Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 64 - Chương 64
Chương 64 RA NGOÀI MÀ ĐẾN MẶT CŨNG KHÔNG RỬA
Thịnh Đường xuất thân là người học mỹ thuật, cực kỳ quen thuộc đối với kỹ thuật Sfumato, đây cũng là kỹ thuật lan màu thường gặp nhất trong hội họa.
Cái gọi là Sfumato còn có một cách gọi khác là Thiên Trúc di pháp.
Ở Đôn Hoàng có một vài bích họa trong các hang động ngoài việc sử dụng các phương pháp lan màu truyền thống ra còn phổ biến sử dụng kiểu lan màu này. Ngoài các hang số 254, 297… ở quần thể Mogao thì hang số 7, nơi được ví như Tây Thiên Phật động thời Bắc Ngụy và hang số 8 thời Bắc Chu đều tồn tại phương pháp hội họa này.
Đây là cách vận dụng các lớp màu, đại ý chính là lợi dụng cùng một sắc độ màu để thể hiện ra nhiều tầng lớp màu khác nhau, từ nhạt cho tới đậm, từ đậm trở về nhạt, hình thành quan hệ sáng tối, thể hiện cảm giác 3D, âm dương đối nghịch, thế nên cũng có không ít người còn gọi nó là phương pháp lồi lõm.
Nó được truyền từ Tây Vực tới khu vực Tân Cương, sau đó tới Đôn Hoàng. Các họa sỹ địa phương đã có sự cải tiến để áp dụng, phát triển thành kiểu lan màu đường tròn nhiều tầng chồng lên nhau, chủ yếu dùng cho gương mặt của con người, khiến cho các nhân vật trên bích họa càng trở nên lập thể.
Vị trí bức bích họa ở trước mặt Kỳ Dư cực kỳ quái gở, trên đầu là bức Thiên Nữ, góc phía dưới bên trái lại là bức Lạc Vũ mà Thẩm Dao canh cánh trong lòng. Chính ở chỗ đó lại được áp dụng phương pháp lan màu, tuy chỉ là một bộ phận nhỏ, nhưng nhìn từ vị trí của Thịnh Đường thì hình ảnh một phần nhỏ đó của bích họa như chìm sâu vào trong vậy.
Kỳ Dư đang nói chuyện với Giang Chấp.
“Không ít nhà khôi phục đã rơi vào vùng ngộ nhận khi làm việc với các bức bích họa thời Bắc Ngụy, luôn cảm thấy bích họa thời Bắc Ngụy đường nét thô kệch, tạo hình to và thô. Nhưng từ bức bích họa này có thể thấy những đường nét cơ thể của người ta cũng rất thanh mảnh, tỉ mỉ, mà phong cách vẽ cũng rất đẹp. Hình như cách lan màu này không chỉ được áp dụng riêng đối với phần mặt và cơ thể người thôi đâu?”
Giang Chấp nói: “Khác với hang số 254, Đường Tiểu Thất, tắt ánh sáng xa.”
Thịnh Đường làm theo.
Trong hang tối đi khá nhiều. Nguồn sáng bên dưới giá đỡ được bật lên, soi rõ ràng một phần mặt tranh, cả những chỗ bị tổn hại hoặc mắc bệnh.
Thịnh Đường chăm chú quan sát bích họa, xoa xoa cánh tay nhức mỏi. Đúng là La Chiếm giỏi, lắp ráp ra được những đồ nghề có chất lượng cứ gọi là… tiêu chuẩn.
Tiêu Dã đi tới giật lấy chiếc đèn: “Sư huynh cầm giúp em.”
Thịnh Đường được nhàn nhã, miệng ngọt ngay: “Cảm ơn sư huynh.”
“Sư huynh có tốt không?” Tiêu Dã cười.
Thịnh Đường gật đầu lia lịa, có người thương, có người quan tâm tốt biết bao.
Giang Chấp bước xuống khỏi giá đỡ, cùng với anh còn có Kỳ Dư.
Thịnh Đường đang cùng với Tiêu Dã cười hi hi ha ha, liếc mắt thấy Giang Chấp đi tới, lập tức nghiêm mặt lại. Giang Chấp đi tới trước mặt cô, lẳng lặng quét ánh mắt nhìn cô, sau đó giơ cánh tay cầm lấy chiếc đèn chiếc xa trong tay Tiêu Dã, tiện thể đứng vào vị trí bên cạnh Thịnh Đường.
Tiêu Dã trong một lúc không chú ý đã lặng lẽ bị gạt ra ngoài.
Đèn chiếu xa được bật, bích họa ở chếch bên trên lại được nhìn thấy rõ. Giang Chấp lại di chuyển chùm sáng, dường như đang kiếm tìm vị trí. Lát sau cột sáng được cố định, anh nói: “Nhìn thấy chưa?”
Giống như đang nói chuyện với Thịnh Đường, nhưng lại giống như đang hỏi Kỳ Dư.
Chí ít thì Kỳ Dư cũng đi tới, đứng ngay sang bên cạnh, lại đẩy Tiêu Dã ra xa thêm một chút. La Chiếm cũng tò mò, ghé sát tới… Giữa Tiêu Dã và Thịnh Đường cứ thế bị ngăn ra bởi khoảng cách của mấy con người.
Thịnh Đường chẳng quan tâm câu nói đó của Giang Chấp có hướng về phía cô hay không, dù sao cô đứng gần nhất cũng tiện thể có thể học lỏm. Sau khi được Giang Chấp điều chỉnh ánh đèn, cô nghiễm nhiên nhìn ra vấn đề ở góc bích họa đó.
Trước đó nhìn từ góc độ của cô, bích họa có vẻ thể hiện trạng thái lõm vào. Bây giờ không chỉ là lõm mà nhân vật có phần tàn tạ bên trong như được hiện ra một cách sống động, lập thể, giống như một người đứng ở trên Cửu Trùng Thiên nhìn xuống nhân gian vậy.
Cô ngỡ ngàng suýt xoa. Nếu bức bích họa này có thể được khôi phục hoàn chỉnh thì mức độ gây chấn động về mặt thị giác còn hơn cả bức ở hang 254 nữa.
“Cái này… sao trông giống như tranh ba chiều quá vậy?” Cô lẩm bẩm.
Kỳ Dư cũng kinh ngạc: “Làm sao có thể?”
Giang Chấp liếc nhìn Thịnh Đường sau đó nói: “Chính là hiệu ứng ba chiều.”
Tiêu Dã bị đẩy ra xa tít tắp cũng không giận dữ, thò đầu ngó về phía Thịnh Đường, khen một câu: “Được đấy tiểu sư muội, không hổ danh là họa sỹ thiên tài.”
Việc này có gì đáng để được ngợi khen đâu? Chỉ cần là những kiến thức có liên quan tới phương diện mỹ thuật, hội họa thì Thịnh Đường cô là rành nhất, nhưng có ai không thích nghe mấy câu êm tai đâu?
Thịnh Đường cũng ngó đầu ra, ở giữa ngăn cách bởi Giang Chấp và một vài người, cô làm nũng, đáp lễ lại Tiêu Dã: “Quá khen, quá khen.”
Giang Chấp liếc nhìn cô rồi giơ tay xoay thẳng cái đầu đang ngọ nguậy trước ngực mình của cô về vị trí thẳng.
Tiêu Dã ở đầu kia đứng trở lại bình thường, hắng giọng nói: “Trên những bức bích họa hang đá kiểu này mà cũng có thể bắt gặp hiệu ứng ba chiều thì quả là khó tin. Tôi chỉ biết cách vẽ này khá thịnh hành vào thời nhà Thanh. Nhưng bức bích họa này có từ thời Bắc Ngụy cơ mà.”
Đây cũng là lý do Kỳ Dư cảm thấy đây là chuyện không thể. Lợi dụng sự thay đổi của các lớp màu để làm nổi bật lên nhân vật đã là một sự tiến bộ về mặt hội họa của thời đại đó rồi. Vậy mà ở đây thông qua một góc bích họa lại phát hiện trình độ hội họa của thời kỳ ấy còn vượt xa hơn thế?
“Nếu các họa sư lúc đó đã biết sử dụng phương pháp vẽ này vậy vì sao không nhìn thấy ở các hang động khác hay bắt gặp trên bất kỳ tài liệu nào?” Kỳ Dư đặt ra nghi vấn.
Chưa đợi Giang Chấp trả lời, Thịnh Đường đã lên tiếng trước.
“Chưa trở nên thịnh hành thôi.”
Câu trả lời này khiến tất cả mọi người sững sờ.
Giang Chấp nhìn cô có phần hứng thú: “Cô nói thử xem.”
Điều này còn có gì khó hiểu sao?
Thịnh Đường cảm thấy nghi hoặc trong lòng, nói: “Mỗi một thời kỳ lại có những quan điểm thẩm mỹ và phong cách thịnh hành của thời kỳ ấy. Lấy ví dụ hình ảnh Thiên cung chi lạc trên bích họa đi. Trước thời Bắc Ngụy, đa phần là những người để trần nửa thân trên hoặc khoác một chiếc khăn dài. Bắt đầu từ thời Bắc Chu, Chi lạc đã được mặc lên người những bộ váy Hán phục có hai tà cân đối. Sau đó lại nhìn sang Chi lạc ở thời Đông Tấn Nam Triều, cách vẽ rất thanh tú thần thái, bởi vì vào thời kỳ đó người ta si mê hình ảnh những vóc dáng thon gầy, thanh mảnh. Còn cách vẽ ở Tây Vực thì lại có ngực nở nang, eo thon.”
“Mỹ thuật hội họa cũng đồng thời có thể phản ánh thẩm mỹ của một thời kỳ. Hiệu ứng ba chiều thịnh hành vào thời nhà Thanh, nhưng đưa về những thời kỳ sớm hơn có thể không hề có được sự chấp nhận của đại đa số quần chúng. Điều này cũng giống như diện mạo của một cô gái. Bây giờ anh bảo tôi trang điểm theo kiểu môi bươm bướm, hai má có hai khối tròn đỏ hồng, chắc chắn sẽ có không ít người nói tôi kỳ cục. Nhưng kiểu trang điểm này lại cực kỳ thịnh hành vào thời nhà Đường.”
Tiêu Dã đứng bên cạnh bật cười: “Tiểu sư muội, em có trang điểm kiểu gì trông cũng xinh.”
“Trời ơi đại sư huynh, anh cũng không thể khen em như vậy được.” Thịnh Đường cười hì hì: “Tuy rằng điều anh nói đúng là sự thật.”
Cằm bất thình lình bị Giang Chấp nhẹ nhàng bấu lấy.
Làm gì đây?
Thịnh Đường sững sờ giương mắt nhìn anh.
Giang Chấp giữ chặt cằm cô, quan sát gương mặt cô, lát sau, anh lên tiếng: “Trước khi trang điểm nhớ phải rửa mặt, hôm nay ra cửa đến mặt còn chưa buồn rửa phải không?”
Thịnh Đường sực tỉnh ra, gạt phắt tay của Giang Chấp.
Mở mắt ra đã phải đi thẳng tới hang rồi, có rửa mặt hay không cũng có để ai ngắm đâu?
“Liên quan quái gì tới anh.” Cô làu bàu.
Vietwriter.vn
Giang Chấp ghé sát lại gần cô, hạ thấp mặt xuống: “Chưa nghe rõ, nói lại lần nữa cho tôi nghe xem?”
“Không có gì…” Thịnh Đường tuyệt đối không muốn đắc tội với “con quỷ” này”, cô chỉ tay về phía trước: “Thế nên ý của tôi muốn nói là, đây giống với tác phẩm của một họa sư có tài năng nhưng không thành công.”
Kỳ Dư lại mượn ánh sáng tỉ mỉ quan sát thêm một lượt rồi gật đầu: “Đường Đường nói quả thật rất có lý. Dẫu sao thì đặc điểm thẩm mỹ của mỗi triều đại cũng là một căn cứ quan trọng đối với các nhà khôi phục bích họa như chúng ta.”
Thịnh Đường xuất thân là người học mỹ thuật, cực kỳ quen thuộc đối với kỹ thuật Sfumato, đây cũng là kỹ thuật lan màu thường gặp nhất trong hội họa.
Cái gọi là Sfumato còn có một cách gọi khác là Thiên Trúc di pháp.
Ở Đôn Hoàng có một vài bích họa trong các hang động ngoài việc sử dụng các phương pháp lan màu truyền thống ra còn phổ biến sử dụng kiểu lan màu này. Ngoài các hang số 254, 297… ở quần thể Mogao thì hang số 7, nơi được ví như Tây Thiên Phật động thời Bắc Ngụy và hang số 8 thời Bắc Chu đều tồn tại phương pháp hội họa này.
Đây là cách vận dụng các lớp màu, đại ý chính là lợi dụng cùng một sắc độ màu để thể hiện ra nhiều tầng lớp màu khác nhau, từ nhạt cho tới đậm, từ đậm trở về nhạt, hình thành quan hệ sáng tối, thể hiện cảm giác 3D, âm dương đối nghịch, thế nên cũng có không ít người còn gọi nó là phương pháp lồi lõm.
Nó được truyền từ Tây Vực tới khu vực Tân Cương, sau đó tới Đôn Hoàng. Các họa sỹ địa phương đã có sự cải tiến để áp dụng, phát triển thành kiểu lan màu đường tròn nhiều tầng chồng lên nhau, chủ yếu dùng cho gương mặt của con người, khiến cho các nhân vật trên bích họa càng trở nên lập thể.
Vị trí bức bích họa ở trước mặt Kỳ Dư cực kỳ quái gở, trên đầu là bức Thiên Nữ, góc phía dưới bên trái lại là bức Lạc Vũ mà Thẩm Dao canh cánh trong lòng. Chính ở chỗ đó lại được áp dụng phương pháp lan màu, tuy chỉ là một bộ phận nhỏ, nhưng nhìn từ vị trí của Thịnh Đường thì hình ảnh một phần nhỏ đó của bích họa như chìm sâu vào trong vậy.
Kỳ Dư đang nói chuyện với Giang Chấp.
“Không ít nhà khôi phục đã rơi vào vùng ngộ nhận khi làm việc với các bức bích họa thời Bắc Ngụy, luôn cảm thấy bích họa thời Bắc Ngụy đường nét thô kệch, tạo hình to và thô. Nhưng từ bức bích họa này có thể thấy những đường nét cơ thể của người ta cũng rất thanh mảnh, tỉ mỉ, mà phong cách vẽ cũng rất đẹp. Hình như cách lan màu này không chỉ được áp dụng riêng đối với phần mặt và cơ thể người thôi đâu?”
Giang Chấp nói: “Khác với hang số 254, Đường Tiểu Thất, tắt ánh sáng xa.”
Thịnh Đường làm theo.
Trong hang tối đi khá nhiều. Nguồn sáng bên dưới giá đỡ được bật lên, soi rõ ràng một phần mặt tranh, cả những chỗ bị tổn hại hoặc mắc bệnh.
Thịnh Đường chăm chú quan sát bích họa, xoa xoa cánh tay nhức mỏi. Đúng là La Chiếm giỏi, lắp ráp ra được những đồ nghề có chất lượng cứ gọi là… tiêu chuẩn.
Tiêu Dã đi tới giật lấy chiếc đèn: “Sư huynh cầm giúp em.”
Thịnh Đường được nhàn nhã, miệng ngọt ngay: “Cảm ơn sư huynh.”
“Sư huynh có tốt không?” Tiêu Dã cười.
Thịnh Đường gật đầu lia lịa, có người thương, có người quan tâm tốt biết bao.
Giang Chấp bước xuống khỏi giá đỡ, cùng với anh còn có Kỳ Dư.
Thịnh Đường đang cùng với Tiêu Dã cười hi hi ha ha, liếc mắt thấy Giang Chấp đi tới, lập tức nghiêm mặt lại. Giang Chấp đi tới trước mặt cô, lẳng lặng quét ánh mắt nhìn cô, sau đó giơ cánh tay cầm lấy chiếc đèn chiếc xa trong tay Tiêu Dã, tiện thể đứng vào vị trí bên cạnh Thịnh Đường.
Tiêu Dã trong một lúc không chú ý đã lặng lẽ bị gạt ra ngoài.
Đèn chiếu xa được bật, bích họa ở chếch bên trên lại được nhìn thấy rõ. Giang Chấp lại di chuyển chùm sáng, dường như đang kiếm tìm vị trí. Lát sau cột sáng được cố định, anh nói: “Nhìn thấy chưa?”
Giống như đang nói chuyện với Thịnh Đường, nhưng lại giống như đang hỏi Kỳ Dư.
Chí ít thì Kỳ Dư cũng đi tới, đứng ngay sang bên cạnh, lại đẩy Tiêu Dã ra xa thêm một chút. La Chiếm cũng tò mò, ghé sát tới… Giữa Tiêu Dã và Thịnh Đường cứ thế bị ngăn ra bởi khoảng cách của mấy con người.
Thịnh Đường chẳng quan tâm câu nói đó của Giang Chấp có hướng về phía cô hay không, dù sao cô đứng gần nhất cũng tiện thể có thể học lỏm. Sau khi được Giang Chấp điều chỉnh ánh đèn, cô nghiễm nhiên nhìn ra vấn đề ở góc bích họa đó.
Trước đó nhìn từ góc độ của cô, bích họa có vẻ thể hiện trạng thái lõm vào. Bây giờ không chỉ là lõm mà nhân vật có phần tàn tạ bên trong như được hiện ra một cách sống động, lập thể, giống như một người đứng ở trên Cửu Trùng Thiên nhìn xuống nhân gian vậy.
Cô ngỡ ngàng suýt xoa. Nếu bức bích họa này có thể được khôi phục hoàn chỉnh thì mức độ gây chấn động về mặt thị giác còn hơn cả bức ở hang 254 nữa.
“Cái này… sao trông giống như tranh ba chiều quá vậy?” Cô lẩm bẩm.
Kỳ Dư cũng kinh ngạc: “Làm sao có thể?”
Giang Chấp liếc nhìn Thịnh Đường sau đó nói: “Chính là hiệu ứng ba chiều.”
Tiêu Dã bị đẩy ra xa tít tắp cũng không giận dữ, thò đầu ngó về phía Thịnh Đường, khen một câu: “Được đấy tiểu sư muội, không hổ danh là họa sỹ thiên tài.”
Việc này có gì đáng để được ngợi khen đâu? Chỉ cần là những kiến thức có liên quan tới phương diện mỹ thuật, hội họa thì Thịnh Đường cô là rành nhất, nhưng có ai không thích nghe mấy câu êm tai đâu?
Thịnh Đường cũng ngó đầu ra, ở giữa ngăn cách bởi Giang Chấp và một vài người, cô làm nũng, đáp lễ lại Tiêu Dã: “Quá khen, quá khen.”
Giang Chấp liếc nhìn cô rồi giơ tay xoay thẳng cái đầu đang ngọ nguậy trước ngực mình của cô về vị trí thẳng.
Tiêu Dã ở đầu kia đứng trở lại bình thường, hắng giọng nói: “Trên những bức bích họa hang đá kiểu này mà cũng có thể bắt gặp hiệu ứng ba chiều thì quả là khó tin. Tôi chỉ biết cách vẽ này khá thịnh hành vào thời nhà Thanh. Nhưng bức bích họa này có từ thời Bắc Ngụy cơ mà.”
Đây cũng là lý do Kỳ Dư cảm thấy đây là chuyện không thể. Lợi dụng sự thay đổi của các lớp màu để làm nổi bật lên nhân vật đã là một sự tiến bộ về mặt hội họa của thời đại đó rồi. Vậy mà ở đây thông qua một góc bích họa lại phát hiện trình độ hội họa của thời kỳ ấy còn vượt xa hơn thế?
“Nếu các họa sư lúc đó đã biết sử dụng phương pháp vẽ này vậy vì sao không nhìn thấy ở các hang động khác hay bắt gặp trên bất kỳ tài liệu nào?” Kỳ Dư đặt ra nghi vấn.
Chưa đợi Giang Chấp trả lời, Thịnh Đường đã lên tiếng trước.
“Chưa trở nên thịnh hành thôi.”
Câu trả lời này khiến tất cả mọi người sững sờ.
Giang Chấp nhìn cô có phần hứng thú: “Cô nói thử xem.”
Điều này còn có gì khó hiểu sao?
Thịnh Đường cảm thấy nghi hoặc trong lòng, nói: “Mỗi một thời kỳ lại có những quan điểm thẩm mỹ và phong cách thịnh hành của thời kỳ ấy. Lấy ví dụ hình ảnh Thiên cung chi lạc trên bích họa đi. Trước thời Bắc Ngụy, đa phần là những người để trần nửa thân trên hoặc khoác một chiếc khăn dài. Bắt đầu từ thời Bắc Chu, Chi lạc đã được mặc lên người những bộ váy Hán phục có hai tà cân đối. Sau đó lại nhìn sang Chi lạc ở thời Đông Tấn Nam Triều, cách vẽ rất thanh tú thần thái, bởi vì vào thời kỳ đó người ta si mê hình ảnh những vóc dáng thon gầy, thanh mảnh. Còn cách vẽ ở Tây Vực thì lại có ngực nở nang, eo thon.”
“Mỹ thuật hội họa cũng đồng thời có thể phản ánh thẩm mỹ của một thời kỳ. Hiệu ứng ba chiều thịnh hành vào thời nhà Thanh, nhưng đưa về những thời kỳ sớm hơn có thể không hề có được sự chấp nhận của đại đa số quần chúng. Điều này cũng giống như diện mạo của một cô gái. Bây giờ anh bảo tôi trang điểm theo kiểu môi bươm bướm, hai má có hai khối tròn đỏ hồng, chắc chắn sẽ có không ít người nói tôi kỳ cục. Nhưng kiểu trang điểm này lại cực kỳ thịnh hành vào thời nhà Đường.”
Tiêu Dã đứng bên cạnh bật cười: “Tiểu sư muội, em có trang điểm kiểu gì trông cũng xinh.”
“Trời ơi đại sư huynh, anh cũng không thể khen em như vậy được.” Thịnh Đường cười hì hì: “Tuy rằng điều anh nói đúng là sự thật.”
Cằm bất thình lình bị Giang Chấp nhẹ nhàng bấu lấy.
Làm gì đây?
Thịnh Đường sững sờ giương mắt nhìn anh.
Giang Chấp giữ chặt cằm cô, quan sát gương mặt cô, lát sau, anh lên tiếng: “Trước khi trang điểm nhớ phải rửa mặt, hôm nay ra cửa đến mặt còn chưa buồn rửa phải không?”
Thịnh Đường sực tỉnh ra, gạt phắt tay của Giang Chấp.
Mở mắt ra đã phải đi thẳng tới hang rồi, có rửa mặt hay không cũng có để ai ngắm đâu?
“Liên quan quái gì tới anh.” Cô làu bàu.
Vietwriter.vn
Giang Chấp ghé sát lại gần cô, hạ thấp mặt xuống: “Chưa nghe rõ, nói lại lần nữa cho tôi nghe xem?”
“Không có gì…” Thịnh Đường tuyệt đối không muốn đắc tội với “con quỷ” này”, cô chỉ tay về phía trước: “Thế nên ý của tôi muốn nói là, đây giống với tác phẩm của một họa sư có tài năng nhưng không thành công.”
Kỳ Dư lại mượn ánh sáng tỉ mỉ quan sát thêm một lượt rồi gật đầu: “Đường Đường nói quả thật rất có lý. Dẫu sao thì đặc điểm thẩm mỹ của mỗi triều đại cũng là một căn cứ quan trọng đối với các nhà khôi phục bích họa như chúng ta.”