• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

New Rung Cảm Từ Em (1 Viewer)

  • Chương 38

*Chương có nội dung hình ảnh
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter


*********************************


Xem ảnh 1
122409.png
Lâm Hòa Miểu thật thà đáp: “Báo cáo lịch trình.”


Cô không đề phòng gã chút nào.


Trình Cập dừng bút: “Sao em không có chút tinh thần cảnh giác nào hết vậy.” Gã đột nhiên trở nên nghiêm túc, “Đừng tiết lộ hành tung của em cho bất cứ tên khác phái xa lạ nào, em phải nhớ, trên đời này có rất nhiều sài lang hổ báo, đặc biệt là đàn ông, thích đớp nhất là mấy cô nhóc ngây thơ dễ lừa như em đấy.”


Lâm Hòa Miểu như hiểu như không, chỉ nói: “Em không dễ lừa.”


Trình Cập duỗi thẳng chân, ngả người lên lưng ghế, cây bút chuyển động giữa các ngón tay: “Vết sẹo trên tay em từ đâu mà có?”


Câu trước của gã không khớp với câu sau, hỏi một câu đầy khó hiểu.


Lâm Hòa Miểu nhìn cổ tay của mình: “Không nhớ nữa, lúc còn rất nhỏ đã có rồi.”


Bộp!


Cây bút trong tay Trình Cập rơi xuống mặt bàn, gã liếm hàm răng: “Sói cắn đấy.”


Vết sẹo trên cổ tay phải của cô rất nhạt, gần như nhìn không ra, thật ra đó là dấu răng.


Không dễ lừa?


Nếu cô không dễ lừa, sao trên tay lại có vết sẹo đó?


“Về đi.” Trình Cập ngó lơ ánh mắt đầu nghi hoặc của cô, thẳng thừng đuổi khách, “Về chăm chỉ học hành.”


Lâm Hòa Miểu đứng lại trong giây lát: “Tạm biệt, Trình Cập.”


Chào tạm biệt xong, cô đi xuống lầu.


Trình Cập nhặt bút lên, cúi đầu nhìn hình vẽ, thoáng thất thần, vẽ cái gì thế này? Sao giống một hành tinh vậy, gã nhìn kỹ một lúc rồi xé tờ giấy kia đi.


Di động nằm bên cạnh đổ chuông, số gọi đến hiện thị: 1988.


Là tên của quán bar.


Trình Cập nghe máy, giọng nói nũng nịu của phụ nữ vang lên bên tai, kèm theo tiếng nhạc xập xình của quán bar: “Không phải nói đi bar à? Sao anh còn chưa đến?”


Gã nhớ ra rồi, gã vừa mới hẹn người ta đi bar.


“Không đi nữa.”


Cô gái ở đầu dây bên kia nũng nịu: “Em trang điểm xong hết rồi, ra đây đi mà.”


Trình Cập sờ hình xăm hình ngọn lửa màu đỏ sau tai: “Cô em, tôi có một lời khuyên, có muốn nghe không?”


“Lời khuyên gì?”


Gã nói một lời nghiêm túc bằng giọng điệu bỡn cợt: “Con gái nên học hành nhiều vào, bớt chơi với loại người như tôi đi.”


“Anh là loại người nào?”


Gã ngẫm nghĩ rồi buông một câu chung chung: “Loại người hẹn em nhưng lại không nhớ ra tên họ của em là gì.”


“…”


Sắc trời bên ngoài đã nhá nhem tối, phố Hoa Kiều không có ánh đèn sặc sỡ, chỉ có hai dãy đèn đường trải dọc đường đi, dưới ánh đèn có một người, hai chiếc bóng, đèn đường rọi ra một chiếc, ánh hoàng hôn rọi ra một chiếc.


Bữa tối Nhung Quan Quan ăn bánh chẻo và bánh bao súp nhân thịt cua, anh trai dẫn cậu đến quán ăn, một mình cậu ăn hết một xửng bánh chẻo và một vỉ bánh bao súp.


“Ăn no chưa?”


Nhung Quan Quan sờ bụng, rất thỏa mãn: “No rồi ạ.”


Nhung Lê rút hai tờ khăn giấy đưa cho cậu, uống cạn nửa chai bia còn lại, đẩy ghế ra đứng dậy: “Anh đi tính tiền, em ngồi yên ở đây.”


“Dạ…”


Tiệm rất đông khách, ông bà chủ bận tối mắt tối mũi.


Bên ngoài quán, có một bé trai ngồi cách cửa không xa, cậu ngồi trên mặt đất, không nhìn ra được chiều cao, trông khoảng bảy tám tuổi, quần áo trên người không vừa vặn, giống áo khoác của người lớn, rất bẩn, rất cũ kỹ, đã sắp sang đông rồi cậu vẫn đi dép lê, hai chân quặp ra ngoài với góc độ kì lạ.


Cậu là đứa trẻ vô gia cư, chân bị tật, ngồi ven đường xin ăn.


“Thím ơi, làm ơn làm phước, cho cháu ít tiền, một đồng hai đồng cũng được.”


Người phụ nữ trung niên đi ngang qua liếc nhìn cậu với vẻ ghét bỏ, rồi rảo bước.


Cậu bé lết đi, chìa tay về phía một cô gái trẻ: “Chị ơi, làm ơn làm phước, cho em ít tiền đi.” Tay cậu gầy rọp như que củi, vì phải bò lê trên mặt đát nên trong móng tay dính đầy chất bẩn, lòng bàn tay cũng trầy xước, “Chị ơi, cả ngày em chưa được ăn gì rồi.”


Cô gái trẻ hình như đang vội về nhà, không có kiên nhẫn: “Chị không có tiền lẻ.”


Cậu vội nói: “Quét mã cũng được ạ.”


Cô gái mất hứng ngay, nhìn cậu đầy khinh miệt: “Mày lừa đảo đúng không?”


Cậu vội vàng giải thích: “Em không phải lừa đảo.”


Nhưng cô gái không tin: “Tí tuổi đầu học gì không tốt, lại đi học đóng giả người tàn tật để lừa tiền.”


Người đi đường nghe được bắt đầu chỉ chỉ trỏ trỏ.


Cậu bé ăn xin cúi gằm mặt, hai tay chống trên mặt đất đang run rẩy.


Trời thu giá lạnh, lòng người cũng lạnh, nhưng có cách gì khác đâu, thôn Tường Vân bốn mùa đều có khách du lịch, rất nhiều đứa trẻ đeo túi bán thuốc lá lậu, cũng có không ít đứa trẻ ngồi trên mặt đất xòe tay xin tiền.


Nhung Lê thanh toán xong: “Nhung Quan Quan, đi thôi.”


Nhung Quan Quan trèo xuống khỏi ghế: “Anh ơi, anh gói gì mang về thế?”


“Bánh chẻo, để mai em ăn sáng.”


“Ồ.”


Khách trong quán rất đông, người chen kẻ lấn, Nhung Lê một tay xách hộp thức ăn, một tay giữ mũ của Nhung Quan Quan, dẫn cậu ra ngoài.


“Anh ơi,“ Họ vừa ra khỏi cửa, cậu bé ăn xin kia liền chìa tay về phía Nhung Lê, “Cho em ít tiền đi, van xin anh.”


Nhung Lê nhìn thoáng qua cậu rồi thu hồi tầm mắt, sau đó dẫn Nhung Quan Quan rời đi như không có gì xảy ra.


Nhung Quan Quan không ngừng ngoảnh đầu lại.


“Anh ơi, anh trai kia tội nghiệp quá.”


Giọng Nhung Lê lạnh lùng, mơ hồ, như truyền từ cõi xa xăm đến: “Không liên quan tới chúng ta.”


Nhung Quan Quan cau chặt chân mày, vẻ mặt đầy lo lắng: “Chân của anh ấy còn bị thương nữa.”


“Anh nói rồi,“ Nhung Lê cất cao giọng, “Không liên quan tới chúng ta.”


Nhung Quan Quan được Tô Mẫn dạy dỗ rất lương thiện, dù từng thấy sự đen tối, trong mắt vẫn chứa đầy ánh sáng. Cậu kéo tay áo Nhung Lê, khẽ lắc: “Anh ơi, anh cho anh ấy ít tiền không được sao?”


Nhung Lê bỗng dừng bước, ngẩng đầu, nhìn sang bên kia đường.


Một người đàn ông trung niên ngồi trong gian hàng của quán mì ở đối diện, hắn đang nhìn chằm chằm cậu bé ăn xin kia với vẻ mặt đầy bất mãn.


Nhung Lê không ngoảnh lại, không nhìn đứa bé kia lấy một cái, mắt anh phủ kín sương mù, lạnh băng: “Nếu mục tiêu hôm nay của nó là hai trăm, đạt được con số này rồi, mục tiêu ngày mai sẽ biến thành bốn trăm, em nghĩ cái nó cần là tiền sao?”


Nhung Quan Quan ngơ ngác: “Anh đang nói gì vậy? Sao em nghe không hiểu?”


Nhung Lê đứng tại chỗ, mắt nhìn xa xăm.


Mùa Đông năm đó rất lạnh, chưa đến tháng Chạp đã đổ tuyết lớn, lớp tuyết dày phủ kín bãi rác bẩn thỉu.


Thùng giấy và rác thải sinh hoạt chất đống một cách mất trật tự trong những chiếc thùng container đông đúc, ở giữa có một bãi đất trống nhỏ, trên đất có ba đứa trẻ, đứa lớn khoảng mười tuổi, đứa nhỏ chưa đến năm sáu tuổi, ai nấy đều ăn mặc rách rưới, đầu bù tóc rối, làn da xanh xanh tím tím, đầy rẫy vết thương, chúng mới được bao nhiêu tuổi kia chứ, chân tay không bị gãy thì cũng bị cụt.


Đứa bé năm sáu tuổi kia đang bưng một chiếc bát, trong bát toàn đồng năm hào và một tệ, tay đứa bé run lẩy bẩy, đưa tiền trong bát cho gã đàn ông đang xỉa răng ở bên cạnh.


Gã đàn ông tuổi ngoài bốn mươi, rất cao ráo, rất vạm vỡ, gã liếc nhìn tiền xu trong bát: “Sao có chút xíu thế này?”


Đó còn là một bé gái, dơ dáy bẩn thỉu không ra hình thù, bé líu ríu nói: “Cháu… cháu không hề lười biếng.”


Người đàn ông không nói không rằng, nhấc chân lên đá: “Ngày mai tiếp tục cho tao, vẫn không đạt được tiêu chuẩn của tao thì để coi tao có đập chết mày không!” Bé gái nằm co ro trên đất, đau khóc nức nở, gã kia đánh mắng một trận rồi đổ hết chỗ tiền xu kia vào túi nilon màu đỏ, quay sang hỏi một đứa bé khác, “Của mày đâu?”


Là một bé trai khoảng mười tuổi.


Cậu ngồi trên đất, từ đầu gối trở xuống không cử động được nữa. Cậu lấy hết toàn bộ tiền giấu trong quần áo ra, đặt trên đất, có mười tệ, cũng có hai mươi tệ.


Gã đàn ông rất hài lòng: “Không tệ nha.” Gã lấy một cái màn thầu trên bàn ném cho cậu, “Ngày mai tiếp tục cố gắng, phải xin được ít nhất năm trăm về cho tao, biết chưa?”


Cậu bé không nói tiếng nào, nhìn chằm chằm bánh màn thầu dưới đất.


Gã đàn ông giáng cho cậu một bạt tai: “Nghe thấy không hả?”


Cậu ngước lên, ánh mắt vô hồn: “Nghe thấy rồi.”


Gã đàn ông mới bỏ qua cho cậu, khom xuống nhặt tiền, vừa nhặt, vừa đưa cánh tay còn lại ra, kéo bé gái thiếu mất một cánh tay đang co rúc người sau chiếc bàn qua.


“Lấy của mày ra đây.”


Bé gái cũng không thể đi được nữa, lê lết trên đất, run rẩy sợ hãi: “Không, không có.”


“Không có?” Gã bóp cằm cô bé, “Người ta không ai chịu cho tiền, xem ra mày vẫn chưa đủ tội nghiệp, hay là chặt thêm một tay nữa?”


Bọn trẻ đều run cầm cập, chỉ có bé trai đạt đủ số kia luôn giữ vẻ mặt vô cảm, cậu có đôi mắt hạnh rất đẹp, chỉ là trong đôi mắt ấy không có ánh sáng.


Đó là Nhung Lê năm mười tuổi.


 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom