Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 91 - Chương 91
Chương 91 SAO HẠNH PHÚC CÓ THỂ ĐẾN ĐỘT NGỘT NHƯ VẬY?
So với “Dạ yến đồ” thì “Huyễn hí đồ” không hoành tráng, to lớn đến thế, cho dù là nhìn từ diện tích bức tranh hay quan sát nội dung trong tranh.
Là một chiếc quạt tròn, “Huyễn hí đồ” là bức tranh được vẽ trên mặt quạt.
Lần này Thịnh Đường đứng ngay bên cạnh Giang Chấp, nhìn chằm chằm vào hình bộ xương nhỏ bị thao túng trên quạt, rồi hạ thấp giọng nói với Giang Chấp: “Nhìn thấy sản phẩm thật quả nhiên khác biệt, nhìn hình bộ xương nhỏ trên đây có vẻ rất giống với hình trên bích họa.”
Giang Chấp nhẹ nhàng đáp lại: “Thế nên dù là ‘Dạ yến đồ’ hay ‘Huyễn hí đồ’, mọi chi tiết bên trong cô đều phải quan sát thật tỉ mỉ cho tôi.”
Trên quạt tròn có một câu đề từ, bên trên viết: Không một chút da và thịt, chỉ một gánh khổ và sầu. Con bù nhìn vẫn đang mắc trên sợi tơ, tạo ra một trò chơi chọc kẻ oan gia. Hiểu rõ lòng mình sợ gì và không sợ gì?
Liên quan đến điểm quái dị trong bức tranh quạt này, ở bên ngoài mỗi người nói một kiểu, thầy Lưu cũng kể cho họ nghe không ít dị bản, cuối cùng ông nói: “Lý Tung là họa sỹ già theo suốt ba triều. Ông ấy xuất thân bình thường, trải qua biết bao đau khổ trên cuộc đời. Thế nên theo ý chúng tôi, thực chất nội dung của bức tranh cũng giống như lời đề từ của nó vậy, chẳng qua chỉ là một góc suy luận về sinh mệnh và cái chết mà thôi.”
Xem “Huyễn hí đồ”, ngoài việc hiểu rõ hàm nghĩa bên trong bức tranh ra thì quan trọng là quan sát tỉ mỉ tư thế của bộ xương nhỏ bên trong bức tranh, nói trắng ra cũng vẫn là cung cấp tư duy cho việc khôi phục bích họa trong hang số 0.
Việc được ngắm nhìn hai bức tranh khiến Thịnh Đường say mê, hứng thú, ra sức cảm thán không biết phải tới khi nào tranh mình vẽ mới được lưu truyền thiên cổ, e rằng bản thân mình cũng chẳng giỏi giang đến mức ấy.
Tiêu Dã chọc cô: “Muốn nổi danh thì đều phải trở thành người quá cố. Ví dụ như tác giả của hai bức tranh này: Cố Hoành Trung, Lý Tung, hoặc ví dụ như Claude Monet, Vincent van Gogh. Em còn khỏe mạnh, không được.”
Thịnh Đường giơ tay đấm thẳng một cái lên bả vai anh ấy, rất mạnh.
Tiêu Dã đau đến nỗi nhe răng xuýt xoa, anh ấy ôm vai: “Trời đất ơi! Em là con gái, có thể đừng thô lỗ đến vậy không? Không sợ không ai lấy à?”
Thịnh Đường nhìn thẳng vào Tiêu Dã lắc đầu, lắc eo, cố tình chọc tức anh ấy.
“Nếu thật sự có một ngày không ai muốn lấy em cứ nói với sư huynh, sư huynh hành thiện tích đức, thu nhận em.”
Thịnh Đường cao giọng cười ha ha hai tiếng: “Tức cười thật, người theo đuổi cô đây túm một cái được cả mớ, làm sao có thể đến lượt anh?”
Giang Chấp ngẩng đầu lên, nhìn cô một cái.
Họ ăn bữa trưa ở ngay gần Cố Cung, còn mời cả thầy Lưu, người đã đi theo họ suốt cả buổi để giảng giải về kiến thức chuyên ngành. Thầy Lưu khéo miệng, lại là người cao tuổi nhất cả bàn ăn, đức cao vọng trọng. Lúc ông nói chuyện, những người xung quanh cũng không dễ dàng xen ngang được. Ông đã có kinh nghiệm nghiên cứu văn hóa gần một cuộc đời, tùy tiện nói ra vài điều cũng có thể khiến người ta nghe đến há hốc miệng, được mở rộng tầm mắt.
Tiêu Dã chủ yếu đáp chuyện lại ông.
Giang Chấp chỉ thi thoảng chêm vào đôi ba câu như thế. Anh vốn không phải là một người thích đi tiếp khách, cộng thêm việc tối qua anh chạy ra chạy vào phòng vệ sinh cả đêm, cả buổi sáng nay chưa ngã gục trong Tử Cấm Thành coi như ông trời đã hậu đãi lắm rồi.
Thế nên thức ăn vừa được bê lên, việc đầu tiên anh làm chính là cắm đầu vào ăn. Tiêu Dã ở đầu bên kia khách sáo một lượt, vừa đưa được đôi đũa cho thầy Lưu thì bên này Giang Chấp đã ăn sạch một bát cơm, giơ tay gọi phục vụ cho xin thêm bát nữa.
Nhìn cảnh ấy, Tiêu Dã tức đến nghiến răng kèn kẹt. Tên không có tiền đồ này, quả thật đứng đó chỉ huy, đổ hết mọi việc lên đầu người khác.
Nhưng thầy Lưu vẫn thích nói chuyện với Giang Chấp, dù sao anh cũng là người được Giáo sư Hồ đặc biệt đề cử. Hơn nữa lúc đi ngắm tranh trong Cố Cung, thầy Lưu cũng đã âm thầm quan sát Giang Chấp, cảm thấy cậu thanh niên này tuy không nói nhiều nhưng nói ra câu nào là chuẩn xác, nhắm trúng chỗ hiểm câu ấy. Câu nói “im lặng là vàng” không hề sai, càng là những người ít nói, có thể lại càng là người giấu sâu hơn cả.
Mỗi lần thầy Lưu nói chuyện cùng với Giang Chấp, Tiêu Dã ngồi bên cạnh đều cảm thấy toát mồ hôi hột, chỉ sợ với tính khí đó, anh lại nổi điên lên đáp trả lại người ta. Cũng may Giang Chấp rất nể mặt, có lẽ vì khi no rồi tâm trạng người ta cũng vui vẻ hơn. Thầy Lưu nói gì anh đều ậm ừ đáp lại vài câu.
Về sau Tiêu Dã thực sự không chịu nổi khi trái tim cứ lơ lửng trên cao, cuối cùng đã chủ động đón lấy chủ đề, nói chuyện với thầy Lưu.
Bên này Thịnh Đường ăn uống không tập trung cho lắm. Vốn dĩ cô cũng không đói. Cô ngồi chầu chực đợi Giang Chấp ăn xong bát cơm thứ hai, rồi hắng giọng, chủ động ghé sát tới…
Ban đầu cô không hề ngồi bên cạnh anh.
Trước khi mọi người ngồi vào bàn, Thịnh Đường đã đặc biệt chọn một vị trí cách khá xa chủ tọa. Cô nghĩ kiểu gì thầy Lưu cũng ngồi vị trí chủ tọa, sau đó chắc chắn sẽ kéo Giang Chấp và Tiêu Dã cũng ngồi bên cạnh. Quả nhiên, sau khi thầy Lưu an tọa, Giang Chấp và Tiêu Dã liền kề cận hai bên.
Nhưng trước khi “xuống nước”, Giang Chấp còn kéo cô một cái, ra hiệu vào vị trí trống bên cạnh mình: “Đường Tiểu Thất.”
Vốn dĩ Thẩm Dao sẽ ngồi bên cạnh anh, nghe vậy đành đổi chỗ một cách rất không tình nguyện.
Nếu là bình thường, Thịnh Đường chắc chắn sẽ tìm cách chuồn lẹ như một con cá nheo. Nhưng hôm nay thì khác, cô ôm theo đĩa, cầm theo đũa, cười khúc khích như chuột: “Dạ vâng, dạ vâng.”
Thoải mái vậy sao?
Giang Chấp cười thầm, sự việc khác thường ắt có vấn đề.
Thế nên lúc Thịnh Đường ghé sát vào mình, anh không lên tiếng, giơ đũa gắp một miếng dồi rán. Thịnh Đường là người nào chứ, cô là một tiểu yêu tinh ranh ma và trơn tru vô cùng. Cô khẩn trương cầm chiếc đũa chung lên, niềm nở gắp một miếng dồi rán bỏ vào đĩa của anh.
Giang Chấp cố tình không nhìn cô, thấy vậy, anh bèn gắp miếng ở dưới đĩa lên, cắn một miếng.
Ừm…
Không thể miêu tả được là mùi vị gì, là ruột sao? Ăn thì không thấy giống, lại chẳng có mùi vị gì hết.
Thịnh Đường hai chân giẫm lên bậc ghế, hai tay khoanh trước ngực, cuộn người lại như một con chim cút, hai mắt sáng lấp lánh, cười hì hì đề nghị: “Dồi rán của Bắc Kinh phải cho thêm ít nước tỏi vào mới ngon được.”
Giang Chấp đã sớm nhìn thấy một chiếc đĩa nhỏ xíu được đặt bên cạnh đó. Ban đầu anh không chú ý xem bên trong đựng cái gì, được Thịnh Đường nhắc nhở anh mới hiểu ra. Anh vươn đôi đũa đang gắp miếng dồi rán qua, chấm một ít nước tỏi, muốn ăn nhưng quả thực không thể cho được vào miệng.
“Anh không thích ăn tỏi sao?”
Giang Chấp quay đầu nhìn cô một cái, không thích ăn tỏi kỳ lạ lắm sao? Cả hành, gừng, tỏi, anh đều không thích ăn… Đợi chút, vì sao cô lại hưng phấn như vậy chứ? Nhất là ánh mắt của cô, sao bỗng dưng anh lại cảm thấy nó tà ác thế quái nào nhỉ?
“Anh nếm thử đi, chưa biết chừng lại yêu luôn hương vị này thì sao?” Thịnh Đường cổ vũ anh.
“Anh nếm thử đi, chưa biết chừng lại yêu luôn hương vị này thì sao?” Thịnh Đường cổ vũ anh.
Không phải là Giang Chấp không muốn nếm thử. Chỉ tại vì Thịnh Đường quá nhiệt tình rồi, nhiệt tình tới mức anh cảm thấy hoài nghi cuộc đời… Ngẫm nghĩ một chút, anh đặt xuống, đổi sang ăn món khác. Thịnh Đường thấy vậy bỗng có chút hụt hẫng nhẹ, chẳng qua cô chỉ muốn anh nếm thử mùi vị các món ăn xưa của Bắc Kinh thôi mà.
“Chuyện đó…” Cô lại gắp thêm cho anh một miếng bánh đậu đỏ lạnh, cái này chắc chắn anh sẽ thích ăn vì nó ngọt.
Lần này Giang Chấp nể mặt, cắn một miếng bánh rồi hỏi: “Hm?”
Thịnh Đường nghiêng mặt nhìn anh, cười cực kỳ trong sáng, ngây thơ rồi hạ thấp giọng hỏi: “Chúng ta đã đi xem cả ‘Dạ yến đồ’ và ‘Huyễn hí đồ’ rồi, chắc chắn cũng sẽ được đi xem tranh ba chiều đúng không?”
Anh biết ngay trong lòng cô nhóc này giấu tâm sự, quả nhiên.
Giang Chấp không buồn ngước mắt lên, chỉ chìa tay ra: “Nước?”
Thịnh Đường lập tức bê cốc nước đưa cho anh.
Tiêu Dã đang trò chuyện với thầy Lưu chợt đánh mắt nhìn sang bên này. Làm cái gì thế kia? Hay là Giang cố chấp lại đang bắt nạt Đường Đường?
Bên này Giang Chấp rất nhàn nhã, cũng chẳng màng tới ánh mắt của Thẩm Dao và Tiểu Du đều đồng loạt nhìn qua. Anh đường hoàng đón lấy cốc nước, uống cứ gọi là thản nhiên như không. Uống xong, anh đặt chiếc cốc sang bên cạnh, cuối cùng cũng mở lời vàng ngọc: “Đúng vậy.”
Có một khoảnh khắc Thịnh Đường đã ngẩn người ra. Cô vốn nghĩ anh sẽ chẳng thoải mái đến vậy, không ngờ anh cứ thế đồng ý với cô?
Sao hạnh phúc có thể đến đột ngột như vậy?
Ông trời chịu mở mắt rồi.
“Cảm ơn sự phụ.” Tâm trạng vui vẻ kiểu gì cũng phải có hành động thể hiện. Ngay sau đó, Thịnh Đường lại chất đầy thức ăn vào chiếc đĩa để trước mặt anh.
Nhìn thái độ niềm nở kính cẩn này của cô, Giang Chấp lại muốn cười: “Lúc trước ai là người tỏ ra không cam tâm tình nguyện, buộc phải cưỡng ép, dụ dỗ mới theo tôi tới Bắc Kinh ấy nhỉ?”
“Ấy, sao có thể dùng bốn chữ cưỡng ép, dụ dỗ để hình dung về sư phụ chứ? Sư phụ phải nói là đã ôn tồn chỉ bảo, tận tình khuyên răn. Đệ tử ngu muội nên mới chẳng ngẫm ra được lòng tốt và nỗi khổ tâm của sư phụ.”
“Bây giờ chợt phát hiện ra tôi tốt rồi?”
Thịnh Đường bày ra vẻ mặt vô tội: “Thầy lâu nay vẫn luôn rất tốt mà, tốt lắm, tốt lắm luôn.”
Giang Chấp bật cười: “Được rồi đấy Đường Tiểu Thất, lúc nào về tôi sẽ tìm cho cô một thầy dạy kịch Tứ Xuyên để cô bái người ta làm sư phụ.”
Hả?
Thịnh Đường: …
“Cô có năng khiếu ‘biến kiểm’(*) đấy, chắc chẳng cần học cũng thành tài. Cần đến tôi thì hết lời sư phụ trước sư phụ sau. Còn không cần tôi nữa thì suốt ngày Giang Chấp Giang Chấp mà gọi. Còn nghĩ đủ mọi cách hãm hại cái dạ dày của tôi. Đường Tiểu Thất, cô phân liệt thành mấy nhân cách vậy?”
(*) Biến kiểm là một kỹ thuật trong kịch Tứ Xuyên. Diễn viên mặc trang phục sặc sỡ, di chuyển theo tiếng nhạc, đeo mặt nạ nhiều màu khắc họa các nhân vật kịch tiêu biểu, khi nhạc lên đến cao trào, diễn viên phất quạt hoặc tay áo qua mặt, trong tích tắc sẽ thay đổi từ mặt nạ này sang mặt nạ khác, mỗi mặt nạ biểu thị một tâm trạng khác nhau.
Thịnh Đường cắn đũa, cụp mí mắt xuống, nói nhỏ nhẹ như thầm thì: “Tôi cũng đâu… có hãm hại gì anh nhỉ?”
Giang Chấp hơi ghé sát mặt lại: “Cái gì cơ?”
“Ý em là em phải hết lời cảm ơn sư phụ chứ.”
Giang Chấp nhìn cô chăm chú, khóe miệng cong cong: “Đúng là mặt trời mọc từ đằng Tây rồi. Được thôi, cô định cảm ơn tôi bằng cách nào?”
Thịnh Đường nghiêng đầu nhìn anh, lập tức như bị hút vào một nơi sâu trong đôi mắt anh, đen tối sâu xa lại ẩn giấu chút ánh sáng, trong mơ hồ khiến người ta bị mê hoặc. Cô cảm thấy đôi môi mình hơi khô, bèn nói ngay: “Đồ ăn khuya và trà sữa lúc nào cũng sẵn sàng hầu hạ sư phụ.”
Vietwriter.vn để tham gia các event hấp dẫn.
Giang Chấp nghe thấy hai chữ “hầu hạ” quả thực cảm thấy không ổn ở đâu đó…
Thịnh Đường thấy anh nhướng mày, sợ lại bị anh bắt bẻ, lập tức bổ sung thêm: “Sư phụ là người có thân phận gì? Sao có thể dùng đồ ăn bán bên ngoài hạ nhục dạ dày của sư phụ chứ? Em sẽ đích thân làm, yên tâm, em chắc chắn sẽ làm theo đúng khẩu vị của anh mà.”
Giang Chấp cười từ tận trong lòng, nói cứ như thể cô biết thân phận của anh là gì vậy.
Nhưng mà…
Nụ cười thấm vào ánh mắt anh: “Cái miệng cũng ngọt đấy.”
***
“Khảm trúc ti quải thiền, tương ngọc thấu tú phiến”, câu nói này chính là lời miêu tả của Càn Long về nơi người ta tới để nghe khúc tiêu khiển - Quyện Cần Trai.
Đi xuyên qua hoa viên Càn Long, nó nằm ở phía Đông Bắc Cố Cung, từ Đông sang Tây tổng cộng có chín gian phòng, bên trong được khảm nạm trúc và ngọc vàng, đứng ở trong như được thả mình giữa đất Giang Nam vậy.
Quyện Cần Trai cực kỳ ít khi mở cửa cho tham quan, đã đóng cửa suốt sáu mươi năm rồi. Về sau, đến đầu mùa đông năm 2008, nó lần đầu được mở cửa.
Lần này Giang Chấp và mấy người họ tới đây lại đúng dịp Quyện Cần Trai sửa chữa. Đây là chín gian phòng có trình độ xây dựng cực cao, trong đó trình độ khôi phục cũng sở hữu những giá trị rất cao.
Thầy Hứa đã đợi sẵn ở hoa viên từ lâu. Đây là một ông già đã sáu mươi tuổi, nhưng lại ăn mặc vô cùng hiện đại và hợp thời trang, gương mặt sáng sủa, tinh thần phấn chấn.
Ông và Tiêu Dã cũng được coi là chỗ quen biết từ trước, sau khi gặp mặt đã đứng trò chuyện, hàn huyên một lúc.
Sau khi nhìn thấy Giang Chấp, hai mắt thầy Hứa sáng rực lên, ông hỏi Tiêu Dã: Vị này chính là Giáo sư Giang phải không?
Tiêu Dã cố nhịn cười trong lòng, vội vàng long trọng giới thiệu với thầy Hứa.
Quả nhiên, thầy Hứa trở nên nhiệt tình khác thường, bắt tay với Giang Chấp rất lâu không thấy buông ra, nói một câu: Tới là tốt rồi.
Thịnh Đường đứng ở bên cạnh nghe cực kỳ rõ ràng, sao cô cứ cảm thấy câu nói “Tới là tốt rồi” của thầy Hứa mang một ý nghĩa khác biệt nhỉ?
Khi nhìn lại Giang Chấp, anh chỉ vờ cười xã giao, đáp lại một câu: Các thầy cô ở Cố Cung ai nấy đều giỏi giang, quan trọng nhất là có lòng kiên nhẫn, dĩ nhiên em phải tới đây để cố gắng học hỏi rồi.
Câu nói này chỉ có người biết rõ nội tình nghe mới hiểu, Tiêu Dã mím môi cười khẽ. Thầy Hứa cũng không hổ là một lát gừng đã già, mùi vị cay nồng, cười rất nhẹ nhàng: “Khiêm tốn quá rồi, học hỏi lẫn nhau thôi. Tài ăn nói của Giáo sư Giang cũng khiến chúng tôi theo không kịp đấy.”
Giang Chấp cười cười, âm thầm dùng chút sức rút tay của mình về.
Vờ vịt, cũng giỏi giả vờ thật đấy!
Thịnh Đường ngược lại nghe xong cảm thấy đầy khó hiểu, tài ăn nói của… Giang Chấp tốt lắm sao? Đá xéo người khác cũng được tính chứ?
So với “Dạ yến đồ” thì “Huyễn hí đồ” không hoành tráng, to lớn đến thế, cho dù là nhìn từ diện tích bức tranh hay quan sát nội dung trong tranh.
Là một chiếc quạt tròn, “Huyễn hí đồ” là bức tranh được vẽ trên mặt quạt.
Lần này Thịnh Đường đứng ngay bên cạnh Giang Chấp, nhìn chằm chằm vào hình bộ xương nhỏ bị thao túng trên quạt, rồi hạ thấp giọng nói với Giang Chấp: “Nhìn thấy sản phẩm thật quả nhiên khác biệt, nhìn hình bộ xương nhỏ trên đây có vẻ rất giống với hình trên bích họa.”
Giang Chấp nhẹ nhàng đáp lại: “Thế nên dù là ‘Dạ yến đồ’ hay ‘Huyễn hí đồ’, mọi chi tiết bên trong cô đều phải quan sát thật tỉ mỉ cho tôi.”
Trên quạt tròn có một câu đề từ, bên trên viết: Không một chút da và thịt, chỉ một gánh khổ và sầu. Con bù nhìn vẫn đang mắc trên sợi tơ, tạo ra một trò chơi chọc kẻ oan gia. Hiểu rõ lòng mình sợ gì và không sợ gì?
Liên quan đến điểm quái dị trong bức tranh quạt này, ở bên ngoài mỗi người nói một kiểu, thầy Lưu cũng kể cho họ nghe không ít dị bản, cuối cùng ông nói: “Lý Tung là họa sỹ già theo suốt ba triều. Ông ấy xuất thân bình thường, trải qua biết bao đau khổ trên cuộc đời. Thế nên theo ý chúng tôi, thực chất nội dung của bức tranh cũng giống như lời đề từ của nó vậy, chẳng qua chỉ là một góc suy luận về sinh mệnh và cái chết mà thôi.”
Xem “Huyễn hí đồ”, ngoài việc hiểu rõ hàm nghĩa bên trong bức tranh ra thì quan trọng là quan sát tỉ mỉ tư thế của bộ xương nhỏ bên trong bức tranh, nói trắng ra cũng vẫn là cung cấp tư duy cho việc khôi phục bích họa trong hang số 0.
Việc được ngắm nhìn hai bức tranh khiến Thịnh Đường say mê, hứng thú, ra sức cảm thán không biết phải tới khi nào tranh mình vẽ mới được lưu truyền thiên cổ, e rằng bản thân mình cũng chẳng giỏi giang đến mức ấy.
Tiêu Dã chọc cô: “Muốn nổi danh thì đều phải trở thành người quá cố. Ví dụ như tác giả của hai bức tranh này: Cố Hoành Trung, Lý Tung, hoặc ví dụ như Claude Monet, Vincent van Gogh. Em còn khỏe mạnh, không được.”
Thịnh Đường giơ tay đấm thẳng một cái lên bả vai anh ấy, rất mạnh.
Tiêu Dã đau đến nỗi nhe răng xuýt xoa, anh ấy ôm vai: “Trời đất ơi! Em là con gái, có thể đừng thô lỗ đến vậy không? Không sợ không ai lấy à?”
Thịnh Đường nhìn thẳng vào Tiêu Dã lắc đầu, lắc eo, cố tình chọc tức anh ấy.
“Nếu thật sự có một ngày không ai muốn lấy em cứ nói với sư huynh, sư huynh hành thiện tích đức, thu nhận em.”
Thịnh Đường cao giọng cười ha ha hai tiếng: “Tức cười thật, người theo đuổi cô đây túm một cái được cả mớ, làm sao có thể đến lượt anh?”
Giang Chấp ngẩng đầu lên, nhìn cô một cái.
Họ ăn bữa trưa ở ngay gần Cố Cung, còn mời cả thầy Lưu, người đã đi theo họ suốt cả buổi để giảng giải về kiến thức chuyên ngành. Thầy Lưu khéo miệng, lại là người cao tuổi nhất cả bàn ăn, đức cao vọng trọng. Lúc ông nói chuyện, những người xung quanh cũng không dễ dàng xen ngang được. Ông đã có kinh nghiệm nghiên cứu văn hóa gần một cuộc đời, tùy tiện nói ra vài điều cũng có thể khiến người ta nghe đến há hốc miệng, được mở rộng tầm mắt.
Tiêu Dã chủ yếu đáp chuyện lại ông.
Giang Chấp chỉ thi thoảng chêm vào đôi ba câu như thế. Anh vốn không phải là một người thích đi tiếp khách, cộng thêm việc tối qua anh chạy ra chạy vào phòng vệ sinh cả đêm, cả buổi sáng nay chưa ngã gục trong Tử Cấm Thành coi như ông trời đã hậu đãi lắm rồi.
Thế nên thức ăn vừa được bê lên, việc đầu tiên anh làm chính là cắm đầu vào ăn. Tiêu Dã ở đầu bên kia khách sáo một lượt, vừa đưa được đôi đũa cho thầy Lưu thì bên này Giang Chấp đã ăn sạch một bát cơm, giơ tay gọi phục vụ cho xin thêm bát nữa.
Nhìn cảnh ấy, Tiêu Dã tức đến nghiến răng kèn kẹt. Tên không có tiền đồ này, quả thật đứng đó chỉ huy, đổ hết mọi việc lên đầu người khác.
Nhưng thầy Lưu vẫn thích nói chuyện với Giang Chấp, dù sao anh cũng là người được Giáo sư Hồ đặc biệt đề cử. Hơn nữa lúc đi ngắm tranh trong Cố Cung, thầy Lưu cũng đã âm thầm quan sát Giang Chấp, cảm thấy cậu thanh niên này tuy không nói nhiều nhưng nói ra câu nào là chuẩn xác, nhắm trúng chỗ hiểm câu ấy. Câu nói “im lặng là vàng” không hề sai, càng là những người ít nói, có thể lại càng là người giấu sâu hơn cả.
Mỗi lần thầy Lưu nói chuyện cùng với Giang Chấp, Tiêu Dã ngồi bên cạnh đều cảm thấy toát mồ hôi hột, chỉ sợ với tính khí đó, anh lại nổi điên lên đáp trả lại người ta. Cũng may Giang Chấp rất nể mặt, có lẽ vì khi no rồi tâm trạng người ta cũng vui vẻ hơn. Thầy Lưu nói gì anh đều ậm ừ đáp lại vài câu.
Về sau Tiêu Dã thực sự không chịu nổi khi trái tim cứ lơ lửng trên cao, cuối cùng đã chủ động đón lấy chủ đề, nói chuyện với thầy Lưu.
Bên này Thịnh Đường ăn uống không tập trung cho lắm. Vốn dĩ cô cũng không đói. Cô ngồi chầu chực đợi Giang Chấp ăn xong bát cơm thứ hai, rồi hắng giọng, chủ động ghé sát tới…
Ban đầu cô không hề ngồi bên cạnh anh.
Trước khi mọi người ngồi vào bàn, Thịnh Đường đã đặc biệt chọn một vị trí cách khá xa chủ tọa. Cô nghĩ kiểu gì thầy Lưu cũng ngồi vị trí chủ tọa, sau đó chắc chắn sẽ kéo Giang Chấp và Tiêu Dã cũng ngồi bên cạnh. Quả nhiên, sau khi thầy Lưu an tọa, Giang Chấp và Tiêu Dã liền kề cận hai bên.
Nhưng trước khi “xuống nước”, Giang Chấp còn kéo cô một cái, ra hiệu vào vị trí trống bên cạnh mình: “Đường Tiểu Thất.”
Vốn dĩ Thẩm Dao sẽ ngồi bên cạnh anh, nghe vậy đành đổi chỗ một cách rất không tình nguyện.
Nếu là bình thường, Thịnh Đường chắc chắn sẽ tìm cách chuồn lẹ như một con cá nheo. Nhưng hôm nay thì khác, cô ôm theo đĩa, cầm theo đũa, cười khúc khích như chuột: “Dạ vâng, dạ vâng.”
Thoải mái vậy sao?
Giang Chấp cười thầm, sự việc khác thường ắt có vấn đề.
Thế nên lúc Thịnh Đường ghé sát vào mình, anh không lên tiếng, giơ đũa gắp một miếng dồi rán. Thịnh Đường là người nào chứ, cô là một tiểu yêu tinh ranh ma và trơn tru vô cùng. Cô khẩn trương cầm chiếc đũa chung lên, niềm nở gắp một miếng dồi rán bỏ vào đĩa của anh.
Giang Chấp cố tình không nhìn cô, thấy vậy, anh bèn gắp miếng ở dưới đĩa lên, cắn một miếng.
Ừm…
Không thể miêu tả được là mùi vị gì, là ruột sao? Ăn thì không thấy giống, lại chẳng có mùi vị gì hết.
Thịnh Đường hai chân giẫm lên bậc ghế, hai tay khoanh trước ngực, cuộn người lại như một con chim cút, hai mắt sáng lấp lánh, cười hì hì đề nghị: “Dồi rán của Bắc Kinh phải cho thêm ít nước tỏi vào mới ngon được.”
Giang Chấp đã sớm nhìn thấy một chiếc đĩa nhỏ xíu được đặt bên cạnh đó. Ban đầu anh không chú ý xem bên trong đựng cái gì, được Thịnh Đường nhắc nhở anh mới hiểu ra. Anh vươn đôi đũa đang gắp miếng dồi rán qua, chấm một ít nước tỏi, muốn ăn nhưng quả thực không thể cho được vào miệng.
“Anh không thích ăn tỏi sao?”
Giang Chấp quay đầu nhìn cô một cái, không thích ăn tỏi kỳ lạ lắm sao? Cả hành, gừng, tỏi, anh đều không thích ăn… Đợi chút, vì sao cô lại hưng phấn như vậy chứ? Nhất là ánh mắt của cô, sao bỗng dưng anh lại cảm thấy nó tà ác thế quái nào nhỉ?
“Anh nếm thử đi, chưa biết chừng lại yêu luôn hương vị này thì sao?” Thịnh Đường cổ vũ anh.
“Anh nếm thử đi, chưa biết chừng lại yêu luôn hương vị này thì sao?” Thịnh Đường cổ vũ anh.
Không phải là Giang Chấp không muốn nếm thử. Chỉ tại vì Thịnh Đường quá nhiệt tình rồi, nhiệt tình tới mức anh cảm thấy hoài nghi cuộc đời… Ngẫm nghĩ một chút, anh đặt xuống, đổi sang ăn món khác. Thịnh Đường thấy vậy bỗng có chút hụt hẫng nhẹ, chẳng qua cô chỉ muốn anh nếm thử mùi vị các món ăn xưa của Bắc Kinh thôi mà.
“Chuyện đó…” Cô lại gắp thêm cho anh một miếng bánh đậu đỏ lạnh, cái này chắc chắn anh sẽ thích ăn vì nó ngọt.
Lần này Giang Chấp nể mặt, cắn một miếng bánh rồi hỏi: “Hm?”
Thịnh Đường nghiêng mặt nhìn anh, cười cực kỳ trong sáng, ngây thơ rồi hạ thấp giọng hỏi: “Chúng ta đã đi xem cả ‘Dạ yến đồ’ và ‘Huyễn hí đồ’ rồi, chắc chắn cũng sẽ được đi xem tranh ba chiều đúng không?”
Anh biết ngay trong lòng cô nhóc này giấu tâm sự, quả nhiên.
Giang Chấp không buồn ngước mắt lên, chỉ chìa tay ra: “Nước?”
Thịnh Đường lập tức bê cốc nước đưa cho anh.
Tiêu Dã đang trò chuyện với thầy Lưu chợt đánh mắt nhìn sang bên này. Làm cái gì thế kia? Hay là Giang cố chấp lại đang bắt nạt Đường Đường?
Bên này Giang Chấp rất nhàn nhã, cũng chẳng màng tới ánh mắt của Thẩm Dao và Tiểu Du đều đồng loạt nhìn qua. Anh đường hoàng đón lấy cốc nước, uống cứ gọi là thản nhiên như không. Uống xong, anh đặt chiếc cốc sang bên cạnh, cuối cùng cũng mở lời vàng ngọc: “Đúng vậy.”
Có một khoảnh khắc Thịnh Đường đã ngẩn người ra. Cô vốn nghĩ anh sẽ chẳng thoải mái đến vậy, không ngờ anh cứ thế đồng ý với cô?
Sao hạnh phúc có thể đến đột ngột như vậy?
Ông trời chịu mở mắt rồi.
“Cảm ơn sự phụ.” Tâm trạng vui vẻ kiểu gì cũng phải có hành động thể hiện. Ngay sau đó, Thịnh Đường lại chất đầy thức ăn vào chiếc đĩa để trước mặt anh.
Nhìn thái độ niềm nở kính cẩn này của cô, Giang Chấp lại muốn cười: “Lúc trước ai là người tỏ ra không cam tâm tình nguyện, buộc phải cưỡng ép, dụ dỗ mới theo tôi tới Bắc Kinh ấy nhỉ?”
“Ấy, sao có thể dùng bốn chữ cưỡng ép, dụ dỗ để hình dung về sư phụ chứ? Sư phụ phải nói là đã ôn tồn chỉ bảo, tận tình khuyên răn. Đệ tử ngu muội nên mới chẳng ngẫm ra được lòng tốt và nỗi khổ tâm của sư phụ.”
“Bây giờ chợt phát hiện ra tôi tốt rồi?”
Thịnh Đường bày ra vẻ mặt vô tội: “Thầy lâu nay vẫn luôn rất tốt mà, tốt lắm, tốt lắm luôn.”
Giang Chấp bật cười: “Được rồi đấy Đường Tiểu Thất, lúc nào về tôi sẽ tìm cho cô một thầy dạy kịch Tứ Xuyên để cô bái người ta làm sư phụ.”
Hả?
Thịnh Đường: …
“Cô có năng khiếu ‘biến kiểm’(*) đấy, chắc chẳng cần học cũng thành tài. Cần đến tôi thì hết lời sư phụ trước sư phụ sau. Còn không cần tôi nữa thì suốt ngày Giang Chấp Giang Chấp mà gọi. Còn nghĩ đủ mọi cách hãm hại cái dạ dày của tôi. Đường Tiểu Thất, cô phân liệt thành mấy nhân cách vậy?”
(*) Biến kiểm là một kỹ thuật trong kịch Tứ Xuyên. Diễn viên mặc trang phục sặc sỡ, di chuyển theo tiếng nhạc, đeo mặt nạ nhiều màu khắc họa các nhân vật kịch tiêu biểu, khi nhạc lên đến cao trào, diễn viên phất quạt hoặc tay áo qua mặt, trong tích tắc sẽ thay đổi từ mặt nạ này sang mặt nạ khác, mỗi mặt nạ biểu thị một tâm trạng khác nhau.
Thịnh Đường cắn đũa, cụp mí mắt xuống, nói nhỏ nhẹ như thầm thì: “Tôi cũng đâu… có hãm hại gì anh nhỉ?”
Giang Chấp hơi ghé sát mặt lại: “Cái gì cơ?”
“Ý em là em phải hết lời cảm ơn sư phụ chứ.”
Giang Chấp nhìn cô chăm chú, khóe miệng cong cong: “Đúng là mặt trời mọc từ đằng Tây rồi. Được thôi, cô định cảm ơn tôi bằng cách nào?”
Thịnh Đường nghiêng đầu nhìn anh, lập tức như bị hút vào một nơi sâu trong đôi mắt anh, đen tối sâu xa lại ẩn giấu chút ánh sáng, trong mơ hồ khiến người ta bị mê hoặc. Cô cảm thấy đôi môi mình hơi khô, bèn nói ngay: “Đồ ăn khuya và trà sữa lúc nào cũng sẵn sàng hầu hạ sư phụ.”
Vietwriter.vn để tham gia các event hấp dẫn.
Giang Chấp nghe thấy hai chữ “hầu hạ” quả thực cảm thấy không ổn ở đâu đó…
Thịnh Đường thấy anh nhướng mày, sợ lại bị anh bắt bẻ, lập tức bổ sung thêm: “Sư phụ là người có thân phận gì? Sao có thể dùng đồ ăn bán bên ngoài hạ nhục dạ dày của sư phụ chứ? Em sẽ đích thân làm, yên tâm, em chắc chắn sẽ làm theo đúng khẩu vị của anh mà.”
Giang Chấp cười từ tận trong lòng, nói cứ như thể cô biết thân phận của anh là gì vậy.
Nhưng mà…
Nụ cười thấm vào ánh mắt anh: “Cái miệng cũng ngọt đấy.”
***
“Khảm trúc ti quải thiền, tương ngọc thấu tú phiến”, câu nói này chính là lời miêu tả của Càn Long về nơi người ta tới để nghe khúc tiêu khiển - Quyện Cần Trai.
Đi xuyên qua hoa viên Càn Long, nó nằm ở phía Đông Bắc Cố Cung, từ Đông sang Tây tổng cộng có chín gian phòng, bên trong được khảm nạm trúc và ngọc vàng, đứng ở trong như được thả mình giữa đất Giang Nam vậy.
Quyện Cần Trai cực kỳ ít khi mở cửa cho tham quan, đã đóng cửa suốt sáu mươi năm rồi. Về sau, đến đầu mùa đông năm 2008, nó lần đầu được mở cửa.
Lần này Giang Chấp và mấy người họ tới đây lại đúng dịp Quyện Cần Trai sửa chữa. Đây là chín gian phòng có trình độ xây dựng cực cao, trong đó trình độ khôi phục cũng sở hữu những giá trị rất cao.
Thầy Hứa đã đợi sẵn ở hoa viên từ lâu. Đây là một ông già đã sáu mươi tuổi, nhưng lại ăn mặc vô cùng hiện đại và hợp thời trang, gương mặt sáng sủa, tinh thần phấn chấn.
Ông và Tiêu Dã cũng được coi là chỗ quen biết từ trước, sau khi gặp mặt đã đứng trò chuyện, hàn huyên một lúc.
Sau khi nhìn thấy Giang Chấp, hai mắt thầy Hứa sáng rực lên, ông hỏi Tiêu Dã: Vị này chính là Giáo sư Giang phải không?
Tiêu Dã cố nhịn cười trong lòng, vội vàng long trọng giới thiệu với thầy Hứa.
Quả nhiên, thầy Hứa trở nên nhiệt tình khác thường, bắt tay với Giang Chấp rất lâu không thấy buông ra, nói một câu: Tới là tốt rồi.
Thịnh Đường đứng ở bên cạnh nghe cực kỳ rõ ràng, sao cô cứ cảm thấy câu nói “Tới là tốt rồi” của thầy Hứa mang một ý nghĩa khác biệt nhỉ?
Khi nhìn lại Giang Chấp, anh chỉ vờ cười xã giao, đáp lại một câu: Các thầy cô ở Cố Cung ai nấy đều giỏi giang, quan trọng nhất là có lòng kiên nhẫn, dĩ nhiên em phải tới đây để cố gắng học hỏi rồi.
Câu nói này chỉ có người biết rõ nội tình nghe mới hiểu, Tiêu Dã mím môi cười khẽ. Thầy Hứa cũng không hổ là một lát gừng đã già, mùi vị cay nồng, cười rất nhẹ nhàng: “Khiêm tốn quá rồi, học hỏi lẫn nhau thôi. Tài ăn nói của Giáo sư Giang cũng khiến chúng tôi theo không kịp đấy.”
Giang Chấp cười cười, âm thầm dùng chút sức rút tay của mình về.
Vờ vịt, cũng giỏi giả vờ thật đấy!
Thịnh Đường ngược lại nghe xong cảm thấy đầy khó hiểu, tài ăn nói của… Giang Chấp tốt lắm sao? Đá xéo người khác cũng được tính chứ?
Bình luận facebook