• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (4 Viewers)

  • Chap-396

Chương 351: Đông (1)






‘Cách vật” chính là truy đến cái lý cuối cùng của sự vật. Cho rằng trên từ vũ trụ thiên địa dưới đến những vật nhỏ như cọng cây ngọn cỏ hay côn trùng nhỏ nhất, đều có “lý”, cũng cần phải “cách”, “lý” của vật hiểu càng sâu, ta cũng sẽ hiểu được càng rộng. Từ “Cách vật” đến chí tri có một quá trình tích lũy từng chút một cho tới khi thông suốt.

Muốn thông suốt, nhất định phải bỏ công, “Cách” một vật, “Lý” một chuyện, đều phải đi tới tận cùng, từ gần đến xa, từ nông đến sâu, từ thô đến tinh. Bác học, tra vấn, suy nghĩ, phân biệt, chia làm tứ lễ, lần lượt tiếp nhận, từng lớp tiếp nhận mà cầu đạo lý.

Cái gọi là “cùng lý phải truy đến cùng” (Cùng lý), vỏ bên ngoài là biểu, thấy tới mức sâu sắc là lý. Mỗi người nhất định phải trải qua quá trình nhận thức từ ngoài vào trong mới có thể nhìn thấy rõ “lý”.

Xét về phương pháp luận, cơ bản đều là quan điểm của Chu Tử, Trần Khác gần như rập khuôn nguyên mẫu. Nhưng ở vào thế giới khác nhau, phương pháp luận này cũng sẽ có giới hạn nhất định với lý học Trình Chu, biến thành “Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, vận dụng lối suy nghĩ lý tính, từ hiện tượng mà rút ra lý luận, lấy thực tiễn kiểm nghiệm lý luận. Trải qua quá trình như vậy sẽ đạt được lý”.

Khi ngươi hiểu được “Lý” của vạn vật rồi, có thể từ trong “lý” mà thăng hoa xuất đạo.

Khi ngươi nhận thức được đạo, thì mọi sự vạn vật trong mắt ngươi đều không có bí mật gì nữa, ngươi đã tu thành đạo.

“Tắc duy thiên hạ chí thành, năng tận kỳ tính; Năng tận kỳ tính, tắc năng tận nhân chi tính; Năng tận nhân chi tính, tắc năng tận vật chi tính; Năng tận vật chi tính, tắc khả tán thiên hạ chi hóa dục; Khả dĩ tán thiên hạ chi hóa dục, tắc khả dĩ dữ thiên địa tham hĩ...”

(Chỉ có những bậc thánh nhân trong thiên hạ mới có thể hiểu được trọn vẹn bản tính của mình; Có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của mình mới có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của người; Có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của người mới có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của vật; Có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của vật rồi mới có thể giúp vào việc nuôi dưỡng chuyển hóa đất trời’ có thể giúp vào việc nuôi dưỡng chuyển hóa đất trời mới có thể cùng tham dự với đất trời.

Học thuyết này của Trần Khác có thể nói là vì đứng trên vai người khổng lồ, một câu đã hoàn chỉnh tinh tế, khiến người ta tin phục.

Cộng thêm hình tượng kinh học đại sư hắn đã xây dựng nên, cho nên hắn chỉ cần giảng một chương “Trung dung” ở Kinh Diên đã nhận được hưởng ứng mãnh liệt.

Năm ngoái hắn nghiên cứu “Thượng thư” là Ngụy kinh, các sĩ phu liền chỉ xem hắn là chí sĩ tài hoa học vấn uyên bác, hiểu rõ sâu sắc. Năm nay, nghe hắn giảng về “Trung dung” mới biết hóa ra sau khi Đại Tống triều kế thừa Đạo học, Tân học, lại ra đời một học thuyết nữa, lại sinh ra một gã đại Nho!

Hơn nữa, học thuyết này một khi được xuất bản, lại là một học thuyết đầy đủ như thế, tính khả thi như thế, vượt xa những học thuyết vẫn còn đang mò mẫm lắp ghép chưa hoàn thiện kia.

Chỉ có điều, Trần Khác thật sự còn quá trẻ, khiến các sĩ phu thật sự không thể chấp nhận, mấy đời người đau khổ tìm thừng mà không ra, nhưng bị tiểu tử không đến ba mươi tuổi này nói toạc ra rồi.

