• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Nhất phẩm giang sơn (2 Viewers)

  • Chap-429

Chương 358: Vỡ đê (2)






Đây là lần hành động tìm kiếm quy mô chưa từng có từ trước tới nay. Trước đấy trong các nhiệm vụ cứu chữa sau tai nạn chưa hề có mục tìm kiếm cứu vớt, dân chúng chịu nạn trước nay đều tự sinh tự diệt.

Nguyên nhân thúc đẩy lần tìm kiếm cứu vớt này chính là do trang “báo bóng đá” đưa tin. Từ đầu mùa thu tới nay mưa dầm liên miên khiến giải thi đấu mùa thu mà trăm ngàn người dân đang mong đợi không thể không lùi lại một lần nữa, nhưng “báo bóng đá” vẫn mặc gió mặc mưa mà bàn mà luận. Chỉ khác là lần này tuy vẫn đàm luận về việc bóng như trước, nhưng vụng trộm kéo theo một vài vấn đề kín... Ví dụ như trong mục “Bình luận độc lập bóng đá”, một số nhân sĩ nổi danh dùng lời lẽ chính nghĩa để phê bình dân chúng chỉ quan tâm đến đội bóng mình ủng hộ mà chẳng ngó ngàng gì đến tin sông Hoàng Hà vỡ đê, v. V...!

Sự kiện sông Nhị Cổ vỡ đê lần này trở thành chủ đề nóng của “báo bóng đá”. Đề mục là “Hoàng Hà vỡ đê, trận thi đấu lần nữa tạm hoãn”!

Nhưng trong đó, hơn nửa bài chính văn lại miêu tả mức độ nghiêm trọng của tai nạn sông Nhị Cổ. Dù không trực tiếp trách móc ai nhưng cũng nhắc đến những vấn đề cơ bản như công trình hao tổn cả triệu bạc, huy động lực lượng của cả đất nước, được xưng là có thể chế ngự lũ cả trăm năm, vân vân...

Trong cái thời đại tin tức bế tắc, đây là loại truyền thông đầu tiên có thể giúp đại đa số dân chúng nhanh chóng nắm bắt đồng thời những tin tức mới nhất. Đối với dân chúng bình thường mà nói thì cùng lắm than vài câu “nghiệp chướng”, “chẳng biết bị tham nhũng bao nhiêu cho vừa”...

Nhưng trong thành Biện Kinh còn có một số lượng lớn người đọc sách, nhất là những học sinh tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm sống, sau khi biết được tin này thì dấy lên nhiệt huyết làm nhiệm vụ cứu tế thiên hạ. Họ dùng đủ mọi cách để biểu đạt lòng muốn cứu giúp nạn thiên tai của mình với triều đình.

Đối mặt với đám sĩ tử nhiệt tình, triều đình chỉ cười... Cứu giúp thiên tai xưa nay là chức trách của quan phủ. Nếu ở vào triều đại trước ai dám chủ động cứu giúp thiên tai, như thế sẽ được coi là thu mua lòng người xảo quyệt, chém rơi đầu là cái chắc. Tuy bây giờ vẫn chưa khai sáng hơn, nhưng cũng đồng ý cho bách tính muôn dân tham gia vào.

Ồn ào một thời gian, đột nhiên có người đưa ý kiến nói để bọn họ đi tìm giúp những dân chúng gặp khó khăn. Như vậy vừa thỏa mãn được mong muốn của họ vừa giúp thành Biện Kinh an tĩnh lại.

Các tướng công thấy đề nghị này khá hay, vì thế lập tức bố cáo phái mười thuyền do quan viên cầm đầu dẫn các thuyền dân tình nguyện đến khu ngập lũ.

Lúc họ đến thì cũng đã thấy có hơn mười chiếc thuyền đang tiến hành tìm kiếm cứu vớt ở đó. Những thuyền này đều là của hiệu buôn Tứ Hải, mấy ngày qua đã cứu vớt mấy ngàn dân chúng, giờ vẫn chưa dừng lại.

Người cầm đầu con thuyền chính là Trần Khác, kẻ đáng lẽ đang ở nhà dưỡng bệnh. Sắc mặt hắn có vẻ tiều tụy, hai mắt đỏ au, trên mặt mọc đầy râu, thoạt nhìn dường như đã mấy ngày không chợp mắt.

Gió thu thổi qua se lạnh, Trần Nghĩa cầm một chiếc áo khoác định khoác thêm cho hắn nhưng lại bị Trần Khác từ chối. Hắn khàn giọng hỏi:

- Vẫn chưa có tin tức sao?

Trần Nghĩa ôm áo khoác, nói khẽ:

- Đã bốn ngày rồi, hy vọng sống sót của Giáp đại nhân là rất mong manh...

Trần Khác ảm đạm, sau đó trầm giọng nói:

- Tiếp tục tìm. Sống phải thấy người chết phải thấy xác!

- Vâng.

Trần Nghĩa đành truyền lệnh xuống.

Mấy ngày nay Trần Khác vẫn luôn đắm chìm trong sự hối hận tự trách mình. Bởi vì hắn không quan tâm nên đã ép Giáp Đản vật lộn cùng đám hổ sói, giờ đê cũng vỡ mà người cũng chẳng thấy...

Nhưng hắn cũng rất khó khăn. Ngay tại thời khắc mấu chốt để lập thái tử này, mỗi cử động của hắn đều sẽ gây ra những phản ứng khó lường, lại là việc liên quan trực tiếp đến Triệu Tông Thực, người khác làm sao có thể để hắn nhúng tay vào chứ?

Về phần Trần Khác thì vẫn đang chờ đợi, không phải chờ trận lũ quét này mà là chờ một chuyện khác xảy ra... Người tính không bằng trời tính, ai ngờ năm nay mùa thu lại lũ lớn như vậy.

Nhưng hắn vẫn không thể tha thứ cho bản thân. Bởi nếu là Trần Khác của năm năm trước thì nhất định sẽ liều lĩnh sóng vai chiến đấu cùng Giáp Đản.

Dù thế nào thì hắn cũng không tránh khỏi sa đọa rồi...

- Tam ca, huynh không cần phải tự trách mình như vậy.

Một thanh niên thân hình cao lớn đi ra từ khoang thuyền. Đây cũng chính là vị tổng quản hiệu buôn Tứ Hải phân bộ phương Bắc, Trần Tháo. Sau vài năm từng trải, gã không còn vẻ xông xáo mạnh mẽ như năm xưa mà trở nên trầm ổn hơn:

- Chuyện của Giáp đại ca chỉ là một việc ngoài ý muốn thôi.

- Nếu không phải trước đó ta có lòng riêng thì gã cần gì phải đi tìm Triệu Tòng Cổ.

Trần Khác nặng nề thở dài:

- Nếu không phải tên Triệu Tòng Cổ đó quá khốn kiếp thì gã việc gì phải chạy lên đê..

Nói xong sống mũi đau xót, khàn giọng:

- Đều là lỗi của ta...

- Sao lại là lỗi của huynh được.

Trần Tháo khuyên bảo:

- Cứ cho là lúc ấy đáp ứng Giáp đại ca thì với hoàn cảnh của huynh đang trong kinh thành thì cũng có thể làm được gì? Công trình trị thủy này liên quan đến vinh nhục của Triệu Tông Thực và Triệu Tòng Cổ, bọn họ sao có thể để huynh nhúng tay vào?

- Cuối cùng chắc chắn sẽ khác với bây giờ...
Trần Khác chán nản:

- Lần vỡ đê này, nói là do thiên tai nhưng thực ra cũng là họa từ người. Những kẻ có mục đích riêng tụ tập giằng co mới đẩy những người thành thật đảm nhiệm công việc vào bước đường cùng.

Nói xong cười tự giễui:

- Đại Tống ta không thiếu những tài tử, danh thần nhưng người một lòng một dạ vì nước quên thân như Chính Phu lại ngày càng ít. Nhân tài như thế mới chính là quốc bảo chân chính, giờ lại chết khi tóc còn xanh.

- Nhắc mới nhớ...

Trần Tháo muốn đánh lạc hướng huynh trưởng nên hỏi điều mình thắc mắc:

- Sao vụ việc lại tới mức này được nhỉ?

- Đơn giản chính là tư lợi mà thôi.

Trần Khác trầm giọng:

- Trước kia đệ không quan tâm chính sự, không biết lúc trước định ra phương án công trình trị thủy này đã tốn biết bao công sức đâu. Đơn giản mà nói chủ yếu có hai phái đối chọi gay gắt với nhau. Điện hạ và chúng ta một phái, Triệu Tông Thực một phái. Ai thắng ai thua không cần nhiều lời nữa.

Trần Tháo gật đầu, lại nghe huynh trưởng nói tiếp:

- Sau khi phương án của điện hạ bị phủ quyết, y vẫn dâng tấu thư yêu cầu công trình chậm lại, dùng thời gian ba đến năm năm để chặn bắc lưu, cho sông Nhị Cổ thêm sâu. Kết quả đề nghị của y lại bị phủ quyết.

- Triệu Tông Thực vì muốn thể hiện năng lực, hơn nữa lại có hứa hẹn với các tướng đẩy nhanh tốc độ hoàn thành trong một năm. Lúc ấy Giáp Chính Phu từng phản đối mãnh liệt, nhưng dễ dàng bị áp chế.

Trần Khác nói khẽ:

- Cho nên công trình trị thủy sông Nhị Cổ từ phương án đến chất lượng đều do Triệu Tông Thực phụ trách.

- Trong khi Triệu Tòng Cổ thì chỉ có trách nhiệm giám sát, vậy nên phương án công trình dù đúng hay sai cũng không liên quan tới y.

Trần Tháo đã hơi hiểu ra nói:

- Nhưng nếu có thể chứng minh chất lượng công trình có vấn đề thì cũng không thoát được.

- Đúng vậy.

Trần Khác gật đầu:

- Ban đầu Triệu Tòng Cổ hẳn là tự cho rằng trách nhiệm không lớn. Bởi vì hai loại tình huống có khả năng xuất hiện nhất lúc ấy, một là lũ ngập qua đê, chứng minh công trình kiến tạo không có vấn đề mà là thiết kế có vấn đề, điều này đương nhiên không liên quan gì với y. Hai là mở xả bắc lưu, cái này cũng vậy, chứng minh là do thiết kế xảy ra vấn đề, vẫn là không liên quan tới y.

- Một khi đã vậy, cho dù Hàn Cương dẫn người coi đê thì dưới tay Triệu Tòng Cổ có mấy chục ngàn người, sao không thể đuổi chúng đi mà mở xả bắc lưu?

Trần Tháo khó hiểu.

- Vậy mới nói do hai chữ tư lợi.

Trần Khác thản nhiên nói:

- Y lo lắng một khi y mở cửa xả lũ bảo vệ đường sông thì Triệu Tông Thực có thể trả đũa, nói công trình trị thủy sông Nhị Cổ không có vấn đề, đó là do Triệu Tòng Cổ sợ hãi tự tiện đào mở bắc lưu. Như vậy chẳng khác gì Triệu Tông Thực tốn công vất vả mà phải nghe kẻ ngồi chơi xơi nước quát mắng.

- Trong tình huống thứ hai, đường sông bắc lưu nay đã biến thành mấy chục ngàn mảnh ruộng. Đám quyền quý thành Biện Kinh tốn rất nhiều tiền mới có được những điền sản này, nếu không phải bất đắc dĩ thì y không muốn làm kẻ ác.

Trần Khác nói tiếp:

- Cho nên Hàn Cương bảo vệ đê đập, ngăn không cho xẻ lũ bắc lưu cũng hợp ý y... Đệ xem, không phải ta không muốn xả nước lũ mà là do kẻ này ngăn trở mới khiến lũ tràn đê. Tính đi tính lại trong tình huống này y gánh vác trách nhiệm nhẹ nhất.

- Vậy Hàn Cương sao phải trông coi đê đập. Chẳng lẽ lũ ngập quá đê cũng có thể chứng minh thiết kế có vấn đề ư?

Trần Tháo khó hiểu.

- Đào xả bắc lưu chẳng khác gì thừa nhận sai lầm, chứng minh chủ trương lúc trước của ta mới là chính xác. Đây là điều Triệu Tông Thực không thể tiếp nhận.

Trần Khác than nhẹ một tiếng nói:

- Cho nên bọn họ hy vọng nhìn thấy lũ ngập tràn đê, như vậy có thể biện hộ rằng thiết kế đường sông hơi hẹp mà không phải cả phương án có vấn đề, còn có thể chứng minh Triệu Tông Thực không sai lầm. Hơn nữa thiên tai nhiều năm, lũ lớn như mùa thu năm nay đã lâu không có. Hai điều này cộng lại khiến họ kiên quyết ngăn cản xả bắc lưu.

- Nhưng chẳng ai ngờ đê sẽ lại vỡ.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom