Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 07 - Phần 3
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động giang cày ruộng tịch điền, có nhà nông dâng một cây lúa chiêm có chín bông thóc. Xuống chiếu đổi gọi ruộng ấy là ruộng Ứng Thiên. Ngày ấy trở về cung.
Mùa thu, tháng 9, vua đi châu Lạng bắt voi, rồi từ châu Lạng trở về.
Mùa đông, tháng 11, ban yến cho các quan ở điện Thiên An.
Quý Dậu, (Thiên Thành) năm thứ 6 (1033), (Tống Minh Đạo năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, nước Chân Lạp sang cống.
Châu Định Nguyên433 làm phản. Tháng 2, vua thân đi đánh, cho Đông cung thái tử giám quốc. Mồng 8434, quân đi từ Kinh sư, đóng lại ở châu Chân Đăng435, có người đàn bà họ Đào436 dâng con gái, vua nhận cho làm phi.
433 Định Nguyên: tên châu thời Lý, có lẽ là miền tỉnh Yên Bái.
434 Nguyên văn: "Bát nguyệt" (tháng 8). Nhưng ở dưới ghi tiếp lại là: "mùa thu, tháng 7". Như vậy chữ "nguyệt" ở đây là khắc in nhầm, đúng ra phải là chữ "nhật" (ngày).
435 Chân Đăng: tên châu thời Lý. Cương mục chua là "thuộc tỉnh Sơn Tây, tức phủ Lâm Thao bây giờ" (CMCB2, 37a). Phủ Lâm Thao thời Nguyễn là đất huyện Phong Châu và một phần đất các huyện Thanh Hòa và Sông Thao tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Nhưng có thể châu Chân Đăng thời Lý gồm cả một phần đất huyện Tam Thanh (Tam Nông cũ)
436 Nguyên văn: "Đào đại di". Đại di là Bà dì. Cương mục chỉ chép "Hữu Đào thị giả" (có người họ Đào…, CMCB2, 37a).
Ngày 17, dẹp được châu Định Nguyên, đem quân về.
(Như bản ký hiệu A.3… đều in là Điểu Lộ, như bản Chính Hòa. Nhưng Đại Việt sử ký tiền biên (bản in đời Tây Sơn, BK2, 26b) và Cương mục (CMCB2, 35a) đều in là "Ô Lộ điền". Hai chữ "Điêu" và "Ô" chỉ khác nhau 1 nét ngang ngắn trong lòng chữ phía trên, rất dễ đọc và chép nhầm với nhau. Vì Cương mục dùng sử liệu của Toàn thư, mỗi trường hợp sửa chữa các chữ thường có chú giải. Nhưng ở đây không thấy nói đến việc sửa chữ, do đó chưa rõ Cương mục hay Toàn thư chép đúng? Tạm phiên đúng theo nguyên văn Toàn thư bản Chính Hòa. Cương mục chú: "Ô Lộ, Vĩnh Hưng: chưa rõ đích xác ở đâu. Nhưng xét huyện Đông Yên, tỉnh Hưng Yên có tông Vĩnh Hưng, có lẽ ở đây chăng?" (CMCB2, 35a).)
Mùa thu, tháng 7, ngày 12, châu mục châu Vĩnh An là Sư Dụng Hòa tâu rằng châu ấy437 có vực chân châu. Vua sai sứ đến tìm, quả nhiên tìm được.
437 Nguyên bảin in: "lục châu", có lẽ là khắc in nhầm chữ "bản châu".
Tháng 8, sách phong Đông cung thái tử (Nhật Tôn) [21b] làm Khai Hoàng Vương, ở cung Long Đức.
Ngày 13, vua ra ngoài cửa Trường Quảng xem phủ đệ của hoàng tử vừa xây xong.
Xuống chiếu đúc quả chuông một vạn cân để ở lầu chuông Long Trì.
Tháng 9, châu Trệ Nguyên438 làm phản.
438 Trệ Nguyên: tên châu thời Lý, Cương mục chua "không thảo được" (CMCB2, 38a), có thể ở gần châu Định Nguyên.
Mùa đông, tháng 10, vua thân đi đánh châu Trệ Nguyên, cho Khai Hoàng Vương giám quốc. Dẹp yên châuTrệ Nguyên. Tháng 12, ngày mồng 1, vua đem quân về.
Giáp Tuất, (Thiên Thành) năm thứ 7 (1034), (Từ tháng 4 về sau là niên hiệu Thông Thụy năm thứ 1, Tống Cảnh Hựu năm thứ 1). Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu cho các quan tâu việc ở trước mặt vua thì gọi vua là "triều đình".
Lê Văn Hưu nói: Thiên tử tự xưng là "trẫm", là "dư nhất nhân". Bề tôi xung vua là "bệ hạ", chỉ chỗ thiên tử ở là triều đình, chỉ chỗ chính lệnh ban ra là "triều sảnh", từ xưa không thay đổi xưng hô. Nay (Lý) Thái Tông bảo các quan gọi mình là "triều đình", [22a] sau (Lý) Thánh Tông tự xưng là "Vạn thặng", Cao Tông bảo người gọi mình là "Phật" đều không theo phép ở đâu, mà là thích khoe khoang. Khổng Tử nói: "Danh không chính thì nói không thuận" là thế.
Tháng ấy, đổi niên hiệu là Thông Thụy năm thứ 1. Bấy giờ hai nhà sư là Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm thiêu mình cháy kết thành thất bảo439. Vua xuống chiếu đem thất bảo ấy giữ ở chùa Trường Thánh để hương đèn thờ cúng. Vua cho là việc lạ, đổi niên hiệu là Thông Thụy.
439 Thất bảo: bảy thứ quý. Theo Pháp hoa kinh, bảy thứ ấy là: vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, ngọc, mã não, trân châu (ngọc trai) mai khôi (ngọc đỏ). Các kinh khác như Vô lượng thọ, A Di Đà, Bát Nhã đều nói đến thất bảo với một vài thứ khác.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thuyết nhà Phật gọi xá lỵ là tinh túy do tinh khí tụ lại khi đốt xác, lửa không đốt cháy được cho nên gọi là bảo. Tương truyền người nào học Phật thành thì thân hóa như thế. Có lẽ vì sự đoạn tuyệt tình dục thì [22b] tinh khí kết lại thành ra như thế ấy. Người đời không thường thấy, cho là lạ, có biết đâu là tinh khí dương tụ lại mà thành thôi. Vua cũng mê hoặc việc ấy, nhân đó đổi niên hiệu. Từ đấy về sau, những người hiếu danh cạo đầu làm sư, nhẫn nại chịu chết như loại Trí Thông440 nhiều lắm.
440 Nhắc việc sư Trí Thông, thị gia hầu bảo tháp xá lị của Trần Nhân Tông ở núi Yên Tử, tự thiêu thời Trần Minh Tông (1314 - 1329).
Tháng 6, châu Hoan đem dâng con thú một sừng, sai Viên ngoại lang là Trần Ứng Cơ, Vương Văn Khánh đem sang biếu nhà Tống.
Mùa thu, tháng 8, vua ngự đến chùa Trùng Quang núi Tiên Du441, sai dựng kho Trùng Hưng (để chứa kinh).
441 Núi Tiên Du: ở huyện Tiên Du, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc, còn có tên là núi Phật Tích, lại có tên là núi Lạn Kha (do truyền thuyết nó Vương Chất vào núi đốn củi, chống cán rìu xem hai ông già đánh cờ, tan cuộc nhìn lại thấy cán rìu đã mục nát).
Sai Viên ngoại lang là Hà Thụ, Đỗ Khoan đem biếu nhà Tống hai con voi thuần. Nhà Tống lấy kinh Đại tạng để tạ.
Mùa đông, tháng 11, đóng thuyền lớn Vạn An.
Năm ấy, sư Hưu ở chùa Pháp Vân, châu Cổ Pháp tâu rằng, trong chùa ấy phát ra mấy luồng ánh sáng, theo chỗ ánh sáng đào xuống được [23a] một cái hòm bằng đá, bên trong có cái hòm bằng bạc, trong hòm bạc lại có hòm bằng vàng, trong hòm vàng có bình lưu ly, trong bình đựng xá lỵ. Vua sai rước vào cấm điện, xem xong lại trả lại.
Ất Hợi, (Thông Thụy) năm thứ 2 (1035), (Tống Cảnh Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, cỏ chi mọc ở trước điện Thiên Khánh.
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu làm chiếc ghế chéo hình bát giác thép vàng442.
442 Nguyên văn: "chế kim bát giác tiêu dao". Như vậy trong câu này tiêu dao phải là một danh từ chỉ đồ vật nhưng hai chữ tiêu dao không hề có nghĩa đó. Đại Việt sử ký tiền biên (bản in thời Tây Sơn) có chú thích: "Tiêu dao là tên mũ… cách làm thế nào không khảo được" (BK2, 29a). Tham khảo Vân đài loại ngữ thì biết câu trên in thiếu một chữ "tọa" ở cuối câu: "chế kim bát giác tiêu dao tọa". Lê Quý Đôn viết: "Ghế ngồi của người Hồ (Hung Nô) khoan chốt, để chéo chân, xỏ dây làm mặt ghế, mở ra gấp lại chóng lắm, nặng không đến và cân, gọi là 'tiêu dao tọa', tương truyền người hầu của vua Đường Minh Hoàng đã làm chiếc ghế theo kiểu ấy để đem theo cho tiện ngồi khi theo hầu vua đi chơi ở ngoài". (Bản dịch, tr.133). Như vậy có lẽ "tiêu dao" không phải là tên chiếc mũ như ĐVSKTB đã chú, cũng không phải là chiếc kiệu tiêu dao như ở bản dịch cũ, mà là tiêu dao tọa, có nghĩa là chiếc ghế kéo như Lê Quý Đôn đã mô tả.
Mùa thu, tháng 7, lập người thiếp yêu (không rõ tên) làm Thiên Cảm hoàng hậu; phong hoàng tử Nhật Trung làm Phụng Càn Vương, các hoàng tử khác đều phong tước hầu.
Mở chợ Tây Nhai và dãy phố dài443 ở chợ ấy.
443 Nguyên văn: trường lang, dãy nhà dài.
Xuống chiếu bắc cầu Thái Hòa ở sông Tô Lịch. Tháng 9, cầu bắc xong, vua ngự đến xem, sai các quan hầu làm thơ.
Người châu Ái làm phản. Mùa đông, tháng 10, vua thân đi đánh, cho Phụng Càn Vương lưu thủ Kinh sư. Quân đi từ Kinh sư, đến châu Ái. Vua ngự ở hành dinh, ban yến cho các quan hầu và tướng súy, ngầm chỉ Định thắng đại tướng là Nguyễn [23b] Khánh mà bảo các phi tần rằng: "Khánh thế nào cũng làm phản".
Các phi tần đều kinh ngạc hỏi: "Bệ hạ làm sao mà biết? Xin nói cho nghe nguyên do".
Vua nói: "Khánh trong lòng không bình thường, nhìn trẫm có vẻ hổ thẹn, đi đứng thất tiết, nói làm trái thường. Lấy đó mà xem đủ biết là nó có ý khác, hình trạng làm phản rõ rồi". Đánh được châu Ái, trị tội châu mục châu Ái, sai sứ đi phủ dụ dân chúng trong châu. Kinh sư lưu thủ là Phùng Càn Vương Nhật Trung cho chạy trạm báo tin bọn nhà sư họ Hồ, em nuôi của Định thắng đại tướng Nguyễn Khánh, Đô thống Đàm Toái Trạng, Hoàng đệ Thắng Càn, Thái Phúc mưu phản, quả đúng như lời vua nói. Các phi tần đều lạy hai lạy nói: "Bọn thiếp nghe nói thánh nhân thấy được chỗ chưa hiện hình, biết trước việc chưa xảy ra, nay được chính mắt trông thấy".
Vua xuống chiếu bắt bọn Khánh đóng cũi đem về Kinh sư. Tháng 11, ngày mồng 1, vua từ châu Ái về đến Kinh, làm tiệc rượu mừng việc trở về. Ủy lại các tướng sĩ có công dẹp châu Ái.
Vua ngự điện Thiên Khánh xét [24a] án bọn sư Hồ, Nguyễn Khánh; đều phải xẻo thịt băm xương ở chợ Tây, còn những kẻ khác thì xét theo tội nặng nhẹ.
Xuống chiếu phát sáu nghìn cân đồng để đúc chuông đặt ở chùa Trùng Quang444. Chuông đúc xong, sai người kéo đưa đến chùa. Chuông ấy không đợi sức người, tự di chuyển được, chỉ khoảnh khắc đã đến chùa.
444 Chùa Trùng Quang: ở núi Tiên Du (Tiên Sơn, Hà Bắc).
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Phàm vật hình vuông thì đứng, hình tròn thì đi, chuông có thể đi được là vì hình tròn. Có lẽ là kéo nó đi, không nhọc đến sức người, như có thần giúp vậy. Nay ta hãy xem như cây gỗ lớn mười mấy người khiêng không nổi, một người đẩy ngang thì nó lăn tròn mà đi. Chuông cũng thế, sư chùa muốn làm cho đạo mình có vẻ thần diệu, mới nói phao lên như thế để đánh lừa mà thôi. Những chuyện như dấu vết người thần, ánh sáng xá lỵ, cây ưu đàm [24b] nở hoa, tượng Phật cổ nổi lên… đều do bọn các nhà sư ra cả. Người cầm bút chép sử đương thời không xét lý lẽ, cứ theo thế mà chép vào sử sách.
Bính Tý, (Thông Thụy) năm thứ 3 (1036), (Tống Cảnh Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, mở hội ở Long Trì khánh thành pho tượng phật Đại Nguyện. Đại xá thiên hạ.
Tháng 2, xuống chiếu chép kinh Đại tạng cất ở kho Trùng Hưng.
Tháng 3, gả công chúa Kim Thành cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận.
Mùa hạ, tháng 4, đặt hành dinh ở châu Hoan, nhân đó đổi tên châu ấy là Nghệ An.
Mùa thu, tháng 8, gả công chúa Trường Ninh cho châu mục châu Thượng Oai là Hà Thiện Lãm.
Mùa đông, tháng 10, đạo Lâm Tây445 và các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên446 làm phản, xâm lấn các châu Tư Lăng của nước Tống, cướp trâu ngựa, đốt nhà cửa rồi về.
445 Lâm Tây: tên đạo thời Lý, Cương mục chú, nhà Trần gọi là đạo Đà Giang, thời thuộc Minh gọi là châu Gia Hưng, nhà Lê đổi là phủ Gia Hưng. Nay là đất hai tỉnh Sơn La, Lai Châu.
446 Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên: xem chú thích?
Đinh Sửu, (Thông Thụy) năm thứ 4 (1037), (Tống Cảnh Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, ngày mồng 1, vua thân đi đánh đạo Lâm Tây, sai Khai [25a] Hoàng Vương (Nhật Tôn) làm Đại nguyên soái đánh các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, cho Phụng Càn Vương (Nhật Trung) làm Kinh sư lưu thủ. Quân đi từ Kinh sư đến đóng ở Lâm Tây, dẹp yên được. Tháng 3, vua từ đạo Lâm Tây về đến kinh.
Xuống chiếu cho châu Nghệ An dựng các kho ở trong châu như Tư Thành, Lợi Nhân, Vĩnh Phong, tất cả 50 sở.
Mùa thu, tháng 7, vua ngự điện Hàm Quang xem đua thuyền. Nước lên to.
Trong vườn dâu ở Điểu Lộ447 có pho tượng Phật cổ trồi lên. Tháng 8, đóng thuyền Vĩnh Xuân.
447 Nguyên văn: "Điểu Lộ tang viên".
Mùa đông, tháng 12, đóng thuyền Nhật Quang.
Dựng đền thờ Hoằng Thánh Đại Vương. Trước đây vua thấy phủ Đô hộ để nhiều án ngờ, quan sĩ sư không xét đoán được, muốn tỏ rõ sự linh thiêng sáng suốt để tiệt hết kẻ gian trá, bèn tắm gội đốt hương khấn Thiên Đế.
Đêm ấy vua chiêm bao thấy sứ giả mặc áo đỏ bưng sắc chỉ của thượng đế ban cho Phạm Cự Lạng làm chức Đô hộ phủ ngọc tụng minh chủ. Vua hỏi sứ trời rằng: "Người ấy [25b] là ai? Hiện đang giữ chức gì của ta?" Sứ giả nói: "Người ấy làm Thái úy triều Lê Đại Hành".
Nói xong thì biến mất. Vua tỉnh dậy, gọi các quan vào hỏi việc áy, phong cho (Cự Lạng) tước vương, sai Hữu ty dựng đền ở phía tây cửa Nam thành, tuế thời cúng tê (Hoằng Thánh sau đổi là Hồng Thánh)448.
448 Hoằng Thánh đổi là Hồng Thánh là do kiêng húy miếu hiệu của chúa Trịnh Tạc (Hoằng Tổ Dương Vương, ở ngôi chúa 1657 - 1682).
Mậu Dần, (Thông Thụy) năm thứ 5 (1038), (Tống Bảo Nguyên năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Sau Hữu ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: "Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?" Vua nói: "Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?" Nói xong đẩy cày ba lần rồi thôi. Tháng 3, vua về Kinh sư.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thái Tông không phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ [26a] trên để cúng tông miếu, dưới để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến dân đông, của giàu, nên thay!
Mùa thu, tháng 8, vua ngự ở điện Hàm Quang xem đua thuyền.
Tháng 9, có dấu vết người thần hiện ở chùa Đại Thắng. Mùa đông, tháng 10, dựng bia chùa Trùng Quang.
Tháng 11, dựng kho ngự.
Tháng 12, Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên449 làm phản. Nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương.
449 Quảng Nguyên: tên châu thời Lý, thời thuộc Minh thuộc về đất Uyên huyện, thời Lê đổi là châu Lộng Nguyên. Nay là đất các huyện Quảng Uyên, Phúc Hòa, Thạnh An, tỉnh Cao Bằng.
Năm ấy, Đông Chinh Vương Lực chết.
Kỷ Mão, (Thông Thụy) năm thứ 6 (1039), (Từ tháng 6 về sau là niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo năm thứ 1; Tống Bảo Nguyên năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, thủ lĩnh Tây Nông450 là Hà Văn Trinh đem việc Tồn Phúc làm phản tâu lên. Trước đây Tồn Phúc là thủ lĩnh châu Thảng Do451, em là Tồn Lộc làm thủ lĩnh châu Vạn Nhai452. Em trai của A Nùng, vợ Tồn Phúc, là Đương Đạo làm thủ lĩnh châu Vũ Lặc453 [26b] đều thuộc châu Quảng Nguyên, hàng năm nộp cống đồ thổ sản.
450 Tây Nông: tên châu, nay là huyện Tư Nông, tỉnh Bắc Thái.
451 Thảng Do: tên châu, xem chú BK2, 9b.
452 Vạn Nhai: tên châu thời Lý, nay là phần đất huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và một phần huyện Võ Nhai, tỉnh Bắc Thái.
453 Vũ Lặc: tên châu, chưa rõ ở đâu. Cương mục dẫn Đường thư, Địa lý chí: "Nhà Đường đặt Lung Châu quản lĩnh huyện Vũ Lặc" và cho rằng hai châu Thảng Do, Vũ Lặc có lẽ ở vào địa hạt tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn ngày nay (CMCB2, 43a).
Sau Tồn Phúc giết Tồn Lộc và Đương Đạo, chiếm luôn cả đất, tiếm xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, lập A Nùng làm Minh Đức Hoàng Hậu, phong cho con là Trí Thông làm Nam Nha Vương, đổi châu ấy gọi là nước Trường Sinh, sửa soạn binh giáp, đắp thành kiên cố để tự giữ, không nộp cống xưng thần nữa.
Tháng 2, vua tự làm tướng đi đánh Tồn Phúc, cho Khai Hoàng Vương (Nhật Tôn) làm Giám quốc. Quân đi từ Kinh sư, qua bến Lãnh Kinh454, có cá trắng nhảy vào thuyền. Đến châu Quảng Nguyên, Tồn Phúc nghe tin đem cả bộ lạc vợ con trốn vào chằm núi. Vua cho quân đuổi theo bắt được Tồn Phúc và bọn Trí Thông năm người. Chỉ có vợ là A Nùng, con là Trí Cao chạy thoát. Đóng cũi bọn Tồn Phúc đem về Kinh sư, sai quân san phẳng thành hào, chiêu dụ tộc loại còn sống sót, vỗ về yên ủi rồi đem quân về.
454 Lãnh Kinh: có lẽ là khúc sông Cầu chảy qua Thị Cầu, tỉnh Hà Bắc.
Tháng 3, vua từ Quảng Nguyên [27a] về Kinh sư, xuống chiếu rằng: "Trẫm từ khi có thiên hạ đến giờ, đối với tướng văn tướng võ cùng các bề tôi không thiếu đại tiết, phương xa cõi lánh, không đâu không đến xưng thần, mà họ Nùng nối đời giữ bờ cõi vẫn thường cúng nộp đồ cống. Nay Tồn Phúc càn rỡ tự tôn, cả tiếm vị hiệu, ra mệnh lệnh, tụ họp quân ong bọ, làm hại dân chúng biên thùy. Trẫm vâng mệnh trời đi đánh, bắt được bọn Tồn Phúc năm tên, đều chém ở chợ kinh đô".
Mùa hạ, tháng 4, con vua Chiêm Thành là Địa Bà Lạt (cùng bọn) Lạc Thuẫn, Sạ Đâu, La Kế, A Thát Lạt năm người sang quy phục (nước ta).
Tháng 5, động Vũ Kiến455 thuộc châu Quảng Nguyên dâng một khối vàng sống nặng 112 lạng. Huyện Liên456, châu Lộng Thạch457, châu Định Biên458 tâu rằng trong bản xứ có hố bạc459.
455 Động Vũ Kiến: Đại Việt sử lược chép là động Vũ Kiện, thuộc đất huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng hiện nay, nhưng chưa biết rõ ở đâu?
456 Huyện Liên: Đại Việt sử lược chép là huyện Hạ Liên, có lẽ thuộc đất huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Thái ngày nay.
457 Lộng Thạch: tên châu, có lẽ thuộc đất huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng ngày nay.
458 Định Biên: tên châu, nay là đất huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái.
459 Nguyên văn: ngân huyệt.
Tháng 6, bầy tôi xin đổi niên hiệu là Càn Phù Hữu Đạo và xin tăng tôn hiệu thêm tám chữ là: "Kim [27b] Dũng Ngân Sinh, Nùng Bình Phiên Phục"460. Vua nói: "Thời Đường Ngu chỉ vạch hình mà người không dám phạm, không đánh mà khuất phục được binh của người, giũ áo khoanh tay mà thiên hạ đại trị, cho nên các sao không đi trái, sấm mưa không thất thường, chi muông đến múa, phượng hoàng lại chầu, bốn đi theo về, trăm man hướng hóa, không hiểu làm sao mà được đến như thế! Trẫm là người ít đức, đứng đầu thần dân, dậy sớm thức khuya, lúc nào cũng lo sợ như lội vực sâu, chưa biết lấy đạo gì để thấu trời đất, lấy đức gì để kịp Nghiêu Thuấn. Vừa rồi, giặc Nùng dẹp yên, Chiêm Thành quy phụ, động sinh vàng ròng, đất trồi bạc trắng, ý chừng có điều gì mà được thế chăng? Hay sắp xảy ra việc gì để cảnh cáo chăng? Trẫm rất lo sợ, sao đáng để tôn sùng tên đẹp hiệu vinh. Lời bàn của các khanh nên đình bãi". Bầy tôi cố nài vua mới chịu nhận.
460 Nghĩa là: Vàng nổi bạc sinh, họ Nùng dẹp, nước Phiên (chỉ Chiêm Thành) quy phục.
[28a] Lê Văn Hưu nói: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương đều lấy một chữ làm hiệu, chưa từng thấy có tăng thêm tôn hiệu bao giờ. Đế vương thời sau thích khoe khoang mới có tôn hiệu đến vài chục chữ. Nhưng chỉ lấy công đức mà xưng tụng, chưa bao giờ lấy đồ vật và tên man di xen chắp vào. Thái Tông chịu nhận cho bầy tôi dâng tám chữ "Kim Dũng Ngân Sinh, Nùng Bình Phiên Phục" làm hiệu thì việc khoe khoang lại thô bỉ nữa. Thái Tông không có học nên không biết, nhưng bọn Nho thần dâng lên những chữ ấy để nịnh hót vua thì không thể bảo là không có tội.
Mùa thu, tháng 8, sai Đại liêu ban Sư Dụng Hòa và Thân vương ban461 Đỗ Hưng sang nước Tống tiếp tục việc thông hiếu cũ.
461 Đại liêu ban và Thân vương ban: đều là tên tước của nhà Lý.
Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu sửa lại miếu Thái Tổ Thần Vũ Hoàng Đế.
Tháng 12, [28b] nước Chân Lạp sang cống.
Canh Thìn, (Càn Phù Hữu Đạo) năm thứ 2 (1040), (Tống Khang Định năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, Đinh Hợi, nhật thực.
Tháng 2, vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa.
Sứ thần Ngô Sĩ Liên nói: Việc làm này của vua trong cái tốt lại còn cái tốt nữa, không quý vật lạ, tỏ ra giữ đức kiệm ước, ban cho bầy tôi, tỏ ra hậu đãi kẻ dưới.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, xuống chiếu từ nay trở đi phàm nhân dân trong nước ai có việc kiện tụng gì, đều giao cho Khai Hoàng [29a] Vương xử đoán rồi tâu lên, lại cho lấy điện Quảng Vũ làm nơi Vương xử kiện.
Sứ thần Ngô Sĩ Liên nói: Chức việc của thái tử, ngoài việc thăm hỏi hầu cơm vua ra, khi ở lại giữ nước thì gọi là Giám quốc, khi đem quân đi thì gọi là Phủ quân, có thế mà thôi, chưa nghe thấy sai xử kiện bao giờ. Phàm xử kiện là việc của Hữu ty. Thái Tông sai Khai Hoàng Vương làm việc đó không phải là chức phận của thái tử, lại lấy điện Quảng Vũ làm nơi Vương xử kiện là không đúng chỗ.
Mùa thu, tháng 8, người giữ trại Bố Chính của nước Chiêm Thành là Bố Linh, Bố Kha, Lan Đà Tinh đem bộ thuộc hơn trăm người sang quy phụ.
Mùa đông, tháng 10, mở hội La Hán ở Long Trì, đại xá thiên hạ, tha tội lưu, tội đồ và một nửa tiền thuế cho thiên hạ. Trước đây, vua sai thợ tạc hơn nghìn pho tượng Phật, vẽ hơn nghìn bức tranh Phật, làm bảo phướn hơn [29b] một vạn lá. Đến đây xong việc, làm lễ khánh thành.
Tân Tỵ, (Càn Phu Hữu Đạo) năm thứ 3 (1041), (Tống Khánh Lịch năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, có chim sẻ trắng đậu ở cấm đình.
Mùa hạ, tháng 5, đặt phẩm cấp các cung nữ, hoàng hậu và phi tần 13 người, ngự nữ 18 người, nhạc kỹ hơn 100 người.
Tháng 6, Điện tiền chỉ huy sứ Đinh Lộc và Phùng Luật mưu làm phản. Xuống chiếu bắt Lộc, Luật và bè đảng giao cho quan trị tội. Khai Hoàng Vương xét xử, bọn Lộc, Luật đều phải giết.
Mùa thu, tháng 9, vua ngự đến Kha Lai để bắt voi, lại ngự đến Kha Lãm, rồi về Kinh sư.
Mùa đông, tháng 10, vua ngự đến núi Tiên Du xem làm viện Từ Thị Thiên Phúc. Khi về, xuống chiếu phát 7.560 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lặc và hai vị Bồ tát Hải Thanh và Công Đức cùng chuông để ở viện ấy.
Tháng 11, xuống chiếu cho Uy Minh hầu Nhật Quang462 làm tri châu Nghệ An.
462 Lý Nhật Quang: tước Uy Minh hầu, con thứ tám của Lý Thái Tổ. Đại Việt sử lược (q2, 7a) chép là Minh Uy hầu.
[30a] Năm ấy, Nùng Trí Cao cùng với mẹ là A Nùng từ động Lôi Hỏa463 lại về chiếm cứ châu Thảng Do, đổi châu ấy làm nước Đại Lịch. Vua sai tướng đi đánh, bắt sống được Trí Cao đem về Kinh sư. Vua thương tình vì cha là Tồn Phúc và anh là Trí Thông đều đã bị giết nên tha tội, cho giữ châu Quảng Nguyên như cũ, lại phụ thêm cho bốn động Lôi Hỏa, Bình, An, Bà và châu Tư Lang464 nữa.
463 Lôi Hỏa: tên động, ở phía tây bắc tỉnh Cao Bằng ngày nay. Các động Bình, An, Bà đều thuộc về đất tỉnh Cao Bằng.
464 Tư Lang: nay là đất huyện Trùng Khánh và phần đất đông bắc huyện Quảng Hòa (vùng quanh Hạ Lang), tỉnh Cao Bằng.
Nhâm Ngọ, (Càn Phù Hữu Đạo) năm thứ 4 (1042), (Từ tháng 10 về sau là niên hiệu Minh Đạo năm thứ 1; Tống Khánh Lịch năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 3 vua ngự ra cửa biển Kha Lãm465 cày ruộng tịch điền rồi về Kinh sư.
465 Có lẽ cũng là địa danh Kha Lãm nhắc ở BK2, 29b.
Mùa hạ, tháng 5, xuống chiếu rằng các quan chức đô466, ai bỏ trốn thì phạt 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ và xử tội đồ. Các quân sĩ trước bị tội đồ467 nếu trốn vào núi rừng đồng nội cướp của người thì xử 100 trượng, thích vào mặt 30 chữ. Người con trấn trại mà bỏ trốn cũng phải tội như thế.
466 Quan chức đô: Bản dịch cũ chú là các chức quan chỉ huy quân cận vệ.
467 Nguyên văn: "Đồ tội chư quân sĩ", chỉ những người trước đã phạm tội đồ (đi đày) sang làm lính.
Mùa thu, tháng 7, xuống chiếu kẻ nào ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, một con phạt thành hai con.
[30b] Tháng 9, phạt đánh 50 trượng những người vắng mặt trong buổi hội thề.
Sai Viên ngoại lang Đỗ Khánh và Lương Mậu Tài đem voi thuần sang biếu nhà Tống để tiếp tục sự thông hiếu cũ.
Động đất.
Châu Văn468 làm phản.
468 Châu Văn: xem chú Bk1, 10b.
Mùa thu, tháng 9, vua đi châu Lạng bắt voi, rồi từ châu Lạng trở về.
Mùa đông, tháng 11, ban yến cho các quan ở điện Thiên An.
Quý Dậu, (Thiên Thành) năm thứ 6 (1033), (Tống Minh Đạo năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, nước Chân Lạp sang cống.
Châu Định Nguyên433 làm phản. Tháng 2, vua thân đi đánh, cho Đông cung thái tử giám quốc. Mồng 8434, quân đi từ Kinh sư, đóng lại ở châu Chân Đăng435, có người đàn bà họ Đào436 dâng con gái, vua nhận cho làm phi.
433 Định Nguyên: tên châu thời Lý, có lẽ là miền tỉnh Yên Bái.
434 Nguyên văn: "Bát nguyệt" (tháng 8). Nhưng ở dưới ghi tiếp lại là: "mùa thu, tháng 7". Như vậy chữ "nguyệt" ở đây là khắc in nhầm, đúng ra phải là chữ "nhật" (ngày).
435 Chân Đăng: tên châu thời Lý. Cương mục chua là "thuộc tỉnh Sơn Tây, tức phủ Lâm Thao bây giờ" (CMCB2, 37a). Phủ Lâm Thao thời Nguyễn là đất huyện Phong Châu và một phần đất các huyện Thanh Hòa và Sông Thao tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Nhưng có thể châu Chân Đăng thời Lý gồm cả một phần đất huyện Tam Thanh (Tam Nông cũ)
436 Nguyên văn: "Đào đại di". Đại di là Bà dì. Cương mục chỉ chép "Hữu Đào thị giả" (có người họ Đào…, CMCB2, 37a).
Ngày 17, dẹp được châu Định Nguyên, đem quân về.
(Như bản ký hiệu A.3… đều in là Điểu Lộ, như bản Chính Hòa. Nhưng Đại Việt sử ký tiền biên (bản in đời Tây Sơn, BK2, 26b) và Cương mục (CMCB2, 35a) đều in là "Ô Lộ điền". Hai chữ "Điêu" và "Ô" chỉ khác nhau 1 nét ngang ngắn trong lòng chữ phía trên, rất dễ đọc và chép nhầm với nhau. Vì Cương mục dùng sử liệu của Toàn thư, mỗi trường hợp sửa chữa các chữ thường có chú giải. Nhưng ở đây không thấy nói đến việc sửa chữ, do đó chưa rõ Cương mục hay Toàn thư chép đúng? Tạm phiên đúng theo nguyên văn Toàn thư bản Chính Hòa. Cương mục chú: "Ô Lộ, Vĩnh Hưng: chưa rõ đích xác ở đâu. Nhưng xét huyện Đông Yên, tỉnh Hưng Yên có tông Vĩnh Hưng, có lẽ ở đây chăng?" (CMCB2, 35a).)
Mùa thu, tháng 7, ngày 12, châu mục châu Vĩnh An là Sư Dụng Hòa tâu rằng châu ấy437 có vực chân châu. Vua sai sứ đến tìm, quả nhiên tìm được.
437 Nguyên bảin in: "lục châu", có lẽ là khắc in nhầm chữ "bản châu".
Tháng 8, sách phong Đông cung thái tử (Nhật Tôn) [21b] làm Khai Hoàng Vương, ở cung Long Đức.
Ngày 13, vua ra ngoài cửa Trường Quảng xem phủ đệ của hoàng tử vừa xây xong.
Xuống chiếu đúc quả chuông một vạn cân để ở lầu chuông Long Trì.
Tháng 9, châu Trệ Nguyên438 làm phản.
438 Trệ Nguyên: tên châu thời Lý, Cương mục chua "không thảo được" (CMCB2, 38a), có thể ở gần châu Định Nguyên.
Mùa đông, tháng 10, vua thân đi đánh châu Trệ Nguyên, cho Khai Hoàng Vương giám quốc. Dẹp yên châuTrệ Nguyên. Tháng 12, ngày mồng 1, vua đem quân về.
Giáp Tuất, (Thiên Thành) năm thứ 7 (1034), (Từ tháng 4 về sau là niên hiệu Thông Thụy năm thứ 1, Tống Cảnh Hựu năm thứ 1). Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu cho các quan tâu việc ở trước mặt vua thì gọi vua là "triều đình".
Lê Văn Hưu nói: Thiên tử tự xưng là "trẫm", là "dư nhất nhân". Bề tôi xung vua là "bệ hạ", chỉ chỗ thiên tử ở là triều đình, chỉ chỗ chính lệnh ban ra là "triều sảnh", từ xưa không thay đổi xưng hô. Nay (Lý) Thái Tông bảo các quan gọi mình là "triều đình", [22a] sau (Lý) Thánh Tông tự xưng là "Vạn thặng", Cao Tông bảo người gọi mình là "Phật" đều không theo phép ở đâu, mà là thích khoe khoang. Khổng Tử nói: "Danh không chính thì nói không thuận" là thế.
Tháng ấy, đổi niên hiệu là Thông Thụy năm thứ 1. Bấy giờ hai nhà sư là Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm thiêu mình cháy kết thành thất bảo439. Vua xuống chiếu đem thất bảo ấy giữ ở chùa Trường Thánh để hương đèn thờ cúng. Vua cho là việc lạ, đổi niên hiệu là Thông Thụy.
439 Thất bảo: bảy thứ quý. Theo Pháp hoa kinh, bảy thứ ấy là: vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, ngọc, mã não, trân châu (ngọc trai) mai khôi (ngọc đỏ). Các kinh khác như Vô lượng thọ, A Di Đà, Bát Nhã đều nói đến thất bảo với một vài thứ khác.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thuyết nhà Phật gọi xá lỵ là tinh túy do tinh khí tụ lại khi đốt xác, lửa không đốt cháy được cho nên gọi là bảo. Tương truyền người nào học Phật thành thì thân hóa như thế. Có lẽ vì sự đoạn tuyệt tình dục thì [22b] tinh khí kết lại thành ra như thế ấy. Người đời không thường thấy, cho là lạ, có biết đâu là tinh khí dương tụ lại mà thành thôi. Vua cũng mê hoặc việc ấy, nhân đó đổi niên hiệu. Từ đấy về sau, những người hiếu danh cạo đầu làm sư, nhẫn nại chịu chết như loại Trí Thông440 nhiều lắm.
440 Nhắc việc sư Trí Thông, thị gia hầu bảo tháp xá lị của Trần Nhân Tông ở núi Yên Tử, tự thiêu thời Trần Minh Tông (1314 - 1329).
Tháng 6, châu Hoan đem dâng con thú một sừng, sai Viên ngoại lang là Trần Ứng Cơ, Vương Văn Khánh đem sang biếu nhà Tống.
Mùa thu, tháng 8, vua ngự đến chùa Trùng Quang núi Tiên Du441, sai dựng kho Trùng Hưng (để chứa kinh).
441 Núi Tiên Du: ở huyện Tiên Du, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc, còn có tên là núi Phật Tích, lại có tên là núi Lạn Kha (do truyền thuyết nó Vương Chất vào núi đốn củi, chống cán rìu xem hai ông già đánh cờ, tan cuộc nhìn lại thấy cán rìu đã mục nát).
Sai Viên ngoại lang là Hà Thụ, Đỗ Khoan đem biếu nhà Tống hai con voi thuần. Nhà Tống lấy kinh Đại tạng để tạ.
Mùa đông, tháng 11, đóng thuyền lớn Vạn An.
Năm ấy, sư Hưu ở chùa Pháp Vân, châu Cổ Pháp tâu rằng, trong chùa ấy phát ra mấy luồng ánh sáng, theo chỗ ánh sáng đào xuống được [23a] một cái hòm bằng đá, bên trong có cái hòm bằng bạc, trong hòm bạc lại có hòm bằng vàng, trong hòm vàng có bình lưu ly, trong bình đựng xá lỵ. Vua sai rước vào cấm điện, xem xong lại trả lại.
Ất Hợi, (Thông Thụy) năm thứ 2 (1035), (Tống Cảnh Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, cỏ chi mọc ở trước điện Thiên Khánh.
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu làm chiếc ghế chéo hình bát giác thép vàng442.
442 Nguyên văn: "chế kim bát giác tiêu dao". Như vậy trong câu này tiêu dao phải là một danh từ chỉ đồ vật nhưng hai chữ tiêu dao không hề có nghĩa đó. Đại Việt sử ký tiền biên (bản in thời Tây Sơn) có chú thích: "Tiêu dao là tên mũ… cách làm thế nào không khảo được" (BK2, 29a). Tham khảo Vân đài loại ngữ thì biết câu trên in thiếu một chữ "tọa" ở cuối câu: "chế kim bát giác tiêu dao tọa". Lê Quý Đôn viết: "Ghế ngồi của người Hồ (Hung Nô) khoan chốt, để chéo chân, xỏ dây làm mặt ghế, mở ra gấp lại chóng lắm, nặng không đến và cân, gọi là 'tiêu dao tọa', tương truyền người hầu của vua Đường Minh Hoàng đã làm chiếc ghế theo kiểu ấy để đem theo cho tiện ngồi khi theo hầu vua đi chơi ở ngoài". (Bản dịch, tr.133). Như vậy có lẽ "tiêu dao" không phải là tên chiếc mũ như ĐVSKTB đã chú, cũng không phải là chiếc kiệu tiêu dao như ở bản dịch cũ, mà là tiêu dao tọa, có nghĩa là chiếc ghế kéo như Lê Quý Đôn đã mô tả.
Mùa thu, tháng 7, lập người thiếp yêu (không rõ tên) làm Thiên Cảm hoàng hậu; phong hoàng tử Nhật Trung làm Phụng Càn Vương, các hoàng tử khác đều phong tước hầu.
Mở chợ Tây Nhai và dãy phố dài443 ở chợ ấy.
443 Nguyên văn: trường lang, dãy nhà dài.
Xuống chiếu bắc cầu Thái Hòa ở sông Tô Lịch. Tháng 9, cầu bắc xong, vua ngự đến xem, sai các quan hầu làm thơ.
Người châu Ái làm phản. Mùa đông, tháng 10, vua thân đi đánh, cho Phụng Càn Vương lưu thủ Kinh sư. Quân đi từ Kinh sư, đến châu Ái. Vua ngự ở hành dinh, ban yến cho các quan hầu và tướng súy, ngầm chỉ Định thắng đại tướng là Nguyễn [23b] Khánh mà bảo các phi tần rằng: "Khánh thế nào cũng làm phản".
Các phi tần đều kinh ngạc hỏi: "Bệ hạ làm sao mà biết? Xin nói cho nghe nguyên do".
Vua nói: "Khánh trong lòng không bình thường, nhìn trẫm có vẻ hổ thẹn, đi đứng thất tiết, nói làm trái thường. Lấy đó mà xem đủ biết là nó có ý khác, hình trạng làm phản rõ rồi". Đánh được châu Ái, trị tội châu mục châu Ái, sai sứ đi phủ dụ dân chúng trong châu. Kinh sư lưu thủ là Phùng Càn Vương Nhật Trung cho chạy trạm báo tin bọn nhà sư họ Hồ, em nuôi của Định thắng đại tướng Nguyễn Khánh, Đô thống Đàm Toái Trạng, Hoàng đệ Thắng Càn, Thái Phúc mưu phản, quả đúng như lời vua nói. Các phi tần đều lạy hai lạy nói: "Bọn thiếp nghe nói thánh nhân thấy được chỗ chưa hiện hình, biết trước việc chưa xảy ra, nay được chính mắt trông thấy".
Vua xuống chiếu bắt bọn Khánh đóng cũi đem về Kinh sư. Tháng 11, ngày mồng 1, vua từ châu Ái về đến Kinh, làm tiệc rượu mừng việc trở về. Ủy lại các tướng sĩ có công dẹp châu Ái.
Vua ngự điện Thiên Khánh xét [24a] án bọn sư Hồ, Nguyễn Khánh; đều phải xẻo thịt băm xương ở chợ Tây, còn những kẻ khác thì xét theo tội nặng nhẹ.
Xuống chiếu phát sáu nghìn cân đồng để đúc chuông đặt ở chùa Trùng Quang444. Chuông đúc xong, sai người kéo đưa đến chùa. Chuông ấy không đợi sức người, tự di chuyển được, chỉ khoảnh khắc đã đến chùa.
444 Chùa Trùng Quang: ở núi Tiên Du (Tiên Sơn, Hà Bắc).
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Phàm vật hình vuông thì đứng, hình tròn thì đi, chuông có thể đi được là vì hình tròn. Có lẽ là kéo nó đi, không nhọc đến sức người, như có thần giúp vậy. Nay ta hãy xem như cây gỗ lớn mười mấy người khiêng không nổi, một người đẩy ngang thì nó lăn tròn mà đi. Chuông cũng thế, sư chùa muốn làm cho đạo mình có vẻ thần diệu, mới nói phao lên như thế để đánh lừa mà thôi. Những chuyện như dấu vết người thần, ánh sáng xá lỵ, cây ưu đàm [24b] nở hoa, tượng Phật cổ nổi lên… đều do bọn các nhà sư ra cả. Người cầm bút chép sử đương thời không xét lý lẽ, cứ theo thế mà chép vào sử sách.
Bính Tý, (Thông Thụy) năm thứ 3 (1036), (Tống Cảnh Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, mở hội ở Long Trì khánh thành pho tượng phật Đại Nguyện. Đại xá thiên hạ.
Tháng 2, xuống chiếu chép kinh Đại tạng cất ở kho Trùng Hưng.
Tháng 3, gả công chúa Kim Thành cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận.
Mùa hạ, tháng 4, đặt hành dinh ở châu Hoan, nhân đó đổi tên châu ấy là Nghệ An.
Mùa thu, tháng 8, gả công chúa Trường Ninh cho châu mục châu Thượng Oai là Hà Thiện Lãm.
Mùa đông, tháng 10, đạo Lâm Tây445 và các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên446 làm phản, xâm lấn các châu Tư Lăng của nước Tống, cướp trâu ngựa, đốt nhà cửa rồi về.
445 Lâm Tây: tên đạo thời Lý, Cương mục chú, nhà Trần gọi là đạo Đà Giang, thời thuộc Minh gọi là châu Gia Hưng, nhà Lê đổi là phủ Gia Hưng. Nay là đất hai tỉnh Sơn La, Lai Châu.
446 Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên: xem chú thích?
Đinh Sửu, (Thông Thụy) năm thứ 4 (1037), (Tống Cảnh Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, ngày mồng 1, vua thân đi đánh đạo Lâm Tây, sai Khai [25a] Hoàng Vương (Nhật Tôn) làm Đại nguyên soái đánh các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, cho Phụng Càn Vương (Nhật Trung) làm Kinh sư lưu thủ. Quân đi từ Kinh sư đến đóng ở Lâm Tây, dẹp yên được. Tháng 3, vua từ đạo Lâm Tây về đến kinh.
Xuống chiếu cho châu Nghệ An dựng các kho ở trong châu như Tư Thành, Lợi Nhân, Vĩnh Phong, tất cả 50 sở.
Mùa thu, tháng 7, vua ngự điện Hàm Quang xem đua thuyền. Nước lên to.
Trong vườn dâu ở Điểu Lộ447 có pho tượng Phật cổ trồi lên. Tháng 8, đóng thuyền Vĩnh Xuân.
447 Nguyên văn: "Điểu Lộ tang viên".
Mùa đông, tháng 12, đóng thuyền Nhật Quang.
Dựng đền thờ Hoằng Thánh Đại Vương. Trước đây vua thấy phủ Đô hộ để nhiều án ngờ, quan sĩ sư không xét đoán được, muốn tỏ rõ sự linh thiêng sáng suốt để tiệt hết kẻ gian trá, bèn tắm gội đốt hương khấn Thiên Đế.
Đêm ấy vua chiêm bao thấy sứ giả mặc áo đỏ bưng sắc chỉ của thượng đế ban cho Phạm Cự Lạng làm chức Đô hộ phủ ngọc tụng minh chủ. Vua hỏi sứ trời rằng: "Người ấy [25b] là ai? Hiện đang giữ chức gì của ta?" Sứ giả nói: "Người ấy làm Thái úy triều Lê Đại Hành".
Nói xong thì biến mất. Vua tỉnh dậy, gọi các quan vào hỏi việc áy, phong cho (Cự Lạng) tước vương, sai Hữu ty dựng đền ở phía tây cửa Nam thành, tuế thời cúng tê (Hoằng Thánh sau đổi là Hồng Thánh)448.
448 Hoằng Thánh đổi là Hồng Thánh là do kiêng húy miếu hiệu của chúa Trịnh Tạc (Hoằng Tổ Dương Vương, ở ngôi chúa 1657 - 1682).
Mậu Dần, (Thông Thụy) năm thứ 5 (1038), (Tống Bảo Nguyên năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Sau Hữu ty dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: "Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?" Vua nói: "Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?" Nói xong đẩy cày ba lần rồi thôi. Tháng 3, vua về Kinh sư.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thái Tông không phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ [26a] trên để cúng tông miếu, dưới để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến dân đông, của giàu, nên thay!
Mùa thu, tháng 8, vua ngự ở điện Hàm Quang xem đua thuyền.
Tháng 9, có dấu vết người thần hiện ở chùa Đại Thắng. Mùa đông, tháng 10, dựng bia chùa Trùng Quang.
Tháng 11, dựng kho ngự.
Tháng 12, Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên449 làm phản. Nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương.
449 Quảng Nguyên: tên châu thời Lý, thời thuộc Minh thuộc về đất Uyên huyện, thời Lê đổi là châu Lộng Nguyên. Nay là đất các huyện Quảng Uyên, Phúc Hòa, Thạnh An, tỉnh Cao Bằng.
Năm ấy, Đông Chinh Vương Lực chết.
Kỷ Mão, (Thông Thụy) năm thứ 6 (1039), (Từ tháng 6 về sau là niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo năm thứ 1; Tống Bảo Nguyên năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, thủ lĩnh Tây Nông450 là Hà Văn Trinh đem việc Tồn Phúc làm phản tâu lên. Trước đây Tồn Phúc là thủ lĩnh châu Thảng Do451, em là Tồn Lộc làm thủ lĩnh châu Vạn Nhai452. Em trai của A Nùng, vợ Tồn Phúc, là Đương Đạo làm thủ lĩnh châu Vũ Lặc453 [26b] đều thuộc châu Quảng Nguyên, hàng năm nộp cống đồ thổ sản.
450 Tây Nông: tên châu, nay là huyện Tư Nông, tỉnh Bắc Thái.
451 Thảng Do: tên châu, xem chú BK2, 9b.
452 Vạn Nhai: tên châu thời Lý, nay là phần đất huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn và một phần huyện Võ Nhai, tỉnh Bắc Thái.
453 Vũ Lặc: tên châu, chưa rõ ở đâu. Cương mục dẫn Đường thư, Địa lý chí: "Nhà Đường đặt Lung Châu quản lĩnh huyện Vũ Lặc" và cho rằng hai châu Thảng Do, Vũ Lặc có lẽ ở vào địa hạt tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn ngày nay (CMCB2, 43a).
Sau Tồn Phúc giết Tồn Lộc và Đương Đạo, chiếm luôn cả đất, tiếm xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, lập A Nùng làm Minh Đức Hoàng Hậu, phong cho con là Trí Thông làm Nam Nha Vương, đổi châu ấy gọi là nước Trường Sinh, sửa soạn binh giáp, đắp thành kiên cố để tự giữ, không nộp cống xưng thần nữa.
Tháng 2, vua tự làm tướng đi đánh Tồn Phúc, cho Khai Hoàng Vương (Nhật Tôn) làm Giám quốc. Quân đi từ Kinh sư, qua bến Lãnh Kinh454, có cá trắng nhảy vào thuyền. Đến châu Quảng Nguyên, Tồn Phúc nghe tin đem cả bộ lạc vợ con trốn vào chằm núi. Vua cho quân đuổi theo bắt được Tồn Phúc và bọn Trí Thông năm người. Chỉ có vợ là A Nùng, con là Trí Cao chạy thoát. Đóng cũi bọn Tồn Phúc đem về Kinh sư, sai quân san phẳng thành hào, chiêu dụ tộc loại còn sống sót, vỗ về yên ủi rồi đem quân về.
454 Lãnh Kinh: có lẽ là khúc sông Cầu chảy qua Thị Cầu, tỉnh Hà Bắc.
Tháng 3, vua từ Quảng Nguyên [27a] về Kinh sư, xuống chiếu rằng: "Trẫm từ khi có thiên hạ đến giờ, đối với tướng văn tướng võ cùng các bề tôi không thiếu đại tiết, phương xa cõi lánh, không đâu không đến xưng thần, mà họ Nùng nối đời giữ bờ cõi vẫn thường cúng nộp đồ cống. Nay Tồn Phúc càn rỡ tự tôn, cả tiếm vị hiệu, ra mệnh lệnh, tụ họp quân ong bọ, làm hại dân chúng biên thùy. Trẫm vâng mệnh trời đi đánh, bắt được bọn Tồn Phúc năm tên, đều chém ở chợ kinh đô".
Mùa hạ, tháng 4, con vua Chiêm Thành là Địa Bà Lạt (cùng bọn) Lạc Thuẫn, Sạ Đâu, La Kế, A Thát Lạt năm người sang quy phục (nước ta).
Tháng 5, động Vũ Kiến455 thuộc châu Quảng Nguyên dâng một khối vàng sống nặng 112 lạng. Huyện Liên456, châu Lộng Thạch457, châu Định Biên458 tâu rằng trong bản xứ có hố bạc459.
455 Động Vũ Kiến: Đại Việt sử lược chép là động Vũ Kiện, thuộc đất huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng hiện nay, nhưng chưa biết rõ ở đâu?
456 Huyện Liên: Đại Việt sử lược chép là huyện Hạ Liên, có lẽ thuộc đất huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Thái ngày nay.
457 Lộng Thạch: tên châu, có lẽ thuộc đất huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng ngày nay.
458 Định Biên: tên châu, nay là đất huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái.
459 Nguyên văn: ngân huyệt.
Tháng 6, bầy tôi xin đổi niên hiệu là Càn Phù Hữu Đạo và xin tăng tôn hiệu thêm tám chữ là: "Kim [27b] Dũng Ngân Sinh, Nùng Bình Phiên Phục"460. Vua nói: "Thời Đường Ngu chỉ vạch hình mà người không dám phạm, không đánh mà khuất phục được binh của người, giũ áo khoanh tay mà thiên hạ đại trị, cho nên các sao không đi trái, sấm mưa không thất thường, chi muông đến múa, phượng hoàng lại chầu, bốn đi theo về, trăm man hướng hóa, không hiểu làm sao mà được đến như thế! Trẫm là người ít đức, đứng đầu thần dân, dậy sớm thức khuya, lúc nào cũng lo sợ như lội vực sâu, chưa biết lấy đạo gì để thấu trời đất, lấy đức gì để kịp Nghiêu Thuấn. Vừa rồi, giặc Nùng dẹp yên, Chiêm Thành quy phụ, động sinh vàng ròng, đất trồi bạc trắng, ý chừng có điều gì mà được thế chăng? Hay sắp xảy ra việc gì để cảnh cáo chăng? Trẫm rất lo sợ, sao đáng để tôn sùng tên đẹp hiệu vinh. Lời bàn của các khanh nên đình bãi". Bầy tôi cố nài vua mới chịu nhận.
460 Nghĩa là: Vàng nổi bạc sinh, họ Nùng dẹp, nước Phiên (chỉ Chiêm Thành) quy phục.
[28a] Lê Văn Hưu nói: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương đều lấy một chữ làm hiệu, chưa từng thấy có tăng thêm tôn hiệu bao giờ. Đế vương thời sau thích khoe khoang mới có tôn hiệu đến vài chục chữ. Nhưng chỉ lấy công đức mà xưng tụng, chưa bao giờ lấy đồ vật và tên man di xen chắp vào. Thái Tông chịu nhận cho bầy tôi dâng tám chữ "Kim Dũng Ngân Sinh, Nùng Bình Phiên Phục" làm hiệu thì việc khoe khoang lại thô bỉ nữa. Thái Tông không có học nên không biết, nhưng bọn Nho thần dâng lên những chữ ấy để nịnh hót vua thì không thể bảo là không có tội.
Mùa thu, tháng 8, sai Đại liêu ban Sư Dụng Hòa và Thân vương ban461 Đỗ Hưng sang nước Tống tiếp tục việc thông hiếu cũ.
461 Đại liêu ban và Thân vương ban: đều là tên tước của nhà Lý.
Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu sửa lại miếu Thái Tổ Thần Vũ Hoàng Đế.
Tháng 12, [28b] nước Chân Lạp sang cống.
Canh Thìn, (Càn Phù Hữu Đạo) năm thứ 2 (1040), (Tống Khang Định năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, Đinh Hợi, nhật thực.
Tháng 2, vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa.
Sứ thần Ngô Sĩ Liên nói: Việc làm này của vua trong cái tốt lại còn cái tốt nữa, không quý vật lạ, tỏ ra giữ đức kiệm ước, ban cho bầy tôi, tỏ ra hậu đãi kẻ dưới.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, xuống chiếu từ nay trở đi phàm nhân dân trong nước ai có việc kiện tụng gì, đều giao cho Khai Hoàng [29a] Vương xử đoán rồi tâu lên, lại cho lấy điện Quảng Vũ làm nơi Vương xử kiện.
Sứ thần Ngô Sĩ Liên nói: Chức việc của thái tử, ngoài việc thăm hỏi hầu cơm vua ra, khi ở lại giữ nước thì gọi là Giám quốc, khi đem quân đi thì gọi là Phủ quân, có thế mà thôi, chưa nghe thấy sai xử kiện bao giờ. Phàm xử kiện là việc của Hữu ty. Thái Tông sai Khai Hoàng Vương làm việc đó không phải là chức phận của thái tử, lại lấy điện Quảng Vũ làm nơi Vương xử kiện là không đúng chỗ.
Mùa thu, tháng 8, người giữ trại Bố Chính của nước Chiêm Thành là Bố Linh, Bố Kha, Lan Đà Tinh đem bộ thuộc hơn trăm người sang quy phụ.
Mùa đông, tháng 10, mở hội La Hán ở Long Trì, đại xá thiên hạ, tha tội lưu, tội đồ và một nửa tiền thuế cho thiên hạ. Trước đây, vua sai thợ tạc hơn nghìn pho tượng Phật, vẽ hơn nghìn bức tranh Phật, làm bảo phướn hơn [29b] một vạn lá. Đến đây xong việc, làm lễ khánh thành.
Tân Tỵ, (Càn Phu Hữu Đạo) năm thứ 3 (1041), (Tống Khánh Lịch năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, có chim sẻ trắng đậu ở cấm đình.
Mùa hạ, tháng 5, đặt phẩm cấp các cung nữ, hoàng hậu và phi tần 13 người, ngự nữ 18 người, nhạc kỹ hơn 100 người.
Tháng 6, Điện tiền chỉ huy sứ Đinh Lộc và Phùng Luật mưu làm phản. Xuống chiếu bắt Lộc, Luật và bè đảng giao cho quan trị tội. Khai Hoàng Vương xét xử, bọn Lộc, Luật đều phải giết.
Mùa thu, tháng 9, vua ngự đến Kha Lai để bắt voi, lại ngự đến Kha Lãm, rồi về Kinh sư.
Mùa đông, tháng 10, vua ngự đến núi Tiên Du xem làm viện Từ Thị Thiên Phúc. Khi về, xuống chiếu phát 7.560 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lặc và hai vị Bồ tát Hải Thanh và Công Đức cùng chuông để ở viện ấy.
Tháng 11, xuống chiếu cho Uy Minh hầu Nhật Quang462 làm tri châu Nghệ An.
462 Lý Nhật Quang: tước Uy Minh hầu, con thứ tám của Lý Thái Tổ. Đại Việt sử lược (q2, 7a) chép là Minh Uy hầu.
[30a] Năm ấy, Nùng Trí Cao cùng với mẹ là A Nùng từ động Lôi Hỏa463 lại về chiếm cứ châu Thảng Do, đổi châu ấy làm nước Đại Lịch. Vua sai tướng đi đánh, bắt sống được Trí Cao đem về Kinh sư. Vua thương tình vì cha là Tồn Phúc và anh là Trí Thông đều đã bị giết nên tha tội, cho giữ châu Quảng Nguyên như cũ, lại phụ thêm cho bốn động Lôi Hỏa, Bình, An, Bà và châu Tư Lang464 nữa.
463 Lôi Hỏa: tên động, ở phía tây bắc tỉnh Cao Bằng ngày nay. Các động Bình, An, Bà đều thuộc về đất tỉnh Cao Bằng.
464 Tư Lang: nay là đất huyện Trùng Khánh và phần đất đông bắc huyện Quảng Hòa (vùng quanh Hạ Lang), tỉnh Cao Bằng.
Nhâm Ngọ, (Càn Phù Hữu Đạo) năm thứ 4 (1042), (Từ tháng 10 về sau là niên hiệu Minh Đạo năm thứ 1; Tống Khánh Lịch năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 3 vua ngự ra cửa biển Kha Lãm465 cày ruộng tịch điền rồi về Kinh sư.
465 Có lẽ cũng là địa danh Kha Lãm nhắc ở BK2, 29b.
Mùa hạ, tháng 5, xuống chiếu rằng các quan chức đô466, ai bỏ trốn thì phạt 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ và xử tội đồ. Các quân sĩ trước bị tội đồ467 nếu trốn vào núi rừng đồng nội cướp của người thì xử 100 trượng, thích vào mặt 30 chữ. Người con trấn trại mà bỏ trốn cũng phải tội như thế.
466 Quan chức đô: Bản dịch cũ chú là các chức quan chỉ huy quân cận vệ.
467 Nguyên văn: "Đồ tội chư quân sĩ", chỉ những người trước đã phạm tội đồ (đi đày) sang làm lính.
Mùa thu, tháng 7, xuống chiếu kẻ nào ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, một con phạt thành hai con.
[30b] Tháng 9, phạt đánh 50 trượng những người vắng mặt trong buổi hội thề.
Sai Viên ngoại lang Đỗ Khánh và Lương Mậu Tài đem voi thuần sang biếu nhà Tống để tiếp tục sự thông hiếu cũ.
Động đất.
Châu Văn468 làm phản.
468 Châu Văn: xem chú Bk1, 10b.
Bình luận facebook