• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (3 Viewers)

  • Chap-395

Chương 350: Thu (4)






- Cho nên vi thần dùng thời gian nhiều năm, tìm ra tứ thư này từ trong “Thập tam kinh” chuyên giảng về tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ. Trước hết sĩ tử chuyên tâm nghiên cứu “Tứ thư”, đợi tới khi hiểu hết đạo thánh nhân, sẽ đọc các sách khác, đương nhiên sẽ tự hiểu, không sợ hiểu lầm.

- Ồ, khá thú vị.

Triệu Trinh cười nhìn chúng thần nói:

- Chúng ta nghe hắn nói thử, xem thánh nhân tu tề trị bình thế nào.

Các đại thần đều gật gật đầu.

Thế là Trần Khác bắt đầu giảng “Trung dung”, nói:

- Không lệch gọi là “trung”, không đổi là “dung”. “Trung” là chính đạo khắp thiên hạ, “Dung” là đặc tính của trời đất.

Trần Khác không phải người đầu tiên cường điệu “trung dung”, thực ra Nhị Trình, Đô Ngận đều rất sùng hai bộ này, chỉ có điều, hai người còn chưa ngộ ra được thành quả thì đã bị hắn nhanh chân tước mất.

Trong “trung dung” quả thật còn bao hàm phương pháp luận tu hành của Nho gia, cái này gọi là đạo trung dung, không phải là “Trung lập, bình thường” như lý giải phổ biến của người hiện đại ngày nay. Mà nó giới thiệu phương pháp tu dưỡng nhân tính của Nho gia – về thông thái, tra vấn, suy nghĩ, phẩm hạnh thuần hậu.

Cũng bao gồm cả quy phạm ăn ở của Nho gia – đạo quân thần, đạo phụ tử, đạo phu phụ, đạo huynh đệ, đạo bằng hữu tri giao và trí, nhân, dũng.

Sách này theo đuổi cảnh giới tu dưỡng cao nhất là cái đức thành tâm thành ý.

Lời thánh nhân trong “Tứ thư” đều là lời ít ý nhiều. Một tầng ý nghĩa khác của nó, chính là lượng thông tin quá ít, cho nên không thể nắm được chân ý một cách chính xác.

Nhất là giảng về “Trung dung”, “Đại học” của tư tưởng quan, thế giới quan, thiện ác quan, phương pháp luận Nho gia, lại càng huyền diệu khó giải thích.

Ví dụ như trong câu đầu tiên của “Trung dung” : “Thiên mệnh là tính, dẫn tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo”. Nếu đối với người có học vấn thấp kém đọc sẽ không hiểu gì, đối với người học vấn sâu hơn thì lại có những cách lý giải của riêng mình, hơn nữa cũng không giống nhau.

Tuy có Kinh điển của Thánh nhân trước mặt, mọi người vẫn không có cách nào nắm chắc tư tưởng triết học của Nho gia, nên cần phải có người đến chú giải và biên dịch kinh điển, làm cầu nối giữa thánh nhân và phàm nhân. Chu Hi định “Tứ thư”, làm “Chương cú tập chú”, chính là làm việc như thế.

Chu Hi dùng cái này lập nên một hệ tư tưởng vừa chi tiết mà đầy đủ, cuối cùng cũng hoàn thành tâm nguyện Tống Nho. Triết học Nho gia cuối cùng cũng lên đến đỉnh cao, trở thành tư tưởng chung nhất của cộng đồng người đọc sách, theo đó trở thành ý thức của cả quốc gia, thay đổi người Trung Quốc từ trong xương cốt.

Xét theo điểm này mà nói, Chu Tử quả thật rất giỏi.

Trần Khác đối với việc giải thích “Tứ thư” là hoàn toàn phỏng theo thể lệ của Chu Tử, thậm chí nội dung cũng căn cứ theo “Tứ Thư” của Chu Tử làm chủ thể. Nhưng về phương diện thế giới quan căn bản nhất thì ngược lại hắn có động chút tay chân.

Bởi vì bộ sách đó của Chu Tử vốn tốt vô cùng, chỉ có điều xét về thế giới quan có hơi rủi ro. Có thế giới quan như thế nào thì sẽ có phương pháp luận như thế, cho nên càng về sau, tư tưởng Nho gia đã trở thành kẻ đầu tiên giam cầm tư tưởng, ngăn cản khoa học phát triển.

Trong thế giới quan, lý học Trình Chu cho rằng Thái Cực là căn bản và bản thể của vũ trụ. Thái Cực không phải là một vật, tức là âm dương mà ở trong âm dương, là ngũ hành nhưng lại ở trong ngũ hành, là vạn vận mà lại ở trong vạn vật, chỉ là một cái lý mà thôi.

Trong nhận thức của Chu Hi, Thái Cực là căn cơ và đầu mối then chốt của vạn vật thiên hạ, là tinh thần thực thể quyết định và sinh ra hết thảy cũng chính là cái gọi là “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh vạn vật. Tất cả mọi thứ trong thế giới đều sinh ra từ Thái Cực.

Như vậy thì nên nhận thức Thái Cực này thế nào? Chu Hi nói “Thái Cực chỉ là trong một chữ lý” – khi người thông lý liền hiểu Thái Cực, tự nhiên biết rõ thiên hạ vạn vật vạn sự, ý chí khoan dung, không quan tâm hơn thua, không sợ không có, có thể tu thân, có thể tề gia, có thể trị quốc, có thể bình thiên hạ!

Như vậy “Lý” này rốt cuộc là gì? Chu Tử nói... A, cái gì cũng nói thẳng cho ngươi ấn tượng sẽ không sâu, tác dụng không lớn. Ngươi cần tự mình hỏi, tự mình suy nghĩ.

Được rồi, thế thì nhận thức “Lý” này thế nào?
Lần này Chu Tử sẽ nói cho ngươi biết, nhất định phải “Cách vật cùng lý”!

“Cách vật trí tri” chính là cơ sở căn bản trong “Đại học” Nho gia.

Thời Tiền Tần, câu nói “Cách vật trí tri” này đại khái cũng không phải thứ ngôn ngự huyền bí, đặc biệt sâu sắc, cho nên không cần giải thích!

Nhưng đến thời Đại Hán, bởi vì nhiều nguyên nhân như văn hóa bị đứt gãy cho nên những giải thích về nó của mọi người lại xuất hiện vấn đề rất lớn, bởi vậy dẫn đến phương pháp luận cũng sai rất nhiều.

Chu Hi giải thích “Cách” nghĩa là tìm hiểu đến tận cùng. Cho nên phương pháp luận của Chu Tử học chính là “cùng lý”.

Vậy thế nào là “Cùng lý” ? Chu Tử nói, chính là đọc nhiều sách luận, áp dụng vào cuộc sống. Đương nhiên căn bản nhất vẫn là đọc sách, nhưng là đọc sách gì? Kinh điển Nho gia. Bởi vì Nho gia xem Khổng Mạnh là người giữ đạo, hoặc có thể nói Khổng Mạnh chính là đạo. Điều mà họ theo đuổi chính là “Đạo Khổng Mạnh”.

Cho nên, “Cách vật cùng lý” trong lý học, nói trắng ra là, đọc nhiều sách thánh hiền, thể ngộ cái gọi là đạo của bậc thánh hiền.

Nếu chỉ vẻn vẹn là tu thân tề gia thì cũng không sao, bởi vì thánh nhân vẫn là người thầy muôn đời, cứ học theo khẳng định là đúng. Nhưng Nho gia là nhập thế còn muốn trị quốc bình thiên hạ, cần phải giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống, ví dụ như tài lực quốc gia khô kiệt, như trị thủy Hoàng Hà, như làm thế nào để ứng đối với kẻ thù bên ngoài.

Đến đây thì xảy ra chuyện rồi. Hậu nhân ai cũng biết, mỗi một vấn đề đều phải phân tích cụ thể, tìm biện pháp giải quyết từ trong hiện thực.

Hơn nữa, nhiều khi vấn đề còn phát sinh theo sự tiến bộ của thời đại. Vậy nên biện pháp giải quyết vấn đề cũng như vậy, cũng nhất định phải không ngừng đổi mới. Ví dụ như thời Xuân Thu, vẫn là nước nhỏ của chế độ tỉnh điền, quan hệ sản xuất hoàn toàn khác với đời sau. Vào thời điểm đó, cách nhìn của thánh nhân đối với những vấn đề cụ thể, đặt trong hoàn cảnh Đại Tống triều xem như đã quá hạn rồi.

Huống chi, thời Xuân Thu, bộ sách kia của Khổng Tử đã được chứng minh là không thể thực hiện được. Đem một cuốn sách đã không thực hiện được ở thời Xuân Thu, mà đặt trong ngàn năm sau, chẳng lẽ có thể đả thông được sao?

Sai lầm của Lý Học Trình Chu chính ở chỗ này. Bọn họ thiếu mất thực tế, không nhìn vào thực tế mà tìm cách giải quyết vấn đề, mà căn cứ theo sách của cổ nhân để tìm cách giải thích, tìm đáp án. Chuyện gì cũng phải xem lại tiên hiền cổ đại đã giải quyết thế nào, sau đó rập khuôn theo là được.

Điều này hiển nhiên là không thể thực hiện được.

Chu Hi sa vào vòng luẩn quẩn này cũng không có gì đáng trách, bởi vì chung quy ông cũng không phải thánh nhân đích thực như Khổng Tử, Aristole, chỉ có thể coi là thánh nhân của đại học vấn thôi.

Ông không cách nào mở ra thế giới quan chính xác, nên đương nhiên cũng không phát triển được một phương pháp luận chính xác. Thế giới quan của ông thực ra tới từ Chu Đôn Di, mà “Thái Cực đồ” căn cơ lý luận của Chu Đôn Di có nguồn gốc từ “Vô Cực đồ” của Trần Đoàn lão tổ, từ đó mà khơi lên được ngọn nguồn của lý học: Cảm ứng thiên nhân, cách vật trí tri, tồn thiên lý, diệt nhân dục.

Mà “Thái Cực” huyền diệu khó giải thích, căn bản không thể nhận thức được, cho nên ông nghiên cứu tới nghiên cứu lui, cũng tìm không ra “Lý” này ở đâu. Cuối cùng chỉ có thể mượn phương pháp tu hành kia của Phật gia. Bởi vậy lý học thực ra là hỗn tạp giữa Phật đạo và chủ nghĩa thực dụng của Nho học. Điều này định trước nó sẽ nhiễm chủ nghĩa tiêu cực của Phật đạo, cuối cùng trở thành một loại giam cầm... Việc Trần Khác phải làm là dựng một thế giới quan và phương pháp luận khác!

Trở lại câu đầu trong “Trung dung” : Thiên mệnh chi vị tính, dẫn tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo.

Trần Khác giải thích:

- Lý tính là thiên tính của nhân loại, thông qua suy nghĩ của lý tính có thể ngộ đạo, thánh nhân dùng cách này để tìm ra con đường giáo hóa vạn dân.

Hắn giải thích “Thiên mệnh” là “Đạo”. Đạo chính là chân lý tuyệt đối và quy luật khách quan. Hắn nói cả thế giới chính là vận hành trong chân lý tuyệt đối và quy luật khách quan đó. Chân lý và quy luật giấu dưới biểu tượng và sự kiện, quy định sự phát triển của một việc và biểu tượng. Cho nên nhận thức được chân lý và quy luật là có thể đoán được sự biến hóa của sự vật; Nắm chắc phương pháp chính xác, là cái gọi là “Minh tâm kiến tính” sau đó có thể tu tề trị bình!

Chân lý và quy luật là những thứ có thể nhận thức. Tu đạo, chính là quá trình nhận thức chân lý và quy luật. Mà phương pháp tu đạo gọi là “Truy nguyên” (Cách vật)

Đối với “Cách vật” (truy nguyên), thuyết pháp của Trần Khác về cơ bản giống với Chu Hi. Hắn nói:

- Biết là ở mình, lý là ở vật.. Nối liền vật với ta gọi là “Cách vật trí tri”.

Bọn họ cùng giảng “Cách” là tới, là tận, Chí: Là tìm tới cái lý tận cùng của sự vật. Cũng giảng “Vật” là sự, phạm vi của nó cực lớn, bao gồm hết thảy hiện tượng tự nhiên và xã hội, cũng bao gồm cả hiện tượng tâm lý và quy phạm hành vi đạo đức.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom