Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 08 - Phần 1
Quyển III
[1a]
Thánh Tông Hoàng Đế
Tên húy là Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông.
Mẹ là Kim Thiên Thái Hậu họ Mai, khi trước chiêm bao thấy mặt trăng vào bụng rồi có mang, ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, Thuận Thiên thứ 14 (1023), sinh vua ở cung Long Đức.
Năm Thiên Thành thứ 1 (1028), được sách phong làm Đông Cung Thái Tử. Thái Tông băng, bèn lên ngôi báu, ở ngôi mười bảy năm (1054 - 1072), thọ năm mươi tuổi (1023 - 1072), băng ở điện Hội Tiên.
Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt. Song nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm đó là chỗ kém.
Ất Mùi, Long Thụy Thái Bình năm thứ 2 (1055), (Tống Chí Hòa năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, sửa sang các cung điện trong đại nội.
Tháng 2, lấy ngày sinh nhật làm thánh tiết Thừa Thiên.
Nước Chiêm Thành sang cống.
Mùa đông, tháng 10, [1b] đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa."
Nhà Tống phong cho vua làm Giao chỉ Quận Vương.
Bính Thân, (Long Thụy Thái Bình) năm thứ 3 (1056), (Tống Gia Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng nước Chân Lạp sang cống.
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu khuyến nông.
Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát một vạn hai nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bài minh502.
502 Minh văn: bài văn khắc trên các đồ kim khí như chuông, đỉnh hoặc trên bia đá.
Đinh Dậu, (Long Thụy Thái Bình) năm thứ 4 (1057), (Tống Gia Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài [2a] chục trượng, theo kiểu mười hai tầng (tức là tháp Báo Thiên).
Sai sứ đem con thú lạ sang biếu nhà Tống nói là con lân. Tư Mã Quang nói: "Nếu là con lân thực mà đến không phải thời cũng chẳng lấy gì làm điềm tốt, nếu không phải lân, thì làm cho người phương xa chê cười. Xin hậu thưởng rồi bảo đem về".
Mùa đông, tháng 12, làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai pho tượng Phạn Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ. (Triều nhà Trần làm lễ yết chùa, tức là ở hai chùa này).
Mậu Tuất, (Long Thụy Thái Bình) năm thứ 5 (1058), (Tống Gia Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, sửa chữa cửa Tường Phù.
Kỷ Hợi, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 1 (1059), (Tống Gia Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 3, đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc.
Mùa thu, tháng 8, vua ngự điện Thủy Tinh cho các quan vào chầu, truyền các quan đội mũ phốc đầu503, đi hia, mới cho vào. Đội mũ phốc đầu, đi hia bắt đầu từ đấy.
503 Phốc đầu: tên mũ, tức là mũ cánh chuồn, có hai dải cánh giương ra hai bên.
[2b] Định hiệu quân, gọi là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bổng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp đều chia làm tả hữu, thích vào trán ba chữ "Thiên tử quân".
Canh Tý, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 2 (1060), (Tống Gia Hựu năm thứ 5). Mùa xuân, châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đi bắt những binh lính bỏ trốn vào đất Tống, bắt được chỉ huy sứ là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về.
Mùa thu, tháng 7, quân Tống sang xâm lấn, không được, bèn sai Thị Lang bộ lại là Dư Tĩnh đến Ung Châu để hội nghị. Vua sai Phí Gia Hựu đi. Tĩnh hậu tặng cho Gia Hựu và đưa thư xin trả Bảo Tài cho họ, vua không nghe.
Tháng 8, phiên dịch nhạc khúc và điệu đánh trống của Chiêm Thành, sai nhạc công ca hát.
Làm hành cung cạnh hồ Dâm Đàm504 để xem đánh cá.
504 Dâm Đàm: tức Hồ Tây ở Hà Nội, xem BK2, 35b.
Tân Sửu, (Chương Khánh Gia Thánh) năm thứ 3 (1061), (Tống Gia Hựu năm thứ 6). Mùa xuân, tháng 2, chọn con gái dân gian mười hai người vào hậu [3a] cung.
Châu La Thuận dâng voi trắng.
Nhâm Dần, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 4 (1062), (Tống Gia Hựu năm thứ 7).
Mùa xuân, quận Gia Lâm dâng con rùa ba chân, mắt có sáu con ngươi.
Quý Mão, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 5 (1063), (Tống Gia Hựu năm thứ 8).
Bấy giờ vua xuân thu đã nhiều, tuổi bốn mươi mà chưa có con trai nối dõi, sai Chi hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Lan phu nhân có mang, sinh hoàng tử Càn Đức tức Nhân Tông.
(Tục truyền rằng vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, nhân đi chơi khắp các chùa quán, xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ nép trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu, phong làm Lan phu nhân.
Vua muốn có con trai, sai Bông đem hương cầu đảo ở chùa Thánh Chúa. Nhà sư dạy cho Bông thuật đầu thai thác hoá. Bông nghe theo. Việc phát giác, đem chém Bông ở trước cửa chùa. Người sau gọi chỗ ấy505 là Đồng Bông. Chùa ở xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm506, Đồng Bông ở phía Tây trước cửa chùa, nay hãy còn.)
505 Nguyên văn: "Hậu nhân mục kỳ xứ viết". Chữ "mục" trong câu này không hợp nghĩa (người sau nhìn xứ ấy (?), gọi là…), có lẽ là chữ "vị" (… vị kỳ xứ viết…).
506 Huyện Từ Liêm: nay thuộc Hà Nội.
Giáp Thìn, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 6 (1064), (Tống Anh Tông Thự, Trị Bình năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng sai sứ sang Tống.
Mùa hạ, tháng 4, [3b] vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục lại rằng: "Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm".
Bính Ngọ, (Long Chương Thiên Tự) năm thứ 1 (1066), (Tống Trị Bình năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 25, giờ Hợi, hoàng tử Càn Đức sinh. Ngày hôm sau, lập làm hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá phong mẹ thái tử là Lan phu nhân làm Thần phi.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thái tử là căn bản của nước, không lập sớm không được. Kinh Xuân thu chép: "Con là Đồng sinh" ý cũng bởi đó. Vua tuổi đã cao, may mà sinh hoàng tử, [4a] mừng vui bội phần, vội lập làm hoàng thái tử, đại xá thiên hạ, để yên lòng mong mỏi của muôn dân là phải lắm.
Mùa thu, tháng 9, sai lang tướng là Quách Mãn xây tháp ở núi Tiên Du507.
507 Núi Tiên Du: xem chú thích BK2, 22B.
Lái buôn người nước Trảo Oa508 dâng ngọc châu dạ quang, trả tiền giá một vạn quan.
Đinh Mùi, (Long Chương Thiên Tự) năm thứ 2 (1067), (Tống Trị Bình năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, các nước Ngưu Hống509, Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương.
508 Trảo Oa: phiên âm tên đảo Java (Indonesia).
509 Ngưu Hống: tộc người Thái ở vùng Sơn La, có thể là người Thái Đen. Ngưu Hống có thể là phiên âm tên Ngù Háu trong tiếng Thái, có nghĩa là "Rắn hổ mang". Theo Quắm tố mướu (truyện kể bản Mường) của người Thái Đen thì chúa Lò Rẹt ở Mường Muổi (khoảng thế kỷ XIV) lấy hiệu là Ngù Háu. Nhưng Ngù Háu có thể là hình tượng của tộc Thái Đen từ trước.
Nhà Tống gia phong vua làm Khai phủ nghi đồng tam ti, rồi lại gia phong làm Nam Bình Vương. Cho Viên ngoại lang là Ngụy Trọng Hòa và Đặng Thế Tư làm Đô hộ phủ sĩ sư510, đổi mười người thư gia511 làm án ngục lại512. Cho Trọng Hòa và Thế Tư mỗi người bổng hàng năm là 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối…, [4b] ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa để nuôi đức liêm khiết của họ.
510 Sĩ sư: tên chức quan coi việc hình pháp ở Đô hộ phủ (Đô hộ phủ vốn là tên gọi cơ quan cai trị cấp châu đời Đường, các triều đình Đinh, Lê, Lý vẫn giữ tên Đô Hộ Phủ, nhưng chỉ chuyên việc hình pháp).
511 Thư gia: Theo Lê Quý Đôn, thư gia tức là ty lại (Kiến Văn Tiểu Lục, bản dịch, Nxb Sử học, 1962, tr. 129 - 130), có thể cũng như tên gọi "thư lại" đời sau. Phan Huy Chú ghi tên các thư gia như: Nội hỏa thư gia, Ngự khố thư gia, Chi hậu thư gia, Nội thư gia, Lệnh thư gia… (Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, T.2, Nxb Sử học, 1962, tr. 6.)
512 Án ngục lại: người giúp việc xét hỏi về công việc hình án.
Mậu Thân513, (Long Chương Thiên Tự) năm thứ 3 (1068), (từ tháng 2 về sau là niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng thứ 1; Tống Thần Tông Hy Ninh năm thứ 1). (Xét bài ký tháp Thăng Bình, Thanh Hóa lấy năm này làm Thần vũ năm thứ 1 là sai).
513 Nguyên bản in lầm là "Giáp Thân", theo thứ tự niên hiệu và can chi thì ở đây phải là năm "Mậu Thân" (1068). Việt sử lược quyển 2, 13a cũng chép "Mậu thân".
Mùa xuân, tháng 2, hoàng tử là Minh Nhân vương (không rõ tên) sinh, đó là người em cùng mẹ của Nhân Tông.
Châu Chân Đăng514 dâng hai con voi trắng, nhân đó đổi niên hiệu là Thiên Huống Bảo Tượng515 năm thứ 1.
514 Châu Chân Đăng: xem chú thích trang BK2, 21a.
515 Thiên Huống Bảo Tượng nghĩa là "Trời cho con voi trắng".
Đổi hương Thổ Lỗi làm Hương Siêu Loại516, vì là nơi sinh của Nguyên Phi.
516 Hương Siêu Loại: nay thuộc địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
Chiêm thành dâng voi trắng, sau lại quấy nhiễu biên giới.
Kỷ Dậu517, (Thiên Huống Bảo Tượng) năm thứ 2 (1069), (Từ tháng 7 về sau là niên hiệu Thần Vũ năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ518 và dân chúng năm vạn người. Trận này vua đánh chiêm thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân [5a] cảm hóa hòa hợp. Trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?".
517 Nguyên bản in nhầm là "Ất Dậu". Theo thứ tự niên hiệu và can chi ở đây phải là năm "Kỷ Dậu" (1069). Việt Sử Lược Q.2, 13b cũng chép "Kỷ Dậu".
518 Chế Củ: tức vua Chiêm Thành Rudravarman IV.
Bèn quay lại đánh nữa, thắng được.
Mùa hạ, tháng 6 đem quân về. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý519, Ma Linh520, Bố Chính521 để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước (Địa Lý nay là tỉnh Quảng nam)522.
519 Châu Địa Lý: năm Thái Ninh thứ 4 (1075) đời vua Lý Nhân Tông đổi gọi là châu Lâm Bình, nay là đất huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình.
520 Châu Ma Linh: năm 1075 đời Lý Nhân Tông đổi gọi là châu Minh Linh, nay là đất huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.
521 Châu Bố Chính: nay là đất các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
522 Lời chú thích trong nguyên bản nói: "Địa Lý nay là Quảng Nam" là không đúng. Xem chú thích về châu Địa Lý ở trên.
Mùa đông, tháng 10, ngày Đinh Sửu, có đám mây sắc đỏ sát mặt trời.
Canh Tuất, Thần Vũ năm thứ 2 (1070), (Tống Hy Ninh, năm thứ 3). Mùa xuân, làm điện Tử Thần.
Mùa hạ, tháng 4 đại hạn, phát thóc, và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo.
Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối523, vẽ tượng Thất thập nhị hiền524, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây.
523 Tứ phối: chỉ Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò của Khổng Tử được thờ với thầy ở Văn Miếu.
524 Thất thập nhị hiền: bảy mươi hai học trò giỏi của Khổng Tử.
[5b] Tân Hợi, (Thần Vũ) năm thứ 3 (1071), (Tống Hy Ninh, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, vua viết bia chữ "Phật" dài 1 trượng 6 thước đặt ở chùa Tiên Du525. Từ mùa xuân đến mùa hạ không mưa.
525 Chùa Tiên Du: ở núi Tiên Du, xem chú thích (4) trang 256.
Chiêm Thành sang cống.
Định tiền chuộc tội theo thứ bậc khác nhau.
Mùa đông, tháng 12, vua không khỏe. Xuống chiếu cho Hữu ty ai vào lầm hành lang tả hữu quan chức đô526 thì đánh 80 trượng.
526 Tức dãy hành lang đã quy định chỉ có các quan chức đô (chỉ huy các đô quân cấm vệ) mới được phép lui tới.
Nhâm Tý, (Thần Vũ) năm thứ 4 (1072), (Từ tháng giêng về sau là Nhân Tông, Thái Ninh năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Dần, vua băng ở điện Hội Tiên. Bầy tôi dâng hiệu là Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần Hoàng Đế, miếu hiệu là Thánh Tông.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xót thương vì hình ngục, nhân từ với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính. Thánh Tông lo tù nhân trong ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết vì đói rét, [6a] cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi sống, lo quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo mà nhận tiền đút lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ. Lo dân thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng, đều là thành thực. Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam bình Chiêm; phía bắc đánh Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài. Tuy có việc lầm lỗi nhỏ khác cũng vẫn là bậc vua hiền. Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngu ý chưa cho là phải.
Hoàng thái tử Càn Đức lên ngôi trước linh cữu, đổi niên hiệu là Thái Ninh năm thứ 1. Bấy giờ vua mới bảy tuổi, tôn mẹ đẻ là Lan nguyên phi làm Hoàng thái phi, tôn mẹ đích là Thượng Dương thái hậu [6b] họ Dương làm Hoàng thái hậu, buông rem cùng nghe chính sự, Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 8, vua xem lễ tắm Phật.
Vua bắt đầu ngự điện Thiên An coi chầu. Tha các tù ở phủ Đô hộ.
NHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ
Húy Càn Đức, con trưởng của Thánh Tông, mẹ đẻ là thái hậu Linh Nhân, sinh vua ngày 25 tháng giêng năm Bính Ngọ, Long Chương Thiên Tự thứ 1 (1066), ngày hôm sau lập hoàng thái tử.
Thánh Tông băng, vua lên ngôi hoàng đế, ở ngôi năm mươi sáu năm (1072 - 1127), thọ sáu mươi ba tuổi (1066 - 1127), băng ở điện Vĩnh Quang.
Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý. Tiếc rằng mộ đạo Phật, thích điềm lành, đó là điều lụy cho đức tốt.
Quý Sửu, Thái Ninh năm thứ 2 (1073), (Tống Hy Ninh năm thứ 6). Bấy giờ mưa dầm, rước phật Pháp Vân527 về kinh để cầu tạnh. Cúng thần núi Tản Viên.
527 Phật Pháp Vân: là Phật ở chùa Pháp Vân, tức chùa Dâu, ở huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc ngày nay.
Giam Hoàng thái hậu họ Dương, tôn Hoàng thái phi làm Linh [7a] Nhân hoàng thái hậu. Linh nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?". Vua bèn sai đem giam Dương thái hậu và bày mươi sáu người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết đích thái hậu, hãm hại người vô tội, tàn nhẫn đến thế ư? Vì ghen là thường tình của đàn bà, huống chi lại mẹ đẻ mà không được dự chính sự. Linh Nhân dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được, cho nên phải kêu với vua. Bấy giờ vua còn trẻ thơ, chỉ biết chiều lòng mẹ là thích, mà không biết là lỗi to. Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên ngoài, biết đâu chẳng vì can gián [7b] việc ấy?
Nhà Tống phong vua làm Giao Chỉ Quận Vương.
Thái sư Lý Đạo Thành lấy chức Tả gián nghị đại phu ra coi châu Nghệ An. Đạo Thành lập viện Địa Tạng ở trong miếu Vương Thánh châu ấy, ở giữa viện đặt tượng Phật và vị hiệu của Thánh Tông, sớm hôm thờ phụng.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo Thành là đại thần cùng họ, đương khi để tang Thánh Tông vì có việc ra trấn ở ngoài, lòng cảm nhớ tiên đế là chân tình, nhân mượn cớ thờ Phật để thờ vua, đó chỉ là việc nhất thời mà thôi. Về sau những người trấn thủ châu Nghệ An vẫn lấy nơi ấy làm chỗ phụng thờ Thánh Tông, suốt cả triều Lý không ai chê việc ấy là trái. Phàm vua không được tế ở nhà bề tôi, cha không được tế ở nhà con thứ, huống chi lại thờ chung với người Di. [8a] Đó là lỗi của nhà Lý sùng Phật.
Giáp Dần, (Thái Ninh) năm thứ 3 (1074), (Tống Hy Ninh năm thứ 7). Mùa xuân có chim sẻ trắng đậu ở cấm đình. Chiêm Thành lại quấy rối biên giới.
Cho Lý Đạo Thành làm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự.
Xuống chiếu cho các công thần tám mươi tuổi đều được chống gậy ngồi ghế khi vào chầu.
Ất Mão, (Thái Ninh) năm thứ 4 (1075), (Tống Hy Ninh năm thứ 8). Mùa xuân, tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học.
Vương An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu (với vua Tống) rằng nước ta bị Chiêm Thành đánh phá. Quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu di làm tri Quế Châu528 ngầm dấy binh người Man động529, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với nước ta.
528 Quế Châu: nay là đất huyện Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
529 Người man động: ở đây chỉ chung người các dân tộc thiểu số ở miền núi biên giới Việt - Tống.
Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt, [8b] Tông Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân thủy, quân bộ đều tiến530. Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu Ưng, Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của nhà Minh) phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận. Tri Ưng châu là Tô Giám cố thủ không hàng.
530 Cương mục dẫn Cương mục tục biên của Trung Quốc, ghi cuộc hành quân của Lý Thường Kiệt bắt đầu vào mùa đông năm Ất Mão (1075), đánh châu Khâm và châu Liêm vào tháng 11 năm ấy, đánh châu Ung vào tháng giêng năm Bính Thình (1076) để đính chính việc Toàn Thư ở đây ghi dưới đoạn chép việc tháng 2, trước đoạn chép việc mùa thu tháng 8 (CMCB3, 36a).
Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. Giám cho gia thuộc ba mươi sáu người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. người trong thành cảm ân nghĩa của Giám, không một người nào chịu hàng, giết hết hơn năm vạn tám nghìn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 10 vạn.
Bọn Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về. Vua Tống truy tặng Giám là Phụng quốc quân tiết độ sứ, thụy là Trung Dũng, cho một khu nhà lớn ở kinh thành, mười khoảnh ruộng tốt cho thân tộc [9a] bảy người làm quan, cho con là Nguyên chức Cáp môn chi hậu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhà Tống cho Tô Giám thụy là Trung Dũng cũng đủ nêu rõ sự trung dũng của Lý Thường Kiệt, há có thể xem như hạng Túc Sa531 đâu?
531 Túc Sa: chỉ Túc Sa Vệ, tướng nước Tề thời Xuân Thu, theo lệnh của Tề Tương Công đem quân đi đánh đất Lai, thế thắng, nhưng Vệ nhận hối lộ rồi đem quân trở về.
Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 1 Canh Dần, nhật thực.
Sai Lý Thường Kiệt tổng lĩnh các quân đi đánh Chiêm Thành, không thắng được. Thường Kiệt bèn họa địa đồ hình thế núi sông của ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh rồi về. Đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh là châu Minh Linh, chiêu mộ dân chúng đến đấy ở. Cho Thường Kiệt làm Thái úy.
Bính Thìn, (Thái Ninh) năm thứ 5 (1076), (từ tháng 4 về sau là niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 9). Mùa xuân, tháng 3, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam532 là Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân chín tướng, hợp với Chiêm Thành và [9b] Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt533 đánh tan được. Quân Tống chết hơn một nghìn người. Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta.
532 Quảng Nam: tên lộ của nhà Tống, sau chia làm Quảng Nam Đông lộ, tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Nam Tây lộ, tức tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
533 Sông Như Nguyệt: tức sông Cầu.
(Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Sông núi nước Nam, Nam đế ở,
Rõ ràng phân định tại sách trời
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?
Cứ thử làm xem, chuốc bại nhơ!534)
534 Bài thơ này có nhiều dị bản chép trong Việt Điện U Linh, Trương tôn thần sự tích, Thiên Nam vân lục liệt truyện, Hoàng Việt thi tuyển… ở đây chúng tôi dịch nghĩa theo văn bản của Toàn Thư.
Sau đó quả nhiên như thế. (Hai anh em Trương tướng quân, anh tên là Khiếu535, em tên là Hát, đều là tướng giỏi của Triệt Việt Vương. (Triệu) Việt Vương bị (Hậu) Lý Nam Đế đánh bại mà mất nước. Nam Đế gọi cho làm quan, hai người đều nói: "Tôi trung không thờ kẻ làm vua đã giết hại chủ mình". Rồi ẩn mình trốn ở núi Phù Long, Nam Đế gọi mấy lần không chịu ra, mới hạ lệnh ai chém được thủ cấp hai người thì thưởng nghìn vàng. Hai người đều uống thuốc độc chết.
535 Về tên nhân vật truyền thuyết, người anh của Trương Hải, Việt điện u linh, Hoàng Việt thi tuyển… chép là Trương Hống, nhưng ở đây nguyên bản Toàn Thư in rõ là Khiếu (Hống và Khiếu đều có nghĩa là kêu to, nhưng Hống riêng dùng với loài vật lớn). Ngoài Toàn Thư còn có Toàn Việt thi lục cũng chép là Trương Khiếu. Chúng tôi dịch theo văn bản Toàn Thư và nêu vấn đề để xác minh sau.
Nam Tấn Vương nhà Ngô đi đánh giặc Lý Huy ở châu Tây Long đóng quân ở cửa Phù La536, chiêm bao thấy có hai người xin theo giúp quân, nói rằng trời thương họ là trung thần không thờ hai vua, bổ làm "Than hà Long quân phó tuần Vũ Lạng nhị giang" và Chi mạn nguyên tuần giang đô phó sứ. Đến khi dẹp xong giặc, Nam Tấn Vương nhà Ngô phong cho anh làm "Đại đương giang đô hộ quốc thần vương", lập đền thờ ở cửa sông Như Nguyệt, em là "Tiểu đương giang đô hộ quốc thần vương", lập đền thở ở cửa sông Nam quận tức là đền thờ này).
536 Châu Tây Long và cửa Phù Lan: chưa rõ ở đâu, Lê Đại Hành phong cho con là Cân làm Ngự Bắc Vương, đóng ở Phù Lan, Cương Mục ghi Phù Lan là tên trại ở xã Phú Vệ, huyện Đường Hào, Hải Dương (CMCB1, 27a). Đường Hào nay là huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Dương.
Mùa hạ, tháng 4, đại xa, đổi niên hiệu làm Anh Vũ Chiêu Thắng năm thứ 1.
Xuống chiếu cầu lời nói thẳng.
[10a] Cất nhắc những người hiền lương có tài văn võ cho quản quân dân.
Chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc tử giám.
Đinh Tỵ, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 2 (1077), (Tống Hy Ninh năm thứ 10). Mùa xuân, mở hội Nhân Vương537 ở điện Thiên An.
537 Nhân Vương Hội: tức hội tụng kinh Phật thuyết Nhân Vương Bát Nhã Bà La Mật Kinh, trong đó có đoạn nói rằng vua các nước cầu nguyện kinh này thì muôn dân được tai qua nạn khỏi.
Tháng 2, thi lại viện bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật.
Tháng 3, lại đem đại binh sang đánh hai châu Khâm và Liêm nước Tống, nói lấy tiếng rằng nhà Tống thi hành phép thanh miêu538, tàn hại dân Trung quốc, cho nên đem quân sang hỏi tội để cứu giúp nhau539.
538 Chỉ biện pháp kinh tế của nhà Tống do Vương An Thạch đề xướng: mỗi năm hai vụ xuân hè, nhà nước cho dân vay tiền lúc lúa còn non, khi gặt trả lãi hai phân.
539 Như Toàn Thư ghi đây thì quân nhà Lý trước sau hai lần sang đánh châu Khâm, châu Liêm (lần trước vào năm Ất Mão, 1075, và lần này vào tháng 3 năm Đinh Tỵ, 1077). Cương Mục theo các tài liệu của Trung Quốc như Cương Mục tục biên, Giao Chỉ di biên đã sửa lại, ghi cuộc hành quân năm Ất Mão diễn ra vào tháng 11 và kết thúc sau khi hạ thành Ung Châu tháng giêng năm Bính Thìn (1076), trước sau chỉ một lần chứ không phải hai lần như Toàn Thư đã chép lầm (CMCB3, 36a).
Mùa đông, tháng 12, Triệu Tiết nhà Tống sang xâm lấn, không được lại đem quân về540.
540 Theo Cương Mục, Triệu Tiết chỉ là phó tướng của Quách Quỳ đem quân sang xâm lược nước ta năm Bính Thìn, 1076 (Toàn Thư đã ghi ở BK3, 9a) chứ không phải lại sang lần nữa vào năm này (Đinh Tỵ, 1077) như Toàn Thư đã chép nhầm ở đây.
Mậu Ngọ, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 3 (1078), (Tống Nguyên Phong năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, sửa lại thành Đại La, sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống năm con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, và những người các châu ấy bị bắt đi.
[10b] Kỷ Mùi, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 4 (1079), (Tống Nguyên Phong năm thứ 2). Châu Lạng dâng voi trắng.
Mưa đá.
Được mùa to.
Nhà Tống đem Thuận Châu trả cho ta (tức là châu Quảng Nguyên, nhà Tống đổi làm Thuận Châu).
Canh Thân, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 5 (1080), (Tống Nguyên Phong năm thứ 31). Mùa xuân, tháng 2, đúc chuông lớn cho chùa Diên Hựu. Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, bèn đem bỏ ở Quy Điền (ruộng rùa) của chùa. Ruộng ấy, thấp ướt, có nhiều rùa, người bấy giờ gọi là chuông Quy Điền.
Mùa thu, tháng 8, móc ngọt xuống. Vua đem đua thuyền.
Tân Dậu, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 6 (1081), (Tống Nguyên Phong năm thứ 4). Mà xuân, mặt trời có hai quầng sáng. Trả lại cho nhà Tống dân và lính bị bắt ở ba châu Ung, Khâm, Liêm, vì nhà Tống đã trả lại ta các châu Quảng Nguyên.
Mùa đông, tháng 10, Thái [11a] sư Lý Đạo Thành chết.
Nhâm Tuất, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 4 (1082), (Tống Nguyên Phong năm thứ 5). Mùa xuân, gả công chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị Long là Hà Di Khánh.
Quý Hợi, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 8 (1083), (Tống Nguyên Phong năm thứ 6). Mùa xuân, vua thân duyệt các hoàng nam541, định làm ba bậc.
541 Tức là dân đinh từ mười tám tuổi trở lên, xem chú thích (1), tr. 264.
[1a]
Thánh Tông Hoàng Đế
Tên húy là Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông.
Mẹ là Kim Thiên Thái Hậu họ Mai, khi trước chiêm bao thấy mặt trăng vào bụng rồi có mang, ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, Thuận Thiên thứ 14 (1023), sinh vua ở cung Long Đức.
Năm Thiên Thành thứ 1 (1028), được sách phong làm Đông Cung Thái Tử. Thái Tông băng, bèn lên ngôi báu, ở ngôi mười bảy năm (1054 - 1072), thọ năm mươi tuổi (1023 - 1072), băng ở điện Hội Tiên.
Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt. Song nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm đó là chỗ kém.
Ất Mùi, Long Thụy Thái Bình năm thứ 2 (1055), (Tống Chí Hòa năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, sửa sang các cung điện trong đại nội.
Tháng 2, lấy ngày sinh nhật làm thánh tiết Thừa Thiên.
Nước Chiêm Thành sang cống.
Mùa đông, tháng 10, [1b] đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa."
Nhà Tống phong cho vua làm Giao chỉ Quận Vương.
Bính Thân, (Long Thụy Thái Bình) năm thứ 3 (1056), (Tống Gia Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng nước Chân Lạp sang cống.
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu khuyến nông.
Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát một vạn hai nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua thân làm bài minh502.
502 Minh văn: bài văn khắc trên các đồ kim khí như chuông, đỉnh hoặc trên bia đá.
Đinh Dậu, (Long Thụy Thái Bình) năm thứ 4 (1057), (Tống Gia Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài [2a] chục trượng, theo kiểu mười hai tầng (tức là tháp Báo Thiên).
Sai sứ đem con thú lạ sang biếu nhà Tống nói là con lân. Tư Mã Quang nói: "Nếu là con lân thực mà đến không phải thời cũng chẳng lấy gì làm điềm tốt, nếu không phải lân, thì làm cho người phương xa chê cười. Xin hậu thưởng rồi bảo đem về".
Mùa đông, tháng 12, làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai pho tượng Phạn Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ. (Triều nhà Trần làm lễ yết chùa, tức là ở hai chùa này).
Mậu Tuất, (Long Thụy Thái Bình) năm thứ 5 (1058), (Tống Gia Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, sửa chữa cửa Tường Phù.
Kỷ Hợi, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 1 (1059), (Tống Gia Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 3, đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc.
Mùa thu, tháng 8, vua ngự điện Thủy Tinh cho các quan vào chầu, truyền các quan đội mũ phốc đầu503, đi hia, mới cho vào. Đội mũ phốc đầu, đi hia bắt đầu từ đấy.
503 Phốc đầu: tên mũ, tức là mũ cánh chuồn, có hai dải cánh giương ra hai bên.
[2b] Định hiệu quân, gọi là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bổng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp đều chia làm tả hữu, thích vào trán ba chữ "Thiên tử quân".
Canh Tý, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 2 (1060), (Tống Gia Hựu năm thứ 5). Mùa xuân, châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đi bắt những binh lính bỏ trốn vào đất Tống, bắt được chỉ huy sứ là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về.
Mùa thu, tháng 7, quân Tống sang xâm lấn, không được, bèn sai Thị Lang bộ lại là Dư Tĩnh đến Ung Châu để hội nghị. Vua sai Phí Gia Hựu đi. Tĩnh hậu tặng cho Gia Hựu và đưa thư xin trả Bảo Tài cho họ, vua không nghe.
Tháng 8, phiên dịch nhạc khúc và điệu đánh trống của Chiêm Thành, sai nhạc công ca hát.
Làm hành cung cạnh hồ Dâm Đàm504 để xem đánh cá.
504 Dâm Đàm: tức Hồ Tây ở Hà Nội, xem BK2, 35b.
Tân Sửu, (Chương Khánh Gia Thánh) năm thứ 3 (1061), (Tống Gia Hựu năm thứ 6). Mùa xuân, tháng 2, chọn con gái dân gian mười hai người vào hậu [3a] cung.
Châu La Thuận dâng voi trắng.
Nhâm Dần, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 4 (1062), (Tống Gia Hựu năm thứ 7).
Mùa xuân, quận Gia Lâm dâng con rùa ba chân, mắt có sáu con ngươi.
Quý Mão, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 5 (1063), (Tống Gia Hựu năm thứ 8).
Bấy giờ vua xuân thu đã nhiều, tuổi bốn mươi mà chưa có con trai nối dõi, sai Chi hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Lan phu nhân có mang, sinh hoàng tử Càn Đức tức Nhân Tông.
(Tục truyền rằng vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, nhân đi chơi khắp các chùa quán, xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ nép trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu, phong làm Lan phu nhân.
Vua muốn có con trai, sai Bông đem hương cầu đảo ở chùa Thánh Chúa. Nhà sư dạy cho Bông thuật đầu thai thác hoá. Bông nghe theo. Việc phát giác, đem chém Bông ở trước cửa chùa. Người sau gọi chỗ ấy505 là Đồng Bông. Chùa ở xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm506, Đồng Bông ở phía Tây trước cửa chùa, nay hãy còn.)
505 Nguyên văn: "Hậu nhân mục kỳ xứ viết". Chữ "mục" trong câu này không hợp nghĩa (người sau nhìn xứ ấy (?), gọi là…), có lẽ là chữ "vị" (… vị kỳ xứ viết…).
506 Huyện Từ Liêm: nay thuộc Hà Nội.
Giáp Thìn, (Chương Thánh Gia Khánh) năm thứ 6 (1064), (Tống Anh Tông Thự, Trị Bình năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng sai sứ sang Tống.
Mùa hạ, tháng 4, [3b] vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục lại rằng: "Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm".
Bính Ngọ, (Long Chương Thiên Tự) năm thứ 1 (1066), (Tống Trị Bình năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 25, giờ Hợi, hoàng tử Càn Đức sinh. Ngày hôm sau, lập làm hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá phong mẹ thái tử là Lan phu nhân làm Thần phi.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thái tử là căn bản của nước, không lập sớm không được. Kinh Xuân thu chép: "Con là Đồng sinh" ý cũng bởi đó. Vua tuổi đã cao, may mà sinh hoàng tử, [4a] mừng vui bội phần, vội lập làm hoàng thái tử, đại xá thiên hạ, để yên lòng mong mỏi của muôn dân là phải lắm.
Mùa thu, tháng 9, sai lang tướng là Quách Mãn xây tháp ở núi Tiên Du507.
507 Núi Tiên Du: xem chú thích BK2, 22B.
Lái buôn người nước Trảo Oa508 dâng ngọc châu dạ quang, trả tiền giá một vạn quan.
Đinh Mùi, (Long Chương Thiên Tự) năm thứ 2 (1067), (Tống Trị Bình năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, các nước Ngưu Hống509, Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương.
508 Trảo Oa: phiên âm tên đảo Java (Indonesia).
509 Ngưu Hống: tộc người Thái ở vùng Sơn La, có thể là người Thái Đen. Ngưu Hống có thể là phiên âm tên Ngù Háu trong tiếng Thái, có nghĩa là "Rắn hổ mang". Theo Quắm tố mướu (truyện kể bản Mường) của người Thái Đen thì chúa Lò Rẹt ở Mường Muổi (khoảng thế kỷ XIV) lấy hiệu là Ngù Háu. Nhưng Ngù Háu có thể là hình tượng của tộc Thái Đen từ trước.
Nhà Tống gia phong vua làm Khai phủ nghi đồng tam ti, rồi lại gia phong làm Nam Bình Vương. Cho Viên ngoại lang là Ngụy Trọng Hòa và Đặng Thế Tư làm Đô hộ phủ sĩ sư510, đổi mười người thư gia511 làm án ngục lại512. Cho Trọng Hòa và Thế Tư mỗi người bổng hàng năm là 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối…, [4b] ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa để nuôi đức liêm khiết của họ.
510 Sĩ sư: tên chức quan coi việc hình pháp ở Đô hộ phủ (Đô hộ phủ vốn là tên gọi cơ quan cai trị cấp châu đời Đường, các triều đình Đinh, Lê, Lý vẫn giữ tên Đô Hộ Phủ, nhưng chỉ chuyên việc hình pháp).
511 Thư gia: Theo Lê Quý Đôn, thư gia tức là ty lại (Kiến Văn Tiểu Lục, bản dịch, Nxb Sử học, 1962, tr. 129 - 130), có thể cũng như tên gọi "thư lại" đời sau. Phan Huy Chú ghi tên các thư gia như: Nội hỏa thư gia, Ngự khố thư gia, Chi hậu thư gia, Nội thư gia, Lệnh thư gia… (Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, T.2, Nxb Sử học, 1962, tr. 6.)
512 Án ngục lại: người giúp việc xét hỏi về công việc hình án.
Mậu Thân513, (Long Chương Thiên Tự) năm thứ 3 (1068), (từ tháng 2 về sau là niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng thứ 1; Tống Thần Tông Hy Ninh năm thứ 1). (Xét bài ký tháp Thăng Bình, Thanh Hóa lấy năm này làm Thần vũ năm thứ 1 là sai).
513 Nguyên bản in lầm là "Giáp Thân", theo thứ tự niên hiệu và can chi thì ở đây phải là năm "Mậu Thân" (1068). Việt sử lược quyển 2, 13a cũng chép "Mậu thân".
Mùa xuân, tháng 2, hoàng tử là Minh Nhân vương (không rõ tên) sinh, đó là người em cùng mẹ của Nhân Tông.
Châu Chân Đăng514 dâng hai con voi trắng, nhân đó đổi niên hiệu là Thiên Huống Bảo Tượng515 năm thứ 1.
514 Châu Chân Đăng: xem chú thích trang BK2, 21a.
515 Thiên Huống Bảo Tượng nghĩa là "Trời cho con voi trắng".
Đổi hương Thổ Lỗi làm Hương Siêu Loại516, vì là nơi sinh của Nguyên Phi.
516 Hương Siêu Loại: nay thuộc địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
Chiêm thành dâng voi trắng, sau lại quấy nhiễu biên giới.
Kỷ Dậu517, (Thiên Huống Bảo Tượng) năm thứ 2 (1069), (Từ tháng 7 về sau là niên hiệu Thần Vũ năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ518 và dân chúng năm vạn người. Trận này vua đánh chiêm thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân [5a] cảm hóa hòa hợp. Trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?".
517 Nguyên bản in nhầm là "Ất Dậu". Theo thứ tự niên hiệu và can chi ở đây phải là năm "Kỷ Dậu" (1069). Việt Sử Lược Q.2, 13b cũng chép "Kỷ Dậu".
518 Chế Củ: tức vua Chiêm Thành Rudravarman IV.
Bèn quay lại đánh nữa, thắng được.
Mùa hạ, tháng 6 đem quân về. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý519, Ma Linh520, Bố Chính521 để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước (Địa Lý nay là tỉnh Quảng nam)522.
519 Châu Địa Lý: năm Thái Ninh thứ 4 (1075) đời vua Lý Nhân Tông đổi gọi là châu Lâm Bình, nay là đất huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình.
520 Châu Ma Linh: năm 1075 đời Lý Nhân Tông đổi gọi là châu Minh Linh, nay là đất huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.
521 Châu Bố Chính: nay là đất các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
522 Lời chú thích trong nguyên bản nói: "Địa Lý nay là Quảng Nam" là không đúng. Xem chú thích về châu Địa Lý ở trên.
Mùa đông, tháng 10, ngày Đinh Sửu, có đám mây sắc đỏ sát mặt trời.
Canh Tuất, Thần Vũ năm thứ 2 (1070), (Tống Hy Ninh, năm thứ 3). Mùa xuân, làm điện Tử Thần.
Mùa hạ, tháng 4 đại hạn, phát thóc, và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo.
Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối523, vẽ tượng Thất thập nhị hiền524, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây.
523 Tứ phối: chỉ Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò của Khổng Tử được thờ với thầy ở Văn Miếu.
524 Thất thập nhị hiền: bảy mươi hai học trò giỏi của Khổng Tử.
[5b] Tân Hợi, (Thần Vũ) năm thứ 3 (1071), (Tống Hy Ninh, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, vua viết bia chữ "Phật" dài 1 trượng 6 thước đặt ở chùa Tiên Du525. Từ mùa xuân đến mùa hạ không mưa.
525 Chùa Tiên Du: ở núi Tiên Du, xem chú thích (4) trang 256.
Chiêm Thành sang cống.
Định tiền chuộc tội theo thứ bậc khác nhau.
Mùa đông, tháng 12, vua không khỏe. Xuống chiếu cho Hữu ty ai vào lầm hành lang tả hữu quan chức đô526 thì đánh 80 trượng.
526 Tức dãy hành lang đã quy định chỉ có các quan chức đô (chỉ huy các đô quân cấm vệ) mới được phép lui tới.
Nhâm Tý, (Thần Vũ) năm thứ 4 (1072), (Từ tháng giêng về sau là Nhân Tông, Thái Ninh năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Dần, vua băng ở điện Hội Tiên. Bầy tôi dâng hiệu là Ứng Thiên Sùng Nhân Chí Đạo Uy Khánh Long Tường Minh Văn Duệ Vũ Hiếu Đức Thánh Thần Hoàng Đế, miếu hiệu là Thánh Tông.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xót thương vì hình ngục, nhân từ với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính. Thánh Tông lo tù nhân trong ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết vì đói rét, [6a] cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi sống, lo quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo mà nhận tiền đút lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ. Lo dân thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng, đều là thành thực. Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam bình Chiêm; phía bắc đánh Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài. Tuy có việc lầm lỗi nhỏ khác cũng vẫn là bậc vua hiền. Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngu ý chưa cho là phải.
Hoàng thái tử Càn Đức lên ngôi trước linh cữu, đổi niên hiệu là Thái Ninh năm thứ 1. Bấy giờ vua mới bảy tuổi, tôn mẹ đẻ là Lan nguyên phi làm Hoàng thái phi, tôn mẹ đích là Thượng Dương thái hậu [6b] họ Dương làm Hoàng thái hậu, buông rem cùng nghe chính sự, Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ công việc.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 8, vua xem lễ tắm Phật.
Vua bắt đầu ngự điện Thiên An coi chầu. Tha các tù ở phủ Đô hộ.
NHÂN TÔNG HOÀNG ĐẾ
Húy Càn Đức, con trưởng của Thánh Tông, mẹ đẻ là thái hậu Linh Nhân, sinh vua ngày 25 tháng giêng năm Bính Ngọ, Long Chương Thiên Tự thứ 1 (1066), ngày hôm sau lập hoàng thái tử.
Thánh Tông băng, vua lên ngôi hoàng đế, ở ngôi năm mươi sáu năm (1072 - 1127), thọ sáu mươi ba tuổi (1066 - 1127), băng ở điện Vĩnh Quang.
Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý. Tiếc rằng mộ đạo Phật, thích điềm lành, đó là điều lụy cho đức tốt.
Quý Sửu, Thái Ninh năm thứ 2 (1073), (Tống Hy Ninh năm thứ 6). Bấy giờ mưa dầm, rước phật Pháp Vân527 về kinh để cầu tạnh. Cúng thần núi Tản Viên.
527 Phật Pháp Vân: là Phật ở chùa Pháp Vân, tức chùa Dâu, ở huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc ngày nay.
Giam Hoàng thái hậu họ Dương, tôn Hoàng thái phi làm Linh [7a] Nhân hoàng thái hậu. Linh nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?". Vua bèn sai đem giam Dương thái hậu và bày mươi sáu người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết đích thái hậu, hãm hại người vô tội, tàn nhẫn đến thế ư? Vì ghen là thường tình của đàn bà, huống chi lại mẹ đẻ mà không được dự chính sự. Linh Nhân dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được, cho nên phải kêu với vua. Bấy giờ vua còn trẻ thơ, chỉ biết chiều lòng mẹ là thích, mà không biết là lỗi to. Thái sư Lý Đạo Thành phải ra trấn bên ngoài, biết đâu chẳng vì can gián [7b] việc ấy?
Nhà Tống phong vua làm Giao Chỉ Quận Vương.
Thái sư Lý Đạo Thành lấy chức Tả gián nghị đại phu ra coi châu Nghệ An. Đạo Thành lập viện Địa Tạng ở trong miếu Vương Thánh châu ấy, ở giữa viện đặt tượng Phật và vị hiệu của Thánh Tông, sớm hôm thờ phụng.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo Thành là đại thần cùng họ, đương khi để tang Thánh Tông vì có việc ra trấn ở ngoài, lòng cảm nhớ tiên đế là chân tình, nhân mượn cớ thờ Phật để thờ vua, đó chỉ là việc nhất thời mà thôi. Về sau những người trấn thủ châu Nghệ An vẫn lấy nơi ấy làm chỗ phụng thờ Thánh Tông, suốt cả triều Lý không ai chê việc ấy là trái. Phàm vua không được tế ở nhà bề tôi, cha không được tế ở nhà con thứ, huống chi lại thờ chung với người Di. [8a] Đó là lỗi của nhà Lý sùng Phật.
Giáp Dần, (Thái Ninh) năm thứ 3 (1074), (Tống Hy Ninh năm thứ 7). Mùa xuân có chim sẻ trắng đậu ở cấm đình. Chiêm Thành lại quấy rối biên giới.
Cho Lý Đạo Thành làm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự.
Xuống chiếu cho các công thần tám mươi tuổi đều được chống gậy ngồi ghế khi vào chầu.
Ất Mão, (Thái Ninh) năm thứ 4 (1075), (Tống Hy Ninh năm thứ 8). Mùa xuân, tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học.
Vương An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu (với vua Tống) rằng nước ta bị Chiêm Thành đánh phá. Quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu di làm tri Quế Châu528 ngầm dấy binh người Man động529, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với nước ta.
528 Quế Châu: nay là đất huyện Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
529 Người man động: ở đây chỉ chung người các dân tộc thiểu số ở miền núi biên giới Việt - Tống.
Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt, [8b] Tông Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân thủy, quân bộ đều tiến530. Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu Ưng, Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của nhà Minh) phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận. Tri Ưng châu là Tô Giám cố thủ không hàng.
530 Cương mục dẫn Cương mục tục biên của Trung Quốc, ghi cuộc hành quân của Lý Thường Kiệt bắt đầu vào mùa đông năm Ất Mão (1075), đánh châu Khâm và châu Liêm vào tháng 11 năm ấy, đánh châu Ung vào tháng giêng năm Bính Thình (1076) để đính chính việc Toàn Thư ở đây ghi dưới đoạn chép việc tháng 2, trước đoạn chép việc mùa thu tháng 8 (CMCB3, 36a).
Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. Giám cho gia thuộc ba mươi sáu người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. người trong thành cảm ân nghĩa của Giám, không một người nào chịu hàng, giết hết hơn năm vạn tám nghìn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 10 vạn.
Bọn Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về. Vua Tống truy tặng Giám là Phụng quốc quân tiết độ sứ, thụy là Trung Dũng, cho một khu nhà lớn ở kinh thành, mười khoảnh ruộng tốt cho thân tộc [9a] bảy người làm quan, cho con là Nguyên chức Cáp môn chi hậu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhà Tống cho Tô Giám thụy là Trung Dũng cũng đủ nêu rõ sự trung dũng của Lý Thường Kiệt, há có thể xem như hạng Túc Sa531 đâu?
531 Túc Sa: chỉ Túc Sa Vệ, tướng nước Tề thời Xuân Thu, theo lệnh của Tề Tương Công đem quân đi đánh đất Lai, thế thắng, nhưng Vệ nhận hối lộ rồi đem quân trở về.
Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 1 Canh Dần, nhật thực.
Sai Lý Thường Kiệt tổng lĩnh các quân đi đánh Chiêm Thành, không thắng được. Thường Kiệt bèn họa địa đồ hình thế núi sông của ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh rồi về. Đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh là châu Minh Linh, chiêu mộ dân chúng đến đấy ở. Cho Thường Kiệt làm Thái úy.
Bính Thìn, (Thái Ninh) năm thứ 5 (1076), (từ tháng 4 về sau là niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 9). Mùa xuân, tháng 3, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam532 là Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân chín tướng, hợp với Chiêm Thành và [9b] Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt533 đánh tan được. Quân Tống chết hơn một nghìn người. Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta.
532 Quảng Nam: tên lộ của nhà Tống, sau chia làm Quảng Nam Đông lộ, tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Nam Tây lộ, tức tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
533 Sông Như Nguyệt: tức sông Cầu.
(Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Sông núi nước Nam, Nam đế ở,
Rõ ràng phân định tại sách trời
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?
Cứ thử làm xem, chuốc bại nhơ!534)
534 Bài thơ này có nhiều dị bản chép trong Việt Điện U Linh, Trương tôn thần sự tích, Thiên Nam vân lục liệt truyện, Hoàng Việt thi tuyển… ở đây chúng tôi dịch nghĩa theo văn bản của Toàn Thư.
Sau đó quả nhiên như thế. (Hai anh em Trương tướng quân, anh tên là Khiếu535, em tên là Hát, đều là tướng giỏi của Triệt Việt Vương. (Triệu) Việt Vương bị (Hậu) Lý Nam Đế đánh bại mà mất nước. Nam Đế gọi cho làm quan, hai người đều nói: "Tôi trung không thờ kẻ làm vua đã giết hại chủ mình". Rồi ẩn mình trốn ở núi Phù Long, Nam Đế gọi mấy lần không chịu ra, mới hạ lệnh ai chém được thủ cấp hai người thì thưởng nghìn vàng. Hai người đều uống thuốc độc chết.
535 Về tên nhân vật truyền thuyết, người anh của Trương Hải, Việt điện u linh, Hoàng Việt thi tuyển… chép là Trương Hống, nhưng ở đây nguyên bản Toàn Thư in rõ là Khiếu (Hống và Khiếu đều có nghĩa là kêu to, nhưng Hống riêng dùng với loài vật lớn). Ngoài Toàn Thư còn có Toàn Việt thi lục cũng chép là Trương Khiếu. Chúng tôi dịch theo văn bản Toàn Thư và nêu vấn đề để xác minh sau.
Nam Tấn Vương nhà Ngô đi đánh giặc Lý Huy ở châu Tây Long đóng quân ở cửa Phù La536, chiêm bao thấy có hai người xin theo giúp quân, nói rằng trời thương họ là trung thần không thờ hai vua, bổ làm "Than hà Long quân phó tuần Vũ Lạng nhị giang" và Chi mạn nguyên tuần giang đô phó sứ. Đến khi dẹp xong giặc, Nam Tấn Vương nhà Ngô phong cho anh làm "Đại đương giang đô hộ quốc thần vương", lập đền thờ ở cửa sông Như Nguyệt, em là "Tiểu đương giang đô hộ quốc thần vương", lập đền thở ở cửa sông Nam quận tức là đền thờ này).
536 Châu Tây Long và cửa Phù Lan: chưa rõ ở đâu, Lê Đại Hành phong cho con là Cân làm Ngự Bắc Vương, đóng ở Phù Lan, Cương Mục ghi Phù Lan là tên trại ở xã Phú Vệ, huyện Đường Hào, Hải Dương (CMCB1, 27a). Đường Hào nay là huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Dương.
Mùa hạ, tháng 4, đại xa, đổi niên hiệu làm Anh Vũ Chiêu Thắng năm thứ 1.
Xuống chiếu cầu lời nói thẳng.
[10a] Cất nhắc những người hiền lương có tài văn võ cho quản quân dân.
Chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc tử giám.
Đinh Tỵ, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 2 (1077), (Tống Hy Ninh năm thứ 10). Mùa xuân, mở hội Nhân Vương537 ở điện Thiên An.
537 Nhân Vương Hội: tức hội tụng kinh Phật thuyết Nhân Vương Bát Nhã Bà La Mật Kinh, trong đó có đoạn nói rằng vua các nước cầu nguyện kinh này thì muôn dân được tai qua nạn khỏi.
Tháng 2, thi lại viện bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật.
Tháng 3, lại đem đại binh sang đánh hai châu Khâm và Liêm nước Tống, nói lấy tiếng rằng nhà Tống thi hành phép thanh miêu538, tàn hại dân Trung quốc, cho nên đem quân sang hỏi tội để cứu giúp nhau539.
538 Chỉ biện pháp kinh tế của nhà Tống do Vương An Thạch đề xướng: mỗi năm hai vụ xuân hè, nhà nước cho dân vay tiền lúc lúa còn non, khi gặt trả lãi hai phân.
539 Như Toàn Thư ghi đây thì quân nhà Lý trước sau hai lần sang đánh châu Khâm, châu Liêm (lần trước vào năm Ất Mão, 1075, và lần này vào tháng 3 năm Đinh Tỵ, 1077). Cương Mục theo các tài liệu của Trung Quốc như Cương Mục tục biên, Giao Chỉ di biên đã sửa lại, ghi cuộc hành quân năm Ất Mão diễn ra vào tháng 11 và kết thúc sau khi hạ thành Ung Châu tháng giêng năm Bính Thìn (1076), trước sau chỉ một lần chứ không phải hai lần như Toàn Thư đã chép lầm (CMCB3, 36a).
Mùa đông, tháng 12, Triệu Tiết nhà Tống sang xâm lấn, không được lại đem quân về540.
540 Theo Cương Mục, Triệu Tiết chỉ là phó tướng của Quách Quỳ đem quân sang xâm lược nước ta năm Bính Thìn, 1076 (Toàn Thư đã ghi ở BK3, 9a) chứ không phải lại sang lần nữa vào năm này (Đinh Tỵ, 1077) như Toàn Thư đã chép nhầm ở đây.
Mậu Ngọ, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 3 (1078), (Tống Nguyên Phong năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, sửa lại thành Đại La, sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống năm con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, và những người các châu ấy bị bắt đi.
[10b] Kỷ Mùi, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 4 (1079), (Tống Nguyên Phong năm thứ 2). Châu Lạng dâng voi trắng.
Mưa đá.
Được mùa to.
Nhà Tống đem Thuận Châu trả cho ta (tức là châu Quảng Nguyên, nhà Tống đổi làm Thuận Châu).
Canh Thân, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 5 (1080), (Tống Nguyên Phong năm thứ 31). Mùa xuân, tháng 2, đúc chuông lớn cho chùa Diên Hựu. Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, bèn đem bỏ ở Quy Điền (ruộng rùa) của chùa. Ruộng ấy, thấp ướt, có nhiều rùa, người bấy giờ gọi là chuông Quy Điền.
Mùa thu, tháng 8, móc ngọt xuống. Vua đem đua thuyền.
Tân Dậu, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 6 (1081), (Tống Nguyên Phong năm thứ 4). Mà xuân, mặt trời có hai quầng sáng. Trả lại cho nhà Tống dân và lính bị bắt ở ba châu Ung, Khâm, Liêm, vì nhà Tống đã trả lại ta các châu Quảng Nguyên.
Mùa đông, tháng 10, Thái [11a] sư Lý Đạo Thành chết.
Nhâm Tuất, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 4 (1082), (Tống Nguyên Phong năm thứ 5). Mùa xuân, gả công chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị Long là Hà Di Khánh.
Quý Hợi, (Anh Vũ Chiêu Thắng) năm thứ 8 (1083), (Tống Nguyên Phong năm thứ 6). Mùa xuân, vua thân duyệt các hoàng nam541, định làm ba bậc.
541 Tức là dân đinh từ mười tám tuổi trở lên, xem chú thích (1), tr. 264.
Bình luận facebook