• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Truyện dài : Ma quỷ dân gian kỳ truyện (3 Viewers)

  • ĐÊM TRĂNG THỨ 43: CÚ KÊU RA, MA KÊU VÀO -Thành ngữ.

Tích dân gian: chim lợn kêu là sẽ có tang.

Một đêm nọ, nhà mình có con chim cú từ đâu bay lạc vào. Con cú màu trắng, chấm pha nâu rất đẹp. Cả nhà vây bắt lại sau đó bỏ nó vào lồng còn định nuôi, lúc đó mình còn tò mò tìm xem có cái Thư nhập học nào của trường pháp thuật Hogwarts không? (như trong Harry Potter). Sau đó vì thấy tội với nhiều người bảo không tốt nên nhà mình cũng thả nó ra.
Khi ấy mình chưa tìm hiểu nhiều về tâm linh, chỉ nghe đâu đó nói là Cú bay vào nhà là không may mắn, là có người sắp chết. Trộm vía là từ ấy đến giờ mọi việc nhà mình đều bình an và nếu không phải nói là có phần khởi sắc.

Tiếng cú kêu cũng là một thứ gì đó hết sức quen thuộc với tuổi thơ của mình khi còn ở nhà nội trong đồng vắng, đêm nào tiếng dỗ mình vào giấc ngủ vẫn là tiếng kêu đều đều của con cú vọ. Nó hay săn đêm trên ngọn cây gần nhà, nhờ vậy mà chuột rắn cũng đỡ hẳn. Bản thân mình luôn xem nó như một người gác đêm thầm lặng, mặc dầu chưa bao giờ đụng mặt.

Đó là một câu chuyện thuở nhỏ của bản thân tác giả để thấy rằng một số quan niệm người xưa áp đặt lên các sự vật, hiện tượng mà họ không giải thích được, liệu có còn đúng?
Để làm rõ vấn đề trên mời các bạn đến với bài viết tuần này của MQDGK.

“Chim lợn kêu, điềm báo có người chết.”?

Trước tiên, ta đi vào quan niệm dân gian của ông cha ta về các loài chim “báo tử” : Cú Vọ, Quạ, Diều hâu, kền kền…

Chúng được xem là những loài chim mang lại xui rủi trong văn hoá dân gian bởi đặc tính chuyện ăn thịt, xác chết, đồ thối rữa: ví như các loài ác quỷ, Ma Lai, Ma Cà Rồng. Cộng với lông sẫm màu, đen đúa và có loài chỉ xuất hiện về đêm, càng biến chúng trở thành những thứ đáng sợ.

Một trong số đó là loài Cú:

1f989.png
*Cú Mèo: nhìn xa là mặt mèo đến gần là một con chim, mặt dữ tợn mắt to, ông cha ta cũng không mấy thân thiện với mèo, ví như câu “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang.
1f989.png
* Cú Heo/ Chim Heo/ Chim Lợn/Cú Lợn: khác với cú mèo, gương mặt cú heo có hình trái tim cũng cute , nhưng không được thiện cảm với ông bà ta bởi phần nghe. Tông lỗi tạo hoá, không ưa tai của các cụ, nên được xếp vào hành “âm báo tử”

1️⃣
ĐỊNH NGHĨA

Ở Việt Nam quan niệm chim cú hay chim lợn mang lại những sự chết chóc, điềm gở xui xẻo với quan niệm cho rằng chim lợn kêu là có người chết, chim lợn kêu ở đâu thì ở đó chắc chắn có người chết, đây là quan niệm khá phổ biến ở nhiều địa phương, theo đó người ta đồn rằng chim lợn kêu là có người chết, chim lợn kêu 7 tiếng sẽ ứng vận vào nam giới, còn 9 tiếng ứng vận vào nữ giới phải bỏ mạng. Quan niệm này khiến người dân ở nhiều địa phương hoang mang, lo lắng, những cái chết trùng hợp gắn với tiếng chim lợn là nỗi ám ảnh với những người ở quê. - Theo Wikipedia

1f47b.png
Cổ tích việt nam có giai thoại về Cường Bạo đại vương, vì tính khí ngang tàng, không sợ trời đất nên Ngọc Hoàng tức giận, sai Quận Cú xuống từng trị: “Quận Cú lên trần đúng vào lúc Cường Bạo còn đang đi đánh cá vắng. Đứng trên nóc lều của Cường Bạo, Quận Cú kêu lên ba tiếng. Ngay lúc đó vợ Cường Bạo nằm trong lều thiếp đi và tắt thở.” Vốn là sau khi bị Táo Quân, nhốt vào lồng Quận Cú thú nhận : “Ta có một lưỡi âm và một lưỡi dương. Hễ bao giờ tôi kêu bằng lưỡi âm thì có người phải chết, kêu bằng lưỡi dương thì người sống lại.“
Ắt thấy loài cú từ lâu đã là tai sai, sứ giả của địa ngục và là loài quyết định chuyện sống chết của nhân loại.

*Chú thích: 3,7,9 là những con số tâm linh chỉ: 3 hồn con người, 7 vía (người nam), 9 vía (của người nữ).(vía = phách)

♦️
Thành ngữ:

Thế nên cú gắn liền với những gì bẩn, hôi hám: "Hôi như cú", "Bẩn như cú"; tai ương: "Cú dòm nhà bệnh"; "Rình như cú rình nhà bệnh". Bị xếp vào loại (người) xấu xa, tồi tệ: "Cú có vọ mừng"; "Cú nói có, vọ nói không". "Vọ" cũng là cú (vọ là từ cổ chỉ cú). Để so sánh trong thế đối lập: "Cú đậu cành mai"; "Cú đọ với tiên"; "Cú đội lốt công"... Đồng nghĩa với sự độc ác, nhẫn tâm: "Cú đói ăn con". Với sự ngu dốt: "Cú góp cọp ăn". m thanh cú kêu là âm thanh đáng sợ, đáng tránh: "Cú kêu dữ mỏ/miệng cú".

Văn hóa kết tinh trong ngôn ngữ. Thành ngữ "Cú kêu ra ma", "Cú kêu ra, ma kêu vào" có nghĩa đen: ngày xưa người chết thường để lâu có khi bốc mùi hôi mới khâm liệm rồi đưa ma. Cú đánh hơi nên thường bay đến kêu! Nhạc cảm người Việt thích sự nhẹ nhàng êm ái du dương nên đang đêm yên tĩnh lại có âm thanh chói gắt đột ngột "eng éc" như tiếng lợn bị giết nên, nhất là các cụ già khó ngủ, thì đều ác cảm.- Theo báo CAND

♦️
Văn Chương:
Cú bay vào văn chương Việt với tư cách là dấu hiệu cho cái không may, cái ác. Nhà thơ Ngô Thế Lân (sống ở thời Lê mạt) có bài "Trư điểu đề" (Tiếng chim lợn kêu) mượn tiếng chim làm ẩn dụ lên án bọn "sài lang" độc ác, tàn bạo:

"Than ôi, lạ thay! Tiếng chim lợn kêu
Năm canh kêu thét, gió thổi lạnh lẽo
Thái Sơn xiêu đổ, ban ngày tối mò
Đất bằng sóng cuộn, mây đen mờ mịt
Đàn hồng nhạn kêu thương bay tản nơi rừng sâu
Bầy sài lang đi ngang ngược trên lối đường lớn
Trong triều ngoài nội ai cũng nín hơi không dám nói
Than ôi, lạ thay! Tiếng chim lợn kêu!".
- Theo báo CAND

2️⃣
LÝ GIẢI QUAN NIỆM

1f989.png
QUAN NIỆM VỀ HÌNH DÁNG, TẬP TÍNH

Một số quan niệm khác cũng gắn liền với loài vật : Chó ma cắn: chỉ vết bầm tím đột ngột xuất hiện trên cơ thể, Gặp Linh Miêu là có Quỷ nhập tràng, chó đội nón mê cảnh báo điềm xấu trong nhà, Rắn tinh báo oán, chó sủa ma. Hay hiện tượng Trùng tang có nhắc tới Thần Nanh mỏ đỏ dưới hình hài một con chim mổ vào nắp quan tài gây đau đớn cho người chết.

Điểm chung của chúng là thấy hễ cái gì đen, hoạt động về đêm, tiếng kêu không êm tai, màu lông khác thường đều là Yêu tinh, Ma Quỷ biến thành: Linh miêu là mèo đen, Chó Tinh thì lông trắng mũi đỏ, Chó 4 chân trắng thì gọi mang tứ tang….

Nhưng quan niệm này còn ảnh hưởng bởi một số niềm tin khác: Ví như mèo đen thì gọi là mèo ma, yêu quái còn chó đen lại là loài được đề cao trong việc khắc chế Ma quỷ vì Chó đen (Chó Mực), được tích xưa miêu tả là giống với Hao Thiên Khuyển của Dương Tiễn. Máu chó mực được dùng trong trừ tà, luyện bùa chú, trấn trạch…

Ngày nay khi dân ta hiểu những điều ấy là do di truyền, lai tạo thì những quan niệm trên không còn chính xác nữa nhưng vẫn còn đâu đó len lỏi ở nhiều cộng đồng nhỏ.

1f989.png
QUAN NIỆM VỀ “ĐIỀM BÁO”

Hiện tượng “điềm báo” là một hiện tượng không mấy xa lạ trong đời sống, ý chỉ một dấu hiệu nhận biết được báo trước. Chim muông cây cỏ vốn là những vật của thiên nhiên nên chúng cảm nhận được những thay đổi của cuộc sống.

Ví như ổ mối đùn lên, kiến cánh bay ra khỏi tổ, là trời sắp có mưa bão, “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”, … ( các bạn có thể tìm hiểu thêm kinh nghiệm dự báo thời tiết đúc kết qua việc quan sát).

Từ đó ta thấy được “điềm” là một dấu hiệu hết sức bình thường và phổ biến, nhưng nếu gán ghép nó vào một hiện tượng tâm linh thì sẽ tạo ra nhiều niềm tin lệch lạc. Việc chim cú, hay các loài ác điểu bản thân chúng là loài ăn đêm, giác quan nhạy bén. Ở những nơi có người bệnh, sắp mất thường toả ra một thứ mùi hương đặc biệt thu hút chúng đến. Việc chim đến đậu và kêu là một tập tính hết sức bình thường. Xảy ra càng phổ biến khi chim Cú vào mùa sinh sản, tần suất kiếm ăn càng cao.

Sự có mặt của chúng không đồng nghĩa với việc một người qua đời, hay gặp tai nạn: Gà không gáy thì trời vẫn sáng, chuồn chuồn không bay thấp thì trời vẫn mưa, nếu có Cú Vọ, quạ diều hâu hay không thì con người “tới số” vẫn phải chết.

* Luận giải: từ những điều kể trên ta thấy được, hiện tượng cú kêu ban đêm hay trước cửa nhà không thể quy chụp là chuyện xui xẻo. Có hay không khi con người lo sợ sức khỏe tinh thần đã không tốt càng trở nên suy sụp. Khi điều xui rủi xảy ra chúng ta vô tình quy chụp rằng do tâm linh, và mọi trách nhiệm cho con vật xấu số. Điểm này rất dễ để các đối tượng mê tín thầy bà lợi dụng, cúng kiến tốn kém.

Bên cạnh đó, tục ta "có thờ có thiêng" dù được lý giải theo khoa học nhưng cú vẫn có tập tính đánh hơi được mùi bất thường hay khu vực chúng đến có nguồn thức ăn, khu khu vực có cú hay nghe tiếng cú nên chú ý kiểm tra vệ sinh để phòng rắn rết chuột bọ, hay chăm sóc sức khoẻ bản thân gia đình.

3️⃣
CHIM CÚ TRONG VĂN HOÁ CÁC NƯỚC:

1f479.png
Trong văn hoá các nước Châu Âu, người ta cho rằng Cú là vị thần tượng trưng cho tri thức. Với người Hy Lạp cú biểu trưng cho sự thông thái của nữ thần Athena . Hình ảnh cú đeo kính, cầm sách trở thành biểu tượng của nhiều trường đại học lớn. Hay người ta khắc hình cú trên đồng xu như một biểu tượng may mắn.

1f479.png
Ở Nhật Bản, người Nhật hay đeo trên người một món đồ có hình chim cú, nhiều người khác thường mang bên mình linh phù hình chim cú, một số người tin rằng màu sắc và hình dáng khác nhau của biểu tượng con cú sẽ mang tới những may mắn và sức mạnh.

1f479.png
Ở một số nước Trung Đông, chim cú được coi như một vị thần hộ mệnh luôn bảo vệ con người.

1f479.png
Ở châu Mỹ, trong một vài lễ hội, người ta mặc áo lông chim cú với ý nghĩa cầu mong may mắn và xua đuổi ma quỷ.

1f479.png
Trong văn hóa dân gian Ấn Độ, cú tượng trưng cho trí thông minh và lòng quảng đại cũng như khả năng tiên tri.

Còn ở Việt Nam, vẫn còn nhiều “ác cảm” với loài cú. Vì thế, ở một thời đại con người tiếp thu nhiều nguồn tri thức mới chúng ta nên có cái nhìn thoáng hơn và nên chú tâm cho sức khỏe tinh thần hơn là ám ảnh Ma quỷ.

Rõ ràng Cú là một loài có tập tính đặc biệt nhưng nhờ vậy chúng giúp người dân bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh, nạn chuột hại lúa, rắn rết độc hại.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom