Chúng ta từng biết tới Phương Tây với lễ hội Halloween vào ngày 31-10 hằng năm, ở Châu Âu nó được xem như All Hallows’Eve (đêm trước ngày lễ các thánh) theo Thiên Chúa Giáo. Nó còn có ý nghĩa khác là thời điểm để con người bước vào “phần tăm tối” trong năm, tức mùa Đông lạnh giá. Người Celt tin rằng đó là lúc mà linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian.
Người ta sẽ có các lễ hội hoá trang ma quỷ (ý để tránh ma quỷ dòm ngó), trẻ con cũng hóa trang ma quỷ rồi đến từng nhà xin kẹo, bánh...
[ Người Celt từng là trung tâm của nền văn hóa châu Âu với những phát minh quan trọng trong thời kì đồ sắt, trước khi bị người La Mã và các cuộc di dân của bộ tộc German đẩy đến đảo Anh và vùng bắc Pháp ngày nay] (Sưu tầm)
Ở Mexico, nếu ai đã từng xem qua bộ phim COCO thì biết đến Día de Muertos-là một lễ hội truyền thống của người Mexico nhằm tôn vinh người chết. Nó diễn ra vào ngày 1 hoặc 2 tháng 11.Vào dịp lễ, mọi người thường đeo mặt nạ có hình ma quỷ hoặc sọ người, tổ chức tiệc tùng ăn uống và coi đây là dịp đoàn tụ.
Ở Nhật Bản, đất nước của Yukai, được biết tới với lễ hội Tháng 2 " Lễ hội ném đậu Setsubun ", trước khi bắt đầu một vụ mùa mới vào Xuân (tính theo âm lịch). Người ta sẽ chọn người hợp tuổi, làm nghi thức rắc đậu để xua đuổi ma quỷ, những điều xui rủi trong năm để có năm mới thuận lợi, họ sẽ hoá trang và mang mặt nạ quỷ bằng giấy(?)
Và còn nhiều lễ hội "LINH HỒN" và MA QUỶ ở nhiều quốc gia khác nữa… nhưng chung quy đều mang ý nghĩa tưởng nhớ người chết xua đuổi tà ma, cầu mùa màng bội thu và cuộc sống an lạc. Chứng minh tâm linh là một phần không thể thiếu trong văn hoá các nước.
Đêm trăng này, hành trình MQDGK đưa ta đến một "lễ hội linh hồn" lớn nhất của người Việt với truyền thống từ lâu đời, có nhiều ảnh hưởng từ văn hoá Phật giáo mà ngày nay được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với tên gọi "THÁNG 7 CÔ HỒN", Xá Tội Vong Nhân.
Trong Phật giáo Việt Nam, Rằm tháng 7 còn biết đến với lễ VU LAN, ngày báo hiếu gắn liền với điển tích Mục Kiền Liên cứu mẹ. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ xin bàn luận các vấn đề tâm linh dân gian liên quan ma quỷ.
*Thế nào là Cô hồn, Dã quỷ?
[Theo Wiki]: CÔ HỒN/ MA ĐÓI/ NGẠ QUỶ/ DÃ QUỶ là cách gọi của dân gian chỉ về những con ma hay những linh hồn phiêu dạt không nơi nương tựa, không người thờ cúng hoặc chết vì đói khát bệnh tật mà theo quan niệm tại một số quốc gia thì các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Các con ma đói này phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống để kiếm miếng ăn.
"Về diện mạo, họ được miêu tả là vô cùng hốc hác, ốm nhom, gầy yếu, hai mắt lồi ra, hai cằm tóp vào, khuôn mặt tối đen bị che khuất bởi tóc rối lâu ngày. Cơ thể chỉ có toàn da, xương và gân, không có một chút thịt nào, vì quá ốm, bộ xương thì còn ‘nhìn thấy được’ nhưng khoảng giữa những xương sườn thì bị khuất sâu vào".(sưu tầm)
Về phần bụng ma đói/ ngạ quỷ đều bị phình to, cho dù rất đói nhưng không thể ăn nhiều, đó là hình phạt do nghiệp họ tạo ở kiếp sống trước.
*Rằm tháng 7 và lễ CÚNG CÔ HỒN?
Rằm tháng 7 bắt nguồn từ văn hoá Trung Quốc và được du nhập sang Việt Nam từ rất sớm, nó được gọi là Tết Trung Nguyên. Sang nước ta được gọi đơn giản là THÁNG CÔ HỒN, để tránh nhầm lẫn với các Tết truyền thống)
"Đầu tháng này, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng.
Người trần gian muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày rằm tháng 7 họ làm lễ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình" (sưu tầm).
Dù tin hay không vẫn có một số điều kiêng kị KHÔNG NÊN thực hiện trong tháng 7 Cô hồn, bởi ông bà ta có câu " Có thờ có thiêng, có kiêng có lành".
18 ĐIỀU KIÊNG KỊ VÀO NGÀY RẰM THÁNG 7.
1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào tháng này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.
5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.
7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân.
9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập.
10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.
14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác hình như có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.
Ngoài ra ông bà ta còn nhiều điều cấm kị khác như: không chải tóc trước gương lúc nửa đêm, không mở ô dù trong nhà, không huýt sáo trong nhà hay là không nên gõ đũa vào chén cơm khi ăn vì âm thanh đó sẽ kêu gọi ma quỷ vào nhà...
------ Góc nhìn tác giả
Rằm tháng 7 hằng năm, cái này giờ nhiều người bảo là mê tín, dị đoan nhưng đi đâu thấy cty nào từ lớn nhỏ, ngân hàng, trường học bệnh viện cũng đều cúng Cô Hồn.
Nói thiệt năm nào cúng cô hồn, nhưng thử đi ngoài đường ma quỷ đói đâu không thấy thấy con người ta lổn nhổn đứng đầy chờ Giật Cô Hồn. Thực ra Giật Cô Hồn khá giống Halloween ở Phương Tây, trẻ em cải trang ma quỷ đi xin bánh kẹo, ở Việt Nam thì con nít chờ tàn nhang là bay tới lấy đồ ăn, đứa nào nhanh tay thì giật đồ ngon.
Ngày nay do người ta cúng lớn có cả heo quay tiền bạc đồ thiệt nên cũng phiên bản "người lớn giật Cô Hồn" càng phổ biến, nên mấy con Ngạ Quỷ cũng ngán ngẩm lắm buồn buồn vật cho vài mạng vào mấy tháng này.
Bình luận facebook