Vì thế, nghi vấn che trời phủ đất kéo đến, rất nhiều là phản đối chỉ vì phản đối, kết quả Kinh Diên nửa sau, thành ra cảnh tượng Trần Khác vì bảo vệ học thuyết của mình mà khẩu chiến Nho đàn.

Nhưng mặc kệ nói thế nào, ai cũng phải thừa nhận, trong Kinh Diên năm Gia Hữu thứ năm đã ra đời một học thuyết Nho gia tràn đầy sức sống. Sức sống mà nó ẩn chứa chắc chắn sẽ tấn công thế giới này!

Bởi vì Trần Khác xuất thân từ đất Thục, nên bình thường vẫn được gọi là “Thục học”, nhưng bản thân hắn muốn gọi là “Lý học” hơn. Thứ nhất, là thể hiện sự kính trọng với Chu Tử. Thứ hai, đây vốn là trường phái học về đạo lý, gọi là Lý học là thỏa đáng nhất.

Kinh diên kết thúc chưa được nửa tháng, xã ấn thư Biện Kinh đã ban hành một nghìn đầu sách “Tập chú đại học chương cú” và “Tập chú trung dung chương cú”, những cuốn sách này ngay sau đó nhanh chóng được xếp lên hàng nghìn các giá sách ở Biện Kinh, Lạc Dương, Hàng Châu, Ngạc Châu, Dương Châu hơn nữa tất cả đều được đặt ở những vị trí bắt mắt nhất.

Tốc độ in ấn của xã thư ấn Biện Kinh quá nhanh, chất lượng in ấn cao, phí in ấn cũng rất thấp, nên đã chiếm được hơn bảy mươi phần trăm các ấn xã tại Biện Kinh, tạo thành một dây chuyền in ấn cao cấp với bảy nghìn công nhân, chiếm hơn chín mươi phần trăm thị phần tại Biện Kinh, và chiếm trên sáu mươi phần trăm nghiệp vụ xuất bản cả nước.

Cho nên những cửa hàng sách này phải đổi mới, nếu không sẽ phải ngoan ngoãn nghe theo yêu cầu của các nhà xuất bản lớn.

Thực ra đây không phải là ý tưởng của Trần Khác, mà là những môn hạ của hắn nịnh bợ mà thôi. Theo ý của Trần Khác, trước tiên in với số lượng là hai mươi nghìn quyển, rồi dần dần bán ra, nếu xảy ra vấn đề gì, tự mình cũng có thể chỉnh lý.

Như thế mới tốt, chỉ trong mấy ngày, hai cuốn “Tập chú đại học chương cú” và “Tập chú trung dung chương cú” đã được ban hành khắp năm sông bốn bể. Nơi đâu cũng có, tiếng tăm lừng lẫy khắp nơi.

Trước hết dĩ nhiên đều được ca ngợi tán dương. Bởi vì lý học của Trần Thị cũng là một môn triết học tinh thông, học vấn như thế được bày ra trước mắt bạn, bạn dù có không tin cũng không thể không bái phục. Bởi vì từ thời Tiền Tần nền văn hóa của Trung Quốc sau khi bị gián đoạn, triết học vẫn là một bộ môn chưa được hình thành một cách đầy đủ. Đối với học thuyết Hán Nho, tư tưởng của đạo Phật sau khi không còn phù hợp, mọi người rất cần một hệ tư tưởng có thể dẫn lối cho họ.

Nhưng cũng chính bởi vì trải qua quá nhiều thất bại, nên bọn họ không còn tin vào bất kỳ học thuyết nào nữa, sau bao nhiêu thắc mắc thì mới có thể dần dần tiếp nhận nó.

Vì vậy cả mùa đông tại nhà của Trần Khác, trước các cửa viện võ học đều đông nghịt môn sinh, học giả tới lãnh giáo, bái sư, chất vấn. Thậm chí có người từ Quảng Đông cũng lặn lội đến, chỉ để nói vài câu phỉ nhổ... Dĩ nhiên, những người như thế đều là những người cá biệt.
Trần Khác chỉ có thể giải thích những thắc mắc đó trong một khoảng thời gian nhất định, thậm chí phải lập luận. Cả ngày đều bị truy vấn như vậy, cho dù người hắn làm bằng sắt đi nữa cũng không thể tiêu nổi, cuối cùng đành phải tuyên bố, cứ năm ngày một lần, trong giảng võ đường tại viện võ học, chỉ tập trung một nhóm người tới bái lĩnh.

Giảng võ đường là học viện võ học hoàng gia, giống như lễ đường sau này. Giảng đường mới được xây bằng bê tông và xi măng, có thể chứa được tối đa hơn hai nghìn người. Được trang bị thiết bị khuếch đại âm thanh đầu tiên, phục vụ các buổi học tại học viện võ học.

Trần Khác tập trung những người này lại, lợi thế lớn nhất chính là có thể tránh trả lời những câu hỏi trùng lặp. Trên thực tế, hắn mỗi ngày trả lời hết lần này đến lần khác, quanh quẩn cũng chỉ mười mấy vấn đề như thế.

Ví dụ như:

- Ngài nói phải tìm hiểu cặn kẽ các nguyên lý, như vậy còn thánh nhân thì sao? Lẽ nào chúng ta chỉ cần tìm hiểu mà không cần học tập thánh nhân sao?

Trần Khác đáp lại rằng:

- Đương nhiên không phải, không có thánh nhân chỉ dẫn, ngươi nghiên cứu như thế nào? Tu thân, hay nghiên cứu tới cái vô cùng của sự vật, đều phải làm theo lời thánh nhân dạy bảo!

Lại có người hỏi:

- Ngài nói “Thế giới vạn vật là thực tại, những nhà lý luận trong các phân ngành phân loại đều có thể nhập đạo”, lẽ nào tôi nghiên cứu về cây cỏ cũng coi là nhập đạo?

- Lý có ngàn vạn, nhưng đạo chỉ có một.

Trần Khác nói:

- Đạo ẩn chứa trong vạn vật, cho nên trong mỗi cái lý lại bao hàm một bộ phận của đạo. Thường thì phải nghiên cứu đến cùng những quy luật của vạn vật, mới có thể đạt tới đạo. Nhưng con người có trí tuệ, có thể tổng kết lại quy luật, có thể học một biết mười. Cho nên ngươi chỉ cần chuyên tâm nghiên cứu cặn kẽ ngọn nguồn của một loại nguyên lý, cũng có thể coi đã chạm được tới đạo rồi.

- Như vậy có thể phân ra thành những loại nào?

- Nhiều lắm, ví dụ như triết học, văn học, võ học, phật học, đạo học, sử học, y học, nông học, công học, toán học, tử vi số học, thiên văn học, địa lý học, quân sự học, động vật học, thực vật học...

- Chẳng lẽ nông dân cũng có thể đắc đạo?

Đây có thể là điều làm cho các sĩ phu cảm thấy khó chịu, bọn họ đòi hỏi sự ưu việt trong đó.

- Trên lý luận là như vậy, nhưng phải có kiến thức uyên thâm về nông học, như thế mới gọi là đắc đạo, ngươi đã trị được tất cả các bệnh do sâu hại chưa? Nếu phòng trừ được tất cả các loại sâu bệnh hại, thì còn phải có kỹ thuật làm vườn, trồng rừng, nuôi tằm, chăn nuôi, bác sỹ thú y, lai giống, sản xuất, nấu nướng, dự trù, cùng với các phương pháp chống bỏ hoang, cũng phải nắm vững như lòng bàn tay.

Trần Khác thản nhiên đáp:

- Ngươi cảm thấy một người nông dân không biết nhiều chữ có thể hiểu được nhiều như thế sao?

Mọi người dưới giảng đường đều lắc đầu cười rộ lên.

- Cho nên chỉ dựa vào thực tiễn thì không có cách nào đắc đạo, vẫn phải tìm hiểu thông qua các bộ sách của người xưa, mới nhanh chóng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Sau đó lại phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm lại những tri thức của mình, như vậy mới đi đến tận cùng nguyên lý của nó, sau đó mới có đầy đủ thời gian để cầu đạo.

Trần Khác giải thích như vậy thật sự đáng ngưỡng mộ, chỉ có những người đọc sách mới có thể đắc đạo, nhưng hắn vẫn tự biện luận cho mình:

- Nếu một người nông dân có thể nắm vững được nhiều như thế, thì ngươi có cho rằng họ không đủ tư cách để nhập đạo không?
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom