• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Hot Tên Anh Là Thời Gian Full (7 Viewers)

  • Chương 228 - Chương 228

Chương 228

CHẬU CƠM

Một ngày ba bữa cơm của nhà khách “Nghênh Tân” đều do ông bà chủ đích thân nấu. Nói theo lời của bà chủ thì: Chúng tôi chỉ làm ăn nhỏ, mỗi ngày chỉ mong sao hòa vốn là vui lắm rồi, cũng chẳng mong giàu nứt đố đổ vách, không cần phải cầu kỳ tới mức có cả đầu bếp riêng, chi bằng cứ tự làm, vừa ngon vừa yên tâm.

Tầng một của nhà khách là một khu vực hoạt động chung, có vài chiếc bàn và ghế tuy đơn giản nhưng có thể dùng làm chỗ ngồi uống trà, đánh cờ, chơi bài những lúc rảnh rang, phòng bếp và nhà ăn cũng đều ở tầng một cả. Nhà ăn không lớn, thật ra chỉ được dùng một lớp cửa kính để ngăn cách, lúc đông người thì mở rộng cánh cửa kính ra cho thông thẳng tới tận không gian khu nghỉ ngơi.

Lúc rảnh rỗi, Thịnh Đường có hỏi bà chủ: Vì sao không dỡ khu vực nghỉ ngơi ra, hoàn toàn có thể ngăn ra làm thêm hai phòng trọ nữa. Bà chủ khoát tay nói: Vậy sao được? Tầng một phải có không khí con người. Những vị khách ở đây ngày ngày xuống dưới nhà ăn cơm, trò chuyện, đây chính là không khí con người.

Thịnh Đường cảm thấy bà chủ nói cũng đúng. Người Đông Bắc thích náo nhiệt, nhà khách này tuy nhỏ nhưng ở rất thoải mái.

Tuy rằng cô cảm thấy để trống một không gian lớn như vậy thì thật đáng tiếc nhưng như vậy lại có một nơi để trò chuyện uống trà. Có điều đa số các chỗ ngồi đều bị hàng loạt những chiếc vại lớn chiếm đóng. Đứa con của nhà ông bà chủ cũng vừa mới đi học tiểu học, ngồi ngay bên cạnh vại để làm bài tập. Thịnh Đường không biết trong nhà khách bày ra nhiều vại như vậy để làm gì.

Bà chủ trả lời: “Dưa muối chua đấy! Đến mùa này, nhà nào cũng bắt đầu muối dưa rồi.”

Sau đó bà chủ lại nói với cô: “Bây giờ cô thấy tầng một hơi trống thôi, nhưng chỉ chuyển bếp và nồi to ra thì chẳng còn mấy chỗ nữa đâu, cộng thêm có một nhóm khách quây quần lại thì náo nhiệt phải biết.”

Nghe xong câu nói này Thịnh Đường cảm thấy khó hiểu, bèn hỏi bà chủ vì sao phải chuyển bếp và nồi to ra?

Bà chủ cười sảng khoái, nhưng lại lòng vòng không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi mà nói với cô: “Tóm lại mấy cô cậu cứ ở đây một khoảng thời gian đi, đến lúc đó cô khắc hiểu.”

Thịnh Đường tuy không gặng hỏi nữa nhưng nghe xong câu ấy thì thầm lẩm bẩm trong lòng: Chẳng lẽ vì mùa đông ở đây rất lạnh, lò sưởi không đủ nên dựng bếp lên để đốt than sưởi cho ấm à…

Sáu giờ đến chín giờ là thời gian dành cho bữa tối.

Ở Đông Bắc, trời tối rất sớm nên mọi người cũng ăn tối sớm hơn bình thường. Khi Thịnh Đường và Giang Chấp từ trên gác đi xuống đã có mấy bàn đầy khách trong nhà ăn rồi. Giang Chấp không thích góp vui, bèn kéo Thịnh Đường ngồi ở khu nghỉ ngơi.

Không gian rộng lớn như vậy, mọi người chuyện trò đủ thứ chuyện, đa phần nói giọng Đông Bắc, thi thoảng cũng xen lẫn tiếng địa phương của một số nơi khác.

Mùi thức ăn và mùi cơm từ trong bếp tỏa ra ngoài, thấm vào không gian.

Thịnh Đường hít hà, cảm thấy trong lòng chợt dâng lên một cảm giác ấm áp không tên. Đây là dư vị của căn bếp trong ngàn vạn căn nhà, là mùi của củi gạo muối dầu, cũng là hương vị của gia đình.

Trong khoảnh khắc ấy bỗng có cảm giác thật là tuyệt vời.

Ông chủ phát huy tài năng trong bếp, tiếng xẻng cọ vào nồi to kêu choang choang, vừa thô lỗ vừa chân thực. Khu bếp không kín, mọi người ngồi ở đó đợi dùng bếp chỉ cần ngó đầu vào là có thể nhìn thấy dáng vẻ của ông chủ khi nấu nướng.

Bên dưới chiếc nồi to, lửa đang cháy rất lớn. Sau khi một món được xào xong, một gáo nước lại được đổ xuống, xèo xèo một tiếng, sau đó mùi mỡ và khói trắng bay lên. Chiếc cọ được cọ vào trong vài nhát, nước được đổ ra. Sau khi nồi khô, hơn nửa thìa mỡ lợn lớn được đổ vào nồi, mỡ sôi là thịt đã được thái sẵn cũng được đổ vào theo…

Thịnh Đường nghe tiếng cũng cảm thấy nước miếng sắp trào ra ngoài, thịt lợn Đông Bắc thật là thơm.

Giang Chấp nhịn cười, rút tờ khăn ăn đưa cho cô: “Lau miệng đi kìa.”

Thịnh Đường buông một câu “Phiền phức” rồi đón lấy tờ giấy.

Bà chủ cũng bận rộn trước sau, thu dọn bàn ghế, sắp xếp bát đũa gì đó, thấy vậy bà bèn nói với Thịnh Đường: “Chúng tôi đều nấu bằng thịt lợn ở đây, thơm phức. Lợn cũng không nuôi bằng cám công nghiệp đâu, đều ăn bắp ngô được trồng ở đất đen, cứ yên tâm mà ăn.”

Cũng vì họ là khách mới tới nên bà chủ bắt đầu “mở van” nói chuyện.

Bà nói nhà khách của họ tuy nhỏ nhưng rất chú trọng tới từng món ăn dành cho khách. Ra khỏi đi một tí là tới chợ, ngày nào sáng sớm bà chủ cũng ra mua rau tươi, sau đó lại đi mua thịt tươi, trứng và cá tươi các loại. Bà không mua nhiều đồ ăn, chỉ mua đủ lượng ăn một ngày, bao nhiêu khách dùng bữa thì làm bấy nhiêu suất ăn, không lãng phí, cũng không tích lại đồ ăn thừa mà để thức ăn luôn tươi ngon.

Rồi bà lại nói rau ở chỗ họ đều được các nông dân dưới quê tự trồng, sáng sớm ra chợ chọn mua. Những thời điểm bội thu, các sạp hàng rau còn bày ra khắp cả cửa chợ, không dùng thuốc hóa học, không phun thuốc trừ sâu, một màu xanh thuần.

“Cả gạo ở chỗ chúng tôi cũng sẽ mang đến cho mọi người một cảm giác ngon miệng mà ngoài kia mọi người chưa được nếm, ăn một bát là muốn ăn thêm bát thứ hai. Vóc dáng đẫy đà của ông nhà tôi làm sao mà có, chính là vì thích ăn món chính đấy, cứ mỗi bữa lại ăn cả chậu cơm.”

Bữa tối có bốn món mặn một món canh, dinh dưỡng cân bằng.

Nhà khách không lấy quá nhiều chi phí cho ba bữa ăn một ngày như thế này, cũng chỉ chưa đầy hai mươi tệ một ngày. Bà chủ nói bà cũng chỉ thu mang tính tượng trưng một chút. Nhà hàng ở đây không to rộng, không có nhiều sự lựa chọn đồ ăn, càng không có chuyện khẩu vị Nam Bắc miền nào cũng đủ như trên thành phố, thế nên làm cơm cho mọi người cũng chỉ mong mọi người ăn uống được thoải mái.

Bà không quá quan trọng chuyện tiền bạc, ai không ăn quen cũng có thể ra ngoài ăn thoải mái. Vietwriter.vn

Sau khi bận rộn xong trong bếp, ông chủ múc ra một ít cơm bắt đầu gói lại. Hộp đựng cơm được xếp ngăn nắp, nhưng không phải kiểu hộp xốp dùng một lần ngoài chợ. Thịnh Đường nhìn rất tỉ mỉ, đều là hộp cơm của cá nhân, xanh xanh đỏ đỏ màu gì cũng có.

Giang Chấp hỏi bà chủ: “Mang cơm tới cho đội khảo cổ sao?”

Bà chủ gật đầu lia lịa: “Họ làm việc ngoài công trường không dễ dàng gì, ngày nào cũng bận rộn tới khuya, có lúc còn thức trắng hết đêm này tới đêm khác. Nếu đã tới chỗ chúng tôi, những việc khác chúng tôi chẳng thể giúp được gì nhưng hoàn toàn có thể giúp họ được ăn uống đàng hoàng.”

Thịnh Đường cảm thấy hai vợ chồng chủ nhà khách tuy ăn nói mạnh mẽ nhưng có tấm lòng rất lương thiện. Bình thường mấy nhà khách với quy mô kiểu này không dư thừa quá nhiều nhân lực, có thể đợi được tới lúc người của đội khảo cổ quay về, hâm nóng thức ăn lên cho họ cũng đã là hết tình hết nghĩa rồi, không ngờ họ lại chịu khó đưa cơm tới tận công trường.

Hôm nay nghe ý của Khương Tấn, tuy rằng nhà khách quả thực rất gần công trường, nhưng đi đi lại lại cũng gần bốn mươi phút đồng hồ.

Không bao lâu sau, ông chủ đã xách túi lớn túi nhỏ đi ra ngoài. Trước khi đi, ông ấy còn nói với Thịnh Đường và Giang Chấp, vẻ hiền lành, bảo họ yên tâm mà ăn, hoặc thích ăn gì cứ báo với ông ấy một tiếng, ông ấy có thể làm cho họ ăn bất cứ lúc nào.

Bà chủ cười khà khà bổ sung thêm: “Nếu thật sự ăn không quen, lại không thích ra ngoài ăn thì hai người cũng có thể tự xuống bếp, trong bếp cái gì cũng đủ.”

Như vậy rất tốt.

Điều này khiến Thịnh Đường nhớ tới lúc đám chị em cây khế của cô tới Vân Nam du lịch, nhà trọ mà họ ở cũng được tự nấu cơm, ông chủ cũng rất xuề xòa, có khách thích ăn chung, ông chủ cũng làm cho họ.

Nơi đây quả thực có vài nét giống với những nhà trọ ở Vân Nam.

Nhưng lại có một cảm giác độc đáo chỉ thuộc riêng về miền này.

Giang Chấp thì lại nghĩ tới một vấn đề khác, anh hỏi bà chủ: “Bình thường nhà khách cũng đông người như thế này sao?”

Bà chủ chân thành trả lời: “Cũng tùy từng thời điểm. Mùa du lịch hẩm hiu thì cũng miễn cưỡng duy trì được, bây giờ đang mùa náo nhiệt, một là vì người của đội khảo cổ đi đi lại lại tăng thêm không khí, thứ hai là vì Can Phạn Bồn(*). Mùa này có một vài người tới thám hiểm, hầu như đều ở nhà tôi cả.”

(*) Nghĩa gốc: Chậu cơm.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom