Nói đến trẻ con, người ta hay sử dụng những ngôn từ dễ thương trong sáng và luôn đối đãi với chúng bằng một tình thương yêu vô bờ bến. Việc một đứa trẻ được sinh ra yêu thương và giáo dục vốn là chuyện chẳng có gì là lạ. Thế nhưng ở một số hoàn cảnh khác, có những đứa trẻ lại không được may mắn như vậy? Đã không được sinh ra tử tế, không danh phận, lại còn là thứ tà thuật để bị sai khiến làm những chuyện cãi đạo trời. Là do nghiệp quả kiếp trước hay chính sự độc ác của lòng người?
Mời bạn đọc cùng MQDGK tiếp tục hành trình cõi âm trong đêm trăng này với những kiến thức về VONG NHI cũng như bùa ngãi Kumathong. Cùng tìm hiểu xem với một nước có nền văn hóa trọng nhân đạo thì tâm linh người Việt có gì giống và khác với các nước trong khu vực.
PHẦN 1: Vong nhi
Theo cách hiểu cơ bản, Vong nhi là ma trẻ em, ý chỉ những vong hồn mất đi từ độ tuổi sơ sinh đến 10 tuổi.
Những đứa trẻ này mất trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, không có sự phân biệt mà trở thành Vong nhi. Sau đó tuỳ vào từng lí do chết kèm tập tính đặc trưng mà ông bà ta sẽ có các cách gọi tên khác nhau ( tên gọi này còn phụ thuộc vào Vùng miền, Quốc gia, Dân tộc…)
Đặc điểm chung của Vong nhi là có tính hiếu động, chúng hay phá phách và hù hoạ con người. Thông thường người ta bị bóng đè, nhìn thấy bóng những bóng trẻ đi theo hay phát hiện nhiều dấu chân tay bí ẩn trên tường… đều có thể là do vong nhi.
Để hiểu rõ hơn về vong nhi trong tín ngưỡng ta tạm chia Vong nhi thành 2 loại phổ biến.
Loại một: Vong Nhi tu tập.
Vong nhi sau khi mất được an táng chỉnh chu, hoặc gửi vào chùa để học tập, về sau khi đắc đạo sẽ về nhà chọn xác để làm thầy cứu dân, tích đức cho dòng họ. Lúc này vong nhi sẽ được gọi là " Cậu nhỏ", đây cũng là 1 phần căn bên cửu huyền.
Các cậu nhỏ đôi khi cũng sẽ chọn một xác khác không nằm trong gia quyế thì gọi là " Cậu Bé" tức là vong nhỏ khuyết danh.
Còn các vong nhi trong một số trường hợp đặc biệt, sau khi mất được các vị chơn linh dẫn dắt để hiển linh, phù hộ nhân dân sau được xây miếu thờ thì tùy vào nơi cậu ở mà sẽ là" Cậu + tên địa danh".
Loại 2: Vong mang hận
Các vong này chết do tình trạng nạo phá thai tàn nhẫn, hay những lần sẩy thai mà người nhà vô tình không hay, chết đường chết chợ do bị giết. Những vong hồn này mang nghiệp ác, oán khí rất nặng. Có thể kể đến như:
_ Ma Da bắt trẻ em, thường sẽ là các vong chết đuối, chuyên bắt trẻ em.
_ Oán thai đòi mạng, là các em bé bị nạo phá thai, quay về đeo bám cha hoặc mẹ để đòi món nợ xương máu.
_ Tiểu quỷ khóc đêm, thường mất do bị mắc nghẹn, hoặc do khóc đến đứng tim, hoặc bị bóp mũi chết, về đêm ở các vùng quê sẽ nghe tiếng khóc thút thít nhằm làm cho những người con gái sợ hãi, la hét để nó hấp thụ linh khí mà tu luyện.
Tiểu quỷ nhảy múa cũng là một loại vong nhi. Người đời gọi là Ma Lon, ma chén…
Một số hiện tượng khác cũng liên quan tới ma trẻ con như bóng đè, bị che mắt
Trong dân gian Việt nam còn có một định nghĩa khác là hiện tượng Con Ranh Con Lộn để chị hiện tượng linh hồn ma quỷ mượn những bào thai chết yểu trong bụng mẹ để tiếp tục tồn tại. Khi đứa trẻ sinh ra do không phải đào thai theo lẽ tự nhiên thường chết yểu (chết bất đắc kì tử). Việc chôn cất nếu không làm theo đúng quy tắc dễ dẫn đến hiện tượng đầu thai ngược trở lại, và con quỷ sẽ tiếp tục chui vào bụng mẹ nó và sinh ra nhiều lần, đánh mất cơ hội đầu thai của linh hồn khác vào gia đình
(Vấn đề này sẽ “điều tra” rõ hơn ở một bài viết khác)
Cách để giải nạn quỷ nhi là vị thầy pháp phải dùng từ tâm giảng giải để các oán niệm tiêu tan và tự nó sẽ giác ngộ mà siêu sanh.
( Vì đây là bài viết về các phần vong linh, nên các thông tin hoàn toàn không liên quan đến tục thờ các " Đức Cậu" trong văn hóa Việt Nam).
———
PHẦN 2: KUMANTHONG và những hiểu biết liên quan
Sẵn câu chuyện về linh nhi ta ngao du một chuyến tìm hiểu về thứ bùa ngãi đáng sợ có nguồn gốc theo nhiều người biết là Thái Lan. Về Việt Nam gọi là Quỷ linh nhi hay Thiên Linh Cái (1 nhánh làm bằng linh hồn trẻ nhỏ, khác với dùng sọ người)
Kumanthong là 1 nhánh của thuật Thiên Linh Cái được xuất phát từ dòng phép Xiêm, Lèo ở Đông Nam Á. Được phổ biến rộng rãi ở vùng Thái, Lào, Việt Nam, Myanmar và Campuchia.
Thuật này về nguyên thủy được gọi là phép đỏ, tức thuật được luyện ra từ thân thể, huyết nhục. Về sau qua tay các thầy tùy vào tâm chú sẽ trở thành dòng phép trắng hoặc phép đen.
Kumanthong có 2 loại:
Kumanri: Linh hồn bé gái và Kumanthong: Linh hồn bé trai được luyện thành từ vong nhi, khác với cách làm nguyên thủy là dùng thai nhi qua đời trong bụng mẹ, hoặc qua đời cùng với mẹ.
Sau này, các thầy vì đạo đức đã sửa đổi cách làm thành chỉ sử dụng những vong hồn trẻ em do bị nạo phá thai. Vong này sẽ ký gửi vào 1 thân búp bê, gỗ, đất, vải,...các chất liệu thuộc ngũ hành nhưng trừ lửa và nước bởi chúng và thứ khó thụ hình.
Vào trước thời điểm thương mại hoá, các thầy tìm các bé kumanthong trong hành trình khất thực đi ngang các bãi rác, hay các nơi nạo phá thai, các thầy sẽ đem cả xác và hồn về để cầu siêu, trong quá trình đó có các bé chưa đủ duyên hay do nghiệp lực khó khăn trong siêu độ, sẽ được thầy luyện thành kumanthong, trở thành 1 THIÊN THẦN HỘ MỆNH (giống cái tên phim kinh dị mới đây của Victor Vũ). Nhưng một vấn đề đã xảy ra, đó là bởi các am cốc tu hành của các thầy đa phần rất nhỏ, nhưng số lượng các em ngày càng tăng.Các thầy không đủ chỗ chứa nữa, nên sẽ đưa các bé kuman cho những gia đình, để bé giúp đỡ nhằm lấy đó làm công đức tu hành để mau được giải thoát. Trong 10 bé sẽ có 1 sẽ bé trở thành thần hộ mệnh, độ trì cho gia chủ đã thu nhận đời đời và nếu hữu duyên thì vị thần nhỏ này sẽ qua tay nhiều gia chủ tốt hơn và được tốt hơn nữa.
Chữ bùa trên người các em, là chữ bùa tri thức ở giữa trán, gọi là unalome
Và tùy vào tâm nguyện các chữ bùa xung quanh trên cơ thể sẽ là chữ bùa chúc phúc, có thể là gao yord ( 9 đỉnh) nếu người chủ là 1 người phật tử cầu nguyện che chở và được phước duyên đến gần với giải thoát tinh thần, hoặc là peach tear (8 hướng, nhánh) để cầu nguyện giúp đỡ về sự hanh thông, trôi chảy về mọi mặt...
Trái ngược với kumanthong, ta hay bị nhầm với 1 loại phép khác gọi là khu thẹp.
Khu thẹp (Lukthep)
Trong quá trình tu hành, các thầy hay bị những vong hồn vất vưởng khó siêu thoát làm phiền, thường là nhờ giúp đỡ. Các thầy sẽ dùng chữ yant (bùa) để trấn giữ linh hồn vào một vật chủ, thấy nhiều nhất là búp bê nhựa, mỗi chữ bùa sẽ là 1 vong hồn được ký gửi, nhằm giúp vong hồn được no đủ, có nơi ở và giúp đỡ gia chủ tiêu trừ nghiệp chướng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ vong hồn sẽ tự siêu thoát.
—
Kumanthong là những linh nhi, sẽ giúp đỡ chủ khi nhận đc tình thương và lời răn dạy về đạo đức, nếu chủ biết cách nuôi thì về tương lai sẽ sáng lạng, còn những vị nuôi không có trách nhiệm sẽ dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng. Nếu quá trình tu tập của gia chủ bị hắc hóa và tiêu cực, bé Kuman sẽ thấy buồn và tủi thân, tự bé sẽ bỏ nhà đi. Thì ngay lúc đó sẽ có 1 vong hồn khác vào thế chỗ, quậy phá. Hoặc do vị chủ kia có tánh khí xấu, suy nghĩ xấu tham vọng thì bé Kuman sẽ bị tiêu cực hóa, dần dần mất đi thiện tánh, lúc đó gia chủ lại rơi vào cảnh tự mình hại mình.
—
Khu Thẹp do là các vong hồn đã lớn có tự thức riêng, nên họ sẽ có những tham ý riêng, dẫn đến khó kiểm soát được, có thể mình đối đãi rất tốt nhưng dã tâm của vong hồn cao thì sẽ gây ra nhiều vấn đề mệt mỏi.
—
Hai loại phép này rất khác biệt, nên cách hoàn trả phép cũng khác nhau, vì Kuman là các em bé đang tu tập nên khi không nuôi nữa các bạn có thể gửi bé Kumanthong về các chùa, phép tắc này để bé được bình an mà tiếp tục tu tập, từ đây hết duyên với chúng ta.
Còn về Khu thẹp khi đã hết duyên các bạn phải trả về đúng người thầy mà bạn đã thỉnh. Vì đó là những vong hồn lớn, chúng đã có tư niệm riêng nên dù cho các thầy có hóa độ, sau thời gian ở trong nơi ở tạp nhiễm họ vẫn sẽ có sự bất tịnh, vì vậy phải trả về cho đúng thầy để có những vấn đề phát sinh dù có hay không, chỉ có vị thầy ấy biết cách và hóa giải.
(Theo từng thời kỳ, kiến thức về Kuman sẽ bị thay đổi liên tục để phù hợp với thời đại, nên mong bạn đọc hãy hiểu cho và bài viết trên chỉ mang “tính tham khảo”)
Bình luận facebook