Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-430
Chương 358: Vỡ đê (3)
Trần Tháo cũng thở dài:
- Công trình này hao tiền tốn của đến như vậy, có thể được xưng là phòng thủ kiên cố khiến tất cả mọi người đều chủ quan. Nghe người của Đô thủy giám nói Giáp đại ca đến cuối cùng mới phát hiện nguy hiểm vỡ đê, hơn nữa chẳng ngờ nó lại tới nhanh như vậy.
- Đúng, chẳng ai ngờ đê sẽ vỡ...
Trần Khác gật đầu, thấy một con thuyền chạy nhanh tới. Chỉ chốc lát, Trần Tín vịn dây thừng leo lên thuyền lớn, hành lễ với Trần Khác:
- Ngự sử trung thừa phát lệnh truyền tới đại nhân, mong ngài lập tức đến Ngự sử đài tiếp nhận thẩm tra.
- Cái gì?
Trần Tháo cả kinh.
- Chắc là chuyện của công trình sông Nhị Cổ.
- Vớ vẩn, chuyện này làm gì có quan hệ với ca ca ta...
Trần Tháo tức giận:
- Bọn họ dựa vào cái gì dám liên lụy đến Tam ca của ta!
- Thuộc hạ không biết.
Theo quy chế của quốc triều thì quan viên dưới tứ phẩm nếu nhận được lệnh truyền của Ngự Sử trung thừa phải tới Ngự Sử đài báo tin, nếu không sẽ bị ghi tội. Cho nên Trần Tín nhanh chóng đi đến báo tin, nào biết được nguyên nhân trong đó.
Trần Tháo còn muốn nói gì thì bị Trần Khác ngăn cản:
- Rốt cục là việc gì ta trở về sẽ rõ thôi. Đệ tiếp tục tìm, vẫn câu nói kia...
- Sống thấy người, chết thấy xác.
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu.
- Tam ca, huynh sẽ không sao chứ?
- Ha ha.
Trần Khác lắc đầu cười:
- Đệ quá coi thường ca ca rồi, chẳng lẽ ta đơn giản như vậy sao?
- Huynh trưởng bảo trọng...
Hai ngày sau, lúc gần tối, Trần Khác trở về Biện Kinh.
Về đến nhà, Trần Thung nói cho hắn biết ngọn nguồn sự việc.
Hóa ra Phú Bật và Đường Giới phụng chỉ điều tra nguyên nhân sông Nhị Cổ vỡ đê. Kết quả Đô thủy giám và toàn bộ các quan viên công bộ đều cùng cho rằng công trình thiết kế không thành vấn đề, chất lượng thi công cũng tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Nguyên nhân vỡ đê chủ yếu là do áp dụng vật liệu kiểu mới.
Cái gọi là vật liệu mới đương nhiên là xi măng.
Trần Khác nghe vậy cũng không thấy bất ngờ, bởi Triệu Tông Thực và Triệu Tòng Cổ hiện đang có nhu cầu cấp bách trốn tránh trách nhiệm. Như vậy Trần Khác lúc trước cung cấp xi măng chính là người tốt nhất để đổ tội! Hơn nữa còn có thể đả kích lại Triệu Tông Tích một phen, Triệu Tông Thực không làm thế mới là lạ.
- Quá vô sỉ!
Trần Thung từ trước đến nay đều trầm ổn giờ cũng tức giận nói:
- Lúc trước đưa ra xi măng hoàn toàn vì công tâm, giờ chúng lại dùng cái đó để đả kích.
- Đây có tính là ta tự tìm phiền phức hay không?
Trần Khác không hề tức giận, chỉ hơi bất đắc dĩ:
- Hay họ cảm thấy ta dễ bắt nạt như vậy?
- Ta đã nói chuyện cùng những người đồng niên, bên Vương Bàng cũng đồng ý để chúng ta đệ thư kêu oan cho huynh.
Trần Thung mấy ngày nay rõ ràng đều không nhàn rỗi:
- Triều Đại Tống không phải là nơi bọn chúng có thể một tay che trời!
- An tâm, chớ vội.
Trần Khác cười khổ:
- Người ta chỉ chất vấn ta một chút chứ đâu có kết luận. Các đệ sốt ruột ầm ĩ làm gì?
Nói xong nghiêm mặt:
- Giờ Quan gia và Phú tướng công đang cực kì tức tối, các đệ không nên đưa nòng súng vào họng mấy người đó.
- Huynh chuẩn bị rửa oan thế nào!
Trần Thung quan tâm hỏi.
- Ta phải ngủ một giấc trước đã.
Trần Khác nghiêm mặt nói:
- Mai đi Ngự Sử đài báo cáo sau.
- ...
Trần Thung bó tay.
- Cứ an tâm.
Trần Khác nhẹ giọng an ủi huynh đệ của mình:
- Có lẽ không phải điều đệ tưởng tượng đâu.
...
Ngày hôm sau không phải lên triều, Trần Khác mới sáng sớm liền đón xe vào Ngự Sử đài ở tây Hoàng thành để báo cáo.
Ngự Sử Đài còn gọi là Ô Đài. Ở một triều Đại Tống không có hán vệ đặc vụ, nơi đây chính là nơi khiến các quan văn nghe mà sợ vỡ mật, nhưng Trần Khác lại chẳng có cảm giác gì đối với nơi này. Nguyên nhân rất đơn giản, đổi là ai bị mười mấy Ngự Sử buộc tội vài năm cũng sẽ chẳng còn tí kính sợ nào nữa.
Nghe nói hình tượng hắn trong mắt các Ngự Sử đã là một trong “Ba người khó dây dưa nhất” trong triều, hai vị khác theo thứ tự là Phú Bật và Hàn Kỳ...
Xuống xe ở ngoài cửa, Trần Khác và Trần Nghĩa đi bộ vào nha môn. Trần Nghĩa lấy danh thiếp và lệnh truyền đưa cho tên lính thủ vệ, hai người được dẫn vào sảnh trị sự ở sân trước.
Khác với những nha môn khác thích ra oai với dân chúng tầm thường, với tư cách là phong hiến nha môn duy trì trật tự bách quan, nơi đây chính là bày cho các quan xem oai phong của Ngự Sử đài. Trần Khác vừa vào liền cảm thấy không khí áp lực trang nghiêm ở nơi này. Gặp đám quan viên ra vào ai nấy mặt lạnh tanh, không có bất kì ai tươi cười đón chào như các nha môn bình thường khác.
Nhiệm vụ của phòng trị sự ở Ngự Sử đài là ghi danh các quan đến và đưa đến phòng tương ứng. Bởi vị hầu hết các quan đến báo cáo đều sẽ là “Tội viên” nên các Giám sát Ngự Sử ở phòng trị sự dần tạo thành tác phong ăn nói như thẩm vấn phạm nhân vậy.
Trực ban Ngự Sử trị ban thấy một người vào một mình, mặc áo quan ngũ phẩm, lại trẻ tuổi khác thường... Triều Tống không giống triều Minh Thanh, thăng quan là điều cực kỳ khó. Dù hai mươi tuổi thi đậu, bốn mươi tuổi mới đến ngũ phẩm đã được coi là thành tựu lớn. Trước mắt vị này nhìn mới hơn hai mươi mà đã là quan ngũ phậm, đã vậy còn đeo túi kim ngư lớn. Điều này khiến vị Ngự Sự luôn tự cho mình trẻ tuổi sao không đỏ mắt.
Vị Ngự Sử kia lập tức nhận ra người tới là Trần Khác, cũng biết hai vị vương gia đang mong đổ tiếng xấu cho hắn gánh vụ vỡ đê, Trung thừa đại nhân còn tự thân ký phát lệnh truyền. Trong lòng gã không khỏi vui sướng, đường làm quan rộng mở ư, quả này ngươi chết chắc!
Sau đó liền bày ra tư thế kiểu thẩm vấn phạm nhân, không nhường chỗ ngồi mà trực tiếp hỏi:
- Ngươi là ai? Phạm vào tội gì?
- Ngươi không biết ăn nói à?
Trần Nghĩa vừa nghe liền tức giận:
- Nói như kiểu thẩm vấn phạm nhân chắc?
- Ngươi đi theo vào làm gì?
Ngự Sử như đập ruồi bọ, quát:
- Người đâu, đá ra ngoài. Còn dám lớn tiếng nơi Ô Đài, cứ vả miệng mạnh cho ta!
Trần Khác nhất thời giận dữ, vừa muốn lên cơn liền nghe một âm thanh quen thuộc quát lên:
- Vương Ngạn Phụ, ngươi cũng oai thật đấy!
Còn chưa dứt lời, một Ngự Sử thân hình cao lớn, trên mặt đầy vẻ tức giận đến bên người Trần Khác. Đây chính là Ngự Sử đảm nhiệm giám sát ở Ngự Sử đài, Vương Thiều.
Người được gọi là Ngự Sử giám sát Vương Ngạn Phụ đỗ tiến sĩ năm Gia Hựu thứ tư. Bởi vì một nguyên nhân mọi người đều biết, nên hai bảng tiếng sĩ năm Gia Hựu thứ hai và thứ bốn xưa nay đều như nước với lửa. Vương Ngạn Phụ và Vương Thiều bình thường không có quan hệ gì, giờ phút này thấy đối phương đối lập với mình, tự nhận là một cơ hội tốt để ra oai, cười lạnh:
- Ta chỉ chiếu theo lẽ thường làm việc. Ở công đường ngươi gào thét cái gì?
- Đừng cầm lông gà làm mũi tên!
Vương Thiều phỉ nhổ:
- Thanh danh Ngự Sử đài đều bị loại người chim mắt chó như ngươi làm hư hại!
- Ngươi nói ai là người chim?
Vương Ngạn Phụ mặt đỏ tía tai:
- Ngươi dám lặp lại lần nữa không?
- Ngươi là người chim!
Vương Thiều lập tức đáp trả, xong quay ra nói với Trần Khác:
- Gã cầu xin ta để được mắng cơ đấy, chưa thấy loại người hèn hạ như vậy.
- Đúng vậy, quả là ti tiện.
Trần Khác gật đầu:
- Chưa đủ ta cũng có thể nói thêm.
- Người chim người chim người chim...
- Tiện nhân tiện nhân tiện nhân...
Hai người đồng thời phụ họa như nhổ nước miếng vào mặt Vương Ngạn Phụ.
Vương Ngạn Phụ suýt tức nổ phổi, lại nghe tiếng quân tốt chạy tới lập tức hét lớn:
- Các ngươi nghe thấy hai người họ làm nhục ta chưa?
Vương Ngạn Phụ mắt cao hơn trán, xưa nay hay coi người khác là đám ti tiện, chẳng hề quan tâm. Trong khi Vương Thiều lại hào sảng hào phóng, dễ hòa đồng, vậy nên mọi người đồng thời đều lắc đầu không hề do dự, tỏ vẻ mình mới đến.
- Tốt, các ngươi dám thông đồng một lũ với nhau.
Vương Ngạn Phụ tức nổ mắt, đứng dậy đi vào trong:
- Ta phải báo cáo Trung thừa đại nhân!
- Cứ tự nhiên.
Vương Thiều nhún vai, nói với đám quân sĩ:
- Giải tán thôi.
Mọi người liền lập tức tản ra.
Vương Thiều và Trần Khác nhìn nhau cười. Rồi Trần Khác than nhẹ:
- Cần gì phải dính vào bãi nước đục này?
Vương Thiều bĩu môi:
- Ta đã sớm chẳng muốn ở cái nơi này rồi.
Nói xong cười lạnh:
- Nếu không phải làm cái chức quan này thì nãy đã phun được thêm một ngụm nước bọt vào mặt tên đó rồi.
Trong đầu Trần Khác đột ngột hiện ra vị Vương thiếu hiệp áo trắng giết người không chớp mắt năm đó, không khỏi thở dài:
- Chúng ta quả thật không thích hợp làm quan.
- Cho nên huynh đệ không cần lo cho ta, ta không định làm lâu ở đây, mà cũng chẳng muốn làm quan văn nữa.
Vương Thiều cười nói:
- Ta vẫn hợp với việc binh đao hơn.
Trần Khác ngẩn người, mơ màng nói:
- Ta với huynh cùng đi.
Cái chết của Giáp Đản ảnh hưởng rất lớn với hắn, thế nên tinh thần hắn cực kì sa sút.
- Đừng, không có huynh đang làm quan trong kinh thì ta cũng chẳng dám xách đao giết người ở ngoài.
Vương Thiều cười chỉ vào cửa, nói với Trần Khác:
- Ta dẫn huynh đi gặp Trung thừa đại nhân.
- Nhưng tên kia vừa cáo tội.
- Kệ gã.
Vương Thiều chẳng quan tâm:
- Chọc giận lão tử, sẽ có một đêm tỉnh dậy phát hiện ngũ chi của gã đều đứt.
...
Tới ngoài phòng trị sự Ngử Sử Trung Thừa, liền thấy Vương Ngạn Phụ đang ủ rũ đi ra.
- Thế nào, đài trưởng không ủng hộ cho ngươi à?
Vương Thiều cười cợt.]
Trần Tháo cũng thở dài:
- Công trình này hao tiền tốn của đến như vậy, có thể được xưng là phòng thủ kiên cố khiến tất cả mọi người đều chủ quan. Nghe người của Đô thủy giám nói Giáp đại ca đến cuối cùng mới phát hiện nguy hiểm vỡ đê, hơn nữa chẳng ngờ nó lại tới nhanh như vậy.
- Đúng, chẳng ai ngờ đê sẽ vỡ...
Trần Khác gật đầu, thấy một con thuyền chạy nhanh tới. Chỉ chốc lát, Trần Tín vịn dây thừng leo lên thuyền lớn, hành lễ với Trần Khác:
- Ngự sử trung thừa phát lệnh truyền tới đại nhân, mong ngài lập tức đến Ngự sử đài tiếp nhận thẩm tra.
- Cái gì?
Trần Tháo cả kinh.
- Chắc là chuyện của công trình sông Nhị Cổ.
- Vớ vẩn, chuyện này làm gì có quan hệ với ca ca ta...
Trần Tháo tức giận:
- Bọn họ dựa vào cái gì dám liên lụy đến Tam ca của ta!
- Thuộc hạ không biết.
Theo quy chế của quốc triều thì quan viên dưới tứ phẩm nếu nhận được lệnh truyền của Ngự Sử trung thừa phải tới Ngự Sử đài báo tin, nếu không sẽ bị ghi tội. Cho nên Trần Tín nhanh chóng đi đến báo tin, nào biết được nguyên nhân trong đó.
Trần Tháo còn muốn nói gì thì bị Trần Khác ngăn cản:
- Rốt cục là việc gì ta trở về sẽ rõ thôi. Đệ tiếp tục tìm, vẫn câu nói kia...
- Sống thấy người, chết thấy xác.
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu.
- Tam ca, huynh sẽ không sao chứ?
- Ha ha.
Trần Khác lắc đầu cười:
- Đệ quá coi thường ca ca rồi, chẳng lẽ ta đơn giản như vậy sao?
- Huynh trưởng bảo trọng...
Hai ngày sau, lúc gần tối, Trần Khác trở về Biện Kinh.
Về đến nhà, Trần Thung nói cho hắn biết ngọn nguồn sự việc.
Hóa ra Phú Bật và Đường Giới phụng chỉ điều tra nguyên nhân sông Nhị Cổ vỡ đê. Kết quả Đô thủy giám và toàn bộ các quan viên công bộ đều cùng cho rằng công trình thiết kế không thành vấn đề, chất lượng thi công cũng tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Nguyên nhân vỡ đê chủ yếu là do áp dụng vật liệu kiểu mới.
Cái gọi là vật liệu mới đương nhiên là xi măng.
Trần Khác nghe vậy cũng không thấy bất ngờ, bởi Triệu Tông Thực và Triệu Tòng Cổ hiện đang có nhu cầu cấp bách trốn tránh trách nhiệm. Như vậy Trần Khác lúc trước cung cấp xi măng chính là người tốt nhất để đổ tội! Hơn nữa còn có thể đả kích lại Triệu Tông Tích một phen, Triệu Tông Thực không làm thế mới là lạ.
- Quá vô sỉ!
Trần Thung từ trước đến nay đều trầm ổn giờ cũng tức giận nói:
- Lúc trước đưa ra xi măng hoàn toàn vì công tâm, giờ chúng lại dùng cái đó để đả kích.
- Đây có tính là ta tự tìm phiền phức hay không?
Trần Khác không hề tức giận, chỉ hơi bất đắc dĩ:
- Hay họ cảm thấy ta dễ bắt nạt như vậy?
- Ta đã nói chuyện cùng những người đồng niên, bên Vương Bàng cũng đồng ý để chúng ta đệ thư kêu oan cho huynh.
Trần Thung mấy ngày nay rõ ràng đều không nhàn rỗi:
- Triều Đại Tống không phải là nơi bọn chúng có thể một tay che trời!
- An tâm, chớ vội.
Trần Khác cười khổ:
- Người ta chỉ chất vấn ta một chút chứ đâu có kết luận. Các đệ sốt ruột ầm ĩ làm gì?
Nói xong nghiêm mặt:
- Giờ Quan gia và Phú tướng công đang cực kì tức tối, các đệ không nên đưa nòng súng vào họng mấy người đó.
- Huynh chuẩn bị rửa oan thế nào!
Trần Thung quan tâm hỏi.
- Ta phải ngủ một giấc trước đã.
Trần Khác nghiêm mặt nói:
- Mai đi Ngự Sử đài báo cáo sau.
- ...
Trần Thung bó tay.
- Cứ an tâm.
Trần Khác nhẹ giọng an ủi huynh đệ của mình:
- Có lẽ không phải điều đệ tưởng tượng đâu.
...
Ngày hôm sau không phải lên triều, Trần Khác mới sáng sớm liền đón xe vào Ngự Sử đài ở tây Hoàng thành để báo cáo.
Ngự Sử Đài còn gọi là Ô Đài. Ở một triều Đại Tống không có hán vệ đặc vụ, nơi đây chính là nơi khiến các quan văn nghe mà sợ vỡ mật, nhưng Trần Khác lại chẳng có cảm giác gì đối với nơi này. Nguyên nhân rất đơn giản, đổi là ai bị mười mấy Ngự Sử buộc tội vài năm cũng sẽ chẳng còn tí kính sợ nào nữa.
Nghe nói hình tượng hắn trong mắt các Ngự Sử đã là một trong “Ba người khó dây dưa nhất” trong triều, hai vị khác theo thứ tự là Phú Bật và Hàn Kỳ...
Xuống xe ở ngoài cửa, Trần Khác và Trần Nghĩa đi bộ vào nha môn. Trần Nghĩa lấy danh thiếp và lệnh truyền đưa cho tên lính thủ vệ, hai người được dẫn vào sảnh trị sự ở sân trước.
Khác với những nha môn khác thích ra oai với dân chúng tầm thường, với tư cách là phong hiến nha môn duy trì trật tự bách quan, nơi đây chính là bày cho các quan xem oai phong của Ngự Sử đài. Trần Khác vừa vào liền cảm thấy không khí áp lực trang nghiêm ở nơi này. Gặp đám quan viên ra vào ai nấy mặt lạnh tanh, không có bất kì ai tươi cười đón chào như các nha môn bình thường khác.
Nhiệm vụ của phòng trị sự ở Ngự Sử đài là ghi danh các quan đến và đưa đến phòng tương ứng. Bởi vị hầu hết các quan đến báo cáo đều sẽ là “Tội viên” nên các Giám sát Ngự Sử ở phòng trị sự dần tạo thành tác phong ăn nói như thẩm vấn phạm nhân vậy.
Trực ban Ngự Sử trị ban thấy một người vào một mình, mặc áo quan ngũ phẩm, lại trẻ tuổi khác thường... Triều Tống không giống triều Minh Thanh, thăng quan là điều cực kỳ khó. Dù hai mươi tuổi thi đậu, bốn mươi tuổi mới đến ngũ phẩm đã được coi là thành tựu lớn. Trước mắt vị này nhìn mới hơn hai mươi mà đã là quan ngũ phậm, đã vậy còn đeo túi kim ngư lớn. Điều này khiến vị Ngự Sự luôn tự cho mình trẻ tuổi sao không đỏ mắt.
Vị Ngự Sử kia lập tức nhận ra người tới là Trần Khác, cũng biết hai vị vương gia đang mong đổ tiếng xấu cho hắn gánh vụ vỡ đê, Trung thừa đại nhân còn tự thân ký phát lệnh truyền. Trong lòng gã không khỏi vui sướng, đường làm quan rộng mở ư, quả này ngươi chết chắc!
Sau đó liền bày ra tư thế kiểu thẩm vấn phạm nhân, không nhường chỗ ngồi mà trực tiếp hỏi:
- Ngươi là ai? Phạm vào tội gì?
- Ngươi không biết ăn nói à?
Trần Nghĩa vừa nghe liền tức giận:
- Nói như kiểu thẩm vấn phạm nhân chắc?
- Ngươi đi theo vào làm gì?
Ngự Sử như đập ruồi bọ, quát:
- Người đâu, đá ra ngoài. Còn dám lớn tiếng nơi Ô Đài, cứ vả miệng mạnh cho ta!
Trần Khác nhất thời giận dữ, vừa muốn lên cơn liền nghe một âm thanh quen thuộc quát lên:
- Vương Ngạn Phụ, ngươi cũng oai thật đấy!
Còn chưa dứt lời, một Ngự Sử thân hình cao lớn, trên mặt đầy vẻ tức giận đến bên người Trần Khác. Đây chính là Ngự Sử đảm nhiệm giám sát ở Ngự Sử đài, Vương Thiều.
Người được gọi là Ngự Sử giám sát Vương Ngạn Phụ đỗ tiến sĩ năm Gia Hựu thứ tư. Bởi vì một nguyên nhân mọi người đều biết, nên hai bảng tiếng sĩ năm Gia Hựu thứ hai và thứ bốn xưa nay đều như nước với lửa. Vương Ngạn Phụ và Vương Thiều bình thường không có quan hệ gì, giờ phút này thấy đối phương đối lập với mình, tự nhận là một cơ hội tốt để ra oai, cười lạnh:
- Ta chỉ chiếu theo lẽ thường làm việc. Ở công đường ngươi gào thét cái gì?
- Đừng cầm lông gà làm mũi tên!
Vương Thiều phỉ nhổ:
- Thanh danh Ngự Sử đài đều bị loại người chim mắt chó như ngươi làm hư hại!
- Ngươi nói ai là người chim?
Vương Ngạn Phụ mặt đỏ tía tai:
- Ngươi dám lặp lại lần nữa không?
- Ngươi là người chim!
Vương Thiều lập tức đáp trả, xong quay ra nói với Trần Khác:
- Gã cầu xin ta để được mắng cơ đấy, chưa thấy loại người hèn hạ như vậy.
- Đúng vậy, quả là ti tiện.
Trần Khác gật đầu:
- Chưa đủ ta cũng có thể nói thêm.
- Người chim người chim người chim...
- Tiện nhân tiện nhân tiện nhân...
Hai người đồng thời phụ họa như nhổ nước miếng vào mặt Vương Ngạn Phụ.
Vương Ngạn Phụ suýt tức nổ phổi, lại nghe tiếng quân tốt chạy tới lập tức hét lớn:
- Các ngươi nghe thấy hai người họ làm nhục ta chưa?
Vương Ngạn Phụ mắt cao hơn trán, xưa nay hay coi người khác là đám ti tiện, chẳng hề quan tâm. Trong khi Vương Thiều lại hào sảng hào phóng, dễ hòa đồng, vậy nên mọi người đồng thời đều lắc đầu không hề do dự, tỏ vẻ mình mới đến.
- Tốt, các ngươi dám thông đồng một lũ với nhau.
Vương Ngạn Phụ tức nổ mắt, đứng dậy đi vào trong:
- Ta phải báo cáo Trung thừa đại nhân!
- Cứ tự nhiên.
Vương Thiều nhún vai, nói với đám quân sĩ:
- Giải tán thôi.
Mọi người liền lập tức tản ra.
Vương Thiều và Trần Khác nhìn nhau cười. Rồi Trần Khác than nhẹ:
- Cần gì phải dính vào bãi nước đục này?
Vương Thiều bĩu môi:
- Ta đã sớm chẳng muốn ở cái nơi này rồi.
Nói xong cười lạnh:
- Nếu không phải làm cái chức quan này thì nãy đã phun được thêm một ngụm nước bọt vào mặt tên đó rồi.
Trong đầu Trần Khác đột ngột hiện ra vị Vương thiếu hiệp áo trắng giết người không chớp mắt năm đó, không khỏi thở dài:
- Chúng ta quả thật không thích hợp làm quan.
- Cho nên huynh đệ không cần lo cho ta, ta không định làm lâu ở đây, mà cũng chẳng muốn làm quan văn nữa.
Vương Thiều cười nói:
- Ta vẫn hợp với việc binh đao hơn.
Trần Khác ngẩn người, mơ màng nói:
- Ta với huynh cùng đi.
Cái chết của Giáp Đản ảnh hưởng rất lớn với hắn, thế nên tinh thần hắn cực kì sa sút.
- Đừng, không có huynh đang làm quan trong kinh thì ta cũng chẳng dám xách đao giết người ở ngoài.
Vương Thiều cười chỉ vào cửa, nói với Trần Khác:
- Ta dẫn huynh đi gặp Trung thừa đại nhân.
- Nhưng tên kia vừa cáo tội.
- Kệ gã.
Vương Thiều chẳng quan tâm:
- Chọc giận lão tử, sẽ có một đêm tỉnh dậy phát hiện ngũ chi của gã đều đứt.
...
Tới ngoài phòng trị sự Ngử Sử Trung Thừa, liền thấy Vương Ngạn Phụ đang ủ rũ đi ra.
- Thế nào, đài trưởng không ủng hộ cho ngươi à?
Vương Thiều cười cợt.]
Bình luận facebook