• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (3 Viewers)

  • Chap-387

Chương 348: Xuân (3)






Nhưng mà lúc này lại xảy ra bi kịch.

Sau khi biết chính mình sẽ phải hồi phủ, Công chúa vẫn im lặng, chỉ nói muốn dạo chơi cảnh xuân ngự hoa viên lần cuối cùng.

Mọi người cũng không có nghi ngờ gì, liền theo hầu nàng đến hoa viên giải sầu. Đợi khi đi tới nơi, công chúa nói là muốn uống nước ở giếng nước, vì thế vú già liền mở phiến đá che miệng giếng ra. Đang định múc nước, chiếc vòng trên cổ công chúa đột nhiên bị đứt, hạt châu rơi vãi trên mặt đất. Nàng gấp đến độ nhất thời khóc lên, đây là kỷ niệm duy nhất Lương Hoài Cát lưu lại cho nàng.

Nhóm cung nhân vội vàng tìm nhặt hạt châu trên đất. Công chúa cũng không để ý đến khuyên can, cúi người tìm kiếm. Tìm tìm một hồi liền tới gần miệng giếng, bỗng nhiên nhảy xuống, người xung quanh không kịp kéo lại...

Cũng may có Liễu Nguyệt Nga ở bên cạnh, nhanh chóng cứu nàng ra, Công chúa ngoại trừ cả người ướt đẫm thì không có gì đáng ngại.

Miêu Hiền Phi ôm công chúa khóc đến chết đi sống lại, Triệu Trinh cũng nước mắt tuôn đầy mặt, nghĩ đến mà sợ.

Tin tức này truyền ra, từ đó không ai dám nhắc đến việc công chúa hồi phủ.

Đương nhiên, thiên hạ lớn như vậy, không có khả năng mọi việc đều quay quanh gia đình đế vương, trong mùa xuân này còn xảy ra rất nhiều việc khác.

Đầu tiên là việc trải qua tranh luận kịch liệt, phương án công trình trị thủy rốt cuộc cũng đã được các chuyên gia xác định. Dưới sự cường điệu nhiều lần của Triệu Tông Tích, Âu Dương Tu, Trần Khác, các đại thần cuối cùng cũng đồng ý. Sở dĩ Hoàng Hà thường vỡ là do quá nhiều bùn cát lắng đọng lại bên trong lòng sông, khiến nước sông càng lúc càng nông, lòng sông càng lúc càng cao. Nếu như tùy ý để cho hạ du Hoàng Hà phân thành bắc lưu, trở thành hai nhánh chảy về hướng đông, thì tốc độ chảy của hai nhánh tất nhiên đều chậm lại, bùn cát lắng đọng tất nhiên sẽ càng nhiều, tai nạn cũng sẽ vì vậy mà xảy ra.

Bởi vì thế mà phương án chia làm hai nhánh đã bị loại bỏ, nhưng phương án bắc lưu Hoàng Hà mà phe Triệu Tông Tích kiên trì không có khả năng. Thứ nhất là liên quan đến việc phòng ngự đối với nước Liêu, dù thế nào quân thần triều Tống cũng không dám sở hữu cùng nơi hiểm yếu với người Khiết Đan. Thứ hai là, bắc lưu Hoàng Hà còn có thể làm cho sông Biện thiếu nước, nguy hiểm đến thủy vận của kinh thành. Cho nên phương án bắc lưu Hoàng Hà cũng bị loại bỏ.

Vì vậy việc chặn dòng chảy hướng Bắc, toàn lực khơi thông dòng chảy về hướng Đông là phương án duy nhất, nhưng thi công cụ thể như thế nào thì vẫn không tránh khỏi việc tranh luận kịch liệt.

Lúc này, viện quân Triệu Tông Tích cũng đã tới. Nhóm tiến sĩ năm Gia Hựu thứ hai cuối cùng cũng đã kết thúc ba năm đảm nhiệm bên ngoài, rất nhiều quan viên hồi kinh nhậm chức... Có người là thông qua các cuộc thi sát hạch, có người là trực tiếp được điều trở lại kinh thành, nhậm chức ở các bộ viện.

Nhưng quan viên hồi kinh này khoảng bảy tám mươi người, tạo ra nhiệm kỳ mới. Nguyên nhân là nhờ thái độ gièm pha thể Thái Học của Âu Dương Tu năm đó, quả thật là vì quốc gia tuyển được một số lượng lớn nhân tài. Thứ hai là do Hoàng thượng và Phú tể tướng cũng có ý định đó...

Trong những người này, hơn phân nửa là xuất thân từ ở Gia Hữu học xã. Tuy rằng trong đó có một bộ phận nịnh nọt đầu nhập phe Triệu Tông Thực, nhưng đại bộ phận mọi người vẫn lựa chọn ủng hộ Triệu Tông Tích. Đây hiển nhiên cũng là do đám người Chương Đôn nhiều năm qua đã tích cực bôn ba liên lạc, khiến phần lớn bọn họ trở thành người đảng Tân Học.

Đối với việc hoa màu của mình vươn ra đất người khác, Trần Khác cũng chỉ áp dụng thái độ ngầm đồng ý. Ai bảo hắn là tiến sĩ năm Gia Hữu thứ hai, nào có tư cách để các người cùng tuổi đầu nhập mình.

Trái lại người nhà Vương An Thạch là quan chủ khảo năm Gia Hữu thứ hai. Tuy rằng triều Tống nghiêm cấm lão sư nhận môn sinh, nhưng bọn Trần Khác khi gặp riêng lão, có ai không tôn kính mà xưng một tiếng “Lão sư” ?

Hơn nữa Vương An Thạch tích dưỡng danh vọng nhiều năm, đã đến lúc phát huy. Tân Học của lão không chỉ có hệ thống hoàn thiện, ở trên phương diện chính vụ cũng rất có thành tích.

Thời gian ở địa phương, lão cho dù làm quan ở nơi nào, đều có thể giúp ngũ cốc bội thu, đêm không cần đóng cửa. Còn can đảm sáng tạo ra các cách hay như “Thanh miêu tiền”, “Thủy lợi pháp”. Lão được dân chúng cảm kích, được công khanh khen ngợi, mỗi khi rời chức đều có cảnh vạn dân đưa tiễn.

Đến Tam Ti mới nửa năm, Vương An Thạch còn thay đổi triều đình, thúc đẩy cải cách trà pháp.

Lúc trước triều đình đối với lá trà áp dụng chế độ bao thuế, đem quyền bán trà cho đại trà thương. Đại trà thương gia bao luôn đường tiêu thụ lá trà, cho dù chất trà ngon hay dở, thậm chí trộn lẫn cây cỏ, cũng không lo lắng nguồn tiêu thụ. Bởi vì dân chúng từ nơi khác không mua được trà, dĩ nhiên chỉ có thể mua trà thứ phẩm giá cao.
Kết quả như vậy, chính là dân chúng chịu tổn hại, triều đình oán trách, toàn bộ lợi nhuận thì thuộc về đại trà thương gia... Đương nhiên cũng là nguồn béo bở cho quan viên Hữu Ti.

Hiện giờ dưới sự thúc đẩy của Vương An Thạch, quan phủ bãi bỏ cách chuyên bán trà, đổi hướng thu thuế vườn trà, cho phép dân chúng có thể từ nam tới bắc tự do buôn bán lá trà. Kết quả trong vòng nửa năm, giá cả lá trà đã rớt xuống một nửa, chất lượng so với lúc trước thì tốt hơn nhiều, lượng tiêu thụ tự nhiên tăng vọt lên.

Mà thuế trà của triều đình, so với khi bao thuế ban đầu thì gấp năm lần. Từ hai triệu quan trực tiếp tăng lên tới chín trăm tám mươi triệu, làm cho Hoàng thượng với các tể tướng nhìn Vương An Thạch với cặp mắt khác!

Tuy rằng nhóm ngôn quan nói lão bóc lột quá nặng đối với vườn trà. Nhưng Triệu Trinh sai người đi thăm hỏi vùng vườn trà Kinh kỳ, Hồ Nam thì đại đa số lại phản ánh gánh nặng bây giờ so với lúc trước nhẹ hơn nhiều, có thể thấy được sự tất yếu của cải cách thuế trà.

Đương nhiên, các đại thương gia trà hận không thể lột da lão, những quan viên trông chờ vào trà thương hiếu kính cũng tức giận tới mức chửi bậy.

Nhưng những lái buôn buôn lậu được thả ra từ nhà giam lại rất cảm kích Vương An Thạch. Bọn họ khắp nơi tán dương lão là thánh nhân tái thế, quan viên trẻ tuổi lại khâm phục Vương An Thạch, xem lão có trái tim không hề sợ cường quyền, có lực xoay chuyển càn khôn. Điều này làm cho công tác của Chương Đôn trở nên đặc biệt đơn giản, giảm đi rất nhiều công phu miệng lưỡi, có thể làm cho các đồng niên của Gia Hữu học xã gia nhập vào hàng ngũ Tân đảng, cùng làm nghiệp lớn... Đương nhiên, Trần Khác dù sao cũng là người sáng lập Gia Hữu học xã, lại là Trạng Nguyên trong một khoa, giữ chức quan cao nhất trong đám đồng niên, lại có thể nói là mặc chung một cái quần với Triệu Tông Tích, cho nên mọi người vẫn như là Thiên lôi sai đâu đánh đó cho hắn... Nói một cách khác, đối với những người cùng năm mà nói, Vương An Thạch là giáo sư, mà hắn là lớp trưởng.

Tuy nhiên, Trần lớp trưởng cũng không thành thật như vậy. Trong ban này, bạn bè ngoan cố của hắn cũng không ít. Ngoại trừ những đồng hương có liên quan, còn có huynh đệ Tăng gia, đám người Giáp Đản. Nếu lão sư và lớp trưởng xung đột, cũng sẽ giúp lớp trưởng cùng nhau đánh giáo sư...

Được rồi, đây đều là những lời ngoài lề.

Trở lại chủ đề chính, Trần Khác đem đám người Giáp Đản đề cử cho Triệu Tông Tích. Giáp Đản là một thiên tài thủy lợi, ba năm nay đều luôn ở tại Hà Bắc. Gã vận dụng thời gian rảnh rỗi tiến hành khảo sát dọc theo hai nhánh sông, đối với việc làm thế nào để tu sửa sông, gã đã sớm có dự định trước.

Giáp Đản thấy phương án chính xác nhất đương nhiên là để sông bắc lưu, nếu chảy về hướng đông sẽ xảy ra vấn đề lớn... Trần Khác sở dĩ biết hiện tại đường sông chảy về hướng đông, cũng là đường xưa của triều Hán, đây là do Giáp Đản khảo chứng.

Nhưng công trình trị thủy không chỉ đơn thuần là vấn đề công trình. Hiện tại chỉ có thể làm sông đông lưu, Giáp Đản đương nhiên muốn tận sức bổ cứu, giúp cho phương án này xem như cũng miễn cưỡng có khả năng.

Kỹ thuật thì có Giáp Đản ủng hộ, Triệu Tông Tích trong triều nghị hiển nhiên rất là thông thạo.

Lúc ấy, ý kiến chủ yếu trong triều là sau khi làm tốt đê đập dòng chảy về hướng đông, liền lập tức ngăn chặn dòng chảy hướng Bắc, làm cho Hoàng Hà tận lực chảy về hướng đông. Toàn bộ công trình như vậy tốn khoảng nửa năm, dân phu cần thiết là ba trăm ngàn người, có lẽ không vượt qua dự tính.

Quan trọng nhất là sáu tháng cuối năm có thể hoàn thành, không đến mức làm chuyện tốt cho người khác.

Làm người phát ngôn ý kiến chủ lực, Triệu Tông Thực liền toàn lực ủng hộ phương án này.

Nhưng Triệu Tông Tích liền đến Lục Sơ khuyên can, y nói:

- Thần nghĩ quan lại nóng lòng chặn dòng bắc lưu, chỉ e rằng hao phí công sức tiền tài nhưng không thể thành công. Hoặc có thể hoàn thành, nhưng dòng chảy về hướng đông hẹp, đê chưa hoàn thành, sẽ gây nên việc tràn ra. Như vậy mặc dù trừ được tai họa của đường tây, nhưng mà hại đường đông, không phải là kế sách hay. Cần phải bảo vệ đê trên cùng với đê của hai nhánh sông...

Đây là “Cách tăng thủy từng bước” do Giáp Đản đề xuất.

Nói thẳng ra chính là ở phía tây hai nhánh sông bố trí ước... “Ước” ở đây chính là đê... Lấy việc giảm bớt lượng nước chảy về phía bắc, gia tăng lượng nước chảy về phía đông. Đợi nước chảy về phía đông dần dần sâu, dòng chảy hướng bắc cạn lại thì lập tức ngăn bắc lưu, xả nước sông Hồ Lư và sông Ngự trước đó bị đảo dòng để Hoàng Hà bắc lưu, từ đó xóa sổ lũ lụt phía tây vùng Ân, Ký, Thân, Doanh.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom