên như thế!

Triệu Trinh thương cảm, thở dài nói:

- Vương Hãn cũng là một vị tướng già, sao lại bị đánh cho đến mức hồ đồ như thế?

- Bệ hạ bớt giận, Vương Hãn đã già, thế nên người già tất nhiên sẽ cầu yên ổn.

Tăng Công Lượng hồi bẩm nói:

- Huống chi Vương Hãn muốn đảm bảo Ung Châu không bị chiếm, lại còn phải bảo vệ đường đồng tỉnh Điền*, nên binh lực khó tránh khỏi yếu thế. Thêm vào đó, thành thị làng mạc ở phía tây nam Ung Châu phần lớn là đều là dân tộc bản địa, không phải là người Hán chúng ta. Vương Hãn dĩ nhiên phải phân biệt nặng nhẹ.

*tỉnh Điền: Tên khác của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

- Không nên phân biệt Thổ, Hán gì cả, tất cả đều là con dân của Đại Tống chúng ta.

Triệu Trinh lắc đầu nói:

- Ràng buộc, ràng buộc, lung lạc, dụ dỗ. Nếu chỉ cứu người Hán mà không để ý đến dân chúng Thổ tộc thì sẽ khiến cho quan hệ Hán, Man ngày càng thêm lục đục, thà rằng bỏ luôn Quảng Tây còn hơn!

- Bệ hạ thánh minh.

Đám tướng công tán dương.

- Không cần nịnh bợ.

Triệu Trinh lắc đầu nói:

- Xem ra muốn trông cậy vào Vương Hãn thì không được rồi, phải điều thêm binh trợ giúp lão. Các ngươi xem, có thể điều binh từ đâu tới?

- Hồi bẩm bệ hạ.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom