Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
thuc-tap-sinh-than-tuong-361.html
Chương 361: GIẤC MƠ CỦA TIỂU HÀ (6)
Cuối cùng, Chẩm Khê tự phát hiện ra chuyện của Nhiêu Lực Quần và em gái cô ấy. Nói chính xác thì không phải do cô ấy chủ động phát hiện ra, mà là Chẩm Hàm tìm tới nói cho2cô ấy biết.
Cô ta cũng đang mang thai, ngày sinh dự tính còn sớm hơn so với Chẩm Khê, đứa trẻ trong bụng cô ta cũng quý báu hơn, cả nhà đều vây quanh cô ta. Ngay cả Nhiêu Lực9Quần và mẹ của gã cũng thích Chấm Hàm hơn cô ấy và chờ mong đứa trẻ trong bụng Chấm Hàm hơn. Trong nháy mắt, Chẩm Khê từ thiên đường rơi xuống địa ngục.
Ngày nào tôi cũng giữ cho điện6thoại mở liên tục, hy vọng Chẩm Khê sẽ chủ động liên lạc với mình. Cho dù mục đích là gì, miễn là cô ấy liên lạc với tôi, điều đó có nghĩa là ít nhất cô ấy còn có0thể lắng nghe những gì tôi nói.
Nhưng, cô ấy không hề gọi. Điện thoại riêng của ông chủ cũng không nhận được bất cứ cuộc gọi nào từ số lạ. Tôi hoàn toàn không thể hiểu được con người này.7Không thể hiểu nổi.
Cuối cùng, chính mẹ của Chẩm Hàm là người nói cho ông chủ của tôi biết. Sau khi biết chuyện, Chẩm Khê tuyên bố sẽ không nhường vị trí của cô ấy cho Chẩm Hàm và đứa trẻ trong bụng cô ta. Chỉ cần ngày nào cô ấy chưa ly hôn thì Chẩm Hàm đừng hòng nghĩ đến chuyện tự cho mình là bà Nhiêu, và đứa trẻ trong bụng Chẩm Hàm sẽ mãi mãi chỉ là đứa con hoang.
Tôi thực sự muốn xông tới trước mặt Chẩm Khê, túm lấy cổ áo của cô ấy và hỏi tên khốn Nhiêu Lực Quần thì có cái gì tốt? Đối với loại người như thế, chẳng phải cô ấy nên thoát khỏi hắn càng sớm càng tốt hay sao.
Cô ấy đang lo lắng cái gì? Lo lắng sau khi rời khỏi Nhiêu Lực Quần sẽ không biết sống thế nào ư? Lo lắng cho cuộc sống sau này của mình không có nơi dựa vào?
Làm sao có thể xảy ra chuyện như thế được. Sao ông chủ của tôi có thể cho phép chuyện như vậy xảy ra. Cô ấy quá ngu ngốc, ngốc đến mức này thì cũng đành bó tay. Ông chủ của tôi tức giận đến mức đi uống rượu giải sầu một mình, đêm khuya anh ấy gọi điện thoại cho tôi và trong cơn say, anh ấy hỏi tôi:
“Nếu tôi cho Nhiêu Lực Quần tiền, hắn muốn bao nhiêu tôi cũng cho, để hắn rời khỏi Chẩm Khê, hắn có chịu không nhỉ.”
Tôi nói: “Có.” “Vậy tôi cho hắn tiền.”
“Nhưng Chẩm Khê sẽ không rời khỏi hắn ta đâu.”
“Vì sao.”.
“Tôi đoán vì cô ấy yêu hắn.”
Ông chủ cúp điện thoại, từ đấy về sau không hề nhắc đến tên của mấy người kia nữa. Cho đến khi...
Có tin Chẩm Khê qua đời. Quá bất ngờ, thật sự quá bất ngờ, trước đó hoàn toàn chẳng có một dấu hiệu nào cả.
Tôi cứ nghĩ là người như Chẩm Khê, dù không có tương lai lại còn yếu đuối, nhưng hẳn là sẽ kiên cường mà tiếp tục sống trên đời này.
Nhưng cô ấy chết rồi, thực sự đã chết.
Nghe nói ngã cầu thang, một xác hai mạng. Sau khi biết tin, mấy đêm liền tôi không dám về nhà mà ngủ ngay trong xe dưới nhà ông chủ của tôi, để lúc nào cũng phải chú ý tới anh ấy. Tất cả giống như không có chuyện gì xảy ra, ông chủ vẫn đi làm bình thường, trong lúc xử lý công việc cũng không xảy ra bất kỳ tình huống không chuyên nghiệp nào. Như thể mặc kệ trên thế giới này mất đi người nào, chết những ai, anh ấy vẫn luôn là Chủ tịch Vân ở tít trên cao. Đến ngày thứ tư, ông chủ lại giống như những những lần trước đó, tự nhiên nổi hứng bảo tôi mua vé máy bay đi thành phố T. Trên đường đi, tôi luôn ở trong tâm trạng sợ hãi không biết ông chủ của mình sẽ biểu hiện cảm xúc thế nào, liệu có làm ra chuyện gì mà mình không thể xử lý hay không.
Nhưng ông chủ rất bình tĩnh tự kiềm chế cảm xúc, còn đọc vài quyển tạp chí trên máy bay nữa.
Nhưng tôi phát hiện ra, đằng sau vẻ mặt bình tĩnh bên ngoài là một cảm xúc quái lạ. Chẩm Khê chết rồi. Một người mà anh ấy nhớ nhung nhiều năm đã chết. Anh ấy không nên biểu hiện như thế này. Tối thiểu nhất cũng phải như những người bình thường khác, khổ sở, muốn khóc chứ.
Nhưng ông chủ của tôi không hề có trạng thái như thế. Tôi và ông chủ đến nhà tang lễ, nhìn thấy di ảnh của Chẩm Khê và tro cốt của cô ấy. Và đúng như tôi dự đoán, những chuyện mà anh ấy làm sau đây đều rất khó hiểu. Nhìn như không bình thường nhưng lại rất bình thường. Từ cái ngày anh ấy muốn tiếp cận Chẩm Khê, mọi hành vi của anh ấy đều không bình thường. Tôi vẫn không thể đoán được, rốt cuộc tình cảm ông chủ tôi dành cho Chẩm Khê là loại nào.
Đùa giỡn ư?
Nhưng trong một số trường hợp anh ấy lại đối xử rất tốt với Chẩm Khê, cẩn thận từng li từng tí để lấy lòng cô ấy.
Thích?
Chẳng có người bình thường nào sẽ đối xử như thế với cô gái mà mình thích.
Nhưng hiện tại thì tôi đã biết, ông chủ của tôi vốn không phải là người bình thường. Bị anh ấy đuổi về, tôi đành tìm đại một khách sạn để nghỉ qua đêm. Đêm hôm đó tôi cũng không tài nào ngủ nổi, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ông chủ đang làm gì khi ở một mình với tro cốt của Chẩm Khê. Hiện giờ anh ấy đang nghĩ gì trong đầu.
Lúc không có ai ở đó, anh ấy sẽ âm thầm khóc chăng?
Trời vừa tờ mờ sáng, tôi đã đi đến nhà tang lễ. Ông chủ vẫn duy trì tư thế ngồi như lúc tôi rời đi, ngọn nến đặt bên cạnh hũ tro cốt đã đổi mấy cây, sáp nên nhỏ đầy trên bàn. Trong tinh thần của anh ấy không ổn lắm. Tôi hỏi anh ấy sau này muốn làm gì.
Ông chủ không nói gì, tôi chỉ có thể ở đó cùng anh ấy đến tận khi trời sáng hẳn.
Ông chủ đặt hũ tro cốt về chỗ cũ, sau đó đứng dậy đi ra ngoài, ngồi vào trong xe. Tôi cho là ông chủ muốn rời đi, nhưng anh ấy không yêu cầu lái xe, mà chỉ nhìn ra bên ngoài qua cửa kính.
Dáng vẻ này làm tôi nhớ tới lần đầu tiên cùng anh ấy đến xem Chẩm Khê. Lúc đó ông chủ nhìn vào một chiếc xe bán đồ ăn qua cửa sổ, chắc thấy được cảnh Chẩm Khê đi mua cơm, cho nên sau đó anh ấy mới bảo với tôi rằng anh ấy muốn ăn cái gì.
Không biết khi anh ấy nhìn thấy cảnh Chẩm Khê bị đạo diễn quát mắng, trong lòng có cảm giác gì nhỉ. Đã quá trưa, chúng tôi vẫn ngồi yên trong xe, ông chủ không đụng đến một miếng cơm nào tôi mua về.
“Đã hơn một ngày ngài không ăn uống gì rồi.” Anh ấy vẫn chỉ nhìn chăm chú qua cửa sổ xe mà không nói lời nào. Hơn một giờ trưa, cổng nhà tang lễ xuất hiện hai chiếc xe, có vài người bước xuống. Người xuống đầu tiên là Nhiêu Lực Quần.
Gã mặc một bộ vest màu đen, đeo một cặp kính râm cũng màu đen.
Nhìn cứ như đến thăm bạn cũ.
Gã ta đeo cà vạt, cài cúc cổ áo, khuy măng sét, trông còn tươm tất hơn cả ông chủ của tôi. Theo ngay đằng sau là Chẩm Hàm mặc váy đen, cô ta cũng đeo một cặp kính râm màu đen và đội một chiếc mũ che nắng rộng vành, đi giày cao gót, bên cạnh còn có người chuyên môn che ô cho cô ta.
Một chiếc xe nữa lại tới, tôi không biết người ở trong xe là ai, nhưng họ đều mặc đồ màu đen. Chờ bọn họ đi vào, ông chủ của tôi mới vào.
Nhìn ông chủ râu ria lởm chởm, mặc chiếc áo nhăn nhúm, còn bản thân tôi cũng bị bùn đất dính đầy giày. Không biết giữa chúng tôi và họ ai mới là người nhà của Chẩm Khê nữa. “Ông chủ.” Tôi gọi, “Anh cứ mặc thế này mà qua đó thì không được đàng hoàng lắm đâu.”
Anh ấy suy nghĩ một chút rồi vào trong xe thay bộ quần áo khác, lấy khăn ướt lau mặt, đeo thêm cái kính râm của lái xe, lại quay trở về dáng vẻ kiêu ngạo của Chủ tịch Vân Thị. Lúc chúng tôi qua đó, nghe được mấy người kia đang tranh luận xem ai là người sẽ cầm di ảnh và hũ tro cốt của Chẩm Khê.
Trong đó có một người phụ nữ vừa nhìn thấy ông chủ của tôi đã kinh ngạc kêu lên, sau đó chạy tới nói với giọng nịnh hót:
“Tiểu Tụ, đã lâu không gặp.”
Ông chủ của tôi chỉ gật đầu rất nhẹ, do kính râm che đi nên không nhìn thấy rõ ánh mắt anh. “Cháu đến xem Chẩm Khê à? Cũng phải, người mà cháu ghét nhất cuối cùng cũng chết rồi.”
Ông chủ nhìn người phụ nữ kia nhưng vẫn không nói câu nào. Tôi nghe người khác nói chuyện mới biết thì ra người này chính là mẹ của Chẩm Hàm, mẹ kế của Chẩm Khê. Đứng bên cạnh bà ta là một người đàn ông còng lưng đang hút thuốc, là cha ruột của Chẩm Khê. Mẹ của Nhiêu Lực Quần không đến. Ông chủ của tôi không đi vào linh đường mà chỉ hỏi một câu: “Chôn ở đâu?”
“ở nghĩa địa công cộng này luôn.” Ông chủ tôi hỏi tiếp: “Có mộ người sống không?” Mẹ của Chẩm Hàm, người đàn bà tên Lâm Tuệ kia hỏi lại: “Cái gì mà mộ người sống?” “Sau này khi Nhiêu Lực Quần chết không chôn cùng một chỗ với Chẩm Khê à?” Tất cả mọi người ở đây đều biến sắc. “Cháu nói cái gì thế.” Lâm Tuệ cười, “Duyên phận của nó với Lực Quần chỉ đến đây thôi. Nhưng sau này Lực Quần vẫn là em rể của cháu đấy, thằng bé và Hàm Hàm...”
“Em rể?” Ông chủ ngắt lời bà ta, “Tôi có em gái ở đâu ra vậy.” Người phụ nữ kia không nói gì, người đàn ông bên cạnh bà ta nhắc nhở đã đến giờ rồi. “Lực Quần không đồng ý cầm hũ tro của Đan Đan, vậy để tôi cầm đi.” “Thế chẳng phải thành người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh à? Xui xẻo lắm. Tôi thấy, tốt nhất chúng ta nên nhờ nhân viên ở đây hỗ trợ đi.” Lâm Tuệ đề nghị. Người đàn ông tên Chẩm Toàn kia nói, “Người cũng đã chết rồi.” “Thì chết rồi mới phải chú ý đến những điều này chứ, tôi thấy...” “Bà ra giá đi.” Ông chủ đột nhiên nói, “Tôi sẽ mang tro cốt của Chẩm Khê đi.” “Cái gì?” Người kêu lên đầy sợ hãi là Chẩm Hàm.
Chẩm Toàn cau mày, “Người cũng hóa thành tro rồi, cậu có thù hận gì cũng nên buông xuống.”
Ông chủ của tôi vẫn cố chấp nói: “Ra giá đi.”
Người phụ nữ tên Lâm Tuệ chớp mắt vài cái và nói, “Người cũng không còn nữa, những thứ này cũng chỉ là hư vô thôi. Nếu Vân Tụ đã đồng ý giúp chúng ta lo liệu hậu sự cho Chẩm Khê thì cám ơn quá. Cháu nói chuyện tiền nong làm gì, đều là người một nhà cả mà, sau này còn phải nhờ cháu giúp đỡ em rể đấy.”
Ông chủ tôi không nói thêm gì nữa, anh ấy bước vào và dùng áo khoác bọc lấy hũ tro cốt của Chẩm Khê rồi đi ra ngoài, còn tôi ôm di ảnh của cô ấy đi theo đằng sau.
Lúc sắp sửa rời khỏi đó, tôi còn nghe thấy Chẩm Hàm nói một câu: “Ghét nhau đến mức đẩy cơ à, người đã chết rồi mà cả tro cốt cũng không buông tha.”
Ông chủ không trở về thành phố E mà mang tro cốt Chẩm Khê đến thành phố Y, nghe nói đó là nơi cô ấy lớn lên.
Anh ấy ở lại thành phố Y vài ngày, nhanh chóng giải quyết mọi chuyện để Chẩm Khê được an táng cùng một chỗ với bà ngoại. Vào ngày hạ táng, thành phố Y đổ mưa rất to.
Ông chủ của tôi bỏ ra nhiều tiền để mời cao tăng niệm kinh cho Chẩm Khê trong mưa, vị cao tăng đó hỏi anh ấy có cầu nguyện gì cho người đã khuất không.
Dưới cơn mưa, ông chủ cười và nói:
“Kiếp sau sống thông minh hơn một chút.”
Nghĩ một lúc, anh ấy bổ sung thêm một câu:
“Hy vọng sẽ có rất nhiều người yêu quý cô ấy, đừng sống khổ sở cô đơn một mình nữa.” Lúc lấp đất, ông chủ lấy từ trong túi áo ra một vật gì đó ném vào. Tôi nhìn kỹ thì phát hiện đó là chiếc nhẫn kim cương mà anh ấy xem quảng cáo rồi mua về, chiếc nhẫn mà anh ấy nói muốn giữ giá như vàng, cả đời chỉ tặng cho một người.
Bia mộ được lập xong, bầu trời trở nên quang đãng hơn.
Tôi đi theo ông chủ ra ngoài, anh ấy dầm mưa nãy giờ, cả người ướt đẫm rồi.
Tôi hỏi, “Sau này thế nào ạ?”
“Sau này?” Anh ấy ngửa đầu nhìn trời, nghĩ một lúc rồi nói, “Cứ như thế thôi.” Anh ấy vẫn tiếp tục bước đi, tiếng nói hòa cùng tiếng sấm rơi vào tai tôi.
“Đời này, cũng vẫn như vậy thôi.”
Cuối cùng, Chẩm Khê tự phát hiện ra chuyện của Nhiêu Lực Quần và em gái cô ấy. Nói chính xác thì không phải do cô ấy chủ động phát hiện ra, mà là Chẩm Hàm tìm tới nói cho2cô ấy biết.
Cô ta cũng đang mang thai, ngày sinh dự tính còn sớm hơn so với Chẩm Khê, đứa trẻ trong bụng cô ta cũng quý báu hơn, cả nhà đều vây quanh cô ta. Ngay cả Nhiêu Lực9Quần và mẹ của gã cũng thích Chấm Hàm hơn cô ấy và chờ mong đứa trẻ trong bụng Chấm Hàm hơn. Trong nháy mắt, Chẩm Khê từ thiên đường rơi xuống địa ngục.
Ngày nào tôi cũng giữ cho điện6thoại mở liên tục, hy vọng Chẩm Khê sẽ chủ động liên lạc với mình. Cho dù mục đích là gì, miễn là cô ấy liên lạc với tôi, điều đó có nghĩa là ít nhất cô ấy còn có0thể lắng nghe những gì tôi nói.
Nhưng, cô ấy không hề gọi. Điện thoại riêng của ông chủ cũng không nhận được bất cứ cuộc gọi nào từ số lạ. Tôi hoàn toàn không thể hiểu được con người này.7Không thể hiểu nổi.
Cuối cùng, chính mẹ của Chẩm Hàm là người nói cho ông chủ của tôi biết. Sau khi biết chuyện, Chẩm Khê tuyên bố sẽ không nhường vị trí của cô ấy cho Chẩm Hàm và đứa trẻ trong bụng cô ta. Chỉ cần ngày nào cô ấy chưa ly hôn thì Chẩm Hàm đừng hòng nghĩ đến chuyện tự cho mình là bà Nhiêu, và đứa trẻ trong bụng Chẩm Hàm sẽ mãi mãi chỉ là đứa con hoang.
Tôi thực sự muốn xông tới trước mặt Chẩm Khê, túm lấy cổ áo của cô ấy và hỏi tên khốn Nhiêu Lực Quần thì có cái gì tốt? Đối với loại người như thế, chẳng phải cô ấy nên thoát khỏi hắn càng sớm càng tốt hay sao.
Cô ấy đang lo lắng cái gì? Lo lắng sau khi rời khỏi Nhiêu Lực Quần sẽ không biết sống thế nào ư? Lo lắng cho cuộc sống sau này của mình không có nơi dựa vào?
Làm sao có thể xảy ra chuyện như thế được. Sao ông chủ của tôi có thể cho phép chuyện như vậy xảy ra. Cô ấy quá ngu ngốc, ngốc đến mức này thì cũng đành bó tay. Ông chủ của tôi tức giận đến mức đi uống rượu giải sầu một mình, đêm khuya anh ấy gọi điện thoại cho tôi và trong cơn say, anh ấy hỏi tôi:
“Nếu tôi cho Nhiêu Lực Quần tiền, hắn muốn bao nhiêu tôi cũng cho, để hắn rời khỏi Chẩm Khê, hắn có chịu không nhỉ.”
Tôi nói: “Có.” “Vậy tôi cho hắn tiền.”
“Nhưng Chẩm Khê sẽ không rời khỏi hắn ta đâu.”
“Vì sao.”.
“Tôi đoán vì cô ấy yêu hắn.”
Ông chủ cúp điện thoại, từ đấy về sau không hề nhắc đến tên của mấy người kia nữa. Cho đến khi...
Có tin Chẩm Khê qua đời. Quá bất ngờ, thật sự quá bất ngờ, trước đó hoàn toàn chẳng có một dấu hiệu nào cả.
Tôi cứ nghĩ là người như Chẩm Khê, dù không có tương lai lại còn yếu đuối, nhưng hẳn là sẽ kiên cường mà tiếp tục sống trên đời này.
Nhưng cô ấy chết rồi, thực sự đã chết.
Nghe nói ngã cầu thang, một xác hai mạng. Sau khi biết tin, mấy đêm liền tôi không dám về nhà mà ngủ ngay trong xe dưới nhà ông chủ của tôi, để lúc nào cũng phải chú ý tới anh ấy. Tất cả giống như không có chuyện gì xảy ra, ông chủ vẫn đi làm bình thường, trong lúc xử lý công việc cũng không xảy ra bất kỳ tình huống không chuyên nghiệp nào. Như thể mặc kệ trên thế giới này mất đi người nào, chết những ai, anh ấy vẫn luôn là Chủ tịch Vân ở tít trên cao. Đến ngày thứ tư, ông chủ lại giống như những những lần trước đó, tự nhiên nổi hứng bảo tôi mua vé máy bay đi thành phố T. Trên đường đi, tôi luôn ở trong tâm trạng sợ hãi không biết ông chủ của mình sẽ biểu hiện cảm xúc thế nào, liệu có làm ra chuyện gì mà mình không thể xử lý hay không.
Nhưng ông chủ rất bình tĩnh tự kiềm chế cảm xúc, còn đọc vài quyển tạp chí trên máy bay nữa.
Nhưng tôi phát hiện ra, đằng sau vẻ mặt bình tĩnh bên ngoài là một cảm xúc quái lạ. Chẩm Khê chết rồi. Một người mà anh ấy nhớ nhung nhiều năm đã chết. Anh ấy không nên biểu hiện như thế này. Tối thiểu nhất cũng phải như những người bình thường khác, khổ sở, muốn khóc chứ.
Nhưng ông chủ của tôi không hề có trạng thái như thế. Tôi và ông chủ đến nhà tang lễ, nhìn thấy di ảnh của Chẩm Khê và tro cốt của cô ấy. Và đúng như tôi dự đoán, những chuyện mà anh ấy làm sau đây đều rất khó hiểu. Nhìn như không bình thường nhưng lại rất bình thường. Từ cái ngày anh ấy muốn tiếp cận Chẩm Khê, mọi hành vi của anh ấy đều không bình thường. Tôi vẫn không thể đoán được, rốt cuộc tình cảm ông chủ tôi dành cho Chẩm Khê là loại nào.
Đùa giỡn ư?
Nhưng trong một số trường hợp anh ấy lại đối xử rất tốt với Chẩm Khê, cẩn thận từng li từng tí để lấy lòng cô ấy.
Thích?
Chẳng có người bình thường nào sẽ đối xử như thế với cô gái mà mình thích.
Nhưng hiện tại thì tôi đã biết, ông chủ của tôi vốn không phải là người bình thường. Bị anh ấy đuổi về, tôi đành tìm đại một khách sạn để nghỉ qua đêm. Đêm hôm đó tôi cũng không tài nào ngủ nổi, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ông chủ đang làm gì khi ở một mình với tro cốt của Chẩm Khê. Hiện giờ anh ấy đang nghĩ gì trong đầu.
Lúc không có ai ở đó, anh ấy sẽ âm thầm khóc chăng?
Trời vừa tờ mờ sáng, tôi đã đi đến nhà tang lễ. Ông chủ vẫn duy trì tư thế ngồi như lúc tôi rời đi, ngọn nến đặt bên cạnh hũ tro cốt đã đổi mấy cây, sáp nên nhỏ đầy trên bàn. Trong tinh thần của anh ấy không ổn lắm. Tôi hỏi anh ấy sau này muốn làm gì.
Ông chủ không nói gì, tôi chỉ có thể ở đó cùng anh ấy đến tận khi trời sáng hẳn.
Ông chủ đặt hũ tro cốt về chỗ cũ, sau đó đứng dậy đi ra ngoài, ngồi vào trong xe. Tôi cho là ông chủ muốn rời đi, nhưng anh ấy không yêu cầu lái xe, mà chỉ nhìn ra bên ngoài qua cửa kính.
Dáng vẻ này làm tôi nhớ tới lần đầu tiên cùng anh ấy đến xem Chẩm Khê. Lúc đó ông chủ nhìn vào một chiếc xe bán đồ ăn qua cửa sổ, chắc thấy được cảnh Chẩm Khê đi mua cơm, cho nên sau đó anh ấy mới bảo với tôi rằng anh ấy muốn ăn cái gì.
Không biết khi anh ấy nhìn thấy cảnh Chẩm Khê bị đạo diễn quát mắng, trong lòng có cảm giác gì nhỉ. Đã quá trưa, chúng tôi vẫn ngồi yên trong xe, ông chủ không đụng đến một miếng cơm nào tôi mua về.
“Đã hơn một ngày ngài không ăn uống gì rồi.” Anh ấy vẫn chỉ nhìn chăm chú qua cửa sổ xe mà không nói lời nào. Hơn một giờ trưa, cổng nhà tang lễ xuất hiện hai chiếc xe, có vài người bước xuống. Người xuống đầu tiên là Nhiêu Lực Quần.
Gã mặc một bộ vest màu đen, đeo một cặp kính râm cũng màu đen.
Nhìn cứ như đến thăm bạn cũ.
Gã ta đeo cà vạt, cài cúc cổ áo, khuy măng sét, trông còn tươm tất hơn cả ông chủ của tôi. Theo ngay đằng sau là Chẩm Hàm mặc váy đen, cô ta cũng đeo một cặp kính râm màu đen và đội một chiếc mũ che nắng rộng vành, đi giày cao gót, bên cạnh còn có người chuyên môn che ô cho cô ta.
Một chiếc xe nữa lại tới, tôi không biết người ở trong xe là ai, nhưng họ đều mặc đồ màu đen. Chờ bọn họ đi vào, ông chủ của tôi mới vào.
Nhìn ông chủ râu ria lởm chởm, mặc chiếc áo nhăn nhúm, còn bản thân tôi cũng bị bùn đất dính đầy giày. Không biết giữa chúng tôi và họ ai mới là người nhà của Chẩm Khê nữa. “Ông chủ.” Tôi gọi, “Anh cứ mặc thế này mà qua đó thì không được đàng hoàng lắm đâu.”
Anh ấy suy nghĩ một chút rồi vào trong xe thay bộ quần áo khác, lấy khăn ướt lau mặt, đeo thêm cái kính râm của lái xe, lại quay trở về dáng vẻ kiêu ngạo của Chủ tịch Vân Thị. Lúc chúng tôi qua đó, nghe được mấy người kia đang tranh luận xem ai là người sẽ cầm di ảnh và hũ tro cốt của Chẩm Khê.
Trong đó có một người phụ nữ vừa nhìn thấy ông chủ của tôi đã kinh ngạc kêu lên, sau đó chạy tới nói với giọng nịnh hót:
“Tiểu Tụ, đã lâu không gặp.”
Ông chủ của tôi chỉ gật đầu rất nhẹ, do kính râm che đi nên không nhìn thấy rõ ánh mắt anh. “Cháu đến xem Chẩm Khê à? Cũng phải, người mà cháu ghét nhất cuối cùng cũng chết rồi.”
Ông chủ nhìn người phụ nữ kia nhưng vẫn không nói câu nào. Tôi nghe người khác nói chuyện mới biết thì ra người này chính là mẹ của Chẩm Hàm, mẹ kế của Chẩm Khê. Đứng bên cạnh bà ta là một người đàn ông còng lưng đang hút thuốc, là cha ruột của Chẩm Khê. Mẹ của Nhiêu Lực Quần không đến. Ông chủ của tôi không đi vào linh đường mà chỉ hỏi một câu: “Chôn ở đâu?”
“ở nghĩa địa công cộng này luôn.” Ông chủ tôi hỏi tiếp: “Có mộ người sống không?” Mẹ của Chẩm Hàm, người đàn bà tên Lâm Tuệ kia hỏi lại: “Cái gì mà mộ người sống?” “Sau này khi Nhiêu Lực Quần chết không chôn cùng một chỗ với Chẩm Khê à?” Tất cả mọi người ở đây đều biến sắc. “Cháu nói cái gì thế.” Lâm Tuệ cười, “Duyên phận của nó với Lực Quần chỉ đến đây thôi. Nhưng sau này Lực Quần vẫn là em rể của cháu đấy, thằng bé và Hàm Hàm...”
“Em rể?” Ông chủ ngắt lời bà ta, “Tôi có em gái ở đâu ra vậy.” Người phụ nữ kia không nói gì, người đàn ông bên cạnh bà ta nhắc nhở đã đến giờ rồi. “Lực Quần không đồng ý cầm hũ tro của Đan Đan, vậy để tôi cầm đi.” “Thế chẳng phải thành người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh à? Xui xẻo lắm. Tôi thấy, tốt nhất chúng ta nên nhờ nhân viên ở đây hỗ trợ đi.” Lâm Tuệ đề nghị. Người đàn ông tên Chẩm Toàn kia nói, “Người cũng đã chết rồi.” “Thì chết rồi mới phải chú ý đến những điều này chứ, tôi thấy...” “Bà ra giá đi.” Ông chủ đột nhiên nói, “Tôi sẽ mang tro cốt của Chẩm Khê đi.” “Cái gì?” Người kêu lên đầy sợ hãi là Chẩm Hàm.
Chẩm Toàn cau mày, “Người cũng hóa thành tro rồi, cậu có thù hận gì cũng nên buông xuống.”
Ông chủ của tôi vẫn cố chấp nói: “Ra giá đi.”
Người phụ nữ tên Lâm Tuệ chớp mắt vài cái và nói, “Người cũng không còn nữa, những thứ này cũng chỉ là hư vô thôi. Nếu Vân Tụ đã đồng ý giúp chúng ta lo liệu hậu sự cho Chẩm Khê thì cám ơn quá. Cháu nói chuyện tiền nong làm gì, đều là người một nhà cả mà, sau này còn phải nhờ cháu giúp đỡ em rể đấy.”
Ông chủ tôi không nói thêm gì nữa, anh ấy bước vào và dùng áo khoác bọc lấy hũ tro cốt của Chẩm Khê rồi đi ra ngoài, còn tôi ôm di ảnh của cô ấy đi theo đằng sau.
Lúc sắp sửa rời khỏi đó, tôi còn nghe thấy Chẩm Hàm nói một câu: “Ghét nhau đến mức đẩy cơ à, người đã chết rồi mà cả tro cốt cũng không buông tha.”
Ông chủ không trở về thành phố E mà mang tro cốt Chẩm Khê đến thành phố Y, nghe nói đó là nơi cô ấy lớn lên.
Anh ấy ở lại thành phố Y vài ngày, nhanh chóng giải quyết mọi chuyện để Chẩm Khê được an táng cùng một chỗ với bà ngoại. Vào ngày hạ táng, thành phố Y đổ mưa rất to.
Ông chủ của tôi bỏ ra nhiều tiền để mời cao tăng niệm kinh cho Chẩm Khê trong mưa, vị cao tăng đó hỏi anh ấy có cầu nguyện gì cho người đã khuất không.
Dưới cơn mưa, ông chủ cười và nói:
“Kiếp sau sống thông minh hơn một chút.”
Nghĩ một lúc, anh ấy bổ sung thêm một câu:
“Hy vọng sẽ có rất nhiều người yêu quý cô ấy, đừng sống khổ sở cô đơn một mình nữa.” Lúc lấp đất, ông chủ lấy từ trong túi áo ra một vật gì đó ném vào. Tôi nhìn kỹ thì phát hiện đó là chiếc nhẫn kim cương mà anh ấy xem quảng cáo rồi mua về, chiếc nhẫn mà anh ấy nói muốn giữ giá như vàng, cả đời chỉ tặng cho một người.
Bia mộ được lập xong, bầu trời trở nên quang đãng hơn.
Tôi đi theo ông chủ ra ngoài, anh ấy dầm mưa nãy giờ, cả người ướt đẫm rồi.
Tôi hỏi, “Sau này thế nào ạ?”
“Sau này?” Anh ấy ngửa đầu nhìn trời, nghĩ một lúc rồi nói, “Cứ như thế thôi.” Anh ấy vẫn tiếp tục bước đi, tiếng nói hòa cùng tiếng sấm rơi vào tai tôi.
“Đời này, cũng vẫn như vậy thôi.”
Bình luận facebook